Việt Nam bắt đầu đón khách du lịch nước ngoài đến tham quan vào khoảng năm1991 và các loại hình tham quan chủ yếu dành cho khách du lịch nước ngoài là các danhlam thắng cảnh, tìm hiểu vă
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
MÃ HỌC PHẦN: INE2010 3
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN THỊ KIM CHI
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN CAO TRÍ
ĐƠN VỊ : QH-2019- E KTQT CLC 1
MÃ SINH VIÊN : 19051245
EMAIL : CAOTRIDTHT@GMAIL.COM
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: DU LỊCH QUỐC TẾ INBOUND TẠI VIỆT NAM:
Trang 3HÀ NỘI, THÁNG 6, NĂM 2020
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tài liệu 2
Nghiên cứu trong nước 2
Nghiên cứu nước ngoài 3
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4.1 Mục tiêu nghiên cứu 3
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5.1 Đối tượng nghiên cứu 4
5.2 Phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Dự kiến đóng góp của nghiên cứu 5
7.1 Về lý luận 5
7.2 Về thực tiễn 5
8 Kết cấu bài nghiên cứu 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ INBOUND 6
1.1 Cơ sở lý luận về du lịch quốc tế Inbound 6
1.1.1 Khái niệm “Du lịch” 6
1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến du lịch quốc tế Inbound 6
Du lịch quốc tế Inbound 6
Khách du lịch quốc tế Inbound 6
1.2 Các loại hình du lịch quốc tế 7
Du lịch nghỉ dưỡng 7
Du lịch sinh thái 7
Du lịch văn hóa, lịch sử 7
Du lịch tham quan, khám phá 7
Du lịch Team Building 7
1.3 Ý nghĩa của việc phát triển du lịch quốc tế 8
Về mặt kinh tế 8
Trang 4Về mặt xã hội 8
Về văn hóa - chính trị 8
1.4 Một số yếu tố tác động đến phát triển du lịch quốc tế 9
Tài nguyên du lịch 9
Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch 9
Chính sách phát triển 10
Nguồn nhân lực chuyên môn 10
CHƯƠNG II: PHÂN TíCH VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ INBOUND TẠI VIỆT NAM 11
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch quốc tế inbound ở Việt Nam 11
2.1.1 Tài nguyên du lịch 11
Di tích lịch sử - văn hóa 11
Danh lam thắng cảnh 11
Văn hóa và lễ hội 12
2.1.2 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch 12
2.1.3 Chính sách phát triển du lịch inbound 12
Chính sách xuất nhập cảnh cho người nước ngoài 12
Chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển du lịch 13
2.1.4 Nguồn nhân lực chuyên môn 13
2.2 Thực trạng phát triển du lịch quốc tế inbound ở Việt Nam trong giai đoạn 2017 - nửa đầu 2022 13
2.3 Triển vọng và đánh giá phát triển du lịch quốc tế inbound ở Việt Nam 16
Hậu đại dịch Covid-19, Việt Nam mở cửa du lịch hoàn toàn 16
Khôi phục lại chính sách thị thực nhập cảnh 17
Ngành du lịch TP Hồ Chí Minh 17
Các hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt 18
Các doanh nghiệp du lịch có sự chủ động chuyển đổi số, đổi mới công nghệ 18
4.1 Đánh giá chung về việc phát triển tiềm năng và triển vọng 19
4.1.1 Thành tựu 19
Hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế về ngành du lịch 19
Hiệu quả kinh tế ngày càng phát triển 24
Thu hút được ngày càng nhiều lao động, góp phần phát triển yếu tố con người 26
Đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn trật tự an ninh 27
Bồi dưỡng nhân lực du lịch đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển đội ngũ lao động của ngành 27
Trang 5Du lịch Việt Nam phát triển vượt bậc nhưng chưa bền vững và hiệu quả 28
Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao 29
Năng lực cạnh tranh kém 29
Sản phẩm vẫn nghèo nàn, chưa có tính đột phá, chất lượng thấp 29
Nguồn lực đưa vào quảng bá chưa nhiều 29
Vấn đề ô nhiễm môi trường 29
Kết nối hàng không và cải thiện dịch vụ mặt đất 29
Chính sách visa nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách du lịch 30
Những rào cản trong bối cảnh mới 30
Nguyên nhân của những hạn chế 31
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 32
3.1 Một số giải pháp cho nhà nước 32
3.1.1 Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch 32
3.1.2 Cơ cấu lại ngành Du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 32
3.1.3 Hoàn thiện thể chế, chính sách 32
3.1.4 Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch 33
3.1.5 Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch 33
3.1.6 Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch 33
3.1.7 Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch 34
3.2 Giải pháp cho các công ty, doanh nghiệp du lịch 34
3.2.1.Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch 34
3.2.2 Xây dựng môi trường du lịch nhân văn, bền vững 34
3.2.3 Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hài hòa các mục tiêu phát triển du lịch với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 35
3.2.4 Đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực du lịch 35
3.2.5 Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch 35
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế, xã hội phổ biến không chỉ
ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển Nằm trong khối ASEAN,ViệtNam là một trong số những nước có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, cũng là mộttrong những nước có tiềm năng lớn về du lịch Thực tế, từ cuối những năm 80 của thế kỷ
XX , nhờ có chính sách cải cách và mở cửa của nhà nước, du lịch Việt Nam đã phát triển mạnh, gặt hái được nhiều thành công Đặc biệt là dịch vụ du lịch quốc tế Inbound đãđóng vai trò rất quan trọng đối với việc phát phát triển nền du lịch Việt Nam nói riêng vàkinh tế nước nhà nói chung
Việt Nam bắt đầu đón khách du lịch nước ngoài đến tham quan vào khoảng năm
