Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đề xuất quan điểm và những giải pháp chủ yếu góp phần phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận Hà Đông, TP Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Trang 1NGUYỄN ĐÌNH TOÀN
VAI TRÒ KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
Trang 2NGUYỄN ĐÌNH TOÀN
VAI TRÒ KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS LÊ MINH VỤ
HÀ NỘI - 2014
Trang 3Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá CNH, HĐH
Trang 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ
NHÂN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI 11
1.2 Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội
địa phương: nội dung và các nhân tố ảnh hưởng 191.3 Kinh nghiệm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong
phát triển kinh tế xã hội của một số địa phương 25
Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN HÀ
2.1 Khái quát về kinh tế tư nhân ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 332.2 Đánh giá thực trạng vai trò của kinh tế tư nhân trong phát
triển kinh tế xã hội Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội 40
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ
CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH
3.1 Quan điểm cơ bản phát huy vai trò của kinh tế tư nhân
trong phát triển kinh tế xã hội của Quận Hà Đông, thành
3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của kinh
tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội của Quận Hà
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, được
sự đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tích cực của nhân dân, kinh tế tư nhân hoạtđộng dưới các hình thức hộ kinh doanh cá thể, công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh đã phát triển rộngkhắp cả nước; qua đó đã khơi dậy, huy động và khai thác được các nguồn lực
to lớn trong nhân dân như: trí tuệ, tiền vốn, sức lao động, kinh nghiệp quản lý,tài nguyên , và các nguồn lực khác vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm(khoá IX), Báo báo chính trị của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X vàNghị quyết số 14 NQ- TƯ (khoá XI) của Đảng khẳng định, phát triển cácthành phần kinh tế trong đó có kinh tế tư nhân theo pháp luật đều là bộ phận cấuthành quan trọng của nền kinh tế
Trong những năm vừa qua, mặc dù nền kinh tế đất nước gặp nhiềukhó khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, các thành phần kinh tếkhác đang bị ảnh hưởng không nhỏ từ yếu tố này Tuy nhiên, với những lợithế riêng có của mình, thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn quận Hà Đông
đã chủ động và có nhiều biện pháp sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, bámsát thị trường nên vẫn tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ, giải quyết việclàm cho hàng nghìn người lao động, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế -
xã hội và đóng góp rất to lớn cho sự phát triển bền vững của quận Tuy nhiên,bên cạnh những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địabàn quận, việc phát huy vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn quận
Hà Đông vẫn còn một số bất cập, hạn chế xuất phát từ các nguyên nhân kháchquan và chủ quan khác nhau Vì vậy, việc tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề
lý luận và thực tiễn về vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội
Trang 6trên địa bàn quận Hà Đông để có những quan điểm và giải pháp thích hợptrong việc phát huy hơn nữa vai trò tích cực của thành phần kinh tế này, đápứng yêu cầu phát triển KT - XH của Hà Đông nói riêng, thành phố Hà Nội nóichung hiện nay là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn Với
lý do đó, tác giả chọn vấn đề " VAI TRÒ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI" làm
đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
* Các công trình ngoài nước
- Tác giả Ang James (2010),“Saving Mobilization, Financial Development and Liberalization: The case of Malaysia”, MPRA Paper No
21718, nghiên cứu về kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính qua kênh tiếtkiệm cá nhân ở Malaysia và mối liên hệ của nó với sự phát triển và tự do hoátài chính, từ đó rút ra các bài học về huy động vốn từ tư nhân Tác giả đã sửdụng lý thuyết vòng đời để ước lượng hàm tiết kiệm trên cơ sở đưa vào cácbiến số thể chế của nền kinh tế Malaysia, tập trung vào vai trò của các yếu tốtài chính Các kết quả cho thấy độ sâu tài chính, mạng lưới và mật độ ngânhàng có xu hướng thúc đẩy tiết kiệm Tự do hoá tài chính và sự phát triển củathị trường bảo hiểm cũng hỗ trợ huy động tiết kiệm ở Malaysia
- Tác giả Erinc Yeldan (2005), “Accessing the privatization Experience
in Turkey: Implimentation, Politics and Performance Results”, Economic Policy Institute, WashingtonDC , tập trung đánh giá về kênh huy động nguồn
lực tài chính thông qua quá trình tư nhân hoá ở Thổ Nhĩ Kỳ trong các ngànhcông nghiệp chủ chốt Quá trình tư nhân hoá ở Thổ Nhĩ Kỹ bắt đầu từ giữanhững năm 1980 theo đường lối “đồng thuận Washington” và cách thức chủyếu ở Thổ Nhĩ Kỳ là giảm đầu tư nhà nước vào các doanh nghiệp nhà nướccần tư nhân hoá Và bằng cách đó, nhà nước buộc các doanh nghiệp này làm
Trang 7ăn kém hiệu quả và phải bán rẻ cho các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài chứkhông phải các nhà đầu tư trong nước Các tài sản nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ đãrơi vào tay tư bản nước ngoài Đây là thất bại của quá trình tư nhân hoá ở ThổNhĩ Kỳ Bài học kinh nghiệm rút ra là phải thực hiện tư nhân hoá thận trọng,đánh giá đúng giá trị tài sản nhà nước và chỉ tư nhân hoá các doanh nghiệp
mà nhà nước không cần nắm giữ và tư nhân vận hành hiệu quả hơn
- Nghiên cứu tổng kết của ADB được xuất bản trong cuốn sách “Mốiquan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân” (ADB, 2008) Cuốn sách cung cấp tổngquan về vai trò, thiết kế, cấu trúc và việc thực hiện mối quan hệ hợp tác giữanhà nước và tư nhân với tư cách là kênh huy động nguồn lực tài chính trongphát triển cơ sở hạ tầng với nhiều ví dụ, các hình thức hợp đồng quản lý, cáchợp đồng dịch vụ, nhượng quyền, thoả thuận kinh doanh, lựa chọn cấu trúc,các nhiệm vụ chính liên quan đến thiết kế và chuẩn bị dự án hợp tác công tư
- Shari Turitz, David Winder (2003), “Private Resources for Public Ends: Grantmakers in Brazil, Ecuador and Mexico”, in Philanthropy and
Social Change in Latin America, Cynthia Sanborn and Felipe Portcocarrero(eds), Harvard University Press Đây là n ghiên cứu của hai tác giả ShariTuritz và David Winder về huy động nguồn lực tài chính tư nhân cho đầu tưcông ở Brazil, Ecuador và Mexico thông qua các tổ chức quỹ phi chính phủnhằm huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân cho đầu tư công Cáctác giả phân tích các ưu điểm, hạn chế của hình thức huy động nguồn lực tàichính qua các quĩ này Giải pháp để tăng cường huy động vốn qua hình thứcnày là phải có khung pháp lý cho hoạt động của nó, phải đảm bảo được sựminh bạch thông tin trong huy động và sử dụng nguồn tài chính huy độngđược Các tổ chức phải tự chứng tỏ năng lực quản lý, điều hành và giảm chiphí hoạt động của chúng để đảm bảo các nguồn vốn huy động được sử dụnghiệu quả nhất
Trang 8* Các công trình trong nước
- Tiến sĩ Đỗ Mạnh Hồng (Đại học Obirin, Nhật Bản), trong nghiên cứucủa mình nhan đề “Phát triển doanh nghiệp tư nhân vì tương lai kinh tế ViệtNam” (Đỗ Mạnh Hồng, 2008) đề cập đến vấn đề giải phóng khu vực tư nhânkhỏi cái bẫy cơ cấu kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, trong đó nhấnmạnh phải giảm hệ thống doanh nghiệp nhà nước siêu lớn, cồng kềnh nhưhiện nay để nâng cao hiệu quả Tác giả đề xuất các giải pháp đưa doanhnghiệp tư nhân trở thành bộ phận xương sống của nền kinh tế nhằm khai thácnguồn lực tài chính và các nguồn lực khác từ kinh tế tư nhân
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh (2010), trong bài phỏng vấn nhan đề “Loại bỏrào cản để phát triển kinh tế tư nhân” trên báo Tiền Phong ngày 12/4/2010cho rằng kinh tế tư nhân phát triển còn chậm và thiếu những doanh nghiệplớn, có thương hiệu, có khả năng cạnh tranh quốc tế Xét trên những doanhnghiệp tư nhân được đăng ký thì nhóm này mới tạo ra được khoảng 7% sốviệc làm, khoảng 11% GDP và khoảng 25% sản lượng công nghiệp Đến nay,kinh tế tư nhân tạo ra khoảng 38 - 39% GDP, trong đó khoảng 28% là thuộckinh tế hộ gia đình Khoảng 3 triệu hộ phi nông nghiệp, 12 triệu hộ nôngnghiệp Kinh tế hộ gia đình của chúng ta có điểm yếu là không đủ trình độcông nghệ, không gắn với hội nhập kinh tế Với quy mô hiện nay thì khu vựckinh tế tư nhân vẫn chưa xứng tầm, chưa có năng lực cạnh tranh ngang ngửa ởnước ngoài Những doanh nghiệp tư nhân lớn ở Việt Nam hiện nay trình độ khoahọc công nghệ, trình độ quản lý đang vẫn còn non kém Giải pháp để phát triểnkinh tế tư nhân là phải loại bỏ các rào cản, đổi mới thể chế về kinh tế thị trường,tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt số giấy phép con
- Ths Nguyễn Thu Hiền - Hoàng Nghĩa Ngọc (2010), Huy động vốn trong dân - lãi suất không phải là tất cả, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân
hàng, phân tích tình hình huy động nguồn lực tư nhân qua hệ thống ngân hàng
Trang 9và chỉ rõ nguồn lực chưa huy động trong dân còn rất lớn, tồn tại dưới dạngtiền mặt, vàng và ngoại tệ Nguyên nhân là nền kinh tế nước ta còn tồn tạinhiều loại tiền tệ trong thanh toán, tỷ lệ lạm phát cao, sức mua của nội tệ giảmsút Bên cạnh đó là sự mất lòng tin của người dân vào các chính sách và tìnhtrạng thiếu thông tin thị trường Từ đó, các tác giả cho rằng dù lãi suất cao làcách để huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân vào hệ thống ngân hàng, đâychưa phải là tất cả Vấn đề còn là sự ổn định kinh tế vĩ mô, là chính sách vàđiều hành tỷ giá, là quản lý thị trường vàng Do đó, để huy động được nguồnlực tư nhân vào hệ thống ngân hàng, cần phải tiến hành nhiều giải pháp chứkhông chỉ đơn giản là nâng lãi suất.
