Các quốc gia hiện nay trong cuộc chạy đua phát triển đã rút ra một bài học mang tính quy luật là: Muốn tiến nhanh trên con đường phát triển thì phải “đầu tư đúng và đủ cho giáo dục - đào
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TAM DAO TAO BOI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRI
tủ
LÊ THỊ HƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Chuyên ngành: Kinh tế Chính tri
Mã số: 5.02.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Hoang 26d¿
F—————— —
|_ ĐẠI HOC QUOC GIA HA NC
| FRUNG TÂM: THONG TIN THU VIEN
'VLO/ 444
-—$ —
HÀ NỘI - 2005
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Mở đầu : 1
Chương 1 Nhu cầu và nguồn huy động vốn cho phát triển đào
tạo nghề trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.2 Vai trò của vốn đối với phát triển đào tạo nghề trong tiến
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 14
1.3 Kinh nghiệm huy động vốn cho phát triển đào tạo nghề ở
một số nước Đông Á 20 Chương 2 Tình hình huy động vốn phát triển đào tạo nghề ở Việt
Nam từ 1991 đến 2004 28
2.1 Thực trạng huy động vốn giai đoạn 1991 đến 1997 28
2.2 Thực trạng huy động vốn phát triển đào tạo nghề giai đoạn
từ 1998 đến 2004 36
Chương 3 Giải pháp huy động vốn đáp ứng nhu cầu phát triển
đào tạo nghề ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010 59
3.1 Mục tiêu phát triển đào tạo nghề trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân và nhu
cầu vốn cho phát triển đào tạo nghề 59 3.2 Những quan điểm chỉ đạo trong quá trình huy động vốn phát
triển đào tạo nghề 63
3.3 Một số giải pháp huy động vốn đáp ứng nhu cầu phát triển
đào tạo nghề ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010 70
Kết luận 89Tài liệu tham khảo 91
Trang 3BANG QUY UGC CHỮ VIET TAT TRONG LUẬN VĂN
ADB (Asia Development Bank)
ADF (Asia Development Fund)
DAC (Development Assistance Committee)
FAO (Food and Agiculture Organnization)
GDP (Gross Domestic Product)
GNP (Gross National Product)
IDA (International Development Association)
IFM (International Monetery Fund)
Ngan hang phat trién chau A Quy Phat trién chau A
Uy ban Viện trợ Phát triển.
Tổ chức Lương - Nông thế giới
Tổng sản phẩm trong nước Tổng sản phẩm quốc dân
Hiệp hội Phát triển Quốc tế
Quỹ tiền tệ quốc tế
NEDA (National Economic and Development Authority) - Uy ban Kinh tế và phát trién
NGO (Non Govermental Organizations)
OCR (Ordinary Capital Resource)
ODA (Official Development Assistance)
ODF (Official Development Finance)
Các tổ chức phi Chính phủ
Nguồn vốn vay thông thường
Viện trợ phát triển chính thức Tài trợ phát triển chính thức
OECD (Organization Economic Cooperation and Development) - Tổ chức Hop tác Kinh tế và Phát triển
UNDP (United Nations Development Program) - Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc
UNFDA (United Nations Population Fund) - Quỹ của Liên Hiệp Quốc cho hoạt động về dân số
UNICEF (United Nations Intemational Childrens Emergency Fund) - Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
WB (World Bank)
WHO (Word Health Organnization)
WEP (World Foods Progam)
Ngân hàng thé giới
Tổ chức Y tế thế giới
Chương trình lương thực thế giới
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI - thế kỷ mà trí tuệ giữ vai trò rất to lớn thậm chí mang tính
quyết định trong sự phát triển, với các xu thế lớn: Toàn cầu hoá, công nghệ
thông tin, kinh tế tri thức, văn minh trí tuệ Các xu thế đó dang tạo ra thời cơ
lớn, đồng thời cũng là thách thức lớn đối với con người Việt Nam trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước từng bước di vào kinh tế
tri thức.
Trong bối cảnh đó, thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá từng bước gắn với kinh tế tri thức ở Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào
nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực của nền kinh tế, phù hợp với
xu thế phát triển của thời đại.
Ở Việt Nam hiện nay, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực còn nhiều
hạn chế Khi so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, chất lượng
đội ngũ lao động hiện có của nước ta thật đáng lo ngại: trong khi các nước
thuộc khối ASEAN cũ có đến 70% lực lượng lao động đã qua đào tạo thì ở
Việt Nam trên 70% lực lượng lao động chưa qua đào tạo Bên cạnh đó, cơ cấu lực lượng lao động còn bất hợp lý: Chúng ta thiếu một đội ngũ công nhân kỹthuật lành nghề có kỹ năng, có trình độ cao để đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và cạnh tranh quốc tế ngày càng khắc nghiệt hơn Một trong
những nguyên nhân trực tiếp của tình trạng đó là sự thiếu vắng, giảm sút của
hệ thống đào tạo nghề trong nhiều năm liền Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2
Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: “Muốn tiến hành công
nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền
vững”.
Vì vậy, đào tạo nghề cần được phát triển mạnh mẽ để có thể đáp ứng
nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Vấn
dé đặt ra là cần phải có quan điểm đúng và những giải pháp toàn diện sâu sắc
Trang 5để phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam Các quốc gia hiện nay trong cuộc chạy đua phát triển đã rút ra một bài học mang tính quy luật là: Muốn tiến nhanh trên con đường phát triển thì phải “đầu tư đúng và đủ cho giáo dục - đào tạo”.
Do đó huy động các nguồn lực, nhất là vốn để đầu tư "diing” và "dit" cho phát
triển đào tạo nghề là một giải pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chấtlượng cơ cấu nguồn nhân lực Việt Nam theo hướng đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ những lý do trên, việc thực hiện đề tài nghiên cứu với chủ
đề “Nguồn vốn cho phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam" là cần thiết, có ý
nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn đối với nước ta hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đẻ tài
Vấn dé nguồn vốn cho phát triển đào tạo nghề đã được nhiều tổ chức,
cá nhân ở trong và ngoài nước nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên thực hiện các báocáo thường niên về tình hình dạy nghề thông qua tổng kết thực trạng hoạt
động đào tạo nghề, đánh giá khái quát sự phát triển đào tạo nghề trong từng
giai đoạn nhất định Gần đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội còn thực
hiện đề án “Qui hoạch phát triển xã hội hoá dạy nghề đến nam 2010"- 6/2004.
Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo nghề được đăng trên
các báo, tạp chí như: "Chiến lược phát triển sự nghiệp dạy và truyền nghề" của
tác giả Phạm Minh Hạc đăng trên Tạp chí Giáo dục số 7 (6/2001); "Dạy nghề
nỗi lo còn đó" - Tham luận tại Hội thảo về Chiến lược phát triển giáo dục kỹ
thuật nghề nghiệp đến năm 2020 Ngày 25/12/1997 tại Hà Nội và "Mô hìnhtrường nghề thuộc doanh nghiệp" - Báo Nhân dân 8-4-2004, của tác giả Đặng
Danh Ánh; "Để đào tạo nghề trở thành mối quan tâm của toàn xã hội" - Tạp
chí Cộng sản số 21 tháng 7/2003 của Đỗ Minh Cương; "Đào tạo nghề cho lực
lượng lao động vi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" - Tap chí
Cộng sản số 4 tháng 2/2000 của Lê Ai Lam; "Dạy nghề đang "teo" và có nguy
Trang 6cơ "tử"" - Thời báo Kinh tế Việt Nam - số 175 (1-11-2003) của Ý Hà và Mai
Ninh thực hiện
Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ tầm quan trọng của
đào tạo nghề trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tổng kết kinh
nghiệm thế giới trong việc phát triển đào tạo nghề và thực trạng phát triển đào
tạo nghề ở Việt Nam Song vấn đề huy động vốn cho đào tạo nghề ở Việt Nam
đặc biệt trong giai đoạn từ 1991 đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách
toàn điện, có hệ thống cả trên phương diện lý luận và thực tiễn
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích của đề tài
Đề tài được nghiên cứu để làm rõ lý luận vấn dé nguồn vốn chu phát
triển đào tạo nghề, phân tích thực trạng hvy động vốn thời gian qua, đặc biệt
là dé xuất giải pháp huy động vốn cho phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam giai
đoạn 2005 - 2010.
* Nhiệm vụ đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn kinh nghiệm một số nước về huy động vốn cho phát triển đào tạo nghề.
- Phân tích thực trạng huy động vốn cho phát triển đào tạo nghề ở Việt
Nam thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp có tính khả thi về huy động nguồn vốn đáp ứng nhu
cầu phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn lấy việc huy động vốn cho phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam
làm đối tượng nghiên cứu.
* Pham vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về vấn dé huy động vốn cho phát triển đào tạo
nghề ở Việt Nam trong hơn một thập kỷ gần đây (từ 1991 đến 2005) và hướng
phát triển đến năm 2010; chỉ nghiên cứu vốn dưới góc độ vốn tài chính và
Trang 7nghiên cứu đối tượng đào tạo là đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp
vụ, lao động phổ thông từ trung học nghề trở xuống.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện dựa trên nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác
-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các văn
bản của Nhà nước, các tác phẩm của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các công
trình khoa học, tài liệu của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, các nhà khoa học trong
và ngoài nước bàn về phát triển đào tạo.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn kết hợp với phân tích thống kê, so
sánh.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
cho việc hoạch định chính sách phát triển đào tạo nghề; huy động và sử dụng
vốn có hiệu quả cho công tác đào tạo nghề; làm tài liệu tham khảo trong các
viện nghiên cứu, trường đại học
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phan mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Nhu cầu và nguồn huy động vốn cho phát triển đào tạo nghề
trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chương 2: Tình hình huy động vốn phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam
từ 1991 đến 2004.
Chương 3: Giải pháp huy động vốn đáp ứng nhu cầu phát triển đào tạo
nghề ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010
Trang 8Chương 1
NHU CẦU VÀ NGUỒN HUY ĐỘNG VON CHO PHAT TRIEN ĐÀO TẠO
NGHỀ TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
1.1 Một số khái niệm cơ bản1.1.1 Khái niệm đào tạo nghề
Đào tạo trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề, gọi tắt là đào tạo
chuyên nghiệp hay giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp Đào tạo nghề còn được gọi
là dạy nghề.
