1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ tạm giam trong Tố tụng hình sự Việt Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

201 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Biện Pháp Ngăn Chặn Bắt, Tạm Giữ, Tạm Giam Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam - Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp
Tác giả Nguyễn Văn Điệp
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Hiện, PGS.TS. Vũ Khánh Vinh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật hình sự
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2005
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 50,03 MB

Nội dung

BLTTHS Việt Nam hiện hành mặc dù không đưa ra một khái niệm vềBPNC, tuy nhiên tại Điều 79 BLTTHS 2003 cũng đã quy định các căn cứ ápdụng các BPNC như sau: [Để kịp thời ngăn chan tội phạm

Trang 1

NGUYÊN VĂN ĐIỆP

CAC BIEN PHAP NGAN CHAN BAT, TẠM BIỮ,

TAM GIAM TRONG TỔ TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.

THUG TRANG, NGUYEN NHÂN VA GIAI PHAP

LUAN AN TIEN Si LUAT HOC

Người hướng dan khoa hoc: 1 TS Nguyễn Văn Hiện

2 PGS.TS Võ Khánh Vinh

HÀ NỘI - 2005

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu cua riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận

khoa học của luận án chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Nguyễn Văn Điệp

Trang 3

MỞ ĐẦU

Chương 1: NHẬN THUC CHUNG VE CÁC BIEN PHÁP NGAN CHAN

_ BAT, TAM GIU, TAM GIAM

Lý luận cơ ban về các biện pháp ngăn chan bắt, tam giữ,

tạm giam

Quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam về các biện pháp

ngăn chan bắt, tạm giữ, tạm giam trước khi có Bộ luật tố tung

hình sự

Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 1988 về các biện pháp

ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam

Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về các biện

pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam

Chương 2: THUC TRẠNG ÁP DUNG CAC BIEN PHÁP NGAN CHAN

BAT, TẠM GIU, TẠM GIAM TRONG TO TUNG HÌNH

SU VIET NAM , Kết quả áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm

giam trong quá trình điều tra, truy tố, xé! xủ céo vụ án lãnh

sự ở Việt Nam trong những nam gần dây

Những khó khan, vướng rnắc và những hạn chế, tổ: tại irong quá

trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tam gif, tum giam

Nguyên nhân của những khó khan, xướng mắc, tr tal trung thực

tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chan bắt, tam siữ, tạm gia

Tham khảo các quy tịnh về vite ap đụng các biện pháp ngắn

chan bat, tạm giữ, ¿ ñn 2) rm của mỘ! số nước trêu thế giới

Tran

104

104

159

Trang 4

Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về áp dụng các

biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng

hình sự

Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các

biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng

hình sự

KẾT LUẬN

NHUNG CONG TRÌNH ĐÃ CÔNG BO LIEN QUAN ĐẾN LUẬN AN

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

159

164

165

186 189

190

Trang 5

: Tòa án nhân dân

: Tòa án nhân dân tối cao : Tố tụng hình sự

: Ủy ban nhân dân

: Viện kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân: Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Xã hội chủ nghĩa

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự (TTHS) thi

các biện pháp ngăn chặn (BPNC) chiếm vị trí đặc biệt quan trọng Bởi lẽ các

BPNC nhằm giúp cơ quan tiến hành tố tụng có các điêu kiện thuận lợi để giải

quyết các vụ việc, ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội đang chuẩn bị thực hiện hoặc đang xảy ra, góp phần đắc lực cho việc phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi phạm tội Trong số các BPNC, thì bắt, tạm giữ, tạm giam là những biện pháp mang tính cưỡng chế rất nghiêm khắc Nếu bat, giam, giữ oan, sai

sẽ xâm phạm đến quyền tự do dân chủ của công dân và các quyền, lợi ích hợp

pháp của con người được pháp luật bảo hộ Ngược lại, không bắt, giam, gift

người phạm tội để những người đó vẫn tự do ngoài vòng pháp luật, tiếp tục

gây án hoặc trốn tránh gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý vụ án cũng là

làm thiệt hại đến quyền lợi của con người, của cộng đồng, làm giảm lồng tin của nhân dân đối với Nhà nước.

Từ sau Dai hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986) đất nước ta xóa

bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, việc xây dựng pháp luật đã đạt được

những thành tích đáng kể Lan đầu tiên Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) ra đời quy định trình tự, thủ tục của việc điều tra - truy tố - xét xử và thi hành án

hình sự Việc bắt, tạm giữ, tạm giam đã được quy định khá cụ thể tại chương V

và một số điều trong các chương khác của BLTTHS 1988.

Trải qua quá trình thực hiện, BLTTHS 1988 đã nhiều lần được sửa đổi

bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi giai đoạn Mặc di pháp luật

quy định về các trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam ngày càng cụ thể, ngày càng hoàn thiện hơn, song thực tiễn áp dụng các biện pháp này cho thấy tình hình vi phạm pháp luật vẫn còn khá phổ biến Đó là việc bắt, tạm giữ, tạm giam không đúng đối tượng, không đúng thủ tục, sai thẩm quyền Lạm dụng

Trang 7

sai người dân vô tội Mặc dù các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều biện

pháp kiểm tra, chấn chỉnh song thực tế vi phạm vẫn xảy ra, nhiều vụ gây hậuquả nghiêm trọng đã làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước

và cơ quan bảo vệ pháp luật.

Một số vụ án oan sai điển hình trong đó có áp dụng các BPNC bắt, tạm

g1ữ, tạm giam như vụ: Nguyễn Ngọc Long ở Tay Ninh bi bat giam gần 6 năm; vụ

Trần Trung Hiếu ở Đông Triều - Quảng Ninh bị bắt giam 14 tháng: vụ Lại Xuân Hải ở Điện Biên - Lai Châu bị bắt giam 36 tháng: vụ Đỗ Cao Sen va Trương Thị

Liễu bị Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tại Thành phố HồChí Minh tuyên phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Giám đốc thẩm tuyên không phạm tội trong khi đó ông Sen và bà Liễu đã bị bắt giam 16 tháng: vụ

Vũ Biên Thùy ở Easup - Đắc Lắc bị bắt và tạm giam 2 lần tổng cộng 165 ngày,

sau đó Tòa tuyên không phạm tội [2].

Trước tình hình như vậy, để chấn chỉnh một bước quan trọng công tác

tư pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyên, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo công tác tư pháp, trong đó có việc chỉ đạo, chấn chỉnh các hoạtđộng bắt, tạm giữ, tạm giam là một trong những nội dung quan trọng và cấpthiết Chỉ thị 53/CT-TW ngày 21-3-2000 của Trung ương Đảng Cộng sản Việt

Nam về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trongnăm 2000 đã nêu: " việc bắt, giam phải được xem xét, phê chuẩn đối với từng

trường hợp, từng đối tượng cụ thể; đối với trường hợp bắt, giam cũng được

hoặc không bắt, giam cũng được thì không bắt, giam" [21].

Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 2-1-2002 của Bộ Chính trị vé một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới cũng chỉ rõ:

Tang cường công tác kiểm sát việc bat, giam, giữ đảm bao

đúng pháp luật, những trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam

Trang 8

sát các cấp chịu trách nhiệm về những oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình [23].

Để khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị oan trong hoạt động

TTHS, nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền trong hoạt động khởi

tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, ngày 17-3-2003 Ủy ban

Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đã

ra nghị quyết về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền

trong hoạt động TTHS gay ra [1].

2 Tình hình nghiên cứu về chế định bắt, tạm giữ, tạm giam

Để thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà

nước, chấp hành day đủ các quy định của pháp luật về tư pháp hình sự, trong thời gian qua đã có một số sách báo pháp lý ở nước ta đã tiến hành nghiên cứu

về việc xây dựng và áp dụng các BPNC nêu trên như một số bài viết đăng tảitrên các tạp chí như: Tạp chí Tòa án nhân dân (TAND) (trước là Tập san Tòa án), tạp chí Dân chủ và Pháp luật (trước là Tạp chí Pháp chế xã hội chủ nghĩa)

của các tác giả Võ Quang Nhạn, Phạm Thái, Đặng Văn Doãn hay cuốn

Những điêu cân biết về bắt, giữ, khám xét" của các tác giả Phạm Quang Mỹ, Phạm Hữu Kỳ (Nxb Công an nhân dân, 1983) Ngày 28-6-1988 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã thông qua BLTTHS, sự ra đời của Bộ luật

này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc nghiên cứu các chế định TTHS nói chung và

về các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam nói riêng Rất nhiều giáo trình giảng dạy

ở bậc đại học, cao đẳng, trường nghề như Trường Dai học Luật Hà Nội, khoa Luật Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà nội,

khoa Luật của các học viện như Học viện Cảnh sát, Học viện An ninh, Trường

Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội, trường Đào tạo các chức danh Tư pháp đã đề cập,

nghiên cứu về các BPNC nêu trên, không những thế các BPNC đó còn là đối

Trang 9

lý, Bộ Tư pháp - 1990, 1992; cuốn "Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự" của Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, 1994; cuốn "Những điều cân biết về bắt người, tạm giữ, tạm giam đúng pháp luật" của Phạm Thanh Bình - Nguyễn Vạn Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, _ 1993; cuốn "Các biện pháp ngăn chặn và những vấn dé nâng cao hiệu quả

của chúng" của Nguyễn Vạn Nguyên, Nxb Công an nhân dan, 1995; các bài viết của các tác giả Nguyễn Vạn Nguyên, Mai Bộ, Phạm Thanh Bình, Nguyễn

Văn Điệp, Vũ Gia Lam, Nguyễn Nông, Vũ Tiến Tri đăng trên các tạp chí, đặc san chuyên ngành, và các BPNC đó còn là đối tượng nghiên cứu để hướng

dẫn áp dụng pháp luật vào thực tiễn như các thông tư liên ngành, đơn ngành, các chỉ thị, công văn hướng đẫn của các cơ quan Công an, Viện kiểm sát

(VKS), Tòa án,.Bộ Tư pháp v.v và gần đây nhất, tác giả Nguyễn Văn Thanh

đã nghiên cứu dé tài “Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình

sự của lực lượng cảnh sát nhân dân" làm đề tài luận án tiến sĩ luật học.

