Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranhhàng hóa nông sản xuất khâu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG DAI HỌC KINH TE
PHẠM THỊ MINH NGUYỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẺ CHÍNH TRỊ
HÀ NỌI - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE
PHẠM THỊ MINH NGUYỆT
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 60 31 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TE CHÍNH TRI
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS KHU THỊ TUYET MAI
HÀ NỌI - 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn déu được chi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Phạm Thị Minh Nguyệt
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn TS Khu Thị Tuyết Mai, người cô đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, anh em, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận
văn này.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả không tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế Rat mong được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung thêm củathầy cô và các bạn
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Phạm Thị Minh Nguyệt
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIET TẮTT 2 c++++2E++t2E+Et+EEEt+EExevrrxerrrez iDANH MỤC CAC BẢNG -22 ©2222222+2222211121122222111212221111111 22212111 crree ii
MỞ DAU pececcesssssesssssessssssessssssssssesssssussssssssessseessssusessssesssssesssssecsessuessssseseesseesesseeeessseeeen |Chương 1:CO SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA XUẤT KHẨU HANGNONG SAN VIỆT NAM -22222-2222222222221122222111222221112221112 2.0111 re 7
1.1 Cơ sở lý luận của xuất khâu hàng nông sản Việt Nam - 7
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xuất khâu 71.1.2 Đặc điểm hàng nông sản Việt Nam -2 22 ce2vsczee 171.1.3 Vai trò của xuất khâu hàng nông sản đối với phát triển kinh tế Việt
I0 — ,Ô 20
1.2 Kinh nghiệm xuất khâu nông sản của một số nước và bài học cho Việt
I0 26
1.2.1 Kinh nghiệm xuất khẩu nông sản của một số nước 26
1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ¿+5 +++s<+s+ss+2 29
Chương 2:THỰỤC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NONG SAN VIỆT NAM VÀOTHỊ TRƯỜNG DUC ¿-©2++2EE++EEEEEEEE2EEE2EEE22E1271127111711211221E1211 2E eErre 33
2.1 Tông quan về xuất khâu của Việt Nam sang thị trường Đức 33
2.1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng . 2 ©2cc+cveeccrkerrrkerrrked 332.1.2 Cơ cầu mặt hàng -©22¿22++++2EEEEeEEEEEEEEEEEECEEELrrrrrrrcree 352.2 Thực trạng xuất khâu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức 35
2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khâu hàng nông sản Việt Nam sang 01804/9:1690i.1111 35
2.2.2 Quy mô, tốc độ xuất khâu nông sản sang thị trường Đức 492.2.3 Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu sang thị
HUONG 9001111171577 50
Trang 62.2.4 Các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam trong xuất khâu hàng nông sản
sang thi trường ĐỨC +6 kg rrep 59
2.3 Đánh giá chung về thực trang xuất khâu hàng nông san Việt Nam sang thi
DUC 3 63
2.3.2 Những tồn tại trong xuất khẩu nông sản sang thị trường Đức vànguyên nhân của những tồn tại đó 2 -22222222222E+ezteEvseerre 64Chương 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNGSAN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG DUC 2-©c¿©cx++£xEezxxezrxesrres 70
3.1 Tiềm năng và triển vọng đây mạnh xuất khâu hàng nông sản Việt Nam k;HW13Ä11)80/015150 90) (0000 70 3.2 Dinh hướng xuất khâu hang nông sản Việt Nam - 72
3.2.1 Quan điểm của Dang và Nha nước về đây mạnh xuất khẩu hàng
4080979000057 äA‡.,.,), ,.HẰẬH, 92DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2222222222222222222222222222222222556 93
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TÁT
Stt Ky hiéu Nguyên nghĩa
1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A
2 EU Lién minh chau Au
3 GDP Tông sản phẩm quốc nội
4 ISO Tổ chức quốc tế về tiêu chuân hóa
5 Nxb Nhà xuất bản
Trang 8DANH MỤC CAC BANG
Stt | Số hiệu Nội dung Trang
Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo
1 Bang 1.1 , 21
khu vực kinh tê
2 | Bảng 1.2 | Kim ngạch xuất khâu của Việt Nam (2002 — 2012) 23
Kim ngạch xuất nhập khâu Việt Nam - Đức giai
3 Bang 2.1 33
doan 2003-2012
4 Bang 2.2 | Giá tri xuất khẩu hang nông sản sang thị trường Đức 50
Lượng và giá trị cà phê Việt Nam xuất khâu vảo thị
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng chi phối
sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, thông qua hội nhập kinh tế quốc
tế mà các nước có thé xuất khâu những mặt hàng là thế mạnh của mình ra thị trường thế giới Vì vậy hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một quốc gia nảo trên thế giới Nhờ hoạt động xuất khẩu mà cácquốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế,tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước, chuyền đôi cơ cấu kinh tế va
đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lượctrong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc dé thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Có đây mạnhxuất khâu, mở cửa thì Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công cácmục tiêu phát triển kinh tế xã hội và ôn định đời sống nhân dân.
Từ đặc điểm của nền kinh tế với dân số chủ yếu tham gia vào các hoạtđộng sản xuất nông nghiệp, Việt Nam đã xác định nông sản là một mặt hàngxuất khẩu quan trọng nham tạo nguồn thu ban dau cần thiết cho phát triểnkinh tế đất nước Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu nông sảnchiếm ty trọng khoảng 13-15% tổng kim ngạch xuất khẩu Nhiều mặt hangnông sản của nước ta giờ đây đã có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới.Xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng nhanh cả về sản lượng và kim ngạch,tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu trong nhiều năm trở lại đâyđạt mức 22 - 23% /năm Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nôngthôn tổng kim ngạch xuất khâu nông sản của Việt Nam năm 2010 đạt 19,15 tỷUSD tăng trên 22% so với năm 2009; năm 2011 xuất khâu nông sản đạt tốc
độ tăng trưởng lẫn kim ngạch kỷ lục tới 33,2% và 13,7 tỷ USD so với năm
Trang 102010; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản năm 2012 đạt 27,54 tỷ USD,tăng 9,7% so với năm 2011 và các mặt hàng nông sản vẫn chiếm ưu thế trongtổng kim ngạch xuất khâu hàng hóa của cả nước; tính đến hết tháng 10/2013, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản đạt 10,99 tỷ USD, giảm 11,8% so với năm 2012 [55] Một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam có thị phần lớn và chiếm vị trí dẫn đầu trong các nước xuất khâu nôngsản như: gạo (đứng thứ nhất thế giới), hồ tiêu (đứng thứ nhất thé giới), hạtđiều (đứng thứ 2 thế giới), cà phê (chiếm 40% thị phần) Hiện tại mặt hàngnông sản Việt Nam đã có mặt ở thị trường hơn 100 quốc gia trên thế giới,ngoài các thị trường truyền thống như Trung Quốc, ASEAN (Hiệp hội cácquốc gia Đông Nam Á), Nga; nông sản Việt Nam đã thâm nhập thị trườngTrung Đông, EU (Liên minh châu Âu), Hoa Kỳ và châu Phi Trong đó EU là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm 19% xuất khâu của nước ta sang EU
và cũng là cửa ngõ trung chuyên quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang cácthị trường khác ở châu Âu [36] Trong đó nông sản là một trong các mặt hàngxuất khâu chủ yếu của Việt Nam vào Đức và tiềm năng xuất khẩu mặt hàng
này của nước ta sang Đức còn lớn nhưng chưa tận dụng được Vậy thực trạng
xuất khâu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Đức ra sao? Nhữngthành tựu và hạn chế của hoạt động này? Giải pháp nào để tăng cường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức? Dé tài “Xuất khẩu hàngnông sản Việt Nam sang thị trường Đức” đã được học viên lựa chọn dé trả
lời các câu hỏi trên.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu từ đề tài
nghiên cứu các cấp, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, sách chuyên khảo, các
bai báo đăng tải trên các tạp chí chuyên nganh, bàn vê xuât khâu nông san
Trang 11nói chung và xuất khâu nông sản trên một số thị trường cụ thể Các công trìnhnghiên cứu này đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động xuấtkhẩu nông sản như:
- Trịnh Thị Ái Hoa (2007), Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam:
lý luận và thực tiên, Nhà xuất bản (Nxb) Chính trị Quốc gia Trong công trình này tác giả phân tích một số chính sách xuất khâu nông sản của Việt Nam từ
lý luận đến thực tiễn; chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong chính sáchxuất khâu nông sản của Việt Nam; đồng thời phân tích quá trình đổi mới vàthực trạng tác động của chính sách xuất khẩu nông sản từ năm 1989 đến năm
2006 Đề xuất những giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu nông sản củaViệt Nam đến năm 2020
- Lê Thị Bình (2010), Năng lực cạnh tranh một s6 hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranhhàng hóa nông sản xuất khâu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế; chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân làm giảm nănglực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khâu chủ yếu của Việt Nam so với cácmặt hàng của các đối thủ cạnh tranh; đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khảnăng cạnh tranh của nông sản xuất khâu Việt Nam trên trường quốc tế.