Mục đích của đào tạo nghề (dạy nghề) là đào tạo người lao động có
kiến thức kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ: lao động phổ thông, công nhân
kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức ky
luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao
động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Đối tượng của đào tạo nghề (dạy nghề): là nhằm đào tạo người lao động
có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phổ thông, công nhân kỹ thuật và nhân
viên nghiệp vụ.
Mô hình hoạt động dạy nghề:
- Đào tạo nghề ngắn hạn: Thời gian đào tạo dưới 1 năm, chủ yếu là đào
tạo nghề cho người lao động có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phổ thông (phổ cập nghề).
- Đào tạo nghề dài hạn: Thời gian đào tạo từ 1 đến 3 năm Đào tạo công
nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ.
- Đào tạo nghề nhiều trình độ, liên thông giữa các trình độ đào tạo: tạo
nên sự liên thông cho người học từ trình độ thấp đến trình độ cao mà khôngphải học lại từ đầu và có thể học sang ngành nghề khác tương đương.
- Đào tạo nghề theo mô đun: Thực hiện liên thông giữa các trình độ đàotạo, giúp người học nghề có thể chủ động tham gia chương trình đào tạo phù
Trang 9hợp với điều kiện của mình, có thể chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với sự thay đổi công nghệ nhất là đối với doanh nghiệp đang có kế hoạch đầu tư
chiều sâu; đáp ứng nhu cầu vừa làm việc vừa học tập, nhu cầu học tập suốt đời
của người lao động.
- Dạy nghề tại doanh nghiệp: Đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật của
doanh nghiệp Người học được tiếp cận ngay với công nghệ sản xuất tại doanh
nghiệp Doanh nghiệp trực tiếp thực hiện đào tạo và tổ chức đào tạo.
- Dạy nghề lưu động: Những lớp dạy nghề lưu động với những chươngtrình đào tạo linh hoạt, thiết bị phù hợp cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ văn hoá thấp.
Mạng lưới dạy nghề: bao gồm hệ thống các cơ sở dạy nghề từ trung
ương đến địa phương.
- Trường dạy nghề: đào tạo nghề dài hạn (từ 1 đến 3 năm) cấp bằngnghề Trường dạy nghề cũng đã tổ chức nhiều loại hình đào tạo nghề ngắnhạn.
- Trung tâm dạy nghề: đào tạo nghề ngắn hạn (dưới 1 năm) và cấp
chứng chỉ nghề.
- Một số trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có dạy nghề.
- Các cơ sở dạy nghề khác: gồm trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm;
trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
và nhiều lớp dạy nghề ở các doanh nghiệp và các làng nghề tham gia đào tạo
nghề ngắn hạn
Quản lý các cơ sở dạy nghề gồm hai cấp quản lý sau:
- Các bộ, ngành quản lý cơ sở dạy nghề gồm: Tổng cục Dạy nghề - Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các Tổng công ty
và cơ quan trung ương của các đoàn thể, tổ chức.
" Địa phương quản lý cơ sở day nghề: gồm Sở Lao dong Thương binh va
Xã hội; các sở ban chuyên ngành, doanh nghiệp; các quận, huyện
Trang 10Hình thức sở hữu của cơ sở dạy nghề:
- Cơ sở dạy nghề công lập: được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị và cấp kinh phí cho hoạt động đào tạo (với chỉ tiêu được cấp ngân
sách, Nhà nước đảm bảo 60% kinh phí)
- Cơ sở dạy nghề ngoài công lập hoạt động theo nguyên tắc: tự trang
trải kinh phí hoạt động, Nhà nước không đầu tư và cũng chưa có chính sách ưu
đãi, khuyến khích thoả đáng.
- Cơ sở dạy nghề bán công: Nhà nước đầu tư ban đầu về nhà xưởng, đấtđai, một phần thiết bị dạy nghề và tiền lương cho một số biên chế), kinh phí
đào tạo do người học nghề tự đóng góp
1.1.2 Khái niệm vốn cho đào tạo nghề
* Khái niệm vốn:
Có thể nhận thấy những quan niệm về vốn, với tư cách là một phạm trù
kinh tế qua nhiều công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế học từ trước tới
nay:
Phái trọng thương coi vốn là tiền mang lại tiền lớn hơn bằng con đường
thương mại - chủ yếu là ngoại thương, trọng nông quan tâm phân tích yếu tố
vật chất cấu thành nên "tư ban" và cho rằng "vốn là những khoản tiền ứng
trước được đầu tư vào nông nghiệp" để mang lại "sản phẩm rong” trong nông
nghiệp Ri-Các-Đô cho rằng: vốn là "đất đai, thiên nhiên - lợi thế của đất đai
và tự nhiên" Và đến cuối thế kỷ XIX, Các Mác đã phát hiện ra "giá trị thặng
dư" - với phát hiện đó thì vốn đối với nhà tư bản là tiền tích luỹ để mang lại
tiền lớn hơn thông qua sự bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê
Ngoài ra, trong nhiều sách, giáo trình, công trình khoa hoc trong lĩnh
vực kinh tế ở nước ta hiện nay, khái niệm về vốn đã được trình bày dưới nhiều
góc độ: vốn cố định, vốn lưu động, vốn ngắn hạn, dài hạn
Trang 11Tuy có nhiều quan niệm về vốn, dé cập dưới nhiều góc độ khác nhau,
song khái quát những nét chung nhất, có thể thống nhất một khái niệm về vốn
như sau:
- "Phạm trù vốn phải được hiểu theo nghĩa rộng gồm toàn bộ các nguồn
lực kinh tế khi được đưa vào chu chuyển Nó không chỉ bao gồm tiền vốn, các
tài sản hiện vật như máy móc, vật tư, lao động, tài nguyên, đất đai mà cònbao gồm giá trị của những tài sản vô hình như vị trí đất đai, các thành tựu
khoa học và công nghệ, quyền phát minh sáng chế.
- Vốn hiểu theo nghĩa trực tiếp là phần giá trị tài sản quốc gia được tích
luỹ dưới dạng tiền và giá trị của tài sản hữu hình và vô hình nhằm mục đích
sinh lợi, được chuyển đổi thông qua các hoạt động đầu tư thành những tư liệu sản xuất và các phương tiện sản xuất cần thiết khác để sử dụng vào quá trình
đầu tư cho nền kinh tế" [23, tr.16-17].
* Đầu tu cho đào tạo nghề là đâu tư phát triển.
- "Đầu tư phát triển là hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh
tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là
điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong
xã hội Đó là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ
tầng, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các
chi phí thường xuyên gắn liền với sự đổi mới công nghệ va sự hoạt động của
các tài sản này nhằm duy tri và tăng cường tiém lực hoạt động của các cơ sở
đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho xã hội” [17, tr.23]
Với quan niệm trên, nguồn tài chính dành cho giáo dục - đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực không còn đơn thuần là "phúc lợi xã hội", nó đã trở
thành vốn đầu tư phát triển, bởi nó đã được sử dụng để mang lại lợi ích to lớn trong tương lai Như vậy, đầu tư cho đào tạo nghề là đầu tư phát triển Khoản
tiền dùng để phát triển đào tạo nghề gọi là vốn cho đào tạo nghề.
Trang 12* Đầu tư cho đào tạo nghề với phát triển kinh tế
Lịch sử phát triển kinh tế của thế giới đã chứng minh để đạt được sự
tăng trưởng kinh tế cao ổn định phải thông qua việc nâng cao chất lượng giáo
dục - đào tạo Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khả năng hấp thụ tiến bộ về khoa
học và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động kỹ thuật, đội ngũ
tri thức, nếu không có nguồn nhân lực tương xứng thì ngay cả những kỹ thuật
hoàn thiện nhất cũng trở nên vô dụng Thành công của các nước công nghiệp
mới ở Châu Á đã chứng minh: Con đường duy nhất của thành công trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực
- trong đó đội ngũ công nhân kỹ thuật qua đào tạo nghề là một bộ phận quan
trọng.
Nhân loại ngày nay đang trong nền kinh tế tri thức Đó là nền kinh tế
mà tri thức chiếm hàm lượng chủ yếu trong giá trị một sản phẩm Suy cho
cùng tri thức là hệ quả tất yếu của sự phát triển nguồn nhân lực Do vậy các
nước muốn phát triển kinh tế tri thức cần phải đầu tư cho phát triển con người,
mà cốt lõi là đầu tư phát triển đào tạo, đặc biệt là đầu tư phát triển nhân tài.
Nhờ có sự đầu tư phát triển nguồn nhân lực mà nhiều nước chỉ trong một thời
gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nước công nghiệp Các nước có nền kinh
tế phát triển, sự đóng góp của tri thức đã ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong
GDP Ví dụ Mỹ gần 50%, Anh 45,8%, Pháp 41,5% Để phát triển trong tương
lai các nước đã tập trung đầu tư rất lớn cho giáo dục đào tạo và rất chú trọng
việc đào tạo những "công nhân trí thức” có khả năng sáng tạo, phát minh hoặc ứng dụng công nghệ mới xuất sắc: Mỹ chi khoảng 7% GDP/năm, Hà Lan
6,7% GDP, Pháp: 5,7% GDP, Nhật Bản 5,0% GDP [47, tr.27-28].
