1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế đối ngoại: Xuất khẩu chè của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO

131 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xuất Khẩu Chè Của Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội Nhập WTO
Tác giả Phạm Thị Ngọc Diệp
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Khu Thị Tuyết Mai
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Thế Giới Và Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sỹ
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 52,98 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của dé tài Việt Nam là một nước có thế mạnh về sân xuất và xuất khâu chè, đứng hàng thứ năm trên thế giới về sản lượng và xuất khâu chè năm 2007 [33, tr.2].Ngành chè là mộ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỌI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM THỊ NGỌC DIỆP

Chuyén nganh: Kinh tế thé giới va quan hệ kinh tế quốc té

Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TIEN SĨ KHU THỊ TUYET MAI

| ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NO}

¡ RUNG TÂM THÔNG TIN THU VIÊN TH

TIN THU

VIÊN L—————~

_ N= L0Z244

bh

Hà Nội — 2009

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TÃ Tạng áscouddidöbatieolbst08x6005400336088El246104% i

Ce L1 g {ÝŸằẰ<ẽ=ằẮằẽẰằ=ẽằ=eằ=ẽằeẰằ=meesee=e==e— iiDANE MỤC CAC BỊ EU ntecuu tung nnn 3a s28 daigt20:60s0380agBsesidtois2sauai iiirit ie ee S| ae ererrsarrseerensnnrennnsseresransmonessemmpol iii

HỮI NIỮ ĐẤU, ccrsonernzncnonzanepnvivesions incon inibir kits oboe gcd i aha hi taieaebacarnatias 1CHUONG 1: TONG QUAN VE WTO VA KINH NGHIEM QUOC TE VE

XUẤT KHAU CHE TRONG HỘI NHẬP WTO cccsssssssssssssssssssssssssconsnscnseanenes 6

1.1 Giới thiệu chung về WTO :cccssscssceccesscenssscsnsenscascaenscusceseaceasenscaseasens 6

1.1.1 Sur ra ni 0.209 = 6

1.1.2 Co cấu tô chức và chức năng của WTO -c-cccccccccrrrrrrrrrecree 6

1.1.3 Nguyên tắc hoạt động của WTO -ccSctsckeriertrerrtrrrrrrrrrrtree 9

1.1.4 Các Hiệp định của WTO về thương mại hàng hoá có liên quan đến xuất

khẩu chè 5< S2 Sx2212EE12110211214211711111214111111711111111111111171 1121 T1 cee 16

1.2 Vai trò của việc xuất khẩu chè trong hội nhập WTO 27

1.2.2 Về mặt chính trị - xã NOE cssecsesseesssessesseesseessecssecssecssessseessessnessecenseese 30

1.3 Kinh nghiệm về xuất khẩu chè của một số nước s -s-« 33

TE Fst XỈT sưeunsnbshonetnodtruetnstrnirirleuforirkarntesrnenoohustllici ttpeltstgoetB1GRĐAOisrksi 33

L 32 TH QUÁ girs sin xvannnnesnnannnesncosnadienonanscinwisonconsd Hicks esis eate dpe 38

1.353 3n E0" ca ca 40 1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam -fW2WlS\LVONQOEYHREOltgtayuSa 44

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUÁT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM TRONG

HÚT NHẬT Ý TỪ se keeaeeeeiboesbkdisiloGi200004240160002830-28j6biđã3.863s308aexei4 47

2.1 Tổng quan về ngành chè Việt Nam 2 s+©««scxeeesvvrserreerksee 472.1.1 Điều kiện tự nhiên -. -5- 52c SsSv2 1222222221 271221122122121121 2112 47

FD NON sung tnhn thêkgg0ihhhhongtinhgĐiđNhheoggT006356.000081g06200u5g70ni0/NGIE-GĐ0120/38044402700-1 49

2-3 Kỹ THAI va CONE NENG hs tesv205515524 sn 22S1 E28 48Agi35613028.n83ass2zssgesssazdrSkiSNi 50

"(0.0 T1 6 -.4‹1*zœ.zŒgŒH.HA H 52

2.1.5 Tổ chức sản xuất 2S StSv St 111 1 E111 111 1117111111111 1.11 2x xee 53

216 Cac chinh SÁCH ssxsssussssessot6z602405153560685048663E060153/305365681110ASE40581 380441558059/858 57

Trang 3

2.2 Thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam trong tiền trình hội nhập WTO 58

22 1 KIOH TÌD TT cụ nong tia Ra lorotiogiidd4330000310t68x039i800180080000181v0608046028907968060x30e76i 58

2.2.2 Co Cau mat HAN ececceecceccccsessecsessvesesvesseessessnesssessecssuessesssecsuesseessecsseessees 602.2.3 Các thị trường xuất khẩu chính 0 ccccssesssesssesssssssesseessesssessesssessscesees 63

2.2.4 Khả năng cạnh tranh TH nh nh HH Họ tr 68

2.3 Nhận xét chung về xuất khẩu chè của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

ft 1 73 2:3: Ì_ˆTẠnHH TU can cenisgitgggbtatt649316L0x32t0v3laxsg853s:E8SvrSstrrixglssssastetxasŠiasscagassiysgsy 74

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân - 2-2 22222 v2 2222121121121 2errrrrei 75

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BAY MẠNH XUẤT KHAU CHE CUA VIỆT NAM

TRONG DIEU KIEN HỘI NHAP WTO -.sccssstenskerxerrserserssesee 83

3.1 Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu chè của Việt Nam trong bối cảnh

Bibi Wg WE 0 00 0.7771.111 833.1.1 Xu hướng tiêu thụ che thể 161 ssssescascsssarsesrssssavincassecsvevinsstevsaavenevesvwvsarsuns 83

3.1.2 Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam ¿-525ccccccccces 9]

3.2 Định hướng và triển vọng xuất khẩu chè Việt Nam - 94

3`12.11211H: hướng ngành: Che: x ccvscscnssanasesvrenveasaaveaveseaeanevonvansnapanronsvsvsavacsenvoraenses 94

3.2.2 Triển vọng xuất khâu chè của Việt Nam ¿- 2c x+zczrerrrxerve 97

3.3 Một số giải pháp thúc đấy xuất khẩu chè Việt Nam - 101

ấ 1] nha nÌ” THÍ vasseorosrlbtdicbaottogtgindihiabonaPiesgprresdeiaingtaarienelim 101

3.3.2 Về phía ngành chè và các doanh nghiệp ‹ - 5c 108

KT LUA càng ng oantnh tu thi 0040000400016610461010214004000164108410/489.000044700030030008 120

Trang 4

DANH MUC CAC TU VIET TAT

NGUYEN NGHIA TIENG ANH

Aggregate Measurement of Support

Crushing ~ Tearing — Curling

Food and Agriculture

NGUYEN NGHIA TIENG VIET

Hỗ trợ tính gộp trong nông nghiệp

Sợi chè cắt thành từng mảnh nhỏ,

gọi là che CTC (nghiên - xé — vò —

xoăn).

Tổ chức Nông lương Thé giới

Hiệp định chung về Thương mại

Dịch vụ

Hiệp định chung về Mậu dịch và

Thuê quan

Hệ thống ưu đãi phô cập

Hệ thống phân tích rủi ro tại điểm

tới hạn

Hiệp định Nông nghiệp

Tối huệ quốc

Đối xử quốc gia

Soi chè để nguyên, vò xoăn lại, gọi

Hiệp định về các biện pháp đầu tư

liên quan đên sở hữu trí tuệ

Tổ chức Thương mại Thể giới

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

SO HIỆU BANG TEN BANG TRANG

Bang 1.1 L6 trình cắt giảm thuế quan theo quy định của HDNN 17

Bảng 1.2 Lộ trình thực hiện các cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khau 20 Bảng 1.3 Sản lượng sản xuất và xuất khâu của An Độ so với toàn thé giới 33

Bảng 1.4 Sản lượng sản xuất và xuất khâu của Trung Quốc so với toàn thé giới 38

Bảng 1.5 Sản lượng sản xuất và xuất khẩu của Sri-lanka so với toàn thếgiới 41 Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng chè của 10 tinh đứng đầu cả nước 59 Bang 2.2 San xuất và xuất khâu chè của Việt Nam qua các năm (1995-2007) 59 Bảng 2.3 Cơ cấu sản phẩm chè xuất khâu của Việt Nam 62

Bang 2.4 Các thị trường nhập khâu chè Việt Nam với lượng và trị giá lớn nhất 68 Bảng 2.5 Các thị trường nhập khẩu chè với giá cao hơn mức giá bình quân 68

Bảng 2.6 Số doanh nghiệp cùng xuất khâu vào một số thị trường 71 Bang 2.7 Giá xuất khẩu trung bình 71 Bang 2.8 Két qua xuat khau ché chinh ngach giai doan 2003-2007 74

Bảng 3.1 Tình hình nhập khâu chè thé giới giai đoạn 1996 - 2006 84 Bảng 3.2 Dự báo lượng chè đen tiêu thụ toàn thế giới 87 Bang 3.3 Tình hình xuất khâu chè thé giới 1995 — 2006 88

Bang 3.4 Xuất khẩu chè đen thé giới đến 2016 90

Bang 3.5 Xuất khâu chè xanh thế giới đến 2016 90

Bảng 3.6 Diễn giải mức thuế bình quân cam kết 92

Bảng 3.7 Hỗ trợ trong nước: Cam két về AMS của Việt Nam 93

Bảng 3.8 Tỷ trọng sản lượng của một số nước sản xuất chè năm 2007 98

Bảng 3.9 Dự báo sản lượng chè đen dén 2016 99

Bảng 3.10 Dự báo sản lượng chè xanh đến 2016 100

ii

Trang 6

LOI MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của dé tài

Việt Nam là một nước có thế mạnh về sân xuất và xuất khâu chè, đứng hàng thứ năm trên thế giới về sản lượng và xuất khâu chè năm 2007 [33, tr.2].Ngành chè là một trong những ngành phát triển lâu đời ở Việt Nam Hơn nữa,ngành chè là một ngành có ý nghĩa quan trọng không chỉ bởi vai trò kinh tế mà mà còn bởi đây là ngành sử dụng nhiều lao động phố thông từ các khâu trông, thu háiđến chế biến, đặc biệt ở khu vực trung du, miền núi và cao nguyên Thu nhập từchè hàng năm chiếm 0,2% tổng thu nhập quốc dan và chiếm trung bình 1,51% tổng kim ngạch xuất khâu hàng nông sản hàng năm của cả nước Vì vậy, việc đây

mạnh hoạt động xuất khâu chè là cơ sở thúc đây sự phát triển toàn diện của cả

ngành chè Việt Nam, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,phát triển trung du và miễn núi; tiến tới một nền nông nghiệp bền vững