- Nguyễn Thị Đường (2006), “Xuất khâu hàng nông sản Việt Nam vàothị trường Trung Quốc Thực trạng và giải pháp”, Tap chí Thương mai (13)
; Nguyễn Vũ Thanh Bình (2005), “Xuất khâu nông sản vào thị trường Nhat
Bản”, Tap chí Thuong mại (20); Nguyễn Thanh Bình (2005), “Những phương
thức xuất khâu nông sản vào thị trường Mỹ”, Tap chí thương mại (36) Trongcác công trình này, các tác giả phân tích thực trạng xuất khẩu hàng nông sảncủa nước ta sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và đưa ra một số giải
Trang 12pháp nhằm day mạnh hơn nữa xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang
các thị trường này.
- Hoàng Thị Thanh Tâm (2004), Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, luận văn thạc sĩ kinh tẾ, Đại học Ngoại thương Tác giả nghiên cứu thực trạng xuất khâu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, nêu lên một số định hướng và đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khâu hàng nông sản ở Việt Nam.
- Vũ Thị Hoa (2011), Xuất khẩu nông sản vào thị trường EU Nhữngtôn tại và giải pháp, Tạp chí nghiên cứu châu Âu (Viện Nghiên cứu châu Âu)
số 12, tr 23-26 Trong bài viết này tác giả đưa ra những nhận định, đánh giá
về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu nông sản vào thị trường EU Từ thực trạngtrên, chỉ ra những mặt còn tồn tại và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường EU.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài, dự án nào nghiên cứu chuyênsâu về hoạt động xuất khâu nông sản vao thị trường Đức.
Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Namsang thị trường Đức ra sao? Những thành tựu và hạn chế của hoạt động này?Giải pháp nào để tăng cường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị
cơ sở đó dé xuất một số giải pháp đây mạnh hơn nữa xuất khâu hàng nông sản
nước ta vào thị trường Đức trong thời gian tới.
Trang 133.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu nông sản sang thị
trường Duc.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành tựu và hạn chế, làm
rõ nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động xuất khâu nông sản của
nước ta sang thi trường Đức.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu dé day mạnh xuất khâu hàng nông
sản của Việt Nam nói chung cũng như sang thị trường Đức nói riêng trong tương lai.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xuất khâu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức trong đó tập trung đi sâu nghiên cứu xuất khẩu một số hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu như cà phê, cao su, hạt điều,
rau quả, chè, hạt tiêu.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu xuất khẩu
nông sản của Việt Nam sang thị trường Đức giai đoạn 2002 - 2012, tuy nhiên
một số thông tin cập nhật cũng được đề cập trong luận văn
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Duc, luận van đưa ra những nhận định, đánh giá, khái quát về thành tựu cũng như hạn chế xuất khâu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường này.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Phương pháp này được áp dụng trong
việc trình bày sản lượng, kim ngạch xuât khâu nông sản của Việt Nam sang
Trang 14thị trường thế giới nói chung, sang thị trường Đức nói riêng; so sánh với một
số đối thủ cạnh tranh với Việt Nam trong xuất khâu hàng nông sản sang thị
trường Duc, so sánh theo thời gian.
- Các thông tin và số liệu sử dụng trong luận văn là từ các nguồn thứ cấp, đáng tin cậy.
6 Đóng góp mới của đề tài
- Làm rõ thực trạng xuất khâu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Đức, chỉ ra những thành tựu và hạn chế chủ yếu của hoạt động này.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm day mạnh hoạt động xuất khâu hàng
nông sản của Việt Nam sang thị trường Đức trong thời gian tới.
7 Bồ cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cau thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của xuất khâu hàng nông sản Việt
Nam.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị
trường Đức.
Chương 3: Một số giải pháp đây mạnh xuất khâu hàng nông sản Việt
Nam sang thị trường Đức.
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA XUAT KHẨU HÀNG NÔNG
SẢN VIỆT NAM
1.1 Cơ sở lý luận của xuất khau hàng nông sản Việt Nam
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xuất khẩu
Thông qua xuất khẩu các nước tham gia vào việc phân công lao độngquốc tế, góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế và khang định vị thé của quốcgia trên thương trường Xuất khâu tạo điều kiện cho các quốc gia khai thácđược tiềm năng và lợi thế của quốc gia mình, từ đó góp phan thúc day pháttriển kinh tế xã hội
Xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi
ro va chi phí nhất
1.1.1.2 Đặc điểm
Xuất khâu là hoạt động mua bán hàng hóa vượt qua biên giới của mộtquốc gia, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên Trongbối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng có xu hướng pháttriển cả về chiều rộng và chiều sâu, điều đó đã mở ra cho các quốc gia những
cơ hội có thể tiếp cận với các thị trường nước ngoài một cách dễ dàng hơn,
quy mô cũng như dung lượng của thị trường ngày càng được mở rộng.
Trang 16Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện củanền kinh tế từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc,hàng hóa, thiết bị công nghệ cao Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêuđem lại lợi ích cho các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói
riêng.
Hoạt động xuất khâu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian Nó có thê diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thê kéo dải hàng năm, có thể diễn ra trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
Trong nền kinh tế mở, các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội
to lớn dé có thé đưa hàng hóa và dich vụ của mình đi đến khắp các nơi trênthế giới Tuy nhiên hoạt động xuất khâu cũng gặp phải những rào cản hết sứcđáng kể đó là các chủ thé tham gia hoạt động xuất khẩu có sự khác nhau vềngôn ngữ, đặc biệt là về phong tục tập quán và thé chế chính trị pháp luậtcũng như mức độ phát triển của mỗi quốc gia.