Tóm lại, ngày nay nguồn tài chính dùng để phát triển đào tạo nghề: đào
tạo - bỏi dưỡng đội ngũ công nhân kỹ thuật là nguồn vốn, bởi nó được dùng để
mang lại lợi ích trong tương lai: mang lại sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Từ các căn cứ trên, có thể đi đến khái niệm vốn cho đào tạo nghề:
1Ô
Trang 13* Khái niệm vốn cho đào tạo nghề:
Là phần giá trị tài sản quốc gia được tích luỹ dưới dạng tiền và giá trị
của những tài sản hữu hình và vô hình dùng để chi phí cho hoạt động đào tạo
nghề nhằm trang bị kỹ thuật sản xuất, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ chuyên
môn, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và lương tâm nghề nghiệp chonhững người lao động để họ trở thành những người lao động phổ thông, công
nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có khả năng tìm việc làm đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.3 Các nguồn huy động vốn cho phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam
hiện nay
Trong cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp thì ngân sách Nhà nước là
nguồn tài chính duy nhất và chủ yếu cho đào tạo nghề Công cuộc đổi mới đã
đưa nền kinh tế Việt Nam vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, tạo ra khả năng thực hiện đa dạng hoá các nguồn tài chính cho pháttriển đào tạo nghề Vốn cho phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam được huyđộng từ các nguồn sau:
Thứ nhất, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cho đào tạo nghề:
Nhìn bé ngoài thì nguồn ngân sách Nhà nước chi cho đào tạo nghề
thuộc khoản chi mang tinh chất tiêu dùng xã hội, nằm trong nhóm chi sự nghiệp hành chính, do hoạt động đào tạo nghề không trực tiếp tạo ra của cải
vật chất Song, kết quả tăng trưởng và phát triển kinh tế có nguồn gốc từ sự
đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đối với đào tạo nghề là đội ngũ công nhân
kỹ thuật Do đó, "khoản chi phí cho đào tạo nghề là có tính chất tích luỹ bởi
nó quyết định đến việc làm cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai Vậy thực
chất của nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho đào tạo nghề là nguồn vốn đầu tư phát triển Đảng ta khẳng định "thực sự coi giáo dục đào tạo
là quốc sách hàng đầu", "đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư phát triển",
11
Trang 14"thực hiện ưu tiên ưu đãi đối với giáo duc - đào tạo, trước hết là đầu tu" [3,
tr.6 1].
Thứ hai, nguồn vốn do nhân dân đóng góp cho đào tạo nghề
Nhân dân đóng góp vốn cho đào tạo nghề phần lớn là những người học
nghề, hoặc có con em học nghề Hình thức đóng góp chủ yếu là học phí Học
phí của người học nghề được gọi là "vốn đầu tư" Vì sau khi qua đào tạo nghề,
-người học sẽ có kiến thức kỹ năng, trình độ nghề nghiệp nhất định Trình độ
đó quyết định cơ hội việc làm, mức thu nhập, mức sống, địa vị kinh tế xã hội
của họ Dân ta có câu "nhất nghệ tinh tất thân vinh" là như vậy.
Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi người lao động
phải có trình độ tay nghề tương xứng, những lao động giản đơn chưa qua đào
tạo không thể vận hành được máy móc công nghệ hiện đại Đồng thời, nền
kinh tế thị trường, xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế, dẫn đến cạnh tranh gay
gắt giữa các doanh nghiệp trong việc lựa chọn và sử dụng lao động Trong tình
hình đó, để đảm bảo ổn định, tăng thu nhập người lao động buộc phải hy sinh
tiêu dùng hiện tại, dành chi phí để học nghề, nâng cao trình độ không ngừng.
Người học nghề sẽ thu hồi dần chi phí học nghề thông qua tiền lương
trong quá trình làm việc.
Thứ ba, nguồn vốn tự bổ xung của các cơ sở day nghề cho hoạt động
đào tạo vốn tự có.
Không kể khoản kinh phí mà ngân sách Nhà nước cấp cho trường nghề
công lập Các cơ sở dạy nghề có nguồn tài chính thông qua các hợp đồng đào
tạo có thu, các hợp đồng nghiên cứu, hoạt động lao động sản xuất của nhà
trường Khi ngân sách Nhà nước hạn hẹp, các cơ sở dạy nghề huy động nguồn
"tự có" bổ sung cho hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
nghề
Trong nền kinh tế thị trường "chất lượng đào tạo là yếu tố sống còn”
của cơ sở đạy nghề Khi chất lượng đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của
12
Trang 15người sử dụng lao động trên thị trường - "sản phẩm đào tạo" không được thị
trường chấp nhận - uy tín đào tạo của trường nghề sẽ mất dần, cơ sở dạy nghềkhông thu hút được học sinh vào học - sẽ không tồn tại, bởi "trò là lý do tồn
tại của nhà trường" Sự tồn tại phát triển của cơ sở dạy nghề trước hết là đảm bảo lợi ích cho tập thể cán bộ, giáo viên những con người "sinh nghề, tử nghiệp" Do vậy, nguồn tài chính tự bổ sung để nâng cao chất lượng đào tạo
của cơ sở dạy nghề được coi là nguồn vốn bổ sung, nằm trong kế hoạch phát triển của cơ sở dạy nghề, chứ không phải là một khoản chi tiêu bù đắp ngẫunhiên.
Thứ tư, nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao
động cho phát triển đào tạo nghề:
Sử dụng đội ngũ lao động qua đào tạo nghề chủ yếu là các doanh
nghiệp Trong cơ chế bao cấp, doanh nghiệp được bao cấp nguồn lực trong đó
có nguồn nhân lực Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp phải tự chủ về
nguồn lực sản xuất, do đó doanh nghiệp phải trả chi phí cho đào tạo nguồn
nhân lực Chi phí của doanh nghiệp cho phát triển nguồn nhân lực phục vụ
doanh nghiệp là hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Nguồn gốc của chi phí đó
là phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp.
Lợi ích của doanh nghiệp thu được sau khi đầu tư cho đào tạo đội ngũ
lao động kỹ thuật rất lớn Sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp trong môi
trường cạnh tranh phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ lao động Doanh
nghiệp sẽ được bù đắp khoản chi phí và có thêm những lợi ích rất lớn từ "đôi
bàn tay vàng" của đội ngũ lao động lành nghề, trình độ cao Do đó, chi phí
đào tạo lao động trong nội bộ doanh nghiệp được Ban Giám đốc coi là một sự
đầu tư lâu dài cần thiết cho sự phồn thịnh của doanh nghiệp trong tương lai
chứ nó không phải là những chi phí thông thường cho lực lượng lao động Dau
tư cho đào tạo đội ngũ lao động của doanh nghiệp thường được tiến hành bằng
hai cách: doanh nghiệp tự đào tạo, hoặc trả chi phí đào tạo cho cơ sở đào tạo
Thứ năm, nguồn vốn huy động từ nước ngoài cho đào tạo nghề
13
Trang 16Nguồn tài chính huy động từ các tổ chức, Chính phủ nước ngoài dành
cho phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam dưới nhiều hình thức: Các tổ chức đào
tạo nghề nước ngoài liên doanh đầu tư hoặc đầu tư 100% vốn nước ngoài phát
triển đào tạo nghề ở Việt Nam, vốn vay và nguồn viện trợ không hoàn lại (viện
trợ Chính phủ, phi Chính phủ), ngoài ra còn có sự đóng góp bằng tiền hiện vật
của các cá nhân nước ngoài, của Việt Kiều.
Thực chất nguồn tài chính cho phát triển đào tạo nghề dưới tên gọi
"viện trợ không hoàn lai" là sự "cứu trợ nhân dao" ? "từ thiện, hảo tâm” ? hay
là "vốn đầu tư phát triển" 2
Đối với nước nhận viện trợ, nguồn viện trợ đã được dùng để phát triển
đào tạo nghề nhằm dat tới tăng trưởng va phát triển kinh tế bền vững, do đó,nguồn viện trợ trở thành vốn đầu tư, phát triển đào tạo nghề
Đối với các tổ chức, Chính phủ viện trợ, từ trước tới nay ngoại viện hầu
như luôn gắn liền bằng cách này hay cách khác với lợi ích chính trị, kinh tế
của quốc gia viện trợ Ngoại viện là lớp vỏ nguy trang để các nước tài trợ thực
hiện "lợi tức thương mại quốc gia" "khuyếch trương thương mại" hoặc gắnliền với "độc quyền cung cấp hàng hoá”, và ngày nay là độc quyền đầu tư và
sử dụng lợi thế về lao động của quốc gia nhận viện trợ Ngoại viện không phải
là cho không, mà khoản "cho" này sẽ mang lại lợi ích tương lai gồm cả thu hồi
vốn và lãi suất [14, tr.228] Cuối cùng thì thực chất của "viện trợ không hoànlại" chính là "vốn đầu tư" của các tổ chức và Chính phủ viện trợ.
1.2 Vai trò của vốn đối với phát triển đào tạo nghề trong tiến trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
1.2.1 Đặc thù cơ bản của dạy nghề là hoạt động học tập gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh Do tính đặc thù gắn bó với sản xuất nên muốn
tiến hành hoạt động dạy nghề và dạy nghề có kết quả cần phải chuẩn bị các
điều kiện cơ bản sau: có máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, đất đai nhà xưởng,
sân chơi, bãi tập; có thư viện với đủ các tài liệu để học tập nghiên cứu, quỹ
14
Trang 17thời gian để luyện tay nghề, đội ngũ giáo viên dạy nghề không những giỏi về
lý thuyết mà phải giỏi cả thực hành và nghiệp vụ sư phạm đúng như nhận xét
đối với dạy nghề: thầy phải là thợ giỏi Người giáo viên dạy nghề phải nắm
vững và biết sử dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ diễn ra hằng
ngày tại nơi sản xuất.
Đó là những phác thảo về kế hoạch đầu tư ban đầu của một cơ sở dạy nghề Như vậy, để tạo ra những điều kiện vật chất và nhân lực cho hoạt động
đào tạo nghề, cần phải chuẩn bị một lực lượng vốn đầu tư rất lớn Nếu thiếu
vốn - cơ sở dạy nghề không thể ra đời.
1.2.2 Giáo dục - đào tạo luôn nhấn mạnh nguyên lý "lý thuyết phải gắn
liền với thực tiễn" "học đi đôi với hành" Đó là hai mặt của một quá trình
thống nhất không thể tách rời nhau Đào tạo nghề cũng tuân theo nguy€a tắc chung đó Song đào tạo nghề có đặc điểm riêng khác biệt với các cấp học, bậc
học khác là: đào tạo nghề dạy lý thuyết và dạy thực hành - sản xuất, trong đó,dạy thực hành sản xuất giữ vai trò chủ đạo Thời gian thực hành sản xuất ởtrường nghề chiếm tỷ lệ rất lớn Đối với trường nghề chính quy dài hạn (từ 1
đến 3 năm đào tạo) thì thời gian thực hành chiếm 2/3 tổng thời gian đào tạo,
tức là khoảng từ 8 tháng cho đến 2 năm Còn ở hệ ngắn hạn (dưới 1 năm) thời
gian thực hành sản xuất chiếm từ 80-90% (tức là khoảng từ trên 9 đến 10
tháng) Thời gian học thực hành - sản xuất lớn như vậy, dẫn đến tiêu hao tốn
kém về nguyên vật liệu và đẩy nhanh hao mòn hữu hình máy móc thiết bị.