- Đặng Minh Tiến (2008), Phát triển kinh tế tư nhân - xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học chỉ ra rằng
sự phát triển kinh tế tư nhân là tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội hiện nay Kinh tế tư nhân đóng góp nguồn lực quan trọng vào kinh doanh,góp phần làm tăng của cải vật chất, nâng cao sức sản xuất xã hội, giải quyếtviệc làm cho người lao động và nhiều vấn đề xã hội
- Vũ Hùng Cường (2011), Kinh tế tư nhân và vai trò động lực tăng trưởng, Nhà xuất bản khoa học xã hội 2011, chỉ rõ vai trò của khu vực kinh tế
tư nhân và đề xuất những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế
tư nhân, đưa khu vực này trở thành động lực của mô hình tăng trưởng kinh tếmới, bao gồm:
Thứ nhất, phải đổi mới mạnh mẽ tư duy lý luận và quan điểm của Đảngvề vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, coi khu vực kinh tế tư nhân là động lực
cơ bản trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới nhằm tạo ra được những bứtphá trong phát triển kinh tế phù hợp với xu thế của nền kinh tế hiện đại trongbối cảnh mới trong nước và quốc tế
Thứ hai, liên tục rà soát, điều chỉnh cơ chế chính sách, tập trung hoànthiện thể chế đồng bộ, giải quyết dứt điểm các “rào cản” phát triển đối vớidoanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân
Trang 10Thứ ba, nâng cao hiệu quả của hệ thống cơ chế chính sách, xây dựng hệthống cơ chế chính sách dài hạn và ngắn hạn đồng bộ, chuyên môn hoá sâu.
Thứ tư, cần đổi mới chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng vànhanh chóng triển khai chiến lược phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ hợp lý,làm tiền đề phát triển mạng lưới doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thứ năm, doanh nghiệp cần đổi mới, hoàn thiện chiến lược sản xuấtkinh doanh Bản thân từng doanh nghiệp cũng cần phải nỗ lực tái cấu trúc vềchiến lược sản xuất kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực, quản trị doanhnghiệp mang tính dài hạn, đáp ứng được các yêu cầu gia nhập vào mạng sảnxuất khu vực
Cùng với các công trình nêu trên, còn có nhiều bài viết, bài tham luận
và các công trình nghiên cứu khác về kinh tế tư nhân cũng như vai trò củathành phần kinh tế này trong phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên, cho đến nay,chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp vai trò của kinh tế tư nhân trong pháttriển kinh tế xã hội ở Hà Đông, TP Hà Nội Do vậy, đề tài luận văn không trùnglắp với các công trình đã công bố và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò kinh tế tư nhântrong phát triển kinh tế xã hội, từ đó đề xuất quan điểm và những giải phápchủ yếu góp phần phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân trong pháttriển kinh tế xã hội trên địa bàn quận Hà Đông, TP Hà Nội
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của kinh tế tưnhân trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; đồng thời, phân tích, đánhgiá thực trạng vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội ởquận Hà Đông thời gian qua
Trang 11- Nghiên cứu kinh nghiệm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trongphát triển kinh tế xã hội ở một số địa phương và rút ra bài học kinh nghiệmcho Hà Đông.
- Dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến vai trò của kinh
tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội ở quận Hà Đông
- Đề xuất những quan điểm cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằmphát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội ở quận HàĐông quận Hà Đông trong thời gian tới
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội ở Hà Đông,
TP Hà Nội
* Phạm vi nghiên cứu
Vai trò của các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể, tiểuchủ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Đông, Thành phố Hà Nội từnăm 2001 đến nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về pháttriển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế tư nhân nói riêng
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử, luận văn sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trịMác - Lênin (trừu tượng hoá khoa học) và các phương pháp khác như: Kếthợp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh và phươngpháp chuyên gia
Trang 126 Ý nghĩa của đề tài
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của kinh
tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận Hà Đông, trên cơ
sở đó nâng cao hiệu quả việc quán triệt đường lối phát triển kinh tế tư nhâncủa Đảng và các chủ trương giải pháp vai trò của kinh tế tư nhân trong pháttriển kinh tế xã hội trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội và các quậnhuyện có những điều kiện tương đồng trong cả nước Luận văn có thể làmtài liệu tham khảo trong quá trình học tập, giảng dạy các học phần kinh tếchính trị
7 Kết cấu của đề tài
Kết cấu luận văn gồm: Phần mở đầu, 3 chương, 6 tiết, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN
Ở QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Quan niê ̣m về kinh tế tư nhân
1.1.1 Bản chất của kinh tế tư nhân
Theo Mác, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất có vai trò phản ánh đặctrưng của hình thức quan hệ kinh tế nói chung cũng như hình thức tổ chức kinh
tế nói riêng; nó quyết định quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và phân phối kếtquả sản xuất Như vậy, có thể nhận thức rằng, KTTN được đặc trưng bởi sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất Mặc dù trong các tài liệu nghiên cứu của Mác vàLênin không sử dụng thuật ngữ KTTN, nhưng các ông thường đề cập đến cácthuật ngữ sở hữu tư nhân, sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, lao động tư nhân
Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới, nền kinh tế được phân chiathành ba khu vực chủ yếu là kinh tế nhà nước, KTTN, kinh tế hỗn hợp Nềnkinh tế của Trung Quốc hiện nay cũng được chia thành hai khu vực: khu vựckinh tế công hữu (gồm kinh tế quốc hữu và kinh tế tập thể) và kinh tế phicông hữu (gồm KTTN và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) Nhìn chung,những sự phân chia trên chủ yếu dựa trên quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất vàvốn ở Việt Nam trước năm 1986, KTTN không được thừa nhận là hoạt độnghợp pháp nền kinh tế chủ yếu có hai thành phần là kinh tế nhà nước và kinh tếtập thể Từ khi đổi mới, Đảng ta đã thừa nhận sự tồn tại của cơ cấu kinh tếnhiều thành phần, trong đó có KTTN Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ X đã xác định nền kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay gồm 5thành phần kinh tế Đó là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân,kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trong đó, KTTNbao gồm: cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân
Như vậy, KTTN là một khu vực kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tưliệu sản xuất hoặc vốn với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh như
Trang 14doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các cơ
sở kinh tế cá thể, tiểu chủ KTTN không phải là một thành phần kinh tế thuầntuý mà là phạm trù để chỉ thành phần kinh tế hỗn hợp bao gồm các bộ phận cáthể, tiểu chủ và tư bản tư nhân
Kinh tế cá thể là bộ phận kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân nhỏvề tư liệu sản xuất và hoạt động chủ yếu vào sức lao động của chính họ, tồntại chủ yếu dưới hình thức hộ sản xuất kinh doanh