1991 và các loại hình tham quan chủ yếu dành cho khách du lịch nước ngoài là các danhlam thắng cảnh, tìm hiểu văn hóa bản địa và đặc biệt là các hoạt động dã ngoại và leo núi.Trong những năm qua kể từ khi đón những đợt khách quốc tế đến Việt Nam du lịch, ViệtNam đã và đang cạnh tranh rất gắt gao với các quốc gia láng giềng trong việc thu hút cáckhách du lịch phương Tây bằng những sản phẩm du lịch tham quan văn hoá lịch sử ViệtNam đa dạng phong phú Mặc dù vấp phải những khó khăn trong cạnh tranh cũng như bịhạn chế gay gắt từ lúc dịch Covid bùng phát trên toàn thế giới và cả trong nước, tuynhiên, kể từ khi dịch Covid được kiểm soát phần và đường bay quốc tế tại Việt Namchính thức mở cửa trở lại, du lịch inbound cũng dần được khởi sắc với nhiều dấu hiệutích cực ở các điểm tham quan trên cả nước, đánh dấu sự trở lại của nền du lịch nước nhà
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch cho biết tính chung trong bảy thángđầu năm 2022, hoạt động du lịch ghi nhận sự sôi động trở lại trên cả nước khi đón954.000 lượt khách quốc tế, tăng gần chín lần so với cùng kỳ năm 2021 Dữ liệu phântích từ công cụ Google Destination Insights cho thấy lượng tìm kiếm quốc tế về du lịchViệt Nam tăng mạnh từ đầu năm 2022 Lượng tìm kiếm đã tăng dần từ tháng 12-2021 vàtăng mạnh từ cuối tháng 12-2021, đầu tháng 1-2022 Lượt tìm kiếm vào thời điểm ngày1-1-2022 tăng 222% so với tháng trước và tăng 248% so với cùng kỳ năm 2021 Tổngcục Du lịch cũng thông tin: từ đầu năm 2022 đến nay, Việt Nam liên tục nằm trong nhómcác điểm đến có tăng trưởng cao nhất thế giới, với mức tăng trưởng 50%-75%, mức tăngcao thứ tư thế giới
Những kết quả đạt được việc phát triển du lịch quốc tế đã góp phần thúc đẩy tăngtrưởng của nền kinh tế, cải thiện doanh thu và lợi nhuận đối với các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực du lịch, lữ hành, lưu trú du lịch và vận tải du lịch Có thể thấy, sựphát triển của phân khúc du lịch tiềm năng này không chỉ giúp tăng cường sức mạnh cho
Trang 7vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng góp vào tăng trưởngGDP hàng năm của đất nước Chính vì vậy, đề tài “Phát triển du lịch quốc tế Inbound ởViệt Nam: Tiềm năng, triển vọng và giải pháp” đã được nhóm nghiên cứu thực hiện nhằmphân tích, đánh giá tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam, từ đó
đề xuất giải pháp phát triển ngành du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến ViệtNam trong giai đoạn tới
2 Tổng quan tài liệu
Nghiên cứu trong nước
Trong nghiên cứu “Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại ViệtNam”, thuộc tài liệu hội thảo do ban biên tập nội dung của Uỷ ban Văn hoá - Giáo dụccủa Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện năm 2021, đã phântích rõ thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam, đồng thời phântích được những thay đổi trong xu hướng du lịch quốc tế tại Việt Nam sau đại dịchCovid-19 Nghiên cứu đã chỉ ra một số xu thế du lịch mới đang hình thành và tăng trưởngtại Việt Nam như: Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe, trải nghiệm thiênnhiên bảo vệ môi trường, trải nghiệm văn hóa và đóng góp cho sự phát triển bền vữngcủa cộng đồng, vừa nghỉ dưỡng dài hạn vừa làm việc online, ngoài ra nhiều đoàn kháchinbound đang yêu cầu các tour du lịch hướng đến sức khỏe, thiên nhiên, du lịch bềnvững, Từ những nghiên cứu thực tế đó, bài viết đã nêu ra những khó khăn và thách thứcđối với doanh nghiệp, qua đó đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp trong việc thuhút khách du lịch quốc tế
Đặng Thùy Linh (2021) trong đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịchquốc tế Inbound tại Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế”, Khoa Quản trị dịch vụ du lịch lữhành, Đại học Tài chính Marketing, đã phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tếInbound tại Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020 với những cơ hội và thách thức riêng.Đồng thời, bài viết cũng đánh giá được những rủi ro trong kinh doanh và phát triển dulịch quốc tế Inbound tại Việt Nam thời kỳ hội nhập Nghiên cứu cho thấy khó khăn lớnđối với du lịch Việt Nam là vẫn chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch đẳng cấp quốc
tế mà bất cứ du khách nào trên thế giới cũng muốn đến một lần trong đời Tuy nhiên đâyvừa là điểm yếu nhưng cũng là cơ hội cho Việt Nam phát triển các loại hình du lịch mớinhằm định vị Việt Nam khác biệt so với các quốc gia láng giềng Qua đó, nghiên cứu đã
đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế Inbound tại Việt Namtrong thời gian tới
Đề tài nghiên cứu “Du lịch Việt Nam - Thực tại, những xu hướng, thách thức và
cơ hội trong thời kỳ hậu Covid-19” của Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis
Trang 8Adventure công bố trên Hội thảo Du lịch Việt Nam 2021, đã phân tích những tiềm năng,lợi thế cũng như khó khăn và thách thức trong phát triển du lịch Inbound tại Việt Nam.Đồng thời, bài viết cũng phân tích thực trạng phát triển của các sản phẩm du lịch Inboundtại Việt Nam và nghiên cứu về các phương thức tổ chức hoạt động du lịch Inbound tạiViệt Nam Tác giả cho rằng bên cạnh những thuận lợi thì thách thức lớn đối với du lịchInbound tại Việt Nam là chưa tạo ra những sức hút riêng khi mà đối với khách nướcngoài đến từ phương Tây, các sản phẩm du lịch văn hoá lịch sử tại Việt Nam cũng nhưcác nước Đông Nam Á cơ bản khá giống nhau Do đó, bài viết nhấn mạnh khi điểm đếnkém hấp dẫn thì đối tác sẽ hướng khách của họ đi du lịch ở địa điểm khác hay quốc giakhác dẫn đến một lỗ hổng rất lớn của điểm đến sau khi mất thị trường trọng yếu.