Theo cách nói của các thầy dạy nghề thì "cứ một giờ máy chạy là một giờ tiền", "không có kinh phí dạy nghề bằng gì" Quả thật, sự tiêu hao máy móc,
nguyên vật liệu trong quá trình thực hành đã đòi hỏi phải được tái đầu tư mới
có thể tiếp tục quá trình đào tạo Do đó, vốn là một nhu cầu thường trực đối
với hoạt động đào tạo nghề
1.2.3 Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển với tốc độ
nhanh, các máy móc thiết bị luôn được đổi mới, nhiều máy móc thiết bị còn
tốt nhưng không thể sử dụng để thực hành - sản xuất được nữa, bởi nó đã lạc
15
Trang 18hậu so với sản xuất của doanh nghiệp Dạy nghề phải bám sát sản xuất của
doanh nghiệp đó là nguyên tắc tuyệt đối Doanh nghiệp sử dụng máy móc
thiết bị nào, thì dạy nghề cũng phải có máy móc thiết bị đó Do đó, dạy nghề
phải chuẩn bị một lực lượng vốn lớn để luôn đối phó với "hao mòn vô hình" về
máy móc thiết bị Khắc phục hao mòn vô hình còn khó khăn hơn nhiều so với
khắc phục hao mòn hữu hình, bởi đầu tư cho máy móc thiết bị hiện đại rất tốn kém Ví dụ có máy dệt điện tử hiện đại của Đức giá 500 nghìn USD/chiéc; máy thiết kế mẫu vải thời trang may mặc và da giày: trên 100 nghìn
USD/chiéc [3].
1.2.4 Ở Việt Nam hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực do các cơ sở
dạy nghề cung cấp cho thị trường lao động còn nhiều yếu kém, còn có mặt
chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động Đội ngũ lao động qua
đào tạo nghề phần lớn là trình độ thấp trung bình, lao động có trình độ cao, có
kiến thức và kỹ năng thái độ nghề đáp ứng yêu cầu sản xuất đang khan hiếm
trầm trọng.
Hiện nay trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, lao
động qua đào tạo nghề chỉ chiếm 31%, còn lại là lao động giản đơn chiếm
60% Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của tỉnh Đồng Nai, lượng công
nhân chưa qua đào tạo nghề chiếm 54% [52] Yêu cầu chất lượng của doanh
nghiệp và việc cung ứng của các trường có khoảng cách, tình trạng thừa lao
động phổ thông, thiếu lao động có trình độ chuyên môn đang phổ biến Hội
chợ việc làm Hà Nội 2004 đã phản ánh thực trạng "thừa thây, thiếu thợ" của
thị trường lao động thủ đô, quá dư đại học cao đẳng, thiếu thợ bậc cao lành nghề Đã vậy "thầy thì chưa đủ tài, thợ mới chỉ là thợ đụng” Nguyên nhân cơ
bản của tình trạng trên là do vốn đầu tư cho đào tạo nghề còn hạn hẹp chưa đủ
để khắc phục những yếu kém của các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo
nghề Cụ thể là:
- Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành,
thư viện còn thiếu nghiêm trọng và ở tình trạng quá lạc hậu Chỉ có 19% số
16
Trang 19thiết bị tương đối phù hợp với công nghệ sản xuất hiện nay Phần lớn các
trường dạy nghề hiện nay chỉ đáp ứng được dưới 50% nhu cầu về hạ tầng Vẫn
còn có những cơ sở dạy nghề sử dụng thiết bị được sản xuất từ trước những
năm 1975 [8, tr.2].
- Chương trình giáo trình chậm đổi mới để thích ứng với công nghệ, với
thực tế sản xuất Nội dung giảng dạy nặng về lý thuyết, chưa chú ý đến kỹ
năng thực hành.
- Phương pháp đào tạo lạc hậu, chưa phát huy được tính chủ động sáng
tạo của người học.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng so
với yêu cầu Hiện nay 25 hoc sinh mới có 1 giáo viên dạy thực hành (theo qui
định thì 15 hoc sinh/1 giáo viên thực hành) Số giáo viên chưa đạt chuẩn còn
chiếm ty lệ cao khoảng 30% [8, tr.22].
Vì vậy, vốn là nhân tố quyết định việc nâng cao chất lượng đội ngũ
công nhân kỹ thuật đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và những đòi hỏi của thị trường lao động
trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.
1.2.5 Sự cần thiết phải phát triển quy mô đào tạo nghề hiện nay để đáp
ứng được với tình hình phát triển kinh tế xã hội đã kéo theo những nhu cầu
cấp bách về vốn Xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đang đặt ra
yêu cầu cấp thiết phải mở rộng qui mô đào tạo nghề.
Thứ nhất, nhu cầu được học nghề để có việc làm của nhân dân ngày
càng tăng lên do một số nguyên nhân sau:
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong mấy năm gần đây diễn ra khá
nhanh tạo nên sức ép trong việc giải phóng lao động nông nghiệp, làm cho số
người lao động nông thôn có nhu cầu học nghề mới để kiếm sống tăng lên.
Nhu cầu thực về lao động nông nghiệp chỉ cần 15 triệu - 17 triệu người và có
_V-LO ⁄#2{1
17
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NO! |
TRUNG TAM THONG TIN THU VIÊN |
|
Trang 20xu hướng giảm do cơ giới hoá Như vậy, hàng năm có khoảng 0,8 - 1,0 triệu
người cần được học nghề, giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn [31].
Số những người lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp lại cơ cấu
doanh nghiệp Nhà nước có 25 vạn người, trong đó có 43% là lao động có tay
nghề thấp cần phải đào tạo lại để tìm việc làm mới [31].
Tính đến thời điểm 1/7/2004 tỷ lệ lao động qua đào tạo của lực lượnglao động của cả nước là 22,5%, tỷ lệ đã qua đào tạo nghề là 13,3% Như vậy, còn 77,5% lực lượng lao động cả nước chưa qua đào tạo Một bộ phận trong
số đó rất cần được đào tạo nghề.
Phát triể¬ đào tạo nghề để thực thi chương trình xoá đói giảm nghèo Có
tới 52,87% hộ còn nghèo của tỉnh Lào Cai nhưng không phải là nghèo do
thiếu vốn mà chủ yếu là thiếu kinh nghiệm làm ăn [15] Phát triển đào tạo
nghề, hướng dẫn cách làm ăn là phương thức hiệu quả của xoá đói giảm
nghèo
Thứ hai, phát triển đào tạo nghề để cung cấp lao động - công nhân kỹ
thuật cho nền kinh tế, đặc biệt là các khu công nghiệp, khu chế xuất
Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối
cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế trở thành xu thế tất yếu khách quan
Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (gọi chung là khu công nghiệp) được xem là những phương thức đem lại nhiều
hiệu quả đối với Việt Nam hiện nay.
Tính đến hết năm 2004, Việt Nam có 112 khu công nghiệp được thành
lập, với tổng diện tích tự nhiên gần 21.829 ha (không kể khu kinh tế Dung
Quất và khu kinh tế mở Chu Lai) Ngoài ra còn có 124 cụm công nghiệp, khu công nghiệp vừa và nhỏ nằm rải rác ở 19 địa phương trong cả nước, với
tổng diện tích hơn 6.500ha [36].
Một nghịch lý hiện nay của các khu công nghiệp là thiếu lao động kỹ
thuật có tay nghề trong khi số lao động dư thừa chưa được đào tạo tại các địa
18
Trang 21phương lại đang gia tăng Bình quân mỗi khu công nghiệp với diện tích từ 100
- 150 ha khi đã lấp day sẽ cần từ 15.000 đến 18.000 người làm việc Hiện nay,
với quy mô bình quân là 190ha/khu công nghiệp và tỷ lệ lấp đầy là gần 60%
thì số lao động cần thiết là 12.000 người một khu công nghiệp Và với đà phát
triển như hiện nay thì sẽ thiếu khá nhiều nhân lực [52] Do đó, vấn đề đặt ra
cho các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam là phải cấp tốc đào tạo
nhân lực có tay nghề.
Thứ ba, theo dự báo dân số và phát triển nguồn nhân lực, đến năm 2005
dân số trong độ tuổi lao động là 52,1 triệu người (chiếm 62,5% tổng dân số), năm 2010 là 56,8 triệu người (64,1% tổng dân số), trung bình mỗi năm có khoảng 1,6 - 1,7 triệu người bước vào tuổi lao động Dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm tuổi đi học (15 - 23) tuổi còn tăng trong giai đoạn 2005-
2010 sau đó sẽ ổn định và giảm chậm nên vẫn tạo sức ép lớn đối với hệ thống
giáo dục - đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng [4, tr.13] Trong bối
cảnh đó, đòi hỏi phải mở rộng mạng lưới dạy nghề, nhất là hiện nay yêu cầu
phải mở ra nhiều hơn nữa lối thoát cho hàng triệu học sinh tốt nghiệp phổ
thông trung học Hàng năm, trong số đó có khoảng hơn 800.000 thí sinh "rơi”
ra ngoài xã hội khi thi trượt đại học cao đẳng [25] Đào tạo nghề là một hướng
đi lập nghiệp cho họ.
1.2.6 Xu thế học tập suốt đời đã và đang là xu thế phát triển tất yếu ở
các nước trong khu vực và trên thế giới Hội nghị quốc tế của 150 nước về giáo dục nghề nghiệp trước thêm thế kỷ XXI tại Seoul - Hàn Quốc nam 1999
đã khuyến nghị: "Học suốt đời là một hành trình nhiều hướng đi trong đó giáo
dục nghề nghiệp là hướng đi chủ yếu trong cuộc hành trình này” [47, tr.22].
