Sự phát triển và thâm nhập của hình thức huy động vốn trực tiếp là các thị trường tài chính đã làm giảm vai trò độc quyền của hệ thống ngân hàng.. Đối với các nước này, sự xơ cứng của hệ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VAN :
NGUYEN HONG SON
VAN DE SU DUNG CAC CONG CU TIEN TE, TAI CHINH
; TRONG ĐIỀU KIỆN NEN KINH TE CHUYEN DOI
NN eee Ny rE
Chuyén nganh: Kinh té chinh tri
SEES EMRE IN Sas
TM~
NGƯỜI HƯỚNG DAN : PTS Pham Quang Vinh
tử ————
HA NOI 1998 Risers
Trang 2MỤC LỤC Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1 : Vai trò của tiên tệ, tài chính x
1.1 Lãi suất và tỷ giá với ổn định và tăng trưởng kinh tế 5
1.1.1 Ảnh hưởng từ phía lãi suất :
I.1.1.1.Vài nét về lãi suất ¬ Í
1.1.1.2 Lãi suất trong nền kinh tế chuyền đổi
1.1.2.Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái 14
1.1.2.1 Cán cân thanh toán quốc tế l4
1.1.2.2 Tỷ giá hối đoái +
1.2 Vai trò của chính sách tiền tệ 24
1.2.1 Hệ mục tiêu tổng quát của chính sách tiền tệ 24
1.2.1.1 On định vật giá 24
1.2.1.2 Phát triển kinh tế 26
1.2.2.Hệ mục tiêu phái sinh 27
1.2.2.1 Mục tiêu ổn định hối đoái at
1.2.2.2 Tính chất chuyển đổi của tiền tệ 29
1.2.3 Công cụ và cơ chế hoạt động của chính sách tiền tệ 30
1.3.4 Nguyên lý chu kỳ tiết kiệm - đầu tư - tăng trưởng theo mô
hình số nhân 39
1.4 Lời kết cho sự kết thúc phần thứ nhất 4l
CHƯƠNG 2 : Cải cách kinh tế Việt Nam và vấn đề sử dụng 43
công cụ tài chính, tiền tệ trong thời gian vừa qua.
2.1 Cơ sở khách quan của cải cách kinh tế 4A
Trang 32.1.2 Cơ sở lý luận của cải cách
2.2 Những thành tựu kinh tế cơ bản của chặng đường cải
cách
2.2.1.Kiém chế lạm phát
2.2.2 Bình ổn tỷ giá hối đoái và giá vàng, tăng cường dự trữ quốc
gia
2.2.3 Đẩy mạnh các hoạt động tin dung
2.2.4 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
2.3 Một số vấn đề bức thiết của công cuộc cải cách kinh tế
thuộc lĩnh vực tài chính - tiền tệ ở Việt Nam
2.3.1 Vấn đề tài chính - Ngân sách Nhà nước
2.3.2 Vấn đề tiền tệ - ngân hàng - thị trường tài chính
2.3.3 Vấn đề nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước
2.3.4 Vấn đề thâm hut trong cán cân thanh toán quốc tế
2.3.5 Vấn đề tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước
CHUONG 3 : Định hướng các công cụ, chính sách, tài chính,
tiền tệ trong thời kỳ quá độ của nền kinh tế Việt Nam.
3.1 Các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong
thời kỳ quá độ
3.2 Các yêu cầu đặt ra khi vận dụng các công cụ, chính sách
tài chính, tiền tệ để đạt được các mục tiêu chiến lược
3.2.1 Kiện toàn hệ thống luật pháp kinh tế
3.2.2 Kiện toàn hệ thống tài chính, ngân hàng
.3.3 Mục tiêu và phương hướng hoạt động cua công cụ, chính
sách tài chính, tiền tệ trong giai đoạn hiện nay và trong thời
3.4.1 Diễn biến của cuộc khủng hoảng
3.4.2 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
3.4.3 Tác động của cuộc khủng hoảng
3.4.4 Bài học liên hệ đối với Việt Nam
10]
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cải cách lĩnh vực tài chính - tiền tệ là nội dung cốt lõi của tiến trình
cải cách kinh tế ở Việt nam, nhằm chuyển nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch
hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Trên thực tế, tiến trình cải cách kinh tế tuy có bước tiến quan trong sau 10
năm đổi mới, thế nhưng hiện nay, tiến trình này đang có chiều hướng chững
lại một phần do vấp phải những trở ngại nhất định từ lĩnh vực tài chính tiền tệ như thiếu nguồn vốn đầu tư trong nước, thâm hụt ngân sách Nhànước, thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài
-giam, Trong khi ấy, một số công cụ đóng vai trò đòn bẩy kinh tế quan
trọng như lãi suất, tỷ giá, chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá lại chưa
được nhận thức đầy đủ hoặc vận dụng còn chưa hợp lý Kết quả là những mục tiêu đã đặt ra cho chặng đường đầu của công cuộc cải cách mới chỉ đạt
được những thành công hết sức khiêm tốn Tất cả điều đó đã xác nhận ý
nghĩa và giá trị thực tiễn to lớn của việc nghiên cứu vấn đề sử dụng công cụtài chính - tiền tệ trong hoàn cảnh cụ thể của một nền kinh tế Việt Nam
đang trong qua trình chuyển đổi cơ chế Tuy vậy, đây thật sự là một vấn đề
phúc tạp, đòi hỏi quá trình nghiên cứu phải dày công tim tòi, tích luỹ những
kinh nghiệm thành công cũng như thất bại của một số quốc gia trên thế
giới Mặt khác yêu cầu đặt ra là cũng phải am hiểu điều kiện cụ thể của
Viét Nam để quá trình vận dụng đạt được hiệu quả cần thiết, tránh dap
khuôn mô hình và giải pháp một cách máy móc.
Trước một vấn đề cấp bách như vậy, nên đã có không ít bài viết trên
các sách, báo, tạp chí chuyên ngành kinh tế đề cập đến mảng vấn đề này Tuy nhiên, số những bài viết có tính hệ thống cao và khả năng vận dụng
được trong thực tiễn đạt kết quả vẫn chưa thật nhiều Nắm bắt được tình
hình nghiên cứu như vậy, cho nên dé tài “ Vấn đề sử dụng công cụ tài chính
- tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam” cố gắng đưa ra
một phương hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề, với hy vọng đóng gop mot
phan nho bé vao kho lý luận phn vụ cho công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt
Nam đi đến thắng lợi.
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CÚU CỦA ĐỀ TÀI.
Việc xử lý vấn đề đã lựa chọn để làm đề tài cho luận văn thạc sỹ là
nhằm đạt được các mục đích sau đây:
Thứ nhất, khảo cứu và khái quát một số nguyên tắc lý luận Xoay
quanh chủ đề các công cụ đòn bẩy kinh tế để làm cơ sở phân tích, đánh giá
và vận dụng các công cụ này vào hoàn cảnh của Việt Nam.
Trang 5Thứ hai, phân tích thực trạng tài chính, tiền tệ Việt Nam trong cả quá
trình cải cách để xác định thành tựu, triển vọng, giới hạn và xu hướng vận
động của các vấn để nổi bật thuộc lĩnh vực tài chính - tiền tệ.
Thứ ba, kết hợp giữa xác định vấn đề mấu chốt của lĩnh vực tài chính
- tiền tệ với giải quyết vấn đề, từ đó định hướng các công cụ, chính sách tài
chính, tiền tệ vận dụng trong thời gian trước mắt và tương lai.
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong phạm vị các
công cụ, chính sách tài chính, tiền tệ sử dụng ở Việt Nam Về mặt thời gian,
luận văn chủ yếu đề cập đến giai đoạn đổi mới vừa qua (1986 - 1997) và giai đoạn trước mắt (1998 - 2010) Hướng phân tích và hệ thống kiến nghị,
giải pháp được bao quát ở tầm vĩ mô, nằm trong nội dung hình thành từngbước môi trường kinh tế - xã hội thích ứng với một nền kinh tế vận động
theo cơ chế thị trường.