Tháng 1/2007, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chứcThương mại Thế giới WTO Trong bối cảnh này, yêu cầu phát triển ngành chè vàđây mạnh xuất khẩu càng trở nên quan trọng Hội nhập WTO mang lại cơ hội choxuất khẩu của Việt Nam nói chung, xuất khẩu chè nói riêng vì các rào cản thuế quan

và phi thuế sẽ được cắt giảm dan và bãi bỏ Việt Nam sẽ cạnh tranh bình dang với

các thành viên khác theo các nguyên tắc hoạt động của WTO Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu chè cũng như đây mạnh xuất khẩu vào một số thị trường hiện tại Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu chè hiện nayvẫn còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là năng lực cạnh tranh xuất khâu Hơn nữa thamgia vào Tổ chức Thương mại Thế giới buộc Việt Nam phải xoá bỏ một số hình thức

hỗ trợ xuất khẩu thường áp dụng trước đây Van dé đặt ra là cần phải có giải pháp

dé thúc đây hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam nhằm tận dụng các cơ hội mà

việc hội nhập WTO mang lại cũng như có những điều chỉnh hợp lý phù hợp với yêu

cầu tự do hoá thương mại Chính vì vay, tôi đã lựa chon đề tài: “Xuất khẩu chè của

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO” cho luận văn tốt nghiệp

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu

Liên quan đến đề tài của Luận văn hiện nay có thê kê đên các công trình

nghiên cứu sau:

- Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2001 “Sản xuất và xuất khẩu chè, thực trạng

và giải pháp” của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc Tác giả đã phân tích và đánh giá

tình hình sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam nói chung, nêu lên những vấn đề

tồn tại và từ đó đề xuất những giải pháp tập trung vao việc triển khai đồng bộ nhằm thúc đầy sản xuất và xuất khẩu chè Tuy nhiên, ké từ năm 2001 đến nay, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế có rất nhiều biến chuyền Do

vậy những giải pháp mà tác giả đưa ra cho đến nay phần nào không còn phù hợp

- Dé tài khoa học cấp Bộ năm 2005 “Hoàn thiện các biện pháp phi thuếquan dé bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc

1é” do PGS.TS Dinh Văn Thành chủ nhiệm đã nghiên cứu các biện pháp phi thuế

quan theo quy định của WTO và thông lệ quốc tế, phân tích thực trạng các biệnpháp bảo hộ phi thuế của Việt Nam đối với một số nông sản chủ yếu (trong đó cóchè) và đề xuất các giải pháp bảo hộ phù hợp Đề tài tập trung vào các biện pháp

bảo hộ phi thuế quan đối với hàng nông sản và thời gian nghiên cứu trước khi Việt

Nam tham gia vào WTO.

- Luận án PTS Kinh tế “Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế

trong các công ty chè vùng Thanh Sơn - Vinh Phú” của Dang Ngọc Phú Tác gia

đi sâu phân tích hiệu quả kinh tế trong các công ty chè ở vùng Thanh Sơn - VĩnhPhú và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong các công ty chè vùng

này.

- Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Những vấn đề kinh tế phát triển cây chè ở TháiNguyên" của Phạm Thị Lý Tác giả đi sâu phân tích vai trò thực trạng và những

vấn đề kinh tế trong sản xuất chè ở Thái Nguyên từ đó đưa ra những phương

hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu dé phát triển sản xuất chè ở tỉnh này

- Công trình nghiên cứu “Thách thức khi hội nhập W.T.O: Trường hợp cua

Trang 8

Việt Nam (W.T.O Integration challenge: The case of Vietnam)" (2005) của

Jean-Paul Lemaire đã phân tích những thách thức va áp lực của việc hội nhập đối với

Việt Nam, đồng thời phân tích các tác động đối với các lĩnh vực của nền kinh tế Qua đó tác giả cũng đưa ra một số gợi ý về việc điều chỉnh chính sách đối với Việt

Nam khi tham gia vào WTO.

- Công trình nghiên cứu của tập thé tác giả Nguyễn Công Mỹ, Nguyễn ThịLan Huong, Hugo Valin & Houssein Boumellassa (2008) “Đánh gid tác động gia

nhập WTO tới nên kinh tế Việt Nam” đã sử dung mô hình cân bang tông thể - CGE

dé phân tích một cách định lượng bức tranh thay đổi thuế quan và tác động tới cácngành kinh tế, cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu và phía cung GDP, qua đó đánh

giá tác động của việc gia nhập WTO tới Việt Nam.

- Đề tài “WTO trong và ngoài cuộc: lợi ích gia nhập và chi phí thành

viên-Một phân tích ban đâu trong Trường hợp của Việt Nam (WTO Entry and Beyond:Accession Benefits and the Cost of Membership A Preliminary Analysis in the

Case of Vietnam)” của tac giả Tancrede Voituriez (2007) Tác gia đã phân tích

những tac động thuận lợi và khó khăn đối với kinh tế-xã hội Việt Nam theo từng

khía cạnh (trong đó có hàng nông sản) đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế Đây là

những phân tích đánh giá ban dau, mang tính khái quát về những tác động có thé

có của WTO khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức chứ chưa đi sâu vào

thực trạng từng ngành cụ thê của Việt Nam ví dụ như ngành chè

Ngoài những công trình nghiên cứu trên còn có một sô bài báo liên quan

đên xuat khâu chè Ví dụ bài báo “Nang cao kha năng xuất kháu chè Việt Nam”

của Nguyễn Hữu Khải (2004).v.v.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến một số giải

pháp dé phát triển ngành chè Việt Nam ở những khía cạnh và mức độ khác nhau,

về xuất khẩu chè của Việt Nam, hoặc về thực trạng sản xuất chè trong phạm vi

vùng miễn hoặc là những nghiên cứu về tác động của WTO đến nền kinh tế Việt

Nam nói chung Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có một công trình nào

nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ cả về cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt

Trang 9

động xuất khẩu chè của Việt Nam trong quá trình hội nhập Tổ chức Thương mại

Thể giới.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Phân tích thực trạng xuất khâu chè của Việt Nam, làm rõ những điểm mạnh

cũng như những hạn ché của hoạt động này trong tiến trình Việt Nam hội nhập Tô

chức thương mại thế giới WTO từ đó đưa ra một số giải pháp để thúc đây hoạtđộng xuất khâu chè trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các hiệp định và quy định của WTO cũng như cam kết của Việt

Nam trong WTO có liên quan đến xuất khẩu chè

- Nghiên cứu về thực trạng xuất khâu chè của Việt Nam trong hội nhập WTO.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc day xuất khẩu chè của Việt Nam trongđiều kiện Việt Nam là thành viên của WTO

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Xuất khâu chè của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam từ khi Việt Nam đệ đơn xin gia nhập

tô chức thương mại thế giới WTO năm 1995 đến nay

- Hoạt động xuất khẩu chè tập trung vào một số thị trường chính của sản phẩm

chè Việt Nam như Trung Đông, Nga Trung Quốc Đài Loan, Mỹ và Nhật Bản.

Š Phương pháp nghiên cứu

Ngoài các phương pháp nghiên cứu chung là duy vật biện chứng và duy vật

lịch str, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích-tông hợp, diễn giải-quy nạp.

Trang 10

thống kê so sánh.

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Đưa ra sự phân tích toàn diện về thực trạng xuất khẩu chè của Việt Namtrong bối cảnh hội nhập WTO

- Đưa ra một số dé xuất giải pháp nhằm day mạnh hoạt động xuất khẩu chè

của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo luận văn được chia

làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về WTO và kinh nghiệm quốc tế về xuất khẩu chè trong

hội nhập WTO

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam trong hội nhập WTO

Chương 3: Giải pháp đây mạnh xuất khẩu chè của Việt Nam trong điều kiện

hội nhập WTO

Trang 11

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE WTO VÀ KINH NGHIEM QUOC TE

VE XUAT KHAU CHE TRONG HOI NHAP WTO

1.1 Giới thiệu chung về WTO

1.1.1 Sự ra đời của WTO

Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tô chức Thương

mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các

nước nhưng không được phê chuẩn bởi Quốc Hội các nước thành viên Sau đó 23

nước nhóm họp đi đến thoả thuận Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại(GATT) GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa

phương trong suốt gần 50 năm sau đó Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8

vòng đàm phán ký kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới Vòng đám phán thứ tam, Vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT Các nguyên tắc và các hiệp định

của GATT được WTO ké thừa, quan ly, và mở rộng Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức có định chế hoạt động cụ thẻ.

WTO (World Trade Organization) chính thức được thành lập vào ngày | tháng 1

năm 1995 WTO với tư cách là một tổ chức thương mại toàn cầu thực hiện những

mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức

sống của nhân dân các thành viên, đảm bảo việc làm, thúc đây tăng trưởng kinh tế

và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thé gidi

1.1.2 Cơ cau to chức và chức năng của WTO

1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của WTO

Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng Ủy bancủa WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thâm Giải quyết Tranh chap

và các Ủy ban đặc thù.

Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhấthai năm một lần Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO Các thành

Trang 12

viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chăng hạn như Cộng

đồng châu Âu) Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề nào

trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO.

Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại Hội

đồng Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại

Tuy tên gọi khác nhau nhưng thực tế thành phan của 3 cơ quan đều giống nhau, đều

bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước

thành viên Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các

chức năng khác nhau của WTO.

- Đại Hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva đượcnhóm họp thường xuyên và có thảm quyền quyết định nhân danh Hội nghị bộ

trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO.

- Hội đồng Giải quyết Tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuân

các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thâm hoặc Cơ quan Phúc thẩm

đệ trình.

- Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện

việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát

chính sách thương mại Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà

soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần Đối với những thành viên khác, việc rà

soát có thé được tiến hành cách quãng hơn

Hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng là các Hội đồng Thương mại Có ba

Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa Hội đồng Thương mại

Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến

Thương mại Mỗi hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng Cũng tương tự như Đại

Hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO Bêncạnh ba hội đồng này còn có sáu Ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệmbáo cáo lên Đại Hội đồng các vấn dé riêng rẽ như thương mại và phát triển, môitrường các thỏa thuận thương mại khu vực và các van dé quan lý khác Đáng chú ý

Trang 13

là trong số này có Nhóm C ông tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với

các nước xin gia nhập WTO.

- Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tức là

các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa

- Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động

thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dich vụ.

- Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương

mại chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh của Quyên Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thuong mai (TRIPS) cũng như

việc phối hợp với các tô chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ.

Dưới các hội đồng trên là các Ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực

chuyên môn riêng biệt.

Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 Ủy ban, | nhóm công tác, và 1

Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập

Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại Hội đồng để thúc đây và tạo điều

kiện thuận lợi cho đàm phán Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan

đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau

1.1.2.2 Chức năng cua WTO

WTO thực hiện Š chức năng sau:

- Thống nhất quan lý việc thực hiện các hiệp định và thoa thuận thương mại

Trang 14

đa phương và nhiều bên: giám sát tạo thuận lợi kế cả trợ giúp kỹ thuật cho cácnước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tê của họ.

- Là khuôn khô thé chế để tién hành các vòng đàm phán thương mai daphương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO

- Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến

việc thực hiện và giải thích các Hiệp định của WTO và các hiệp định thuơng mại đa

phương và nhiều bên

- Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo

dam thực hiện mục tiêu thúc đây tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của

WTO Hiệp định thành lập WTO (phụ lục 3) đã quy định một cơ chế kiểm điểm

chính sách thương mai áp dụng chung đối với tat cả các thành viên.

- Thực hiện việc hợp rác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền

tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.

1.1.3 Nguyên tắc hoạt động của WTO

1.1.3.1 Thương mại không phân biệt đối xử:

Nguyên tắc này thể hiện ở hai nguyên tắc: đối xử tối huệ quốc và đối xử

quốc gia.

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MEN)

“Tối huệ quốc” viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation) có

nghĩa là "nước (được) ưu đãi nhất” “nước (được) ưu tiên nhất” là nguyên tắc pháp

lý quan trọng nhất của WTO Tầm quan trọng đặc biệt của MFN được thẻ hiện ngay

tại Điều I của Hiệp định GATT (mặc dù bản thân thuật ngữ “tối huệ quốc” không

được sử dụng trong điều này) Điều 2 Hiệp định GATS, và Điều 4 Hiệp định TRIPS

Nguyên tắc MEN được hiểu là nếu một quốc gia dành sự ưu đãi bất kỳ cho

một nước thành viên thì quốc gia này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các

nước thành viên khác Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp

Trang 15

định thương mại song phương Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối

với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình đăng

và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự “đối xử ưu đãi

nhất” Nguyên tac MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối Hiệp

định GATT 1947 quy định mỗi nước có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các

điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành viên khác

Điều I 1 Hiệp định GATT quy định nghĩa vụ của mọi bên ký kết dành “ngay

lập tức và không điều kiện" bất kỳ ưu đãi, ưu tiên đặc quyền hoặc đặc miễn nào

liên quan đến thuế quan và bất kỳ loại lệ phí nào mà bên ký kết đó áp dụng chohoặc liên quan đến việc nhập khẩu xuất khẩu hoặc cho việc chuyền tiền thanh toánquốc tế hoặc liên quan đến phương pháp tính thuế và lệ phí hoặc liên quan đến tat

cả các quy định và thủ tục đối với việc xuất và nhập khẩu một sản phẩm xuất xứ

hoặc nhập khẩu sang một Bên ký kết cho một sản phẩm cùng loại xuất xứ hoặcnhập khâu sang các Bên ký kết khác

Mặc dù được coi là "hòn đá tảng” trong hệ thống thương mại đa phương,

Hiệp định GATT 1947 và WTO vẫn quy định một SỐ ngoại lệ và miễn trừ quan

trọng đối với nguyên tắc MEN Ví dụ như Điều XXIV của GATT quy định các nước

thành viên trong các hiệp định thương mại khu vực có thé dành cho nhau sự đối xử

ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba trái với nguyên tắc

MEN GATT 1947 cũng có hai miễn trừ về đối xử đặc biệt và ưu đãi hơn với các

nước đang phát triển Miễn trừ thứ nhất là Quyết định ngày 25-6-1971 của Đại hội đồng GATT về việc thiết lập “Hệ thống ưu đãi phổ cập” (GSP) chỉ áp dụng cho

hàng hoá xuất xứ từ những nước đang phát triển và chậm phát triển Trong khuônkhổ GSP, các nước phát triển có thê thiết lập số mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuếquan cho một số nhóm mặt hàng có xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậmphát triển và không có nghĩa vụ phải áp dụng những mức thuế quan ưu đãi đó cho

các nước phát triển theo nguyên tắc MFN Miễn trừ thứ hai là Quyết định ngày 26/11/1971 của Đại hội đồng GATT về “Đàm phán thương mại giữa các nước đang

phát triển”, cho phép các nước này có quyền đàm phán ký kết những hiệp định

10

Trang 16

thương mại dành cho nhau những ưu đãi hơn về thuế quan và không có nghĩa vụ

phải áp dụng cho hàng hoá đến từ các nước phát triển Trên cơ sở Quyết định này

Hiệp định về “Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu giữa các nước dang phát triển”

(Global System of Trade Preferences among Developing Countries - GSPT) đã

được ký năm 1989.

Mặc dù được tat ca các nước trong GATT/WTO công nhận là nguyên tắc nền

tang, nhưng thực tế cho thay các nước phát triển cũng như đang phát triển không

phải lúc nao cũng tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc MEN va đã có rất nhiều tranh

chấp trong lịch sử của GATT liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc này.

Nguyên tắc đối xử quốc gia hay còn gọi là Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia(National Treatment - NT) quy định tại Điều II Hiệp định GATT, Điều 17 GATS vàĐiều 3 TRIPS Nguyên tắc NT được hiểu là hàng hóa nhập khâu dịch vụ và quyền SỞhữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoácùng loại trong nước Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc NT chi áp dụng đối vớihang hoa, dịch vụ các quyền sở hữu trí tuệ, chưa áp dụng đối với cá nhân và phápnhân Phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT đối với hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ

có khác nhau Đối với hàng hoá và sở hữu trí tuệ việc áp dụng nguyên tắc NT là một

nghĩa vụ chung, có nghĩa là hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã

đóng thuế quan hoặc được đăng ký bảo vệ hợp pháp được đối xử bình đăng như hàng

hoá và quyền sở hữu trí tuệ trong nước đối với thuế và lệ phí nội địa các quy định về

mua, bán, phân phối vận chuyền Đối với dịch vụ nguyên tắc này chỉ áp dụng đối vớinhững lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào danh mục cam kết cụ thể của

mình và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ.

Các nước về nguyên tắc, không được áp dụng những hạn chế số lượng nhậpkhẩu và xuất khẩu, trừ những ngoại lệ được quy định rõ ràng trong các Hiệp địnhcủa WTO, cụ thé, đó là các trường hợp: mat cân đối cán cân thanh toán (Điều XII

và XVIII.b) : nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nước (Điều

XVIII.c); bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại sự gia tăng đột ngột về nhậpkhẩu hoặc dé đối phó với sự khan hiếm một mặt hàng trên thị trường quốc gia do

H

Trang 17

xuất khâu quá nhiều (Điều XIX); vi lý do sức khoẻ và vệ sinh (Điều XX) và vi lý do

an ninh quốc gia (Điều XXI)

Một trong những ngoại lệ quan trọng đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là

vấn dé trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay nhập khâu Van dé này được quy định lần

đầu tại Điều VI và Điều XVI Hiệp định GATT 1947 và sau này được điều chỉnh

trong thoả thuận vòng Tokyo 1979 và hiện nay trong Thoả thuận Vòng đàm phán

Uruguay về trợ cấp va thuế đối khang, viết tắt theo tiếng Anh là SCM Thoả thuậnSCM có một điểm khác biệt lớn so với GATT 1947 và thoả thuận Tokyo ở chỗ nóđược áp dụng cho cả các nước phát triển và đang phát triển Hiệp định mới về trợ

cấp phân chia các loại trợ cấp làm 3 loại : loại “xanh”; loại “vàng” và loại “đỏ” theo

nguyên tắc “đèn hiệu giao thông”

Việc áp dụng quy chế đãi ngộ quốc gia trên thực tế đã gây ra rất nhiều tranh

chấp giữa các bên ký kết GATT/WTO bởi một lý do dễ hiểu là nếu các nước dễ

chấp nhận nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với các nước thứ 3 thì nước nào cũng

muốn dành một sự bảo hộ nhất định đối với sản phẩm nội địa Mục tiêu chính của

nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là tạo ra những điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữahàng hoá nhập khẩu và hàng hoá nội địa cùng loại

"Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia cùng với MEN là hai nguyên tắc nền tảng quan:

trọng nhất của hệ thống thương mại đa phương mà ý nghĩa thực sự là bảo đảm việc

tuân thủ một cách nghiêm túc những cam kết về mở cửa thị trường mà tất cả các

nước thành viên đã chấp nhận khi chính thức trở thành thành viên của WTO.

1.1.3.2 Nguyên tắc điều kiện hoạt động thương mại ngày càng thuận lợi, tự do

thông qua đàm phản

Mỗi nước khi gia nhập WTO phải xây dựng lộ trình cắt giảm thuế và các

biện pháp phi thuế theo thoả thuận đã thông qua ở các vòng đàm phán song phương

và đa phương với mỗi thành viên của tổ chức để tạo điều kiện thuận lợi cho quá

trình tự do hoá thương mại.

Trên thực tế, lịch sử của GATT và sau này là WTO đã cho thấy đó chính là

12

Trang 18

lịch sử của quá trình đàm phán cắt giảm thuế quan rồi bao trùm cả đàm phán đỡ bỏcác hàng rào phi thuế quan và dần dan mở rộng sang đàm phán những lĩnh vực mới

như thương mại dịch vụ sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán mở cửa thị trường, do trình độ phát

triển kinh tế của mỗi nước khác nhau, “strc chịu đựng” của mỗi nền kinh tế trước

sức ép của hàng hoá nước ngoài tràn vào do mở cửa thị trường là khác nhau hay nói

cách khác, đối với nhiều nước khi mở cửa thị trường không chỉ có thuận lợi mà

cũng đưa lại những khó khăn đòi hỏi phải điều chỉnh từng bước nên sản xuất trong

nước Vì thế, các hiệp định của WTO đã được thông qua với quy định cho phép các

nước thành viên từng bước thay đổi chính sách thông qua lộ trình tự do hoá từng bước Sự nhượng bộ trong cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan

được thực hiện thông qua đàm phán, rồi trở thành các cam kết dé thực hiện.

1.1.3.3 Nguyên tắc xây dựng môi trường kinh doanh dé dự đoán

Chính phủ các nước khi là thành viên của WTO không được thay đổi mộtcách tuỳ tiện cơ chế chính sách của quốc gia gây khó dễ cho các doanh nghiệp và

các nhà xuất khâu.

Đây là nguyên tắc quan trọng của WTO Mục tiêu của nguyên tắc này là các

nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính én định và có thé dự báo trước được về

các cơ chế, chính sách, quy định thương mại của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi

cho các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài có thể hiểu, nắm bắt được lộ trình thay

đổi chính sách, nội dung các cam kết về thuế, phi thuế của nước chủ nhà dé từ đó

doanh nghiệp có thé dé dang hoạch định kế hoạch kinh doanh, đầu tư của mình ma

không bị đột ngột thay đổi chính sách làm tổn hại tới kế hoạch kinh doanh của họ.

