thành phân bón và trợ cấp cho việc nhập phân bón, chống thất thoát sản lượng sauthu hoạch, tăng cường cấp tín dụng cho nông dân, nên sản lượng lúa gạo đã tăng lên, thường xuyên đạt mức t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
RNGUYER CAC PBWØRG
XUẤT KHẨU GAO CUA VIET NAM
THỰC TRANG VÀ GIAI PHAP
LuậN VA@N THAC SĨ KHOđ HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS VŨ ĐỨC THANH
Trang 2XUẤT KHẨU GAO CUA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI VÀ KHẢ
NĂNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về thị trường lúa - gạo Thế giới - -5©c«<c+xcecece« 4
1.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới - 4
a- Vị trí và đặc điểm của sản xuất gạo trên Thế giới -. - 4
be Tình Bùi Hen thu sáp tên THỂ Olan 8
1.1.2 Tình hình xuất nhập khẩu gạo trên Thế giới 5-5-5552 10
Si TìH HìÌHH siết KHẨU BG csi, nnteisassRinnannediGdincedlontlenedsneenssenenenanniannesiakons 12
b- Tình Bình nhập khẩu 280 esses sissoneanmnncesnmnnnnnnocccniesens l6
1.2 Lợi thế và ý nghĩa kinh tế - xã hội của sản xuất và xuất khẩu lúa gạo
1.2.1 Tiềm năng va lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo 19
ge Về điển Kiên:đấE HceesenseoesnieieeexdiirniuiavgeantnisovnsirirogrtiortorosroyrplEil 19 6b Ve T8i0n fểŒố© THOT NCOs cence 20
` n 20
e- Vẽ điều kiện giao thông vận: tẪIsecosssnoeniiaioieigiE.660146640206/60200154g 21
1.2.2 Ý nghĩa kinh tế - xã hội của xuất khẩu gạo đối với Việt Nam 22
a= Phat huy: được lợi thé trong HƯỚC: u.ieeerecesnrernroiriidinsdariniaiaasorrsiys 227) b- Tích luỹ vốn cho sự nghiệp CNH- HDH của đất nước 23 c+ Góp phần cải thiện: đời sống nhân đÂn: ecccnnnsonagsaadadeioasaae 23
L3 Vài kinh nghiệm Quốc tế về xuất khẩu gạo ¿55c csccsccsc- 24
1.3.1.Một số kinh nghiệm của Thái Lan trong quá trình xuất khẩu gạo 24
a- Tổ chức cơ quan quyết định chính sách đối với thị trường gạo 24
Trang 3b- Chính phủ Thái Lan dành sự quan tâm hàng đầu tới việc giữ giá lúa
#40 Cổ lợi CHo tigtời sản XUIằ suennksonisoribBinisdtegipslriigpaipidinasssrspesse: SẮP)
c- Hỗ trợ tốt đầu ra để nâng cao hiệu quả các giải pháp đối với thị
RC T111 EeessassseslibesasesSesllbodlisnamernssnetnreopnessorrnnaSffoesiEeosifflkadi 25
d- Hỗ trợ tốt đầu ra để nâng cao hiệu quả các giải pháp đối với thị
WGDE AO) Cia wun Re 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG HOAT ĐỘNG XUẤT KHẨU GAO CUA
VIỆT NAM
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tinh hình xuất khẩu gạo Việt Nam 28
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam - -«-«ccc+ereeees 28
2.1.2 Tình hình sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu ở Việt Nam 35
gi SSSR xu: mail KHẨN: cáásannisiaornsonsllenllisilusitxSoueillex 35 ö-:CHẾ bien SAG Ki KHẨN connie 35
2.1.3 Chính sách quản lý và sự điều hành xuất khẩu gạo của Nhà nước 39
2.2 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm qua 45
3.3.1: Về san lượng và giá trị xuất khẩU B0iasseeiaaaninseeiaaayanaageskenaaais 45
2.2.2 Chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu 5< «ccsesrererkee 49
22.5 VỀ lá a0 SUN KNẨMonnnondtstbrgigioiSORBIGGUANGORiDGOgriSyAuzannae 522.2.4 Thi trường xuất khẩu gạo của Việt Nam - -c-ccsxseverrxee 56
2.3 Những đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam 60
2.3.1 Thành tựu của hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam - 60
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHAP NANG CAO HIỆU QUA
XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI
3.1 Dinh hướng và mục tiêu cơ ban của hoạt động xuất khẩu gạo 70
Trang 43.1.1 Đặc điểm thị trường và triển vọng xuất khẩu gạo của Việt nam 70
na 00 LCS VỀ SENG HH eeeeinansieessismerasandkessmosssnllsmssesllils TT
a- Định hướng va mục tiêu sản xuất lúa ø4O 5 s5 «sec Tỉ
b- Định hướng và mục tiêu xuất khẩu - +52 ++2c<+vsxezxexeces 78
3.2 Những giải pháp cơ bản nhằm nảng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở
ROE Ẳỗ GhaGGữGGGA(GGGDIGGEEEEGNGGIHEGGEGGENIEERIGIGNNNiqNanga 81
3.1.1 Những giải pháp về phifa: NRA MUG ssc cssesesnseseraescevenveaseusivesossasaxavassecuss 81
a- Quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu -. .- + s2 81
b- Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu
AO stocnnnntngintiaaEEL0100144100016000136031605435006001506003665670426819501133696590416800349g0919061 83
c- Đổi mới tổ chức quan lý và điều hành vĩ mô về xuất khẩu gạo 88
d- Hoàn thiện hệ thống thông tin và biện pháp thích ứng trên thị trường
TỦ EEEN0009009000m090000n900000900000009000900909/0099900009 91
3.2.2 Những giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu . - 93
a- Hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp chế biến
Xitiết KHẨU EffDtrauaittttttitG,lSIGGGUGIGNGGIEIGEqiiEiältiguiussä 93
b- Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất
KNÔNGueeenuenrinottdtrdoroprgtitnirrtttidirloilrrttiSRi00000-005001319890ÏDN018/E0701704190/000G0708/708 95
c- Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên 96
4x00 001 97
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của dé tài:
Trong xu thế toàn cầu hoá, hoạt động ngoại thương nói chung, hoạt động xuất
khẩu nói riêng ngày càng có vai trò quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới Ở
nhiều nước, xuất khẩu trở thành một quốc sách, một lĩnh vực kinh tế hàng đầu
nhằm khai thác lợi thế của đất nước trong phân công lao động quốc tế, thúc đẩy sự
tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc gia.
Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa quan trọng trong
sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề để công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước và là mũi nhọn ưu tiên trong nên kinh tế quốc dân Bởi vậy, trong
chính sách kinh tế mới của mình, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã nhiều
_ lần khẳng định tâm quan trong của hoạt động xuất khẩu.
Những nỗ lực hơn mười năm qua đã tạo ra bước tiến vượt bậc trong hoạt động
xuất khẩu của Việt Nam Từ một lĩnh vực kinh tế yếu kém, quy mô nhỏ bé, manh
mun, ngày nay, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức 14 tỷ Đô-la một năm, đặc biệt,
đã bước đầu xác định được những mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch của
mỗi mặt hàng đạt trên 1 tỷ Đô-la Trong số này, đáng chú ý nhất là xuất khẩu gạo.
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thiếu đói trién miên, trở thành một trong ba nước
xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đó là thành tựu hết sức to lớn của Việt Nam trong
hoạt động xuất khẩu nói riêng, trong đổi mới và phát triển kinh tế nói chung
Tuy nhiên, trên thị trường xuất khẩu gạo thế giới, sức cạnh tranh của Việt Namcòn rất hạn chế, hiệu quả xuất khẩu thấp, và hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn.Tình hình đó đặt ra câu hỏi: nguyên nhân của tình trạng trên đây là gì và, cần có
những giải pháp gì để ổn định và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo trong những
năm tới? Đó chính là nhân tố thúc đẩy tôi đi vào nghiên cứu tìm hiểu dé tài : “Xudtkhẩu gạo của Việt nam : Thực trạng và giải pháp”
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn:
Liên quan đến đề tài này đã có khá nhiều công trình nghiên cứu Dưới đây là
một số công trình đáng lưu ý:
- B6 Thương mại :” Những dự đoán lựa chọn chính sách xuất khẩu lượng thực
của Việt Nam” Tháng 8 - 1997.
- BO Thương mại : Phát triển xuất khẩu thời kỳ 2001-2005.
Trang 6- TS Nguyễn Trung Văn : Lương thực Việt nam thời đổi mới hướng xuất
khẩu- NXB Chính trị quốc gia - 1998
- TS Lê Xuan Tửu : Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 1999 và nhìn lại 10 năm.
- TS Vũ Đình Ngọc: Mấy vấn đề về kinh doanh lương thực ở Việt Nam, Nhà
xuất bản Nông nghiệp - 1997.
- Tổng quan về lương thực Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn năm 1995.
- Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong ngành lúa gạo Việt Nam - Viện
nghiên cứu khoa học thị trường và giá cả Chuyên đề nghiên cứu 2001.
Ngoài ra còn có các bài viết đăng trên các báo, tạp chí Các công trình
nghiên cứu trên đây đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng của
hoạt động xuất khẩu Tuy nhiên, do mục đích, đối tượng và phạm vi và thời điểm
nghiên cứu khác nhau, nên chưa có công trình nào tập trung vào việc hệ thống hoá,
khái quát hoá cả về lý luận và thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam từ khi tiến hành
đổi mới kinh tế đến nay và đưa ra định hướng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo
Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới
3.Mục đích nghiên cứu :
- Lam rõ những lợi thế và ý nghĩa kinh tế - xã hội của hoạt động xuất khẩu gạo
của Việt Nam;
- Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những
năm qua, chỉ ra những hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuấtkhẩu gạo của Việt Nam;
- Đề xuất hệ thống giải pháp cho việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam
trong những năm tới.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Dưới góc độ kinh tế chính trị học, luận văn nghiên cứu hoạt động xuất khẩu
gạo như một lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế Việt Nam trong qúa trình phát triển;
nghiên cứu tình hình, xu hướng và giải pháp cho sự phát triển xuất khẩu gạo Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn mới.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn sẽ không đi vào những vấn đề có tính tác
nghiệp trong hoạch định chính sách cũng như tổ chức hoạt động xuất khẩu gạo.
sy ee
Trang 75 Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được vận dụng trong luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một sốphương pháp cụ thể như: trừu tượng hoá khoa học, phương pháp kết hợp phân tích với tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê so sánh, dự báo và
phân tích thực chứng.
6 Những đóng góp khoa học của luận văn:
- Khái quát (hệ thống hoá) một số vấn đề lý luận cơ bản về nguồn gốc và lợi ích
của xuất khẩu trong qúa trình phát triển kinh tế các quốc gia; phân tích một số kinh
nghiệm quốc tế làm bài học cho việc tìm kiếm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo
Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay, chỉ ra những hạn chế
và vấn đề đặt ra cho hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo Việt
Nam trong giai đoạn phát triển mới, góp phần đẩy nhanh qúa trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
7 Kết cấu cud luận văn :
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
văn sẽ được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm thị trường thế giới va khả năng xuất khẩu gạo của
Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nang cao hiệu quả xuất khẩu gạo của
Việt Nam trong những năm tới.
Sau đáy là nội dung các chương của luận văn.