Hoạt động xuất khâu chịu sự chi phối của luật pháp quốc gia, điều ướcquốc tế, tập quán quốc tế Vì vậy có thể thấy tính phức tạp của các hoạt độngxuất khẩu trong kinh doanh quốc tế
Ngoài các chủ thé là các bên xuất và bên nhập thì xuất khẩu còn có sựtham gia của hệ thống các ngân hàng, hệ thống bưu chính viễn thông quốc tế,các hãng giao nhận vận tải quốc tế.
1.1.1.3 Vai tro
* Đối với nên kinh té toàn câuNhư chúng ta đã biết xuất khâu hàng hóa xuất hiện từ rất sớm Nó làhoạt động buôn bán trên phạm vi giữa các quốc gia với nhau Nó không phải
là hành vi buôn bán riêng lẻ, đơn phương mà có cả một hệ thống các quan hệbuôn bán trong tô chức thương mại toàn cầu Với mục tiêu là tiêu thụ sản
phâm của một doanh nghiệp nói riêng, của cả quôc gia nói chung.
Trang 17Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoạithương, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế củatừng quốc gia cũng như trên toàn thé giới.
Xuất khẩu hàng hóa nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, là một trong bốn khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác Có thể nói sự phát triển của xuất khẩu là một trong những động lực chính để thúc đây sản xuất.
Xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên của sản xuấtgiữa các nước, trong điều kiện nền kinh tế mở các quốc gia sẽ tham gia vàophân công lao động quốc tế, chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu một sốmặt hàng có lợi thé và nhập khâu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sảnxuất trong nước kém lợi thế hon
Như vậy, vai trò của xuất khẩu cũng như của thương mại quốc tế nói chung đối với nền kinh tế toàn cầu là giúp phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệuquả nguồn lực trên quy mô toàn cầu, qua đó làm gia tăng sản lượng thế giới
và đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia Điều này đã được làm sáng tỏbởi một số lý thuyết sau:
a Lý thuyết lợi thế tuyệt đốiAdam Smith (1723 - 1790), là người đầu tiên đưa ra sự phân tích cótính hệ thống về nguồn gốc của thương mại quốc tế Từ việc xây dựng mô hình đơn giản dựa trên ý tưởng về lợi thế tuyệt đối, ông đã giải thích lợi íchthu được từ thương mại quốc tế đối với các quốc gia Ông cho răng lợi ích củathương mại quốc tế thu được do thực hiện nguyên tắc phân công theo laođộng Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi quốc gia nên chuyên môn hóa, tập trungsản xuất những hàng hóa mà quốc gia có lợi thế tuyệt đối, thông qua đó chophép quốc gia đó sản xuất sản phẩm với chi phí thấp hơn các quốc gia khác,
sau đó tiên hành trao đôi với các quôc gia khác thì cả hai bên đêu có lợi.
Trang 18Như vậy, lý thuyết lợi thế tuyệt đối đã nhấn mạnh tam quan trọng của
chuyên môn hóa và trao đổi giữa các quốc gia và giải thích một phần lý docủa thương mại quốc tế đối với một số mặt hàng giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển.
Tuy nhiên với mô hình này không thể giải thích được một phần quan
trọng của thương mại quốc tế Chăng hạn, nếu một quốc gia có sự bat lợi thé
trong việc sản xuất tat cả các loại sản phẩm, trong khi một quốc gia khác lại
có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì liệu có diễn rathương mại quốc tế không và lợi ich của các bên là như thé nào? Dé giải thíchvan dé nay, lý thuyết lợi thế so sánh của David Rcardo (1772 - 1823) đã ra
doi.
b Lý thuyết về lợi thé so sánhNếu như lý thuyết về lợi thế tuyệt đối xây dựng trên cơ sở sự khác biệtlượng lao động thực tế được sử dụng giữa các quốc gia khác nhau (nói cáchkhác là sự khác biệt về hiệu quả sản xuất tuyệt đối) thì lý thuyết lợi thế sosánh lại xuất phát từ hiệu quả sản xuất tương đối Lý thuyết được xây dựngtrên mô hình đơn giản chỉ có hai nước và việc sản xuất hàng hóa chỉ với mộtnguồn đầu vào là lao động Theo David Rcardo nếu một quốc gia có hiệu quảthấp hơn so với các quốc gia khác trong hầu hết các loại sản phẩm thì quốcgia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế, dé tạo ra lợi ích cho quốc gia mình, bằng cách chuyên môn hóa, tập trung sản xuất, xuất khâu những hàng hóa có lợi thế tương đối và nhập khẩu những hàng hóa mà việc sản xuất chúng gặp nhiều bat lợi nhất Như vậy, thương mại quốc tế van có thé diễn racho mọi quốc gia trên thế giới, cho phép các quốc gia sử dụng hợp lý, có hiệuquả các nguồn lực của mình, đồng thời mang lại lợi ích cho cả đôi bên, cũng
như làm cho của cải thê giới tăng lên.
10
Trang 19Mặc dù lý thuyết lợi thé so sánh vẫn còn gặp một số bế tắc khi giảiquyết các vấn đề phức tạp của thương mại quốc tế hiện đại nhưng lý thuyếtnày đã đóng vai trò quan trọng trong việc luận giải những vấn đề quan trọngcủa thương mại quốc tế, là cơ sở khoa học để mỗi quốc gia lựa chọn và xácđịnh các sản phẩm xuất khẩu phù hợp, dựa trên cơ sở phân tích các lợi thế sosánh về nguồn lực sản xuất, từ đó tham gia tích cực vào phân công và hợp tácquốc tế, góp phan thúc đây tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia và của thé
ĐIỚI.
c Học thuyết Hecsher — Ohlin
Lý thuyết của David Ricardo chưa giải thích một cách rõ ràng về nguồngốc cũng như là lợi ích của thương mại quốc tế trong nên kinh tế hiện đại Nitiếp con đường của các nhà khoa học đi trước, hai nhà kinh tế học người Thụy Điển Hecksher và Ohlin đã bổ sung mô hình mới, trong đó hai ông đã dé cậptới hai yếu t6 đầu vào là vốn và lao động Lý thuyết Hecksher — Ohlin phátbiểu: Một nước sẽ xuất khâu loại hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng sử dụngnhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó và nhập khâu những hànghóa mà việc sản xuất ra chúng cần nhiều yếu tố đắt và tương đối khan hiếm ởquốc gia đó Hay nói một cách khác một quốc gia tương đối giàu lao động sẽsản xuất hàng hóa sử dụng nhiều lao động và nhập khẩu những hang hóa sửdụng nhiều vốn.
Lý thuyết Hecksher — Ohlin giải thích sự khác biệt về nguồn lực sảnxuất vốn có dẫn đến sự khác biệt về giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất,
là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về giá cả tương đối của các hàng hóagiữa các quốc gia và tạo nên lợi thế cuả các quốc gia trong sản xuất các sảnphẩm nhất định, là cơ sở dé các quốc gia tham gia vào phân công lao động
quôc tê và thương mại quôc tê.