Xu thế này đòi hỏi phải xây dựng nội dung chương trình đào tạo liên thông,
đổi mới phương pháp đào tạo theo mođun, đào tạo qua mạng để người học có
cơ hội học tap dé dàng Day là xu hướng phát triển đào tạo nghề nhằm đáp
ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ, nhu cầu được phát triển của người lao
động, tránh cho người học nghề "phải đi vào ngõ cut", ai cũng có cơ hội đề
19
Trang 22thành đạt vươn lên Nhu cầu đó đòi hỏi trong tương lai phải mở rộng nhiều
hơn các cơ sở đào tạo nghề với các hình thức đào tạo cực kỳ linh hoạt và phảidựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ hiện đại - "kỹ thuật giảng dạy đa
phương tiện" - "dua trên cơ sở quản lý xử lý theo kiểu tin hoc thế kỷ XXI" Sự
xuất hiện của hệ thống "giảng dạy mạng máy tính đa cực” sẽ thuận lợi cho
giáo dục từ xa, cho tự học Nếu thiếu vốn sẽ không thể có điều kiện đó Việc
học suốt đời khó đạt hiệu quả cao
1.3 Kinh nghiệm huy động vốn cho phát triển đào tạo nghề ở một
số nước Đông Á
Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, sự phát triển "thần kỳ” của
Đông Á làm cho thế giới phải ngưỡng mộ Tám trong chín nền kinh tế phát triển chủ yếu ở Đông Á (Trung Quốc Hồng Kông, Inđônêxia, Hàn Quốc,
Malaixia, Philippines, Singapore, Đài Loan và Thái Lan, nằm trong số 12 nền
kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới giai đoạn (1965-1990) Các công trình
nghiên cứu về sự "thần kỳ" Đông Á đã rút ra bài học: Nỗ lực đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực là một trong những bí quyết thành công của nền kinh tế
Đông Á Nghiên cứu những kinh nghiệm huy động vốn đầu tư phát triển giáo
dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề ở một số nước Đông Á để rút ra những
bài học trong quá trình huy động vốn phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam là
rất cần thiết
1.3.1 Kinh nghiệm huy động vốn cho phát triển đào tạo nghề của một số nước Đông Á (Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia, Trung Quốc).
* Huy động vốn phát triển đào tạo nghề ở Hàn Quốc
Ưu tiên phát triển trước nguồn nhân lực là một trong những nhân tố hàng đầu tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong suốt hơn 30 năm của Hàn Quốc Huy động vốn để phát triển đào tạo nghề ở Hàn Quốc có
nhiều kinh nghiệm quí.
20
Trang 23Thứ nhất, phát triển dạy nghề của Hàn Quốc có đặc trưng là "do Nhà
nước định hướng", khác với đa số các nước châu Âu, nơi hệ thống dạy nghề đã
được phát triển theo truyền thống học việc trong khu vực tư nhân từ thời trung
cổ Nhà nước Hàn Quốc giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư cho đào tạo nghề.
Nhà nước giành đầu tư lớn cho phát triển đào tạo nghề: "chất lượng dạy nghề
của Nhà nước cao hơn dạy nghề tại chỗ trong doanh nghiệp và dạy nghề uỷ
thác” Cụ thé là: Năm 1991, từ các trung tâm dạy nghề của Nhà nước 24% trở
thành thợ lành nghề bậc I, 46% bậc II và 30% thợ giúp việc Trong lúc đó: từcác trung tâm dạy nghề tại chỗ, chỉ có 5% trở thành thợ lành nghề bậc II, 95%
thành thợ giúp việc [47, tr.250].
Đầu tư của Chính phủ đã chú ý đảm bảo công bằng trong đào tạo nghề.
Ở các trung tâm đào tạo của Nhà nước khoảng 30% chỗ "hạn ngạch" là dành
cho những người thuộc diện "nhận trợ cấp đời sống" - những đối tượng thiệt
thòi như nông dân nghèo thất nghiệp, phụ nữ đã có chồng, người già và người
tàn tật Học viên được Chính phủ hỗ trợ cho các chi phí về tiền ăn, phụ cấp
đào tạo còn các cơ quan đào tạo thì được trợ cấp chi phí đào tạo.
Thứ hai, Chính phủ Hàn Quốc giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư cho đào
tạo nghề Bên cạnh đó, phát triển đào tạo nghề còn có sự đóng góp của các
doanh nghiệp khu vực tư nhân Các doanh nghiệp tư nhân phải dành chi phí
cho dạy nghề trong doanh nghiệp hoặc đóng thuế đào tạo
Thứ ba, chính sách dạy nghề ở Hàn Quốc được luật hoá: Luật về đào tạo nghề ban hành năm 1967, tới năm 1976 ra đời Luật cơ bản về dạy nghề.
Luật đào tạo nghề đã trở thành nền tảng căn bản để Nhà nước thi hành các
chính sách khuyến khích, bắt buộc doanh nghiệp tư nhân tích cực đầu tư vốn
cho phát triển đào tạo nghề Luật cơ bản về dạy nghề năm 1976 bắt buộc
doanh nghiệp tư nhân thuộc những ngành nhất định với số công nhân làm việc
thường xuyên từ 300 người trở lên (hiện nay là 150 người) phải dành cho đào
tạo một khoản chỉ phí tính theo tỷ lệ số lượng công nhân (hiện nay tính theo tỷ
al
Trang 24lệ phần trăm của quỹ lương là 0,1% đến 0,9%) Đối với doanh nghiệp khôngchấp hành, Chính phủ đánh thuế đào tạo để chi vào việc xúc tiến day nghề như
một phần của quỹ xúc tiến đào tạo nghề
Khi việc tái cơ cấu từ nền kinh tế kỹ năng thấp sang nền kinh tế kỹ năng
cao, chính sách dạy nghề đã thay đổi theo hướng đòi hỏi phải có sự tham gia
tích cực hơn của các doanh nghiệp vào công tác dạy nghề Thuế đào tạo đã
tăng từ 0,17% quỹ lương đối với các doanh nghiệp có 300 công nhân (1987)
lên 0,62% quỹ lương đối với các doanh nghiệp có 150 công nhân trở lên
(1992) [47, tr.252].
Để khu vực tư nhân đầu tư nhiều hơn vào đào tạo nghề, Chính phủ đã sử
dụng những biện pháp khuyến khích như nới lỏng những hạn chế khác nhau
với đào tạo tại chỗ Đồng thời, Chính phủ cung cấp c2 sở hạ tầng thích hợp để
các doanh nghiệp tư nhân tự nguyện đầu tư vào đào tạo nghề Năm 1992, Viện
Công nghệ và Giáo dục Hàn Quốc (KITE) đã được thành lập để đào tạo giảng viên dạy nghề (qua các khoá 4 năm) cũng như để thực hiện các nghiên cứu về
đào tạo nghề
Để tăng cường huy động vốn cho phát triển đào tạo nghề, chính sách
dạy nghề được lồng ghép kết hợp với các chính sách khác Thông qua thành
lập hệ thống bảo hiểm việc làm các quỹ quốc gia đã ra đời từ nguồn bảo hiểm,
trong đó có một phần đáng kể để nhằm xúc tiến dạy nghề.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Chính phủ Hàn Quốc vẫn còn khó
khăn trong việc tìm giải pháp để khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia
một cách tích cực hơn vào công tác dạy nghề Hiện nay, nguồn vốn huy động
từ Nhà nước cho đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của
phụ nữ và các nhóm đối tượng bị thiệt thòi
* Huy động vốn để phát triển đào tạo nghề ở Thái Lan:
Chính phủ Thai Lan luôn coi việc phát triển nguồn nhân lực như một
trong các vấn đề ưu tiên hàng đầu Chính sách huy động vốn để phát triển đào
22
Trang 25tạo nghề nằm trong chính sách phát triển nguồn nhân lực của đất nước, thể
hiện sâu sắc "vai trò chủ đạo của Chính phủ, đồng thời, có sự hợp tác chặt chẽ
giữa Nhà nước và khu vực tư nhân" - đó là đặc trưng nổi bật của huy động vốn
phát triển đào tạo nghề ở Thái Lan Biểu hiện cụ thể như sau:
Chính phủ rất nỗ lực đầu tư để nâng cao về chất lượng và số lượng
nguồn nhân lực nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế.
Nhiều trường hợp kiến thức và kỹ năng đào tạo vẫn chưa đáp ứng được những
yêu cầu thực tế Từ đó, Chính phủ thấy việc hợp tác với khu vực tư nhân để giải quyết khó khăn về vốn đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là cần
thiết.
Các ngành công nghiệp đã được khuyến khích đào tạo nội bộ phù hợp
với yêu cầu riêng của mình Với sự thừa nhận đào tạo nội bộ là tốn kém, nên
Chính phủ đã hỗ trợ cho các nhà công nghiệp bằng nhiều hình thức Một trong
những hình thức trợ giúp là năm 1995 đã thông qua Luật cho phép người sử
dụng lao động được khấu trừ vào thuế khoản chi phí dành cho đào tạo nội bộ.
Thực hiện sự liên kết mở rộng các hệ thống trường học nhà máy Các
trường dạy nghề tự bản thân mình không đủ khả năng đào tạo học viên đáp
ứng yêu cầu của thị trường lao động Vì vậy, cần thiết phải tiến hành các
chương trình hợp tác chung với Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (chương
trình này bắt đầu từ năm 1992) Nhiệm vụ chính của Liên đoàn Công nghiệp
Thái Lan là cung cấp các nhà máy để thực tập - các nhà máy này được chọn
lọc, có trang thiết bị công nghệ hiện đại cho sinh viên thực tập Trong quátrình thực tập sinh viên có điều kiện tiếp cận để học về công nghệ và quản lý
sản xuất với các cán bộ có kỹ năng và kinh nghiệm.
* Huy động vốn để phát triển đào tạo nghề ở Malaixia Công tác đào tạo nghề ở Malaixia được hình thành và phát triển trong
tổng thể phát triển nguồn nhân lực của đất nước Hiện nay, Malaixia đang
chuyển sang giai đoạn công nghiệp hoá nhanh, do đó nguồn nhân lực có tay
nghề đa dạng với chất lượng cao đang là một vấn đề ưu tiên hàng đầu Nền
23
Trang 26kinh tế nhìn chung còn thiếu nhiều lao động có kỹ năng, đặc biệt là trong lĩnh
vực công nghệ cao mà Malaixia đang có kế hoạch phát triển đầy đủ vào năm
2020.