Trang 8CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM THI TRƯỜNG GAO THẾ GIỚI
VÀ KHA NANG XUẤT KHAU GAO CURA VIET NAM
1.1 TONG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LUA GAO THẾ GIỚI :
1.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới:
a- Vị trí và đặc điểm của sản xuất gạo trên thế giới:
Lúa gạo là loại lương thực chính của hơn nửa dân số trên hành tinh Lúa gạo
có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của nhiều nước, đặc biệt
là các nước đang phát triển và là một trong ba loại ngũ cốc được sản xuất nhiều
nhất trên thế giới (đứng sau lúa mỳ) Hàng năm bình quân diện tích lúa nước chiếm
khoảng 21% diện tích ngũ cốc và 27% sản lượng lương thực toàn thế giới Trongnhiều năm qua, cùng với tốc độ gia tăng dân số, diện tích, năng suất và sản lượng
gạo cũng đã tăng không ngừng, tuy tốc độ tăng có chậm hơn so với lúa mỳ và ngô.
Một số đặc điểm của sản xuất lúa gạo trên thế giới là:
- Về mặt sinh thái, sức đề kháng sâu bệnh và khả năng chịu hạn của lúa gạo
kém so với lúa mỳ Do vậy sản xuất lúa gạo phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên.
- Lúa gạo được trồng ở hầu hết các nước nhưng tập trung chủ yếu ở các nước
đang phát triển ở Chau A Ở đây trình độ phát triển về cơ sở vật chất và khoa học
công nghệ bị giới hạn so với các nước phát triển
- Xu hướng mở rộng diện tích trồng lúa gặp khó khăn nghiêm trọng ở hầu hết các nước vì đất dùng cho sản xuất công nghiệp và đất ở mới ngày càng lấn chiếm mạnh mẽ đất trồng lúa trong tình hình công nghiệp hoá ráo riết Mặt khác sự
bùng nổ về dan số làm cho diện tích đất canh tác bình quân đầu người giảm Vì
vậy, hàng loạt nước chủ trương phát triển sản xuất gạo theo hướng thâm canh tăng
vụ và thâm canh tăng năng suất.
- Sản xuất lúa gạo trên thế giới mang nặng tính tự cung tự cấp Hầu hết sản
lượng lúa gạo của các nước đang phát triển được tiêu thụ tại chỗ Vì vậy, phần lúa
gạo đem trao đổi trên thị trường thế giới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ
- Hơn nửa thế kỷ qua, do nỗ lực của các quốc gia, diện tích trồng lúa của thế
giới ngày càng mở rộng Năm 1948 diện tích trồng luá toàn thế giới là 86,7 triệu
ha, đến năm 1996 tăng lên tới 148,67 triệu ha và năm 2000 là 150,0 triệu ha Những nước có tốc độ tăng diện tích bình quân cao nhất là Iran: 4,1%, Campuchia: 2,6%, Việt Nam: 1,6% Trong giai đoạn từ 1983-1993, Trung Quốc giảm diện tích
hàng năm là 0,4%, Thái Lan là 0,5%.
- Năng suất lúa bình quân toàn cầu có xu hướng tăng dân Tính từ năm 1983
- 1993 tăng từ 31,41 tạ/ha lên 35,75 tạ/ha Riêng Việt Nam từ năm 1985-1996 năng
suất lúa tăng từ 27,8 tạ/ha lên 37,6 ta/ha Tuy nhiên, một số nước như Nhật Ban, Hàn Quốc năng suất lúa lại giảm.
Trang 9- Nhờ mở rộng diện tích và tăng năng suất, sản lượng lúa gạo của nhiều quốc gia và của toàn thế giới cũng tang khá mạnh Trong vòng 10 năm (1983-1993),
nước có tốc độ tăng sản lượng bình quân cao nhất là Iran: 6,4%, sau đó là
Campuchia: 4,5%, Việt Nam: 4,3%, Inđônêxia: 3%, Banglađesh: 2,9%, Ân Độ:
2,8%, Trung Quốc: 1% Từ năm 1993 đến 1996, tốc độ tăng sản lượng gạo cao
nhất là Myanma: 4,59%, tiếp theo là Việt Nam: 3,97%, Ấn Độ: 2,57%
- Những năm đầu của thập kỷ 80, sản lượng lúa gạo toàn thế giới dao động trong khoảng 411 triệu tấn đến trên 500 triệu tấn và có xu hướng tăng lên Năm
1983 đạt 450,7 triệu tấn, 1993 đạt 527,4 triệu tấn, tăng bình quân là 1,7 %/năm.
Năm 1995 đạt 540,2 triệu tấn, năm 1997 là 563,77 triệu tấn, và cho đến nay theo
báo cáo, năm 2000 sản lượng lúa toàn thế giới đạt 603 triệu tấn, năm 2001, ước đạt
591 triệu tấn Bảng dưới đây cho thấy tình hình sản xuất lúa gạo toàn thế giới và một số khu vực chính.
Bảng 1: Sản lượng lúa gạo thế giới và một số nước sản xuất chính.
19994/1995
1.137 25.252 10.885 16.000 175.930 4.565
121.752
49.846 14.977 6,882 5.171
10.475
2.061 21.400 25.152 2.043
8.971 38.970 541.469
4.198
120.462 46.683 9,793
8.149 38.328
Trang 10- Các nước đang phát triển sản xuất khoảng 90% sản lượng luá thế giới, tập
trung chủ yếu ở khu vực Châu A Hai cường quốc đứng dau về sản xuất lúa gạo là
Trung Quốc và Ấn Độ (sản lượng sản xuất hàng năm của hai nước này chiếm trên
50% sản lượng lúa thế giới), tiếp đến là Indonesia (8 -9%), Bangladesh, Việt Nam,
Thái Lan, Nhật Bản, Philipin
- Bởi đây là những cường quốc trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo, nên ở đây xin
mở ngoặc để được đề cập một vài nét về tình hình ở các nước này (trừ Việt Nam):
Trung Quốc: Sản lượng gạo Trung Quốc hàng năm chiếm từ 35 - 40% sản
lượng gạo thế giới Kể từ năm 1979, năm được coi là mở đầu của công cuộc cải nền
kinh tế ở Trung Quốc, sản lượng lương thực của nước này không ngừng gia tăng.
Nguyên nhân cơ bản được khẳng định là nhờ chính sách cải cách trong nông
nghiệp, việc áp dụng chế độ khoán sản phẩm cho từng hộ gia đình đã làm tăng
năng suất và sản lượng lương thực Năng suất lúa trong suốt thời kỳ 1984 - 1999 tại Trung Quốc thuộc vào loại cao của thế giới, đạt trung bình 5.250 - 5.900 kg/ha Sản lượng lúa gạo của Trung Quốc hiện nay đạt khoảng 190 triệu tấn/năm.
Ấn Độ : Nước sản xuất lúa gạo đứng hàng thứ hai thế giới, sau Trung Quốc ,
chiếm từ 17 - 20% sản lượng lúa gạo thế giới Năm 1999/2000 nước này đạt trên
134 triệu tấn Sở di nhiều thập ky qua, Ấn Độ phát triển sản lượng lúa là do áp dụng
tiến bộ kỹ thuật canh tác mới.
Indonsia: Sản lượng lúa gạo của Indonesia gia tăng liên tục từ năm 1980 với
ty lệ không cao nhưng nhịp tăng tương đối đều Đến năm 1984 với sản lượng dat
trên 37 triệu tấn, lần đầu tiên Indonesia đã tự túc được lương thực, nhưng từ đó họ
phải luôn nỗ lực để theo kịp với sự gia tăng dân số (hiện vào khoảng gần 200 triêu
người) Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán, lũ lụt, sản xuất lúa gạo
trong nước vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu Từ những năm đầu của thập kỷ 90 cho
đến nay, hàng năm Indonesia sản xuất 52 triệu tấn nhưng vẫn phải nhập khoảng 1,5
- 1,6 triệu tấn gạo.
Bangladesh : Sản lượng lúa gạo ít biến động trong suốt giai đoạn 1980
-1984, hàng năm đạt khoảng 21 triệu tấn, vào năm 1985 bắt đầu gia tăng đạt trên 23
Trang 11triệu tấn do kết quả của ciệc sử dụng giống lúa có năng suất cao và áp dụng chế độ
phân bón hợp lý Đến nay sản lượng dao động khoảng 28 - 32 triệu tấn/năm
Thái Lan: Sản lượng lúa của Thái Lan hiện nay đạt khoảng 25 - 26 triệu
tấn/năm Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên Thái Lan được coi là có lợi thế và
là một vựa lúa lớn xuất khẩu ra thị trường thế giới, giữ vị trí hàng đầu về xuất khẩu
gạo trong nhiều thập kỷ qua Quá trình phát triển xuất khẩu gạo của Thái Lan có
thể chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn trước chiến tranh thế giới lần thứ II : Xuất khẩu gạo là xương sống của nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Xuất khẩu gạo là nguồn thu nhậpchính và tăng với nhịp độ rất nhanh Sự tăng trưởng nhanh của nông nghiệp lúa gạo
hoàn toàn dựa trên sự gia tăng diện tích trồng trọt.
- Giai đoạn sau chiến tranh thế giới lần thứ II: Từ những năm 1960 "Cách
mạng xanh" trong nông nghiệp đã được thực hiện ở nhiều vùng với việc triển khai
kỹ thuật và phương pháp canh tác mới; sản xuất và nhập phân bón, thuốc trừ sâu và
máy nông nghiệp; phát triển thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp Từ năm
1981, Thái Lan là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới
- Khi xã hội nông nghiệp truyền thống của Thái Lan nhường chỗ cho xã hội
công nghiệp, gạo không còn là nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ quan trọng, nhưngcác
sản phẩm của nông nghiệp, đặc biệt là gạo vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu
kinh tế, xã hội và văn hoá của Thái Lan, Chính phủ luôn có những chính sách và
chiến lược ưu tiên phát triển
Nhật Bản: Diện tích trồng lúa đạt hơn 2 triệu ha với sản lượng hàng năm từ
11 - 12 triệu tấn, cá biệt, niên vụ 1994/1995 lên tới 14,98 triệu tấn Với sản lượng
này Nhật có thể tự túc 100% nhu cầu tiêu dùng trong nước Tuy nhiên giá thành lúa
gạo của Nhật khá cao, (gấp 3-4 lần giá thế giới), người nông dân Nhật vẫn trồng lúa được là nhờ chính sách trợ giá của Chính phủ Từ năm 1997 đến nay sản lượng lúa
của Nhật chỉ dao động từ 11 - 12 triệu tấn, nên hàng năm nước này phải nhập thêmkhoảng 0,7 triệu tấn để cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Philippines: Trong 20 năm qua Philippines đã cố gắng nâng cao năng suất lúa bằng những biện pháp như : Khôi phục và cải tạo hệ thống thuỷ lợi, hạ thấp giá
Trang 12thành phân bón và trợ cấp cho việc nhập phân bón, chống thất thoát sản lượng sau
thu hoạch, tăng cường cấp tín dụng cho nông dân, nên sản lượng lúa gạo đã tăng
lên, thường xuyên đạt mức từ 10 - 12 triệu tấn/năm
- Có thể nhận rõ tầm quan trọng và vị thế của các cường quốc sản xuất lúa
gạo qua bảng sau:
Bảng 2: Tỷ trọng của các nước trong tổng sản lượng lương thực trên thế giới
Ror Bes Bade NY} Oo} ee |
Nguồn : Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA), Thị trường 1997.
b- Về tình hình tiêu thụ gạo trên thế giới:
Tiêu thụ (tiêu dùng) gạo của thế giới tăng mạnh trong gần một thập kỷ qua:
năm 1993 toàn thế giới tiêu thụ 359 triệu tấn, năm 1996 là 376,5 triệu tấn, năm
1997 là 379 triệu tấn, năm 1999 là 389 triệu tấn Tiêu thụ gạo của thế giới năm
Trang 132001 ước đạt 403,54 triệu tấn, tăng so với 403,33 triệu tấn năm 2000 (theo USDA).