II
Trang 20Nói một cách khác, một quốc gia dù ở trong tình huống bắt lợi vẫn cóthé tìm điểm có lợi dé khai thác Bằng việc khai thác các lợi thế này các quốcgia tập trung vào việc sản xuất và xuất khâu những mặt hàng có lợi thế tương đối và nhập khâu những mặt hàng không có lợi thế tương đối Sự chuyên môn hóa trong sản xuất này làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình một cách tốt nhất, giúp tiết kiệm những nguồn lực như: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhién, trong quá trình sản xuất hàng hóa Trên quy mô toàn thế giới nguồn lực được phân bổ hợp lý, hiệu quả, tổng sản phẩm sẽ tăng vàmỗi quốc gia đều được lợi từ thương mại quốc tế.
* Đối với nên kinh tế của mỗi quốc gia
Là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại,xuất khẩu đã trở thành phương tiện đề thúc đây phát triển kinh tế.
Có thé nói xuất khẩu là một lĩnh vực có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế của một đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển Công tác xuất khâu được đánh giá quan trọng như vậy là do:
Một là, xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước
Đối với mọi quốc gia đang phát triển để khắc phục tình trạng nghèonàn, lạc hậu, chậm phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phải công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađòi hỏi phải có một lượng vốn lớn dé nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bịtiên tiến.
Thực tế cho thay, dé có nguồn vốn nhập khâu một nước có thé sử dụng nguồn vốn huy động chính như sau: đầu tư trực tiếp nước ngoài, vay nợ, cácnguồn viện trợ; thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ trong nước;thu từ các hoạt động xuất khẩu Nguồn vốn vay rồi cũng phải trả, còn viện trợ
và đâu tư nước ngoài thì có hạn, hơn nữa các nguôn này thường bị phụ thuộc
12
Trang 21vào nước ngoài, vì vậy nguồn vốn quan trọng nhất dé nhập khẩu chính là xuấtkhẩu Xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến quy mô, tốc độtăng trưởng của hoạt động nhập khâu Ở một số nước, một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát triển là do thiếu tiềm năng về
vốn, do đó với họ nguồn vốn ở bên ngoài là chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư,
vay nợ va viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chu đầu tư và người cho vay thấy dược khả năng trả nợ của đất nước, trong đó họ rất chú trọng tới hoạt động xuất khâu.
Hai là, xuất khâu thúc đây chuyên dịch cơ cấu kinh tế, thúc day sảnxuất phát trién
Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cau sản xuất và tiêu dùng của thé giới
đã và dang thay đổi mạnh mẽ Xuất khâu làm chuyên dịch cơ cau kinh tế củacác quốc gia từ nông nghiệp chuyền sang công nghiệp và dịch vụ
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất vàchuyền dịch cơ cấu kinh tế:
Thứ nhất, chỉ xuất khâu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùngnội địa Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất
về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư thừa ra của sảnxuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đócác ngành sản xuất không có cơ hội phát triển.
Thứ hai, coi thị trường thế giới dé tổ chức sản xuất và xuất khẩu Quan điểm này tác động tích cực đến chuyên dịch cơ cấu kinh tế, thúc đây xuất khâu Điều này thẻ hiện:
- Xuất khâu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển Changhạn như khi phát triển ngành dệt may xuất khâu, các ngành khác như bông,
kéo sợi, nhuộm, tây, sẽ có điêu kiện phát triên.
13
Trang 22- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản pham, góp phan énđịnh sản xuất, tạo lợi thế nhờ quy mô.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng thị trường tiêu dùng cho một quốc gia, cho phép một quốc gia
có thê tiêu dùng các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó thậm chí cả những mặt hàng mà họ không có khả năng sản xuất được.
- Xuất khâu góp phần thúc đây chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quảsản xuất của từng quốc gia Nó cho phép chuyên môn hóa sản xuất phát triển
cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Trong nền kinh tế hiện đại mang tính toàn cầuhóa như ngày nay, một sản phẩm có thé được nghiên cứu ở nước thứ nhất, chếtạo ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư và thanh toán thực hiện ở nước thứ năm Như vậy, hàng hóa sản xuất ra ở nhiều quốc gia và tiêu thụ ở một quốc gia cho thấy sự tác động ngược trở lại của chuyên môn hóa tới xuất khẩu.
Ba là, xuất khâu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ cho một quốc gia,đặc biệt với các nước đang phát triển đồng tiền không có khả năng chuyền đổithì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điềuhòa về cung cấp ngoại tệ, 6n định sản xuất, qua đó góp phan vào tăng trưởng
và phát triển kinh tế Thực tế đã chứng minh, những nước phát triển là nhữngnước có nền ngoại thương mạnh và năng động
Hoạt động xuất khâu với nhiều hình thức ngày càng đa dạng thể hiện sự phát triển của phân công lao động quốc tế Vì vậy, nó đã chiếm lĩnh vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh tế đối ngoại và thực hiện các chức năng cơ
bản sau:
Thứ nhất, lưu thông hàng hóa giữa thị trường trong nước với thị trường
nước ngoai.
14
Trang 23Thứ hai, tạo các nguồn lực bên ngoài chủ yếu là vốn và công nghệ déphục vụ cho sự phát triển của đất nước Xuất khâu hang hoá mang lại nguồnngoại tệ cho đất nước, là nguồn vốn quan trọng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong khi đó, nhập khâu tạo điều kiện tiếp nhận những dây chuyền công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, làm tăng hiệu quả sản xuất trong nước.
Thứ ba, xuất khẩu có thể làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản pham xã hội va tong thu nhập quốc dân nhằm thích ứng với nhu cầu tiêu dùng
và tích lũy.
Thứ tư, xuất khẩu còn làm tăng hiệu qua của nền kinh tế băng việc tạo
ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc sản xuất kinh đoanh, tăngkhả năng khai thác lợi thế của một quốc gia
Bồn là, xuất khẩu có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Kinh nghiệm của các nước đi trước đã chỉ ra rằng, hướng nên kinh tế ra thị trường nước ngoài, ngoài việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho ngườilao động thông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu thì còn đạt được mục đích làphát triển nguồn nhân lực, tăng thêm thu nhập và đáp ứng tốt hơn nhu cầungày càng đa dạng, phong phú của nhân dân Đối với những quốc gia có lợithế về nguồn lao động thì việc phát triển các ngành sản xuất sử dụng nhiều laođộng hướng về xuất khâu sẽ tận dụng được lợi thế quốc gia, góp phần vàoviệc tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.
Nam là, xuất khẩu là cơ sở dé mở rộng và thúc đây các hoạt động kinh
tế đối ngoại của quốc gia, từng bước nâng cao vị thế của quốc gia trên trườngquốc tế
Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại lẫnnhau Day mạnh xuất khẩu làm tăng cường hợp tác quốc tế với các nước,
nâng cao vị thê của quôc gia trên trường quôc tê Xuât khâu và công nghiệp
15
Trang 24sản xuất hàng xuất khâu thúc day các ngành khác cùng phát triển như: hệthống ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải quốc tế, du lịchquốc tẾ, Ngược lai sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khâu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
Như vậy, có thể nói đây mạnh xuất khâu sẽ tạo ra động lực cần thiết giải quyết những van đề thiết yếu của nền kinh tế Điều này nói lên tính khách quan của việc tăng cường xuất khâu trong quá trình phát triển kinh tế.