Đây là nỗ lực của hệ thống thương mai đa biên nhăm yêu câu các thành viên

của WTO tạo ra một môi trường thương mại én định, minh bach và dé dự đoán

Nội dung của nguyên tắc này bao gồm các công việc như sau:

Về các thoả thuận cắt giảm thuế quan:

i

Trang 19

Bản chất của thương mại trong khuôn khô WTO là các thành viên dành ưuđãi, nhân nhượng thuế quan cho nhau Song để chắc chăn là các mức thuế quan đã đàm phán phải được cam kết và không thay đôi theo hướng tăng thuế suất, gây bất lợi cho đối tác của minh, sau khi đàm phan, mức thuế suất đã thoả thuận sẽ được ghi vào một bản danh mục thuế quan Đây gọi là các mức thuế suất ràng buộc.

Nói cách khác ràng buộc là việc đưa ra danh mục ấn định các mức thuế ở

mức tối đa nào đó và không được phép tăng hay thay đổi theo chiều hướng bắt lợi

cho các doanh nghiệp nước ngoài Một nước có thé sửa đổi, thay đổi mức thuế đã cam kết, ràng buộc chỉ sau khi đã đàm phán với đối tác của mình và phải đền bù

thiệt hại do việc tăng thuế đó gay ra

Về các biện pháp phi thuế quan:

Biện pháp phi thuế quan là biện pháp sử dụng hạn ngạch hoặc hạn chế định

lượng khác như quản lý hạn ngạch Các biện pháp này dễ làm nảy sinh tệ nhũngnhiễu tham nhũng, lạm dụng quyền hạn, bóp méo thương mại, gây khó khăn cho

doanh nghiệp, làm cho thương mại thiếu lành mạnh, thiếu minh bạch, cản trở tự do

thương mại Do đó, WTO chủ trương các biện pháp này sẽ bị buộc phải loại bỏ hoặc

cham dứt

Để có thể thực hiện được mục tiêu này, các hiệp định của WTO yêu cầu

chính phủ các nước thành viên phải công bé thật rõ rang, công khai “minh bạch”

các cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý thương mại của mình Đồng thời, WTO

có cơ chế giám sát chính sách thương mại của các nước thành viên thông qua Cơ

chế rà soát chính sách thương mại

1.1.3.4 Nguyên tắc tạo ra môi trường kinh doanh mang tính chất cạnh tranh

Trang 20

tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá trợ cấp

hoặc các biện pháp bảo hộ khác.

Dé thực hiện được nguyên tắc này WTO quy định trường hợp nào là cạnh

tranh bình đăng trường hợp nào là không bình đăng từ đó được phép hay không

được phép áp dụng các biện pháp như trả đũa, tự vệ chong bán phá giá.v.v

1.1.3.5 Nguyên tắc dành một số ưu đãi về thương mại cho các nước đang

phát triển

Các nước thành viên trong đó có các nước đang phát triển thừa nhận rằng tự

do hoá thương mại và hệ thống thương mại đa biên trong khuôn khô của WTO đóng

góp vào sự phát triển của mỗi quốc gia Song các thành viên cũng thừa nhận rằng,

các nước đang phát triển phải thi hành những nghĩa vụ của các nước phát triển Nóicách khác, “san chơi” chỉ là một, "luật chơi” chi là một, song trình độ “cầu tha” thikhông hè ngang nhau

Trong khi đó, hiện số thành viên của WTO là các nước đang phát triển và cácnước đang trong quá trình chuyển đôi nền kinh tế chiếm hon 3/4 số nước thành viên

của WTO Do đó, WTO đã đưa ra nguyên tắc này nhằm khuyến khích phát triển và

cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyên đổi bằng cáchdành cho các nước này những điều kiện đôi xử đặc biệt và khác biệt dé dam bảo sự

tham gia sâu rộng hơn của các quốc gia này vào hệ thống thương mại đa biên

Dé thực hiện nguyên tắc nay, WTO dành cho các nước dang phát triển, cácnước có nén kinh tế đang chuyển đôi những linh hoạt và ưu đãi nhất định trong việc

thực hiện các hiệp định của WTO.

Chang han, WTO cho phép các nước này một số quyền và không phải thực

hiện một số quyền cũng như một số nghĩa vụ hoặc cho phép các nước này một thờigian linh động hơn trong việc thực hiện các hiệp định của WTO, cụ thê là thời gian

quá độ thực hiện dai hơn dé các nước này điều chỉnh chính sách của mình Ngoài ra,

WTO cũng quyết định các nước kém phát triển được hưởng những hỗ trợ kỹ thuậtngày một nhiều hơn

15

Trang 21

1.1.4 Các Hiệp định cia WTO về thương mại hàng hoá có liên quan đến

xuất khẩu chè

1.1.4.1 Hiệp định Nông nghiệp

Hiệp định Nông nghiệp (Agreement on Agriculture, viết tắt là AoA) là một

trong các hiệp định của WTO được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay và có hiệulực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, cũng là ngày mà WTO chính thức đi vào hoạtđộng Mục tiêu của Hiệp định là tiến hành cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp và

xây dựng các chính sách nông nghiệp có định hướng thị trường hơn nữa Hiệp định

cũng nhằm nâng cao khả năng dự đoán trước các thay đổi và đảm bảo an ninh lương

thực cho các nước xuất khâu cũng như nhập khâu.

HĐNN bao gồm 13 phan, 21 điều khoản và 5 phụ lục kèm theo Các quyđịnh và cam kết trong HĐNN được xây dựng xoay quanh ba nhóm vấn đề chính

được gọi là ba trụ cột Đó là: tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu.

1 Tiếp cận thị trường hay mở cửa thị trường: với mục đích làm giảm bớt

các rao cản thương mại đôi với hàng nông sản nhập khâu, nội dung bao gôm:

- Bãi bỏ các biện pháp phi thuế quan đối với sản phẩm nông nghiệp nhập khâu:

- Thuế hoá các biện pháp phi quan thuế (Điều IV khoản 2) ngoại trừ các biện

pháp tự vệ đặc biệt và đối xử đặc biệt Điều này được hiéu là chuyển các biện pháp

phi thué quan nhu han ché dinh lượng (han ngạch xuất khẩu, hạn chế số lượng nhậpkhẩu giấy phép không tự động ) thành thuế quan tương ứng kèm theo cam kếtmức tran đối với dòng thuế nông sản Tuy nhiên, các nước thành viên được sử dụng

các biện pháp như: biện pháp nhằm bảo đảm cân bằng cán cân thanh toán (Điều

XIX của GATT), các loại trừ chung (Điều XX của GATT) hiệp định SPS, TBT (sẽ

được trình bảy trong các phản tiếp theo) và các quy định khác trong lĩnh vực hàng

hoá phi nông nghiệp của WTO với điều kiện là các biện pháp này không hạn chế vàbóp méo thương mại một cách vô lý hoặc tạo ra sự đối xử tùy tiện

16

Trang 22

- Các nước thành viên phải cam kết lộ trình cắt giảm thuế quan như bảng sau:

Bang 1.1 Lộ trình cắt giảm thuế quan theo quy định của HĐNN

F Các nước phát triển Các nước đang phát triên

Thuê quan thực hiện trong 6 năm thực hiện trong 10 năm

(1995-2000) (1995-2004) Binh quân cat giảm cho tat

cả sản phẩm nông nghiệp

Nguồn: Hiệp định nông nghiệp (WTO)

Nhu vậy, trong nông nghiệp, các nước thành viên phát triển cam kết giảm

thuế quan trung bình 36% trong vòng 6 năm từ 1995 - 2000, ít nhất giảm 15% cho

mỗi sản phẩm: các nước đang phát triển sẽ giảm 24% trong vòng 10 năm từ 1995

-2004 ít nhất là 10% cho mỗi sản phâm Các nước cũng cam kết giữ mức mở cửa thị

trường tôi thiểu không thap hơn mức trung bình của thời kỳ 1986-1990 và không

dua ra thêm hàng rào phi thuế

Một vài nước có vấn đề an ninh lương thực nhạy cảm như Nhật Bản, Hàn

Quốc Philippines và Israel được áp dụng ngoại lệ đặc biệt khi thuế hoá các biện

pháp phi thuế và ngược lại họ có nghĩa vụ đây nhanh mức độ mở cửa thị trường chohàng nhập khẩu Ví dy, mức mở cửa thị trường với Nhật được bắt đầu là 4%

2 Hỗ trợ trong nước (Trợ cấp nội địa) đôi với nông nghiệp bao gồm trợ cấp

và hỗ trợ của Chính phủ cho người nông dân nhằm nâng cao hoặc đảm bảo giá sản

xuất va thu nhập cho họ, được phân thành ba dang hộp: hộp xanh lá cây (GreenBox) hộp xanh lam (Blue Box) và hộp hỗ phách (Amber Box) Các nước phải cắt

giảm trợ cấp dạng hộp hé phách nhưng vẫn được duy trì và không phải cam kết cat

giảm trợ cấp dạng hộp xanh lá cây và hộp xanh lam.