Kinh tế tiểu chủ là bộ phận kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tưliệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động
Kinh tế tư bản tư nhân là bộ phận kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tưnhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sử dụng lao động làm thuê; hìnhthức tồn tại chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần tư nhân, công
ty trách nhiệm hữu hạn
Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành cơ bản quan trọng của nền kinh tếquốc dân, phát triển KTTN là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong quá trìnhxây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo nền kinh tếthị trường định hướng XHCN
Tiêu thức cơ bản để xác định một thành phần kinh tế, một hình thức tổchức sản xuất kinh doanh nào đó có thuộc KTTN hay không là quan hệ sảnxuất, trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất KTTN không phải là mộtthành phần kinh tế thuần tuý, mà là một phạm trù để chỉ nhóm thành phầnkinh tế vừa có những đặc trưng chung lại vừa có bản chất khác nhau Do đó,
để xác định bản chất của KTTN phải xét trên cả 3 mặt quan hệ sản xuất, đó làquan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối thu nhập
- Xét về quan hệ sở hữu: KTTN thể hiện quan hệ sở hữu về tư liệu sản
xuất hoặc vốn cũng như của cải vật chất được tạo ra nhờ sản xuất hoặc vốn
đó Trong quá trình phát triển của sản xuất xã hội, sở hữu tư nhân cũng phát
Trang 15triển từ trình độ thấp đến trình độ cao Trình độ thấp là sở hữu tư nhân nhỏ,đây là hình thức tư hữu của những người lao động tự do sản xuất ra sản phẩmbằng sức lao động của chính mình và của các thành viên trong gia đình Trình
độ cao là sở hữu tư nhân lớn, sở hữu này phát triển từ sở hữu tư nhân nhỏ,nhưng khi đã trở thành sở hữu tư nhân lớn thì nó lại là cơ sở làm nảy sinhmâu thuẫn nhất định giữa chủ sở hữu và lao động làm thuê Vì vậy, nhữnghình thức khác nhau của sở hữu tư nhân thường là những hình thức đặc trưngcủa các phương thức sản xuất khác nhau Chẳng hạn như: sở hữu tư nhân củachủ nô và phường hội đặc trưng cho phương thức sản xuất phong kiến, sở hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa đặc trưng cho phương thức sản xuất sản xuất tư bảnchủ nghĩa
- Xét về quan hệ quản lý: xuất phát từ quan hệ sở hữu của KTTN, quan
hệ quản lý của khu vực này gồm các quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhânnhỏ và quan hệ quản lý dựa rên sở hữu tư nhân lớn
Quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ là quan hệ dựa trên sự tổchức, phân công công việc trong nội bộ gia đình, giữa các thành viên tronggia đình với nhau Dựa trên quyền lực của người chủ gia đình, các thành viêntrong gia đình có nghĩa vụ phục tùng sự phân công, điều khiển, quản lý củangười chủ gia đình đối với các vấn đề sản xuất kinh doanh Quan hệ giữangười chủ và các thành viên trong gia đình không phải là quan hệ bóc lột mà
nó mang tính chất gia trưởng Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nhiều hộ
cá thể do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất đã thuê thêm lao động ngoài giađình Như vậy, đã xuất hiện mầm móng của quan hệ bóc lột, nhưng chừngnào người chủ hộ chưa thoát khỏi hoạt động lao động trực tiếp thì ranh giớigiữa bóc lột và không bóc lột chưa được xác định một cách rõ ràng
Quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân lớn đây là quan hệ giữa chủthể quản lý với đối tượng quản lý và khách thể quản lý Chẳng hạn như quan
Trang 16hệ giữa người chủ doanh nghiệp với lao động Quan hệ này xét về bản chất làquan hệ bóc lột Bóc lột ở đây phải được xem xét nghiên cứu trong điều kiệnnền kinh tế thị trường định hướng XHCN Trong điều kiện ở nước ta hiệnnay, xét sự bóc lột phải đặt trong mối quan hệ sau:
+ Trong điều kiện nước ta cung lao động nhiều hơn cầu về lao động thìbất cứ ai bỏ vốn ra kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao độngđiều được khuyến khích
+ Khi người lao động đồng thời là người sử dụng lao động, nhưng dochất lượng lao động kém nên thu nhập thấp, đồng ý tự nguyện ký hợp đồnglao động cho một người sử dụng lao động khác có thu nhập cao gấp nhiều lần.Trong trường hợp này không nên hiểu đây là bóc lột và bị bóc lột Bởi vì, chỉkhi nào người lao động bán sức lao động cho chủ tư liệu sản xuất và tư liệutiêu dùng như C.Mác nói thì mới có quan hệ bóc lột và bị bóc lột
- Xét về quan hệ phân phối: về thực chất phân phối là việc giải quyết
mối quan hệ về lợi ích kinh tế các cá nhân tham gia vào quá trình tái sản xuấtkinh doanh Do vậy, việc phân phối nếu không đảm bảo được lợi ích của các
cá nhân sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh khó có thể đạtđược hiệu quả cao
Trong KTTN, quan hệ phân phối được dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân,
do chủ tư nhân thực hiện Đối với các cơ sở tư nhân mà người sở hữu đồngthời là người lao động, không thuê mướn nhân công, thì phân phối kết quả sảnxuất được thực hiện trong nội bộ gia đình của các hộ kinh doanh nhằm đảmbảo nhu cầu của các thành viên trong gia đình Còn đối với các cơ sở tư nhânlớn, chủ sở hữu sử dụng lao động làm thuê thì phân phối kết quả sản xuất căn
cứ vào giá trị sức lao động của người lao động làm thuê để trả công lao độngcho họ, còn phần thặng dư thuộc về người sở hữu
Trang 17Kinh tế tư nhân được hình thành trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệusản xuất, sở hữu tư nhân gồm sở hữu tư nhân nhỏ (sở hữu của những ngườilao động làm ra sản phẩm bằng chính lao động của họ và các thành viên tronggia đình như hộ nông dân cá thể) và sở hữu tư nhân lớn-sở hữu vốn, tài sảncủa các nhà sản xuất kinh doanh trong nước và nước ngoài đầu tư vào ViệtNam KTTN bao gồm các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh sau:
- Loại hình kinh tế cá thể: là hình thức kinh tế của một hộ gia đình haymột cá nhân hoạt động dựa trên hình thức sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sảnxuất và hoạt động chủ yếu vào sức lao động của chính họ
Kinh tế hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong loạihình kinh tế cá thể và trong khu vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, đây là
bộ phận cấu thành quan trong của KTTN
Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏvề tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên thu nhập vẫn chủyếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình (đó là những hộlàm kinh tế trang trại, kinh tế trang trại chính là một hình thức của kinh tế tiểuchủ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp)
Kinh tế cá, thể tiểu chủ đang có vị trí quan trọng trong nhiều ngành,nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềmnăng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động
- Loại hình doanh nghiệp tư nhân (được thành lập theo Luật Doanhnghiệp) là doanh nghiệp do một cá nhân là chủ và tự chịu trách nhiệm bằngtoàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp
tư nhân là một trong những loại hình kinh doanh phổ biến nhất trong các loạihình doanh nghiệp của KTTN
- Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần: làdoanh nghiệp mà trong đó các thành viên là tư nhân cùng góp vốn (công
ty trách nhiệm hữu hạn), mua cổ phần (công ty cổ phần) để thực hiện kinh
Trang 18doanh Các thành viên được hưởng lợi nhuận và cùng chịu trách nhiệm vềcác khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vàodoanh nghiệp.