Để phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng nhu cầu của công cuộc cải

cách kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, ngày 26-11-2003 tại kỳ họp thứ 4 khóa XI, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự 2003 Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01-7-2004.

Mặc dù BLTTHS 2003 vừa bắt đầu có hiệu lực, mặc dù đã có những

chuyên đề, công trình nghiên cứu của các cấp, ngành và các cá nhân khác vẻ vấn dé này, tuy đã có những kiến nghị, dé xuất nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp

luật nhưng việc nghiên cứu đó vẫn chỉ đi sâu được một vài khía cạnh của các

BPNC bắt người, tạm giữ và tạm giam, chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu

để sửa đổi, bổ sung BLTTHS một cách toàn điện - một yêu cầu vẫn dang được

đặt ra đối với nước ta trong giai đoạn phát triển hiện nay và trong tương lai.

Trang 10

và giải pháp" làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình, với mong muốn nghiêncứu một cách đầy đủ, toàn diện hơn về các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam trongquy định của pháp luật TTHS hiện hành, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm

khắc phục những thiếu sót, nhược điểm trong công tác xây dựng và thi hànhpháp luật, góp phần nâng cao hơn nữa tính hiệu quả, tính thực tiễn của vấn đề

này để phục vụ tốt hơn nữa cho các hoạt động tư pháp hình sự ở Việt Nam

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Với mục đích nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nhữngbiện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, luận án tập trung vào những vấn đề sau:

- Nghiên cứu lý luận cơ bản về các BPNC và các BPNC bắt, tạm giữ,tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam Trong đó nghiên cứu sơ lược quá

trình hình thành và phát triển của pháp luật về các BPNC bat, tạm giữ, tạm

gÏlam; nghiên cứu và phân tích pháp luật thực định về các biện pháp ngăn chặn

bất, tạm giữ, tạm giam, từ đó đưa ra các khái niệm về các biện pháp ngăn chặn

nói chung và các khái niệm về từng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạmgiam cũng như từng trường hợp bắt nói riêng

- Nghiên cứu thực trạng áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam;tìm hiểu nguyên nhân của những vướng mắc, tồn tại, bất cập giữa các quy

định luật và thực tiễn

- Đưa ra một số giải pháp về việc sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện phápluật TTHS cũng như giải pháp về các biện pháp nâng cao tính hiệu quả đối vớiviệc bắt, tạm giữ và tạm giam

4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận án

Bắt, tạm giữ, tạm giam là những chế định lớn và phức tạp trong luậtTTHS, vì vậy trong phạm vi của một luận án tiến sĩ khó có thể nghiên cứu va

Trang 11

nguyên nhân của những bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng lý luậnvào thực tiễn, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định về

các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam

Với phạm vi trên, đối tượng nghiên cứu của luận án là thẩm quyền áp

dụng, đối tượng áp dụng, thời hạn áp dụng, thủ tục áp dụng các biện pháp

ngăn chặn bắt người, tạm giữ và tạm giam, trong đó luận án tập trung nghiêncứu nhiều hơn về những điểm bất cập, vướng mắc trong việc quy định và ápdụng các biện pháp nêu trên.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài, tác giả luận án vận dụng phương pháp luận củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đồng

thời sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, tham khảo

ý kiến của các nhà nghiên cứu lý luận và các cán bộ làm thực tiễn Luận án

được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của khoa học luật hình sự, luật TTHS, tham

khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả, gắn kết giữa lý luận và thực

tiễn là quá trình nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết Bộ Chính trị Ban chấp hànhTrung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tư pháp, qua thực tiễn công tácthực hiện các hoạt động TTHS nói chung và về các BPNC bat, tạm giữ và tam

giam ở Việt Nam nói riêng

6 Điểm mới của luận án

Điểm mới của luận án thể hiện ở chỗ: đây là lần đầu tiên, các BPNCnghiêm khắc là bắt, tạm giữ, tạm giam được nghiên cứu một cách hệ thống vàtoàn diện, kết quả của quá trình nghiên cứu không những tìm ra các nhượcđiểm trong công tác xây dựng và thực thi pháp luật mà còn đưa ra được những

Trang 12

tạm giữ, tạm giam vào thực tiễn thực thi pháp luật được nghiêm minh, chính xác, áp dụng đúng pháp luật, đúng trường hợp, đúng tội, đúng người, đảm bảokhông để lọt người phạm tội đồng thời hạn chế tối đa việc bắt, giữ, giam oan,sai trong chế độ dân chủ của chúng ta.

7, Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận án gồm 3 chương.

Trang 13

BAT, TAM GIU, TAM GIAM

1.1 LÝ LUẬN CO BẢN VỀ CAC BIEN PHAP NGAN CHAN BAT, TẠM

GIU, TAM GIAM

1.1.1 Khái niệm các biện pháp ngăn chan bat, tạm giữ, tam giam

trong luật TTHS Việt Nam

1.1.1.1 Khái niệm về biện pháp ngăn chặn

TBe luật tố tụng hình su quy định một loạt các biện pháp cưỡng chế nhà

nước do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng nhằm thực hiện những mục đích tốtụng nhất định.

Căn cứ vào mục đích của chúng có thể phân loại các biện pháp cưỡng

chế thành các nhóm sau:

- Nhóm biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu thập và ghi nhận chứng

cứ (khám người, khám ‘noi ở, xem xét dấu vết );

- Nhóm biện pháp cưỡng chế để đảm bảo cho quá trình tố tụng đượctiến hành bình thường và thuận lợi (kê biên tài sản, áp giải bị can );

- Các BPNC (bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh,

đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm)

Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế TTHS thì các BPNC chiếm vitrí đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thân thể, quyền con người,

hạn chế một số quyền nhân thân của công dân Chính vì vậy mà BLTTHS đã

dành một chương riêng để quy dịnh về các BPNC Để việc hiểu và thực hiện

tốt các quy định về BPNC, nhiều công trình, tài liệu, sách báo đã có nhữngkhái niệm khác nhau về các BPNC.,

Từ điển thuật ngữ pháp lý phổ thông của Nhà xuất bản "Sách pháp lý"Matxcova, 1973 giải thích rang:

Trang 14

dụng đối với bị can (người bị tình nghi) nếu có đủ căn cứ cho rằng

bị can trốn tránh việc điều tra, dự thẩm hoặc trốn tránh tòa án, cản

trở việc xác minh sự thật về vụ án, hay sẽ tiếp tục hoạt động phạm

tội, cũng như để đảm bảo việc thi hành án [70]

BLTTHS Việt Nam hiện hành mặc dù không đưa ra một khái niệm vềBPNC, tuy nhiên tại Điều 79 BLTTHS 2003 cũng đã quy định các căn cứ ápdụng các BPNC như sau:

[Để kịp thời ngăn chan tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ

bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc

sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, thì cơ

quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể áp dụng một trong

những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi

khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm

Các căn cứ này cũng đã phản ánh một phần bản chất của của cácBPNC của pháp luật TTHS Việt Nam Tuy nhiên, BPNC là biện pháp cưỡng

chế tố tụng rất nghiêm khắc, đòi hỏi phải có sự phân định rõ ràng về chủ thể

áp dụng, về thẩm quyền áp dụng, về đối tượng bị áp dụng, về căn cứ và mụcđích áp dụng để từ đó mới có thể hiểu một cách thấu đáo và vận dụng đúng

đắn vào thực tiễn

- Giáo trình luật TTHS Việt Nam - Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà

Nội, cho rằng: BPNC là biện pháp cưỡng chế trong TTHS áp dụng với bị can,

bị cáo, người phạm tội quả tang và người cần phải bắt trong trường hợp khẩn

cấp Nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm của họ, ngăn chặn người đó gây khó

khăn cho việc điều tra truy tố, xét xử và tiếp tục phạm tội hoặc trốn [63]

- Cuốn "Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình su" lại giải thíchrằng BPNC là một loại biện pháp do cơ quan điều tra, VKS và Tòa án áp dụng

Trang 15

đối với người bị tình nghi phạm tội, đối với bị can, bị cáo và cả người bị kết ánkhi các cơ quan này có căn cứ cho rằng những người này sẽ gây khó khăn choviệc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc tiếp tục phạm tội BPNC gồm:

Bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản

có giá trị để bảo đảm [59]

Có thể nói rằng, các sách báo, tài liệu nêu trên đã nêu lên được khía

cạnh này hay khía cạnh khác khái niệm về các BPNC, nhưng nhìn chung vẫnchưa đưa ra được một khái niệm day đủ, khoa học chứa dung tất ca các yếu tố

cấu thành nên BPNC thể hiện ở các dấu hiệu đặc trưng như căn cứ áp dụng, mụcđích, thẩm quyền áp dụng và đối tượng bị áp dụng BPNC Vì vậy, cá nhân tôicho rằng, một khái niệm hoàn chỉnh, chính xác về các biện pháp ngăn chặn thì

trong khái niệm đó phải hàm chứa tất cả các dấu hiệu đặc trưng của các BPNCnhư: căn cứ áp dụng; mục đích áp dụng; thẩm quyền áp dụng và đối tượng ápdụng biện pháp ngăn chan.