Huy động vốn để phát triển nguồn nhân lực của Malaixia có đặc trưng
là sự kết hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và khu vực tư nhân được thực hiện trên
cơ sở của hệ thống chính sách được luật hoá Biểu hiện như sau:
Chính phủ có chính sách ưu tiên cao nhất cho phát triển nguồn nhân
lực.
Đến lượt mình, khu vực tư nhân cũng đưa phát triển nguồn nhân lực vào
chiến lược tăng trưởng của mình Khu vực tư nhân đã nhận thức rõ tầm quan
trọng của việc đào tạo và quản lý nguồn nhân lực, và sự cần thiết phải chủ
động đầu tư vốn đào tạo nguồn nhân lực Những Công ty ở Malaixia không bỏ
mặc cho Chính phủ trong việc đầu tư đào tạo nguồn nhân lực.
Đạo luật phát triển nguồn nhân lực đã được Quốc hội thông qua vàonăm 1992 là công cụ quan trọng phục vụ rất đắc lực để tập trung các nguồn
vốn phát triển nguồn nhân lực
Theo đạo luật Phát triển nguồn nhân lực: Quỹ Phát triển nguồn nhân lực
đã được thành lập Mục tiêu của quỹ là nhằm phục vụ cho công tác đào tạo lại
và nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động Quy mô ban đầu của quỹ được
xác định là 35 triệu USD, trong đó Chính phủ đóng góp 50%, phần còn lại huy
động từ đóng góp của các doanh nghiệp [47, tr.256].
* Trung Quốc đẩy mạnh huy động các nguồn lực thực hiện cải cách
giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp:
Những năm gần đây, nhiều ngành và địa phương ở Trung Quốc đang
phải đối mặt với tình trạng thiếu công nhân kỹ thuật cao, lành nghề nghiêm
trọng Vừa qua, Bộ Giáo dục, Lao động và Đảm bảo xã hội, Uỷ ban Khoa học Công nghiệp quốc phòng phối hợp ban hành thông tri về việc thực hiện công
trình bồi dưỡng đào tạo khẩn cấp đội ngũ nhân tài kỹ thuật cho ngành chế tạo
24
Trang 27và dịch vụ xã hội hiện đại tại các học viện, trường dạy nghề Một số biện pháp
hiệu quả để thực hiện thông tri là:
- Xây dựng cơ chế hợp tác giữa các nhà trường với hơn 1400 đơn vị xínghiệp, tiến hành bồi dưỡng đào tạo nhân tài theo "don dat hang" sử dung lao
động của các đơn vị sự nghiệp, mở rộng quyền tự chủ của các trường và học
viện dạy nghề.
- Cơ quan tài chính Trung ương đẩy mạnh đầu tư kinh phí cho công tác
đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân tài kỹ thuật cao.
Các đơn vị xí nghiệp cần phải dành một khoản kinh phí cho giáo dục
đào tạo tại chỗ theo quy định của Nhà nước
_1.3.2 Bài học kinh nghiệm về huy động vốn cho phát triển đào tạo
nghề ở các nước Đông Á
Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm thành công trong quá trình
huy động vốn để phát triển đào tạo nghề của các quốc gia trên, có thể rút ra
một số bài học sau:
Thứ nhất, xác định một đường lối đúng đắn: "ưu tiên cao nhất cho phát
triển nguồn nhân lực" là định hướng quan trọng cho hoạt động huy động vốn
để phát triển đào tạo nghề của quốc gia :
Thứ hai, dé cao vai trò của Chính phủ - vai trò "chủ đạo, dẫn dat" hoạt
động huy động vốn cho đào tạo nghề: Chính phủ vạch và thực thi chính sách, xây dựng môi trường pháp lý; Tổ chức quản lý và tăng cường nguồn đầu tư từ
ngân sách Nhà nước.
Thứ ba, Chính phủ chú trọng xây dựng hệ thống chính sách có hiệu lực
cao trong lãnh đạo hoạt động huy động vốn phát triển đào tạo nghề.
Thực tế huy động vốn phát triển đào tạo nghề ở các nước Đông Á trên
cho thấy: Muốn cho chính sách huy động vốn có hiệu lực cao thì chính sách
đó phải vừa có định hướng cơ bản, vừa mềm dẻo linh hoạt và sát thực Để đạt
được điều này, họ đã làm như sau:
25
Trang 28Luật hoá chính sách đào tạo nghề Pháp luật là nền tảng cốt lõi của
các chính sách huy động vốn: Sự nguyên tắc của Luật pháp đã tác dụng tốt
đến việc định chế, bắt buộc các doanh nghiệp khu vực tư nhân phải có trách
nhiệm đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực Điển hình là Hàn Quốc đã có Luật
đào tạo nghề, và sau đó là Luật cơ bản về đào tạo nghề Ở Malaixia, có Đạo
luật phát triển nguồn nhân lực
Điều chỉnh, thay đổi các chính sách phi hợp với từng điều kiện hoàn
cảnh cụ thể Khi thực hiện chính sách huy động vốn, Chính phủ các nước này
tỏ ra luôn thấu hiểu hoàn cảnh của các doanh nghiệp tư nhân Không quá
cường điệu "luật hoá chính sách đào tạo nghề" để tránh sự cứng nhắc Sự điều chỉnh chính sách trong những khuôn khổ nhất định đã có tác dụng khuyến
khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư cho đào tạo nghề một cách tích cực.Hàn Quốc đã điều chỉnh chính sách trong điều kiện nền kinh tế có sự phát
triển mới; Malaixia thực hiện sự điều chỉnh trong Quỹ phát triển nguồn nhân lực; Với Thái Lan là chính sách hỗ trợ các nhà công nghiệp
Thứ tư, ngân sách Nhà nước vừa là công cụ vật chất thúc đẩy việc thực
thi các chính sách huy động vốn vừa tạo động lực cho phát triển đào tạo nghề.
Xu hướng chung của các Chính phủ trên là không dùng ngân sách để
bao cấp nguồn nhân lực Chính phủ không làm thay tư nhân những gì tư nhân
có thể làm được Chính phủ sử dụng ngân sách một cách hiệu quả hơn - nâng
cao hiệu lực của các chính sách Ví dụ quỹ đào tạo nguồn nhân lực ở Malaixia
ra đời trên cơ sở Đạo luật phát triển nguồn nhân lực, qui định các doanh nghiệp phải đóng góp vốn cho quỹ Song Chính phủ đóng góp cho quỹ tới
50% vé vốn Còn đối với Hàn Quốc và Trung Quốc, ngân sách Chính phủ
được huy động để đào tạo đội ngũ nhân tài kỹ thuật cao; Nghiên cứu về đào
tạo nghề; Thực hiện công bằng trong xã hội về đào tạo nghề
-Thứ năm, đề cao vai trò của giới doanh nghiệp đối với đầu tư cho đào
tạo nghề.
26
Trang 29Chính phủ có nhiều biện pháp để khuyến khích và bắt buộc doanh
nghiệp phải đầu tư cho đào tạo nghề.
Thứ sáu, phát huy tính tích cực chủ động của cơ sở dạy nghề để tăng
cường trách nhiệm đầu tư của doanh nghiệp cho đào tạo nghề Ví dụ ở Thái Lan có mô hình Trường học - Doanh nghiệp Trung Quốc thì thực hiện "đào
tạo theo đơn đặt hàng".
Trên đây là những bài học thành công trong đào tạo nghề ở một số nước
Đông Á Tuy nhiên, các Chính phủ Đông Á cũng phải thừa nhận rằng họ đang
gặp khó khăn về giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham giamột cách tích cực hơn vào công tác dạy nghề Điều này nói lên một phần hạnchế của "Luật hoá chính sách đào tạo nghề" mà các Chính phủ vẫn chưa khắc
phục được.
Tóm lại, vốn đầu tư là điều kiện quyết định đến mở rộng quy mô và
nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu đa dạng về đội ngũ công
nhân kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Thực tế
cho thấy, để tăng trưởng phát triển bền vững và tiến tới nền kinh tế tri thức:
"tập trung đầu tư lớn” cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (trong đó có
đội ngũ công nhân kỹ thuật) là bài học sâu sắc của tất cả các quốc gia trên thế
giới - dù đó là quốc gia đang phát triển hay đã phát triển.
Đối với Việt Nam, một nước nông nghiệp đang trong giai đoạn đầu của
công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì nhu cầu vốn cho phát triển đào tạo nghề
càng trở nên bức thiết và huy động vốn phát triển đào tạo nghề là một vấn đề
nan giải.
Cũng như một số nước Đông Á, Việt Nam đã và đang động viên nhiều
nguồn vốn ngoài ngân sách cho phát triển đào tạo nghề Việc cần thiết hiện
nay là tìm hiểu khả năng cung ứng của các nguồn vốn đó cho đào tạo nghề
trên thực tế, phát hiện tiềm năng vốn Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp
tích cực để thu hút vốn, thực hiện "tập trung đầu tư lớn" để phát triển dio tạo
nghề.
27
Trang 30Chương 2
TINH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN PHÁT TRIEN ĐÀO TẠO NGHỀ
Ở VIỆT NAM TỪ 1991 ĐẾN 2004
2.1 Thực trạng huy động vốn giai đoạn 1991 đến 1997
Sau 10 năm đổi mới, đất nước ta đã ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh
tế - xã hội và bắt đầu phát triển GDP trung bình trong giai đoạn 1991 - 1997
là 8,2% Cả nước bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước
hội nhập vào nền kinh tế thế giới Đến 1997, Việt Nam đã có quan hệ ngoại
giao với 114 nước trên thế giới và tăng cường quan hệ nhiều mặt với các nước
trong khu vực Kể từ năm 1995, ba sự kiện lớn đã tác động đến nền kinh tế
nước ta và đặc biệt là giáo dục đào tạo, trong đó có giáo dục nghề nghiệp là:
Việt Nam gia nhập ASEAN; Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận Việt Nam và 2 nước
bình thường hoá quan hệ ngoại giao; Việt Nam và các nước Liên minh châu
Âu (EU) ký hiệp định hợp tác, trong đó có việc EU hỗ trợ giáo dục đào tạo.
Thực hiện đổi mới trong lĩnh vực đào tạo, Đảng ta "đặc biệt coi trọng
xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề", phát triển giáo dục đào tạo trong đó
có đào tạo nghề không chỉ dựa vào ngân sách nhà nước mà còn "huy động sự
đóng góp của các ngành, địa phương, tổ chức kinh tế xã hội và gia đình cùng
với tranh thủ sự hợp tác quốc tế ".