Nhóm chính sách hộp xanh lá cây (Green Box)

Gồm tat cả biện pháp trợ cấp không tạo ra hoặc rất ít bóp méo thương mại và

ảnh hưởng tới sản xuât đôi với hàng nông sản, đáp ứng các điêu kiện:

> QUỐC GIA HA NOV

TAM THONG TIN THU VIÊN

17 ee en

Trang 23

- Được thực hiện thông qua một chương trình tài trợ bằng ngân sách Nhà

nước không liên quan dén các khoản thu từ người tiêu dùng:

- Không có tác dụng trợ giá cho người sản xuất:

- Thuộc diện 12 dạng trợ cấp được HĐNN quy định hoặc đáp ứng các tiêuchuẩn do HĐNN quy định gồm: các dịch vụ chung: dự trữ quốc gia vì mục đích an

ninh lương thực; trợ giúp lương thực trong nước; trợ cấp thu nhập cho người có

mức thu nhập dưới mức tối thiểu do Nhà nước quy định: chương trình giảm nhẹthiên tai; chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập: ho trợ chuyền dịch cơ câuthông qua chương trình trợ giúp hồi hưu cho người sản xuất nông nghiệp v.v

Nhóm chính sách hộp xanh da trời (Blue Box) hay còn gọi là Hộp hồ phách

có điều kiện:

Bao gồm các khoản chỉ trả trực tiếp trong các chương trình hạn chế sản xuấtthoả mãn một trong các điều kiện: các khoản chỉ trả căn cứ theo diện tích hoặc số

lượng cô định; các khoản chỉ trả tính cho 85% hoặc dưới 85% mức sản lượng cơ sở;

các khoản thanh toan cho chăn nuôi được tính theo số đầu gia súc, gia cầm có định

Theo Hiệp định Ra soát Giữa kỳ các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ, dù là

trực tiếp hay gián tiếp nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp và nông thôn là

bộ phận không tách rời trong chương trình phát triển của các nước đang phát triển

do đó trợ cấp đầu tư - là những trợ cấp nông nghiệp nói chung thường có tại các

nước đang phát triển, và trợ cấp đầu vào của nông nghiệp - là những trợ cấp thườngđược cấp cho những người sản xuất có thu nhập thấp và thiếu nguồn lực tại các

nước Thành viên đang phát triển, sẽ được miễn trừ khỏi các cam kết cắt giảm hỗ trợ

trong nước đáng lẽ phải được áp dụng đối với các biện pháp như vậy

Nhóm chính sách hộp hồ phách (Amber Box)

Tat cả những biện pháp hỗ trợ trong nước được xem là bóp méo thương mại

và sản xuất quy định tại điều VI của HDNN gồm biện pháp trợ giá hoặc trợ cấp trực

tiếp tới khối lượng sản xuất HDNN quy định mức hỗ trợ trong nước tối da, được

tính là Tông mức hỗ trợ gộp Total AMS (Aggregate Measurement of Support) mà

18

Trang 24

các nước phải tính toán khai báo theo biểu mẫu quy định (ACC/4) phải cam kết cắt

giảm nếu vượt quá mức cho phép Đối với các nước phát triển mức hỗ trợ cho phép

là bằng 5% so với giá trị sản lượng của sản phâm được hỗ trợ Đối với các nướcđang phát triển mức này là 10%

Biện pháp hỗ trợ gồm: Hỗ trợ giá thị trường như áp dụng giấy phép hạn

ngạch dé hỗ trợ giá trong nước làm cho giá trong nước không phân ánh đúng theo

giá thị trường quốc tế: Hỗ trợ giá bang cách thu mua theo giá can thiệp của Chính

phủ: và các loại trợ cấp khác

Tổng mức AMS được tính như sau:

Tông = AMS tính

AMS

+ AMS không + Mức hỗ trợ tương

theo sản tính theo sản đương theo sản pham phẩm cụ thé phẩm cụ thê liệt kê tại Biéu DS: 8

Những biện pháp thuộc Hộp hỗ phách không được miễn trừ và buộc phải cắtgiảm So với AMS của giai đoạn cơ sở là năm 1986-1988, các nước phát triển phải

cắt giảm AMS tối thiểu là 20% trong giai đoạn 6 năm (1995-2000); còn các nước đang phát triển phải cắt giảm ít nhất là 13.3% trong giai đoạn 10 năm (1995-2004).

3 Trợ cấp xuất khẩu: Theo HDNN, trợ cấp xuất khâu là các khoản chỉ tra

của Chính phủ hoặc các khoản lợi tài chính có thê định lượng khác được cung cấp

cho các nhà sản xuất trong nước hoặc các công ty xuất khẩu để hỗ trợ việc xuất

khâu hàng hoá, dịch vụ Trợ cấp xuất khẩu là một hình thức trực tiếp bóp méo

thương mại nông sản [6, tr.24]

Điều IX khoản 1 của HDNN đưa ra các quy định và cam kết quan lý trợ capđối với hàng nông sân xuất khâu điền hình như:

- Nhà nước trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất hàng xuất khẩu;

- Nhà nước bán hoặc thanh lý lượng dự trữ nông sản với giá rẻ hơn giá nội địa;

- Nhà nước tài trợ các khoản chi tra cho xuất khẩu nông sản ké cả khoản tài trợ

từ nguồn thu thuế và các khoản được dé lại:

19

Trang 25

- Trợ cap cho nông sản dựa trên hàm lượng nông sản xuât khâu:

- Trợ cap đê giảm chi phí tiệp thị xuât khâu cho nông sản:

- Ưu đãi về cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu:

Các cam kết về giảm hỗ trợ trong nước của mỗi Thành viên có trong Phần IVcủa Danh mục của Thành viên đó sẽ áp dụng với tất cả các biện pháp hỗ trợ trongnước dành cho các nhà sản xuất nông nghiệp trừ các biện pháp hỗ trợ trong nước

không phải là đối tượng phải giảm theo các tiêu chí quy định tại Điều này và tại Phụ

lục 2 của Hiệp định này So với hàng công nghiệp vốn đã bị cắm hoàn toàn trợ cấp.hàng nông sản vẫn còn tồn tai trợ cấp xuất khẩu là do tại một số nước thành viên,

chi phí sản xuất cao trong khi san phẩm nông nghiệp sản xuất ra đã đáp ứng day đủnhu cau tiêu thy trong nước nên những mặt hàng nông nghiệp chỉ có thé xuất khẩukhi có trợ cấp của Chính phủ như EU Hoa Ky, Uc, Ba Lan Mêhicô, Phan Lan,

Thuy Điển, Canada.

Mặc dù cho phép tồn tại trợ cấp xuất khâu đối với hàng nông sản nhưngHDNN đưa ra hạn chế: trợ cấp xuất khẩu tính theo cả khối lượng xuất khẩu đượctrợ cấp và chỉ tiêu ngân sách cho trợ cấp phải khống chế ở mức cam kết Các camkết như vậy được thê hiện bảng Tổng lượng hỗ trợ tính gop va “Mur cam kết ràng

buộc hàng năm và cuôi cùng”.

Bảng 1.2 Lộ trình thực hiện các cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu

` Các nước phát trién Các nước đang phát triên

Trợ cap xuất khâu

6 năm (1995-2000) 10 năm (1995-2004)

ngân sách cho trợ câp) _|

Số lượng trợ cấp (giai đoạn cơ

sở 1986-1990, % của tổng 14%

Nguôn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Vu hợp tác quốc té

Như vậy, đối với các nước phát triển, giá trị trợ cấp xuất khẩu phải giảm 36%,

và khối lượng xuất khâu được trợ cấp phải giảm 21% đối với mỗi sản phẩm trong

20

Trang 26

giai đoạn chuyên tiếp tính theo số liệu năm 1986 - 1990 Trong một số trường hợp.

trong những năm dau, các cam kết cắt giảm có thé được tính theo số liệu năm 1991

- 1992, và số lượng cắt giảm trong giai đoạn từ năm thứ hai đến năm thứ năm được

phép linh hoạt Các nước đang phát triển sẽ cắt giảm 24% nguồn ngân sách đê trợcấp dành cho xuất khẩu nông phẩm, khối lượng hang hoá được hưởng trợ cấp sẽ

giảm 14% trong vòng 10 năm tính từ năm 1995.

4 Tự vệ đặc biệt: Các điều khoàn về quyền tự vệ đặc biệt (được áp dụng khikhối lượng nhập khấu tăng hay khi giá ca giảm so với giá cả trung bình thời kỳ(1986 - 1988) cho phép đặt thêm một số thuế phụ thu tới một mức độ xác địnhnhưng không được phân biệt đối xử (khi khối lượng tăng) và chỉ áp dụng theo từng

trường hợp cụ thé.

Việc thực hiện các điều khoản của HĐNN được Uỷ ban về nông nghiệp

thuộc Hội đồng thương mại hang hoá giám sát Ngoài chức năng đó cơ quan này

còn tư vấn cho các quốc gia thành viên trong việc thực hiện các cam kết chung

Tóm lai, HĐNN cho phép các chính phủ khuyến khích khu vực kinh tế nông

thôn, nhưng thông qua các chính sách ít làm biến dạng thương mại Hiệp định cho

phép có sự linh động trong việc thực thi các cam kết Các nước đang phát triển

không cần phải giảm bớt trợ cấp hay cắt giảm thuế quan nhiều như các nước phát

triển Họ cũng có thời gian chuyền tiếp dai hơn dé thực hiện các cam kết của mình.Các nước kém phát triển hoàn toàn không phải thực hiện những cam kết giống như

của các nước phát triển và đang phát triển Hiệp định cũng có những điều khoản đặc biệt giải quyết mỗi quan tâm của các nước phải nhập khâu lương thực và các nước

kém phát triển.

1.1.4.2 Hiệp định về chống ban phá giá

Hiệp định về Chống bán Phá giá là một trong những hiệp định của WTOđược ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay

Tên day đủ của Hiệp định là “Hiệp định về việc Thực thi Điều VI của Hiệpđịnh chung về Thuế quan và Thương mại 1994" (GATT 1994) Điều VI của GATT

21

Trang 27

1994 cho phép các thành viên có biện pháp chống lại hành vi bán phá giá Hiệp định

về Chống bán Phá giá quy định chỉ tiết các điều kiện để các thành viên WTO có thê thực hiện các biện pháp như vậy Ca Hiệp định va Điều VI được sử dụng cùng nhau

dé điều chỉnh các biện pháp chồng bán phá giá

Điều kiện áp dụng:

Định nghĩa day đủ của hành vi ban pha giá được quy định trong Hiệp định

Nói một cách van tắt, đó là hành vi của một công ty bán một mặt hàng xuất khâu

thấp hon giá thông thường mà họ bán mặt hàng đó tại thị trường trong nước Dé áp

dụng biện pháp chống bán phá giá nước nhập khẩu là thành viên WTO phải chứng

minh được ba điều kiện sau:

+ Có hành động bán phá giá: được tính băng độ chênh lệch giữa giá của mặt

hàng nhập khâu với giá của mặt hàng tương tự bán tại thị trường của nước xuấtkhẩu (gọi là biên độ phá giá)

+ Có thiệt hại vat chất đối với ngành sản xuất của nước nhập khẩu đang cạnh

tranh trực tiếp với hàng nhập khâu

+ Hành động bán phá giá là nguyên nhân gây ra thiệt hại vật chất, hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vật chất nêu trên.

Biện pháp áp dụng:

Khi thỏa mãn được ba điều kiện trên, Hiệp định cho phép thành viên WTO được phép áp dụng biện pháp chống bán phá giá với mặt hàng nhập khâu bị điều tra.

Các biện pháp này thường là áp thêm một khoản thuế nhập khẩu đối với sản phẩm

bị coi là bán phá giá nhằm dua mức giá của sản phẩm đó xấp xi với “giá trị thôngthường ” của nó hoặc dé khắc phục thiệt hại đối với ngành sản xuất của nước nhập

khẩu Các biện pháp này nếu trong điều kiện bình thường là những hành vi vi phạm

các nguyên tắc của WTO về ràng buộc thuế suất nhập khẩu và không phân biệt đối

xử hàng nhập khẩu Tuy nhiên biện pháp chống ban phá giá chi mang tính tạm thờinhằm loại trừ ảnh hưởng tiêu cực của hàng hoá nhập khâu phá giá trên thị trườngquốc gia nhập khẩu vì vậy các quốc gia chỉ được phép áp dụng thuế chống bán phá

22

Trang 28

giá đối với hàng hoá nhập khâu trong thời hạn nhất định - toi đa là 5 năm.