* Đối với các doanh nghiệpCùng với sự bùng nô của nền kinh tế toàn cầu, xu hướng vươn ra thitrường quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanhnghiệp Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanhnghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của
mình.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêuthụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra Nhờ có xuất khâu mà tên tuổi củadoanh nghiệp không chỉ được khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt
ở thị trường nước ngoài.
Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ, tăng dự trữ cho các doanh nghiệp,qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc,thiết bị, nguyên vật liệu, phục vụ cho quá trình phát triển.
Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn đôi mới và hoàn thiện côngtác quan trị kinh doanh Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dai chu kỳ sốngcủa một sản phẩm
Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệpvào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tôn tại và pháttriển được thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất
lượng, cải tiên mau mã, hạ giá thành sản pham, từ đó tiệt kiệm các yêu tô dau
16
Trang 25vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực Đây sẽ là một nhân tố thúcđây hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2 Đặc điểm hàng nông sản Việt Nam
- Các mặt hàng nông sản chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên như các điều kiện về đất đai, thời tiết khí hậu, địa hình, nguồn nước, Hay nói một cách cụ thể hơn các điều kiện tự nhiên tác động một cách trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, từ đó ảnh hưởng đến năng suấtchất lượng của cây trồng và ảnh hưởng đến giá cả, nguồn hàng nông sản choxuất khẩu Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp thì cây trồng sẽ pháttriển tốt, cho năng suất cao và ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu dẫn tới cả năngsuất và chất lượng đều giảm Căn cứ vào đặc tính này các doanh nghiệp có thêtìm ra cơ hội kinh doanh cho mình Chắng hạn: Khu vực, thị trường nào có các doanh nghiệp xuất khẩu cùng một mặt hàng với doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, có thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt xảy ra thì khu vực ấy sẽ bị mất mùa nông sản Doanh nghiệp phải tận dụngngay cơ hội này dé đây mạnh hoạt động xuất khẩu
- Các mặt hàng nông sản mang tính thời vụ: Việc sản xuất, thu hoạchthường được tiễn hành theo mùa vụ rõ ràng, cụ thé với từng loại cây và từngkhu vực nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, tạo điều kiệncho việc trồng, chăm sóc của con người cũng như sự sinh trưởng và phát triển
của cây trồng, do đó chất lượng, giá cả có sự biến động nhất định với từng
loại nông sản theo từng mùa vụ Vào chính vụ thì chất lượng đồng đều, số
lượng lớn, phong phú về chủng loại, giá cả, vì thế mà giá bán sẽ rẻ hơn Nếu trái vụ hoặc thời tiết không thuận lợi thì hàng nông sản khan hiếm, chất lượngkhông đồng đều, giá bán sẽ cao hơn
Chính vì vậy, đối với mỗi doanh nghiệp tham gia xuất khâu hàng nông
sản, việc nghiên cứu thị trường (cả thị trường trong nước và thị trường nước
17
Trang 26ngoài), từ đó đưa ra những dự báo phục vụ cho quá trình thu mua, dự trữ dédap ứng những don đặt hàng vào lúc trái vu là thật sự cần thiết Nếu doanh
nghiệp đáp ứng được đơn đặt hàng vào lúc trái vụ thì lợi nhuận mà doanh
nghiệp thu được so với lúc chính vụ sẽ lớn hơn rất nhiều Ngoài ra, do đặc
tính thu hoạch theo thời vụ nên hoạt động thu hoạch hàng nông sản thường
chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn Với đặc tính này, buộc doanh nghiệp phải có mạng lưới thu mua rộng khắp và phải chuan bi đủ vốn dé thực hiện
công tác thu mua có hiệu quả.
- Hàng nông sản mang tính phân tán: Mỗi loại cây khác nhau phù hợp
với điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau do đó sẽ trồng và phát triển ở nhữngvùng khác nhau, như cây chè thường phù hợp với điều kiện thời tiết đất đaicủa các tỉnh miễn núi phía bắc, trong khi đó cây cà phê lại thích hợp với môi trường đất đỏ bazan của các tỉnh Tây Nguyên như Đắc Lắc, Đắc Nông Mặt
khác, hàng nông sản phân tán ở vùng nông thôn và trong tay hàng triệu nông
dân nhưng sức tiêu thụ lại tập trung ở thành phố và các khu công nghiệp tập
trung Phương thức lưu thông hàng hóa nông sản là phan tán — tập trung, nông
thôn — thành thi, vì vậy việc bố trí địa điểm thu mua, phương thức thu mua,chế biến và vận chuyên đều phải phù hợp với đặc điểm nói trên
- Các mặt hàng nông sản có tính tươi sống: hàng nông sản phần lớn là
cơ thể sống, cây trồng và vật nuôi Các loại cây trồng và vật nuôi phát sinh,
phát triển theo quy luật sinh học Do là cơ thé sống nên chúng rất nhạy cảm VỚI yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đôi về thời tiết, khí hậu đều tác động đến
sự phát triển của cây trồng vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản pham cuốicùng Vì vậy, hàng nông sản dé bị hư hỏng, kém phẩm chat
- Hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người, chấtlượng của nó tác động trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng nên yêu cầu
về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được đặc biệt coi trọng và quy định
18
Trang 27chặt chẽ trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản Ngày nay, chất lượng đãtrở thành công cụ cạnh tranh khá hiệu quả và để xâm nhập vào các thị trườngkhó tinh thì đòi hỏi sản pham phải có chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết mà thị trường đó đặt ra.
- Hàng nông sản gồm nhiều chủng loại và chất lượng của từng mặt hàng cũng rất khác nhau, mỗi loại hàng khác nhau có tính chất, đặc điểm khác nhau, sinh trưởng và phát triển trong các điều kiện không giống nhau, thuhoạch và chế biến theo những cách riêng nên chất lượng cũng khó đồng đều,ngay trong mỗi mặt hàng thì chất lượng cũng đã được quy định thành rấtnhiều loại khác nhau
Thói quen tiêu dùng và sự đánh giá về cùng một mặt hàng trên thịtrường thế giới rất khác nhau Chăng hạn, đối với mặt hàng gạo, trên thị trường thế giới hiện nay có 6 loại gạo chính, mỗi loại gạo trên lại có thể phân chia thành nhiều nhóm Mỗi nhóm thích ứng với từng thị trường riêng Cụthể: thị trường châu Âu quen tiêu dùng gạo ngon, hạt dài, song thị trườngchâu Á lại quen tiêu dùng gạo chất lượng trung bình, hạt dài Thị trường châuPhi quen tiêu dùng gạo hấp (luộc sơ) có chất lượng không cao song loại gạonày lại không được chấp nhận ở các thị trường còn lại Thị trường TrungĐông quen tiêu dùng gạo thơm, thị trường Lào quen tiêu dùng gạo nếp
Từ đặc điểm này có thể thấy, với một loại nông sản có thể được ưa
thích ở thị trường này song lại không được chấp nhận ở thị trường khác, giá
có thể cao ở thị trường này song lại rất thấp ở thị trường khác Vì vậy, trongkinh doanh xuất khâu hàng nông sản vấn đề xác định thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng đóng vai trò quan trọng hàng đầu
Như vậy, hàng nông sản có những nét đặc trưng riêng, ảnh hưởng lớn
đến hoạt động sản xuất và buôn bán Việc nắm vững những đặc trưng của
hàng nông sản, từ đó đưa ra các phương thức kinh doanh cho phù hợp là một
19
Trang 28cách dé tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm, dé đảm bảo xuất khẩuthành công trên thị trường thế giới Chủng loại hàng nông sản rất phong phú,đòi hỏi cao về chất lượng, được sản xuất, tiêu thụ ở khắp mọi nơi, quan hệ cung cầu rất phức tạp, vì vậy kinh doanh hàng nông sản cần nắm vững quy luật luân chuyền của chúng.