Tuy nhiên, mấy năm đầu của thời kỳ này, đất nước vẫn còn phải chịu
hậu quả của khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng cuối thập kỷ trước (tỷ lệ lạm phát lên tới 774,7% và liên tục ở mức 3 chữ số tới đầu năm 1990) Từ sau
năm 1991, vốn vay và viện trợ bên ngoài giảm mạnh do sự tan rã của hệ thống
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu Trước năm 1995, đất nước
còn bị cấm vận về kinh tế Huy động vốn cho đào tạo nghề trong bối cảnh trên
28
Trang 31nhìn chung gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên cũng đạt được một số kết quả nhấtđịnh.
2.1.1 Những kết quả huy động vốn phát triển đào tạo nghề giai đoạn
1991 - 1997
Nhìn chung, giai đoạn này, ngân sách nhà nước tuy vẫn giữ vai trò chủ
yếu song không còn là "nguồn duy nhất” đầu tư phát triển đào tạo nghề Bên
cạnh ngân sách nhà nước, đã có sự tham gia đóng góp vốn ngày càng lớn hơn
của nhân dân, các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề, và hỗ trợ của nguồn vốn
nước ngoài Nhờ đó mà sự nghiệp đào tạo nghề đã duy trì và phát triển vượt qua giai đoạn khủng hoảng nặng nề Huy động vốn phát triển đào tạo nghề
giai đoạn 1991 - 1997, đạt được những thành tựu sau:
* Vốn ngân sách dành cho đào tạo nghề liên tục tăng về số lượng, năm
sau cao hơn năm trước, tăng cùng với xu hướng tăng ngân sách cho toàn
ngành giáo dục.
Ty lệ ngân sách cho đào tạo nghề trong tổng vốn ngân sách dành chotoàn ngành giáo dục lúc đầu tuy có giảm, nhưng sau đó tốc độ giảm đã chậmlại, và có xu hướng tăng lên Vốn ngân sách dành cho đào tạo nghề (chi
thường xuyên và xây dựng cơ bản) năm 1992 tăng 28% so với năm 1991; năm
1993 tăng 40% so với năm 1991; năm 1997 tăng 40,3% so với năm 1991
Bảng 1 Vốn ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề giai đoạn 1991 - 1997
Đơn vị tính: tỷ đồng
emo [De [oe [|
V6n cho dao tao nghé (chi
thường xuyên và xây dựng | 110,65] 1553| 220,65} 249,96 | 303,55 | 355,59) 448,32
1276,7 | 2038,25 | 4063,83 | 5630,01 | 7256,64 | 8319,32 |10857,82
cơ bản
Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 1999 [6, phụ lục 16]
Vốn cho giáo dục đào tạo
(chi thường xuyên và chỉ
cơ bản :
29
Trang 32Tăng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề đã góp phần
hạn chế sự khủng hoảng của đào tạo nghề chính qui, đảm bảo sự tồn tại hoạt
động của 174 trường dạy nghề chính qui dài hạn, nơi cung cấp phần lớn công
nhân kỹ thuật được đào tạo bài bản cho nền kinh tế Bên cạnh đó, đã cố gắng hạn chế tốc độ giảm tỷ lệ vốn ngân sách cho đào tạo nghề trong tổng vốn
ngân sách dành cho toàn ngành giáo dục Giai đoạn 1991-1995, tỷ lệ đó giảm
mạnh, do Nhà nước cắt giảm mạnh ngân sách cho đào tạo nghề, đào tạo nghề chính quy do Nhà nước tài trợ rơi vào khủng hoảng Nhưng từ 1993- 1995, tốc
độ đã chậm lại và đã có xu hướng tăng lên vào các năm 1996, 1997 (xem bảng
2) Thực tế qui mô đào tạo nghề chính qui đã tăng từ 62.600 học sinh năm
1993 lên tới 106.000 học sinh năm 1996 [42].
Bảng 2 Tài chính đầu tư cho dạy nghề 1991 - 1997
Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 7/2004 [6, phụ lục 13]
30
Trang 33* Nguồn vốn do nhân dân (người học nghề, chủ doanh nghiệp, tư
nhân ) đóng góp đã tăng lên nhanh chóng, bổ sung cho ngân sách Nhà nước,
phát triển đào tạo nghề
Do đào tạo nghề chính quy khủng hoảng, khả năng giải quyết việc làm
của "kinh tế quốc doanh" hạn chế Trong bối cảnh đó, nhu cầu nhân lực đadạng ở trình độ bán lành nghề trở xuống của các địa phương và nhu cầu của
người lao động muốn học nghề ngắn hạn để nhanh chóng kiếm việc làm đã
tăng lên Để đáp ứng tình hình đó, các cơ sở dạy nghề ngoài công lập đã xuất
hiện với các trường, lớp dạy nghề của tư nhân, các trung tâm dạy nghề dân
lập, các doanh nghiệp kèm cặp truyền nghề Hình thức chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn Do số lượng người học nghề ngắn hạn tăng lên, nên lượng vốn
đóng góp cũng được tăng lên Nếu như năm 1986, dạy nghề ngắn hạn mới thuhút được 55.000 học sinh thì 1992 là 150.000, năm 1997 đã là 390.000 học
Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2000 [5, tr16]
Tại các tỉnh, thành phố, các địa bàn có sản xuất công nghiệp và dịch vụ
phát triển thì cơ sở dạy nghề ngoài công lập phát triển mạnh Thành phố Hồ
Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội là một số địa phương sớm thực hiện chủ trương
"xã hội hoá" đào tạo nghề Từ những năm 80 đã có một mạng lưới cơ sở dạy
nghề dân lập tư thục phát triển rất mạnh ở những thành phố lớn này.
Theo điều tra của Ngân hàng thế giới, mức chi của gia đình cho một
học sinh học nghề trong giai đoạn này chiếm 37% trong tổng chi Chính phủ
31
Trang 34và gia đình Bảng sau sẽ cho thấy mức độ đóng góp của nhân dân cho đào tạo
Nguồn: Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo 6/1997 [47, tr.244]
* Các cơ sở dạy nghề tìm biện pháp tự tạo nguồn vốn để giải quyết nhu
cầu vốn đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng, duy trì phát triển đào tao
nghề
Vào những năm 1991 - 1993, khủng hoảng kinh tế - xã hội đã dẫn đến
khủng hoảng trong đào tạo nghề Quy mô đào tạo nghề chính quy suy giảm
mạnh Nhà nước cắt giảm mạnh ngân sách cho đào tạo nghề, gần như thả nổi
các trường tự xoay sở và tự cứu lấy mình Phải thấy rằng, lúc đầu các trường nghề không phản ứng kịp thời với nhu cầu và đòi hỏi của thực tế cho dù có
một bộ máy quản lý mạnh Chính vào lúc này, nhiều cơ sở dạy nghề đã chứng
tỏ bản lĩnh "tự vươn lên” Các biện pháp tự tạo nguồn vốn đã được thử nghiệm
tại các trường nghề nhằm khắc phục khó khăn về tài chính Nguồn vốn tự có
đã hình thành giúp nhiều cơ sở dạy nghề chẳng những không bị tan rã mà còn
tồn tại phát triển Một số trường điển hình như: Trường Đào tạo nghề Mỏ và
Xây dựng (thuộc Công ty than nội địa); Trường Kỹ thuật Nghiệp vụ Giao
thông Vận tải II; Trường Công nhân Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Đó là các trường đã phát triển qua hơn 30 năm, trải qua những
năm thử thách nhất của đào tạo nghề và đã có những kinh nghiệm quí báu tự
tạo nguồn vốn để phát triển Một số kinh nghiệm tạo nguồn của các cơ sở dạy nghề là: Chủ động liên kết với các doanh nghiệp, đa dạng hoá các ngành nghề
và loại hình đào tạo để tranh thủ sự hỗ trợ của doanh nghiệp, và thu hút học
sinh học nghề, "tăng thu tiết kiệm chỉ" là cơ chế tạo nguồn vốn Ngoài ra để
32
Trang 35"tăng thu tiết kiệm chỉ", các cơ sở dạy nghề bám sát nguyên tắc "học đi đôi
với hành", gắn việc thực hành của học sinh với sản xuất, biến những chỉ tiết
thực hành của học sinh thành sản phẩm có ích, vừa nâng cao chất lượng giờ
học thực hành mà lại có thêm kinh phí để mua sắm nguyên liệu Chẳng hạn,
như trường Kỹ thuật Nghiệp vụ Giao thông Vận tải II thay vì sử dụng nguyên
liệu được cấp cho việc thực hành rồi đem ra bãi phế thải, ngay từ cuối thập kỷ
70, thầy trò đã biến chi tiết thực hành thành những sản phẩm có ích, thiết kế
và cho ra đời các phương tiện thuỷ Từ năm 1990 đến nay đã có 6650 tấn
phương tiện được đóng mới và sửa chữa trong đó lớn nhất là tàu có trọng tải
1200 tấn Tất cả đều được Đăng kiểm Việt Nam kiểm duyệt" [45, tr.35-36].
* Trong quan hệ hợp tác quốc té, đào tạo nghề đã tranh thủ được một
nguồn vốn đáng kể của các Chính phủ và các tổ chức Quốc tế góp phần hiệnđại hoá cơ sở vật chất thiết bị, chương trình giảng dạy và đào tạo giáo viên phi hợp với cơ chế thị trường và yêu cdu phát triển của đất nước.