Miễn trừ:

Điều tra chống bán phá giá sẽ kết thúc ngay lập tức mà không đưa ra biện

pháp chống bán phá giá nào nếu cơ quan chức năng xác định rằng biên độ phá giákhông đáng kể (nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu) Điều tra cũng cham ditt nếu khối lượnghang bán phá giá là không đáng ké (khối lượng hàng phá giá từ một nước bị điều tranhỏ hơn 3% tông nhập khâu đồng thời tong khối lượng hàng phá giá từ tat cả các

nước bị điều tra nhỏ hơn 7% tông nhập khẩu).

Cơ quan theo dõi:

Hiệp định cũng quy định các thành viên phải báo cáo chỉ tiết ngay lập tức

cho Ủy ban phụ trách các Hành động Chống bán Phá giá của WTO khi họ bắt đầutiến hành điều tra sơ bộ cũng như khi đưa ra kết luận cuối cùng Họ cũng phải báo

cáo tông kết hai lần mỗi năm cho Ủy ban tất cả những cuộc điều tra của họ Khi có

sự tranh cãi, các thành viên được khuyến khích tiến hành tham vấn lẫn nhau Nếutham vấn không đạt được kết qua, họ có thé sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp

của WTO dé giải quyết và phải chấp nhận kết quả giải quyết theo cơ chế này.

1.1.4.3 Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại

Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (Agreement on Technical

Barriers to Trade) gọi tắt là Hiệp định TBT bao gồm 15 Điều và 3 Phụ lục kèm theo Nội dung của Hiệp định bao gồm các quy định về mặt kỹ thuật, các tiêu chuẩn các thủ tục đánh giá hợp chuân kể cả hợp chuẩn về mặt bao bì nhãn mác Hiệp định

TBT quy định các quốc gia không được có các quy định phân biệt đối xử mang tính

vô căn cứ giữa các sản pham do nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm và dé dat

được mục tiêu này, cần phải lựa chọn áp dụng các biện pháp ít gây cản trở nhất cho

thương mại Hiệp định cũng quy định những nguyên tắc thủ tục nhất định mà các

nước phải tuân thủ khi áp dụng các biện pháp tiêu chuan kỹ thuật không dựa trên cơ

sở các tiêu chuẩn quốc tế Trước khi áp dụng phải thông báo trước cho Ban Thư ký

WTO và cũng phải thông báo cho nước xuất khẩu dé họ có cơ hội tham khảo va

23

Trang 29

đóng góp ý kiến.

Điểm khác biệt giữa tiêu chuân và quy định kỹ thuật là tiêu chuẩn mang tính

tự nguyện trong khi sự tuân thủ quy định kỹ thuật là bắt buộc Trong thực tế, không

thé phủ nhận được mặt tích cực của các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật bởi vi

chúng giúp người tiêu dùng đánh giá được phâm chất của hàng hoá Nhưng mặt

khác việc áp dụng các tiêu chuan, quy định kỹ thuật này cũng trở thành các rào cản

kỹ thuật đo việc thử nghiệm sản phẩm ở nước nhập khâu dé kiểm tra độ phù hợp

với tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật cũng đòi hỏi nhà xuất khâu chịu chi phí cao hơn

hoặc phải tốn kém thời gian.

Các quốc gia phát triển với trình độ khoa học kỹ thuật cao thường có ưu thé

hơn trong việc áp dụng tiêu chuân quy định kỹ thuật như một rào cản thương mại.

Vi dụ, một công ty dược phẩm của Việt Nam muốn xuất khẩu một sản phẩm thuốc

vào Áo thì phải được Tô chức An sinh xã hội nước này chấp thuận hoặc sản phẩmnày phải có tên trong danh sách dược phẩm của nước này Dé có tên trong danh

sách dược phẩm thường phải mất 5 năm cho quá trình xin đăng ký, đợi kiểm tra,

phê duyệt.

Ngay cả đối với những sản phẩm đã được tiêu chuẩn hoá ở mức cao như sản

phẩm máy tinh, phan mềm sản phẩm công nghệ cao, vốn đã được các nhà sản xuất

thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, nhưng khi muốn xuất khẩu tới thị trường lớnnhư Mỹ, các sản phẩm này vẫn phải được một bên thứ ba cấp chứng nhận hợp

chuẩn hoặc chứng nhận chất lượng.

1.1.4.4 Hiệp định về Vệ sinh, kiểm dịch động - thực vật

Hiệp định về Vệ sinh, kiểm dịch động - thực vật (Sanitary and PhytosanitaryMeasures) gọi tắt là Hiệp định SPS quy định về các biện pháp quản lý và kiểm soát

có liên quan đến sức khoẻ của động vật, thực vật và của con người, quy định bắt

buộc phải quy chiếu đến các chuẩn mực quốc tế Nếu một quốc gia quy định cáctiêu chuẩn về vệ sinh dịch tễ và bảo vệ thực vật khác với các tiêu chuẩn do các định

chế quốc tế khuyến nghị áp dụng thì quốc gia đó phải đưa ra căn cứ giải thích về

24

Trang 30

mặt khoa học, chuyên môn, có áp dụng một thủ tục phân tích rủi ro đã được quy

định thống nhất Hiệp định cũng quy định nghĩa vụ phải thông tin cho các nước thứ

ba về những thay đôi trong quy định pháp luật quốc gia và quy định rõ rằng các

biện pháp vệ sinh dịch té được áp dụng không nhằm mục đích bảo hộ.

Hiệp định SPS áp dụng trên cơ sở tất cả các biện pháp mà mỗi nước thành

viên WTO sử dụng để bảo vệ đời sống hay sức khỏe con người và động thực vật

trong lãnh thé của nước mình khỏi các rủi ro và chúng có thé ảnh hưởng đến thương

mại quốc tê.

Nguồn gốc các rủi ro tới đời sống hay sức khỏe động vật bao gồm: sự xâmnhập, hình thành hay lan truyền của sâu hại (gồm cả cỏ dại) bệnh hại, sinh vậttruyền bệnh hoặc gây bệnh: cũng như các chất phụ gia chất gây ô nhiễm (gồm dưlượng thuốc trừ sâu thuốc thú y và chất ngoại dư), các độc tó, hay sinh vật gây bệnh

trong thức ăn chăn nuôi.

Nguồn gốc các rủi ro tới đời sống hay sức khoẻ thực vật: sự xâm nhập, hìnhthành hay lan truyền của sâu hại (gồm cả cỏ dại), bệnh hại, sinh vật truyền bệnh

hoặc gây bệnh.

Nguồn gốc của các rủi ro tới đời sống và sức khỏe con người bắt nguồn từ

các chất phụ gia chất gây ô nhiễm độc tô hay sinh vật gây bệnh trong thức ăn hay

đồ uống: các bệnh lan truyền qua động vật, thực vật hoặc các sản phẩm của chúng:

hoặc sự xâm nhập, hình thành hay lan truyền của sâu hại.

Như vay, việc nhập khẩu thực phẩm, thực vật (gồm các sản phâm thực vật)

và động vật (gồm các sản phẩm động vật) là ba con đường chính dẫn đến rủi ro

-tuy nhiên các rủi ro không chỉ giới hạn đối với các mặt hàng nông sản và thực phẩm.

Hiệp định nay cho phép một nước được duy trì các biện pháp vệ sinh dịch té

có mức độ bảo hộ cao hơn mức độ của tiêu chuẩn quốc tế nhưng phải đưa ra bằng

chứng khoa học răng mức độ bảo hộ đó là hợp lý Để được áp dụng các biện pháp

bảo hộ cao, các nước thành viên phải tuân thủ theo hướng dẫn tại Hiệp định SPS,

Tuy nhiên, Hiệp định khuyến khích các quốc gia thành viên xây dựng các biện pháp

25

Trang 31

SPS của mình dựa trên các tiêu chuẩn, hướng dan hay khuyến nghị của các tô chứcquốc tế nhằm hướng tới sự hài hoà hoá các quy định SPS và công nhận lẫn nhau,công nhận tương đương giữa các quốc gia thành viên.

Riêng đối với các nước thành viên là nước dang phát triển, Hiệp định SPS

quy định các nước kém phát triển có thé hoãn thực hiện các điều khoản nhập khâu trong vòng 5 năm các nước dang phát triển khác có thê hoãn thực hiện các điều

khoản này đến cuối năm 1996 (không áp dụng đối với đánh giá rủi ro và minh bạch)

Đối với hỗ trợ kỹ thuật, dành ưu tiên trong việc hỗ trợ kỹ thuật dé củng có hệ

thống an toàn thực phẩm vệ sinh động thực vật Hiệp định này khuyến khích các

nước linh hoạt trong việc áp dụng các biện pháp liên quan đến vệ sinh dịch té trong

nhóm các sản phẩm có liên quan đến lợi ích của các nước đang phát triển trong đó

có sản phẩm nông nghiệp.

Trong trường hợp cụ thé, Hiệp định này trao quyền cho Uy ban SPS đưa ra

ngoại lệ áp dụng về việc thực hiện nghĩa vụ và thời hạn thực hiện đối với các nước

thành viên là các nước đang phát triển

1.1.4.5 Hiệp định về các biện pháp dau tư liên quan đến sở hữu trí tuệ

Mục đích của Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến sở hữu trí tuệ

(Agreement on Trade Related Intellectual Property Rights — TRIPs) là dé ra những

tiêu chuẩn tối thiểu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các nước thành viên Một số

vấn đề tác động tới lĩnh vực nông nghiệp như:

“Chi dẫn địa ly” được quy định tại Điều XXII yéu cầu các nước thành viên

phải bảo vệ các chỉ dẫn đã được xác định theo định nghĩa để ngăn ngừa việc sử

dụng sai tên tương ứng.

“Giống cây trồng” được quy định tại Điều XXVII.3b và những van đề liên

quan tới công nghệ vi sinh Điều khoản này nhằm yêu cầu các nước thành viên đưa

ra sự bảo hộ văn bằng sáng chế cho các chủng vi sinh như vi khuẩn; bảo vệ bằngsáng chế cho các quy trình vi sinh và phi sinh học phục vụ sản xuất cây trồng và vậtnuôi, bảo hộ các giống cây trồng thông qua văn bằng sáng chế hoặc hệ thống riêng

26

Trang 32

thực tế hoặc bằng sự kết hợp giữa hai hệ thống này dưới mọi hình thức [7].