1.1.3 Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản đối với phát triển kinh tế Việt
Nam
Nếu như trước đây, dưới thời kế hoạch hóa tập trung nền kinh tế ViệtNam mang nặng tính tự cung tự cấp, sản xuất bị kìm hãm, nông nghiệp pháttriển yếu kém, xuất khâu nông sản đóng vai trò mờ nhạt trong nền kinh tếquốc dân thì những năm gần đây trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tếthế giới, trong bối cảnh đất nước đang thực hiện chính sách đôi mới, mở cửa nên kinh tế, xuất khâu nông sản đóng một vai trò đặc biệt quan trọng Trong chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,xuất khâu nông sản được coi là xương sống của sự phát triển, góp phần cảithiện vị thế nền kinh tế của đất nước
Xuất khẩu nông sản là một bộ phận nhỏ của xuất khâu hàng hóa củahầu hết các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên do sự khác nhau về lợi thế (vốn,lao động, công nghệ, điều kiện tự nhiên, chính sách của chính phủ) mà tỷtrọng xuất khâu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khâu của các quốc gia là khác nhau Đối với Việt Nam, xuất khẩu nông sản là nguồn thu rat quan trọng, xuất khẩu nông sản có vai trò cụ thể như sau:
1.1.3.1 Góp phan vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước
Xuất khẩu các loại hàng hóa nói chung, xuất khẩu hàng nông sản nóiriêng và sự tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Xuất khẩuđóng vai trò quan trọng hàng đầu cho sự tăng trưởng và phát triển của nềnkinh tế, đặc biệt là các nước có nền kinh tế mở, phát triển theo hướng hướng
20
Trang 29ra xuất khâu, thé hiện ở chỗ nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng sản phẩmquốc nội (GDP).
Bảng 1.1: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế
phân theo khu vực kinh tế
Nguôn: Tổng cục thong kê
Số liệu trong bang 1.1 cho thấy nông, lâm, thủy sản van là khu vực
đóng vai trò quan trọng trong GDP của Việt Nam.
Vai trò của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế của một quốc gia cóthê thấy rõ qua đồng nhất thức sau:
GDP = C+I+G+(X-N).
Trong đó: C là chi tiêu của các hộ gia đình.
11a đầu tư của các doanh nghiệp.
21
Trang 30G là chi tiêu của Chính phủ.
X là xuất khẩu
N là nhập khẩu.
Khi mà hiệu số (X-N) tăng cao, tức X tăng mạnh thì tổng sản pham
trong nước (GDP) tăng cao và ngược lại.
Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khâu chủ lực của Việt Nam, có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế Xuất khẩu hàng nông sản cảng lớn thì càng làm cho GDP tăng cao, thể hiện được năng lựccạnh tranh của đất nước về xuất khâu Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sảntăng cao sẽ góp phan nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
1.1.3.2 Tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ
Hàng nông sản xuất khâu là một trong những mặt hàng xuất khâu chủ lực của Việt Nam, góp phan đáng kế vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước.
Kim ngạch xuất khâu nông sản của Việt Nam có sự tăng trưởng liêntục, ồn định qua các năm (bang 1.2) Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu nông
sản đạt 2,39 tỷ USD (chiếm 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu), sang đến năm
2012 kim ngạch xuất khâu nông sản đạt 14,99 tỷ USD (chiếm 13,1% tổng kimngạch xuất khâu) Tính đến hết thang 11 năm 2013 kim ngạch xuất khẩu nôngsản đạt 12,7 tỷ USD (chiếm 10,5% tổng kim ngạch xuất khâu) Xuất khâunông sản nước ta tăng mạnh nhất là sau khi nước ta gia nhập WTO, kimngạch xuất khẩu hàng nông sản cũng như kim ngạch xuất khâu của cả nước
tăng cao.
22
Trang 31Bang 1.2: Kim ngạch xuất khau của Việt Nam (2002 — 2012)
Tổng kim ngạch | Kim ngạch xuất
Năm xuất khẩu khẩu nông sản _.
(ty USD) (ty USD)
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Dau tu
1.1.3.3 Mo rộng quy mô san xuất nông nghiệp
Khi xuất khâu nông sản tăng, khối lượng nông sản được sản xuất ra
ngay càng lớn, do đó sẽ tao điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất nông
nghiệp Mặt khác khi xuất khâu nông sản tăng còn tạo nguồn thu lớn chongười sản xuất, từ đó họ có thé tăng vốn dé tái sản xuất mở rộng, tăng năngsuất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị hàng xuất khâu.
1.1.3.4 Giải quyết tốt van dé công ăn, việc làm
Một trong những đặc điểm rất quan trọng của Việt Nam và một s6 nước đang phát triển khác là tốc độ tăng lực lượng lao động nhanh, từ đó việc làm
23
Trang 32luôn là van đề nóng và cần quan tâm của nền kinh tế Dé giải quyết được tìnhtrạng này phải tăng cầu lao động và xuất khẩu tăng cũng là một trong nhữngbiện pháp để mở rộng quy mô ngành sản xuất nông nghiệp, từ đó tạo thêm việc làm cho người lao động Mặt khác, xuất khẩu nông sản tăng kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp,
từ đó lao động bồ sung tăng lên
Khi người lao động có việc làm, thu nhập ồn định sẽ tạo tam lý yên tâm phan khởi và người lao động (đặc biệt là lao động nông nghiệp) sé làm việc
ngay tại quê hương mình, giảm tải tình trạng di cư của lao động ra các khu
công nghiệp, thành thị để kiếm việc làm
1.1.3.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguôn lực trong nông nghiệp
Nguồn lực trong nông nghiệp bao gồm: đất đai, cơ sở hạ tầng, người lao động, kinh nghiệm sản xuat, Mỗi quốc gia đều có những cách thức khácnhau trong việc sử dụng các nguồn lực của mình sao cho có hiệu quả nhất vàtận dụng hết các lợi thế của vùng Mỗi vùng khác nhau sẽ có lợi thế về mộtloại nông sản khác nhau, do đó khi xuất khâu nông sản tăng lên, thị trườngđược mở rộng, sẽ tạo điều kiện cho vùng đó sử dụng nguồn lực của mình đạthiệu quả cao nhất Đó cũng là lý do tại sao Việt Nam lại tạo những điều kiệnthuận lợi để đây mạnh xuất khẩu gạo của đồng bằng sông Cửu Long, cà phêcủa các tỉnh miền Trung Tây Nguyên, vải Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên,
24
Trang 33ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin,
nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nông nghiệp trên thị trường Vìvậy xuất khẩu nông sản tạo điều kiện giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho nông sản, thúc đầy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, điều đó rất phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế trong giai đoạn hiện nay Mặt khác, xuất khẩu nông sản còn có vai trò tích cực trong việc cung cấp thông tin cho người sản xuất, tạo ra sự phù hợp tốt hơn giữangười sản xuất và thị trường
1.1.3.7 Chuyển dịch cơ cầu kinh té nông nghiệp
Nhờ những thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mà cơ causản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã có những thay đổi mạnh mẽ Sự chuyêndịch cơ cau kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dé phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới là con đường tat yêu đối với
Việt Nam.