Tóm lại: khái niệm kinh tế tư nhân được dùng để chỉ thành phần kinh tế
dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể,tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân Về hình thức đăng ký kinh doanh, kinh tế
tư nhân bao gồm các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp, công ty dựatrên sở hữu tư nhân
Với quan niệm như vậy, cấu thành của kinh tế tư nhân sẽ bao gồm cảkinh tế tư nhân trong nước và kinh tế tư nhân nước ngoài kinh doanh trên lãnhthổ Việt Nam Song theo quan điểm của Đại hội XI về thành phần kinh tế thì
bộ phận kinh tế tư nhân nước ngoài được xếp vào thành phần kinh tế có vốnđầu tư nước ngoài Vì vậy phạm vi của kinh tế tư nhân trong luận văn này sẽchỉ đề cập đến bộ phận kinh tế tư nhân trong nước
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định sự tồn tại của kinh tế
tư nhân là một tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
và việc cải tạo thành phần kinh tế này là một trong những nhiệm vụ kinh tế cơbản, lâu dài của cả thời kỳ quá độ
Kể từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với công cuộc Đổi mớiđến nay, kinh tế tư nhân đã được thừa nhận là một bộ phận của nền kinh tếnhiều thành phần Thực tiễn quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta cho thấy, pháttriển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta dựa trên cơ sở khoahọc, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, là sự vận dụng một cách sángtác chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện lịch sử cụ thểcủa đất nước Thành quả cụ thể của nó là đất nước ta đã vượt qua được khókhăn, từ một nước đói nghèo trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo
và nông sản hàng đầu thế giới Kinh tế tăng trưởng nhanh và tương đối ổn
Trang 19định trong một thời gian dài Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện
và nâng cao Điều này có được là do các nguồn lực trong xã hội, trong đó có
bộ phận lớn từ kinh tế tư nhân, được giải phóng, tạo ra được động lực kíchthích lao động sản xuất, làm giàu cho mình và cho xã hội
Kể từ khi đổi mới đến nay, trong các văn kiện Đại hội, Đảng Cộng sảnViệt Nam đã khẳng định đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,trong đó có kinh tế tư nhân Về nhận thức, chúng ta thừa nhận kinh tế tư nhân
là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, vớilao động của các chủ thể kinh tế và lao động làm thuê, bao gồm: kinh tế cáthể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân Tại Đại hội lần thứ X, Đảng ta tiếp tụckhẳng định thành phần kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ vàkinh tế tư bản tư nhân
Nhận thức được vai trò của kinh tế tư nhân với tư cách là một bộ phậntrong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, Đại hội XI của Đảng tiếp tụckhẳng định đường lối kiên định nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế
tư nhân là một thành phần quan trọng Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ sửa đổi được thông qua tại Đại hội Đảng XI chỉ rõ phát triển nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu,nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quantrọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợptác và cạnh tranh lành mạnh Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Kinh tế tậpthể không ngừng được củng cố và phát triển Kinh tế nhà nước cùng với kinh tếtập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Kinh
tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế Kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài được khuyến khích phát triển Các hình thức sở hữu hỗn hợp vàđan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển.Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được
Trang 20xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảođảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa Phân định rõ quyền của người sở hữu,quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của Nhà nước tronglĩnh vực kinh tế, bảo đảm mọi tư liệu sản xuất đều có người làm chủ, mọi đơn
vị kinh tế đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; cácnguồn lực được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quảkinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phânphối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội Nhà nước quản lý nềnkinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng phápluật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương tại đại hội XI cũngkhẳng định cần phải hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế
tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế Phát triển mạnhcác loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quyhoạch và quy định của pháp luật Tạo điều kiện hình thành một số tập đoànkinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước Hỗ trợcác doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ sản xuất kinh doanh, đặc biệttrong nông nghiệp và khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tếthị trường, hội nhập kinh tế quốc tế Khuyến khích phát triển các loại hìnhdoanh nghiệp với hình thức sở hữu hỗn hợp như: công ty cổ phần, công tytrách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công ty hợp danh, hợp tác xã cổ phần
Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định luật pháp về quyền và nghĩa vụtrước pháp luật của người sở hữu (hội đồng quản trị), quyền và trách nhiệmcủa người được chủ sở hữu giao quản lý sử dụng các tài sản để kinh doanh(ban giám đốc); phân phối lợi nhuận tạo ra cho người chủ sở hữu, người đượcgiao quản lý sử dụng và người lao động
Như vậy, vai trò của kinh tế tư nhân tiếp tục được thừa nhận và phát
Trang 21triển kinh tế tư nhân là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước nhằm góp phầnphát triển đất nước.
1.1.2 Đặc điểm của kinh tế tư nhân ở Việt Nam
Một là, kinh tế tư nhân nước ta được phục hồi và phát triển nhờ công
cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo
Hai là, kinh tế tư nhân hình thành và phát triển trong điều kiện có Nhà
nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nhà nước địnhhướng và quản lý sự phát triển của các thành phần kinh tế thông qua hệ thốngcác chính sách, công cụ quản lý kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, tiền
tệ, kế hoạch hoá, chích sách kinh tế đối ngoại,v.v Đảng Cộng sản thông quathể chế chính trị cùng với hệ tư tưởng và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộctác động mạnh mẽ, đến các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế tư nhân
Ba là, kinh tế tư nhân ở nước ta ra đời và phát triển trong điều kiện
quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội không phải là quan hệ sản xuất tư bảnchủ nghĩa Sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nayđược coi như một công cụ, là những hình thức sản xuất - kinh doanh, là bộphận cấu thành của quan hệ sản xuất theo mục tiêu và định hướng xã hội chủnghĩa
Bốn là, kinh tế tư nhân nước ta ra đời và phát triển ở một nước quá độ
lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phát triển chậm, trong bối cảnh thựchiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải phóng sức sản xuất, chủ động hộinhập kinh tế quốc tế đã trở thành vấn đề trung tâm
1.2 Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội địa phương: nội dung và các nhân tố ảnh hưởng
1.2.1 Nội dung về vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế
xã hội địa phương
Kinh tế tư nhân tồn tại với tư cách là một thành phần kinh tế độc lập, dựatrên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận Do
Trang 22vậy, với những đặc điểm vốn có của nó, sự hoạt động của kinh tế tư nhân có vaitrò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội là tập hợp cáchoạt động nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của thành phần kinh tế tưnhân trong việc góp vốn đầu tư thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế kinh
tế, giải quyết công ăn việc làm và thú đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địaphương, đất nước theo hướng tiến bộ, hợp lý
Theo khái niệm trên, kinh tế tư nhân có vai trò cụ thể như sau:
* Thu hút vốn trong dân cư cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương
Mọi địa phương đều cần có vốn để phát triển kinh tế Nhà nước cónhiều biện pháp để huy động vốn trong dân cư như mở ngân hàng, quỹ tíndụng, phát triển thị trường tiền tệ Song nguồn vốn vẫn bị tồn đọng trong tayngười dân Khi kinh tế tư nhân phát triển thì mọi hộ gia đình, mọi chủ sảnxuất đều có thể đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và tự mở rộng quy mônày là rất lớn và dĩ nhiên lúc này nguồn vốn trong dân cư được huy động triệt
để phục vụ cho mục tiêu chung của nền kinh tế
* Giải quyết việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo
Hệ thống các doanh nghiệp nhà nước hiện đang trong quá trình cảicách không tạo thêm được nhiều việc làm mới; khu vực hành chính nhànước đang giảm biên chế và tuyển dụng mới không nhiều Do đó khu vựckinh tế tư nhân chính là nơi thu hút, tạo việc làm mới, góp phần xoá đóigiảm nghèo ở địa phương
* Góp phần tăng trưởng GDP và nâng cao trình độ người lao động Đóng góp của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế đó là việc huy động và
sử dụng vốn hiệu quả, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân điều nàytác động làm tăng sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập cho người dân và làmtăng sản lượng trong nền kinh tế
Trang 23Đối với người lao động nhu cầu tuyển dụng của kinh tế tư nhân là lao động
có tay nghề Đặc biệt là lao động ở các gia đình sản xuất truyền thống thì trình độrất cao Vì vậy để phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế bản thân người lao độngphải nâng cao trình độ tay nghề của mình
* Khu vực kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế
Với quy mô vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân thường tập trung vào cácngành Thương mại, dịch vụ phát triển kéo theo đó là việc lao động di chuyển
từ lĩnh vực sản xuất (công - nông nghiệp) sang lĩnh vực phi sản xuất Như vậy
nó sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội địa phương
* Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế tạo ra nhu cầu về vốn đầu tư cho tăng trưởng pháttriển và đồng thời cũng tạo điều kiện cho nền kinh tế nói chung và khu vực tưnhân nói riêng tích luỹ nguồn lực Nếu tăng trưởng trì trệ, thu nhập tăng chậmhoặc giảm sút thì khả năng tích luỹ của khu vực tư nhân suy giảm, nguồn lựccủa họ bị hạn chế và do đó ảnh hưởng đến khả năng huy động đóng góp vàophát triển kinh tế xã hội
* Hệ thống pháp luật
Hệ thống luật pháp có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và khảnăng đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội từ khu vực tư nhân Nếu nhưtrong thời kỳ bao cấp, ở nước ta khu vực tư nhân gần như không tồn tại do quiđịnh pháp luật và cơ chế kinh tế, thì nay, với sự phát triển nền kinh tế thịtrường đa thành phần, khu vực tư nhân đã có sự phát triển mạnh mẽ Nhờ đó,vai trò của khu vực tư nhân tăng lên
Các cơ chế chính sách như các luật về doanh nghiệp, đầu tư tư nhân,các qui định về huy động nguồn lực tài chính, về hệ thống tài chính, ngân
Trang 24hàng, thị trường chứng khoán, đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách thuế, đất đai,chuyển giao công nghệ, hợp tác kinh doanh, đều ảnh hưởng quan trọng đếnkhu vực kinh tế tư nhân và những đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội từkhu vực này.