Tuy nhiên, dự trữ gạo ở các nước sản xuất cũng như nhập khẩu sẽ vẫn cao, hạn chế
xu hướng tăng mậu dịch gạo Những nước sản xuất nhiều nhất cũng là những nước
có lượng tiêu thụ lớn nhất Trung Quốc tiêu thụ 35,25% lượng gạo tiêu thụ toàn
cầu, Ấn Độ tiêu thụ 21,12%, Inđônêxia 9,12% Năm 2000, các nước có mức tiêu thụ trên 8 triệu tấn là Trung Quốc: 138 triệu tấn, Ấn Độ: 82,5 triệu tấn, Inđônêxia:
35,7 triệu tấn, Bangladesh: 21,1 triệu tấn, Việt Nam: 15,8 triệu tấn, Nhật: 9,1 triệu tấn, Braxin: 8,3 triệu tấn, và Philippin: 8,4 triệu tấn.
Bảng 3: Tỷ trọng của một số nước trong tổng mức tiêu thụ gạo thế giới
( Nguồn : USDA, Thị trường 1997).
t» nN
`© No
œ
BE
Các nước khác nhau, thị hiếu tiêu dùng gạo cũng khác nhau Những nước có
mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người khá cao như Việt Nam, Inđônêxia, Myanma, Malaysia, Thái Lan, Bangladesh từ 150-190 kg/người/năm và gạo chiếm khoảng
90% mức tiêu dùng lương thực Ở Trung Đông mức tiêu thụ bình quân năm trên 30
kg, Châu Phi trên 20 kg Mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người ở các nước và các
Trang 14khu vực trên thế giới trước tiên tuỳ thuộc vào truyền thống tiêu dùng lương thực,thu nhập, khả năng thanh toán và giá cả Do đó, ở một số quốc gia tuy lúa gạo làlương thực chính, nhưng chủ yếu do thu nhập thấp, chưa đủ khả năng thanh toán
cho nhu cầu tiêu dùng gạo, nên phải dùng các loại ngũ cốc thô khác Theo kết quả
nghiên cứu của các chuyên gia ADB, ở Srilanca, khi thu nhập tăng 1% thì nhu cầu
gạo tăng 0.5%, Ở Ấn Độ là 1% và 0,65%, ở Braxin là 1% và 0,4% Ngược lại, ở các
nước có nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Singapore, Thái
Lan, mặc dù thu nhập có tăng nhưng nhu cầu tiêu dùng lúa gạo lại giảm do cơ cấu
bữa ăn có sự thay đổi.
1.1.2.Tình hình xuất nhập khẩu gạo trên thế giới:
Thị trường gạo thế giới có thể chia làm 4 giai đoạn với các đặc điểm sau:
1/Giai đoạn hình thành thi trường gao quốc tế cho đến đầu những năm 70:
- Nguồn cung cấp về gạo hầu như hoàn toàn từ Châu Á, trong đó 4 nước xuất
khẩu chủ yếu là Myanmar, Thái Lan, Đông Dương và Triều Tiên.
- Nhu cầu tiêu dùng gạo cũng tập trung chủ yếu ở Châu á, chiếm tới 3/4
lượng cầu thế giới Phần còn lại dùng để trao đổi và buôn bán giữa Châu Âu với cácthuộc địa.
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Mỹ và Achentina đảm đương vai trò
làm chủ trong lĩnh vực gạo xuất nhập khẩu gạo và Châu Âu, Châu Mỹ đã dân trở
thành nước cung cấp gạo quan trọng nhất trên thị trường thế giới cho dù không hẳn
là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
2/Giai đoan của thâp niên 70:
- Thu thập tăng cao ở Trung Cận Đông nhờ giá dau tăng dẫn tới nhu cầu tiêu
thụ gạo tăng và tăng nhanh lượng gạo nhập khẩu của khu vựcnày.
- Tại các nước Châu Phi, nên kinh tế gặp khó khăn, nông nghiệp suy giảm,
buộc lục địa này phải nhập khẩu gạo nhiều hơn trước, nhưng khả năng thanh toán
lại rất hạn chế, phải dua vào các khoản việc trợ của các nước Châu Âu.
- Tại các nước Châu Á, gạo đã tự túc được nên lượng gạo nhập khẩu giảm đi
nhiều Trên thị trường xuất hiện gạo của Pakistan
Trang 15
-10 Trên thị trường gạo thế giới, vai trò của các công ty môi giới trở nên hết sứcquan trọng: là “con thoi" dệt nên mối liên hệ tay ba giữa người trả tiền là các nước
Tây Âu, còn người bán là các nước Châu Á và Châu Mỹ.
3/Giai đoạn của thập niên 80:
- Xuất hiện nhiều công ty trẻ, đánh dấu sự phá vỡ những hội kín và tính khép
kín của kinh doanh lúa gạo trên thị trường quốc tế
- Các công ty Mỹ tìm mọi cách duy trì thị trường Châu Phi, tăng cường sức
mạnh của nguồn cung cấp gạo từ Mỹ Với chiến thuật: dùng gạo nhằm chi phốinhiều nước trên thế giới, Chính phủ Mỹ đã trợ giá cho các Công ty Mỹ để mua gạo
Mỹ với giá cao nhưng bán với giá thấp hơn nhiều, một mặt nâng đỡ những nhà sảnxuất ở Mỹ, một mặt ràng buộc các nước mua gạo Mỹ với Chính phủ Mỹ.
- Cuộc cạnh tranh giữa các công ty môi giới trở nên hết sức gay gắt vì lượnggạo lưu thông không tăng mà người buôn bán lại tăng Nhiều công ty lớn đã phải
giã từ thị trường gạo, nhưng một số công ty cũng trở nên mạnh hơn cũng như xuát
hiện thêm một số công ty trẻ đầy năng động.
4/Giai đoan từ đầu thâp niên 90 đến nay:
- Sự trở lại thị trường gạo của Việt Nam ngày càng mạnh mẽ và sự có mặt
của rất nhiều nhà kinh doanh cùng sự đen xen giữa kinh doanh lúa gạo với kinhdoanh các sản phẩm khác là điểm nổi bật của giai đoạn này
- Những công ty chuyên doanh gạo lớn nhất của Mỹ và Anh đã coi kinh
doanh lúa gạo chỉ còn là một trong số các hoạt động của mình Tuy nhiên các công
ty này vẫn giữ vai trò thủ lĩnh trên thị trường Các công ty Châu Á cũng tăng cường
hoạt động Một vài công ty của Nhật cũng nhảy vào tham gia thị trường gao nhưng
nhìn chung không thành công, về thực chất chỉ là kinh doanh vốn mà thôi Các
công ty của Hàn Quốc cũng tương tự, chủ yếu hoạt động dưới hình thức hàng đổi
hàng.
- Thời kỳ này nhiều công ty phát triển rất mạnh trong lĩnh vực chế biến gạo.
Ở Mỹ nhiều công ty không những chỉ kinh doanh gạo Mỹ mà còn tổ chức sản xuất
các máy móc liên quan đến chế biến, vận chuyển, bảo quản lúa gạo.
4TE‹
Trang 16- Vào những năm gần đây, giao dịch giữa các chính phủ đóng một vai trò quan
trọng trong mua bán gạo, nhất là với các nước Châu Á phải tăng lượng nhập khẩu
do mất mùa và một số thị trường vốn đóng kín, nay phải mở cửa như Nhật, Đài
Loan Nhưng với sự đa dạng hoá trong các lĩnh vực kinh doanh và sự uyén
chuyển trong kinh doanh gạo, các công ty mang tính quốc tế vẫn đóng vai trò quan
trọng trong mọi giao dịch mua bán gạo quốc tế.
- Hiện nay, trên thị trường gạo thế giới nổi lên những gương mặt quen thuộc và
được phân thành hai nhóm rõ rệt Nhóm các nước xuất khẩu gồm: Thái Lan, Việt
Nam, Mỹ, Ấn Độ, Pakistan Nhóm các nước nhập khẩu gồm Inđônêxia, Trung
Quốc, Philipin, Bănglađét, Nga và một số nước Châu Phi.
a/ Tình hình xuất khẩu gạo : Bảng dưới đây cho thấy tình hình xuất khẩu gạo của một số quốc gia và khu vực
trên thế giới những năm qua:
Bảng 4 : Các nước xuất khẩu gạo chủ yếu
Đơn vị tính : 1000 tấn
TSEIEIEIE1ESESESEESEESE
EIDIEIETIEEEIETEEIET
a0 [aw [ow [aw [os [eu [or [34 [| a |
ras [a [oe [aor fas [oar «fos fm [oo |
Trang 17<12-Các nước xuất khẩu gạo trên thế giới có thể được chia thành hai nhóm: nhóm
cấc nước xuất khẩu thường xuyên và nhóm các nước xuất khẩu không thường
xuyên.
* Các nước xuất khẩu thường xuyên như: Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Pakistan,
Mlyanma
Thái Lan là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới từ năm 1981 với lượng gạo
4-6 triệu tấn và sẽ là nước tiếp tục dẫn đầu về xuất khẩu gạo Mặc dù sang năm
2000 khối lượng gạo xuất khẩu của nước này đạt 6,57 triệu tấn giảm so với mức
cao kỷ lục 6,7 triệu tấn năm 1999, nhưng Thái Lan vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới Theo dự tính của Bộ Thương mại Thái Lan, năm 2001 xuất khẩu gạo
của nước này giữ ở mức 6,30 triệu tấn trị giá 1,6 tỷ USD.
Từ năm 1981, Mỹ bị tụt xuống hàng thứ hai, vào những năm cuối của thế kỷ
20 đã phải nhường vị trí thứ hai cho Việt nam Đến năm 2000, mặc dù xuất khẩu
gạo của Mỹ tăng 0,1 triệu tấn so với năm trước, đạt 2,75 triệu tấn nhưng vẫn
không cạnh tranh được với khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam, Thái Lan
Một số nước xuất khẩu gạo thường xuyên khác như: Myanma, Australia lượng gạo xuất khẩu chiếm tỷ trọng 1-3% lượng xuất khẩu của thế giới, trong đó
Myanma được đánh giá là nuớc có tiém năng rất lớn về xuất khẩu gạo Với tình
hình kinh tế, chính trị ổn định, nước này có thể trở thành nước xuất khẩu gạo lớnnhất của thế giới vào thế kỷ 21.
Bên cạnh đó, Pakistan là nước xuất khẩu gạo truyền thống của Châu Á với
lượng gạo xuất khẩu hàng năm lên tới | triệu tấn, chiếm từ 6-9% lượng gạo xuất
khẩu của thế giới Trong năm 2000, sản lượng gạo cao trong khi xuất khẩu vẫn giữ
ở mức năm 1999 (1,9 triệu tấn) nên lượng dự trữ sẽ tiếp tục tăng và gây áp lực lớn hơn đối với giá trong nước.