Dé phục vụ cho xuất khẩu, việc tổ chức sản xuất ở mỗi quốc gia đềuphải xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới Điều này tác động tích cựcđến sự chuyền dịch cơ cấu kinh tế, thúc đây sản xuất phát triển, bao gồm:
- Xuất khẩu nông sản sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khácphát triển thuận lợi: đây mạnh xuất khẩu nông sản sẽ cho phép mở rộng quy
mô sản xuất, tạo điều kiện đề nhiều ngành nghề mới ra đời, gây phản ứng dâychuyên thúc day các ngành kinh tế khác phát triển theo Chang hạn như, xuấtkhẩu gạo sẽ kéo theo sự phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ khác như:
sản xuất bao bì, chăn nuôi, vận chuyên `
- Nông sản là sản phâm của ngành nông nghiệp, việc xuất khâu hàngnông sản sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thựcphẩm phát triển, khi mà hàng nông sản xuất khâu tăng mạnh sẽ kéo theo sựphát triển của nhiều ngành công nghiệp chế biến, bảo đảm nguồn lương thực,
25
Trang 34thực phẩm, cung cấp đủ, kịp thời cho việc xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thìnhu cầu về lương thực, thực pham sẽ tăng cao, khi đó ngành chế biến nông sản thực phâm có điều kiện dé phát triển.
- Thông qua xuất khâu nông sản, các nhà sản xuất trong nước buộc phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thé giới Dé chiến thang trong cạnh tranh đòi hỏi chúng ta phải tô chức lại sản xuất tốt hơn, quản lý và kinh doanh hiệuquả hơn để tăng năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sảnphẩm, đáp ứng tốt hon các đòi hỏi ngày càng cao của thị trường
1.2 Kinh nghiệm xuất khẩu nông sản của một số nước và bài học cho Việt Nam
1.2.1 Kinh nghiệm xuất khẩu nông sản của một số nước
1.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc cũng là một nước xuất khẩu nông sản nhiệt đới hàng đầucủa khu vực và thế giới Kinh nghiệm rút ra từ Trung Quốc là những chínhsách nông nghiệp nói chung và những chính sách xuất khẩu nông sản nóiriêng rất đúng đắn, cụ thê là:
- Duy trì mức bảo hộ hợp lý đối với ngành nông nghiệp, điều chỉnh cácchính sách bảo hộ và hỗ trợ cho nông nghiệp đang áp dụng, tái cấu trúcnghiên cứu khoa học — công nghệ nông nghiệp và hệ thống khuyến nông.
- Thúc đây việc tái cơ cấu và điều chỉnh chính sách xuất khâu nông sản:
đa dạng hóa nông sản và cải thiện chất lượng sản phẩm theo hướng toàn diện,phát triển việc chế biễn nông sản, khai thác lợi thế so sánh của sản phẩm địaphương đặc sắc, thúc đây xây dựng môi trường sinh thái và thực hiện pháttriển bền vững, dé từ đó tạo ra nguồn hàng có chất lượng cao và 6n định cho
xuât khâu.
26
Trang 35- Điều chỉnh xuất khẩu nông nghiệp theo hướng thúc đầy hình thành hệthống thông tin thị trường, hệ thống tiêu chuẩn, an ninh và chất lượng.
- Phát trên xuất khâu nông sản theo hướng sản xuất những nông sản mà Trung Quốc có lợi thế so sánh trên thị trường thế giới Coi trọng hơn nữa tới
hỗ trợ cho việc phát triển công nghiệp chế biến Phát triển công nghiệp chế biến tao ra giá trị gia tăng cao và tạo đầu ra ồn định hơn cho gành trồng trọt
và chăn nuôi Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm tới việc cung cấp các dịch
vụ hỗ trợ xuất khẩu nông sản và có sự cân đối lợi ích giữa các ngành, các khuvực dé dam bảo cho nông dân tiếp cận với đầu vào quan trọng như thủy lợi,điện, phân bón với chất lượng cao và giá thấp
- Thanh lập và củng cố các Hiệp hội ngành hàng là nông nghiệp, đặcbiệt là các ngành hàng có ưu thé xuất khâu vào thị trường thé giới.
So với Việt Nam, Trung Quốc là một quốc gia lớn, có tiềm lực hơn rấtnhiều và và khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trên thị trường thế giới cũngcao hơn Tuy nhiên, Việt Nam đã và đang khăng định mình trên con đườnghội nhập kinh tế quốc tế và đã đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục về xuấtkhẩu nông sản, đó là những minh chứng rõ ràng và cụ thê nhất Việt Nam đã
có thời cơ, đã nhìn ra hướng đi Điều chúng ta cần là những hành động vàbiện pháp cu thé dé có thé đạt được những thắng lợi tiếp theo về xuất khẩu
trên con đường hội nhập
1.2.1.2 Kinh nghiệm cua Thai Lan
Thái Lan là nước có tiềm năng sản xuất nông sản, có điều kiện sinh thái tương tự như Việt Nam nên các loại cây trồng cũng đa dạng và phong phúnhư chúng ta Cách đây hơn 20 năm, tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sảncủa Thái Lan cũng tương tự như Việt Nam Nhưng ngày nay, kim ngạch xuấtkhẩu một số mặt hàng nông sản của Thái Lan vượt xa so với Việt Nam, nôngsản Thái Lan đã có uy tín và chỗ đứng vững chắc trên nhiều thị trường thế
27
Trang 36giới Nguyên nhân thành công của Thái Lan có nhiều yếu tố, ngoài yêu tổthuận lợi của thị trường xuất khẩu như thị trường các nước EC, Đông Âu, thìnhân tổ về sự nỗ lực trong việc phát triển ngành nông sản là điều kiện quan trọng quyết định sự thành công của Thái Lan.
Việc nghiên cứu kinh nghiệm sản xuât và xuât khâu nông sản của Thái Lan sẽ rút ra nhiêu bài học mang ý nghĩa thực tiên cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Kinh nghiệm đầu tiên là khâu giống, Thái Lan coi giống là một trong những khâu tạo ra lợi thế so sánh một cách bền vững trong việc đưa sản phâmnông sản thâm nhập thị trường thế giới Nguyên tắc của khâu giống là: nguồngốc phải rõ ràng, có địa chỉ, có hướng dẫn quy trình thâm canh, có bằngchứng chứng minh giống đó đã được trồng thực nghiệm và có kết quả tốt.Trừng phạt nặng nếu người cung cấp giống có tình vi phạm quy định hoặccung cấp giống không đảm bảo chất lượng Chính phủ Thái Lan đã giànhkhoản ngân sách đáng ké dé nhập khẩu giống; hỗ trợ cơ quan nghiên cứu lựa
chon, lai tạo các loại giông tot; trợ giá cho việc phô biên các loại giông tot.
Kinh nghiệm về đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nông sản một cách khoa học vừa giúp thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng vừa giảm cạnh tranh lẫn nhau trong tiêu thụ do thâm canh trùng lắp cùng một loại nông sản ở các vùng khác
nhau.