ITéng hợp từ những quy định của BLTTHS va một số khái niệm trên,

qua phân tích có thể hiểu được rằng: Biện pháp ngăn chặn là những biện phápcưỡng chế TTHS do cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của

pháp luật áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc đối với người chưa bị khỏi tố; |

khi có căn cứ do BLTTHS quy định, nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn

chặn việc bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi

hành án hoặc ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội Biện pháp ngăn chặn gồm: Bat,

tạm giữ, tạm giam, cấm ải khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiên hoặc tài sản cógid trị để bảo đảm

Trong các BPNC biện pháp bat được xếp thứ tự đầu tiên rồi đến tamgiữ, tạm giam Vậy ta hãy xem xét từng khái niệm về các BPNC đó

1.1.1.2 Khái niệm về biện pháp ngăn chặn bắt

Bat là một trong những hình thức thể hiện của BPNC Bắt có tính chất

khởi đầu cho việc áp dụng BPNC tiếp theo Bắt là mọt trong những BPNC có

Trang 16

tính cưỡng chế nghiêm khắc, vì vậy việc bat nhất thiết phải tuân thủ các căn

cứ, trình tự, thủ tục theo pháp luật quy định

Bắt là BPNC nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người thực

hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trốn tránh pháp luật, nhằm tạo điều kiệnbảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi.

Bắt người là BPNC mang tính đặc thù thường được áp

dụng liền trước các BPNC như tạm giữ, tạm giam BPNC này làm

hạn chế một số quyền tự do của cá nhân người bị bắt, buộc họ phải

có mặt tại địa điểm quy định để làm việc với Điều tra viên, Kiểm sátviên, Thẩm phán Biện pháp bắt người được tinh từ thời điểm người

có chức vụ theo luật định ra lệnh bắt đến khi kết thúc là người bị bắtđược dẫn giải đến nơi để tạm giữ, tạm giam [33]

Bắt hiểu theo nghĩa rộng: Bắt không phải là biện pháp trừng phạt củapháp luật đối với người phạm tội mà là BPNC của hoạt động TTHS Bat đúng

người, bắt kịp thời có tác dụng ngăn chặn mọi âm mưu và thủ đoạn chống đốicủa người phạm tội, không cho họ tiếp tục phạm tội, che giấu, trốn tránh hoặc

gây khó khăn cho việc xác định sự thật để giải quyết vụ án

Bắt hiểu theo nghĩa hẹp: Đối với cá nhân người bị bắt là sự hạn chế

một số quyền tự do của cá nhân, là điểm khởi đầu của sự trừng phat của pháp luật

nếu người đó là người thực hiện hành vi phạm tội, bởi vì khi thi hành án, thời

gian tạm giữ, tạm giam được khấu trừ vào thời gian thi hành án.

Bắt không theo quy định của pháp luật: bắt nhầm (bắt oan, sai) người

Vô tội sẽ gây một tác hại rất lớn không những các quy định của pháp luật bị vi

phạm, mà quyền bất khả xâm phạm của con người bị xâm hại, ảnh hưởng đến

quyền lợi của công dân được pháp luật bảo hộ Từ đó nó ảnh hưởng xấu đếnlòng tin của nhân dân đối với cơ quan bảo vệ pháp luật, tạo điều kiện cho cácthế lực thù địch lợi dụng chiêu bài nhân quyền để chống phá Nhà nước ta Vìvậy, khi bắt người phải thể hiện thái độ kiên quyết dau izanh chống tội phạm,

Trang 17

song cũng phải thận trọng khi xem xét đánh giá chứng cứ Quá trình thực hiện

BLTTHS các cơ quan tư pháp như: Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao(VKSNDTC), Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Bộ Tư pháp, đã ban hành

nhiều văn bản quy phạm pháp luật đơn ngành, liên ngành để hướng dẫn việc

áp dụng BPNC trong đó có biện pháp bắt

Nhằm mục đích đấu tranh có hiệu quả với tội phạm, tăng cường pháp

chế XHCN, thực hiện mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật cũng nhưđảm bảo các quyền tự do dân chủ của công dân, BLTTHS quy định ba trường

hợp bắt, đó là:

- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam;

- Bất người trong trường hợp khẩn cấp;

- Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

Các trường hợp nêu trên là quy định chung để khi có căn cứ thuộc

trường hợp nào thì cơ quan, người có thẩm quyền do luật định có thể áp dung .Song căn cứ vào Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân

(HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND), các quy định đối với người chưa thành niên, các quy định đối với người phạm tội là người nước ngoài, khi chủ thể

thuộc các đối tượng này còn phải vận dụng thêm các quy định mang tính cá

biệt để áp dụng BPNC cũng như áp dụng các quy định trong BLTTHS được đúng

đắn Việc áp dụng các biện pháp bắt cũng phải quán triệt các nguyên tắc

chung, các chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong mỗi giai

đoạn xây dựng và phát triển nên kinh tế - xã hội của đất nước ta

Từ những phân tích trên, theo chúng tôi, có thể tóm tắt khái niệm vềbiện pháp bắt trong TTHS như sau: Bắt là biện pháp cưỡng chế được quy địnhtrong luật TTHS do cơ quan, người có thẩm quyền do luật định áp dụng đối

với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố; người dang có hành vi phạm toi

quả tang hoặc đang bị truy nã khi có căn cứ do BLTTHS quy định, nhằm kip

Trang 18

thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn việc bi can, bi cáo gây khó khăn cho việcđiều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Trong ba trường hợp bat theo quy định của BLTTHS, trước tiên chúng

ta nghiên cứu:

(i) Bắt bị can, bi cáo để tạm giam

Sự cần thiết của biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Ngay từ những năm đầu của chính quyền cách mạng, Đảng và Nhà nước

ta luôn coi pháp luật là công cụ sắc bén trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổquốc Xóa bỏ tàn dư của xã hội cũ, thiết lập, bảo vệ các quan hệ xã hội mới tiến

bộ, xây dựng Nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật là một quan

điểm cơ bản đã được Đảng ta khẳng định Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX của Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa lại khẳng định quan điểm này:

Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ

của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữacác cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hànhpháp và tư pháp Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật [22]

Trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta đã đạtđược những thành tựu quan trọng: ổn định về chính trị, tăng cường về kinh tế

Bên cạnh những mặt tích cực thì tình hình tội phạm cũng có xu hướng gia

tăng Do ảnh hưởng của mặt trái của kinh tế thị trường, đã phát sinh nhiều tội

phạm có tính đặc biệt nguy hiểm, tính chất ngày càng nghiêm trọng Để giữ gìn thành quả cách mạng, tạo môi trường lành mạnh, ổn định để phát triển

kinh tế - xã hội thì việc đấu tranh phòng chống tội phạm, ngăn chan tội phạm

có ýnghĩa hết sức quan trọng Ngăn chặn tội phạm không chỉ bảo vệ kịp thời

những khách thể được luật hình sự bảo vệ mà còn góp phần tích cực vào việcngăn ngừa và hạn chế hậu quả do tội phạm gây ra Muối: làm được việc đó, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tung pha! có những biện pháp hữu

Trang 19

hiệu nhằm kiểm soát được hoạt động của người phạm tội cũng như tạo điềukiện thuận lợi để các cơ quan này tìm ra sự thật của vụ án trong thời gian ngắnnhất Nói cách khác, để đấu tranh phát hiện hành vi phạm tội một cách kháchquan, chính xác, đồng thời kịp thời đưa vụ án ra xét xử thì hoạt động bắt bịcan, bị cáo để tạm giam chính là một trong các biện pháp đó.

Như vậy, bắt bị can, bị cáo để tạm giam là biện pháp cần thiết để giải

quyết vụ án hình sự, được các cơ quan tiến hành tố tung sử dụng như một biện

pháp hữu hiệu phục vụ cho quá trình điều tra - truy tố - xét xử và thi hành án

hình sự, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

Ngoài trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam, BLTTHS còn quy

định các trường hợp bắt người khác nhằm phục vụ tốt cho cuộc đấu tranhphòng ngừa và chống tội phạm.