Chính vì thế, để phát huy có hiệu quả vai trò của khu vực kinh tế tưnhân tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội, cần phải xây dựng và hoànthiện hệ thống luật pháp, thể chế và cơ chế chính sách
* Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh là môi trường có nhiều doanh nghiệp, trong đó
có các doanh nghiệp tư nhân hoạt động Với hệ thống các chính sách, quiđịnh, tập quán, hay nói cách khác là luật chơi trong nền kinh tế Môi trườngkinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, từ đóthu hút được các nguồn lực trong xã hội vào sản xuất kinh doanh, trong đó cónguồn lực từ khu vực tư nhân Cụ thể là
Thứ nhất, môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động đầu tư Nếumôi trường thuận lợi, đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho pháttriển kinh tế xã hội gia tăng làm tăng nhu cầu về vốn, và từ đó kích thích hoạtđộng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân
Thứ hai, tạo điều kiện tăng thu nhập và lợi nhuận của khu vực tư nhântăng lên làm gia tăng tích luỹ các nguồn lực Đó là điều kiện để tăng cườnghuy động nguồn lực của kinh tế tư nhân vào đầu tư phát triển kinh tế xã hội
Thứ ba, khi môi trường kinh doanh thuận lợi, thì các hình thức huyđộng các nguồn lực từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội sẽ đa dạng
và trở nên dễ ràng hơn
Môi trường kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quantrọng nhất chính là các yếu tố luật pháp, thể chế, cơ chế chính sách, xác lậpluật chơi cho nền kinh tế
Trang 25* Môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô có tác động đến mọi mặt của nền kinh tế quốcdân Nếu môi trường vĩ mô không ổn định, doanh nghiệp sẽ không có điềukiện thuận lợi để phát triển, thậm chí, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạngphá sản Các yếu tố có thể gây mất ổn định vĩ mô gồm lạm phát thiểu phát,thâm hụt cán cân thanh toán, lãi suất, tỷ giá, hệ thống tài chính Chẳng hạn,khủng hoảng tài chính có thể nổ ra và đe doạ toàn bộ nền kinh tế Khi đó,ngay cả những doanh nghiệp làm ăn tốt nhất cũng sẽ gặp khó khăn, phải thuhẹp, thậm chí đóng cửa sản xuất Trong điều kiện đó, thật khó để phát huy vaitrò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội Kinh tế vĩ mô không ổnđịnh tạo ra rủi ro cao cho đầu tư, khiến cho việc huy động nguồn lực từ kinh
tế tư nhân trở nên khó khăn, do rất khó dự báo kết quả đầu tư Chính vì thế,môi trường vĩ mô ổn định là điều kiện để thu hút đầu tư tư nhân, dù là đầu tưtrực tiếp hay đầu tư qua hệ thống tài chính
* Xu hướng, tập quán tiêu dùng - tiết kiệm - đầu tư
Khả năng huy động nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân chịu ảnhhưởng bởi xu hướng và tập quán tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư Nguồn thunhập của các hộ gia đình được sử dụng một phần để chi tiêu tiêu dùng và mộtphần để tiết kiệm Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên cao, nghĩa là với mỗi thunhập tăng thêm, hộ sử dụng nhiều cho chi tiêu, thì nguồn lực tài chính tiếtkiệm được sẽ thấp Ngược lại, nếu xu hướng tiêu dùng cận biên thấp, tiếtkiệm sẽ được nhiều hơn và từ đó nguồn lực tài chính tư nhân sẽ cao hơn Khảnăng huy động nguồn lực, bên cạnh phụ thuộc vào qui mô tích luỹ nguồn lựctài chính, còn phụ thuộc vào xu hướng đầu tư Nếu hộ gia đình ít có tập quán
và xu hướng đầu tư sản xuất kinh doanh, hoặc đầu tư tài chính, tỷ lệ huy độngnguồn lực sẽ thấp, hộ sẽ giữ nguồn lực tại nhà dưới dạng vàng, ngoại tệ vàtiền mặt nhiều hơn, thay vì đầu tư Trong những năm qua, cùng với tăng
Trang 26trưởng kinh tế, xu hướng đầu tư sinh lợi tăng lên, tỷ lệ tích trữ giảm đi, nhưng
xu hướng tiêu dùng xa xỉ cũng tăng nhanh, có xu hướng làm giảm tỷ lệ tiếtkiệm Những điều này sẽ có tác động trực tiếp đến tích luỹ nguồn lực tàichính tư nhân và huy động nguồn lực tài chính của kinh tế tư nhân ở nước tavào phát triển kinh tế xã hội
* Hệ thống tài chính
Để không ngừng gia tăng sự đóng góp của kinh tế tư nhân trong pháttriển kinh tế xã hội, một kênh quan trọng là thu hút gián tiếp qua hệ thống tàichính Đây là kênh thu hút nguồn lực quan trọng, đặc biệt là thu hút nguồn lựctài chính qui mô nhỏ và vừa từ các hộ gia đình không có khả năng đầu tư sinhlợi Để giải bài toán thu hút nguồn lực tài chính phân tán, đa dạng, khó đolường, hệ thống tài chính cần phải phát triển mạng lưới rộng khắp, với nhiềuloại hình, nhiều công cụ tài chính khác nhau, phù hợp với nhu cầu và qui mônguồn tài chính khác nhau của khu vực tư nhân
* Nhận thức của hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và người dân
Bên cạnh các yếu tố khách quan, còn có các yếu tố chủ quan đến từ tậpquán, quan điểm, nhận thức về hoạt động đầu tư và sử dụng các nguồn lực từkinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội Chẳng hạn, ở một số nơi, ngườidân không có thói quen đầu tư nguồn lực vào sản xuất kinh doanh mà mua vàng
và ngoại tệ cất trữ Hay một số doanh nghiệp tư nhân không năng động tìm kiếm
cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh mà đem tiền vào bất động sản Thêm nữa, bêncạnh yếu tố chủ quan của khu vực tư nhân, còn có yếu tố chủ quan từ phía cơquan quản lý, có nhận thức được vai trò và cam kết mạnh mẽ trong việc pháttriển kinh tế tư nhân và thu hút nguồn lực từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh
tế xã hội hay không Nếu thiếu đi cam kết từ chính phủ , đến chính quyền địaphương các cấp, thì sẽ rất khó để thu hút hiệu quả nguồn lực từ kinh tế tư nhân,
và do đó sẽ làm giảm vai trò, đóng góp của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh
tế xã hội
Trang 271.3 Kinh nghiệm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội của một số địa phương
1.3.1 Kinh nghiệm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình
Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới với việc chuyển sang nềnkinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế tư nhân ở nước ta nói chung và ởtỉnh Thái Bình nói riêng được phát triển nhanh chóng Đến nay khu vực kinh
tế tư nhân đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, thu hút vốn,tăng thu nhập cho dân cư, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế Trong nhiềungành, kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn, đây là khu vực kinh tế có nhiềutiềm năng, đa dạng, phức tạp và còn có nhiều khuyết tật, hạn chế Do đó, việcnghiên cứu kinh nghiệm vai trò của kinh tế tư nhân ở Thái Bình là vấn đề cầnthiết hiện nay
Sự vận động phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Thái Bình trêncác lĩnh vực nông lâm thuỷ sản, công nghiệp và xây dựng, thương mại - dịch
vụ gắn liền với nhịp độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình đã đạt được những thành quả to lớn,
có thể khẳng định đây là lực lượng kinh tế có vị trí, vai trò quan trọng trong
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Một là kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tăngnguồn thu ngân sách của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cùng với kinh tếNhà nước, khu vực kinh tế tư nhân Thái Bình có những bước phát triển khá,hiện nay ở tỉnh Thái Bình có 2.114 doanh nghiệp và hàng trăm tổ hợp tác,làng nghề truyền thống… thực sự vẫn là khu vực đầy tiềm năng, năng động,
có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác nguồn lực, tiền vốn, sản xuất nhiềusản phẩm hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu Với số lượngdoanh nghiệp lớn và nhiều loại hình đa dạng phong phú, kinh tế tư nhân TháiBình đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh và đóng
Trang 28góp tích cực cho Ngân sách Nhà nước, hàng năm chiếm tỷ trọng cao trong cácngành kinh tế của tỉnh Trong những năm qua, kinh tế tư nhân Thái Bình đónggóp với tỷ trọng khá lớn vào sự ổn định trong GDP Kinh tế tư nhân đóng gópgần 80% trong tổng GDP của các thành phần kinh tế trong sản xuất côngnghiệp toàn tỉnh và chiếm gần 45% GDP toàn tỉnh Thái Bình.