Thái Lan chú trọng tập trung đầu tư các dây truyền công nghệ chế biếnhiện đại, đảm bảo điều kiện vận tải, kỹ thuật đóng gói tiên tiến, thỏa mãnđược các yêu cầu chất lượng của EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc
Kinh nghiệm về xuất khẩu tại chỗ: Thái Lan là nước có lượng khách du lịch lớn, các nhà kinh doanh nông sản đã tận dung lợi thé này dé xuất khẩu tai
28
Trang 37chỗ với kim ngạch đáng kể Hàng năm, Thái Lan đón khoảng 15 triệu khách
du lịch, mỗi khách bình quân mua 5 USD sản phẩm nông sản, chủ yếu là tráicây thì doanh số cũng đạt khoảng 75 triệu USD Đây cũng là một hình thức tiếp thị có hiệu quả.
Kinh nghiệm về việc xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ quanchức năng có liên quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản: Thành lập các cơquan, chi nhánh trực thuộc ngành nông nghiệp dé làm các dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu nông sản như cung cấp giấy chứng nhận kiểm dich cây trồng, thực phẩm tại các vùng sản xuất nông sản trọng điểm; giúp các doanh nghiệpkiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu; thành lập trung tâm đóng gói TháiLan trực thuộc Bộ Khoa học và Năng lượng dé hướng dẫn cách đóng góithích hợp các loại nông sản bảo đảm giữ được chất lượng cho đến tay người
tiêu dùng.
Kinh nghiệm về nâng cao vai trò của nhà nước trong việc day mạnh xuất khẩu: Chính phủ Thái Lan có kế hoạch hỗ trợ nông dân sản xuất và xuất khâu các loại nông sản có giá trị cao, Bộ Nông nghiệp hỗ trợ nông dân trong việc nghiên cứu, chọn giống cây tốt, cải tạo đất trồng và hệ thống tưới tiêu dénâng cao năng suất và chất lượng nông sản, Bộ Thương mại hỗ trợ các nhàxuất khẩu trong các hoạt động xúc tiến thương mai, mở rộng thị trường
1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ những kinh nghiệm xuất khẩu nông sản của Thái Lan, và Trung
Quốc, Việt Nam muốn đây mạnh xuất khâu nông sản vào thị trường Đức cần
quan tâm và có giải pháp để hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu nông sản ở một
sô vân đê sau:
Thứ nhất, phải coi giéng là một trong những khâu tạo ra lợi thé so sánhmột cách bền vững dé đưa nông sản thâm nhập thị trường khu vực và thé giới
29
Trang 38Hiện nay, việc sử dụng giống cây trồng ở Việt Nam còn tùy tiện không rõnguồn gốc xuất xứ, do vậy năng suất và chất lượng cây trồng thấp, tính đồngnhất về quy cách của sản phẩm không cao Ví dụ như ở Thái Lan, khi bắt tay xây dựng thương hiệu gạo thì việc làm trước tiên của họ 1a từ khâu giống lúa Nông dân Thái Lan hầu hết đều sử dụng giống xác nhận, không giống như Việt Nam, nông dân thường sử dụng lúa thu hoạch dé làm giống cho vụ sau, nên thường lẫn nhiều loại giống Chính phủ cần hỗ trợ cho công tác nghiêncứu và lựa chọn giống cây trồng mới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng từngvùng Ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học dé tạo nhiều giống cây trồng vàquy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao Giỗng mới phải
có khả năng kháng bệnh cao để hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu và hóachất trong quá trình canh tác, đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phâm theo quy định quốc tế.
Thứ hai, cần có sự đầu tư thích đáng vào công nghệ chế biến và bảoquản sau thu hoạch, ké cả khâu đóng gói, vận chuyên Day nhanh áp dụng tiến
bộ khoa học và công nghệ trong chế biến và bảo quản Đầu tư đồi mới thiết bị
và công nghệ hiện đại cho chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch là yếu t6 quyết định dé tạo ra những đột phá về năng suất, chất lượng và hiệuquả trong sản xuất, dé sản phâm đến tay người tiêu dùng giữ được chat lượng
Thứ ba, chính phủ cần tăng cường vai trò của mình trong các hoạt độngthúc đây xuất khẩu như hỗ trợ thông tin theo hướng cung cấp cập nhật, chínhxác thông tin về thị trường nông sản Đức cho nông dân và doanh nghiệp Hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại như tham gia các đoàn khảo sát thị trường, các hội chợ Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp và bảo đảm cho nông dân tiếp cận với đầu vào quan trọngnhư thủy lợi, điện, phân bón với chất lượng cao và giá thấp Chính phủ cần
30
Trang 39tăng cường công tác giám sát xuất khâu, kiên quyết không cho xuất khâunhững lô hàng vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phâm dé giữ uy tín cho
nông sản xuât khâu.
Thứ tu, tang cường năng lực của các hiệp hội ngành hàng Day là don
vị tập hợp và tăng cường liên kết các doanh nghiệp kinh doanh nông sảnnhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường Đức, tập trung sản xuất cóquy mô nhỏ lẻ khác nhau thành quy mô lớn hơn để tăng khả năng cạnh tranh.
Thứ năm, coi nông nghiệp là trọng tâm và tạo lập cơ sở pháp lý hỗ trợ
nông nghiệp phù hợp với quy tắc của WTO.
Thứ sáu, Chính phủ cần chủ động đàm phán và ký kết các hiệp định song phương mới với đối tác Trung Quốc; nâng cao khả năng thực thi cáchiệp định và các thỏa thuận đã ký kết dé tạo môi trường thuận lợi cho nông
sản Việt Nam thâm nhập thị trường Đức.
Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam:
- Đầu tư kinh phí đi tiếp thị, tổ chức khảo sát, tham gia hội chợ dé giớithiệu sản pham và tìm kiếm bạn hang tại thị trường Đức Xây dựng kênhnghiên cứu riêng của mình về thị trường Đức dé cập nhật thông tin thị trường
và những thay đổi trong chính sách thương mại của Đức nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp.
- Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường Đức một cách bài bản vàchuyên nghiệp, quyết tâm theo đuôi con đường xuất khâu chính ngạch và thanh toán qua ngân hang theo hình thức L/C dé đưa nông sản tới các khu vực phát triển của Đức.
- Xây dựng mỗi liên kết chặt chẽ với nông dân để hình thành vùng
31
Trang 40nguyên liệu tập trung, gan liền với việc đầu tư hệ thống chế biến và bảo quảnnông sản sau thu hoạch để doanh nghiệp chủ động về số lượng, chất lượng
nông sản và thời gian giao hàng cho đôi tác.
- Chú trọng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học (giống mới, quy trình canh tác tiên tiến, công nghệ sinh học) Quyết tâm theo đuổi mục tiêuxuất khẩu nông sản đã chế biến sâu vào thị trường Đức dé đảm bảo xuất khẩubền vững, hiệu quả Quan tâm thu hút vốn và công nghệ từ các nhà đầu tư Đức dé mở rộng thị trường thông qua hệ thống phân phối của họ tại Đức.
- Tập trung đầu tư tai chính và trí tuệ cho việc xây dựng thương hiệu.Đăng ký bản quyền tại Đức để tránh tranh chấp pháp lý khi quyền sở hữunhãn hiệu bị xâm phạm, nâng cao chất lượng sản phẩm dé giữ uy tín cho
thương hiệu.
32