1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn kinh tế tài nguyên thiên nhiên việt nam thực trạng thực hiện tăng trưởng xanh tại việt nam giai Đoạn hiện nay

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Thực Hiện Tăng Trưởng Xanh Tại Việt Nam Giai Đoạn Hiện Nay
Tác giả Nhóm 3
Trường học Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên
Thể loại tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 85,8 KB

Nội dung

Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) thì Kinh tế Xanh là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người, công bằng cho xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro, tai biến về môi trường và khủng hoảng sinh thái. Đây được xem là mô hình mới, góp phần giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên...Trước tình trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên, sự gia tăng nhanh chóng phát thải khí nhà kính và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, “Tăng trưởng Xanh” sẽ là xu hướng phát triển tất yếu và là lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam, tăng trưởng theo hướng “Tăng trưởng Xanh” sẽ mang lại hiệu quả lâu dài. Tăng trưởng xanh (Green Growth) là hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế, với cách tiếp cận này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn hướng tới sự phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên nuôi dưỡng cuộc sống con người, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Chính vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới đang tiếp cận theo xu hướng mới này nhằm hướng tới phát triển bền vững.Với việc lựa chọn đề tài : “Thực trạng thực hiện tăng trưởng Xanh tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, chúng tôi hy vọng sẽ mang lại cái nhìn tổng quan về tăng trưởng Xanh, chỉ được ra thực trạng việc thực hiện tăng trưởng Xanh tại Việt Nam và đưa ra các giải pháp cho các thực trạng đó.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG

BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

xanh tại Việt Nam giai đoạn hiện nay.

NHÓM 3

Trang 2

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU

II PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý thuyết chung về tăng trưởng xanh Chương 2: Thực trạng thực hiện tăng trưởng xanh tại Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Giải pháp, đề xuất.

III PHẦN KẾT LUẬN

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO

V PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Trang 3

I PHẦN MỞ ĐẦU

Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) thì Kinh tếXanh là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người, công bằng cho xã hội, vừagiảm thiểu đáng kể các rủi ro, tai biến về môi trường và khủng hoảng sinh thái Đây đượcxem là mô hình mới, góp phần giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu như biếnđổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Trước tình trạng suy thoái tài nguyên thiênnhiên, sự gia tăng nhanh chóng phát thải khí nhà kính và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,

“Tăng trưởng Xanh” sẽ là xu hướng phát triển tất yếu và là lựa chọn của nhiều quốc giatrên thế giới

Đối với Việt Nam, tăng trưởng theo hướng “Tăng trưởng Xanh” sẽmang lại hiệu quả lâu dài Tăng trưởng xanh (Green Growth) là hướng tiếp cận mới trongtăng trưởng kinh tế, với cách tiếp cận này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà cònhướng tới sự phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên nuôi dưỡng cuộc sống con người,giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu Chính vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới đangtiếp cận theo xu hướng mới này nhằm hướng tới phát triển bền vững.Với việc lựa chọn đề

tài : “Thực trạng thực hiện tăng trưởng Xanh tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”,

chúng tôi hy vọng sẽ mang lại cái nhìn tổng quan về tăng trưởng Xanh, chỉ được ra thựctrạng việc thực hiện tăng trưởng Xanh tại Việt Nam và đưa ra các giải pháp cho các thựctrạng đó

Trang 4

II PHẦN NỘI DUNG Chương 1 : Cơ sở lý thuyết chung về tăng trưởng xanh.

1.1 Một số định nghĩa về “Tăng trưởng Xanh”:

Theo Hàn Quốc: “Tăng trưởng xanh” là sự tăng trưởng đạt được bằng

cách tiết kiệm và sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng hiệu quả để giảm thiểubiến đổi khí hậu và thiệt hại tới môi trường, tạo ra các động lực tăng trưởng mới thôngqua nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh, tạo các cơ hội việc làm mới và đạt được sựhài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường"

Theo World Bank: “Tăng trưởng xanh” là quá trình tăng trưởng hiệu quả

trong sử dụng tài nguyên và tăng cường khả năng chống chịu của Hệ sinh thái

Theo tổ chức Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Hợp Quốc: “Tăng

trưởng xanh” hay xây dựng nên kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế

và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực

và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyênthiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thảo hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội

Trong dự thảo Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam thời kỳ

2011-2020 và tầm nhìn đến 2050 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra quan điểm chiến lược:

‘‘Tăng trưởng xanh” ở Việt Nam là phương thức thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh

tế để tiến tới việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kínhthông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đểnâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảmnghèo, và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững’’

1.2 Thực hiện tăng trưởng xanh trên thế giới:

Nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản ở châu Á, Đức, Anh, Pháp, Hà Lan ở châu Âu đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh

Trang 5

* Tăng trưởng xanh tại Hàn Quốc (1) :

Nếu như 60 năm trước, tăng trưởng kinh tế tập trung vào số lượng, phụ thuộc nhiềuvào nhiên liệu hóa thạch thì 60 năm tới tăng trưởng kinh tế sẽ tập trung vào chất lượng,thông qua cải tiến công nghệ, áp dụng kiến thức xanh, bảo vệ môi trường

Hàn Quốc là một trong những quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, mà 97%tổng nhu cầu năng lượng lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu Quốc gia này cũngphải đối mặt với vấn đề thiếu nước sạch trong thời gian dài, đặc biệt là trong điều kiện tácđộng của biến đổi khí hậu ngày nay

Chính vì vậy tháng 5 năm 2008, Hàn Quốc đã công bố Tầm nhìn mới với mô hình pháttriển "Carbon thấp, tăng trưởng xanh" trong đó tập trung giải quyết ba mấu chốt đó làthách thức của biến đổi khí hậu, kinh tế suy giảm và thách thức về năng lượng

Theo mô hình phát triển đảm bảo sự phối hợp hài hòa và đúng mực của kinh tế và môitrường, một chiến lược quốc gia đã được đề ra với kế hoạch hành động năm năm, trong

đó đáp ứng ba mục tiêu chính: tăng an toàn sử dụng năng lượng và tăng khả năng ứngphó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy động cơ cho sự tăng trưởng, và gia tăng chất lượngcuộc sống

Những mục tiêu trên là cơ sở hành động cho kế hoạch hành động của Hàn Quốc trong 5

năm 2009-2013, bao gồm:1) Thích ứng với biến đổi khí hậu;2) Giảm phát thải khí nhà kính một cách hiệu quả;3) Giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch;4) Phát triển công nghệ xanh;5) Xanh hoá các ngành công nghiệp hiện có;6) Phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến;7) Xây dựng nền tảng cho kinh tế xanh;8) Xây dựng không gian xanh và giao thông vận tải xanh;9) Thực hiện cuộc cách mạng xanh về lối sống;10) Hỗ trợ quốc tế cho tăng trưởng xanh Ngân sách chính phủ Hàn Quốc dành cho tăng trưởng xanh trong 5 năm là 107,4 nghìn tỷ Won (khoảng 96,9 tỷ đô la) Cụ thể:

2009 2010 2011 2012 2013 GDP(nghìn tỷ won) 1,065.0 1,172.8 1,240.7 1,339.3* -

Ngân sách quốc gia 301.8 292.8 309.1 325.4*

-Ngân sách cho tăng

Trang 6

5,9 lần, đầu tư tư nhân tăng 5 lần Mua sắm công cộng xanh năm 2005 chỉ đạt 1 ngàn tỷwon đến năm 2009 đã đạt tới 2 ngàn tỷ won Đèn hình LED, LED TV, pin thế hệ 2, thiết

bị điện mặt trời, điện gió, điện hạt nhân tăng về số lượng sản xuất và xuất khẩu Nhữngkết quả thiết thực này đem lại hi vọng về một động lực tăng trưởng mới cho Hàn Quốccũng như hợp tác quốc tế về tăng trưởng xanh

*Tại Cộng hòa Liên bang Đức (2) :

Đức là một trong những quốc gia đang có những bước đột phá mới nhằm trở thànhquốc gia đầu tiên trên thế giới có nền kinh tế “năng lượng xanh” Mục tiêu mà cườngquốc này đặt ra là đến năm 2050, nước này sẽ sử dụng 100% “năng lượng xanh” tái tạo

Bộ Môi trường Đức đã công bố bản phác thảo lộ trình thực hiện các kế hoạch hướng đếnnền kinh tế “năng lượng xanh”, trong đó có biện pháp xây dựng mạng lưới “điện thôngminh”, giảm tiêu thụ điện năng khoảng 28% trong vòng 20 năm tới Cũng theo lộ trìnhnày thì đến năm 2020 ở Đức sẽ có 30% năng lượng điện tiêu thụ có nguồn gốc từ nănglượng tái tạo Trong đó năng lượng sức gió đóng góp nhiều nhất, tới 15%; năng lượngsinh học 8%; thủy năng 4% Ước tính đến năm 2030 Đức có tới 50% năng lượng điệntiêu thụ lấy từ nguồn năng lượng tái tạo

Đức thực hiện thúc đẩy các lĩnh vực xanh mới của nền kinh tế cho thị trường xanhhơn nhằm đạt được những cơ hội mới về việc làm và thu nhập trong khu vực xanh Thúcđẩy tăng trưởng kinh tế trong điều kiện đặt ra áp lực nhỏ nhất có thể đối với môi trường

và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; nâng cao phúc lợi cho con người, công bằng xã hội;giảm thiểu rủi ro môi trường và sự khan hiếm về sinh thái Với lộ trình cụ thể như vậy, sốlượng lao động trong lĩnh vực này được dự báo là vào khoảng từ 800.000 - 900.000người, và tính đến thời điểm 2015, số lao động đã lên tới 400.000 người

2 Theo http://tapchitaichinh.vn/

Trang 7

Chương 2: Thực trạng thực hiện tăng trưởng xanh tại Việt Nam

hiện nay.

1 Cơ sở tăng trưởng xanh:

Cách đây hơn 2 thập kỷ, Việt Nam đã có một bước chuyển hóa quan trọng từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung vói nền sản xuất lạc hậu và thô sơ sang lền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đi nên với một nền sản xuất không phát triển, năng suất thấp, phát triển kinh tế ở giai đoạn này mang tính định hướng rõ nét.Thành tựu về tăng trưởng cao liên tục trong giai đoạn này dãgiúp Việt Nam vượt ra khỏi ngưỡng những nước có mức thu nhập thấp sang mức thu nhập trung bình Phát triển sản suất và cài thiện mức sống cho người dân

Tuy nhiên cũng giống như những nước châu Á khác , nỗ lực tăng trưởng kinh tế cao

để thoát khỏi đói nghèo của Việt Nam đã đặt sức ép quá lớn và ngày càng gia tang lên sức chịu tải của môi trường thách thức làm giảm đói nghèo cho thế hệ hiện tại trong khi bảo tồn được các nguồn lực tự nhiên cho các thế hệ tương lai đòi hỏi chinh phủ Việt Nam

phải thực hiện chính sách phát triển kinh tế bền vững hay còn là chính sách “ Tăng

trưởng xanh” Bởi vậy mà nguyên tác mục tiêu của “Phát triển bền vững” cũng chính là

của “Tăng trưởng xanh”.

2 Mối quan hệ giữa kinh tế xanh và phát triển bền vững

Kinh tế xanh và phát triển bền vững có mối quan hệ mật thiết với nhau,kinh tế xanh chính là tiền đề cho sự phát triển bền vững

Kinh tế xanh là nền “kinh tế sạch”, là nền kinh tế mà chính sách phát triển

có định hướng là thị trường, nền tảng là các nền kinh tế truyền thống, mục tiêu là

sự hòa hợp của kinh tế và môi trường, sinh thái Động lực mới của nền kinh tế

xanh là bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ sản xuất sạch và năng lượng sạch,

nhanh chóng đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững

Phát triển bền vững, khái niệm được xuất hiện lần đầu năm 1987 trong tài liệu nghiên cứu “Tương lai chung của chúng ta” của Liên Hiệp Quốc, chỉ quá trình đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện tại của cộng đồng mà không phải hy sinh nhu cầu

trong tương lai của các thế hệ tiếp theo Theo Pavan Sukdhev, giám đốc cao cấp

Ngân hàng Đức chuyển sang làm trưởng nhóm nghiên cứu Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP), các mô hình kinh tế của thế kỷ XX giờ đây

đang đạt tới những giới hạn của những gì có thể - có thể đem đến sinh kế tốt hơn

Trang 8

cho 2,6 tỷ người hiện vẫn đang sống ở mức dưới 2 USD mỗi ngày Các khoản đầu

tư sẽ sớm quay trở về với nền kinh tế thế giới – vấn đề là liệu chúng có đổ vào nền

kinh tế cũ, khai khoáng và ngắn hạn của ngày hôm qua hay vào nền kinh tế xanh

mới, nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, nhưng tạo nhiều cơ hội kinh tế cho

cả người nghèo và người may mắn

Như vậy, giải pháp cho sự phát triển bền vững không phải là mô hình phát triển nào khác, mà chính là mô hình phát triển kinh tế xanh Mô hình kinh tế, trong

đó phát triển kinh tế có tính đến lợi ích xã hội và sự bền vững của môi trường Lựa

chọn này chính thức bắt nguồn từ “Sáng kiến Kinh tế Xanh”, một dự án trong Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP), được xây dựng một phần trên cơ

sở đề xuất của nhóm các quốc gia G8 và chỉ bắt đầu với gần 4 triệu USD từ

nguồn tài trợ của Cộng đồng Châu Âu, Đức và Na-Uy Theo đó, tất cả các khu vực của nền kinh tế đều được xanh hóa Theo lựa chọn hướng phát triển này, nhóm tư

vấn và nghiên cứu UNEP đã soạn thảo “Chính sách Phát triển Kinh tế Xanh Mới”

trên cơ sở tập hợp các quan điểm và ý kiến đóng góp của các tổ chức xã hội của

các nước và các tổ chức xã hội liên chính phủ Đây có thể được coi như bản quy

hoạch tổng thể về phát triển kinh tế thế giới xanh trong tương lai, trong đó bao

gồm cả kế hoạch hành động với những quy định trách nhiệm chung và phân biệt đối vớicác nước phát triển, các nền kinh tế mới nổi, những quốc gia có nền kinh tế

chuyển đổi và các nước kém phát triển

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai

Phát triển bền vững nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục, lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất

là thiên nhiên Phát triển bền vững là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế làm giảm sự khai thác tài nguyên cho phát triển kinh tế, sự suy thoái môi trường trong tương lai

và làm giảm sự đói nghèo

Phát triển bền vững có thể xem như là một phương thức phát triển mới, có

ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại Nó bao gồm sự thay đổi Công nghệ hiện đại, Công nghệ sạch, Công nghệ có hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm

tài nguyên thiên nhiên hoặc từ sản phẩm kinh tế – xã hội

Để phát triển bền vững thì chúng ta cần phát triển kinh tế xanh, kinh tếxanh đáp ứng cho sự phát triển bền vững Kinh tế xanh chú trọng đến việc sản xuất sach, khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng sạch, giúp tăng trưởng kinh tế một

Trang 9

cách ổn định nâng cao chất lượng mức sống của con người Kinh tế xanh sẽ đưa

đến một nền kinh tế ổn định, tăng trưởng tốt không phá hoại thiên nhiên, đảm bảo

cuộc sống con người Như vậy, nếu chúng ta phát triển được kinh tế xanh và tất cả nhữngcái mà kinh tế xanh đem lại chính là điều kiện cho sự phát triển bền vững

Ví dụ như: trong khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng, để phục vụ cho việc đi lại Kinh tế xanh chú trọng khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng

thiên nhiên như mặt trời, gió, hơi nước để thay thế cho xăng, dầu, tiết kiệm một

khối lượng lớn xăng dầu cho tương lai, cho thế hệ mai sau Ở Việt Nam kể từ năm

2000 một số bếp đun nấu bằng năng lượng mặt trời rất đơn giản đã được giới thiệu

bởi tổ chức phục vụ năng lượng mặt trời (Solar Serve) tại một vài huyện trong tỉnh

Quảng Nam Hiện nay có đến hơn 1500 hộ gia đình đã được cung cấp bếp và hầu

hết có khoảng 79% số bếp đó được sử dụng thường xuyên Người dân đã có thể

tiết kiệm được tiền bạc, thời gian và ngay cả cải thiện tốt về sức khoẻ của họ Đây

chính là điều kiện để có thể phát triển bền vững

Hay phát triển kinh tế xanh trong việc chúng ta phát triển công nghiệp 3R (giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải), đây là một biện pháp quan trọng cho

việc tiết kiệm trong việc tìm kiếm vật liệu sản xuất, tận dụng những vật liệu đã qua

sử dụng hay những rác thải để tái chế ra những sản phẩm mới phục vụ cho cuộc

sống con người, ngoài ra nó còn có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ môi trường

Qua những ví dụ trên chúng ta thấy được kinh tế xanh có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững và giữa chúng có mối quan hệ mật thiết

với nhau, kinh tế xanh chính là tiền đề cho sự phát triển bền vững và phát triển bền vững chính là mục đích của kinh tế xanh

3.Vai trò của kinh tế xanh

Kinh tế xanh với mục tiêu là phát triển kinh tế cùng với bảo vệ môi trường, tăng cường áp dụng công nghệ sản xuất sạch và năng lượng sạch, đạt tăng trưởng

chặn "chảy máu" tài nguyên, kinh tế xanh có thể tạo ra những ngành công nghiệp

Trang 10

mạnh mới Do đó, kinh tế xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát

triển bền vững của các quốc gia

4 Mục tiêu của “Tăng trưởng xanh”

Mục tiêu tổng quát:

Thông qua thực hiện tăng trưởng xanh, Việt Nam thay đổi mô hình tăng trưởngkinh tế đạt mức sử dụng các bon thấp, giảm phát thải khí nhà kính, tăng khả năng hấpthụ khí nhà kính, góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu; hình thành cơ cấu kinh tế cóhiệu quả tổng hợp kinh tế, xã hội và môi trường cao, áp dụng ngày càng nhiều côngnghệ xanh, hình thành lối sống xanh và tiêu dùng bền vững, góp phần cải thiện đờisống mọi mặt của nhân dân

Mục tiêu cụ thể:

Đến năm 2020:Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm cường độ phát

thải khí nhà kính, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môitrường, từng bước tạo điều kiện để chuyển sang nền kinh tế xanh, phát triển bền vữngđất nước

Trong giai đoạn này, Việt Nam tập trung vào 3 mục tiêu chủ yếu trong đổi mới môhình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế:

a)Giảm cường độ phát thải cácbon và tăng cường sử dụng năng lượng sạch, nănglượng tái tạo;

b)Xanh hóa sản xuất;

c)Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Đến năm 2030: Việt Nam thiết lập được đầy đủ nền tảng vật chất, kỹ thuật, nguồn

nhân lực và thể chế phù hợp để thực hiện phổ biến phương thức tăng trưởng xanh

5 Những thuận lợi khi thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam

a Vị trí địa lý

- Với lới thế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có nguồn năng llượngmặt trời dồi dào, năng lượng gió phong phú, sinh vật tăng trưởng nhanh là cơ hội choViệt Nam tham gia vào các chương trình mục tiêu thiên niên kỷ để hướng tới “Nền kinh

Trang 11

- Vị trí địa hình tự nhiên và tính đa dạng sinh học cao mở ra cơ hội pháttriển một số ngành kinh tế xanh mũi nhọn, đồng thời phát triển và sử dụng các loại nănglượng tái tạo.

b Sự trợ giúp quốc tế

- Hiện nay sự quan tâm lớn nhất của cộn đồng thế giới là “biến đổi khíhậu” Nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu , các quốc gia đang có nhiều nỗlực, trong đó phát triển kinh tế cacsbon thấp, tăng trưởng xanh đang là những xu hướngtrong lộ trình tiến tới “Nền kinh tế xanh” Việt Nam sẽ đón nhận được sự ủng hộ và giúp

đỡ của các quốc gia và các tổ chức quốc tế trên thế giới trong nõ lực chung giảm thiểu vàthích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở hướng tới nền kinh tế xanh

- Kinh tế xanh, tăng trưởng xanh đang là xu hướng phát triển chung ởnhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những nước đang phát triển Khi lựa chọn mô hìnhtăng trưởng xanh, Việt Nam có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm của các nước đi trước,đồng thời tham gia tích cực vào các thỏa thuận quốc tế và khu vực liên quan tới tăngtrưởng xanh và phát triển bền vững

- Bạn bè quốc tế, các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ phát triển cũng như cộngđồng doanh nghiệp từ các nước phát triển đều hết sức ủng hộ và sẵn sàng hợp tác, hỗ trợViệt Nam Đây là cơ hội để nước ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ những nước đi trướctrong thực hiện chính sách tăng trưởng xanh, đầu tư xanh, cũng như cải cách thể chế hiệnhành tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia, gồm nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chứcnghiên cứu triển khai, cùng phối hợp hành động Việt Nam cũng có thể tranh thủ sự hỗtrợ của cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng thể chế phù hợp thực thi chính sách tăngtrưởng xanh Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ những thể chế quốc

tế đã được hình thành thông qua những sáng kiến quốc tế về thúc đẩy tăng trưởngxanh/kinh tế xanh để tiếp nhận chuyển giao công nghệ, hợp tác kinh doanh Trong khuvực FDI, nếu Việt Nam có chính sách phù hợp hơn nữa thì các tập đoàn xuyên quốc giađang có mặt tại Việt Nam sẽ đẩy mạnh đầu tư công nghệ cao, góp phần nâng cao nănglực khoa học công nghệ của đất nước và kết nối với mạng sản xuất xanh toàn cầu

Trang 12

văn hóa phương Đông, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học, bí quyết công nghệ và kỹnăng quản lý để phát triển nhân lực chất lượng cao gắn với khoa học công nghệ hiện đạicũng như nguồn lực chủ yếu của tăng trưởng xanh.

6 Thành tựu “ Tăng trưởng xanh” tại Viêt Nam.

Qua mười tám năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những kếtquả to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường

6.1.1 Trong nông, lâm nghiệp

Nông lâm nghiệp 15 năm qua đã thể hiện sự tăng trưởng, phát triển liên tục và bền vững.

Tốc độ tăng bình quân 4,3%/năm, chuyển mạnh từ nền sản xuất tự túc, tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng và hướng ra xuất khẩu Nổi bật nhất là sản xuất lương thực, tăng bình quân 5,8%/năm, tức khoảng 1,3 triệu tấn/năm, tăng gần 2 lần so với năm

1990 Cà phê tăng 20 lần, cao su tăng 3,5 lần, chè tăng 1,8 lần, điều tăng 4 lần v.v Sản xuất nông nghiệp ở hầu hết các vùng trong cả nước đã có biến đổi rõ nét

Xuất khẩu nông lâm sản: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm sản tăng

nhanh trong thời gian qua Tỷ trọng hàng nông lâm sản xuất khẩu chiếm khoảng 30 - 35% khối lượng hàng nông sản thực phẩm làm ra Lúa gạo xuất khẩu chiếm 20%, cà phê 95%, cao su chiếm 85%, hạt điều 90%, chè chiếm trên 80%, hạt tiêu chiếm 95% sản lượng làm ra Một số nông sản của Việt nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới cả về số lượng và chất lượng (gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu) Năm 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm sản đạt 2,8 tỷ USD, tăng 3,1 lần so với năm 1990 Thị trường tiêu thụ hàng nông lâm sản đã được mở rộng, ngoài các khu vực truyền thống tiêu thụ nông sản Việt nam như Trung quốc, các nước ASEAN, Nga và các nước Đông âu, nông sản Việt nam cũng đã đi đến được các thị trường Trung đông, EU, Mỹ, Nhật, Nam phi, với khối lượng ngày càng tăng

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn đã từng bước được đổi mới

theo hướng hiệu quả hơn Sự chuyển dịch cơ cấu trong thời gian qua đã từng bước phát huy được thế mạnh của từng vùng, gắn kết hơn với thị trường tiêu thụ nông sản Tỷ trọng cây công nghiệp, rau, hoa và cây ăn quả từ 30,6% năm 1999 lên 35,0% năm 2000 Tỷ trọng chăn nuôi từ 17,9% năm 1990 lên 19,7% năm 2000 trong tổng thu nhập của ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ) Đã hình thành được vùng sản xuất hàng hoá tập trung qui mô lớn như: cà phê ở Tây Nguyên; lúa gạo ở ĐBSH và ĐBSCL; chè ở

Ngày đăng: 17/05/2024, 09:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w