* Những nước xuất khẩu gạo không thường xuyên, lượng xuất khẩu không ổn
định Năm 1995, Ấn Độ xuất 4,2 triệu tấn, năm 1996 là 3,5 triệu tấn và khả năng
duy trì xuất khẩu với số lượng lớn không được lâu Sang năm 2000, do nhu cầu của
Trang 18
-I3-Bangladét giảm nên xuất khẩu gạo của Ấn Độ chỉ đạt 1,3 triệu tấn, giảm còn non
nửa so với năm 1999,
Trung Quốc tham gia xuất khẩu trong nhiều năm trên dưới 1,5 triệu tấn, song
trong một số năm gần đây lại trở thành một nước nhập khẩu gạo lớn, năm 1995
nhập 1,5 triệu tấn Theo nhận định của các chuyên gia trong những thập kỷ tới
Trung Quốc có thể nhập siêu về lúa gạo Tuy vậy, năm 2000 xuất khẩu gạo của
Trung Quốc tăng lên 3,2 triệu tấn so với 2,7 triệu tấn năm 1999.
Mặc dù xuất khẩu gạo của 5 nước được coi là cường quốc vẫn ồn định và
luôn đạt mức cao, song thị phần của 5 cường quốc này trong vòng 10 năm qua lại
có xu hướng giảm đi tương đối (xem bảng 5) Nguyên nhân chủ yêú là Mỹ và Ấn
Độ giảm lượng gạo xuất khẩu và sự tham gia thị trường xuất khẩu gạo của Trung
Quốc đang trở nên vững vàng từ 1997 đến nay.
Bảng 5 : Thị phần xuất khẩu gạo của một số nước xuất khẩu truyền thống.
mỹ | 7 | |
14,27 10,25 13,70
Nguồn: Slayton & Associates
Những năm qua, xuất khẩu gạo thế giới tap trung ở những nước dang phát triển Trong nhiều thập niên các nước đang phát triển vẫn thường chiếm khoảng trên 80% tổng lượng xuất khẩu gạo toàn thế giới, phần còn lại của các nước phát triển chiếm gần 20%.
Theo phạm vi đại lục, trong thời gian gần đây Châu Á xuất khẩu gạo lớn
nhất, chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 75%; thứ đến Châu Mỹ xuất khẩu gạo trung
bình trên 20%; Châu Phi, Châu Âu, Châu Đại Dương chỉ chiếm khoảng 5% tổng xuất khẩu gạo thế giới Hàng năm, đòng gạo thế giới lớn nhất chảy từ Châu Á sang
Trang 19
-14-Châu Phi trung bình 2,5-3 triệu tấn, kế tiếp là dòng gạo từ -14-Châu Á đến -14-Châu Âu
gần | triệu tấn.
Bảng 6 : Tỷ trọng xuất khẩu gạo của một số nước trên thế giới
Đơn vị : %
B D.đ Nước 1994 | 1995 | 1996 | 1997 1998 | 1999 | 2000
N — tà ‘oO¬ =! se |: 69 aAlww| > kẻ22) la ta |oo | œ ` WY | © tr | XOLee)
Nguồn: USDA, Thị trường ngày 29/5/1998.
Từ năm 1989 đến nay xuất khẩu gạo toàn cầu có xu hướng tăng nhanh hơn,
nhất là những năm 1994-1995 Tuy nhiên mức tăng trưởng chưa thật ổn định và
chưa phản ánh khả năng dư thừa thật sự của những nước xuất khẩu
Xuất khẩu thường không đáp ứng kịp thời nhu cầu nhập khẩu Có thể nói đây
là đặc điểm bao trùm nhất trong mậu dịch quốc tế suất gần 6 thập niên qua Thực
vậy, từ năm 1938 đến năm 1996, sản lượng thóc tăng từ 97,6 triệu tấn đã tăng lên
và đạt 364 triệu tấn, gấp 3,7 lần; trong khi đó xuất khẩu gạo từ 7,6 triệu tấn lên 19,5
triệu tấn chi gấp 2,6 lần Sản xuất tăng không kịp với tốc độ tăng của dân số tiêu
dùng gạo, nhưng vẫn vượt xa tốc độ của xuất khẩu
Dự báo năm 2001 xuất khẩu gạo từ Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Trung
Quốc sẽ tăng Xuất khẩu của Trung Quốc tăng mặc dù sản lượng giảm vì TrungQuốc còn nhiều gạo dự trữ Xuất khẩu của Pakixtan dự kiến giảm nhẹ, còn của Mỹ
sẽ ổn định Xuất khẩu từ Australia và Ai Cập dự kiến cũng sẽ tăng lên.Như vậy cho
thấy vào năm 2001, nhu cầu xuất khẩu gạo thế giới sẽ tăng 1,2% so với năm trước
Trang 20
-15-b- Tình hình nhập khẩu gao:
Không chỉ lượng gạo mậu dịch toàn cầu mà lượng nhập khẩu của từng nước
cũng luôn biến động Lý do chính là do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi và
dự trữ hàng năm cũng như chính sách nhập khẩu gạo của các nước
Nhập khẩu gạo rất khác nhau giữa các khu vực Châu Á là nơi sản xuất nhiều
nhất đồng thời cũng là nơi nhập khẩu lớn nhất, chiếm 53% nhập khẩu toàn cầu
Châu Phi mặc dù khả năng thanh toán hạn chế nhưng vẫn chiếm 21%; tiếp đến
Châu Mỹ chiếm 15% và Châu Âu gân 8%.
Những năm qua, nhập khẩu gạo rất phân tán, không có nước nào nhập khẩu
đạt mức thường xuyên trên dưới 3 triệu tấn/ năm Do vậy, không có nước nào đóng vai trò thao túng giá gạo trên thị trường thế giới.
Trong tương lai gần, do sản xuất ở nhiều nước nhập khẩu chính được cải
thiện đi đôi với chính sách nhập khẩu gạo của một số nước có thay đổi, mậu dịch
gạo thế giới có xu hướng giảm.
Các nước nhập khẩu gạo thường xuyên gồm: Các nước sử dụng gạo là lương
thực chính, song sản xuất lúa gạo chi phí cao, hiệu quả thấp và những nước này
chọn hướng nhập khẩu như Malayxia, Singapore, Hồng Kông ; lượng nhập tươngđối ổn định và với phẩm cấp cao Nhóm sử dụng lúa gạo không phải là lương thực
chính, nhập khẩu lúa gạo cho nhu cầu dân nhập cư có nguồn gốc Châu Á với tập
quán sử dụng lúa gạo là lương thực chính như các nước ở Châu Âu, Bắc Mỹ, SNG
Nhóm các nước do kinh tế, chính trị bất ổn định, thiên tai và nội chiến như khu vực
Trung Đông, Đông và Trung Phi, Cuba, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên có
nhu cầu lớn, nhưng khả năng thanh toán hạn chế, gạo nhập khẩu dưới hình thức
thương mại thông thường khoảng 50%, còn lại dưới hình thức viện trợ, cứu tế nhân
đạo, thường là gạo có phẩm cấp thấp chiếm tỷ lệ lớn
Những nước nhập khẩu bổ sung chủ yếu là những nước Châu Á, nhập khẩu
bổ sung thiếu hụt do thiên tai, bất ổn định vẻ kinh tế, chính trị Năm 1995, Trung
Quốc, Inđônêxia, Bangladesh nhập 6,53 triệu tấn, chiếm 31,1% lượng gạo thế giới.
Riêng Inđônêxia, do cuộc khủng hoảng kinh tế, trong 6 tháng đầu năm 1998 đã
nhập của Thái Lan 910.000 tấn gạo, tăng 65% so với cùng kỳ năm 1997 Và năm
2000, Indonesia vẫn tiếp tục nhập khẩu từ 1,7-2,2 triệu tấn gạo Mặc dù khối lượng
này giảm tới 44-56% so với mức 3,9 triệu tấn năm 1999, nhưng Inđônêxia tiếp tục
là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới Với Philippin, trong năm 1998 cũng đã
nhập khẩu 2,165 triệu tấn so với lượng gạo nhập khẩu năm 1997 Vào năm 2000,nhập khẩu của Philippin cũng giảm so với mức 1,2 triệu tấn năm 1999 Bangladeshcũng là nước nhập khẩu gạo lớn Năm 1998 nước này đã nhập 2,5 triệu tấn gạo sau
ates
Trang 21khi bị lũ lụt nặng nề Trong năm 1999, nhờ sản lượng tăng, tình hình lương thựcnước này đã được cải thiện đáng kể.
Bảng 7 : Nhập khẩu gạo trên thế giới
Nguồn : FAO và IRRI
Năm 2000, nhập khẩu gạo của các khu vực thị trường như sau:
- Khu vực Mỹ Latinh nhập khẩu gạo năm 2000 tăng do sản xuất lúa gạo giảm.
Riêng Braxin khối lượng nhập khẩu vẫn ở mức tương tự như năm trước là
800 ngàn tấn trong khi Hoa Kỳ chỉ nhập khẩu khoảng 310 ngàn tấn, nhu cầu
gạo thơm, gạo giống đặc biệt sẽ có xu hướng tăng mạnh Ngoài ra các nước
Mexico và Cuba cũng có mức nhập khẩu mỗi nước từ trên 300-400 ngàn tấn
vào năm tới.
mal bf
Trang 22- Các nước khu vực Châu Phi mặc dù sản xuất lúa gạo vào năm 2000 tăng hon
năm 1999, nhưng nhập khẩu gạo vẫn gia tăng do nội chiến Các nước nhập
khẩu được dự báo từ trên 300 ngàn tấn là Nigiêria (800 ngàn tấn) ; Senegal
(700 ngàn tấn); Nam Phi (575 ngàn tấn).
- Đối với khu vực Trung Đông dự báo toàn vùng có mức nhập khẩu tăng vì sản
xuất năm 2000 giảm do tác động của hạn hán và khả năng tưới nước cho
diện tích trồng lúa giảm Nhập khẩu gạo của Iran ở mức 1,1 triệu tấn và lrắc
trong khuôn khổ thoả thuận đổi dâu lấy lương thực tới 1 triệu tấn; A rap Xêút
năm 2000 nhập 800 ngàn tấn so với 750 ngàn tấn năm 1999.
- Các nước Châu A vẫn có mức nhập khẩu cao nhất so với các khu vực khác
trên thế giới Các nước nhập khẩu thuộc khu vực này từ trên 700 ngàn tấn là :
Ind6néxia (1,8 triệu tan); Bangladét (0,7 triệu tấn); Malayxia và Philippin mỗi nước khoảng 900 ngàn tấn và Nhật Bản 710 ngàn tấn; CHDCND Triều
Tiên 400 ngàn tấn Các nước khác ở Châu Á như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ
và CHLB Nga, mỗi nước cũng sẽ nhập khẩu từ 300-350 ngàn tấn vào năm
2000.