Nghiên cứu nước ngoài
Da Van Huynh và các cộng sự trong nghiên cứu “The COVID-19 Pandemic andIts Impacts on Tourism Business in a Developing City: Insight from Vietnam”, đăng trêntạp chí Economies, 9(4), 172 năm 2021 Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá thựctrạng nền kinh tế du lịch của các nước đang phát triển sau nhiều đợt COVID-19 Nghiêncứu đã tuyển dụng 40 đại diện của các tổ chức liên quan đến du lịch để phỏng vấn sâu,trong khi 280 bảng câu hỏi được phân phát cho những người tham gia từ các tổ chức dulịch khác nhau Các phát hiện chỉ ra rằng phần lớn các doanh nghiệp du lịch trong nghiêncứu điển hình được kiểm tra đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, và rất ít doanhnghiệp liên quan đến du lịch có thể phục hồi sau đợt lây nhiễm đầu tiên Nhìn chung, tácđộng của đại dịch COVID-19 đối với hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam là mộtmối quan tâm lớn, điều này có thể đòi hỏi một phản ứng chính sách kinh tế và kế hoạchtài chính kịp thời để hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp địa phương đối phó với nhữngthách thức trong quá trình phục hồi sau đại dịch
Nguyen Quang Hai (2021) trong đề tài “Impact of Investment in TourismInfrastructure Development on Attracting International Visitors: A Nonlinear PanelARDL Approach Using Vietnam’s Data”, Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế vàLuật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Bài viết này đã nghiên cứu tác độngcủa đầu tư vào các thành phần cơ sở hạ tầng du lịch đối với việc thu hút khách quốc tếbằng cách sử dụng dữ liệu từ Việt Nam trong giai đoạn 1995–2019 Kết quả phân tích dữliệu bảng bằng cách tiếp cận Độ trễ phân tán tự động hồi phục (ARDL) phi tuyến chothấy, về lâu dài, đầu tư vào ba thành phần của cơ sở hạ tầng du lịch, đó là cơ sở hạ tầnggiao thông và thông tin liên lạc, ngành khách sạn và nhà hàng và các cơ sở giải trí, có tácđộng tích cực và mạnh mẽ đến việc thu hút khách quốc tế
Trang 93 Câu hỏi nghiên cứu
Nền tảng lý thuyết liên quan đến du lịch quốc tế Inbound và phát triển du lịchquốc tế là gì?
Việt Nam có những tiềm năng, triển vọng gì trong việc phát triển du lịch quốc tếInbound?
Giải pháp phát triển ngành du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế tại VN làgì?
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các tiềm năng, triển vọng trong phát triển du lịch quốc tế Inbound tại Việt Nam,
từ đó đề xuất giải pháp phát triển ngành du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế tạiViệt Nam
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch quốc tế Inbound và nhận diện một số yếu tốtác động đến phát triển du lịch quốc tế
Phân tích, đánh giá tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch quốc tế Inbound tạiViệt Nam
Đề xuất giải pháp phát triển ngành du lịch và thu hút khách du lịch quốc tế tại ViệtNam
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: việc phát triển du lịch quốc tế Inbound tại Việt Nam
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 106 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu được tiến hành với hai phương pháp chính:
Phương pháp thu thập tài liệu: bài nghiên cứu đã thu thập và kế thừa các dữ liệu
thứ cấp từ báo chí, tạp chí trong và ngoài nước, các trang web học thuật như ScienceDirect, Springer, Bên cạnh đó là các bài nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án vàsách kinh tế, từ đó hoàn thiện được cơ sở lý luận của đề tài
Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá: thông qua việc nghiên cứu các
tài liệu khoa học thu thập được để phân tích và đánh giá tiềm năng, triển vọng phát triển
du lịch quốc tế tại Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp phát triển ngành du lịch nhằm thuhút khách du lịch quốc tế
7 Dự kiến đóng góp của nghiên cứu
Trang 118 Kết cấu bài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch quốc tế Inbound
Chương II: Phân tích và đánh giá những tiềm năng, triển vọng phát triển du lịchquốc tế tại việt nam
Chương III: Giải pháp phát triển ngành du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tếtại VN
Trang 12CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ INBOUND
1.1 Cơ sở lý luận về du lịch quốc tế Inbound
1.1.1 Khái niệm “Du lịch”
Luật Du lịch Việt Nam 2005 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạtđộng liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mìnhnhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thờigian nhất định”
Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức( International Union ofOfficial Travel Organization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến mộtnơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm
ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…
Trong đề tài này, Du lịch được định nghĩa là các hoạt động có liên quan đếnchuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phátài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác
1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến du lịch quốc tế Inbound
Du lịch quốc tế Inbound
Theo như Du lịch Quốc tế đại Việt, thì du lịch quốc tế inbound là một thuật ngữ trongngành kinh doanh lữ hành nói về chuyến du lịch dành cho du khách từ nước ngoài đếnthăm quan, khám phá quốc gia sở tại
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005 thì Du lịch quốc tế Inbound nhằm chỉ nhữngchuyến du lịch khám phá Việt Nam mà người tham gia hay hành khách du lịch là ngườinước ngoài, người Việt nam đã định cư ở nước ngoài lâu năm về Việt Nam thăm quêhương (Việt kiều), hoặc các du khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch, tham quan cũngnhư trong thời gian nhất định
Trong phạm vi đề tài này, Du lịch quốc tế inbound tại Việt Nam được hiểu là nhữngchuyến đi khám phá vẻ đẹp con người, thiên nhiên của Việt Nam mà khách du lịch là Việtkiều hoặc người nước ngoài Họ là những người sinh sống và làm việc tại nước ngoài,đến tham quan Việt Nam và lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định