Khái niệm về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Để đảm bảo chính xác, nhanh chóng và xử lý nghiêm minh, kịp thời

mọi hành vi phạm tội, với phương châm không để lọt tội phạm, không làm oan

người vô tội, các cơ quan và người có thẩm quyền theo quy định của luật

TTHS được phép áp dụng các BPNC Điều 79 BLTTHS quy định các căn cứcho phép áp dụng BPNC, nội dung của điều luật là cơ sở pháp lý quan trọng

cho việc bắt người trong đó có trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Mặc dù Điều 80 BLTTHS quy định tương đối day đủ việc bat bị can,

bị cáo để tạm giam nhưng không giải thích thế nào là bắt bị can, bị cáo để tạm

giam Chính vì thế có rất nhiều quan điểm khác nhau về biện pháp này Từ

điển Luật học - Nxb Bách khoa (1999) nêu:

Bat người để tạm giam là biện pháp ngăn chặn được áp dụng

đối với bị can, bị cáo do người có thẩm quyền ra lệnh: Viện trưởng,

Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự

các cấp; Chánh án, Phó chánh án Tòa án nhân dân và tòa án quân sựcác cấp; Tham phán án nhân dân tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân

Trang 20

khu trở lên chủ tọa phiên tòa Đối với lệnh bat của những người sau: Trưởng công an, phó trưởng công an cấp huyện; Thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên; thủ trưởng, phó thủ

trưởng Cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân thì phải có

sự phê chuẩn của Viện kiểm sát trước khi thi hành [71]

Theo Giáo trình luật TTHS Việt Nam của Trường Dai học Luật Hà Nội

thì: "Bat bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc

người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc

điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự" [68]

Các khái niệm trên chưa đầy đủ ở chỗ chưa chỉ ra căn cứ, thẩm quyền áp

dụng BPNC nghiêm khắc này Qua nghiên cứu điều luật và quá trình thực hiện

1 luật TTHS, theo tôi chỉ có thé đưa ra khái niệm bắt bị can, bị cáo để tạm giam

sau khi đã phân tích các yếu tố về mục đích, ý nghĩa của việc bắt bị can, bị

cáo để tạm giam, đối tượng, thẩm quyền và thủ tục áp dụng biện pháp bắt bịcan, bị cáo để tạm giam

 Thứ nhất: Vẻ mục đích, ý nghĩa của biện pháp bắt bị can, bị cáo để

tạm giam.

- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam nhằm đảm bảo cho việc ngăn ngừatội phạm.

Ngăn ngừa tội phạm không cho tội phạm đang được chuẩn bị xảy ra

hoặc không cho tội phạm đang được thực hiện tiếp tục Ngăn ngừa kip thời tộiphạm có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm bớt hậu quả của tội phạm Kip thời

ngăn chặn tội phạm không những bảo vệ được đối tượng tác động của tội phạm mà còn ngăn ngừa, hạn chế hậu quả do tội phạm gây ra.

Trong thực tế không phải bị can, bị cáo nào cũng hối lỗi sau khi thực

hiện tội phạm, đặc biệt đối với những bị can, bị cáo phạm tội có tính chấtchuyên nghiệp Vì vậy, khi bị can, bị cáo có biểu hiện tiếp tục phạm tội thì

việc áp dụng BPNC bắt sẽ nhằm hạn chế tối đa hành vi phạm tội của bị can, bị

cáo xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ

Trang 21

- Bắt bị can bị cáo để tạm giam nhằm đảm bảo cho công tác điều tra,truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi.

Các BPNC được áp dụng nhằm đảm bảo các điều kiện pháp lý cho hoạt

động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án theo đúng các quy định của phápluật; bảo đảm cho sự có mặt của bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng khi cầnthiết; bảo đảm để bản án đã tuyên có điều kiện thi hành khi có hiệu lực phápluật cũng như đảm bảo tính chính xác, khách quan của hoạt động tố tụng đó.

Trên thực tế, ở mỗi giai đoạn tố tụng thì BPNC bắt do một cơ quan tiến

hành tố tụng áp dụng với mục đích đảm bảo cho cơ quan đó hoàn thành chức

năng, nhiệm vụ của mình do pháp luật quy định Ở giai đoạn điều tra, Cơ quan

điều tra áp dụng biện pháp bắt, tạm giam với mục đích ngăn ngừa tội phạm và

bảo đảm các điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ điều tra như: Đảm bảo sự cómặt của bị can để thường xuyên làm việc, chống việc bị can tiêu hủy chứng

cứ, thông đồng với nhau để khai báo; ngăn ngừa việc bị can bỏ trốn gây khókhăn cho việc xử lý vụ án Sau khi truy tố, tống đạt được ngay cáo trạng hoặc

các quyết định cần thiết khác, áp dụng BPNC trong giai đoạn này không

những đảm bảo cho VKS hoàn thành nhiệm vụ của mình mà còn đảm bảo cho

sự liên tục của quá trình giải quyết vụ án

Trong giai đoạn xét xử, việc áp dụng BPNC bắt nhằm bảo đảm sự có

mặt của bị cáo tại phiên tòa Việc bắt, tạm giam bị cáo còn có ý nghĩa ngăn

ngừa không cho các bị can, bị cáo thông cung, đe dọa người làm chứng, người

bị hại, bảo đảm cho việc xét xử tại phiên tòa được khách quan và thi hành

ngay được bản án khi có hiệu lực pháp luật

(2 Thứ hai: Về đối tượng bi áp dụng biện pháp bat bị can, bị cáo để

tạm giam.

Theo quy định tại Điều 80 BLTTHS thì bắt bị can, bi cáo để tạm giam làbắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tòa án đưa ra xét xử để tạmgiam, phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Trang 22

Như vậy đối tượng của việc bắt để tạm giam chỉ có thể là bị can, bịcáo Bị can, bị cáo được định nghĩa tại Điều 49 và Điều 50 BLTTHS :

- BỊ can là người đã bị khởi tố về hình sự;

- Bi cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.

Những người chưa bị khởi tố về hình sự hoặc người không bị Tòa ánđưa ra xét xử không phải đối tượng bắt để tạm giam theo quy định tại Điều 80BLTTHS Nếu họ có hành vi phạm tội thì có thể bị bắt theo trường hợp khẩncấp hoặc quả tang chứ không phải là bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Nói như vậy nhưng không phải tất cả bị can, bị cáo đều bị bắt tạm

giam mà khi cần bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải có những căn cứ theo quyđịnh của pháp luật.

@® Thứ ba: Về căn cứ áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

» Bất bị can, bị cáo để tạm giam phải tuân theo các căn cứ quy định tạiĐiều 79 BLTTHS, bao gồm các căn cứ sau:

- Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điềutra, truy tố, xét xử

- Có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội.

- Khi có căn cứ rõ ràng bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc thị

hành án hình sự

Các căn cứ này phải được thể hiện bằng các tài liệu do các cơ quan

tiến hành tố tụng thu thập theo đúng trình tự mà luật định, các căn cứ này

được đánh giá trên cơ sở khách quan toàn diện chứ không phải ý muốn chủ

quan của một người, hay một cơ quan nào đó Trong tình hình hiện nay trình

độ của điều tra viên có hạn, dẫn đến trường hợp có lúc, có nơi thực thi pháp

luật không nghiêm như: báo gọi không thấy bị can đến, hoặc bị can khai báochưa thành khẩn nên Điều tra viên cho là bị can gây khó khăn cho việc điều tra

và đề nghị phê chuẩn lệnh bắt tạm giam

- THỨ VIÊN

TRUONG ĐẠI HỌC LUÂT HÀ NỘI

)Z—

PHONG GV _ 6 ae ae

Trang 23

x Bat bị can, bi cáo dé tạm giam tức là người bị bắt sẽ bị tạm giam cho

nên ngoài căn cứ áp dụng chung cho các BPNC ở Điều 79 ra còn phải căn cứ

vào điều kiện để tạm giam quy định ở Điều 88 BLTTHS đó là: Bi can, bị cáophạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng; bị can, bị cáo

phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự (BLHS)

quy định mức hình phạt trên 2 năm tù và có căn cứ để cho rằng người đó có

thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm

tội Như vậy nếu dưới 2 năm tù mà có các điều kiện ở Điều 79 BLTTHS thì

cũng không được bắt tạm giam Ngoài ra, nếu không phải trường hợp đặc biệtnghiêm trọng thì không bắt, không tạm giam đối với người già yếu, bệnh nặng

có nơi cư trú rõ ràng, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ đưới 36 tháng.