Theo đánh giá, mau dịch gạo thế giới năm 2001 sẽ chi còn 23,05 triệu tấn,
giảm 700 ngàn tấn so với dự đoán tháng 3/2000 và giảm 2,07 triệu tấn so với
Trang 23Nhìn chung, mậu dịch gạo thế giới 13 năm qua có xu hướng tăng đáng kể từ13,8 triệu tấn năm 1989 lên trên 23,25 triệu tấn năm 2000 và 2001 Tuy vậy, mậu
dịch gạo vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình hình xuất khẩu, thời tiết, dân
số, chính sách nhập khẩu của từng nước nên hàng năm vẫn diễn biến không ổn
định Trong ba năm(1989-1991), mậu dịch gạo ở trong tình trạng giảm sút, và tình
hình thật sự khả quan kế từ năm 1992-1995 Lượng gạo giao dịch năm 1996-1997
lại giảm Tuy nhiên đến năm 1998-1999 lại tăng đáng kể, đặc biệt năm 1998 đạt
mức ky lục là 27,36 triệu tấn, va vài năm qua, dao động ở mức 23 — 24 triệu tấn.
* Nhìn chung thị trường gạo thế giới có những đặc điểm sau đây:
- Thị trường gạo thế giới là thị trường nhạy cảm do gạo là lương thực chính của
hầu hết các quốc gia Lượng gạo buôn bán giữa các nước chỉ chiếm khoảng 4-5%
sản lượng sản xuất, nên sự biến động về cung cầu của các nước sản xuất và tiêu thụ
lớn (Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia ) đều gây nên sự biến động trên thị trường
gạo thế giới Tuy nhiên, sự biến động về giá cả và sản lượng gạo còn phụ thuộc vào
dự trữ toàn cầu và giá cả của các loại lương thực khác Thị trường gạo tuy biếnđộng nhưng không có sự đột biến về giá
- Do vai trò, vị trí và tầm quan trọng của lúa gạo nên buôn bán gạo trên thị
trường thế giới không chỉ đơn thuần là phương thức thương mại bình thường mà
một phần lúa gạo còn được buôn bán giữa các chính phủ với nhau và qua hình thức viện trợ quốc tế nhân đạo.
- Thị trường gạo rất phong phú và đa dạng về chủng loại với nhiều phẩm cấp
khác nhau và được chào bán với nhiều mức giá khác nhau.
1.2 - LỢI THẾ VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ- XÃ HỘI CUA SAN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU
LÚA GẠO ĐỐI VỚI VIỆT NAM: :
1.2.1 Tiềm năng và lợi thế của Việt nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo:
a- Về điều kiện đất đai:
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu của canh tác lúa gạo vì toàn bộ
sản phẩm thóc thu được trong quá trình sản xuất đều phải thông qua trồng trọt trênđất Độ phì nhiêu của đất chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá thành sanphẩm
S19
Trang 24Tổng diện tích tự nhiên cả nước có trên 33.1 triệu ha, trong đó đất trồng lúachiếnm khoảng 4.3 triệu ha, chiếm 13% diện tích cả nước Bình quân đất theo đầu
người của nước ta tuy thấp nhưng đất có khả năng trồng lúa lại chiếm tỷ lệ cao
trong đất có khả năng nông nghiệp Theo một khảo sát mới đây, đất có khả năng
nông nghiệp ở nước ta có trên 10 triệu ha, trong đó đất có khả năng trồng lúa
khoảng 8.5 triệu ha.
Như vậy, tài nguyên đất đai của nước ta rất có lợi thế cho hướng thâm canh
nhằm tăng nhanh sản lượng lúa
b- Về nguồn nước tưới tiêu:
Cùng với đất, nước ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác nông nghiệp Nước quyết định cơ cấu mùa vụ cũng như năng suất và sản lượng nông nghiệp.
Nước còn là đặc trưng của hệ sinh thái nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long
và đồng bằng sông Hồng.
Tài nguyên nước dồi dào là một trong những lợi thế nổi bật trong nghề trồnglúa ở Việt Nam Số ngày mưa lý tưởng 120-140 ngày trong một năm ở hai đồngbằng lớn không chỉ cung cấp cho lúa nguồn nước trời quúy giá mà còn bồi bổ cho
lúa một nguồn đạm thiên nhiên dễ hấp thụ Cùng với nước trời, dòng chảy bề mặt
còn sản sinh trên lãnh thổ nước ta khoảng 300 tỷ m? nước Ngoài ra, hệ thống thuỷ
lợi nước ta với 10% ngân sách Nhà nước đầu tư hàng năm đã đạt đến những thành quả đáng mừng Với trị giá tài sản khoảng 25.800 tỷ đồng cơ sở vật chất kỹ thuật
của hệ thống thuỷ lợi đã tạo ra tổng năng lực tưới cho 3 triệu ha canh tác và năng
lực tiêu 1,4 triệu ha.
Có thể nói, nước là nguồn tài sản thiên nhiên vô cùng quý đối với cây lúa
nước ta Sự quan tâm chú trọng phát triển thuỷ lợi của Nhà nước trong thời gian qua
đã là yếu tố cơ bản thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo tăng mạnh qua mấy năm
gần đây Sự ưu việt của tài nguyên nước có ý nghĩa quyết định cho việc thâm canh,
tăng vụ thắng lợi và giảm giá thành sản phẩm nông sản Lợi thế của tài nguyênnước còn có ý nghĩa đảm bảo cho lợi thế của tài nghuyên đất phát huy được đây đủ _ trong quá trình sản xuất nông nghiệp trồng lúa.
c- Về khí hậu:
Tài nguyên khí hậu đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cung cấp
nguồn năng lượng và các yếu tố khác như : độ ẩm, gió, mưa Tất cả các yếu tố này
thay đổi theo không gian cùng thời gian và là cơ sở khoa học để phân chia các vùng
sinh thái nông nghiệp ở nước ta
Trang 25
-20-Hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Cửu Long có điều kiện lý
tưởng đối với cây lúa nước do có sự kết hợp chặt chế các yếu tố khí hậu như nhiệt
độ, độ ẩm, lượng mưa, cũng như nắng gió Nếu nghiên cứu các yếu tố thuộc điều
kiện sinh thái sẽ cho thấy rõ hơn không phải vô cớ mà cây luá là cây bản địa của
Việt Nam với lịch sử nhiều ngàn năm của nghề trồng lúa Đặc biệt ở hai châu thổ
lớn, cần có chế độ thâm canh, luân canh tối ưu để khai thác triệt để những lợi thế lý
tưởng này.
d- Về nguồn nhân lực:
Với số dân là 78 triệu người, trong đó 75 % dân số đang sống ở nông thôn và
50% dân số ở trong độ tuổi lao động, Việt nam có nguồn lao động dồi dào, giá
nhân công rẻ Đây là một lợi thế đáng kể đối với việc sản xuất và xuất khẩu ở nước
ta nói chung và đối với mặt hàng gạo nói riêng Nó sẽ góp một phan không nhỏ vào
chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu của nước ta hiện nay
Yếu tố nhân lực không chỉ có ưu thế về số lượng mà còn có ưu thế lớn về
chất lượng, đặc biệt về sự tinh thông, am hiểu nghề trồng lúa Vốn di là nghề cổ xưa nhất và phổ cập nhất từ thủa cộng đồng nguyên thuỷ người Việt từ khi ra đờinước Văn Lang và cho tới nay, lịch sử sản xuất lúa Việt nam đã trải qua hơn 6000
năm, đã được các thế hệ đúc rút và để lại nhiều tri thức và kinh nghiệm Kho tàng
kinh nghiệm đó thực sự là một lợi thế đặc biệt, khó lượng hoá hết, nó cho phép khai
thác triệt để những lợi thế thông thường của các tài sản thiên nhiên như tài sản đất,
tài sản nước, tài sản khí hậu.
e- Về điều kiện giao thông vận tải:
Hau hết khối lượng gạo trong buôn bán quốc tế bấy lâu thường được vận
chuyển bằng đường biển So với các phương thức vận tải quốc tế bằng đường sắt, _ đường ống, đường hang không, vận tải bằng đường biển quốc tế dam bảo tien lợi,thông dụng vì giá rẻ hơn.
Trong thực tiễn chuyên chở gạo xuất khẩu bằng đường biển, Việt Nam cũng
có nhiều lợi thế nổi bật Đường biển nước ta hình chứ S, trải dài từ Móng Cái ở phía
Bắc đến tận Hà Tiên ở phía Nam, dài trên 3000 km Suốt từ Bắc, Trung, Nam, bờ
biển nước ta có nhiều cảng quốc tế tiện lợi như Cửa Ông, Hải phòng, Đà Nẵng, Sài
Gòn, Vũng Tàu Trong đó Sài Gòn là thương cảng quan trọng nhất Cảng có hệ
“Fix
Trang 26thống bảo quản gạo xuất khẩu, có khả năng bốc xếp, tiếp nhân lớn, lại gần Đồng
bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất của cả nước.
Việt Nam có vị trí giao thông đường biển rất thuận lợi Hệ thống cảng biển
Việt Nam nói chung đều nằm gần sát đường hàng hải quốc tế và có thể hành trình
theo tất cả các tuyến đường đi Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Thái Bình Dương,
Trung Cạn Đông, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ Vì vậy, Việt Nam có cơ hội để
đảm bảo thời gian và cước phí đi vận chuyển gạo xuất khẩu của Việt Nam rẻ tương
đương so với các nước khác.
Tóm lại, Việt Nam có khá nhiều lợi thế cơ bản trong sản xuất và xuất khẩu
gạo Để phát triển nên kinh tế, Việt Nam cần phát huy một cách tốt nhất các lợi thế
này đặc biệt là trong xuất khẩu gạo.
1.2.2 Ý nghĩa kinh tế- xã hội của xuất khẩu gạo đối với Việt nam:
Có thể có ý kiến cho rằng, xuất khẩu gạo về bản chất là xuất khẩu sản phẩm
thô (sơ chế) và do đó là không hiệu quả xét về mặt sử dụng nguồn lực trong điều
kiện hiện đại Về lâu dài, đây là một quan điểm hoàn toàn đúng Tuy nhiên, cầnbiết rằng, Việt Nam đang còn trong qúa trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thiếuvốn và chưa có một nên công nghiệp chế biến phát triển, lại cũng chưa thể sử dụng
các nguồn lực trong nông nghiệp theo những hướng khác hiệu quả hơn so với việc
sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Theo những lý thuyết của Hecksher và Ohlin (các
nhà kinh tế học Thuy Điển), trong hoàn cảnh đó, sản xuất lúa gạo là một lợi thế và
xuất khẩu lúa gạo là con đường sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực về lao động và
tài nguyên của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trên thực tế, gạo là một sản phẩm mà không phải nước nào cũng có thể sản
xuất và cung cấp ra trên thị trường thế giới Là một nước có rất nhiều ưu thế để sản
xuất và cung cấp sản phẩm này, Việt Nam đã và đang trở thành một nước xuất khẩu
gạo lớn nhất trên thế giới Việc phát triển xuất khẩu gạo sẽ tạo nguồn lợi lớn để
phát triển kinh tế và có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt nam Điều
này thể hiện ở những mặt sau:
a- Phát huy được lợi thế trong nước:
Trong sản xuất cũng như xuất khẩu, Việt nam có rất nhiều lợi thế cơ bản nhưlợi thế về đất dai, khí hậu, nước tưới tiêu, nguồn nhân lực, vị trí địa lý và KHE khẩu
299%.