Ngoài ba hiệp định căn bản trên, có một số Hiệp định khác của WTO cũng

có điều khoản liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp như Hiệp định về định giá hải

quan Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khâu Hiệp định về Kiểm tra hàng trước

khi vận chuyền, Hiệp định về Biện pháp tự vệ khẩn cấp Trong trường hợp có sự

xung đột giữa các Hiệp định nay với HDNN thì ưu tiên áp dụng quy định của

HDNN.

1.2 Vai trò của việc xuất khâu chè trong hội nhập WTO

1.2.1 Về mặt kinh tế

Thứ nhất, xuất khẩu chè cũng như các hoạt động xuất khâu hàng hoá dịch vụ

khác góp phan tăng trưởng kinh tế mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Chè là sản

phẩm xuất khâu của nhiều nước Châu A trong đó có những nước xuất khẩu chè tạo

ra nguồn ngoại tệ chủ yếu như Kenya, Sri-lanka Ở Việt Nam, xuất khẩu chè đã và

đang mang lại nguồn thu đáng ké cho đất nước Từ năm 1990 đến nay, giá trị xuất khẩu chè chiếm 1-2% giá trị xuất khẩu nông nghiệp đặc biệt từ 2001 đến nay, giá trị chè xuất khâu thu được qua các năm là trên 70 triệu đô la Mỹ Day là khoản thu

ngoại tệ quan trọng cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá của Việt Nam.

Bên cạnh đó thông qua hoạt động xuất khâu chè trong những năm qua,

chúng ta không ngừng mở rộng quan hệ đổi tác với nhiều ban hàng quốc tế Xét về

thị trường nhập khẩu chè của Việt Nam, đến nay, các mặt hàng chè xuất khẩu của

chúng ta đã có mặt trên khoảng 70 nước Thông qua hình thức thương mại quốc tế

trong xuất khẩu chè ra thé giới Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế đối

ngoại với tât cả các nước trên thê giới.

Thứ hai, xuất khâu chè giúp thúc day sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá mà một trong những nội dung của của nó cho đến nay và những năm trước mắt

đó là công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn Những lợi thế có

được do sự phát triển mạnh mẽ của xuất khẩu chè đã thúc đây ngành chè phát triển

theo định hướng chung của Nhà nước bao gồm:

zi

Trang 33

- Phát triển vùng nguyên liệu có khối lượng lớn và chất lượng cao nhằm đáp

ứng nhu cầu về nguyên liệu sản xuất để thoả mãn nhu cầu tiêu thụ trong nước và

xuất khâu Hiện nay ngành chè đã xây dựng được cho mình một chiến lược pháttriển đúng đắn do vậy diện tích chè trên cả nước ngày càng mở rộng mức tăng

trưởng hàng năm diện tích cây chè là khoảng 4.2%.

- Tăng cường ứng dụng các tiễn bộ khoa học công nghệ tiên tiền hiện đại vàotrong sản xuất, chế biến và quản lý Dé nâng cao khả năng cạnh tranh của các sảnphẩm chè xuất khẩu thì chúng ta phải sản xuất loại sản phẩm mà thế giới cần với

chất lượng cao kiểu dáng mẫu mã bao bì phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng

thị trường nhất định Bởi vậy đây là một yêu cầu bắt buộc đối với ngành chè cũng

như các ngành nông nghiệp khác có mặt hàng xuất khẩu và phát triển lực lượng sản

xuất trong ngành ché sẽ góp phan phát triển lực lượng sản xuất xã hội nói chung

- Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước Nguồn vốn đẻ nhập khẩu có thê được hình thành từ nhiều nguồn khácnhau như đầu tư nước ngoài vay nợ, viện trợ, kiều hỗi nhưng quan trọng nhất vàbền vững nhất là từ xuất khâu Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá trongngành chè đã làm tăng lên cả về số lượng và chất lượng chè Giá trị xuất khâu chè

của Việt Nam tăng đều hàng năm thê hiện rõ nét qua giá chè Việt Nam trên thị

trường thế giới Giá trung bình của sản phẩm chè xuất khâu của Việt Nam là trên1000USD/tan Sản lượng xuất khâu tăng đã góp phan tăng thu nhập cho người dân

và mang lại khoản thu ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần giải quyết bài toán vềvốn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Thứ ba, xuất khẩu chè góp phần phát triển kinh tế nhiều thành phần Sự tồntại của một nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay là tất yếu khách quan ở ViệtNam bởi mỗi thành phần kinh tế lại có những ưu thế riêng trong việc khai thác và

sử dụng nguồn tài nguyên và tiềm năng của đất nước Do đó trong quá trình pháttriển và hội nhập WTO ngành chè với lợi thé tiềm năng của minh đã và đang thu

hút mọi thành phần kinh tế tham gia Một trong những thành phần đóng vai trò

quan trọng thúc đây sự tiễn bộ và phát triển của ngành chè hiện nay đó là thành

28

Trang 34

phần kinh tế tư bản tư nhân Trên cả nước các doanh nghiệp công ty tư nhân

tham gia vào hoạt động chế biến và sản xuất chè xuất khâu ngày càng tăng cả về

số lượng chất lượng và năng lực cạnh tranh Bên cạnh đó Nhà nước cũng chủtrương khuyến khích thu hút thành phan kinh tế cá thé tiểu chủ và thành phần kinh

tế tập thé tham gia vào sự phát triển của ngành chè Việt Nam Đây là các thành

phan kinh tế có lợi thé hơn các thành phân kinh tế khác trong điều kiện và tình

hình phát triển của ngành chè Sở dĩ như vậy là do cây chè trồng chủ yếu và tập

trung tại các vùng miễn núi trung du nơi có cơ sở hạ tang và trình độ lực lượnglao động thấp hình thức cá thé tiểu chủ sẽ khuyến khích các hộ nông dân mạnh

dan vay vốn dé đầu tư sản xuất, tích luỹ kinh nghiệm và có ý thức tự nâng cao

trình độ lao động sản xuất của bản thân và lao động trong gia đình Đi cùng với

thành phan cá thê tiểu chủ đó là thành phần kinh tế tập thể, do đây là thành phankinh tế có thế mạnh tập trung các hộ cá thé tiểu chủ nhỏ lẻ với năng suất thấp,

công nghệ tương đối lạc hậu nguồn vốn nhỏ lại với nhau để nâng cao sức cạnh

tranh với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế cũng như nâng cao năng

lực khả năng cạnh tranh của người sân xuất khi tiếp cận thị trường thế giới Việc

tập trung vào các thành phần kinh tế trên giúp chúng ta tận dụng được những ưu

đãi khi tham gia vào các tổ chức quốc tế, ví đụ như WTO Tuy trên sân chơi này

chúng ta phải đối mặt với các đối thủ rất mạnh - các công ty lớn các tập đoàn

xuyên quốc gia nhưng đây lại là một thị trường khá công bằng, tạo nhiều thuận lợi

thúc đây sự phát triển của các nền kinh tế di sau như Việt Nam “Thương mại công bằng” là một phong trào đem lại sự bình đăng cho những người lao động nông

nghiệp ở các nước nghèo Băng các té chức phi Chính phủ của minh, các tổ chức

mang tính chất từ thiện của Châu Âu đã có mặt ở nhiều quốc gia đang phát triển

nhằm giúp những người nông dân sản xuất nhỏ lẻ ở những quốc gia này được đối

xử bình dang, công bằng hơn trong thương mại quốc tế từ đó tạo điều kiện cho họ cải thiện và nâng cao mức sông Chính vi vay, việc tập trung phát triển những

thành phần kinh tế này sẽ không chỉ khai thác tối đa và có hiệu quả những ưu thế

trong việc sử dụng các nguồn lực trong nước mà còn thu hút được sự quan tâm của những tô chức quốc tế, từ đó thúc day ngành chè nói chung và xuất khâu chè nói

29

Trang 35

riêng phát trién.

Thứ tư phát triển xuất khâu chè góp phan hình thành nền nông nghiệp bền

vững, tiễn tới phát triển kinh tế bền vững Chè vốn là một cây công nghiệp dài ngày

và có vị trí quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế của các địa phương trồng chè và

phát triển xuất khẩu chè là từng bước phát triển một nền nông nghiệp toàn diện Cây

chè có đặc trưng là trồng chủ yếu ở các tỉnh trung du, miền núi và Tây Nguyên của

nước ta - đây là khu vực có co sở hạ tầng thấp kém và đời sống của người dan địa

phương rất khó khăn; địa hình vùng núi nên việc phát triển cây lương thực và hoamàu gặp nhiều hạn chế hơn các tinh, địa phương ở vùng đồng bang Do vậy sự pháttriển của ngành chè đã tạo hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phan tăng thunhập nâng cao mức sống của người dân và cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tạicác địa phương này qua đó tạo sự phát triển kinh tế nông thôn đồng đều giữa các

vùng trong cả nước đa dạng hoá cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, phát triển các vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè

từ đó từng bước hình thành nền nông nghiệp phát triển bền vững, hướng tới sự phát

triển bền vững của cả nền kinh tế

1.2.2 Về mặt chính trị - xã hội

Thứ nhất, sản xuất xuất khâu chè để thoả mãn nhu cầu không chỉ của người

tiêu dùng trong nước mà là nhu cầu của cả thế giới Hiện nay, các quốc gia coi chè

là một phan tất yếu dé đáp ứng những nhu cầu căn bản của cuộc sống, là một trong

những đồ uống thông dụng và tiện lợi, trong đó đặc biệt là cả ở những nước không

trồng chè.

Với các đặc tính tự nhiên chè ngày nay trở thành một thức uống phô biến ở

hau hết các nước trên thé giới Theo thong kê của The GS Haly Company thì hiệnnay trên thế giới chỉ có khoảng 42 nước trồng chè, trong đó cây chè trồng chủ yếu

ở châu Á do điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng của cây chè.

Tuy nhiên, có đến hơn 100 nước tham gia vào xuất khẩu chè và có gần 200 quốc

gia sử dụng chè như một thức uống: theo ước tính có khoảng 50% dân số thế giới

uống trà Một số nước không trồng chè và sản xuất chè nhưng họ lại là những

30

Trang 36

người tiêu thụ chè lớn trên thé giới: Châu Au là nơi tiêu thụ trên 55% sản lượng

chè toàn cầu [72]

Với người Việt Nam thì từ lâu chè đã là một thức uống không thẻ thiếutrong cuộc sống của người dân Hiện nay, chúng ta đã và đang tiến hành nghiên

cứu và phát triển các sản phẩm chè có chất lượng cao và uy tín để đáp ứng các thị

hiệu khác nhau của người tiêu dùng trong nước và quôc tê.