Trong quá trình xử lý các vấn đề, luận văn đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp duy vật biện chứng.
- Phương pháp duy vật lịch sử.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp phân tích thông kê.
4 NHŨNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về công cu tài chính, tiền tệ ở
tầm vĩ mô.
- Vạch ra vấn đề mấu chốt của công cuộc cải cách kinh tế và để xuất
những giải pháp điều chỉnh cũng như sử dụng các công cụ, chính sách tài
chính, tiền tệ một cách hợp lý.
- Góp phần hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường để khi vận dụng,
nền kinh tế không chỉ ổn định mà còn phát triển bén vững trong thời kỳ quá
độ và giai đoạn cất cánh.
5 KẾT CẤU LUẬN VĂN.
Luận văn bao gồm phần mở đầu, ba chương nội dung và danh mục
tài liệu tham khảo Ba chương cấu thành nội dung chính của luận văn là:
Chương 1: Vai trò của tài chính - tiền tệ.
Chương 2: Cải cách kinh tế ở Việt Nam và vấn đề sử dụng công cụ tài chính, tiền tệ trong thời gian vừa qua.
Chương 3: Định hướng các công cụ, chính sách tài chính, tiền tệ
trong thời kỳ quá độ của nền kinh tế Việt Nam.
Trang 6Cnương I : Vai tro cua tiền tệ, tài chính.
I
CHƯƠNG 1: VAI TRO CUA TIEN TE, TAI CHÍNH
1.1 Lai suất và tỷ giá hối đoái với on định va tăng trưởng kinh
Pd
tê.
1.1.1 Ảnh hưởng từ phía lãi suất.
1.1.1.1 Vài nét về lãi suất.
Mọi lãi suất đều có nội dung chung là số tiền thù lao được trả để lấy
tiền trong tương lai thay vì sử dụng ngay trong hiện tại thông qua hệ thống
tài chính - tín dụng - ngân hàng
Sự hình thành lãi suất là kết quả lâu dài của sự phát triển của hệ
thống tín dụng, ngân hàng và thị trường tài chính Các nhà kinh tế học từ
trường phái cổ điển đến Keynes phân tích lãi suất từ khía cạnh tâm lý ưa dùng tiền mặt của công chúng, từ nhu cầu vay tiền và sẵn sàng cho vay của các bộ phận và tầng lớp dân cư khác nhau, từ mục đích kinh doanh của các
tổ chức tài chính, tín dụng, kể cả trực tiếp cũng như gián tiếp.
Tâm lý ưa dùng tiền mặt chịu sự tác động của ba loại động cơ chủ
yếu, đó là động cơ giao dịch, động cơ dự phòng và động cơ đầu cơ Động cơ
giao dịch nói lên nhu cầu về tiền mặt dùng cho những nghiệp vụ giao dịch
hàng ngày, có tính chất thương mại và cá nhân Động cơ dự phòng thể hiện
ý muốn giữ cho mình khỏi bị ảnh hưởng bởi những biến động của giá trị
tiền tệ trong tương lai, bang cách giữ một tỷ lệ tiền mặt nào đó so với tong
số tiền mà người ấy có Động cơ đầu cơ xuất phát từ ý muốn kiếm lợi do sự
Trang 7Chương I : Vai trò của tiền tệ, tài chính.
bất ổn có thể có của thị trường Sự xuất hiện hay chưa xuất hiện, sự ổn định
hay bất 6n định có tính chất thường xuyên của thị trường tài chính sẽ ảnh hưởng đáng kể đến động cơ dự phòng hoặc động cơ đầu cơ.
Khảo sát một thị trường tiền tệ, chẳng hạn, ban đầu chúng ta đưa ra
một mô hình đơn giản để nghiên cứu ảnh hưởng của mức cung và mức cầu
về tiền tệ đối với lãi suất
như Hình | Đường SS là một
đường thẳng đứng với giả định i Din S
rằng Ngân hàng Trung ương da (Idi suất
tung ra một lượng tiền ít thay đổi (%)
là MỸ, và đây là một đường cung
tiền giản đơn Đường D,D,, là i’ - ID
một đường cong có độ dốc, đi S
xuống thể hiện sự nhạy cam của
*
khối lượng tiền tệ đối với lãi suất 0 M M
và nó chính là đường cầu về tiền Múc cung tiền tệ
tệ Như vậy, giao điểm E của hai Hình 1
đường SS và D,,D,, cho thấy rằng
ở đó cung và cầu về tiền tệ gặp
nhau và xác lập nên lãi suất I’
[12, 399]
Tuy nhiên, trên thực tế, không có lãi suất giản đơn kiểu như vậy Lãi
suất thị trường chịu sự chi phối của thị trường và phải trải qua hàng loạt các
mối quan hệ chẳng chịt mới hình thành nên được Các phân tích được trình bày tiếp theo ở dưới đây sẽ góp phần làm rõ thêm điều đó.
Khi ngân hàng chưa đủ mạnh, hoặc nền kinh tế bi phân biệt thành
các khu vực riêng rẽ thì lãi suất được hình thành theo một phương thức
Trang 8Chương I : Vai trò của tiền tệ, tài chính.
khác Nó vừa có bóng dáng của quan hệ thị trường, nhưng nó cũng mang sắc thái của các quan hệ kinh tế phi chính thức.
Hình 2 là một đồ thị đơn
giản phản ánh quan hệ cung cầu i
về tiền tệ giữa tap hop những (lái suất)
người sẵn sàng cho vay và tập (%)
hợp những người muốn vay tiền i,
vì các mục đích khác nhau S,, là
đường biểu diễn mức cung tiền,
D„ là đường cầu về tiền tệ iy là
mức lãi suất tương ứng với lượng 0 Qm, Qm
tiền Qm, khi cung và cầu tiền tệ Tiền vay
đạt được sự thoả thuận trên thế
cân bằng Hình 2
(13, 295-310]
Đến lúc hệ thống ngân hàng thương mại trở thành các trung gian tài
chính chủ yếu, dam nhận chức năng tập hợp và phân phối nguồn vốn dưới
dạng tiền tệ thì có sự phân hoá thành hai loại lãi suất Đó là lãi suất tiết
kiệm và lãi suất cho vay Hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò hết
sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường Trong một thời gian dài, sự
phát triển của hệ thống ngân hàng hương mại cả về chiều rộng lẫn chiều sâu
đi song hành với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Cơ sở để các ngân
hàng thương mại tồn tại và hoạt động chính là sự chênh lệch giữa lãi suất
tiết kiệm và lãi suất cho vay, theo nguyên tắc lãi suất cho vay bao giờ cũng phải cao hơn.