Trang 27Nhiều nghiên cứu cho rằng, chi phí san xuất lúa ở Việt Nam thuộc loại thấp
nhất trong khu vực Đông Nam A Riêng ở ĐBSCL, chi phí sản xuất thuộc loại thấp
nhất trên thế giới Ví dụ vào năm 1996, chi phí sản xuất một tấn lúa là 106,7 USD ởDBSH, 88,9 USD ở ĐBSCL, trong khi đó ở THái Lan, chi phí là 163,9 USD Chỉ số chi phí nguồn lực nội địa (DRC) một thước đo khả năng cạnh tranh trong trường
hợp không có những sai lệch về giá cả do những can thiệp về chính sách cũng cho
thấy, khả năng cạnh tranh dua vào chi phí của Việt Nam rất cao Chỉ số DRC tính
cho ĐBSCL là 0,5, còn của Thái Lan là 0,9 Nói cách khác, để tao ra 100 USD sản phẩm lúa, người nông dân ở ĐBSCL chỉ cần 50 USD, trong khi ở THái Lan là 90
triển kinh tế của Việt nam
b- Tích luỹ vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:
Một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp đổi mới hiện nay của
Đảng và Nhà nước ta là thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập
vào cộng đồng quốc tế Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu nói chung là đòi hỏi cấp báchnhằm tăng nhanh ngoại tệ, giải quyết vốn cho công nghiệp hoá Tuy chúng ta rất cần tranh thủ nguồn vốn nước ngoài nhưng nguồn vốn tự tạo vẫn là lâu dài và cơ
bản Hơn nữa, từ kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á trong cuộc khủng hoảng
tài chính- tiền tệ vừa qua thì việc sử dụng vốn nước ngoài luôn chứa đựng những
nguy cơ bất ổn định và có thể không an toàn
Trước đòi hỏi về vốn cho công nghiệp hoá đất nước, bên cạnh việc thu hútvốn đầu tư nước ngoài thì việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu để tạo ra nguồn
vốn bền vững và cơ bản van là hoạt động cần được ưu tiên và đầu tư thích đáng.
Bên cạnh dau thô, Việt nam cần phát huy hơn nữa lợi thế của mình trong xuất khẩu
gạo để có thể tăng nhanh nguồn vốn tích luỹ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
c- Góp phần cải thiện đời sống nhân dân:
Đối với mỗi quốc gia, việc phát triển nguồn nhân lực là nội dung lớn thuộc
chiến lược con người để thực hiện thắng lợi các chiến lược kinh tế- xã hội của đất
nước Với tư duy chiến lược đó, phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo là thực sự cần
Trang 28
-23-thiết để nâng cao thu nhập cho gần 75 % dân số nông dân nước ta, nhất là những
vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu.
Thực tế cho thấy, từ khi Việt nam xuất khẩu gạo tới nay, bộ mặt nông thôn
Việt nam đã thay đổi han Cơ sở hạ tầng nông thôn có tiến bộ, nhất là thuỷ lợi, giao
thông và điện Máy móc thiết bị sản xuất nông nghiệp liên tục được tăng cường Các vấn đề xã hội như: lao động dư thừa, xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội
cũng từng bước được cải thiện Thực tế đó đã khẳng định sự cần thiết phải phát
triển xuất khẩu gạo.
Như vậy, xuất khẩu gạo ở Việt nam, là một việc làm hết sức quan trọng, vừa
phát huy được lợi thế trong nước vừa tăng được nguồn tích luỹ cho công nghiệp hoá
và hiện đai hoá đất nước cũng như góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong giai đoạn hiện nay của Việt nam.
1.3 VÀI KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XUẤT KHẨU GẠO :
1.3.1.Một số kinh nghiệm của Thái lan trong quá trình xuất khẩu gạo:
Thái Lan là nước xuất khẩu gạo nhiều năm nay, cơ chế cũng như chủ thểxuất khẩu cơ bản ổn định nên các nhà xuất khẩu gạo của Thái lan là những doanhnghiệp có nhiều kinh nghiệm trên thị trường gạo thế giới Có thể nói hệ thống xuất
khẩu gạo của Thái lan là một hệ thống khá hoàn hảo, có khả năng thích ứng mạnh
với bất cứ thay đổi nào của thị trường
Một số kinh nghiệm của Thái Lan trong xuất khẩu gạo là:
a- Tổ chức cơ quan quyết định chính sách đối với thị trường gạo:
Cơ quan quyết định chính sách đối với thị trường lúa gạo ở Thái Lan là Uỷ
ban Quốc gia về lúa gạo ( National Rice Committee) Thành phần của Uỷ ban này
gồm 1 Phó Thủ tướng làm Chủ tịch, thành viên là Bộ trưởng các Bộ Nông nghiệp,
Thương mại, Tài chính, Ngân hàng và một số ngành có liên quan.
Nội dung của quyết định chủ yếu tập trung vào mấy vấn đề sau:
+ Định hướng về mức xuất khẩu trong năm.
+ Định hướng về giá lúa tối thiểu phải mua của nông dân
+ Các mức nhập khẩu chủ yếu và mức xuất khẩu theo hợp đồng cấp Chính
Trang 29
-94-b- Chính phủ Thái Lan dành sự quan tâm hàng đầu tới việc hỗ trợ sảnxưất và giữ giá lúa gạo có lợi cho người sản xuất:
Chính phủ Thái Lan áp dụng mức thuế sử dụng đất rất thấp, khoảng 30
baht/ha - tương đương 14.000 VND/ha, miễn khoản đóng góp về thuỷ lợi phí.Ngoài ra Chính phủ còn hỗ trợ giá phân bón cho nông dân khoảng 1.4 tỷ baht/năm
tương đương 30 triệu USD/năm.
Chính phủ cấp tín dụng cho nông dân vay để đầu tư cho sản xuất lúa và xây
dựng lò sấy lúa Hơn nữa để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất, Chính phủ định
hướng giá sàn bằng chỉ phí sản xuất cộng (+) 20% lợi nhuận và công bố công khai
để toàn dân biết (kể cả giá xuất khẩu hàng tháng) Để thực hiện được mức giá sàn
này Chính phủ áp dụng các biện pháp như giảm cung lúc giá xuống thấp hơn giá sàn, bằng cách mua một phần lúa gạo với giá mua phát ra thường cao hơn gía sàn
khoảng 5-6%, chủ yếu nhằm tạo tâm lý thực hiện chính sách của Chính phủ; cho
nông dân thế chấp lúa tại ngân hàng để vay tiền đầu tư cho vụ sản xuất tiếp theo vớimức lãi suất thấp (khi nào bán được thóc thì thanh toán tiền vay cho Ngân hàng);hoặc tăng cầu trên thị trường bằng cách ngân hàng cho các nhà máy xay, các nhà
xuất khẩu gạo, các HTX nông nghiệp vay tiền để họ mua lúa vào nhiều hơn, kể
cả mua lúa dự trữ Tham chí có những thời điểm Nhà nước còn trả thêm tiền kho
cho các chủ xay xát Đây cũng là một biện pháp để kích cầu.
c- Tổ chức hợp lý khâu lưu thông lúa gạo trên thị trường nội địa:
Vào những năm 1998 - 1999, nông dân Thái Lan bán gạo qua kệnh như sau:
- Bán cho chợ lúa gạo: 55%
- Bán cho nhà máy xay: 22%
- Bán qua môi giới: 14%
- Bán cho tổ chức Nhà nước: 7%
Hiện tại Thái Lan có khoảng 100 chợ lúa gạo rất thuận tiện cho việc mua
bán trực tiếp giứa người bán và người mua, tạo điều kiện cho người sản xuất nắm
bắt được các thông tin giá cả thị trường để từ đó họ có quyết định đầu tư thích hợp.
Ngoài ra các chợ lúa gạo còn giúp đỡ và bảo vệ lợi ích của nông dân trong việc bán lúa cũng như giúp nông dân trong việc phơi sấy, bảo quản và dự trữ lúa.
=2.
Trang 30d- Hỗ trợ tốt đầu ra để nâng cao hiệu quả các giải pháp đối với thị trường
nội địa:
Khi xuất khẩu chưa có lợi mà trong nước cần đẩy mạnh mua lúa gạo cho
nông dân, Nhà nước Thái Lan cho các nhà xuất khẩu vay vốn theo lãi suất như các
nhà xay xát, đồng thời “trả tiền lưu kho” đối với số hàng đã mua nhưng chưa xuất
được Quy trình này được làm chặt chẽ dưới sự chỉ đạo và giám sát của Bộ Thươngmại, Ngân hàng Nhà nước và hợp tác xã Như vậy, mặc dù gạo chưa xuất khẩu
được nhưng các nhà xuất khẩu vẫn còn có thể tiếp tục thu mua vào nên không gây
tình trạng ức chế cầu ngay cả khi có sự trục trặc tạm thời trong khâu xuất khẩu
Ngoài ra, trong hoạt động xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan còn áp dụng 2 giải
pháp rất quan trọng :
+ Đối với một số nước nhập khẩu gạo của Thái Lan có khả năng thanh toánhạn chế, Chính phủ Thái Lan cấp tín dụng dưới dạng nhập khẩu gạo trả tiền chậm
cho các tập đoàn xuất khẩu của Thái Đây là một lợi thế đối với các nhà xuất khẩu
gạo của Thái Lan.
+ Trong trường hợp cần đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng, Chính phủ
cho phép Ngân hàng Nhà nước và hợp tác xã ứng trước tiền cho các nhà xuất khẩu với điều kiện nhà xuất khẩu phải cam kết có đủ hàng giao trong một thời gian ngắn
được quy định cho các nhà xuất khẩu để đẩy nhanh tiến độ xuất gạo
1.3.2.Một số thành tựu và kinh nghiệm của Ấn Độ trong xuất khẩu gạo:
Ấn Độ là nước sản xuất gạo lớn thứ hai trên thế giới - sau Trung Quốc (hai
nước này chiếm tới 58% tổng sản lượng gạo toàn cầu), và là một trong 5 cường
quốc về xuất khẩu gạo Sản xuất gạo tại Ấn Độ mỗi ngày một tăng, vào năm
1995-96, Ấn Độ sản xuất được 82,5 triệu tấn và xuất khẩu gạo đã đạt hơn 3 triệu tấn Đạt được thành tựu như vậy là nhờ Ấn Độ áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp trong thực
hiện cuộc “ Cách mạng xanh”.
Chính phủ Ấn Độ đưa ra những biện pháp mạnh mẽ để khuyến khích phát
triển sản xuất và xuất khẩu gạo nhằm khai thác tốt thế mạnh về nông nghiệp, hạn chế nhập khẩu và tạo nguồn thu ngoại tệ ổn định:
- 26
Trang 31-+ Tăng diện tích đất canh tác cả lúa Baxmati và lúa thường nhằm phục vụ cảnhu cầu xuất khẩu lẫn nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước.
+ Để tăng sản lượng và năng suất, Ấn Độ đang nghiên cứu để áp dụng kinh nghiệm phát triển kỹ thuật nông nghiệp theo mô hình Nhật Bản Theo mô hình này,
các loại máy móc, thiết bị phải được đưa đến tay nhà nông, nhà nông được trang bị kiến thức kỹ thuật nông nghiệp hiện đại trong các khoá học, đào tạo tại chức được
tổ chức dưới các hình thức phù hợp với trình độ thích hợp thông qua nông nghiệp
tập thể như hợp tác xã.
+ Thủ tục xuất khẩu sẽ được đơn giản tới mức tối đa nhằm khuyến khích
nhiều nhất thương nhân tham gia xuất khẩu gạo Nhà nước sẽ thiết lập mối quan hệ
chặt chẽ với tư thương, cho họ những điều kiện thuận lợi về phương tiện cũng như
thủ tục, tài chính và giá cả Và Nhà nước cho tư thương vay những khoản tín dụng
với lãi suất thấp để họ đủ vốn xuất khẩu mặt hàng này
+ Thông qua các công ty đa quốc gia, xem xét việc khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nuôi trồng nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa Baxmati cho xuất
khẩu Nhà nước cho các công ty này chỉ được quyền nuôi trồng trên các diện tíchhiện còn bỏ hoang, nhằm thu hút vốn để khai khẩn những khu vực trồng trọt cần
nhiều vốn đầu tư mà nhà nước và nông dân Ấn Độ chưa đủ sức.
+ Cải thiện hạ tầng cơ sở tại khu vực nông thôn trồng lúa xuất khẩu Đường
sá, phương tiện vận tải là một trong những trở ngại lớn đối với các nhà xuất khẩu
gạo Nhà nước đầu tư nhiều cho việc nâng cấp đường ô tô và tàu hoả tới những khu
vực này Ngành xe lửa cũng đã tăng thêm đáng kể các loại toa tàu đặc biệt theo yêu
cầu chở hàng của các nhà xuất khẩu gạo Chi phí vận tải cũng được giảm bớt.
+ Để khuyến khích nông dân trồng lúa, nhiều năm qua Chính phủ Ấn Độ thu
mua gạo với giá cao, khoảng 4,8 -4,9 rupi/kg (quy thóc) Điều này đã làm cho giá
vốn của gạo xuất khẩu Ấn Độ khá cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của gạo
Ấn Độ.
s5:
Trang 32CHƯƠNG 2
THỰC TRANG HORT ĐỘNG XUẤT KHAU GAO CUA ViệT NAM
2.1 CAC YEU TỐ ANH HUGNG DEN TINH HÌNH XUẤT KHẨU GAO VIỆT NAM:
2.1.1 Tinh hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất cổ truyền, có từ lâu đời và
gắn liền với lịch sử phát triển nông nghiệp Từ một nước nông nghiệp lạc hậu độc
canh cây lúa (năm 1931 lúa chiếm trên 90% giá trị sản lượng nông nghiệp) đã và
đang từng bước chuyển dần sang một nên nông nghiệp đa canh Tuy nhiên, sản
xuất lúa vẫn luôn giữ vị trí hàng đầu với tỷ trọng cao về diện tích cũng như sản
lượng, gần 70% dân số Việt Nam sống bằng nghê trồng lúa nước Quá trình phát
triển sản xuất lúa ở Việt Nam có thể chia thành nhiêu giai đoạn.
Giai đoạn trước năm 1975: Trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp kém, lạc hậu với cơ cấu độc canh trong nông nghiệp Năng suất thấp Năm 1942 cả nước
có diện tích lúa cả năm là 4,73 triệu ha, năng suất 12,3 ta/ha và tổng sản lượng 5,83triệu tấn thóc So với dân số thì sản lượng thóc như vậy là không quá kém Trong
thời kỳ thuộc địa, gạo còn được xuất khẩu với số lượng lớn Năm 1880 xuất được
300.000 tấn Trong thập niên 30, mỗi năm cảng Sài Gòn đã xuất được từ 1,3 - 15,
triệu tấn gạo Việt Nam đã là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới hồi bấy
giờ Tuy vậy, do chính sách của chính quyền thuộc địa dẫn tới nạn đói khủng khiếp năm 1945 với hơn 2 triệu người chết đói.
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thiết lập đã gặp nhiều khó khăn
to lớn Để khắc phục nạn đói, lời kêu gọi quốc dân đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là lời kêu gọi tăng gia sản xuất khẩn thiết Năm 1954 đất nước chia làm 2
miền với hoàn cảnh kinh tế và chính sách khác biệt.
- Mién Bac: Chính phủ đã tiến hành hàng loạt các biện pháp như cải cách
ruộng đất, phong trào hợp tác hoá, tập trung đầu tư cho sản xuất lương thực Diện
tích, nắnguất ngày càng tăng Song nhìn chung vẫn rơi vào tình trạng thiếu hụt
lương thực và được các nước XHCN cũ chi viện.
DB.
Trang 33- Miền Nam: Chính phủ Sài Gòn đã thực thi chính sách nhập khẩu các
phương tiện máy móc, vật tư, phân bón và các giống lúa có năng suất cao để phát
triển nông nghiệp Tuy vậy hàng năm, chính quyền vẫn phải nhập khẩu gạo do sảnxuất không đáp ứng nhu cầu tiêu cùng (năm 1967 Miền Nam phải nhập 765.089 tấn gạo) mặc đù điều kiện thiên nhiên ở Miền Nam rất thuận lợi.
Giai đoạn 1976 - 1980 : Trong thời kỳ này, do khó khăn là đất nước vừa trải
qua cuộc chiến tranh dài nên cơ sở hạ tầng hết sức yếu kém, nền kinh tế được vận
hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp Do đó, sản xuất nông nghiệp nói
chung và sản xuất lúa nói riêng trong thời kỳ này bị suy giảm so với thời kỳ trước.
Thời kỳ này diện tích lúa cả năm tăng khá mạnh nhưng sản lượng lúa lại không tăng tương ứng là do năng suất lúa bị giảm Nguyên nhân là cơ chế chính sách không hợp lý, đặc biệt là cơ chế quản lý sản xuất theo hình thức hợp tác xã và
tập đoàn sản xuất kiểu cũ đã không khuyến khích người dân đầu tư, thâm canh tăng
năng suất lúa.
Giai đoạn 1981 - 1987: Xuất phát từ yêu cầu của sản xuất, một số địa
phương đã chủ động thực hiện khoán trong nông nghiệp Trên cơ sở đó, Đảng và
Nhà nước ta đã nhanh chóng nhận thức, tổng kết, xây dựng chế độ khoán mới, Ban
Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 100, thực chất chỉ là bước cải tiến chế
độ khoán cũ, nhưng nó là bước đầu khôi phục lại quyền tự chủ trong sử dụng ruộng đất và lao động của hộ xã viên.
Giai đoạn 1988 đến nay: Bước sang năm 1986 và đặc biệt là 2 năm 1987
-1988, sản xuất nông nghiệp của nước ta lại có chiều hướng giảm, nhiều địa phương
da nghiên cứu cải tiến chế độ khoán 100 thành khoán gọn cho hộ xã viên đạt kết
quả tốt và được nông dân đồng tình Từ thực tiễn đó, Đảng ta lại tổng kết và nâng
lên thành Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (ngày 5/4/1988) Tiếp theo là Nghị quyết
5 nhằm tăng cường đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng sản
xuất hàng hoá có sự điều tiết của Nhà nước Đổi mới đã đem lại cho nông dânquyền tự quyết định về tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra động lực cho bước pháttriển mạnh mẽ của nông nghiệp và nông thôn, điển hình là trên lĩnh vực sản xuất
lương thực nói chung, lúa gạo nói riêng Nhờ vậy, năng suất và sản lượng lúa liên
Trang 34
-20-tục tăng đã đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới như
hiện nay.
Sự tăng trưởng liên tục ấy thể hiện qua bảng sau:
Bảng 9: Tổng quan về tình hình sản xuất lúa gạo giai đoạn 1989-2000
Diện tích lúa| % thay đổi so | Nang suất
(ngàn ha) | với năm trước| (tạ/ha)
— — `© `© \© \`© ~ ww
19`©
Nguồn: Niên giám thống kê các năm NXB Thống kê
thóc tăng 1.62 lần đạt mức tăng bình quân hàng năm về lương thực xấp xỉ 5 %.
Năm 2000, mặc dù phải đối phó với hạn hán cục bộ ở các tỉnh phía Bắc, mưa bão ở
' các tỉnh Bắc trung bộ, lũ lụt sớm và kéo dài ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng sản
xuất nông nghiệp vẫn đạt kết quả khá; Sản lượng thóc cả nước đạt 32.554,0 triệutấn, tăng 1,3 triệu tấn so với năm 1999 Trong đó sản lượng thóc đông xuân cả nước
đạt 15,3 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn so với vụ đông xuân trước Đây là tốc độ tăngtrưởng cao so với nhiều ngành sản xuất nông nghiệp khác của Việt nam, cũng như
so với tốc độ tăng trưởng sản xuất gạo của thế giới và khu vực Diện tích lúa chiếm
Trang 35
-30-khoảng từ 84-85% diện tích gieo trồng và tới 90% sản lượng lương thực vùng đồng
bằng sông Cửu Long chiếm 51,4%
Sản xuất lúa ở Việt nam chia thành 3 mùa chính: lúa đông xuân, lúa hè thu
và lúa mùa Trong đó vụ đông xuân hiện đang bị những yếu tố hạn chế về khí hậu,
thời tiết nên năng suất thấp Tỷ trọng sản lượng lúa tính theo vùng từng tháng như
( Nguồn : IFPRI Survey 1995 - 1996)
Sản lượng thu hoạch rải rác vào các tháng trong năm, tháng 3 có sản lượng lúa thu hoạch lớn nhất chiếm 21,7 % sản lượng lúa cả năm Các tháng 5,6,7,8,10
sản lượng thu hoạch mỗi tháng trên 10%, các tháng 12 và tháng 1 có sản lượng thu
hoạch thấp nhất.
Lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở
cả các tỉnh phía Bác Trong cơ cấu lương thực chung của cả miền Bắc và đặc biệt là
Tay bắc có tỷ trong màu lương cao, cho nên đồng bằng sông Hồng cần chi viện cho
vùng này khoảng | triệu tấn lương thực một năm, dam bao phần lớn lúa gạo dự trữquốc gia và có thể chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu gạo đặc sản Lúa đông xuân thu
Ss31=
Trang 36hoạch vào tháng 5 và tháng 6 chiếm 9.97%, lúa mùa thu hoạch vào thang 9,10,1 I chiếm 8.53% sản lượng thu hoạch của cả năm.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo của cả
nước với diện tích 7 triệu ha, trong đó diện tích gieo trồng xuất khẩu tăng qua các
năm chiếm hơn 50%, sản lượng lúa hàng hoá đạt khoảng 8 triệu tấn / năm Vụ lúa
đông xuân thu hoạch từ tháng 1-4, sản lượng chiếm 31.21%, riêng tháng 3 chiếm18,48 % sản lượng thóc toàn quốc Lúa hè thu từ tháng 6-9, tháng 7,8 có sản lượng
thóc thu hoạch lớn nhất chiếm 17,5 % về diện tích và gần 18 % về sản lượng, đến
năm 1998 giảm xuống; nhưng đồng bằng sông Cửu Long thì tăng từ 42 % -51 %
Tỷ suất hàng hoá lương thực đồng bằng sông Cửu Long từ gần 74 % (1991) tănglên gần 80% (1998) Năm 2000, đồng bằng sông Cửu long gặp phải lũ lụt kéo dàinhưng sản lượng thóc đông xuân vẫn đạt 7,9 triệu tấn Như vậy đại bộ phận thóc ở đồng bằng sông Cửu Long được sản xuất với mục đích dành cho lưu thông và hàng
năm phần lớn lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng đều từ đồng bằng sông Cửu
Long.