Vài năm đầu của thời kỳ này, các Hiệp định với các nước Xã hội chủ
nghĩa (cũ) hết hiệu lực, do có khó khăn nên Liên Xô (cũ) và các nước Đông
Âu không còn khả năng hỗ trợ ta như trước đây Đào tạo nghề cũng bị mất
nguồn viện trợ to lớn đó Song nhờ có những thắng lợi trên mặt trận ngoại
giao, Việt Nam vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ đáng kể của các
Chính phủ và tổ chức quốc tế để khắc phục những khó khăn ban đầu về vốn
cho đào tạo nghề
Kể từ năm 1993, cộng đồng tài chính quốc tế bắt đầu có những cam kết tài trợ mới cho Việt Nam Hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các tổ chức tài
chính quốc tế (WB, IFM, ADB) và một số nhà tài trợ song phương bắt đầu vào
một thời kỳ mới Đến năm 1997, Việt Nam đã có hợp tác trong lính vực dao
tạo nghề với gần 40 tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ, trong đó có:
Ngan hang Phát triển Châu A (ADB), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Bọ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á và Thái Bình Dương
Đo
Trang 36(SEAMEO), Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Các tổ chức UNIDO, UNESCO, tổ chức SIDA (Thụy Điển), tổ chức GIZ, DSE (của CHLB Đức), tổ chức SEAMEO.v.v [43] Thông qua các dự án, các Chính phủ và các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ cho đào tạo nghề phát triển nhiều lĩnh vực:
Hỗ trợ để hiện đại hoá trang thiết bị máy móc thực hành, thông qua rất
nhiều dự án có giá trị kinh tế cao Một vài dự án tiêu biểu là: Dự án hiện đại
hoá khoa cơ khí, điện, điện tử, Trung tâm dạy nghề Việt Đức, trường Sư phạm
Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh do Cộng hoà Liên bang Đức hỗ trợ, trị giá
7,5 triệu USD; Dự án tăng cường năng lực đào tạo công nhân kỹ thuật cho
trường Công nhân cơ điện Hà Nội và trường Công nhân kỹ thuật Quy Nhơn về
cơ khí, điện, điện tử và cơ khí ô tô trị giá 5 triệu USD, do Hàn Quốc giúp đỡ;
Dự án hỗ trợ 8 trung tâm dạy nghề ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh do
Thuy Sĩ hỗ trợ về cơ khí, máy tính, điện, điện tử, nông nghiệp, may công
nghiệp do Thuy Sĩ hỗ trợ trị giá trên 2 triệu USD và còn nhiều dự án khác
vừa có giá trị khoa học thực hành vừa có giá trị kinh tế cao [43].
Hỗ trợ để đổi mới chương trình giảng dạy, đào tạo phù hợp với cơ chế
thị trường như đào tạo theo Modul, đào tạo theo tín chỉ, đào tạo theo chương
trình ngắn hạn
Hỗ trợ nhiều chỉ tiêu cho giáo viên dạy nghề, các nhà quản lý qua trao
đổi kinh nghiệm, dự các hội nghị khoa học quốc tế, tham quan, tìm hiểu hệ
thống đào tạo nghề tại các nước như Hàn Quốc, Úc, Đức
2.1.2 Những hạn chế trong việc huy động vốn phát triển đào tạo
nghề giai đoạn 199] - 1997
Huy động vốn phát triển đào tạo nghề trong giai đoạn này nhìn chung là
yếu kém Do cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp còn ảnh hưởng nặng nề, nên xã hội còn tỏ ra thờ ơ, thụ động đối với đầu tư cho đào tạo nghề, kinh phí
đầu tư cho đào tạo nghề vẫn chủ yếu phải dựa vào ngân sách Nhà nước rất eo
hẹp Tổng đầu tư xã hội cho đào tạo nghề mới chỉ đủ để đào tạo nghề tồn tại
cầm cự, chứ chưa phát triển Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã nhận
34
Trang 37định: "Giáo dục chuyên nghiệp nhất là đào tạo công nhân kỹ thuật có lúc suy
giảm mạnh, mất cân đối lớn về cơ cấu trình độ trong đội ngũ lao động ở nhiều
ngành sản xuất Quy mô đào tạo hiện nay quá nhỏ bé, trình độ thiết bị lạc hậu,
không đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá"
- Vốn đầu tư ít ỏi từ Ngân sách Nhà nước dành cho đào tạo nghề đã hạn
chế tầm hoạt động của nó, năm 1997 mới chỉ đạt có 3,7% trong tổng chi ngân
sách Nhà nước cho toàn ngành giáo dục Mặc dù GDP đạt tốc độ tăng trưởng
khá (trên 8%) song do đất nước còn nghèo, nên ngân sách Nhà nước rất hạn
hẹp, Nhà nước cắt giảm ngân sách cho đào tạo nghề liên tục, có lúc chỉ còn 3,5% trong tổng chi ngân sách Nhà nước cho toàn ngành Giáo dục (năm
1995) Do đó, nguồn ngân sách Nhà nước tuy có tăng về số tuyèt đối vẫn
không ngăn được sự khủng hoảng của đào tạo nghề chính quy dai hạn Từ con
số 366 trường mỗi năm tuyển khoảng 200.000 học sinh vào những năm cuối
thập kỷ 70 thì tới năm học 1995-1996 chỉ còn có 174 trường tuyển 45.000 học
- Hoạt động tạo nguồn của các cơ sở dạy nghề còn lúng túng thụ động.
Nguồn "vốn tự có" mới chỉ góp phần nhỏ bé, trong việc cải thiện tình trạng
thiếu thốn cơ sở vật chất trang thiết bị của một số cơ sở dạy nghề Phần lớn
trường nghề vẫn tồn tại tư tưởng "trông chờ vào cấp phát từ ngân sách Nhà
nước" theo cơ chế "xin, cho", chưa tích cực gắn đào tạo với sử dụng, duy trì
mô hình "trường nghề" - "tháp ngà với công nghiệp" do đó "tăng thu, tiết kiệm
chi" tiến hành chậm chap, kém hiệu qua.
Trang 38- Các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư cho đào tạo nghề, số cơ sởdạy nghề thuộc doanh nghiệp còn ít Trên địa bàn Hà Nội trong thời gian nàychỉ có 8 cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp Nguyên nhân cơ bản là lúc này
Luật Doanh nghiệp chưa ra đời, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp
kém thuận lợi, Nhà nước cũng chưa có chính sách quy định hoặc khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo nghề
- Khả năng huy động vốn nước ngoài để phát triển đào tạo nghề chưa
cao mặc dù tiém năng của nguồn vốn này rất lớn Các cơ sở dạy nghề tiếpnhận dự án còn mang tính chất bị động, chưa có một kế hoạch dài hạn - (chiến
lược), phần lớn các trường hợp hình thành các chương trình dự án còn mang
tính tự phát, có khi theo gợi ý của nhà tài trợ Chưa có cơ sở dạy nghề 100%
vốn đầu tư nước ngoài tai Việt Nam Sở di có tình trạng trên là do quan hệ hợp
tác quốc tế của nước ta chưa thuận lợi, còn chịu ảnh hưởng của lệnh cấm vận (Mỹ mới xoá bỏ cấm vận Việt Nam năm 1995 và môi trường pháp lý cũng
chưa hoàn thiện.
2.2 Thực trạng huy động vốn phát triển đào tạo nghề giai đoạn từ
1998 đến 2004
Sau năm 1997, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tác động
đến huy động vốn phát triển đào tạo nghề Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính tiền tệ ở châu Á năm 1997-1998, tăng trưởng kinh tế của nước ta có sự
giảm sút ở mức 5% trong các năm 1998, 1999 Nhưng sau đó, lại có sự phục
hồi, đến nay GDP trung bình đạt 7,5% Nền kinh tế đi vào ổn định, cùng với
chính sách "mở cửa" và "chủ động hội nhập khu vực quốc tế” Tiến trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng được đẩy mạnh Sự phát triển các khu
công nghiệp kéo theo nhu cầu công nhân kỹ thuật, đặc biệt là công nhân kỹthuật lành nghề, trình độ cao ngày càng lớn
Đảng và Chính phủ đã chủ động tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội Nhiều bộ luật như: Luật Giáo dục, Luật Doanh
nghiệp; Luật đầu tư nước ngoài lần lượt ra đời
36
Trang 39Dưới ánh sáng của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX và Nghị quyết Trung ương lần thứ hai (khoá VIII) về giáo dục đào tạo Chủ trương xã
hội hoá dạy nghề đã đi vào cuộc sống, vận động được đông đảo nhân dân và
toàn xã hội tham gia phát triển dạy nghề, góp phần phát triển sự nghiệp đào
tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
Cũng trong giai đoạn này, chiến lược phát triển giáo dục kỹ thuật nghề
nghiệp (một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển giáo dục
2001-2010) đã ra đời, là định hướng quan trọng cho công tác đào tạo nghề.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong số những nước nghèo, kém phát
triển, nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, còn nhiều mặt mất cân đối và
_ thường xuyên phải đối phó với những biến động kinh tế đột xuất trong và
% so tổng kinh phí đầu tư cho dạy nghề | 17%| 17%| 21%| 21%| 22%| 20%| 19%
5 Nguồn huy động nước ngoài 100| 200| 250} 300| 400] 500| 500
% so tổng kinh phí đầu tư cho dạy nghề | 10%| 11%| 10%| 10%| 12%| 18%| 15%
37
Trang 40Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tháng 4/2004 [4, tr.6]
2.2.1 Thành tựu huy động vốn phát triển đào tạo nghề giai đoạn 1998 -2004
Huy động vốn đầu tư cho đào tạo nghề trong giai đoạn này tiến bộ hơn
giai đoạn trước Biểu hiện qua các thành tựu nổi bật sau:
* Vốn đầu tư cho đào tạo nghề từ ngân sách Nhà nước đã tăng liên tục
cả về số lượng và tỷ lệ trong tổng chỉ ngân sách cho toàn ngành giáo dục
Sự thiếu hụt trầm trọng đội ngũ công nhân kỹ thuật cho nền kinh tế do
khủng hoảng đào tạo nghề trong giai đoạn trước, dẫn đến yêu cầu cấp bách
phải phát triển qui mô đào tạo nghề, đặc biệt là khôi phục đào tạo nghề chính
qui dài hạn Đáp ứng tình hình đó từ 1998 đến nay, Nhà nước đã liên tục tăng
đầu tư ngân sách cho đào tạo nghề cả về số lượng và tỷ lệ trong tổng chi ngân
sách cho toàn ngành giáo dục Năm 1998, vốn ngân sách cho đào tạo nghề là
996 tỷ đồng; năm 2002 là 2572 tỷ đồng, tăng 133% so với năm 1998; năm
2003 là 2814 tỷ đồng, tăng 141% so với 1998; năm 2004 là 3357 tỷ đồng,
tăng 212% so với năm 1998 Tỷ trọng vốn ngân sách trong tổng kinh phí đầu
38