Thứ hai, sản xuất xuất khâu chè góp phan tạo ra nhiều công ăn việc làm.

đặc biệt cho các vùng miên núi, vùng sâu vùng xa là những nơi nhiêu ngành khác

đang từng bước mở rộng quy mô một cách hợp lý Mức mở rộng quy mô cả về

mặt số lượng và chất lượng đã tạo ra một nhu cầu lớn về lao động, bao gồm cả lao

động có kỹ thuật và lao động thủ công Thông qua tạo công ăn việc làm cho người

lao động ngành chè đã góp phần giải quyết vấn đề bức thiết nhất hiện nay đó là

giảm tỷ lệ lao động that nghiệp trong nền kinh tế đặc biệt là ở các tỉnh miền núi

giảm sự cách biệt giữa miền núi và đồng bằng Đây là một vai trò xã hội quan

trọng mà ngành chè đang đóng góp cho xã hội.

Thứ ba xuất khẩu chè giúp nâng cao và cải thiện mức sống của người dân góp phan ôn định chính trị xã hội Với quy mô và giá trị xuất khâu ngày càng tang, ngành chè không chỉ đóng góp cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước mà còn nâng cao và cải thiện mức sống của người dân tại những địa phương trồng chè trong cả nước; tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cau kinh tế địa phương, v.v Đồng thời, khoảng cách về mức sống

và sự cách biệt giữa các dân tộc trên cả nước cũng được giảm bớt, đặc biệt là giữa

người Kinh và người dân tộc thiêu số tạo sự bình đăng giữa các dân tộc, tiền tớimột xã hội ngày càng công băng hơn Điều này cũng góp phần xây dựng và củng

31

Trang 37

cô khối đại đoàn kết dân tộc tránh những âm mưu chia rẽ của kẻ thù.

Thứ tư phát triển ngành chè sẽ góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường tự

nhiên Chè là một loại cây công nghiệp đài ngày tuổi thọ kinh tế của cây chè kéodài khoảng trên 50 năm được trồng ở vùng trung du miền núi Tây Nguyên - nơi

có địa hình cao Bên cạnh đó cây chè cho thu hoạch nhiều vụ trong năm nên khingười dân chọn cây chè là cây trồng chính thì ít khi thay đôi Với những đặc điểm

tự nhiên của nó, cây chè được coi là một trong những giống cây có tác dụng phủxanh đất trống đồi trọc bởi trồng ở những vùng địa thế cao sẽ có tác dụng ngănchặn hiện tượng xói mòn đất Phát triển cây chè ở các tỉnh miền núi còn có tác

dụng giúp đồng bào dân tộc quen dan cuộc sống định canh định cư, chống nhữngphương thức sản xuất du canh du cư lạc hậu nâng cao mức sống cả về mặt tinhthần và vật chất C ùng với việc tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời

sông của người nông dân trồng nguyên liệu cho sản xuất và chế biến chè xuấtkhẩu còn góp phân hỗ trợ người dân gây dựng lại diện tích rừng ở các tỉnh miềnnúi — nơi mà trước đó rừng đã bị khai thác chặt phá đến cạn kiệt - bằng các

chương trình giao đất giao rừng cho các hộ gia đình Đây là các chương trình mà

trong đó, chính quyền sẽ giao đất rừng cho người dân, nông dân nhận đất và câygiống về trồng với mục đích phủ xanh đất rừng Bên cạnh trồng cây gây rừng

người ta có thé trồng xen kẽ cây chè hoặc các cây khác cho thu hoạch thường

xuyên để tạo thêm thu nhập Đặc biệt với dân tộc ít người, mức song duoc nangcao va cudc song én dinh thi người dân mới quan tâm hon đến cải thiện và bảo vệ

môi trường.

Như vậy xuất khâu chè có vai trò quan trong, giải quyết công ăn việc làmcho hàng vạn lao động cải thiện và nâng cao mức sống của người dân ở các tỉnhmiền núi trung du Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cây chè phát triển xứng đáng

với vị trị trí của nó trong nén kinh tế quốc dân Trong xu hướng hội nhập WTO,

ngành chè Việt Nam phải có một quy chuẩn về chất lượng cho các sản phẩm chè,

qua đó nâng cao giá trị của chè thành phẩm trong thương mại đem lại lợi íchchính đáng và hợp pháp cho người lao động sản xuất và kinh doanh chè ở nước ta

32

Trang 38

1.3 Kinh nghiệm về xuất khẩu chè của một số nước

Trên thế giới chỉ có hơn 40 nước là có điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng

chè trong khi đó hau hết các quốc gia đều dùng chè ở những mức độ khác nhau Vithế các nước có ngành chè phát triển đã tận dụng ưu thé đó dé phát triển sản xuấtxuất khâu điền hình là Án Độ Trung Quốc và Sri-lanka

1.3.1 Ấn Độ

Ấn Độ là một trong những quốc gia sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu chè lớn

nhất trên thế giới Quốc gia này chiếm 25% sản lượng chè sản xuất ra của thế giới.Chè của An Độ sản xuất ra không chỉ để xuất khâu ma một bộ phận không nhỏ

được sử dụng trong nước Thị trường trong nước được đánh giá cao cả về dunglượng và về mức độ khó tính Án Độ cũng là một trong những quốc gia xuất khẩuchè lớn nhất thế giới với tỷ trọng khoảng 11-13% tổng kim ngạch xuất khâu chè

Nguôn: Cơ sở dit liệu FAO, 2008

Dé nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè, chính phủ An Độ đã córất nhiều biện pháp trong đó đáng chú ý là việc ban hành đạo luật chè năm 1953

(The Tea Act, 1953) Đạo luật này quy định hoạt động kiểm soát việc trồng chè ở

33

Trang 39

An Độ xuất khẩu chè của Án Độ và thành lập một Ủy ban Chè (Tea Board) Là một

tô chức phi lợi nhuận Uy ban không trực tiếp tham gia vào việc sản xuất bat kỳ một

loại sản phâm chè nào mà thực hiện các trách nhiệm sau:

- Điều tiết việc sản xuất và trồng chè

- Thúc đây những nỗ lực hợp tác giữa người trồng và người chế biến chè.

- Thực hiện, hé trợ và khuyến khích nghiên cứu kinh tế, khoa học, kỹ thuật

trồng và chế biến chè

- Hỗ trợ việc kiểm soát các loại sâu bệnh có ảnh hưởng đến cây che

- Điều tiết việc mua bán và xuất khẩu chè

- Dua ra những tiêu chuan về sản phẩm chè

- Thúc đây việc tiêu thụ chè ở Án Độ và các nước khác.

Hỗ trợ nghiên cứu

Ngay từ khi ra doi, Uy ban chè đã có những hoạt động nhằm thực hiện hé trợ

và đánh giá những nghiên cứu về cây chè của An Độ Các nghiên cứu được đa dang

hóa, hướng đến cả các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng nhằm cung cấpcác đầu vào khoa học hiệu quả cho những nhà sản xuất và xuất khâu chè Nhữngnghiên cứu không chỉ hạn chế trong lĩnh vực san xuất nhăm nâng cao năng suất macòn được mở rộng sang việc phát triển những sản phẩm giá trị gia tăng như chèuống liền, chè có hương vị và những lĩnh vực có liên quan như đóng gói chè

Hiện nay, Ủy ban chè đang hỗ trợ tài chính cho 2 cơ quan nghiên cứu tư nhân

là Hiệp hội nghiên cứu chè (Tea Research Association - TRA) ở vùng Đông Bắc vàViện nghiên cứu chè thuộc Hiệp hội thống nhất những nhà trồng chè ở miền Nam

An Độ (United Planter`s Association of Southern India) Cả hai co quan này đều cómột mạng lưới các trung tâm tư van rộng khắp Hỗ trợ tài chính của Ủy ban chè đã

giúp các trung tâm tư vấn có thể mở rộng và duy trì những hỗ trợ kỹ thuật đối với

những người trồng chè Ngoài ra bản thân Ủy ban chè cũng có một trung tâm

nghiên cứu chè Darjeeling (Darjeeling Tea Research Center) ở Kureong đề nghiên

34

Trang 40

cứu những khía cạnh kỹ thuật của giống chè Darjeeling Dé đáp ứng nhu cau, các

chủ đề nghiên cứu được đưa ra 3 - 5 năm dựa trên việc xác định những lĩnh vực

trong tâm năng suất cao luôn được gan liền với chất lượng Những yếu tổ giá trị gia

tăng như bao bì hay các yếu tố có lợi cho sức khỏe cũng được đưa vào trong những

chương trình nghiên cứu của Ủy ban chè.

Bên cạnh 2 tổ chức nghiên cứu nói trên, hoạt động giảng dạy và đào tạotrong những lĩnh vực nông nghiệp liên quan đến cây chè cũng được thực hiện bởi

các trường đại học trong những vùng trồng chè.

Quản lý chất lượng

Trong bối cảnh tự đo hóa kinh tế, việc tự chứng nhận chất lượng sản phẩm và

phương pháp trồng trọt là không thé tránh khỏi theo quy định của những thỏa thuận

về kiểm dịch động thực vật của WTO Những người tiêu dùng chè đặc biệt ở các

nước phát triển rất nhạy cảm với những rúi ro về sức khỏe Hệ thống sản xuất vàchế biến bất kỳ một sản phẩm nào cũng cần được chứng nhận thích hợp để ngườitiêu dùng chắc chắn rằng sản phẩm không có những rủi ro tiềm ân

Theo hướng này, Uy ban chè đã thực hiện 10 chương trình giới thiệu về HACCP (Hệ thống phân tích rủi ro tại điểm tới hạn) thông qua việc tô chức những

cuộc hội thảo ở những vùng khác nhau trên cả nước đào tạo khoảng 300 cán bộ

quản trị trong ngành chè Ủy ban chè cũng đã phát triển một module đào tạo về HACCP đối với sản phẩm chè.

Ngành chè ở An Độ đã nhận thức khá rõ vé chứng nhận ISO — 9000 và nhiều

nhà máy chè trong nước đã có được chứng nhận ISO - 9000 Việc giới thiệu

HACCP là một bước tiếp theo, có thé đi kèm với chứng nhận ISO — 9000, phản anh

những tiêu chuẩn trong cả khâu trồng và chế biến chè Nhiều nông trường chè đã

tìm kiếm sự giúp đỡ của Ủy ban tiêu chuẩn Án Độ (BIS - Bureau of India

Standards) để có được chứng nhận HACCP thông qua những kế hoạch quản lý chất

lượng sản phẩm Cũng cần chú ý rang, BIS là tổ chức duy nhất của An Độ có quyềncấp chứng nhận hệ thông chất lượng theo luật của Án Độ

35

Ngày đăng: 01/12/2024, 02:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN