1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiệu quả tiết kiệm năng lượng và tài nguyên của một số công trình kiến trúc xanh trên Địa bàn hà nội

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá hiệu quả tiết kiệm năng lượng và tài nguyên của một số công trình kiến trúc xanh tại Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Hương Nga, Nguyễn Thị Thu Hà, Phan Thu Thủy, Trịnh Thị Nhung
Người hướng dẫn Phạm Thị Mai Thảo
Trường học Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Chuyên ngành Môi trường
Thể loại Đề cương nghiên cứu
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 97,39 KB

Nội dung

Nhắc đến kiến trúc xanh, chúng ta đang nhắc đến những “công trình xây dựng, đảm bảo điều kiện tiện nghi đầy đủ nhất cho con người sống và sinh hoạt trong công trình mà lại tiêu phí năng lượng và tài nguyên ít nhất, thải ra ít chất thải nhất”. Trên đây là đề cương nghiên cứu khoa học về đánh giá hiệu quả tiết kiệm năng lượng và tài nguyên của một số công trình kiến trúc xanh trên Địa bàn HN.

Trang 1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN

CỦA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC XANH

TẠI HÀ NỘI

Sinh viên (nhóm sinh viên) thực hiện:

Nguyễn Thị Hương Nga Nguyễn Thị Thu Hà Phan Thu Thủy Trịnh Thị Nhung Lớp: ĐH2QM2

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Mai Thảo

HÀ NỘI – 9/2014

Trang 2

MỤC LỤC

1 Đặt vấn đề 05

2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài 06

3 Mục tiêu đề tài 07

3.1 Mục tiêu chung 07

3.2 Mục tiêu cụ thể 07

4 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 07

4.1 Địa điểm nghiên cứu 07

4.2 Thời gian nghiên cứu 07

4.3 Đối tượng nghiên cứu 08

5 Nội dung nghiên cứu 08

5.1 So sánh, đánh giá hiệu quả của các công trình kiến trúc xanh trên địa bàn Hà Nội 08

5.2 Những tác động của kiến trúc xanh đến công tác quản lý môi trường đô thị tại Hà Nội 10

6 Phương pháp nghiên cứu 11

6.1 Phương pháp luận 11

6.2 Các phương pháp thực hiện 11

7 Kết quả dự kiến 11

7.1 Ý nghĩa khoa học 11

7.2 Ý nghĩa thực tiễn 11

7.3 Đề mục các kết quả nghiên cứu 11

8 Kế hoạch thực hiện 12

9 Phân chia trách nhiệm giữa các thành viên của nhóm 13

10 Tài liệu tham khảo 15

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trường HST : Hệ sinh thái

TNTN : Tài nguyên thiên nhiên KTX : Kiến trúc xanh

Trang 4

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

VỀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯƠNG VÀ TÀI NGUYÊN

CỦA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC XANH TẠI HÀ NỘI

1 Đặt vấn đề

Nhắc đến kiến trúc xanh, chúng ta đang nhắc đến những “công trình xây dựng, đảm bảo điều kiện tiện nghi đầy đủ nhất cho con người sống và sinh hoạt trong công trình mà lại tiêu phí năng lượng và tài nguyên ít nhất, thải ra ít chất thải nhất” Cũng có thể hiểu một cách đơn giản đó là “ những công trình được thiết kế và xây dựng đảm bảo làm giảm hoặc loại bỏ những tác động xấu của chúng lên môi trường xung quanh và con người” Kiến trúc xanh đã giúp nâng cao, cải thiện chất lượng sống và chất lượng môi trường xung quanh; và có thể thấy những đô thị lớn đang rất cần các công trình kiến trúc xanh như vậy, nhất

là trong bối cảnh hiện nay, khi đô thị đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề Ô nhiễm môi trường do phát thải lớn, tiêu hao nhiều năng lượng, ngập úng cục bộ, nước thải và rác thải không được xử lý, mất cân bằng sinh thái… Bên cạnh đó, các đô thị lớn còn đang phải chịu những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu và nước biển dâng như: ngày càng nhiều các hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan;

lũ lụt, nắng nóng xảy ra nhiều hơn và khó đoán hơn… Có thể thấy xã hội ngày càng hiện đại, càng phát triển; thì càng có những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý môi trường đô thị Đây là những thách thức lớn, đòi hỏi phải có chi phí

xử lý lớn cũng như những biện pháp mới trong công tác quản lý môi trường đô thị Và hướng đi “ phát triển đô thị xanh” hay còn gọi là “xanh hóa đô thị” chính

là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất Có thể thấy, các công trình xanh giúp tiết kiệm tài nguyên và năng lượng sử dụng, đồng thời giảm thiểu tác động xấu tới môi trường thông qua việc giảm lượng chất thải đầu ra Như vậy, phát

Trang 5

triển kiến trúc xanh là giải pháp giúp các đô thị phát triển bền vững, thịnh vượng và thân thiện với môi trường Hiện nay, tại Việt Nam, kiến trúc xanh cũng đã được quan tâm hơn Bằng chứng là chúng ta đã có nhiều văn bản pháp luật đề cập đến vấn đề này như: Nghị định 102/2003/NĐ-CP về việc “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”; Quy chuẩn xây dựng QCVN 05:2005/BXD – Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả và nay là QCVN 09:2013/BXD; chúng ta cũng đã có Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (Vietnam Green Building Council – VGBC), và hệ thống chứng nhận công trình xanh Lotus Đặc biệt trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050 đã đặt ra yêu cầu xây dựng, phát triển công trình xanh, đô thị xanh, đô thị sinh thái (eco-city) nhằm hướng đến mục tiêu phát triển đô thị Việt Nam nhanh và bền vững Bởi vậy, nhóm chúng tôi xin được đưa ra đề tài “Đánh giá hiệu quả của một số công trình kiến trúc xanh tại

Hà Nội”

2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài

Từ lâu Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng kiến trúc xanh trong xây dụng độ thị điễn hình là năm 1979, kiến trúc sư Nguyễn Luận đã giành được giải thưởng ACCT với dự án "Nhà ở - một đơn vị cân bằng sinh thái" trong đó nhấn mạnh các yếu tố kiến trúc xanh trong kiến trúc truyền thống Việt Nam Năm 1991, tiến sĩ Phạm Văn Trinh, Viện Nghiên cứu Kiến trúc đã tiến hành nghiên cứu dự án “Nghiên cứu các yếu tố khí hậu để thiết kế các mẫu nhà ở phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.” Kết quả đề cập đến việc xây dựng các thiết kế kiến trúc hòa hợp với thiên nhiên, thân thiện với môi trường

Năm 1993, tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm và Tô T Minh Thông, Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xã hội học trong quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị” Trong đó tập trung nghiên cứu về sự phân tầng xã hội trong dân cư đô thị, văn hóa dân tộc tính truyền thống trong đô thi Việt Nam, và một số nhân tố xã hội khác tác động đến quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị

Trang 6

Năm 2011, Tập đoàn McGraw-Hill và United Technologies với sự hỗ trợ của Hội đồng Công trình xanh thế giới và Hội đồng Công trình xanh của Mỹ cùng hợp tác nghiên cứu về tầm quan trọng của kiến trúc xanh Các chuyên gia đã tiến hành nhiều cuộc đối thoại gián tiếp và trực tiếp, khảo sát để đưa ra kết luận xác đáng Qua đó có thể thấy được, kiến trúc xanh đã có ảnh hưởng nhất định đến quá trình thiết kế và xây dựng nhằm tạo ra môi trường xây dựng bền vững hơn Đồng thời, chính sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng nói chung

và nhận thức của công chúng cũng giúp thúc đẩy đổi mới, sáng tạo các sản phẩm và dịch vụ xanh

Năm 2011, TS KTS Lê Thị Bích Thuận, Bộ Xây dựng, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu mô hình kiến trúc xanh tại Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” Kết quả đánh giá được thực trạng kiến trúc xanh Việt Nam giai đoạn lúc bấy giờ và đề xuất mô hình kiến trúc xanh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Năm 2011, thạc sĩ Phạm Thúy Hiền, Viện kiến trúc Quy hoạch Đô thị và Nông thôn đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kiến trúc xanh cho nhà ở Việt Nam.” Qua đó tập trung nghiên cứu khía cạnh tiết kiệm năng lượng

và giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà kiến trúc xanh mang lại

Ngoài ra kiến trúc xanh cũng đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng tại nhiều quốc gia đã và đang phát triển trên thế giới nhằm giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường

3 Mục tiêu đề tài

3.1 Mục tiêu chung

“Đánh giá hiệu quả về tiết kiệm năng lượng & tài nguyên, bảo vệ môi trường của kiến trúc xanh và ảnh hưởng tích cực của nó đối với môi trường đô thị tại

Hà Nội”

3.2 Mục tiêu cụ thể

 Điều tra, khảo sát các thiết kế kiến trúc xanh đã và đang được áp dụng tại Hà Nội về việc sử dụng năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường

Trang 7

 Tìm ra ảnh hưởng tích cực của kiến trúc xanh đối với môi trường đô thị tại

Hà Nội trên cơ sở so sánh với các tòa nhà thông thường hoặc quy chuẩn QCVN 09/2013/BXD

4 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu

4.1 Địa điểm nghiên cứu

Các công trình kiến trúc đô thị trong địa bàn thành phố Hà Nội

4.2 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 9/2014 đến 3/2015

4.3 Đối tượng nghiên cứu

 Các công trình kiến trúc đô thị xây dựng theo hướng kiến trúc xanh đã và đang được áp dụng tại Hà Nội

○ Khách sạn Sheraton Hà Nội – Ngõ 1, Âu Cơ, Quảng An, Tây Hồ,

Hà Nội

○ Chung cư Dolphin 28 Trần Bình, Nam Từ Liêm, Hà Nội

○ Nhà Bốn Mùa phố Thi Sách, Hai Bà Trưng, Hà Nội

○ Nhà Hồng Xiêm Nhật Chiêu, Tây Hồ, Hà Nội

 Các công trình kiến trúc đô thị thiết kế theo hướng thông thường có sự tương đồng về quy mô, diện tích sàn, lượng vốn đầu tư (nếu có)

5 Nội dung nghiên cứu

5.1 So sánh, đánh giá hiệu quả của các công trình kiến trúc xanh trên địa bàn Hà Nội

Các tiêu chí so sánh

 Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng:

o Việc áp dụng các công nghệ xanh như hệ thống ánh sáng cảm biến, đèn LED, năng lượng mặt trời, bơm nhiệt…

Trang 8

o Sử dụng các lớp vật liệu bao che nhằm hạn chế sự thoát nhiệt vào mùa đông và hấp thụ nhiệt vào mùa hè, sử dụng có hiệu quả hệ thống điều hòa không khí như vườn đứng, kính 2 lớp, lam gỗ,…

 Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên:

o Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn nước: sử dụng các thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước, có hệ thống thu, lọc và tái sử dụng nước mưa, hệ thống xử lý nước thải

o Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các tài nguyên khác: giảm thiểu lượng chất thải rắn trong quá trình sinh hoạt, có sự phân loại rác thải ngay từ đầu để tạo thuận lợi cho quá trình tái chế và tái sử dụng

 Đảm bảo sức khỏe người sử dụng và môi trường trong nhà xanh

o Sự thông thoáng và sạch sẽ của không gian trong công trình: có ánh sáng tự nhiên, có luồng khí vào và ra…

o Chất lượng nước sử dụng trong công trình

o Chất lượng không khí trong lành hơn

o Kiểm soát nhiệt độ bên trong công trình để duy trì nhiệt độ cân bằng cho cả mùa hè và mùa đông

o Kiểm soát độ ồn trong công trình

o Đảm bảo ánh sáng tự nhiên trong công trình, cùng với việc sử dụng

hệ thống chiếu sáng nhân tạo một cách hiệu quả nhất

o Kiểm soát và xử lý mùi trong công trình: đảm bảo sự thông gió một cách hiệu quả cho công trình, có biện pháp ngăn chặn các nguồn khí ô nhiễm

 Mức độ hài lòng của người sử dụng

Trang 9

 Đảm bảo các tiêu chí về cảnh quan

o Kiến trúc hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học

o Kiến trúc tiên tiến, bảo tồn kế thừa giá trị văn hóa kiến trúc truyền thống kết hợp hiện đại tạo không gian sang trọng vẫn ấm cúng

o Bảo đảm hòa nhập với môi trường nhân văn

Các hướng so sánh

Dự kiến so sánh các công trình kiến trúc xanh và các tòa nhà hiệu quả về năng lượng theo các tiêu chí đã nêu ở trên với các tòa nhà thiết kế theo hướng thông thường có sự tương đồng về quy mô, diện tích sàn và lượng vốn đầu tư

Nếu không có toàn nhà thông thường tương tự, tính hiệu quả của các công trình KTX sẽ được so sánh với QCVN 09:2013/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả

5.2 Những ảnh hưởng tích cực của kiến trúc xanh đến môi trường đô thị tại

Hà Nội

 Xanh hóa công trình

Sử dụng cây xanh, thảm cỏ che phủ mặt đất, cây xanh trên bề mặt công trình, cây xanh trong công trình, đa dạng sinh học sân trong, sân thượng và tầng lửng công trình, chống chói lóa từ mặt kính

 Tiết kiệm và sử dụng hợp lý năng lượng

Giảm thiểu tiêu thụ năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch trong bố cục không gian kiến trúc công trình, trong thiết kế kết cấu bao che (lớp vật liệu cách nhiệt, che nắng ), tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, thông gió tự nhiên, tiết kiệm năng lượng đối với hệ thống điều hòa không khí và hệ thống chiếu sáng nhân tạo, làm mát tòa nhà bằng nước dưới đất/không khí ngoài trời/mặt nước trên tầng thượng hoặc tận dụng nước mưa, sử dụng năng lượng sạch là năng lượng mặt trời, năng lượng gió qua việc lắp đặt pin mặt trời hay tuabin gió

Trang 10

 Tiết kiệm nguồn nước

Sử dụng nước có hiệu quả, tái sử dụng nước thải làm nước rửa vệ sinh và tưới cây, có hệ thống lưu trữ và sử dụng nước mưa vào các mục đích khác như làm mát, vệ sinh…

 Thải chất thải ra môi trường xung quanh ít nhất

Giảm thiểu các nguồn thải của các nguồn thải của công trình (khí thải, nước thải, chất thải rắn) thông qua việc phân loại rác thải tại nguồn, các hệ thống xử lý, giảm thiểu và tái chế, tái sử dụng

 Môi trường trong nhà xanh

Môi trường không khí trong nhà sạch, hệ số trao đổi không khí tươi mát đạt yêu cầu vệ sinh; không bị ồn rung; bề mặt trong nhà không bị đọng sương, ngưng ẩm, vật liệu không bị ẩm mốc; đảm bảo hệ thống chiếu sáng

tự nhiên; hệ thống kiểm soát và xử lý mùi; hệ thống công trình vệ sinh, xí tắm hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn môi trường, bảo đảm sức khỏe và tiện nghi

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận

Nhóm tiếp cận các đối tượng nghiên cứu của dự án theo quan điểm hệ thống Tức là coi đối tượng như một hệ thống; xem xét toàn diện từ đầu vào (tài nguyên, năng lượng), đầu ra (các loại chất thải) và các thành phần của nó trong mối quan hệ chung, thống nhất, tổng hợp

6.2 Các phương pháp thực hiện

 Phương pháp khảo sát thực tế bằng phiếu phỏng vấn

o Mục đích

 Khảo sát mức độ hài lòng của người dân sống tại các công trình kiến trúc xanh được nghiên cứu

 Khảo sát mức độ hài lòng của người dân sống tại khu nhà có quy mô tương tự

Trang 11

 Kiểm chứng tính chính xác và sự thay đổi theo thời gian/không gian của một số số liệu từ tài liệu tham khảo

o Đối tượng phỏng vấn:

 Ban Quản lý tòa nhà được khảo sát, nghiên cứu

 Người dân sống tại tòa nhà khảo sát, nghiên cứu

o Số lượng mẫu: Dự kiến khảo sát tối thiểu 30 mẫu/tòa nhà

o Cách thức xử lý số liệu dự kiến của phương pháp

Xác định tỷ lệ phần trăm theo các đáp án và đưa ra nhận xét

Cụ thể:

 Bảng phỏng vấn người dân sinh sống tại công trình xanh

 Năng lượng:

….% số hộ gia đình có tần suất sử dụng đèn điện dưới 8h/ngày(một buổi)

….% số hộ gia đình có tần suất sử dụng các thiết bị làm mát dưới 12h/ngày

….% số hộ gia đình sử dụng hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời

….% số hộ gia đình có hóa đơn tiền điện dưới 300,000 VNĐ/tháng

 Tài nguyên

….% số hộ gia đình có hóa đơn tiền nước dưới 110,000 VNĐ/tháng (giá tính cho hộ gia đình 3-4 người sử dụng 20 m3 nước sạch tại HN từ 1/10/2014)

….% số hộ gia đình có phân loại rác tại nguồn

….% số hộ gia đình có thời gian thải bỏ rác(không phải hữu cơ) trên 2 ngày/lần

 Mức độ hài lòng

….% số hộ gia đình không hài lòng khi sinh hoạt tại nơi ở hiện tại

….% số hộ gia đình cảm thấy tạm được khi sinh hoạt tại nơi ở hiện tại

….% số hộ gia đình hài lòng khi sinh hoạt tại nơi ở hiện tại

….% số hộ gia đình rất hài lòng khi sinh hoạt tại nơi ở hiện tại

Thực hiện thống kê theo các mục: Kiểm soát độ ồn/mùi; độ thông thoáng không gian; chất lượng nước/không khí trong công trình; độ chiếu sáng tự nhiên; tỷ lệ cây xanh

So sánh số liệu về mức độ hài lòng giữa công trình thường và công trình xanh

 Bảng khảo sát Ban quản lý tòa nhà

So sánh số lượng các giải pháp thiết kế xanh được công trình sử dụng

Trang 12

…/16 giải pháp tiết kiệm năng lượng

…/4 giải pháp tiết kiệm tài nguyên

So sánh số lượng và hiệu quả áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng với yêu cầu trong QCVN 09/2013/BXD

 Phương pháp sưu tầm, tham khảo, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu

 Phương pháp thống kê, phân tích và so sánh số liệu dựa trên các tiêu chí

đã đề ra

7 Kết quả dự kiến

7.1 Ý nghĩa khoa học

 Nghiên cứu, chứng minh hiệu quả của các công trình đô thị theo hướng KTX đối với các vấn đề về năng lượng, tài nguyên, môi trường

 Góp phần bổ sung lí luận cơ sở cho việc quy hoạch đô thị xanh - đô thị sinh thái - đô thị bền vững về mặt môi trường dựa trên ứng dụng KTX

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Góp phần thúc đẩy xu hướng kiến trúc xanh trong thiết kế các công trình đô thị nhằm hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

7.3 Các đề mục kết quả nghiên cứu

 Tính hiệu quả của các công trình kiến trúc xanh

o Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng

o Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên

o Đảm bảo sức khỏe người sử dụng và môi trường trong nhà xanh

o Mức độ hài lòng của người sử dụng

o Đảm bảo các tiêu chí về cảnh quan

 Các vấn đề môi trường đô thị mà KTX có thể giải quyết

○ Xanh hóa công trình

○ Tiết kiệm và sử dụng hợp lý năng lượng

○ Tiết kiệm nguồn nước

○ Giảm thiểu tối đa chất thải thải ra môi trường

Ngày đăng: 17/05/2024, 08:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w