Sự phát triển và thâm nhập của hình thức huy động vốn trực tiếp là
các thị trường tài chính đã làm giảm vai trò độc quyền của hệ thống ngân
hàng Giữa hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính luôn có mối quan hệ
Trang 9Chương I : Vai tro cua tiền tệ, tài chính.
hữu cơ lẫn nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh và vừa bổ khuyết cho nhau Sự
xuất hiện, lớn mạnh của thị trường tài chính cũng đánh dấu sự trưởng thành
của kinh tế thị trường, hay nói cách khác các quan hệ thị trường lúc này sẽ
trở thành các quan hệ chi phối các quan hệ kinh tế khác Cốt lõi của các thị
trường tài chính là các thị trường chứng khoán Lãi suất và lợi tức (I,) của
các loại chứng khoán tác động đến lãi suất hình thành trên thị trường tiền
gửi tiết kiệm và cho vay của hệ thống ngân hàng Không chỉ như vậy, sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cũng là kết quả của nền kinh tế thị
trường phát triển ổn định Nó làm
nên cái trục của các loại lãi suất Lãi (8)
suất thị trường theo nghĩa đầy đủ _
P(%)
nhất (i) chính là sự tương tác lẫn
nhau của 3 loại biến số kinh tế là lãi r
suất ngân hàng (r), lãi suất và lợi tức
chứng khoán (II) va tỷ suất lợi
nhuận bình quân (p) Trục tung của
đồ thị (như hình 3) biểu diễn lãi suất i
ngan hang (r) Truc hoanh biéu dién
lãi suất va lợi tức chứng khoán (II,)
Hình 3
và đường làm với trục hoành góc 459
diễn tả tỷ xuất lợi nhuận bình quân
(p) với tỉ lệ xích quy đổi nhỏ hơn V2
lần so với trục tung và trục hoành (để
đơn vị của chúng là tương đương
nhau và tính theo %).
Đường ii thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất ngân hàng và lãi suất lợi
tức chứng khoán Đường ii cắt đường P tại I và tạo nên lãi suất thị trường
(i) Tại điểm I, cả lãi suất ngân hàng (`), lãi suất và lợi tức chứng khoán
Trang 10- Chương I : Vai trò của tiền tệ, tài chính.
(HH) va tỷ suất lợi nhuận bình quân (p) đều bằng nhau Đường ii cũng có
thể dịch chuyển và lệ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận bình quân Nó cũng có thể
xoay nếu một trong hai đại lượng r hoặc IJ, to ra nhạy cam hơn đối với
quyết định đâu tư của đông đảo công chúng Ở các nền kinh tế ổn định, trên
thực tế, đường ii rất ngắn Các điểm trên đường ii đều có xu hướng dao
động quanh điểm IJ và trở về điểm I là trạng thái thông thường của nền kinh
tế.
Đến lúc này ta tiếp tục khảo cứu về mối quan hệ giữa lãi suất và sản lượng Đồ thị liên hoàn ở hình 4 mô tả sự gia tăng (hoặc suy giảm) của sản
lượng xảy ra như thế nào trước sự thay đổi của lãi suất Ở đồ thị (a) giả sử
nếu lãi suất giảm xuống một tỷ lệ nào đó thì sẽ khuyến khích các doanh
nghiệp vay nhiều hơn để sản xuất kinh doanh Và như thế, trong nền kinh
tế, hoạt động đầu tư cũng diễn ra nhiều và sôi động hơn (xem đồ thị b) Kết
qua sau cùng của một chuỗi các hoạt động, theo “mô hình số nhân”, làm cho sản lượng tăng lên (đồ thị c) Nếu xem xét trong cả một quá trình, thì
sự gia tăng sẵn lượng một cách liên tục chính là sự tăng trưởng bền vững.
Tuy vậy, không thể giảm vô hạn lãi suất Ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn tác
động của việc giảm lãi suất cũng hết sức khác nhau Đồ thị ở hình 5 cho
thấy miền lãi suất lớn hơn mức i’, việc giảm lãi suất có thể là hữu ích, vì nó
có tác dụng làm gia tăng sản lượng Nhưng nếu ở miền lãi suất thấp hơn
mức i’, mỗi mức giảm lãi suất tiếp theo chỉ có tác dụng bất lợi cho sản
lượng, bởi vì lãi suất quá thấp không khuyến khích nguời ta gửi tiền vào ngân hàng hay mua chứng khoán.
qd)
Trang 11Chương I : Vai trò cua tiền tệ, tài chính.
Lãi suất i lãi suất i
Trong sự điều phối quá trình lên xuống của lãi suất, Chính phủ phải
tỏ ra hết sức linh hoạt Hơn 60 năm về trước, trong tác phẩm “Lý thuyết
tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ”, J M Keynes đã khuyến cáo về
tính hợp lý của mức lãi suất Mô hình dựa trên nguyên lý của ông cho thấy,
việc giảm lãi suất để kích thích đầu tư mang lại kết quả hết sức khả quan khi GNP còn nằm dưới mức sản lượng tiềm năng Theo thông lệ, sau một
nN
Trang 12Chương I : Vai trò của tiền tệ, tài chính.
khoảng thời gian giảm lãi suất để tăng sản lượng chính phủ sẽ tiếp tục cố
định lãi suất và tăng đôi chút Khi sản lượng đã tương đối ổn định, mới đặt
ra kế hoạch giảm lãi suất ở chặng tiếp theo
1.1.1.2 Lãi suất trong nền kinh tế chuyển đổi
Nói đến các nên kinh tế chuyển đổi là nói đến các nền kinh tế từ
cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang kinh tế thị trường sau chiến
tranh lạnh, hoặc các nền kinh tế theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa trước
đây đang trong quá trình tự do hoá kinh tế để bước vào kỷ nguyên hợp tác
và hội nhập quốc tế Đối với các nước này, sự xơ cứng của hệ thồng tài
chính - ngân hàng đã trở thành chủ đề thường xuyên được bàn tới trong các hội nghị tài chính quốc tế Trọng tâm của quá trình đổi mới và cải cách
kinh tế luôn luôn xoay quanh vấn đề đổi mới hệ thống tài chính - ngân hàng
cho phù hợp với khả năng giao lưu quốc tế trên phạm vi toàn cầu.
Lãi suất là điểm cốt lõi của mảng vấn đề tài chính - tiền tệ Quá trình
cải cách hay chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế thành công hay thất bại,
phần nào chịu sự tác động của những diễn biến về lãi suất Lãi suất chi phối khả năng tập trung nguồn vốn trong nước Lãi suất gián tiếp tạo ra sự
đối ứng giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài Tự bản thân
nó, lãi suất được hình thành từ sự tác động qua lại của toàn bộ hệ thống tài
chính, tuy vậy không chỉ hoàn toàn thụ động mà lãi suất còn tác động trở lại
hệ thống tài chính - tín dụng - ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế Nhìn vào
chỉ số lãi suất, có thể có những dự đoán tương đối chính xác về tình hình
của nền kinh tế trong hiện tại cũng như trong tương lai
Trang 13Chương I : Vai trò của tiền tệ, tài chính.
Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế chuyển đổi còn thể hiện ở chỗ,
một mặt tạo ra sự ổn định cho đâu tư; huy động toàn bộ năng lực của toàn
bộ nền kinh tế; cơ cấu lại nền kinh tế theo ngành, vùng lãnh thổ; giảm áp
lực từ ngân sách nhà nước và hạn chế lạm phát Nhưng mặt khác, nó cũng
đo lường mức độ thị trường hoá của nên kinh tế, nó là tín hiệu để thu hút
các luồng vốn đầu tư nước ngoài va là sự đảm bảo trước các tổ chức tài
chính quốc tế về chính sách nhất quán tự do hoá kinh tế Có được những vai
trò này là do lãi suất có quan hệ hết sức mật thiết với một quyền căn bản
của kinh tế thị trường là quyền tư hữu
Lãi suất trước đây của các nền kinh tế chuyển đổi, hầu hết chỉ mang
tính hình thức còn nhóm các nước chậm phát triển trong thế giới thứ ba ít
chú ý đến lãi suất vì thường y lại quá nhiều vào viện trợ nước ngoài Phải
chú ý rằng sự tăng lên của các nguồn ngoại tệ, ngoài tác dụng tích cực cũng gây sự suy yếu tương đối cho các đồng tiền nội địa Các nước đang phát
triển đã từng lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan là: nếu tăng lãi suất lêncao thì làm hạn chế khả năng vay của các doanh nghiệp, và hệ thống ngân
hàng thương mại đứng ra phải bù lỗ khi trả tiền cho những người gửi tiết
kiệm; nếu giảm lãi suất xuống mức thấp thì không đủ sức hấp dẫn để động
viên được các nguồn vốn nhàn rỗi từ nhân dân; nếu Ngân hàng Trung ương
sử dụng biện pháp in thêm tiền để tài trợ cho các loại dự án đã triển khai
nhưng thiếu vốn thì sẽ gây mất ổn định tiền tệ, và đồng nội tệ đã suy yếu lại
càng suy yếu thêm Đồng nội tệ một khi đã suy yếu thì khả năng lệ thuộc
vào các đồng tiền nước ngoài là diéu không thể tránh khỏi Ở các nước di
theo mô hình kế hoạch hoá tập trung kiểu Xô viết, tình hình vận dụng lãi
suất như là công cụ đòn bẩy kinh tế cũng không tốt đẹp gì hơn Lãi suất vừa
mang tính hình thức, vừa được ấn định một cách tuỳ tiện, cho nên chủ yếu
chỉ mang nội dung danh nghĩa hơn là mang nội dung công cụ kinh tế Xét
về lâu dài, duy trì mô hình kế hoạch hoá tập trung sẽ tất yếu dẫn đến khủngĐhoảng kinh tế, mà trước hết là khủng hoảng tài chính Những biểu hiện của
19
Trang 14tnương 1: val tro cua tién tệ, tài chính.
khủng hoảng qua các giai đoạn là đồng tiền bị phá giá liên tục, nền kinh tế
bị đình đốn và suy yếu, từ bất ổn định về kinh tế kéo sang bất ổn định cả
trong lĩnh vực chính trị Các nước ở trình độ thấp của mô hình như Mông
Cổ, Cu Ba và Việt Nam lâm vào thế bế tắc như các nưốc chậm phát triển
của thế giới thứ ba, còn các nước cộng hoà thuộc Liên bang Xô viết bị phá
vỡ từ cơ cấu tổ chức kinh tế đến cơ cấu xã hội Các nước Đông Âu tìm sự
cứu cánh từ phương Tây để cứu vãn sự đi xuống của nền kinh tế và ngay
như mô hình được coi là ưu việt hơn cả của hệ thống XHCN thế giới là
CHDC Đức thì sau khi sát nhập vào Tây Đức để thành nước Đức thống nhất
cũng phải chi phí hơn 1000 tỷ DM nhằm mục đích cải tổ lại toàn bộ nền
kinh tế, để cho khỏi lạc hậu so với các nước Tay Âu khác.
Điều bất lợi cho các nền kinh tế chuyển đổi là, nói chung hệ thống
ngân hàng chưa đủ mạnh để chống đỡ cho những cú sốc tài chính trong giai
đoạn bat đầu chuyển đổi sang cơ chế thị trường hoặc không tạo ra được sự
thích nghi cần thiết cho quá trình tự do hoá kinh tế Sự mất cân đối giữa các khu vực kinh tế đã góp phần cản trở quá trình hình thành lãi suất thị trường Quan hệ vay va cho vay vốn trên thực tế không phản ánh đúng nhu
cầu của nền kinh tế về các nguồn vốn đầu tư Nhu cầu về tiền tệ phục vụ
cho sự tăng lên của các nhu cầu giao dịch ở khâu lưu thông không phải là
cơ sở bền vững cho sự hình thành các loại lãi suất Mặt khác, điểm yếu căn
bản của các nền kinh tế chuyển đổi khi muốn xác lập lãi suất ổn định làthiếu hẳn chỗ dựa từ phía thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường cổ
phiếu của các công ty Lãi suất tuy là một biến số chủ quan nhưng lại tuân
theo các quy luật khắch quan của quá trình hợp tác và cạnh tranh trong cơ
chế thị trường Việc áp dụng chính sách lãi suất tuỳ tiện và phân biệt đối xử chỉ càng làm cho méo mó các quan hệ kinh tế Cộng thêm vào đó là sự bấp
bênh của ty giá, cũng đã góp phần hạn chế rất nhiều vai trò của lãi suất, mộtcông cụ đòn bẩy vốn dĩ là thế mạnh của nền kinh tế thị trường trưởng thành.
13
Trang 15Chương | : Vai trò của tiền tệ, tài chính.
1.1.2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái.
1.1.2.1 Cán cân thanh toán quốc tế
Nền mậu dịch vươn ra thế giới là khuynh hướng vận động có tính chất
quy luật của các nền kinh tế phát triển từ thấp đến cao Ở trình độ của loại
hình quan hệ kinh tế này, không chỉ những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ,
mà ngay cả các chứng khoán cũng có thể được mua bán ở phạm vi ngoài
biên giới của mỗi quốc gia Việc cung ứng các hàng hoá phục vụ cho giao
dịch gặp phải sự cạnh tranh gay gắt giữa những người trong một nước,
người của nước đó với người của nước ngoài và giữa những người nước
ngoài với nhau.
Nội dung của nền mậu dịch quốc tế là sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt
động san xuất và cung ứng dịch vụ với hoạt động thương mại giữa các quốc
gia Tất cả các loại giao dịch đều được ghi lại theo một thể thức kế toánkép, áp dụng cho một giai đoạn hay nhiều giai đoạn dưới hình thức một
bảng lược kê kế toán thường quen gọi là “cán cân thanh toán quốc tế” Một
bên của bảng ghi giá trị bất cứ thứ gì mà một quốc gia đem xuất khẩu, bên
kia ghi những giá trị nhập khẩu Phần chênh lệch giữa tổng giá trị xuất vàtổng giá trị nhập gọi là số dư thanh toán quốc tế, trong đó số dư có thể
dương, âm hoặc bằng không.
Xuất nhập khẩu tư bản làm tăng hoặc giảm khối lượng tiền tệ, mà vé
thực chất là sự di chuyển các nguồn lực vật chất qua biên giới, cho nên nó
là loại khoản mục quan trọng nằm trong cán cân thanh toán quốc tế Khi
các trái phiếu được hệ thống ngân hàng thương mại trong nước mua bán thì
nó là biện pháp tăng hoặc giảm khối lượng tiền tệ thuần tuý mang tính chất đối nội Nhưng trong nền kinh tế mở lại hoàn toàn khác Các trái phiếu
1A
Trang 16Chương I : Vai trò cua tiền tệ, tài chính.
được xuất đi hoặc nhập vào, nếu không rơi vào hệ thống tiền tệ, thì cũng
vào tay công chúng hoặc bên nước ngoài, và như vậy đã có quan hệ gián
tiếp đến quyết định mở rộng hay thu hẹp đầu tư Những giao dịch quốc tế
về vàng và trái phiếu có ảnh hưởng đến giá cả của trái phiếu, ngoại tệ và lãi suất cả ở trong nước và nước ngoài Nếu khối lượng tiền tệ trong một nước
được chính sách tiền tệ duy trì ở mức tương đối ổn định thì việc xuất khẩu
tư bản có tác dụng nâng cao mức lợi tức của tiền tệ (tức là gia tăng hiệu suất
sử dụng vốn trong quá trình cạnh tranh với hoạt động đầu tư nội địa) và
giảm bớt các khoản dự trữ bất động của hệ thống ngân hàng Trong quan
hệ nhiều tỷ giá luôn có sự chênh lệch nhất định giữa giá cả của các đồng
tiền khác nhau và sự chênh lệch giá vàng giữa các thị trường, cho nên làm
cho một quốc gia nếu vừa xuất khẩu, đồng thời vừa nhập khẩu tư bản mà
vẫn có lợi Kinh tế học hiện đại lấy số thu cận biên của việc dự trữ ngoại tệ
mạnh làm cơ sở cho chính sách xuất nhập khẩu tư bản Xuất khẩu tư bản tạo
ra áp lực đẩy lãi suất trong nước lên cao, làm giảm độ nóng của khu vực
kinh tế trong nước mà vẫn giữ được mức độ đầu tư, cũng như gia tăng tổng
số lợi nhuận Ngược lại, nhập khẩu tư bản sẽ làm giảm lãi suất quốc nội và
kích thích các hoạt động đầu tư ở trong nước.
Mậu dịch quốc tế tạo ra cơ hội cho chuyên môn hoá sản xuất Nguyên
lý lợi thế sánh tương đối đã làm rõ điều này ở mỗi quốc gia thuộc mọi loại
trình độ phát triển Tuy nhiên, trên thực tế, mậu dịch quốc tế còn là một
phương thức để làm giảm những hậu quả do lạm phát hoặc giảm phát mang
lại Ở một vài khía cạnh, lạm phát tuy kích thích xuất khẩu nhưng không
khuyến khích đầu tư Nếu chỉ xuất khẩu mà không nhập khẩu, đến một lúc
nào đó các nguồn tài nguyên sẽ hoàn toàn cạn kiệt Sự giảm sút đầu tư gây
ra mức thiếu hụt tương đối về nhiều loại sản phẩm và xuất hiện khoảng
trống tạo điều kiện cho nhập khẩu tăng lên Theo kênh tài chính tiền tệ,xuất khẩu tăng cũng làm cho lãi suất trong nước tăng Lãi suất tăng thì
ngoài hạn chế đầu tư cũng có tác dụng kiểm chế lạm phát Xét về lâu dài,
15
Trang 17Chương I : Vai trò của tiền tệ, tài chính.
không thể có mức thặng dư mậu dịch mãi mãi, cho nên khả năng tốt nhất
cho một nền kinh tế là giữ cán cân thanh toán quốc tế ở mức độ thăng bằng,
trong khi tốc độ tăng trưởng thực tế của nền kinh tế luôn luôn dương.
Để duy trì một cán cân thanh toán quốc tế tương đối thăng bằng, tức là
sự thâm hụt cũng như thang dư thương mai là tương đối nhỏ tính theo tylé
% của GDP, còn phải lệ thuộc vào bốn nhân tố Nhân tố thứ nhất là các điều
kiện thanh toán Đây là loại nhân tố liên quan trực tiếp đến chính sách
ngoại thương, chính sách phân bổ tiết kiệm và đầu tư, chính sách dự trữ, tiếp nhận viện trợ và đầu tư của nước ngoài Sự di chuyển của khối tiền tệ
nước ngoài và vàng cũng làm dịch chuyển cán cân thanh toán theo các
chiều hướng khác nhau, bởi vì hình thức này tác động đến hoạt động kinh tế
không khác gì các biện pháp của chính sách tiền tệ.
Nhân tố thứ hai là điều kiện về lợi tức Điều kiện này lại phụ thuộc
trực tiếp vào tình hình ổn định của tiền tệ Nếu như lạm phát kéo dài và
không thể dự đoán thì không chỉ ngừng trệ đầu tư trong nước mà còn đình
trệ cả đầu tư nước ngoài do các khoản lợi tức không được bao dam Đầu tu
trong nước giảm kéo theo sự hạn chế về khả năng xuất khẩu Sự phá giá
- tương đối của nội tệ chỉ khuyến khích nhập khẩu các hàng hoá phục vụ cho
tiêu dùng Ngoài ra, hậu quả cũng trở nên khôn lường do nền kinh tế ngày
càng bị lệ thuộc vào các ngoại tệ mạnh.
Nhân tố thứ ba là điều kiện về sự ổn định theo tỷ lệ cố định giữa khu vực nội địa và khu vực phục vụ xuất khẩu Khi điều kiện này đạt được thì tại
mỗi quốc gia, nền sản xuất được phân chia theo tỷ lệ tương đối ổn định giữa
hai khu vực, khiến cho các nhà đầu tư không có ý muốn chuyển các nguồn
lực của mình từ khu vực này sang khu vực khác Có hai biện pháp để đạt
được điều kiện, một là biện pháp hành chính quản lý bằng hạn ngạch, hai
là biện pháp kinh tế giữ tỷ suất lợi tức bằng nhau ở cả hai khu vực phục vụ
16
Trang 18Chương I : Vat tro cua tiền tệ, tài chính.
quốc nội và phục vụ xuất khẩu Nếu điều kiện không được thoả mãn thì
trước tiên ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp theo là
ảnh hưởng đến lợi tức thu được hàng năm của đất nước Thật vậy, nếu có
tình trạng xuống cấp của các ngành kỹ thuật tạo ra sản phẩm xuất khẩu hay
có sự thay đổi mức cầu nhập khẩu theo chiều hướng tăng lên thì cán cân
thanh toán sẽ chuyển dịch về phía thâm hụt, và đấy không phải là môi
trường đầu tư hấp dẫn Lợi tức thu được của quốc gia chỉ có triển vọng sáng sủa khi xuất khẩu vẫn được đẩy mạnh trong khi mức cầu về sản phẩm nhập
khẩu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng có khuynh hướng giảm
xuống Kinh tế học hiện đại gọi sự thay đổi trong đầu tư nước ngoài gây ra
bởi yếu tố vừa nêu là "những thay đổi có tính chất cơ cấu".
Nhân tố thứ tư đảm bảo cho sự thăng bằng của cán cân thanh toán
quốc tế là điều kiện về chính sách Cụ thể ở đây là những chính sách mà
chính phủ ban hành để hạn chế dân chúng hoạt động thương mại ở những
nơi có mức giá cả hấp dẫn nhất Nói cách khác, đó là các biện pháp trợ giá
sản phẩm để tránh những khoảng trống thiếu hụt sản phẩm cho lĩnh vực
kinh doanh mang lại ít lợi nhuận Đó cũng là sự cần trở các luồng tư bản di
chuyển ra nước ngoài làm cho lãi suất trong nước chênh lệch khá lớn so với
lãi suất quốc tế Nếu chính sách đi ngược lại những yêu cầu đã đặt ra trong
điều kiện, thì mức thăng bằng cán cân thanh toán chỉ có tính chất tạm thời,
và thậm chí nguy hại hơn là sẽ gây ra sự lệch lạc trong quá trình phân bổ
các nguồn tài nguyên của nền kinh tế.
Bốn nhân tố trên đây dựa trên cách đánh giá có tính chất toàn diện.
Tuy không phải là mục tiêu của một chính sách, nhưng chúng cũng có dáng
dấp của các đơn vị do lường, nhằm thẩm định khả năng tốt xấu về thể trạng của cán cân thanh toán quốc tế Chúng là cơ sở để phân loại những biện
pháp tốt nhất trong quá trình điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của một
ree Wee ee
quốc gia |
Trang 19Chương I : Vai trò của tiền tệ, tài chính.
a
1.1.2.2 Tỷ giá hối đoái.
Nội dung cơ bản của tỷ giá hối đoái là tỷ lệ xác định giá trị một đơn vị
tiền tệ của một nước tính bằng một lượng ngoại tệ mà nó có thể mua dược.
Về mặt bản chất, tỷ giá hối đoái là một loại giá đặc biệt, chứa đựng các
thông tin và các yếu tố mang tính định hướng cho các quyết định nên sản
xuất và tiêu dùng như thế nào Điều hết sức đáng lưu ý là tỷ giá hối đoái có
thể xác định giá cả tương đối của các mặt hàng có thể trao đổi được cũng
như không trao đổi được Như vậy, những sự thay đổi về mặt cơ cấu của
tổng cầu và tổng tổng cung không thể loại trừ những tác động nhiều chiều
của tỷ giá hối đoái |
Trong hệ thống các công cụ, chính sách thuộc về tài chính-tiền tệ của
chính phủ thì tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ có tiềm năng lớn
nhất, xét trên phương diện tác động của nó về lâu dài Cho nên, không phải
vô cớ mà Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) đặt chính
sách tỷ giá giữ vị trí trung tâm trong các chương trình điều chỉnh cơ cấu ở
các nước phát triển và đang phát triển Là loại giá cả đặc biệt, tỷ giá hối
đoái tác động lên nhiều loại giá cả khác, ảnh hưởng đến lợi ích của cáctầng lớp dân cư , kết nối mặt bằng giá cả của một nền kinh tế với giá cả của
các nền kinh tế khác, do đó, có thể xem tỷ giá hối đoái là loại giá có ý nghĩa nhất trong mỗi nền kinh tế.
Tuy nhiên, việc sử dụng tỷ giá hối đoái như một thứ công cụ để điều tiết các hoạt động kinh tế không hoàn toàn đơn giản Hầu hết các biện pháp
điều chỉnh ty giá hối đoái tại các nước đang phát triển đều nhất trí điều
chỉnh theo hướng giảm tỷ giá hối đoái, tức là giảm giá trị đồng nội tệ so với các đồng tiền mạnh Điều này gây ra những tác động nhiều mặt, và chính vì
18
Trang 20Chương I : Vai tro cua tiền tệ, tài chính.
lẽ đó mà nền kinh tế đòi hỏi phải có một tỷ giá hối doái có tính linh hoạt
cao Viễn cảnh ảm đạm do quyết định phá giá đồng nội tệ ở các nước dang phát triển không phải ngay một lúc có thể nhận ra Chỉ đến khi các cuộc
khủng hoảng tài chính liên tiếp nổ ra và tự bản thân các nền kinh tế này không thể chống đỡ nổi, mà phải dựa vào các tổ chức tài chính quốc tế thì
các nhà hoạch định chính sách mới có điều kiện để suy ngẫm về các quyết
định của mình Một vài phân tích tiếp theo dưới đây sẽ phần nào củng cố
thêm nhận định đó.
Thứ nhất, sự giảm giá tương đối của đồng tiền nội địa so với các ngoại
tệ mạnh không giúp gì nhiều cho sự gia tăng của nền sản xuất trong nước, mặt khác cũng không làm giảm đáng kể mức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa Trong một khoảng thời gian, với tiềm lực kinh tế hạn chế rất
nhiều so với các nước phát triển, các nước đang phát triển không thể gia
tăng khối lượng sản phẩm xuất khẩu để xuất cảng sang các khu vực quốc tế
sử dụng đồng tiền mạnh Ngoài ra sự giảm giá của đồng nội tệ sẽ dẫn đến
giảm tổng lượng ngoại tệ đối ứng mà không thể ngay một lúc có các giải
pháp để bù đắp cho sự thiếu hụt ngoại tệ này.
Thứ hai, đối với các nước đang phát triển, duy trì được cán cân thanh
toán quốc tế ở thế cân bằng là rất khó, chủ yếu là nhập lớn hơn xuất, hay
nói cách khác trị giá hàng nhập khẩu thường lớn hơn trị giá hàng xuất khẩu.
Như vậy, giảm giá nội tệ sẽ gây ra sự khó khăn cho cả quá trình tạo lập
những tiền dé vật chất kỹ thuật ban đầu cho một nền kinh tế phát triển Mức
cầu về sản phẩm của các nước đang phát triển tại các thị trường cạnh tranh không quá nhạy cảm với giá cả do cơ cấu sản phẩm xuât khẩu của các nước
đang phát triển ít thay đổi, cho nên, phá giá đồng tiền chỉ làm cho giá trị của kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm xuống Ngay trong trường hợp
mức cầu này co giãn đối với giá cả thì thành quả do tàng khối lượng xuất
khẩu cũng thuộc về các nền kinh tế lớn.
19
Trang 21Chương I : Vai trò của tiền tệ, tài chính.
Thứ ba, sự phá giá đồng tiền đã biến các nước đang phát triển từ nước
nghèo trở thành nước nghèo hơn Quá trình trả các khoản nợ quốc tế sẽ gặpkhó khăn và phải kéo dài, và như vậy ít có khả năng tiếp tục được vay vốn
để phát triển trong khoảng thời gian kế tiếp Sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các
nền kinh tế ngày càng trở nên mạnh mẽ và các nền kinh tế đang phát triển
sẽ bị cột vào quỹ đạo phụ thuộc các nền kinh tế phát triển Dù các nền kinh
tế đang phát triển có sự độc lập tương đối thì muốn xuất khẩu sản phẩmcông nghiệp phải nhập khẩu nguyên vật liệu Thực tế cho thấy, phá giá
không làm cho nền sản xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, chế biến rồi xuất
khẩu mà không tổn hại đến ngành xuất khẩu.
Thứ tư, phá giá đồng tiền trong nước thì cũng tức là phá thế cân bằng
của thị trường hối đoái Phá giá khiến cho hàng nhập khẩu trở nên dat hơn,
còn hàng xuất khẩu cũng sẽ được phân bố vào mục đích sản xuất và tiêu
dùng, cho nên nếu giá cả tăng kéo dài, các nghiệp đoàn lao động sẽ gây áp
lực đòi tăng lương bổng và trợ cấp xã hội Vì vậy, đứng trên phương diện
dài hạn, quá trình phá giá đã gây ra sự mất ổn định và làm gia tăng chi phí trên một đơn vị sản lượng một cách không cần thiết Phần bù đắp do tăng
giá cả sản phẩm sản xuất cũng như tiêu dùng, hoặc các doanh nghiệp phải
trả thì giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường, hoặc do Chính phủ phải trả
thì tạo ra gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Thứ năm, phá giá đồng tiền gây ra sự mất lòng tin của công chúng vào tương lai của đồng tiền bản địa Dân chúng có xu hướng chạy khỏi tiền tỆ
để nắm giữ các tài sản có mức an toàn cao hơn như vàng và ngoại tệ mạnh
Điều này khiến cho đồng nội tệ đã yếu lại càng yếu hơn, tham chí mất ca
quyền giao dịch trong nhiều thương vụ Ngoài ra sự suy yếu của đồng tiền
khiến cho các thị trường chứng khoán cũng bị lung lay, các tổ chức xã hội
yf)
Trang 22Chương I : Vai trò của tiền tệ, tài chính.
115 eee
tham gia vào quá trình tập hợp các nguồn vốn tín dụng như các quỹ bảo
hiểm dễ lâm vào tình trạng phá sản.
Thứ sáu, viạc dựa han vào một số ngoại tệ mạnh sẽ dẫn đên sự lệ thuộc
ngày càng sâu sắc vào nền kinh tế phát hành ra ngoại tệ đó Sự điều chỉnh tỷ
giá của họ phục vụ cho lợi ích của chính quốc, bất chấp những tác động
khác nhau đối với các nền kinh tế phụ thuộc Mỗi một lần các nền kinh tế
mạnh điều chỉnh tỷ giá là một lần các nước đang phát triển phải hứng chịu
những cú sốc tài chính - tiền tệ, bởi vì khối lượng vàng dự trữ của các nước này không đủ lớn để can thiệp vào các biến cố.
Tuy thế, nếu như để tỷ giá quá cao, có nghĩa là đồng nội tệ được đánh
giá cao hơn sức mua của nó thì cũng dẫn đến những hậu quả không tốt sau
đây:
1 Xuất khẩu sẽ bị hạn chế vì tỷ giá hối đoái bị đánh giá quá cao làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho thị
trường thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực có
mức cạnh tranh cao Đối với các nền kinh tế nhỏ thì nguồn ngoại tệ thu
được từ xuất khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng.
2 Ty giá quá cao can trở việc sản xuất các mặt hang thay thế nhập
khẩu ở trong nước, bởi vì dường như chi phí để nhập khẩu thấp một cách giả
tạo Chế độ bảo hộ sản xuất trong nước có thể giảm tác hại do sự chênh lệch
về giá, nhưng đi đôi với nó là nền kinh tế sẽ dân dân mất sức cạnh tranh va
lâm vào tình trạng kém hiệu qủa do sử dụng các nguồn lực với hiệu suất
thấp Bảo hộ sản xuất thì phải tăng chi phí phi sản xuất, không bảo hộ thì
nền sản xuất sẽ suy sụp, và nếu để tình hình nhập siêu kéo dài sẽ dẫn đếnmột lúc nào đó nguồn ngoại tệ sẽ bị cạn kiệt
Le th |
Trang 23Chương I : Vai trò của tiền tệ, tài chính.
3 Tỷ giá cao làm méo mó phân phối thu nhập theo chiều hướng gây
bất lợi cho người sản xuất các hàng hoá trao đổi được, và làm lợi cho ngành
dịch vụ và các ngành sản xuất các mặt hàng không trao đổi được Điều đó
làm cho hố ngăn cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng bị khắc sâu Ở
những nơi các biện pháp kiểm soát nhập khẩu ngày càng trở nên khắt khe
thì dễ hình thành nạn buôn lậu, trốn thuế và tham nhũng.
4 Nó có thể làm mất ổn định quá trình di chuyển vốn và khuyến khích
vay nợ của nước ngoài Người đầu tư sẽ rút vốn ra nước ngoài để làm ăn vì
có thể thu được nhiều lợi tức và giảm được các chi phí về lao động và
nguyên vật liệu Nợ nước ngoài tăng, cán cân thanh toán thâm hụt và tỷ giá
quá cao là tình thế mà mỗi nền kinh tế có thể đi đến phá giá với quy mô lớn
bất cứ lúc nào.
5 Môi trường kinh tế vĩ mô sẽ trở nên bất ổn định và nền kinh tế mất
khả năng phản ứng do các công cụ vĩ mô khác trở thành vô hiệu trước nguy
cơ sụp đổ có tính hệ thống và toàn diện.
Vậy là, như chúng ta đã thấy, tỷ giá quá cao hoặc quá thấp đều bất lợi
đối với nền kinh tế, cho nên hướng giải quyết vấn dé là tìm cho ra một ty giá thích hợp, có tính linh hoạt và có thể đáp ứng được từng giai đoạn cụ
thể.
Loại tỷ giá được tính theo số lượng những đồng tiền nước ngoài có thể
được đổi thành đồng tiền của nước đó gọi là tỷ giá song phương
Tỷ giá tính theo số bình quân gia quyền của hầu hết các tỷ giá song
phương quan trọng, với mức gia quyền được xác định bởi tỷ trọng của mỏi
¬^
Trang 24Chương I : Vai trò của tiền tệ, tài chính.
loại ngoại tệ trong kim ngạch ngoại thương của một nước gọi là tỷ giá bình
quân của nước đó Tỷ giá song phương là loại tỷ giá giản đơn, rất dễ bị biến
động do sự thay đổi giá trị của mỗi ngoại tệ trong số các ngoại tệ đối ứng trao đổi Chang han, đặt giả thiết tygid của đồng nội tệ là tương đối ổn định
trong quan hệ với đồng dollar Mỹ Vào lúc đồng dollar Mỹ lên giá so với
các ngoại tệ khác thì đương nhiên đồng nội tệ cũng lên giá theo, và như thế
nó đã bị giảm sức cạnh tranh trong các giao dịch không sử dụng đồng
dollar Tỷ giá bình quân đã khắc phục được nhược điểm đó của tỷ giá song
phương Căn cứ vào các dự báo về tiền tệ quốc tế, hầu hết các nước đã neo
đồng tiền của mình theo một nhóm, hay một "gio" các đồng tiền mạnh khác
"nhau [8, 174-175]
Loại tỷ giá được công bố hàng ngày vào lúc mở cửa và đóng cửa thị
trường hối đoái gọi là tỷ giá danh nghĩa Tỷ giá danh nghĩa cung cấp những
thông tin cập nhật, phản ánh tính ổn định hay biến động của tiền tệ và giúp
cho sự định hướng các quyết định của cá nhân, doanh nghiệp hay Nhà nước
được kịp thời, bám sát tình hình tài chính - tiền tệ quốc tế Tuy nhiên, tỷ giá
đích thực đóng vai trò công cụ điều tiết kinh tế không phải là tỷ giá danh nghĩa mà là tỷ giá thực tế Cùng với tỷ giá bình quân, tỷ giá thực tế góp
phần ổn định hoá đồng tiền trong nước, điều chỉnh cơ cấu sản lượng và đảm
bảo cho nền tài chính trong nước thích nghi với những diễn biến phức tạp
trên thị trường tài chính thế giới Thông thường, tỷ giá thực tế được tính
bằng tỷ giá danh nghĩa nhân với chỉ số giá trong nước rồi chia cho chỉ số
quốc tế:
RER=.NERxPd
Pw trong đó: RER : tỷ giá thực tế
NER:ty giá danh nghĩa Pd: chỉ s6 giá trong nước
Pw: chỉ số giá quốc tế
[8, 178]
5⁄3
Trang 25Chương I : Vai trò của tiền tệ, tài chính.
1.2 Vai trò của chính sách tiền tệ.
1.2.1 Hệ mục tiêu tổng quát của chính sách tiền tệ.
Chinh sách tiền tệ là chính sách điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô theo
những nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường Mục tiêu tổng quát của
chính sách tiền tệ là ổn định vĩ mô và phát triển kinh tế Muốn đạt được các
mục tiêu bao quát này, chính sách tiền tệ phải đảm bảo giữ được thế quân
bình giữa khối lượng hàng hoá trên thị trường và các phương tiện thanh
toán Tác động của chính sách tiền tệ là loại tác động gián tiếp theo đó,
thông qua việc and lý khối lượng tiền tệ và quá trình lưu thông của tiền tệ
để huy động các nguồn lực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế trong
vòng kiểm soát được của Chính phủ Hiệu lực của chính sách tiền tệ phụ
thuộc vào trạng thái kinh tế của một quốc gia và mức độ mở rộng quan hệ
hợp tác giữa quốc gia ấy với phần còn lại của thế giới Căn cứ vào hai tiêu
chí chủ yếu của một nền kinh tế lành mạnh được các tổ chức kinh tế quốc tếcông nhận, đó là nền kinh tế không có sự biến động quá lớn về mức giá
tổng quát và phải đảm bảo được sự tăng trưởng ổn định, chính sách tiền tệ
tập trung vào giải quyết hai mục tiêu cơ bản nhất là ổn định vật giá và phát
triển kinh tế
1.2.1.1-On định vật giá
Tình hình vận động của vật giá phản ánh giá trị của tiền tệ Hệ thống vật giá được xem như tương đối ổn định khi không có sự thay đổi đáng kể
của chỉ số CPI ( Consumption price index - chỉ số giá tiêu dùng) Sự ổn
định mức giá tổng quát phải được nhìn nhận một cách toàn diện bởi vì giá
cả luôn thay đổi theo không gian và thời gian, trước những chuyển biến của
24
Trang 26Chương I : Vai trò của tiền tệ, tài chính.
các yếu tố sản xuất cũng như nhu cầu tiêu thụ So sánh giữa hai ngành sản
xuất chính là nông nghiệp và công nghiệp, chúng ta có thể thấy khuynh
hướng ổn định giá lâu dài ở các nước đang phát triển trong lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp rõ ràng là cần phải được ưu tiên hơn trong lĩnh vực công
nghiệp Theo giá cánh kéo giữa hai ngành thì phần thiệt hại rơi vào giai cấp
nông dân và từ đó gây ra sự xáo trộn trong cơ cấu kỹ thuật và cơ cấu xã hội
của nông nghiệp Điều này không khỏi gây ra những bất lợi cho nền sản
xuất xã hội nói chung.