Các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ là những tỉnh có lượng lúa hàng hoá cao, từ 1-1,4 triệu tấn Các tỉnh Bạc Liêu, Vĩnh Long có lượng lúa hàng hoá khá lớn nhưng do hạn chế về điều kiện chế biến nên lượng lúa hàng hoáxuất khẩu không cao.
Sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa gạo nói
riêng là do tăng diện tích và tăng năng suất Từ năm 1990 - 1998, diện tích trồng
lúa của cả nước từ 6,03 triệu ha tăng lên 7,33 triệu ha; riêng đồng bằng sông CửuLong từ 2,58 triệu ha lên 3,8 triệu ha, sự tăng trưởng này đã bù cho sự giảm điện
tích trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng trong cùng kỳ là 13 ngàn ha Trong thời giannày năng suất lúa bình quân trên | ha của cả nước tăng từ gần 3,2 tấn năm 1990,
lên xấp xỉ 4 tấn năm 1998,1999, đạt nhịp độ tăng bình quân 4-5 %/ năm Như vậy khoảng 42-44% sản lượng thóc tăng do tăng diện tích, còn lại là do tăng năng suất.
Gần đây nông dân đã chú ý đến phát triển các loại luá đặc sản ở đồng bằng sông Hồng, khôi phục và phát triển lúa đặc sản ở các vùng Nghiã Hưng, Hải Hậu làm
thay đổi cơ cấu gieo trồng, tạo ra thu nhập trên một đơn vị diện tích cao gấp 1,5-1,6
lần so với sản xuất lúa thường Bên cạnh đó, việc chú trọng các cây trồng khác như
ngô, khoai, sắn, góp phần vào cân đối và an ninh lương thực quốc gia, nên thêm
được lượng gạo dành cho xuất khẩu.
JAP
Trang 37Xu hướng biến động về sản lượng và diện tích lúa được thể hiện
Xu hương biến động về sản lượng và năng suất lúa được thể
hiện qua đồ thị sau:
Cũng cần phải nói thêm rằng, sự gia tăng sản lượng lúa gạo nói riêng, lương
thực nói chung đã tạo điều kiện cho Việt Nam thoả mãn day đủ nhu cầu tiêu dùng
trong nước, dành một phần quan trọng cho xuất khẩu
Ở Việt Nam, gạo là loại lương thực chính của mỗi người dân Thời gian trước
-năm 1989, cân đối sản xuất lương thực trong nước không đủ cho tiêu dùng nên gạo
là nỗi lo thường trực của người dân Việt Nam Hiện nay dân số Việt Nam có trên
50 triệu người trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó số hộ gia đình trồng lúa chiếm
khoảng 60% nên họ sẽ tự tiêu thụ chính những sản phẩm lúa gạo do mình làm ra.Tuy nhiên, thời gian gần đây vì sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, xay xát lúa
gạo chủ yếu bằng máy móc nên hiện tượng người nông dân bán lúa cho mình sản
xuất ra và lại đi mua gạo về cho tiêu dùng của gia đình đã diễn ra khá phổ biến (đặc
biệt là ở vùng ĐBSCL) Vì vậy có thể ước đoán khoảng 2/3 dân số Việt Nam
eve Xe fe
Trang 38(khoảng 50 triệu người) là khách hàng thường xuyên của các cơ sở xay xát, kinh
doanh gạo.
Theo số liệu của cuộc khảo sát hộ gia đình năm 1994 với 91.000 hộ gia đình,
lượng gạo tiêu thụ bình quân là 153 kg/người-năm Tức là năm 1997 tổng lượng
tiêu thụ khoảng 11,4 triệu tấn gạo (bằng khoảng 70% lượng gạo thu hoạch trong năm), năm 2000 Việt Nam có 77,7 triệu người thì tiêu thụ 11,9 triệu tấn gạo (bằng
khoảng 65% lượng gạo thu hoạch trong nam).
Do gạo là loại hang hoá thiết yếu nên cầu về gạo trên thị trường ít co giãn sovới giá Khi mức sống của người dân còn thấp, phần lớn chi phi cho tiêu dùng của
họ là đành để mua gạo (như mức sống của người dân Việt Nam những năm trước
1989) Khi mức sống được cải thiện dân, lượng gạo tiêu thụ có xu hướng lúc đầu
tăng lên (nhưng chỉ tới một giới hạn nhất định), sau đó thì giảm đi vì người dânchuyển sang dùng các thực phẩm cao cấp hơn thay cho gạo Chi phí cho tiêu dùng
gạo tăng chậm và chiếm ty trọng ngày càng giảm dần trong tổng chi phí của mỗi
người dân Trong giai đoạn 1996 - 2000 ở Việt Nam, độ co giãn cầu về gạo theo
thu nhập là 0,35 Thực tế ở Việt Nam lượng gạo tiêu dùng thay đổi theo mức thu
nhập và theo vùng Lý do là người ở thành thị ăn ít gạo hơn so với người ở nông
thôn và bình quân đầu người ở nhóm có thu nhập cao tiêu dùng gạo ít hơn so với nhóm có thu nhập thấp.
Với tình hình sản xuất và tiêu dùng lúa gạo như hiện nay, tiém năng và yêu
cầu xuất khẩu gạo của Việt Nam là rất lớn
Năng suất lúa của nước ta nhìn chung còn hạn chế Việt Nam đang thuộc
loại nước có năng suất lúa thấp Cụ thể năng suất lúa của Việt nam còn thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc, Trung Quốc, thậm chí so với Inđônêxia Ta có thể thấy rõ
hơn ở bảng so sánh năng suất lúa của Việt Nam đối với một số nước.
Bảng 11: Năng suất lúa của Việt nam so với một số nước
Trang 39Hiện nay, tiềm năng sản xuất lúa của Việt nam đang còn rất lớn Cùng với các yếu tố : độ phì nhiêu của đất đai, thuỷ lợi, phân bón và đặc biệt là giống lúa, Việt Nam đang có điều kiện gia tăng nhanh năng suất lúa.
2.1.2 Tình hình sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu ở Việt Nam:
Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và doanh nghiệp trong thời gian
qua, việc sản xuất gạo xuất khẩu của nước ta đã có nhiều cải thiện đáng kể, trong
cả khâu sản xuất cũng như trong công nghệ chế biến lúa gạo.
a- Sản xuất gạo xuất khẩu:
Trong sản xuất có nhiều yếu tố liên quan đến số lượng, chất lượng và chủng
loại gạo xuất khẩu như: đất đai, nước tưới tiêu, phân bón, giống lúa Trong đó
giống lúa là yếu tố cơ bản nhất Trong năm qua, giống lúa ở Việt nam đã được
nhiều nhà khoa học trong nước và thế giới hợp tác nghiên cứu để đưa vào canh tác.
Nhờ đó, hàng chục giống lúa mới đã được đưa vào sản xuất và cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu giỏi với tình hình thời tiết, thiên tai, sâu
bệnh, thích ứng với nhiều loại đất chua phèn Trong số đó, giống lúa như : IR
7927, IR 64, IR 59606, OM 997-6 và OM 1327-14, IR42 đạt tiêu chuẩn chất
lượng cao nên được khách hàng quốc tế chấp nhận, đồng thời phù hợp với điều
kiện sản xuất, thời gian sinh trưởng ngắn, từ 90 -110 ngày
Tuy nhiên, các giống lúa đặc sản truyền thống như : Tám thơm, Tám xoan, Nàng hương vốn là thế mạnh của Việt nam và được thị trường quốc tế ưa chuộng
nhưng chưa được chú trọng phát triển Trong khi đó, Thái Lan những năm qua đã
đẩy mạnh xuất khẩu gạo đặc sản (Mali) với giá gấp 2,5-3 lần so với gạo “Thái
25%” và đem lại hiệu quả kinh tế cao
Hơn nữa, những năm qua ruộng đất trồng lúa của Việt Nam còn manh mún Điều đó làm hạn chế năng suất do khó áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản
xuất Đồng thời, ở những ruộng khác nhau thường gieo trồng những giống lúa khácnhau dẫn đến tình trạng lai tạp giống, ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu
b- Chế biến gạo xuất khẩu:
Để đánh giá đúng trình độ phát triển của công nghiệp xay xát gạo, nhất là
gạo xuất khẩu ở Việt Nam, trước hết, cần hiểu được những đặc điểm về mặt kỹ
thuật của ngành xay xát gạo:
c35<
Trang 40Cấu tạo của hạt thóc gạo bồm có hạt gạo, mầm, một lớp cám và một lớp vỏ
bọc ngoài, độ ẩm khoảng 18 - 25% Do vậy, thông thường xay xát gạo bao gồm 6
bước: phơi khô, làm sạch, bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, bỏ lớp cám, làm bóng và phân
loại Mỗi bước có thể mô tả như sau:
- Thóc được làm khô còn độ ẩm khoảng 12 - 14% để tránh sự hư hỏng và
làm tăng hiệu quả khi xay xát Việc làm khô có thể phơi nắng, dùng máy sấy hay
kết hợp cả 2 phương pháp.
- Làm sạch để loại bỏ đất đá, bụi và những thứ khác nhằm tăng giá trị của sản phẩm cuối cùng và tránh hư hại cho máy xay xát Công đoạn này được thực
hiện bằng các loại giần, sàng khác nhau
- Loại bỏ vỏ trấu có thể được thực hiện giã bằng tay, nhưng thông thường là
dùng cối xay Những cối xay này sử dụng những đĩa quay, trục thép hoặc cao su.
- Xay xát (theo nghĩa hẹp) nhằm loại bỏ lớp cám bằng cách sử dụng máy
móc làm trầy lớp vỏ cám Có nhiều cấp độ xay xát Nếu xay xát dối, lớp vỏ cám
bong ra ít nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng Đồng thời gạo xát dối không để
được lâu, hạt có màu s4m, lúc nấu lên cũng lâu chín và khi ăn phải nhai kỹ Ngườitiêu dùng thường thích loại gạo trắng hơn Tỷ lệ thu hồi gạo khi xay xát từ thóc là
60 đến 70% kể cả tấm, hay 40 đến 62% nếu không kể tấm.
- Làm (đánh) bóng gạo tức là khâu xát làm sạch lớp vỏ cám trong tận cùng
(còn gọi là hồ gạo) Công đoạn này không bắt buộc, nó tuỳ thuộc vào thị hiếu củakhách hàng nếu họ muốn mua gạo trắng tinh với giá đắt hon
- Công đoạn phân loại gạo sử dụng 2 loại máy Phân loại thô dùng loại máy
rung lắc với mặt sàng có nhiều loại kích thước lỗ khác nhau dùng cho các loại hạt
gạo khác nhau Phân loại cuối cùng (tinh), sử dụng loại mặt sàng có hàng ngàn lỗnhỏ, lồi lõm để lấy từng hạt gạo một Khi mặt sàng chuyển từ độ nghiêng sang
thẳng đứng, những hạt gạo dài nhất sẽ rơi xuống trước tiên.
Ở Việt Nam, không phải tất cả các nhà máy xay xát nào cũng thực hiện 6
công đoạn trên Những nhà máy nhỏ hơn chỉ thực hiện công đoạn bỏ lớp vỏ trấu và
cám Những nhà máy cỡ trung bình thì làm sạch, loại bỏ lớp vỏ trấu và cám nhưng