Sự phát triển của kinh tế tư nhân thúc đẩy các ngành sản xuất pháttriển, góp phần mở mang nhiều ngành nghề và lưu thông hàng hoá, sảnphẩm ngày càng đa dạng, phong phú, góp phần làm chuyển dịch cơ cấukinh tế của tỉnh
Hai là kinh tế tư nhân Thái Bình đã huy động được ngày càng nhiềunguồn vốn trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh Với đường lối pháttriển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanhnên khu vực kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình đã huy động được lượng vốnlớn trong dân và tận dụng được các nguồn vốn khác để đưa vào quá trình chuchuyển và khai thác khả năng tiềm ẩn tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá
có giá trị trong nước và xuất khẩu như: các loại vải, khăn mặt, phụ tùng xeđạp, xe máy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ,…
Vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng được tăng thêm từnhiều nguồn: tự huy động trong dân, huy động vốn đầu tư từ các tỉnh khác…Tổng số vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh
tế tư nhân Thái Bình đến cuối năm 2012 là 15.668 tỷ đồng, tăng gấp 5,7 lần
so với năm 2008 Số vốn đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể là 839.930 triệuđồng
Ba là kinh tế tư nhân Thái Bình phát triển đã giải quyết việc làm, tăngthu nhập và ổn định đời sống cho người lao động Hiện nay, lao động làmviệc trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm tới hơn 90% tổng số lao động đanglàm việc tại các khu vực kinh tế trong tỉnh Thái Bình Kinh tế tư nhân đã thu
Trang 29hút được trên 300.000 lao động ,ngoài ra còn tạo việc làm cho trên 150 ngànlao động vệ tinh, lao động ở các làng nghề Kinh tế tư nhân đã chuyển một bộphận lao động trong nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và tiểu thủ côngnghiệp, dịch vụ, tạo sự phân công, phân bổ cơ cấu lao động một cách hợp lýgiữa các ngành kinh tế.
Kinh tế tư nhân Thái Bình đã giúp cải thiện thu nhập cho người laođộng trong tỉnh Trước đây thu nhập trung bình của người lao động trong tỉnh
là từ 1,5 – 2 triệu đồng/người/tháng Thu nhập bình quân của người lao độnghiện nay từ 2,5 – 3 triệu đồng/ người/ tháng
Đời sống của người dân đã có một bước cải thiện rõ rệt, mức sống đượcnâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm ;100% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã, số
hộ được sử dụng điện là 99,9% (năm 2008), hệ thống thông tin liên lạc điệnthoại đã được lắp đặt tại tất cả các xã trong tỉnh
Cùng với các chính sách của Đảng và Nhà nước, kinh tế tư nhân TháiBình đã góp phần không nhỏ vào chủ trương xoá đói giảm nghèo và giảiquyết những vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua
Bốn là kinh tế tư nhân đã khơi dậy và thúc đẩy sự phát triển các tiềmnăng sẵn có của tỉnh Kinh tế tư nhân không những thúc đẩy phát triển nôngnghiệp, công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợpvới xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, mà còn là chất “xúc tác” kíchthích, khơi dậy tiềm năng thế mạnh, đưa hoạt động của trên 100 làng nghề, xãnghề trở thành những trung tâm trong việc phát triển kinh tế, thu hút và giảiquyết việc làm cho nhiều lao động
Kinh tế tư nhân còn tận dụng được nguồn lao động sẵn có và dồi dàocủa tỉnh Với lực lượng lao động đông, lượng lao động được bổ sung thêmhàng năm lớn, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã tạo ra rất nhiều chỗ làmviệc mới cho người lao động, giảm sức ép về dân số và lao động ở tỉnhThái Bình
Trang 30Sự phát triển của kinh tế tư nhân còn giúp khai thác được những tiềmnăng sẵn có về du lịch, tài nguyên khoáng sản…
Năm là góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
ở tỉnh Thái Bình Kinh tế tư nhân phát triển đã tác động tới các ngành sảnxuất khác, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, làm cầu nối giữa nôngnghiệp tới thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước
Khi kinh tế tư nhân mở rộng và phát triển đã thu hút một lượng lớn laođộng từ nông nghiệp chuyển sang, lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp
sẽ giảm, cùng với sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp có thể đưa cácứng dụng của công nghiệp vào trong sản xuất giúp tăng năng suất, chất lượngtrong nông nghiệp
Như vậy, sự phát triển của kinh tế tư nhân Thái Bình đã đóng góp quantrọng vào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội của tỉnh, như huyđộng được nhiều nguồn vốn đầu tư với số lượng lớn vào sản xuất kinh doanh,góp phần nâng cao sức sản xuất của xã hội, tạo thêm nhiều việc làm mới chongười lao động, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị trường, làmtăng sức cạnh tranh của hàng hoá, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa cácthành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa góp phần tạo nêntốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vừa tham gia giải quyết các vấn đề xã hội…Nhờ vậy, đã khơi dậy và phát huy được tiềm năng về vốn, đất đai, lao động,kinh nghiệm sản xuất của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc công nghiệphoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở tỉnh và công cuộc công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước Chính vì những lý do đó, có thể khẳng định, sựphát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá
Trang 311.3.2 Kinh nghiệm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An
Nghệ An trước đổi mới kinh tế tư nhân chịu sự chi phối, quy định bởicác điều kiện kinh tế, xã hội và chủ trương chính sách cũ nên kinh tế tư nhânchưa được thừa nhận Sau đổi mới kinh tế tư nhân ở Nghệ An có sự phát triểnmạnh mẽ, đặc biệt là khi có luật doanh nghiệp (2000) và Nghị quyết Trung
ương 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân Số hô kinh doanh từ 155 hô (1990) lên
2.180 hộ (2000) và hơn 8.500 hộ tính đến hết năm 2005 Ngoài ra toàn tỉnh cógần 160 trang trại và trên 450 hô nông dân sản xuất hàng hoá Trong đó cókhoảng 90 trang trại có diện tích lớn hơn 1 ha và doanh thu trên 50 triệu đồng/năm Đổng thời tỉnh đã có chương trình phát triển kinh tế xã hội đến 2010 vàthực hiện chính sách ưu đãi đầu tư đối với đơn vị kinh tế trong và ngoài tỉnh.Thực sự là khâu đột phá thúc đẩy sự phát triển vượt bậc và kinh tế tư nhân Sốdoanh nghiệp mới đăng ký ngày một tăng lên tính bình quân giai đoạn từ
2000 - 2005 tăng 31,3%/ năm
Như vậy qua tình hình phát triển của các doanh nghiệp tư nhân trongtỉnh đã phản ánh khả năng to lớn của kinh tế tư nhân Quá trình phát triển đó
đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Một là, phát triển kinh tế tư nhân góp phần giữ vững ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội
Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX khẳng định "kinh tế tư nhân đónggóp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sảnxuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, gópphần giữ vững ổn định chính trị của cả nước" Ở Nghệ An kinh tế tư nhân đãgóp phần quan trọng và giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội củatỉnh Biểu hiện như: giải phóng các nguồn lực sản xuất, tạo công ăn việc làm,
Trang 32tạo nguồn thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp tham gia có hiệu quả vào hoạt độngchính sách xã hội
Kinh tế tư nhân ở Nghệ An là nhân tố quan trọng trong giải quyết việclàm, tạo thu nhập cho người lao động, với công nghiệp nhiều tầng, cơ cấu tổchức gọn nhẹ, linh hoạt, kinh tế tư nhân đã thu hút và phát huy được cácnguồn lực lao động từ lao động thủ công đến lao động kỹ thuật cao phù hợpvới trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở các địa phương, ở các lĩnhvực, ngành, nghề khác nhau Trong điều kiện hiện nay vấn đề lao động, việclàm là vấn đề cấp bách, bức xúc của cả nước nói chung và của Nghệ An nóiriêng, trong khi các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện quá trình cải cáchchuyển đổi, không tạo thêm được nhiều việc làm mới, khu vực hành chính sựnghiệp đang đẩy mạnh quá trình cải cách tinh giảm biên chế, số lượng laođộng tăng tự nhiên hàng năm chưa giải quyết được việc làm Do đó kinh tế
tư nhân là nơi thu hút tạo việc làm cho người lao động thiếu việc làm trongtỉnh Riêng năm 2005 các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình cá thể đã thuhút và sử dụng 203.000 lao động, chiếm 14% lực lượng lao động của toàntỉnh và tạo thu nhập thường xuyên bình quân cho mỗi lao động từ 450 - 550ngàn đồng/ tháng Góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh từ 10,4% năm
2001 xuống 6,7% năm 2005
Việc thu hút vào tạo việc làm cho lao động, góp phần giải quyết tìnhtrạng thất nghiệp là nguyên nhân cơ bản trực tiếp góp phần giảm các tỷ nạn xãhội đặc biệt ở khu vực thành phố, các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa củatỉnh, tạo sự ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phươngtrong tỉnh Đổng thời các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể bằngnhiều hình thức và thông qua các tổ chức xã hội, tham gia xây dựng các côngtrình văn hoá, trường học đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà tình
Trang 33nghĩa Góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, khơi dậy được các truyền thốngtốt đẹp của địa phương.