Như trên đã nêu, đây là trường hợp bắt để tạm giam cho nên việc xem

xét căn cứ để bắt và căn cứ để tạm giam là rất quan trọng bởi vì nếu bắt xong

mà không tạm giam được thì rất khó xử lý Nếu bắt tạm giam mà không đủcác căn cứ mặc dù họ là bị can, bị cáo, thì lệnh tạm giam đó vẫn là vi phạm

pháp luật, phải bị xử lý Gần đây việc vi phạm trong việc bắt giam còn xảy ra

nhiều gây hậu quả nghiêm trọng, bắt tràn lan cả trường hợp không đáng bắt

gây quá tải cho các trại tạm giam Đã có nhiều vụ dư luận lên tiếng phản đối,

các thế lực thù địch lợi dụng, khai thác để chống phá Nhà nước ta Để chấn

chỉnh vi phạm này, Bộ Chính trị đã có quan điểm chỉ đạo rõ ràng tại Chỉ thị

53/CT-TW ngày 21/3/2000 và Nghị quyết 08/NQ/TW ngày 02/01/2002:

Trường hợp bắt giam cũng được, không bắt giam cũng được thì không bắtgiam; những trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết khôngphê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam; phát hiện xử lý kịp thời những trườnghợp oan sai trong bắt giữ, khi xem xét căn cứ để bắt giữ phải quán triệt đầy đủ

các nguyên tắc quy định trong luật TTHS, lấy các chỉ thị, nghị quyết của Đảngnêu trên làm cơ sở lý luận, kết hợp nhuần nhuyễn với tình hình chính trị địa

phương để ra một quyết định đúng đắn có tính khả thi và có tính giáo dục

Trang 24

trong việc áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam Khi có căn cứ để

áp dụng thì người có thẩm quyền phải xem xét và quyết định

Œ Thứ: Về thấm quyền áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là việc rất hệ trọng, ảnh hưởng đến một

số quyền con người, cho nên việc quy định thẩm quyền ra lệnh và phê chuẩn

chỉ hạn chế và tập trung ở một số cơ quan và người tiến hành tố tụng Theo

quy định tại khoản 1 Điều 80 BLTTHS thì người có thẩm quyền ra lệnh bao

gồm những người sau:

- Viện trưởng, phó viện trưởng VKSND và VKS quân sự các cấp

- Chánh án, phó chánh án TAND và Tòa án quân sự các cấp

- Thấm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa phúc thẩm

TANDTC; Hội đồng xét xử (HDXX).

- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp Trong trường

hợp này lệnh bắt phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội số 23/2004/PL-UBTVQHII ngày 20 tháng 8 năm 2004 về tổ chức điều tra hình

sự thì cơ cấu tổ chức của Cơ quan điều tra gồm có:

~ Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân bao gồm: a) Cơ quan cảnh sát

điều tra Bộ công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã,

thành phố thuộc thuộc tỉnh ;

b) Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan điều tra Công an

tỉnh, thành phố trực thuộc thuộc Trung ương

— Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân bao gồm: a) Cơ quan điều

tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tươngđương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực.

Trang 25

W 6) Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra

quân khu và tương đương.

~ Co quan điều tra ở Viện kiểm sát nhân dân gồm có: a) Cơ quan điều tra

Viện kiểm sát nhân dân tối cao; b) Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự

Trung ương.

Cơ quan điều tra có Thủ trưởng, Phó thủ trưởng và Điều tra viên

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì chỉ những người có chức

vụ là Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp mới có quyền

ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam, còn chỉ với chức danh Điều tra viênbình thường thì không có quyền này.

Những người theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 BLTTHS đượcquyền ra lệnh bat bị can, bị cáo để tạm giam, tuy nhiên lệnh của họ chưa cóhiệu lực thực tế Lệnh này chỉ khi được VKS cùng cấp phê chuẩn thì mới đượcthi hành Day là thủ tục pháp lý bắt buộc để đảm bảo cho hiệu lực thi hành của

lệnh đó Nếu lệnh chưa có sự phê chuẩn của VKS mà đã thi hành thì coi như

không có hiệu lực pháp luật, công dân có quyền phản đối, và người ra lệnh,

người thực hiện lệnh đã vi phạm pháp luật, vi phạm này thuộc trường hợp bắtgiam người trái pháp luậtTrên thực tế, đã có trường hợp Cơ quan điều tra lợidụng lệnh bắt, tạm giam như lệnh bat khẩn cấp; VKS khi phê chuẩn thì người

bị bắt đã ở Cơ quan điều tra rồi, các thủ tục tiếp sau chỉ là hợp thức hóa, bởi vì

luật không bắt buộc Kiểm sát viên phải có mặt tại cơ quan hoặc nơi thi hành

lệnh Hoặc có trường hợp Cơ quan điều tra báo gọi bị can lên trụ sở làm việcrồi quản thúc, giữ trá hình ở Cơ quan điều tra, khi có nhu cầu thủ tục thì đưa

lên xe về trụ sở UBND xã nơi cư trú làm thủ tục bắt Do sự nhận thức về điều

luật này hạn chế nên công dân không có sự phản đối, UBND xã không thể từ

chối cho nên việc bắt vẫn diễn ra bình thường Trường hợp này dù có đúng

là bat được bị can thì vẫn thuộc trường hợp bắt sai về thủ tuck Để chấn chỉnhtình trạng này trước hết cần chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật để nâng

Trang 26

cao trình độ dân trí, tăng cường sự giám sát hoạt động của cơ quan tiến hành

tố tụng.

(5) Thứ năm: Về thủ tục bắt bị can bị cáo để tạm giam.

Khoản 2 Điều 80 BLTTHS quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện

pháp bat bị can, bi cáo để tạm giam Lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải

là lệnh viết, lệnh phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ người ra lệnh,

họ tên, địa chỉ của người bị bắt, lý do bắt Lệnh phải được người ra lệnh ký

đóng dấu Những lệnh phải phê chuẩn thì phải có mục phê chuẩn của VKS,ghi rõ số, ngày, tháng, năm phê chuẩn, họ tên, chữ ký của người phê chuẩn và

phải có đóng dấu Tóm lại, lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam ngoài hìnhthức thể hiện đặc thù như tên gọi ra còn phải được thể hiện dưới thể thức vănbản pháp lý nhà nước.

Người được giao chủ trì thi hành lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam

phải chuẩn bị phương tiện, bố trí lực lượng, phải có sự tham dự của các thành

phần bắt buộc Đảm bảo cho việc bat được an toàn, nghiêm túc, thể hiện sự

nghiêm minh của pháp luật, quyền uy của Nhà nước, lệnh bắt phải được đọc

công khai, phải có sự giải thích lệnh cho người bị bắt biết Việc bắt người phảiđược lập biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng năm, địa điểm bat, nơi lập biên ban

Những việc đã làm, tình hình diễn biến khi thi hành lệnh bát, thái độ chấphành của người bị bắt, người liên quan Ghi rõ những đồ vật, tài liệu bị thu

giữ, (ghi đủ số lượng, còn cụ thể phải lập biên bản riêng), những khiếu nại của _

người bị bắt Biên bản phải ghi đầy đủ, tỉ mỉ tránh việc bắt người có nhiều nội

dung, tình huống nhưng không ghi hết hoặc ghi quá vắn tắt theo mẫu biên bản

in sẵn, gây khó khăn cho việc giải quyết về sau, không có điều kiện khắcphục Biên bản lập xong được đọc công khai cho các thành phần có mat nghe,

các ý kiến bổ sung phải được ghi lai đầy đủ Người bi bất va các thành phần

tham gia phải ký xác nhận vào biên bản.

Trang 27

bị bắt cư trú, làm việc Trong trường hợp bat tại nơi cư trú của bị can, bị cáo

thì phải có người láng giềng chứng kiến

Đại diện chính quyền địa phương tham gia với tư cách là người quản lý

về nhân hộ khẩu của người bị bắt trong địa bàn của mình quản lý Gắn trách

nhiệm của chính quyền địa phương với việc đấu tranh phòng ngừa và chống

tội phạm, đồng thời sự có mặt của chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ, giúp sứckhi cần thiết để việc thi hành lệnh bắt được thuận lợi

Sự có mặt của người láng giéng chứng kiến có ý nghĩa dam bảo việc

bắt người được công khai, dân chủ, đồng thời tăng cường tính giáo dục, tuyêntruyền pháp luật.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi về sự có mặt của người đại diệnchính quyền địa phương, co quan, tổ chức nơi người bị bat cư trú hoặc làmviệc, nên BLTTHS quy định thành ba trường hợp:

- Nếu bị can, bị cáo bị bắt tại nơi cư trú thì phải có đại điện chính quyền

xã phường hoặc thị trấn, người láng giéng của người bị bắt có mặt chứng kiến

- Đối với trường hợp bắt bị can, bị cáo tại nơi làm việc thì phải có đạidiện của cơ quan, tổ chức mà bị can, bị cáo là thành viên chứng kiến

- Nếu bị can, bị cáo bị bắt tại nơi khác thì phải có sự chứng kiến của đại

diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người

Việc bat bị can bị cáo để tạm giam không mang tính chất cấp báchnhư bắt người trong trường hợp khẩn cấp hoặc bắt người phạm tội quả tang,người đang bị truy nã Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người bịbắt, của thân nhân, của cơ quan tổ chức nơi người đó làm việc, tránh gây căng

thang do việc bắt người gây ra, khoản 3 Điều 80 BLTTHS quy định: "Không

được bắt người vào ban đêm "

Trang 28

Ban đêm được tính từ 22 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau,điều đó có ý nghĩa là chỉ được bắt bị can, bị cáo để tạm giam từ 6 giờ đến

22 giờ Ngoài thời gian đó mà tổ chức bắt bị can, bị cáo để tạm giam là viphạm thủ tục TTHS Người bị bắt và công dân có quyền phản đối Người ralệnh và thi hành lệnh mà cố ý làm trái quy định, vi phạm pháp luật có thể bị

xử lý về hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

Tuy nhiên, để đảm bảo việc bắt người được an toàn có hiệu quả, Cơquan điều tra, VKS, Tòa án cần thực hiện nghiêm chỉnh quy định về bí mậtnhà nước đối với việc ra lệnh, phê chuẩn lệnh bat Co quan điều tra phải bố trí

lực lượng theo dõi để khi tiến hành bắt người bị bắt có mặt, chuẩn bị đầy đủ

các phương tiện, điều kiện để việc bắt đạt hiệu quả cao

Tóm lại, bắt bị can, bị cáo để tạm giam là một trường hợp trong BPNCbắt - BPNC rất nghiêm khắc trong số các BPNC được BLTTHS quy định cho

người có thẩm quyền của Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án được áp dụng đối với

bị can, bị cáo khi xét thấy cần thiết cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thihành án hình sự Việc áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải

tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được chấphành nghiêm chỉnh và thống nhất

Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng, có thể đưa ra một khái

niệm về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam như sau: Bắt bị can, bị cáo

để tạm giam là một trường hợp của biện pháp ngăn chặn bắt trong TTHS, dongười có thẩm quyền áp dụng đối với người đã bị khởi tố về hình sự hoặc đã bị

Tòa án quyết định đưa ra xét xứ khi có những căn cứ do BLTTHS quy địnhnhằm phục vu cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sur

Ngoài trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam, BLTTHS còn quy

định các trường hợp bắt người khác nhằm phục vụ tốt cho cuộc đấu tranh

phòng ngừa và chống tội phạm.

Trang 29

(ii) Bắt khẩn cấp - một trường hợp bắt người trong TTHS

Cơ sở pháp lý của biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là một trường hợp của BPNC bắt

thường áp dụng đối với người chưa bị khởi tố về hình sự, không cần sự phê

chuẩn trước của VKS, nhằm chặn đứng hành vi phạm tội hoặc những hành

động can trở việc điều tra, truy tố và xét xử của người đó

© C6 thể nói rằng, trước khi BLTTHS được ban hành, thì các quy định về

biện pháp bat nói chung và bắt người trong trường hợp khẩn cấp nói riêng đã

có những tác dụng to lớn trong cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong một thời gian dài Việc sử dụng chúng đã góp phần kịp thời ngăn chặn

các tội phạm nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm đến tính

mạng, tài sản của nhân dân Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội, các quan

hệ xã hội ở nước ta cũng đã có nhiều thay đổi Trước tình hình mới nảy sinh

đó, các quy định về những trường hợp bắt khẩn cấp cũng đã bộc lộ những sơ

hở nhất định (như sự thiếu chặt chế, tính chưa cụ thể trong các quy định của

pháp luật ) Cho nên dễ dẫn đến tình trạng bắt khẩn cấp tràn lan Có thể nói,

việc quá lạm dụng bắt khẩn cấp đã có những ảnh hưởng không tốt trong dư

luận quần chúng nhân dân Mặt khác, nó còn làm mất đi tính đặc biệt của biện

pháp này và biến nó thành một trường hợp được áp dụng phổ biến Tình trạng

đó đã làm cho các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm hại, nó ái

ngược lại những lợi ích của việc tăng cường pháp chế XHCN mà Đảng và Nhànước ta đã và đang đặc biệt quan tâm +

Nhằm khắc phục những thiếu sót và hạn chế nêu trên, để bảo đảm choviệc bat khẩn cấp chỉ áp dung trong những trường hợp cần thiết (hay thực sựđúng nghĩa là khẩn cấp) nhằm chặn đứng hành vi phạm tội và hành vi trốn tránh

pháp luật của người phạm tội Đồng thời, hạn chế tới mức tối đa những vi phein

về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân các BLTTHS 1988 va 2003 đã quyđịnh một cách khá cụ thể, rõ ràng các trường hợp bắt khẩn cấp như say:

Trang 30

- Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội

phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

- Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc chỗ ở của người bị tình nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp thể hiện tính chất đặc biệt cấpbách của việc ngăn chặn tội phạm Tính chất cấp bách đó được thể hiện ở chỗ:nếu như không tiến hành bắt ngay người có hành vi nguy hiểm cho xã hội thìngười đó sẽ gây tổn thất nghiêm trọng cho Nhà nước, xã hội, xâm phạm đếntính mạng, sức khỏe và sở hữu của công dân hoặc can trở việc điều tra, xét xử,trốn tránh pháp luật Do đó, đối tượng bị bắt khẩn cấp là bất kỳ ai nếu như

người đó có đầy đủ các điều kiện thuộc vào một trong các trường hợp được bắt

khẩn cấp nêu trên

Nói tóm lại, bat người trong trường hợp khẩn cấp là một chế định

không thể thiếu trong BPNC bat của pháp luật TTHS Với đặc điểm là tính

khẩn cấp, do vậy việc áp dụng biện pháp bắt này đã phát huy được tác dụng

rất lớn trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm Nó giúp cho công tác này đáp ứng được tính kịp thời và hiệu quả được nâng cao hơn Tuy

nhiên, để không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội và đảm bảo

được các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì khi ra quyết định bắt

khẩn cấp những người có thẩm quyền cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh cácquy định của pháp luật về bắt khẩn cấp Chỉ áp dụng biện pháp này khi nóthực sự cần thiết để hạn chế việc lạm dụng bắt khẩn cấp, hạn chế tình trạng

bắt oan, bắt bừa

Trang 31

Đặc điểm của việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Những trường hợp bắt khẩn cấp

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là trường hợp bắt người qua xácminh ban đầu đã có tài liệu cho rang họ bị nghi thực hiện tội phạm và ho đang

có hành vi trốn tránh pháp luật, can trở việc điều tra khám phá tội phạm, xét

thấy cấp bách cần phải bắt ngay để kịp thời ngăn chặn Rõ ràng việc áp dụngtrường hợp bắt này thể hiện tính chất đặc biệt cấp bách của việc ngăn chặn tộiphạm Nếu không ngăn chặn ngay thì người thực hiện hành vi phạm tội sẽ gây thiệt hại cho Nhà nước, cho xã hội, cho các công dân khác hoặc gây khó khăn

cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm

Tuy vậy, như đã nói ở các phần trên, việc bắt người trong đó có trườnghợp bắt khẩn cấp là một trong những biện pháp cưỡng chế tố tụng nghiêmkhắc Nếu bắt không đúng pháp luật thì sẽ có rất nhiều ảnh hưởng xấu Dovậy, để đảm bảo tính chính xác tại Điều 81 BLTTHS 2003 quy định việc batkhẩn cấp chỉ được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

Trường hợp thứ nhất: Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn

bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã có quá trình theo dõi

hoặc kiểm tra, xác minh các nguồn tin biết người đó đang bí mật tìm kiếm,

sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác đểthực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Nên cần phải bắt ngay trước khi tội phạm được thực hiện Việc bat người

trong trường hợp này cần có hai điều kiện.

Một là, có căn cứ khẳng định một người đang chuẩn bị thực hiện

tội phạm.

Những căn cứ này, có thể do cơ quan có thẩm quyển trực tiếp xác địnhqua việc theo dõi đối tượng hoặc qua việc kiểm tra, xác minh các nguén tin do

Trang 32

quần chúng cung cấp, đã khẳng định người đó đang tìm kiếm công cụ, phươngtiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác đề thực hiện tội phạm (như:bàn mưu, tính kế, hoạch định thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm) Nhữnghành vi nói trên, mặc dù chưa trực tiếp xâm hại đến lợi ích của Nhà nước và công dân nhưng đã đặt các lợi ích ấy vào tình trạng bị đe dọa, cần thiết phải được bảo vệ kip thời.

Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo

ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu

thực hiện tội phạm đó Vậy người chuẩn bị thực hiện tội phạm là người có hành

vi tạo ra những điều kiện vật chất hoặc tinh thần giúp cho việc thực hiện hành viphạm tội có thể xảy ra và xảy ra được thuận lợi, dễ dàng hơn Trong thực tế,hành vi chuẩn bị thực hiện tội phạm thể hiện ở một số dạng sau: tìm kiếm, sửa

soạn công cụ phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm

Trong các dạng chuẩn bị nêu trên thì hành vi chuẩn bị công cụ, phương

tiện phạm tội là phổ biến nhất, vì nói chung đó là điều kiện cần thiết cho quátrình thực hiện tội phạm.