Trang 13Khách du lịch quốc tế Inbound
Năm 1989 tại hội nghị quốc tế về du lịch ở Hà Lan đã đưa ra khái niệm về khách
du lịch quốc tế như sau: “Khách du lịch quốc tế là những người đi thăm một đất nướckhác với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian ít hơn
3 tháng, mục đích không phải là làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến và sau thời gian lưutrú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình”
Ở nước ta khái niệm khách du lịch quốc tế Inbound theo Luật Du lịch 2017 đượchiểu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến Việt Nam dulịch và lưu trú trong thời gian ngắn
Trong phạm vi nghiên cứu này, có thể hiểu khách du lịch quốc tế Inbound là mộtkhách đi du lịch tới một đất nước không phải là đất nước mà cư trú thường xuyên trongkhoảng thời gian ít nhất là một ngày đêm nhưng không vượt quá một năm và mục đíchchính của chuyến đi không phải là để hoạt động mục đích kiếm tiền trong phạm vi đấtnước tới thăm
1.2 Các loại hình du lịch quốc tế
Các loại hình du lịch quốc tế hiện nay cũng được phân loại khá rộng rãi, dưới đây
là các loại hình du lịch được phân loại theo mục đích chuyến đi
Du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch nghỉ dưỡng loại hình du lịch thỏa mãn nhu cầu được nghỉ ngơi, thư giãntrong các khu nghỉ dưỡng cao cấp để tái tạo năng lượng và giúp khách du lịch hoàn toànthoải mái từ trong ra ngoài
Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch kết hợp giữa điều kiện tự nhiên và văn hóacủa nước mình đến Loại hình này diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảotồn khá tốt về môi trường nhằm hưởng thụ và thưởng thức giá trị thiên nhiên mang lại
Du lịch văn hóa, lịch sử
Trang 14Du lịch văn hóa lịch sử là loại hình du lịch phản ánh giá trị lịch sử nhân văn, chobạn cái nhìn tốt đẹp về lịch sử văn hóa từng vùng miền của đất nước Thường thì đây lànhững chuyến du lịch theo nhóm, kết hợp tham quan cảnh đẹp và lồng ghép vào tìm hiểuvăn hóa giúp cho chuyến đi thêm phần thú vị hơn.
du lịch để gắn kết mọi người trong công ty cũng như kết hợp đào tạo, truyền cảm hứng đểnhân viên có động lực làm việc tốt hơn
1.3 Ý nghĩa của việc phát triển du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế phát triển đem lại nguồn lợi từ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hoạtđộng xuất khẩu tại chỗ và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước Ngoài ra, du lịch quốc tếphát triển cũng giúp củng cố và phát triển mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giớicũng như thúc đẩy phát triển giao thông quốc tế
Trang 15Về mặt xã hội
Ngành du lịch tạo ra hàng triệu việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt tạo ra cơ hộiviệc làm lớn cho các lao động nữ Ngành du lịch cũng giải quyết việc làm cho nhiềungười dân vùng nông thôn, tạo nên những chuyển biến tích cực trong xã hội, nâng caomức sống của người dân và vị thế của phụ nữ trong xã hội
Ngành du lịch còn góp phần làm giảm quá trình đô thị hóa khi giúp cân bằng lại sựphân bổ dân cư và hệ thống cơ sở hạ tầng từ đô thị về nông thôn trong quá trình phát triển
du lịch Nhờ đó, hạn chế những gánh nặng cũng như tác động tiêu cực do quá trình đô thịhóa gây ra
Du lịch phát triển giúp truyền bá văn hóa với hình ảnh đất nước, con người nước
sở tại cho bạn bè quốc tế, đồng thời cũng là phương tiện quảng bá hàng hóa ra thị trườngnước ngoài hiệu quả
Du lịch quốc tế cũng đóng góp một phần tích cực trong việc bảo tồn các di sản vănhóa và thúc đẩy các hoạt động văn hóa có quy mô và chất lượng
1.4 Một số yếu tố tác động đến phát triển du lịch quốc tế
Tài nguyên du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005 thì Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên,yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và
Trang 16các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơbản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
Tài nguyên du lịch là điều kiện, là yếu tố đầu vào quan trọng của hoạt động du lịchnói chung và du lịch lịch quốc tế nói riêng, đồng thời cũng là yếu tố tác động đến pháttriển bền vững du lịch Số lượng, chủng loại, cơ cấu, mức độ đa dạng, vị trí và khả năngkhai thác có tác động trực tiếp và rất lớn đến việc xác định định hướng, mục tiêu pháttriển, lựa chọn sản phẩm du lịch đặc trưng, xác định các giải pháp phát triển du lịch; đếnhiệu quả kinh tế - xã hội và khả năng phát triển của du lịch theo hướng tương ứng
Nguồn tài nguyên là yếu tố cơ bản, là một nguồn lực quan trọng để tạo ra sảnphẩm du lịch Quy mô và khả năng phát triển phụ thuộc vào số lượng chất lượng, sự kếthợp các loại tài nguyên thiên nhiên Quy mô càng lớn, chất lượng của chúng càng cao thìcàng có điều kiện trở thành điểm hấp dẫn, thu hút du khách, giúp mở rộng và phát triểnthị trường du lịch Hoạt động du lịch phải dựa trên các việc khai thác và sử dụng tàinguyên
Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch được hiểu là phương tiện vật chất kỹ thuậtđược huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thựchiện các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành trìnhcủa họ
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gồm cả cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc bản thânngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành khác cũng như của cả nền kinh tếquốc dân tham gia vào việc khai thác tiềm năng du lịch, như hệ thống đường sá, cầucống, bưu chính viễn thông, điện nước … Những yếu tố này được gọi chung là yếu tốthuộc cơ sở hạ tầng xã hội Cơ sở hạ tầng xã hội được xem là những yếu tố đảm bảo điềukiện chung cho việc phát triển du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm hệ thống các khách sạn, nhà hàng, các khuvui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển,… Đây chính là các yếu tố đặc trưng trong hệthống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Nếu thiếu những yếu tố này thì nhu cầucủa khách du lịch không được thỏa mãn Do vậy, đây chính là yếu tố trực tiếp đối vớiviệc đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch được tạo ra và cung ứng cho du khách
Chính sách phát triển
Trang 17Cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện chức năng quy hoạch ngành Du lịch quốc
tế để từ đó có sự đầu tư theo lộ trình, đảm bảo đầu tư hiệu quả, phân bổ nguồn lực hợp lýcho từng giai đoạn, lựa chọn phát triển đúng hướng các dự án đầu tư Chú trọng đến côngtác bảo tồn, duy tu các công trình văn hóa; ban hành các quy định, cơ chế chính sáchkhuyến khích sự tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vào hoạt độngphát triển du lịch Cần có chính sách ưu tiên đối với những dự án đầu tư du lịch có cácgiải pháp khả thi nhằm giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường; tạo cơ sở hạ tầng
đô thị, giao thông, thông tin và dịch vụ tài chính thuận lợi, hiện đại đáp ứng ngày càngcao cho du khách, đây cũng là điều kiện hỗ trợ cần thiết cho việc thu hút đầu tư phát triển
du lịch; xã hội hóa trong việc tạo sản phẩm du lịch nhằm mang lại chất lượng, giá cả đápứng nhu cầu thị trường, tạo sản phẩm du lịch độc đáo để tăng lợi thế cạnh tranh trong dulịch; tập trung vào công tác thông tin, tuyên truyền
Nguồn nhân lực chuyên môn
Du lịch là ngành quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới Nó đòi hỏi nguồn laođộng lớn với nhiều loại trình độ do tính chất đặc điểm của ngành có mức độ cơ giới hóathấp và đối tượng phục vụ là khách hàng với nhu cầu rất đa dạng Con người là yếu tốchính quyết định thành công chung của bất kỳ một đơn vị, tổ chức nào Đặc biệt, trongcông nghiệp dịch vụ nói chung, ngành du lịch nói riêng, vai trò của chất lượng lao độnglại càng quan trọng hơn
Trong ngành Du lịch, phần lớn lao động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và họtham gia thực hiện các công việc nhằm đạt được những mục tiêu của đơn vị Chất lượngdịch vụ được cung cấp cho khách hàng không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng taynghề của người lao động mà còn phụ thuộc vào thái độ làm việc của họ Chính vì vậy, cácdoanh nghiệp du lịch muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gaygắt, cần phải nhận thức rõ hơn vai trò đội ngũ lao động, phải có được một đội ngũ laođộng có kiến thức sâu rộng, giỏi tay nghề và có đạo đức nghề nghiệp tốt
CHƯƠNG II: PHÂN TíCH VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, TRIỂN VỌNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ INBOUND TẠI VIỆT NAM
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch quốc tế inbound ở Việt Nam
2.1.1 Tài nguyên du lịch
Trang 18Việt Nam có những tài nguyên thiên nhiên quý giá có thể kết hợp bảo tồn và pháttriển du lịch thiên nhiên, du lịch thể thao mạo hiểm và các hoạt động khác,bao gồm: 33vườn quốc gia; 59 khu dữ trữ thiên niên; 13 khu bảo tồn loài; 9 khu dự trữ sinh quyển; 54khu bảo vệ cảnh quan Việt Nam được World Travel Awards bình chọn là điểm đến hàngđầu châu Á vào các năm 2018, 2019, 2021 với nhiều điểm đến nổi bật, đã khẳng địnhthương hiệu trên thế giới như Quảng Bình điểm đến xếp thứ 8/52 điểm đến hấp dẫn nhấtthế giới (New York Times 2014) Với tiềm năng và lợi thế này, du lịch Việt Nam đã cónhững sự phát triển nhanh chóng, thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế vớitốc độ tăng trưởng cao
Di tích lịch sử - văn hóa
Việt Nam có rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng Cụ thể, cả nước có hơn40.000 di tích và thắng cảnh, trong đó hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia,5.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh Đồng bằng sông Hồng là khu vực có mật độ và sốlượng di tích chiếm nhiều nhất với tỷ lệ lên đến 70% Ngoài ra, tính trên địa bàn toànquốc thì Việt Nam còn có 117 bảo tàng – nơi lưu giữ quá trình lịch sử hào hùng của dântộc
Việt Nam là một trong những số ít quốc gia trên thế giới được UNESCO công nhận nhiều
di sản đến vậy Tính đến nay, nước ta đã có 8 di sản được UNESCO công nhận: Di tíchHoàng thành Thăng Long, phố cổ Hội An, quần thể danh thắng Tràng An, cố đô Huế,thành nhà Hồ, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long.Đây là một trong những tiềm năng du lịch Việt Nam thu hút khách quốc tế
Danh lam thắng cảnh
Với khí hậu và địa hình ở nước ta, danh lam thắng cảnh rất đa dạng: Việt Nam có
32 vườn quốc gia, nằm rải rác khắp mọi miền của tổ quốc Tiêu biểu có thể kể đến như:
Du Già – Cao nguyên đá Đồng Văn, Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, động Phong Nha –
Kẻ Bàng, Tràm Chim, Mũi Cà Mau, U Minh Hạ, U Minh Thượng, Phú Quốc, Côn Đảo, Trong đó, có 4 nơi được công nhận là Di sản ASEAN, một được công nhận là di sản thiênnhiên thế giới (Phong Nha – Kẻ Bàng) Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia cóbiển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp Việt Nam là 1/12 quốcgia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang Nhiều suối có cơ sở hạtầng khá tốt như Đam Rông, Lâm Đồng; Kim Bôi, Hòa Bình; Bình Châu, Bà Rịa VũngTàu,…
Trang 19Văn hóa và lễ hội
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, văn hóa Việt Nam vừa có những nét đặc trưng,vừa có sự kết hợp của nhiều luồng văn hóa khác nhau Ngoài ra, nước ta có 54 dân tộcanh em cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có những nét riêng biệt về đời sống, phong tụctập quán Hai yếu tố này kết hợp với nhau tạo nên một sự đa dạng trong các hình thứcnghệ thuật, âm nhạc Sự hội nhập kinh tế thế giới và xu hướng toàn cầu hóa làm cho vănhóa nước ta mang cả nét truyền thống lẫn hiện đại Ngoài các lễ hội chung mang tính chấtcộng đồng như Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, lễ Noel cho đồng bào Công giáo, ở mỗivùng của đất nước còn có nhiều lễ hội truyền thống mang nét đặc thù riêng Các lễ hộilịch sử như hội đền Hùng, hội đền Gióng, hội đền Hai Bà Trưng, hội Đống Đa Các lễhội ở vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là đặc trưng của các dân tộc Chăm, Khơ me, TâyNguyên Dân tộc Chăm có 2 lễ hội quan trọng chính là lễ hội Katê (Ninh Thuận, BìnhThuận), lễ hội Ponagar (Nha Trang)
2.1.2 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch
Những năm trở lại đây, CSHT du lịch của cả nước nói chung đều phát triển với sựxuất hiện của nhiều công trình tầm cỡ để phục vụ du khách như Cảng hàng không quốc tếVân Đồn, Cảng tàu khách du lịch Hạ Long… Đặc biệt, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch hiện đại đã hình thành tại nhiều địa phương, như: chuỗi khách sạn Vinpearl NhaTrang, Phú Quốc, Hạ Long; hệ thống cáp treo tại Đà Nẵng, Sa Pa, Hạ Long; hệ thốngkhách sạn Mường Thanh tại trên 30 tỉnh/thành phố; các dự án của FLC tại các địa bàn dulịch trọng điểm… Bên cạnh đó, là sự gia tăng các khu vui chơi giải trí, khách sạn có quy
mô và chất lượng mang tầm cỡ quốc tế (4 – 5 sao) Nhiều thương hiệu du lịch trong nước
đã được hình thành bởi các nhà đầu tư chiến lược trong nước, như: VinGroup, SunGroup,Mường Thanh, FLC, BIM, Tuần Châu… Nhiều thương hiệu quốc tế lớn về du lịch đã cómặt tại Việt Nam, như: Accor, Marriott, Hyatte, Inter Continental, HG, Four Seasons…
2.1.3 Chính sách phát triển du lịch inbound
Việt Nam đã có những chính sách thu hút khách du lịch quốc tế và phát triển du lịchinbound như:
Chính sách xuất nhập cảnh cho người nước ngoài
Đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 15/3/2022miễn thị thực cho công dân 13 nước: Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòaItalia, Vương quốc Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Liên bang
Trang 20Nga, Nhật Bản, Đại Hàn Dân Quốc, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Thụy Điển,Vương quốc Na Uy, Cộng hòa Phần Lan và Cộng hòa Belarus
Ngoài ra, để đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch, thích ứng với tình hình mới hậuCoivd-19, trong thời gian vừa qua, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quanliên quan xây dựng chính sách xuất nhập cảnh với các đối tác trong khuôn khổ quan hệsong phương, đa phương; ban hành hướng dẫn áp dụng hộ chiếu vaccine của người nướcngoài tại Việt Nam; thông báo với các nước/vùng lãnh thổ có liên quan về sự thay đổitrong chính sách xuất nhập cảnh của Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước Đông Nam Á cóchính sách xuất nhập cảnh thuận lợi nhất sau đại dịch Covid-19, và là một trong nhữngquốc gia phục hồi chính sách xuất nhập cảnh sớm nhất trên thế giới,
Chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển du lịch
Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đốivới tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển du lịch tại địa bàn cóđiều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hóa và dịch vụ tại chỗ,góp phần nâng cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo Nhà nước bố trí ngân sách cho công tácquy hoạch; hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; bố trí ngân sách hỗ trợ hoạt động xúctiến du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoahọc và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch
2.1.4 Nguồn nhân lực chuyên môn
Cả nước hiện có gần 200 cơ sở đào tạo du lịch, trong đó có 62 trường đại học cókhoa du lịch, 55 trường cao đẳng, 71 trường trung cấp, 4 trung tâm về dạy nghề Vớikhách sạn, các chuyên ngành chủ yếu ở trình độ trung cấp và dạy nghề…Số lượng nhânlực ngành Du lịch có xu hướng tăng, phản ánh vai trò quan trọng của ngành và tính hiệuquả của công tác xã hội hóa hoạt động du lịch Tính đến hết năm 2019, cả nước có 27.683hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 17.825 hướng dẫn viên du lịch quốc tế Nhìn chung,nhân lực ngành Du lịch được rèn luyện, thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng; năngđộng, sáng tạo, khắc phục khó khăn, nỗ lực vươn lên thực hiện đường lối, chủ trương,chính sách đổi mới và phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm,nhiệt tình và tâm huyết với nghề nghiệp, gắn bó với cơ quan, đơn vị, với ngành và đấtnước Nhân lực ngành Du lịch cũng là một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vàothành tựu xây dựng phát triển Ngành trong 50 năm qua; bước đầu xây dựng được thươnghiệu Du lịch Việt Nam và những sản phẩm du lịch mang lại giá trị mới cho đất nước và
Trang 212.2 Thực trạng phát triển du lịch quốc tế inbound ở Việt Nam trong giai đoạn 2017
- nửa đầu 2022
Theo tổ chức Du lịch thế giới, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam tăng 12bậc từ hạng 75/141 năm 2015 lên hạng 63/140 nền kinh tế năm 2019 Tổ chức Du lịch thếgiới xếp Việt Nam thứ 6 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thếgiới
Về lượng khách du lịch, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn
2017-2019 tăng trưởng đột phá, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 22% Trong đó,lượng khách quốc tế năm 2018 tăng 20% so với năm 2017, từ khoảng 12,9 triệu người lên 15,49 triệu người Số khách du lịch quốc tế đạt đến đỉnh điểm trong năm 2019 vớikhoảng 18,01 triệu người, tăng trưởng 16% so với năm 2018 Theo đánh giá của Tổ chức
Du lịch Thế giới (UNWTO), đây là giai đoạn tăng cao kỷ lục trong lịch sử phát triển của
du lịch Việt Nam, được xem là tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới Trong khu vựcASEAN, Việt Nam đã vượt Indonesia vươn lên vị trí thứ 4 về lượng khách quốc tế đến
Về cơ bản, ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy pháttriển kinh tế – xã hội của Việt Nam
Sang đến giai đoạn 2020 - nửa đầu năm 2022, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởngnghiêm trọng đến ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch inbound nói riêng Do cácchính sách và chỉ thị phòng chống dịch của Nhà nước, trong năm 2020, Việt Nam dừngđón khách quốc tế nên lượng khách du lịch đã giảm mạnh xuống còn 3,84 triệu người,tương đương với tốc độ tăng trưởng giảm 78,68% so với năm 2019 Năm 2021 là nămthứ hai du lịch tiếp tục chịu ảnh hưởng thiệt hại, các chỉ tiêu phát triển du lịch tiếp tụcgiảm mạnh Thống kê cho thấy, tính chung năm 2021, khách quốc tế đến nước ta ước đạt157,3 nghìn lượt người, giảm 95,83% so với năm trước Có thể thấy, Đại dịch Covid-19
đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành du lịch inbound trong 2 năm này
Tuy nhiên, sau khi dịch được kiểm soát một phần, ngành du lịch quốc tế nước ta
đã có những chuyển biến đáng kể Tính đến hết tháng 7/2022, khách quốc tế đến ViệtNam đạt 954.600 lượt người, tốc độ tăng trưởng cao gấp 10 lần so với cùng kỳ năm trước
do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại, tuy nhiênvẫn giảm 90,3% so với cùng kỳ năm 2019 Cùng với đó, trong giai đoạn này, Tổng cục
Du lịch đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho nhân lực ngành du lịch, doanh nghiệp lữhành… ổn định cuộc sống và từng bước phục hồi như hỗ trợ giải quyết hồ sơ cho nhữnghướng dẫn viên đủ điều kiện, giảm chi phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ cho cácdoanh nghiệp lữ hành nổi địa và quốc tế…
Về tổng thu từ khách du lịch, cùng với lượng khách du lịch quốc tế và nội địa ngàycàng nhiều, du lịch mang lại nguồn thu ngày một lớn cho nền kinh tế Theo báo cáo củaTổng cục Du lịch năm 2019 du lịch Việt Nam đạt 755 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,8
Trang 22tỷ USD), trong đó tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt 421.000 tỷ đồng (18,3 tỷ USD),cao hơn so với tổng thu từ khách du lịch nội địa là 334.000 tỷ đồng (14,5 tỷ USD) Hoạtđộng du lịch quốc tế đã thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớpnhân dân, mang lại nguồn thu không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh dulịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho cáccộng đồng dân cư địa phương
Về cơ cấu khách du lịch inbound ở Việt Nam năm 2019, dựa theo biểu đồ, chủ yếukhách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người châu Á, tiếp đó là người châu Âu và châu
Mỹ, số khách du lịch từ châu Đại Dương và châu Phi còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ Trong
đó, 78.2% trong tổng thu của Việt Nam đến từ 10 thị trường gồm Trung Quốc, Hàn Quốc,Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Nga, Malaysia, Úc, Thái Lan và Anh Hai thị trường nguồn lớnnhất là Trung Quốc và Hàn Quốc
Bảng 2.1: Các quốc gia có lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhiều nhất năm 2019
Nguồn: PATA
Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam thì năm 2019 có đến 85 triệu lượt
Trang 23(5.806.425 khách chiếm 32%) và Hàn Quốc (4.290.802 khách chiếm 24%, Nhật (951.962khách, chiếm 5%), Đài Loan (926.744 khách, chiếm 5%) là chiếm đa số, số còn lại là6.024.067 khách đến từ các nước Mỹ, Anh, Úc, Nga, Pháp, Đức, Singapore, Malaysia,Thái Lan và một số nước khác.
So sánh với năm 2019, quy mô khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 7 thángđầu năm 2022 nhỏ hơn 18 lần, tuy nhiên tỷ trọng khách các châu lục không có thay đổinhiều Cụ thể, tỷ trọng du khách đến từ châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tuy nhiên có
sự suy giảm so với trước Đại dịch Covid-19 Ngược lại, du khách từ các châu lục còn lại
có sự tăng lên trong tỷ trọng cơ cấu Trong đó, lượng du khách châu Mỹ tăng 8% so vớinăm 2019, từ châu Âu tăng gần 4%, châu Đại Dương tăng 2,5% và châu Phi tăng 0,4%.Mặt khác, thống kê cho thấy trong 10 thị trường hàng đầu gửi khách đến Việt Nam, có 9thị trường từ khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, còn lại là thị trường Mỹ, cụ thể gồmHàn Quốc, Mỹ, Campuchia, Trung Quốc, Singapore, Nhật, Úc, Thái Lan, Đài Loan vàMalaysia Trong đó 2 thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất là Hàn Quốc và Mỹ
2.3 Triển vọng và đánh giá phát triển du lịch quốc tế inbound ở Việt Nam
Hậu đại dịch Covid-19, Việt Nam mở cửa du lịch hoàn toàn
Tính đến tháng 6/2022, có 52 quốc gia được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO)đánh giá là mở cửa hoàn toàn với khách du lịch Việc các nước đồng loạt mở cửa, tạođiều kiện cho khách quốc tế và công dân của chính họ đi du lịch là yếu tố khách quan và
là cơ sở thuận lợi để Việt Nam triển khai chính sách mở cửa, thu hút du khách Ở thờiđiểm này, khi nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ còn chưa mở cửa thì sự lựa chọn của dukhách cũng chưa thể đa dạng như trước đại dịch
-> Ưu thế sẽ thuộc về những điểm đến mở cửa sớm như Việt Nam với cơ hộiquảng bá, làm mới hình ảnh du lịch, thu hút được sự quan tâm của du khách Đây là thờiđiểm “vàng” để các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam sẵn sàng tung ra nhiều chương trình
đa dạng, khuyến mãi hấp dẫn cũng như khẳng định là điểm đến an toàn của khu vực sẽthu hút sự trở lại mạnh mẽ của du khách quốc tế Kể từ khi Việt Nam mở cửa hoàn toànhoạt động du lịch (từ ngày 15-3-2022), với chính sách “hộ chiếu vắc xin” cởi mở, nhiềuđường bay quốc tế được nối lại, đặc biệt là việc tổ chức thành công Đại hội Thể thaoĐông Nam Á lần thứ 31, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đông hơn
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 5-2022 là 172,9 nghìn lượt, tăng 70,6%
so với tháng trước và gấp 12,8 lần so với cùng kỳ năm 2021 Tính chung 5 tháng đầu năm
2022, khách quốc tế đến Việt Nam tăng gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm 2021 nhưng giảm95% so với cùng kỳ năm 2019 (Tổng cục Thống kê, 2022) Theo báo cáo mới nhất củaDiễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum), chỉ số năng lực phát triển của ngành
du lịch Việt Nam năm 2021 xếp thứ 52, tăng 8 bậc so với năm 2019, nằm trong số 3 quốc
Trang 24gia tăng cao nhất trên thế giới Số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam trong bảy thángđầu năm 2022 được xem là tín hiệu rất tích cực đối với ngành du lịch.
Thị trường khách quốc tế đến Việt Nam đang đón nhận những tín hiệu rất tích cựcvới sự tăng trưởng mạnh mẽ Dữ liệu từ Google cho thấy Việt Nam liên tục nằm trong tốpđiểm đến dẫn đầu thế giới về mức tăng trưởng lượng tìm kiếm thông tin du lịch, đạt mứctăng từ 50% đến 75%
Nguồn: Báo cáo Chỉ số năng lực phát triển du lịch toàn cầu năm 2021, WEF
Trong 17 chỉ số trụ cột, du lịch Việt Nam có 6 chỉ số được xếp vào nhóm dẫn đầuthế giới, gồm: Sức cạnh tranh về giá, Tài nguyên thiên nhiên, Tài nguyên văn hóa, Hạtầng hàng không, Tài nguyên phi giải trí và An toàn, an ninh
Từ ngày 27/4/2022, Việt Nam đã tạm dừng các quy định về khai báo y tế; từ ngày15/5 tiếp tục tạm dừng xét nghiệm COVID-19 đối với khách nhập cảnh Điều này đã tạođiều kiện cởi mở, thuận lợi nhằm thu hút đông đảo du khách đến nước ta
Hiện nay vẫn còn những rào cản về du lịch quốc tế nhưng đã bắt đầu có những chính sáchthuận lợi hơn cho khách quốc tế đến và người dân đi du lịch Bên cạnh đó, nhiều quốc giatrong khu vực ASEAN đã mở cửa trở lại, do đó triển vọng đón khách từ khu vực này đếnViệt Nam rất lớn Khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, Australia, New Zealand cũng là những thịtrường tiềm năng Dù lượng khách Nga sẽ bị ảnh hưởng nhất định về việc đón khách, tuynhiên lượng khách từ các nước Uzbekistan, Kazakhstan đang khá khả quan
Trang 25Khôi phục lại chính sách thị thực nhập cảnh
Việt Nam đã khôi phục lại chính sách thị thực nhập cảnh, miễn visa cho công dân
13 nước, trong đó có các nước Tây Âu sẽ thu hút được lượng khách từ các nước này.Ngoài ra, các hãng hàng không cũng đang tích cực mở các đường bay tới những thịtrường trọng điểm Mục tiêu du lịch Việt Nam sắp tới chú trọng khai thác thời gian, việc
mở cửa không phải là đón khách đến ồ ạt, cần có lô ̣ trình đón khách cụ thể
Ngành du lịch TP Hồ Chí Minh
Triển khai các chương trình liên kết với các tỉnh thành, các vùng kinh tế trọngđiểm của Việt Nam cũng như các ngành du lịch để xây dựng các sản phẩm, dịch vụ dulịch mới nhằm thúc đẩy du lịch trong nước phục hồi và phát triển Tập trung đẩy mạnhtruyền thông quốc tế và đầu tư nâng chất sự kiện xúc tiến nước ngoài trên cơ sở lựa chọnthị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng, tăng cường hợp tác quốc tế trong xúc tiến dulịch Trong đó, một thị trường có thể xúc tiến nhiều lần, tạo dấu ấn chiều sâu
Các hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt
Đây như một điểm đến an toàn để có thể tăng lượng khách quốc tế Ngay khi ViệtNam đồng ý mở cửa đón khách quốc tế, nhiều doanh nghiệp cũng đã nhanh chóng thayđổi xúc tiến, quảng bá Việt Nam ở các thị trường mới Hoạt động xúc tiến, quảng bá, xâydựng sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý kinh doanh du lịch cũng đang thay đổitheo hướng bảo đảm an toàn và ứng dụng công nghệ
Trước những diễn biến mới của thị trường khách quốc tế đến Việt Nam, Tổng cục
Du lịch cùng với Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, cáchãng hàng không và các điểm đến lên kế hoạch tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bánhằm nhanh chóng phục hồi thị trường khách quốc tế đến Việt Nam, tập trung vào các thịtrường gần khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Châu Âu
Ngành du lịch Việt Nam sẽ tham gia quảng bá tại Hội chợ Du lịch quốc tế JATA(JATA Tourism Expo) tại Nhật Bản (22-25.9.2022) Đây là hội chợ du lịch quốc tế hàngđầu trong khu vực, tập trung thu hút khách du lịch Nhật Bản, một trong những thị trườnghàng đầu của du lịch Việt Nam
Hội chợ Du lịch thế giới WTM (World Travel Market) tại Anh (7-9.11.2022) cũng
là sự kiện ngành du lịch Việt Nam góp mặt Đây là hội chợ du lịch quốc tế lớn hàng đầuthế giới, tập trung các đối tác lớn từ khắp nơi trên thế giới