Hai là, phát triển kinh tế tư nhân, đóng góp vào ngân sách của tỉnh
ngày càng tăng
Ở Nghệ An kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởngkinh tế xã hội: xoá đói giảm nghèo hiện nay kinh tế tư nhân đã đóng gópkhoảng 48,7% GDP của tỉnh chiếm 29% trong các ngành công nghiệp, 83,6%tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, 27% trong các ngành chế biến Trongnông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp kinh tế tư nhân mà chủ yếu là kinh tế
hộ gia đình đã góp phần quyết định vào phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nuôitrồng thuỷ sản, chế biến, xuất khẩu nông, lâm, hải sản Nhờ có kinh tế tư nhân
mà cơ cấu kinh tế công - nông - ngư nghiệp và dịch vụ đã có sự dịch chuyểntheo hướng sản xuất hàng hoá, trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanhquá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.Chính nhờ sự phát triển đó mà kinh tế tư nhân đóng góp vào ngân sách củatỉnh ngày càng tăng từ 6,4% năm 2001 lên 7,2% năm 2002 và 8,75% năm
2005 Thu từ thuế công thương nghiệp đối với khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh đạt 107,3% (năm 2005) tăng 13% so với năm 2004 và dự đoán tỷ lệtăng ngày càng cao trong những năm tới
Ba là, phát triển kinh tế tư nhân cho phép khai thác tối đa các nguồn lực
để phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An
Kinh tế tư nhân ở Nghệ An ngày càng khẳng định vai trò quan trọng củamình trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thông qua hoạt độngsản xuất kinh doanh, sự đa dạng về ngànhh, nghề, lĩnh vực và sử dụng côngnghệ nhiều tầng đã cho phép kinh tế tư nhân thu hút và sử dụng có hiệu quảnguồn nhân lực trong và ngoài tỉnh, từ lao động thủ công đến lao động kỹthuật cao, tạo ra mọt lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dântrong tỉnh, từng bước tham gia thị trường trong nước và thị trường thế giớimột cách có hiệu quả Nhờ có hoạt động của các đơn vị kinh tế tư nhân góp
Trang 34phần quảng bá hình ảnh, lợi thế và tiềm năng của tỉnh, thu hút có hiệu quả cácnhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào Nghệ An.
Kinh tế tư nhân còn có khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả cácnguồn vốn Theo báo cáo về nhu cầu vốn của khu vực kinh tế dân doanh tronggiai đoạn 2001 - 2005 huy động được 5.315,7 tỷ đồng và dự kiến sẽ đạt14.000 tỷ trong giai đoạn 2006 - 2010 Các cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệcủa kinh tế tư nhân đa dạng phong phú từ công nghệ truyền thống nửa cơ khíđến công nghệ hiện đại kỹ thuật cao, cho phép khai thác tối đa mọi nguồn lựcđặc biệt là giải phóng lực lượng sản xuất để phát triển kinh tế và cũng là điềukiện thuận lợi để các nhà máy, xí nghiệp quốc phòng trên địa bàn tỉnh pháttriển, đáp ứng nhu cầu về vật chất, quân trang, quân dụng, vũ khí trang bị cholực lượng vũ trang của tỉnh
*
Thực tiễn quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta cho thấy, phát triển kinh tế
tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủtrương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta dựa trên cơ sở khoa học, phù hợpvới quy luật kinh tế khách quan, là sự vận dụng một cách sáng tác chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước
Chương 1 của luâ ̣n văn, từ viê ̣c hê ̣ thống hóa, làm rõ bản chất của kinh
tế tư nhân và đă ̣c điểm của kinh tế tư nhân ở Viê ̣t Nam trong các giai đoạnphát triển khác nhau, tác giả đã luâ ̣n giải nô ̣i dung vai trò của kinh tế tư nhântrong phát triển kinh tế xã hô ̣i của các địa phương; làm rõ các nhân tố ảnhhưởng đến vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hô ̣i của cácđịa phương Luâ ̣n văn cũng đã nghiên cứu kinh nghiê ̣m về vai trò của kinh tế
tư nhân trong phát triển kinh tế xã hô ̣i các địa phương như Thái Bình, Nghê ̣
An làm bài học kinh nghiê ̣m cho viê ̣c phát huy vai trò của kinh tế tư nhântrong phát triển kinh tế xã hô ̣i ở Quâ ̣n Hà Đông, thành phố Hà Nô ̣i
Trang 35Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Khái quát về kinh tế tư nhân ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
2.1.1 Khái quát chung về Quâ ̣n Hà Đông, thành phố Hà Nô ̣i
Quâ ̣n Hà Đông có toạ đô ̣ địa lý 20059 vĩ đô ̣ Bắc, 105045 kinh Đông,nằm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hoà Bình và quốc lộ 70A HàĐông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với cáchuyện phía nam của Thủ đô và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình Trên địa bànquận có sông Nhuệ, sông Đáy, kênh La Khê chảy qua, có diê ̣n tích tự nhiên4.833,7 ha và 17 đơn vị hành chính phường Ranh giới tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm và huyện Hoài Đức;
Phía Nam giáp huyê ̣n Thanh Oai và huyện Chương Mỹ;
Phía Đông giáp huyê ̣n Thanh Trì và quận Thanh Xuân;
Phía Tây giáp huyê ̣n Hoài Đức và huyê ̣n Quốc Oai
Hà Đông là vùng đồng bằng nên có địa hình đặc trưng của vùng bằngphẳng, đô ̣ chênh địa hình không lớn, biên đô ̣ cao trình nằm trong khoảng 3,5
m - 6,8 m Địa hình được chia ra làm 3 khu vực chính:
Khu vực Bắc và Đông sông Nhuê ̣;
Khu vực Bắc kênh La Khê;
Khu vực Nam kênh La Khê
Với đặc điểm địa hình bằng phẳng, quâ ̣n Hà Đông có điều kiê ̣n thuâ ̣nlợi trong thực hiê ̣n đa dạng hóa cây trồng vâ ̣t nuôi, luân canh tăng vụ, tăngnăng suất
Trang 36Quận Hà Đông nằm trong nền chung của khí hâ ̣u miền Bắc Viê ̣t Nam
và nằm trong vùng tiểu khí hâ ̣u đồng bằng Bắc Bộ với các đặc điểm như sau:
Chế đô ̣ khí hâ ̣u của vùng đồng bằng Sông Hồng, chịu ảnh hưởng củagió biển, khí hâ ̣u nóng ẩm và có mùa lạnh do ảnh hưởng của gió mùa ĐôngBắc, với nhiê ̣t đô ̣ trung bình năm là 23,80C, lượng mưa trung bình 1700 mm -
1800 mm
Chế đô ̣ nhiê ̣t: nhiê ̣t đô ̣ trung bình năm dao đô ̣ng 23,1 - 23,30C tại trạm
Hà Đông Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và có nhiê ̣t đô ̣ trungbình thấp nhất là 13,60C Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiê ̣t đô ̣ trungbình thường trên 230C, tháng nóng nhất là tháng 7
Chế đô ̣ ẩm: đô ̣ ẩm tương đối trung bình từ 83 - 85% Tháng có ẩm đô ̣trung bình cao nhất là tháng 3, tháng 4 (87 - 89%), các tháng có đô ̣ ẩm tươngđối thấp là các tháng 11, tháng 12 (80 - 81%)
Chế đô ̣ bức xạ: hàng năm có khoảng 120 - 140 ngày nắng với tổng sốgiờ nắng trung bình tại trạm của quận là 1.617 giờ Tuy nhiên số giờ nắngkhông phân bổ đều trong năm, mùa đông thường có những đợt không có nắngkéo dài 2 - 5 ngày, mùa hè số giờ nắng trên ngày cao dẫn đến ảnh hưởng tớisản xuất nông nghiê ̣p - hạn chế sinh trưởng phát triển của cây trồng trong vụĐông Xuân và gây hạn trong vụ hè
Chế đô ̣ mưa: lượng mưa phân bổ không đều, mùa mưa từ tháng 5 đếntháng 10 chiếm 85 - 90% tổng lượng mưa trong năm và mưa lớn thường tâ ̣ptrung vào các tháng 6, 7, 8 Mùa khô thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4năm sau chiếm 10 - 15% lượng mưa cả năm và thường chỉ có mưa phùn,tháng mưa ít nhất là tháng 12, 1 và tháng 2
Đặc điểm khí hâ ̣u nhiê ̣t đới, gió mùa nóng ẩm vào mùa hạ và lạnh khôvào mùa đông, là mô ̣t trong những thuâ ̣n lợi để cho quận phát triển mô ̣t nềnnông nghiê ̣p đa dạng với các loại cây trồng có nguồn gốc nhiê ̣t đới, á nhiê ̣t
Trang 37đới và ôn đới, đặc biê ̣t là các cây trồng cho giá trị sản phẩm, kinh tế cao nhưrau cao cấp - súp lơ, cà rốt, cây màu, cây vụ đông và hoa cây cảnh các loại.