Hai là, tội phạm đang chuẩn bị thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọnghoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Hiện nay, theo quy định của BLHS 1999 đã phân loại tội phạm thành bốn nhóm tội phạm khác nhau: Tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng; Tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Tại khoản 3 Điều 8 BLHS 1999 quy định:

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn

cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến

ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gáy nguy hại lớn cho xã

hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trong là tội phem gây nguy hai rất lớn

Trang 33

cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến

mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây

nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình [8].Mặt khác, việc chuẩn bị thực hiện tội phạm vẫn còn một khoảng cách

nhất định với việc thực hiện tội phạm nên không nhất thiết đều phải truy cứutrách nhiệm hình sự Mà theo quy định tại Điều 17 BLHS 1999 thì chỉ người

nào chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêmtrọng thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự Do vậy, muốn bắt khẩn cấp mộtngười đang chuẩn bị thực hiện tội phạm thì tội phạm họ đang chuẩn bị thựchiện phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc là tội phạm đặc biệt nghiêmtrọng Như vậy, theo quy định của điều luật thì không cho phép bắt khẩn cấpđối với những người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng và tội

phạm nghiêm trọng.

+ Thực tế hiện nay, một số trường hợp việc xác định tội phạm mà một

người đang chuẩn bị thực hiện có phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội

phạm đặc biệt nghiêm trọng hay không lại là không đơn giản Trong BLHS, có

những tội phạm luôn luôn là tội ít nghiêm trọng (ví dụ: Tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng_ vệ chính đáng - Điều 106 BLHS 1999, hay tội xâm phạm quyền bình đẳng của

phụ nữ - Điều 130 BLHS 1999 ), hay có những tội phạm luôn luôn là tội

nghiêm trọng (ví dụ: Tội loạn luân - Điều 150 BLHS 1999) hoặc cũng có

những tội mà chỉ có thể luôn là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêmtrọng (ví dụ: Tội phản bội Tổ quốc - Điều 78 BLHS 1999) Khi có căn cứ cho

rằng một người đang chuẩn bị phạm một trong những tội phạm này, thì việc

xác định đó có phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệtnghiêm trọng hay không để quyết định có áp dụng hay không áp dụng BPNC

bắt khẩn cấp thì lại quá đơn giản Nhung trong BLHS 1999, có những tội danh

Trang 34

mà cấu thành co ban của tội đó là tội ít nghiêm trọng, nhưng còn trong các cấu

thành tăng nặng của tội đó thì lại là tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng,

thậm chí còn là cả tội đặc biệt nghiêm trọng và một trong các tình tiết định

khung tăng nặng của tội đó là căn cứ vào hậu quả do hành vi phạm tội gây ra

Cho nên, trong những trường hợp này, khi quá trình thực hiện tội phạm mớichỉ ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, chưa gây ra hậu quả và người thực hiện tộiphạm chưa thực hiện các hành vi được quy định ở các tình tiết định khungtăng nặng khác thì không thể xác định được người đó đang chuẩn bị thực hiện

tội phạm gi (it nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trong hay đặc biệt

nghiêm trọng) để từ đó mà tiến hành bắt khẩn cấp đối với họ hay không rj

Ví dụ như trong tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS 1999) thi nếu

như một người chuẩn bị phạm tội trong trường hợp được quy định tại khoản |Điều 138 BLHS 1999 thì tội họ chuẩn bị phạm là tội ít nghiêm trọng Còn nếu

chuẩn bị phạm tội trong trường hợp quy định tại khoản 2 thì tội họ chuẩn bị

phạm là tội nghiêm trọng Nếu chuẩn bị phạm tội trong những trường hợp quy

định tại khoản 3 thì tội họ định phạm lại là tội rất nghiêm trọng Thậm chí nếu

người đó chuẩn bị thực hiện tội phạm thuộc vào một trong các trường hợp quy

định tại khoản 4 thì tội mà họ định phạm lại là tội đặc biệt nghiêm trọng

Cụ thể hơn, nếu người phạm tội chưa thực hiện các hành vi quy định

tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 138 BLHS (chiếm đoạt tài sản có

giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng hoặc chiếm đoạt

tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên) thì khi có căn cứ để cho rằngngười đó đang chuẩn bị trộm cắp tài sản, chúng ta không thể biết tội mà họđang chuẩn bị thực hiện có phải là tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạmđặc biệt nghiêm trọng không Trong trường hợp này để xác định dúng tội họ

định vi phạm trước hết chúng ta cũng cần phải xác định được nhân thân củangười đó (tốt, xấu, tiền án, tiền sự ) và cũng cần phải xác định cả tới đối

tượng mà tội phạm tác động Một người chuẩn bi tron cắp tai sản trong ngân

Trang 35

hàng, nhà để các hiện vật lịch sử sẽ hoàn toàn khác với việc chuẩn bị trộm cắpmột nhà người dân bình thường -Fhuc sự đây là vấn đề rất khó xác định Do

đó khi không thể xác định được như vậy thì theo ý kiến cá nhân tôi chỉ nêncăn cứ vào cấu thành cơ bản của tội này (tội trộm cắp tài sản) để xác định đó

là tội ít nghiêm trọng theo nguyên tắc áp dụng có lợi cho người phạm tội Dovậy, không nên áp dụng bắt khẩn cấp đối với họ Cho nên, khi bắt người trongtrường hợp khẩn cấp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 81 BLTTHS chúng tacần phải chú ý tới vấn đề này Đây cũng là một vấn đề mà trong lý luận cũng như thực tiễn áp dụng hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau Vì vậy, cầnphải có những quy định cụ thể về vấn dé này trong các văn bản hướng dẫnthực hiện BLTTHS +

Trước đây tại Điều 2 Sắc lệnh 002-SL ngày 18/6/1957 và Điều 3 Sắcluật 02-SL ngày 15/3/1976 có quy định sáu trường hợp có thể áp dụng biệnpháp bat khẩn cấp Tuy nhiên, việc quy định đó là rất chung chung, dễ dẫnđến sự vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân Ví dụ

như việc quy định một trường hợp được phép bắt khẩn cấp đó là: "Hành vichuẩn bị làm việc phạm pháp" Từ "phạm pháp" ở đây sẽ dẫn tới cách hiểu là

có thể áp dụng bắt khẩn cấp đối với cả người có hành động chuẩn bị phạmpháp hình sự và cả đối với người chuẩn bị phạm pháp hành chính Do vậy sẽdẫn đến việc bắt khẩn cấp tràn lan, tùy tiện mà không bị coi là vi phạm pháp

luật để bị xử lý Dẫn đến hiện tượng bắt cả những đối tượng không cần thiết,

vi phạm quyền dân chủ của công dân Từ khi BLTTHS được ban hành, đã

thay cụm từ "chuẩn bị làm việc phạm pháp" bằng cụm từ "chuẩn bị thực hiệntội phạm nghiêm trọng" và cuối cùng là cụm từ "chuẩn bị thực hiện tội phạmrất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trong" việc thay thế này vừađảm bảo chính xác, vừa cụ thể, phù hợp với phạm vi bắt khẩn cấp được thu

hẹp, đảm bảo biện pháp này chỉ được sử dụng khi cản thiết, không áp dụngtràn lan.

Trang 36

Trường hợp thứ hai: Khi người bi hại hoặc người có mặt tai nơi xảy

ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tôi

phạm mà xét thấy cân ngăn chặn ngay việc người đó trốn

Trong trường hợp này, tội phạm đã xảy ra, nhưng người thực hiện tộiphạm không bị bắt ngay lúc đó Sau một thời gian, người bị hại hoặc người có

mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy đã xác nhận đúng là người đãthực hiện tội phạm Nếu Cơ quan điều tra xét thấy cần ngăn chặn ngay việc

người đó trốn thì ra lệnh bắt khẩn cấp Việc bắt khẩn cấp trong trường hợp này

cần phải có hai điều kiện

Điều kiện thứ nhất: Có người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt

trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm

Người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm có thể là người bị hại hoặc là một

người khác đã chính mắt trông thấy và xác nhận với cơ quan có thẩm quyềnđúng là người đã thực hiện tội phạm Việc xác nhận phải mang tính chất khẳngđịnh một cách chắc chắn, chứ không thể "hình như" hoặc "nhìn giống" người đã

thực hiện tội phạm Điều luật cũng không quy định là " người bị hại hoặc

-người làm chứng " là vì theo quy định của pháp luật thì -người làm chứng làbất cứ người nào biết được những tình tiết khách quan của vụ án và được cơ

quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để khai báo về những việc cần xác minhtrong vụ án Như vậy, để được coi là người làm chứng thì phải có hai điều kiện

là biết được những tình tiết liên quan đến vụ án và một điều kiện nữa là phảiđược cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến mà trên thực tế thì tại nơi xảy ratội phạm có rất nhiều người có mặt (thông thường) mà không phải ai cũng cóthể trở thành người làm chứng cả Do đó, BLTTHS đã quy định "có người bị

hại hoặc người có mặt " là rất chính xác Có như vậy mới đảm bảo được tính

xác thực và giá trị của lời tố giác tội phạm.

Trước đây trong các văn bản pháp luật về TTHS thì chỉ cần có điềukiện này là đã được phép ra lệnh bắt khẩn cấp, dẫn đến tình trạng bắt tràn lan,

Trang 37

do đó không phát huy được ưu điểm của biện pháp bắt người, gay tốn kém về

tiền của và sức người một cách không cần thiết Để hạn chế nhược điểm trên,

BLTTHS đã quy định thêm một điều kiện nữa là " chính mắt trông thấy và

xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm ".

Điều kiện thứ hai: Cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

Để ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp Cơ quan điều tra ngoài

căn cứ nêu ở phần trên thì còn phải xem xét đến vấn đề có cần bat để ngăn

chặn ngay việc người đó trốn hay không Nếu có căn cứ để cho rằng người đó

không có khả năng trốn thì không cần bắt khẩn cấp Căn cứ để cho rằng cần

bắt ngay để ngăn chặn việc người đó trốn có thể dựa vào những căn cứ sau:

+ Căn cứ thực tế: Người phạm tội có hành động bỏ trốn hoặc thực tế

đã trốn.

+ Căn cứ thuộc về khả năng: Đó là việc người phạm tội không thực sự

có hành vi trốn nhưng nếu không bắt thì người đó sẽ trốn (cụ thể là: người đókhông có nơi cư trú rõ ràng hoặc có nơi cư trú nhưng ở quá xa; là đối tượngphản cách mạng, lưu manh, côn đồ hung hãn hoặc chưa xác định được nhânthân của người đó).

Trường hợp thứ ba: Khi có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ

ở của người bị nghỉ thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc

người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ

Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền chưa có đủ tài liệu, chứng

cứ để xác định người thực hiện tội phạm Nhưng qua việc phát hiện dấu vết

của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và

xét thấy cần thiết ngăn chặn việc người này bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ thìbat khẩn cấp Việc bắt người trong trường hợp này cần có hai điều kiện:

Một là, khi thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người

bị nghỉ thực hiện tội phạm.

Trang 38

Qua những hoạt động như khám chỗ ở, địa điểm, khám người, xem xétdấu vết trên thân thể, kiểm tra, kiểm soát hành chính cơ quan có thẩm quyềntìm thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở, địa điểm của người bịnghỉ thực hiện tội phạm Các dấu vết đó có thể là những vật dùng làm công cu,phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết của tội phạm, các vật khác có giá trị chứng minh tội phạm, cũng như các vết đâm chém, đánh, cào cấu hoặc vếtcắn xuất hiện trên thân thể của người bị nghi thực hiện tội phạm Cần chú ýrằng, những dấu vết trên thân thể người bị nghi thực hiện tội phạm trước hoặcsau khi tội phạm xảy ra (vết chàm, bớt, sẹo, nốt ruồi, hạt cơm ) thì không được coi là dấu vết của tội phạm.

Những dấu vết của tội phạm được tìm thấy là những vật chứng, cũngnhư dấu vết của tội phạm trên thân thể hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thựchiện tội phạm Việc tìm thấy dấu vết của một tội phạm được coi là một điềukiện để bắt khẩn cấp

Hai là, khi cần ngăn chặn người bị nghỉ thực hiện tội phạm trốn hoặc

tiêu hủy chứng cứ

Những căn cứ cho rằng người bị nghi thực hiện tội phạm bỏ trốn tương tựnhư các căn cứ cho rằng người phạm tội trong trường hợp thứ hai bỏ trốn Tuy

nhiên, nếu xác định người bị nghi thực hiện tội phạm không bỏ trốn nhưng lại

có căn cứ cho rằng người đó tiêu hủy chứng cứ như: đang xóa dấu vết tội

phạm, đang cất giấu công cụ phương tiện phạm tội, dang tau tán tài sản vừa

lấy được Thì những hành vi đó vẫn được coi là điều kiện để bắt khẩn cấp

Trường hợp bắt khẩn cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 81 BLTTHS

chính là việc kết hợp các trường hợp bắt khẩn cấp thứ 3, 4 và 5 trong các Sắc

luật 002-SL ngày 18/6/1957 và Sắc luật 02-SL ngày 15/3/1976 trước đây Việc

quy định như vậy, đã giúp hạn chế được tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp vớiđiều kiện đơn giản dé thay thế cho việc điều tra, xác minh Trước đây, khi

BLTTHS chưa được ban hành thì các văn bản pháp luật về TTHS có quy định

Trang 39

việc bắt khẩn cấp trong trường hợp "căn cước lai lịch không rõ ràng" Đây làtrường hợp người mang giấy tờ giả mạo hoặc không có giấy tờ chứng minh căn cước, lai lịch, có dấu hiệu nghi vấn hoạt động tội phạm hoặc trốn tù nên cơ quan

công an cần bắt giữ để điều tra, xác minh Quy định này là xuất phát từ tìnhhình thực tế nước ta lúc bấy giờ (do chiến tranh vừa kết thúc, việc kiểm soát căn

cước còn khó khăn ) Hiện nay, những điều kiện đó không còn nữa, do vậy quy định này là không cần thiết nữa và nó đã bị bãi bỏ.

- Đối tượng bị áp dung bắt khẩn cấp 2 \# % q.

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp mang tính cấp báchđược những người có thẩm quyền tiến hành trước khi có quyết định khởi tố vụ

án hình sự Người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp thường là người chưa bị

khởi tố về-hình sự, họ chưa phải là bi can bị cáo mà chỉ là người bị nghi thựchiện tội phạm Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý không phải là cứ chưa bị khởi

tố vụ án hình sự, chưa có tư cách bị can, bị cáo thì mới áp dụng bắt khẩn cấp

Trong thực tế, rất nhiều trường hợp người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp đã

là bị can hoặc bị cáo rồi Đó là trường hợp bị can, bị cáo trong một vụ án khác

cũng có thể bị bắt khẩn cấp nếu hành vi của họ thuộc một trong những trường

hợp được quy định tại khoản 1 Điều 81 BLTTHS

Ví dụ: Nguyễn Văn A bị khởi tố về tội tham ô tài sản nhưng không bịbat giam mà áp dụng BPNC cấm di khỏi nơi cư trú và tạm đình chỉ chức vuđang đảm nhiệm Trong quá trình điều tra làm rõ hành vi phạm tội của A, Cơ

quan điều tra có căn cứ cho rằng A đang chuẩn bị thực hiện việc giết anh Trần

Văn B để trả thù vì B là người đã tố giác hành vi phạm tội của A Xét thấy yêucầu ngăn chặn đặt ra là rất cấp bách, Cơ quan điều tra đã áp dụng BPNC bắtkhẩn cấp đối với bị can Nguyễn Văn A Từ ví dụ này cho thấy đối tượng bị ápdung bat khẩn cấp là bất kỳ ai miễn là người đó có đủ các điều kiện thuộc mộttrong ba trường hop khẩn cấp quy định tại khoản | Điều 81 BLTTHS

Trang 40

- Thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp

Khoản 2 điều 81 BLTTHS quy định những người sau đây có quyền ralệnh bắt người trong trường hợp bắt khẩn cấp gồm:

Nhóm I1: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.

Nhóm 2: Người chỉ huy của đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng ở hai dao và biên giới.

Nhóm 3: Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời

khỏi sân bay, bến cảng.

Theo tinh thần của quy định này thì người chỉ huy cấp trung đoàn va

tương đương trực thuộc cấp sư đoàn thì không có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩncấp Tương đương với cấp trung đoàn được hiểu là các đơn vị có người chỉ huy

cùng cấp bậc quân số tương đương, nhiệm vụ được giao tương đương với cấp

trung đoàn mặc dù tên gọi có thể khác Người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo

và biên giới đó là các đơn vị được thành lập và biên chế trong hệ thống của bộ

đội biên phòng quản lý một khu vực của tuyến biên giới trên đất liền và hải

đảo Các đồn biên phòng ở trong khu vực nội địa như sân bay, bến cảng, nhà

ga quốc tế v.v thi cũng không có quyền này bởi vì ở nội địa đã có các Cơquan điều tra, cơ quan Công an đảm nhận

& Do tính cấp bách của việc bắt khẩn cấp nên luật quy định thêm nhóm

người có thẩm quyền là chỉ huy tdu bay, tầu biển được ra lệnh bắt khẩn cấp.Thực tiễn đặt ra là nhiều máy bay, tầu biển của Việt Nam thuê người nướcngoài chỉ huy Nếu theo điều luật họ vẫn được quyền ra lệnh bắt khẩn cấp

Tuy thực tế ít xảy ra song theo tôi đây là một số trường hợp đặc biệt cần có

một hướng dẫn riêng dé đảm bảo tính khả thi.7

- Thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Khoản 3 Điều 81 BLTTHS quy định: "Nội dung lệnh bat và việc thihành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại

khoản 2 Điều 80 của Bộ luật này"

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tình hình bắt để tạm giữ và tạm giữ - Luận án tiến sĩ Luật học: Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ tạm giam trong Tố tụng hình sự Việt Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
Bảng 2.1 Tình hình bắt để tạm giữ và tạm giữ (Trang 109)
Bảng 3.1: Tổng số vụ phạm tội xảy ra từ 2000 - 2002 - Luận án tiến sĩ Luật học: Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ tạm giam trong Tố tụng hình sự Việt Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
Bảng 3.1 Tổng số vụ phạm tội xảy ra từ 2000 - 2002 (Trang 164)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w