Sông Đáy là một con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, nó là con sôngchính của lưu vực sông Nhuệ - Đáy ở phía tây nam vùng châu thổ sông Hồng.Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km chảy gọn trong các thành phố Hà Nội
và các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định với dòng sông chảy gần songsong bên hữu ngạn hạ lưu sông Hồng, đoạn chảy qua địa phâ ̣n quận Hà Đông
có chiều dài khoảng 6 km
Sông Nhuệ tức Nhuệ Giang là một con sông nhỏ, phụ lưu của sôngĐáy Sông dài khoảng 76 km, chảy ngoằn ngoèo gần như theo hướng bắc TâyBắc -Nam Đông Nam qua địa phận thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam, đoạnchảy qua địa phâ ̣n quận Hà Đông có chiều dài khoảng 7 km
Điều kiê ̣n thổ nhưỡng đất đai của quâ ̣n Hà Đông chủ yếu là đất thịt, thịtnhẹ và đất bãi dọc theo sông Đáy Gồm các loại đất sau:
- Đất phù sa được bồi (Pb): diê ̣n tích là 261 ha, chiếm khoảng 10,1%tổng diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p
- Đất phù sa không được bồi (P): diê ̣n tích là 1.049 ha, chiếm 37,4 %diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p
- Đất phù sa gley(Pg) diê ̣n tích 1.472 ha, chiếm 52,5% diê ̣n tích đấtnông nghiê ̣p
Trong thời gian qua, Hà Đông có nhiều biến đổi về đơn vị hành chính.Thực hiện nghị định số 01/2006/NĐ-CP ngày 04/01/2006 của Chính phủ vềviệc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Hà Đông, tiếp nhận thêm 3
xã Biên Giang, Đồng Mai thuộc huyện Thanh Oai, xã Dương Nội thuộchuyện Hoài Đức và thôn Bãi xã Phụng Châu huyện Chương Mỹ Ngày27/12/2006 thực hiện Nghị định số 155/2006/NĐ-CP của chính phủ, Thànhphố Hà Đông được thành lập và trực thuộc tỉnh Hà Tây Thực hiện Nghịquyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội, Hà Đông sát nhập về Thành phố
Trang 38Hà Nội từ tháng 8/2008 và thành lập quận Hà Đông theo Nghị quyết số19/NQ-CP ngày 8/5/2009 của Chính phủ
Quận có 17 đơn vị hành chính cấp phường, tính đến thời điểm điều tradân số ngày 1/6/2010 quận Hà Đông có 237.905 người
Thời kỳ 2001-2005 tốc độ tăng GDP bình quân của Hà Đông là 12,8%.Thời kỳ 2006-2012 Hà Đông phải đối mặt với khủng hoảng tài chính; suythoái kinh tế toàn cầu, thời tiết diễn biến bất lợi, dịch bệnh bùng phát…, songkinh tế Hà Đông tiếp tục tăng trưởng mạnh, bình quân GDP tăng 18,5%/năm,trong đó công nghiệp xây dựng tăng 20,1%/năm, thương mại – du lịch – dịch
vụ tăng 48,7%/năm và nông nghiệp có giá trị trồng trọt trên 1ha canh tác tăngbình quân 11,7%/năm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa thì vốn là một nhân tố rất quan trọng, việc huy động và sửdụng các nguồn vốn một cách hợp lý, có hiệu quả sẽ tác động trực tiếp đến sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, phát triển nền kinh tế và cảithiện đời sống nhân dân
2.12 Tình hình phát triển của kinh tế tư nhân trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
* Về số lượng đăng ký kinh doanh của KTTN Hà Đông
KTTN trên địa bàn quận Hà Đông chiếm tỷ lệ hơn 98% trong tổng sốtất cả các DN của cả quận, trong thời gian qua đã đóng góp vai trò rất quantrọng trong tăng trưởng và phát triển chung về kinh tế cho quận, góp phầnthực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội 2010-2013
Đến cuối năm 2011, tổng số DN trên địa bàn quận Hà Đông là 1.005
DN gồm 30 DNNN, 7 DN có vốn nước ngoài và 968 DN ngoài quốc doanh chiếm 97,79% tổng số doanh nghiệp toàn quận, bao gồm 57 HTX, 753 DNTN, 148 công ty TNHH và 10 công ty CP [phụ lục 1].
Trang 39Đến cuối năm 2013, tổng số DN trên địa bàn quận Hà Đông là 1.224
DN gồm 20 DNNN, 8 DN có vốn nước ngoài và 1196 DN ngoài quốc doanhchiếm 96,32% tổng số doanh nghiệp toàn quận, bao gồm 60 HTX, 882DNTN, 235 công ty TNHH và 20 công ty CP
Qua giai đoạn 2011-2013, ta nhận thấy số lượng doanh nghiệp nhànước giảm dần đồng thời số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký kinhdoanh tăng qua mỗi năm và tăng đều ở tất cả loại hình doanh nghiệp, đặc biệt
là loại hình doanh nghiệp tư nhân có 753 DN năm 2011 và 882 DN vào cuốinăm 2013, tăng 17,13% so với năm 2011 Công ty TNHH từ 148 đơn vị năm
2011 đến năm 2013 là 235 đơn vị, tăng 87% so với năm 2003- đây là tốc độtăng rất đáng khích lệ Tuy số lượng DNTN có tăng nhưng không đáng kể,nguyên nhân là do số lượng đăng ký mới có xu hướng thích đăng ký loại hìnhcông ty TNHH, đồng thời một số DNTN trước đây xin bổ sung nguồn vốn vàchuyển đổi thành công ty TNHH để mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinhdoanh nên xu hướng này tích cực Số lượng KTTN năm 2011 chiếm cơ cấu96,32% và đến năm 2013 là 97,79% tổng số doanh nghiệp toàn quận Còncông ty CP tăng từ 10 công ty vào năm 2011 lên 20 công ty năm 2013 Tươngứng cơ cấu DNNN giảm xuống từ 3,38% năm 2011 còn 1,96% năm 2013.Điều đó chứng tỏ là đã có sự thay đổi trong cơ cấu thành phần kinh tế củaquận và từ khi thực hiện Luật Doanh nghiệp với cơ chế thoáng hơn thì sốlượng doanh nghiệp dân doanh cũng bùng phát Công ty cổ phần tăng nhanhtrong năm 2013 là do có sự chuyển đổi hình thức sở hữu, sắp xếp lại khu vựcKTNN theo tinh thần của Nghị định 315, nghị định 330 về giải thể doanhnghiệp, nghị định 338 về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, nghị định
28 về việc chuyển một số DNNN sang công ty CP, nghị định 50 về việc thànhlập, tổ chức lại, giải thể và phá sản DNNN Ngoài ra, trong tổng số doanhnghiệp dân doanh có đến năm 2013 thì đa số đang hoạt động sản xuất kinh
Trang 40doanh trong các ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, đồ dùng giađình chiếm khoảng 30% toàn khu vực KTTN [phụ lục 1].
* Tổng vốn đăng ký kinh doanh của KTTN từ năm 2011-2013
Nước ta chuyên đổi nền kinh tế theo kinh tế thị trường từ năm 1986 chophép sự tồn tại và phát triên của nhiều thành phần kinh tế Luật doanh nghiệp
có hiệu lực từ năm 2000, đã kích thích phát triên nhanh chóng về số lượng của
DN, đặc biệt là các loại hình DN ngoài quốc doanh và đây cũng là điều tấtnhiên đối với một nước có nền kinh tế vừa mới chuyên đổi như Việt Nam
Dựa vào Phụ lục 2, ta thấy trong thời gian 3 năm từ 2011-2013, tỷ trọngvốn đăng ký kinh doanh của DNNN giảm dần, đồng thời của DNDD tăng dần
từ 52,53% vào năm 2011 tăng lên 64,91% vào năm 2013 Điều này là tất nhiên
vì ở năm 2013 số lượng DNDD tăng lên nên lượng vốn đăng ký cũng tăng lêntương ứng, trong đó loại hình DNTN có tỷ trọng vốn đăng ký kinh doanh vàonăm 2013 là 18,51% và công ty TNHH có tỷ trọng vốn chiếm 23,78% tổnglượng vốn của tất cả các thành phần kinh tế trong quận Lượng vốn tập trungnhiều nhất ở loại hình doanh nghiệp chế biến thực phẩm và xây dựng
Như vậy ta thấy rằng KTTN chủ yếu đầu tư vào các ngành cần lượngvốn ít Quay vòng nhanh để mau thu lợi nhuận và lĩnh vực thường gặp nhấtcủa KTTN quận Hà Đông là kinh doanh, công nghiệp chế biến Bên cạnh đó,KTTN cũng đã bắt đầu chú ý đến lĩnh vực thương mại và dịch vụ, một ngành
mà trước đây ít được quan tâm nhưng hiện nay lợi nhuận thu được từ ngànhnày rất cao đặc biệt là kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí Ngoài ra còn chú trọng phát triển các làng nghề thủ công truyền thống nhưmây tre đan xuất khẩu
Tuy nhiên, có một xu hướng không tốt là tỷ trọng lượng vốn đăng kýkinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm dần qua cácnăm Điều này chứng tỏ là qua 3 năm mặc dầu tình hình đầu tư ở quận có tăngnhưng chủ yếu ở khu vực KTTN trong nước còn khu vực đầu tư nước ngoài