Mặt khác, mức cung ứng nông sản lại lệ thuộc vào sự thay đổi của yếu
tố thời tiết và thời vụ Do đó giá nông sản cũng có thể tăng trong một thời
gian ngắn sau khi thu hoạch một vụ mùa không bội thu Nếu giá nông sản
trở nên đắt đỏ rất dễ đẩy nền kinh tế vào trạng thái hỗn độn và nền chính trị
cũng bị ảnh hưởng từ bên ngoài Tuy vậy, việc nhập khẩu nông phẩm
thường gặp phải sự phan ứng dữ dội của nông dân
Sự thay đổi giá cả của tất cả các sản phẩm được cả các nhà kinh tế lẫn
chính trị hết sức quan tâm Đặc biệt các nhà kinh tế thường cố gắng giữ tầm
hoạt động sao cho nền kinh tế được bình ổn tương đổi trong cả ngắn hạn và
dài hạn Kinh nghiệm cho thấy sự giảm giá khó thực hiện hơn là sự tăng
giá, cho nên đã cố ổn định được một mức giá trong một thời gian thì đừng
để nó bị đẩy lên quá cao trong thời gian tiếp theo Sự gia tăng vật giá là mối
lợi cho những người đầu cơ tích trữ vì họ đã mua với giá thấp hơn nhiều giá
sẽ bán ra Các doanh nghiệp và cá nhân đang vay nợ cũng thu được lợi ích
tương tự Nhưng gid cả tăng sẽ làm cho những người có mức thu nhập danh nghĩa cố định bị thiệt hại Mức sống của những người này bị hạ thấp và ảnh
hưởng đến tổng cầu rồi đến tổng cung Nền kinh tế có nguy cơ đứng bên bờ
suy thoái Các tài sản tính bằng tiền hoặc trái phiếu ngày càng mất ý nghĩa,
lợi tức quốc gia giảm sút, khả năng tiết kiệm để đầu tư bị hạn chế không chỉ
hiện tại mà cả trong tương lai Nền tín dụng quốc gia phải sau một thời gian
“he
Trang 27Chương |: Val tro cua tiền tệ, tài chính.
dài mới khôi phục đước như cũ Về thực chất, chìa khoá của sự phát triển
mà biểu hiện là sự tăng lên của khả năng sản xuất và mức sống của nhân
dân phụ thuộc chủ yếu vào mức độ đầu tư, mà đầu tư lại liên quan một cách trực tiếp đến mức độ tiết kiệm tổng hợp.
Tuy nhiên, một sự sụt giá toàn thể cũng không phải là điều được mong
đợi Nếu điều đó là mong muốn của giới tiêu thụ thì lại trở thành thảm hoạ
cho giới sản xuất Họ có thể sạt nghiệp hoặc phải thu hẹp tầm hoạt động.
Trong điều kiện nền kinh tế mở, thị phần của họ bị các doanh nghiệp nước
ngoài thôn tính và về sau không dễ gì họ có thể đạt được sự kiểm soát đối
với thị phân này Trên bình diện nền kinh tế thì sự thụt lùi được nhìn thấy
rất rõ, dưới góc độ xã hội thì đội quân thất nghiệp ngày càng tăng lên.
1.2.1.2 Phát triển kinh tế,
Công cuộc phát triển kinh tế bắt buộc phải đưa đến những thay đổi
trong cơ cấu ngành sản xuất cũng như cơ cấu các xí nghiệp Tại một nền
kinh tế đang phát triển kỹ thuật mới sẽ thay thế cho kỹ thuật và công nghệ
cũ Sự thay đổi có tính bắt buộc này gây ra những tác động và ảnh hưởng
đến sản xuất, công ăn việc làm và cơ cấu dân cư Bản thân sự ổn định mức
giá là một điều kiện cho sự phát triển, ngoài ra điều kiện này cũng được bổ trợ bởi các mức thay đổi của tiền tệ theo sự quản lý từ cấp vĩ mô của Ngân
hàng Trung ương.
Trước hết, sự thay đổi trong cơ cấu ngành theo quá trình phát triển tự nhiên của nền kinh tế Quá trình này diễn biến theo trình tự nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và cuối cùng là công nghiệp giữ dia vị thống trị Nếu
để quá trình này diễn ra theo đúng trình tự một cách tự phát thì các nước
đang phát triển phải mất hàng thế kỷ mới bat theo nhịp của các quóc gia
26
Trang 28Chương I : Vai trò của tiền tệ, tài chính.
tiên tiến Khoảng cách giữa các nước phát triển hàng đầu thế giới và các
nước đang phát triển hiện nay là khoảng cách của những phương thức sản
xuất Muốn rút ngắn khoảng cách này chỉ có thể kết hợp bám sát và đón
đầu kỹ thuật, công nghệ bằng biện pháp đẩy mạnh đâu tư Trong tiến trình
phát triển đi lên của một nền kinh tế, thì môi trường kinh tế năng động đóng
vai trò hết sức quan trọng Môi trường ấy không thể tạo dựng nên bằng các
biện pháp hành chính mà phải dựa vào nguyên tắc của thị trường Tuy
không phải bao trùm lên tất cả, nhưng quan hệ kinh tế giữa người với người
phải dược kiến tạo trên cơ sở của các quan hệ hàng hoá - tiền tệ Dé tiền tệ
thâm nhập vào mọi mặt của đời sống kinh tế là một loại chức năng của
chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường
Thứ hai, sự thay đổi trong cơ cấu ngành tất yếu dẫn đến sự phân bố lại trong cơ cấu đầu tư Sự thay đổi cơ cấu đầu tư, một mặt là sự thay đổi mức
độ đầu tư giữa các ngành khác nhau, nhưng mặt khác cũng là sự tăng lên về
tỷ trọng đầu tư của mỗi ngành Trong trường hợp này chính sách tiền tệ là
công cụ để điều hoà các khối đầu tư, cân đối các khoản tín dụng theo yêu
cầu của mỗi ngành theo sự tính toán trong các kế hoạch phát triển trung và
dài hạn Sự thay đổi cơ cấu lao động theo hướng dịch chuyển một bộ phận
lao động nông nghiệp sang lao động tiểu thủ công nghiệp và công nghiệphiện đại, sự di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, sự phân bố lại lao
động giữa các vùng trong một đất nước, tất cả đều cần có "bà đỡ” về tín dụng vốn là thế mạnh của chính sách tiền tệ Muốn giải quyết tận gốc
những áp lực xã hội mà thành thị phải gánh chịu thì phải tập trung vào giải
quyết những mâu thuẫn đã có và sẽ có ở khu vực nông thôn.
1.2.2.Hệ mục tiêu phái sinh
1.2.2.1 Mục tiêu ổn định hối đoái.
27
Trang 29Chương I : Vai trò của tiền tệ, tài chính.
Những thay đổi của hối đoái ảnh hưởng đến thị trường quốc nội vì
những sản phẩm nội địa phải cạnh tranh với những sản phẩm tương tự được
sản xuất ở ngoài hay sản phẩm nội địa được xuất sang thị trường nước ngoài cũng vậy Từ đó, sự ổn định hối đoái là mục tiêu phái sinh và phối
hợp với sự ổn định vật giá nội bộ
Mối liên hệ kinh tế với nước ngoài cũng như mối liên hệ kinh tế trong
nước làm phát sinh số nợ cần phải thanh toán Dưới chế độ kim bản vị, sự
thanh toán ấy được thực hiện dễ dang vì vàng hoàn toàn có hiệu lực khi thể
hiện chức năng là phương tiện thanh toán Nhưng hiện nay, một mặt tiền tệ
của các nước không còn được quy định trực tiếp bằng vàng Mặt khác các ngân hàng quốc gia cũng không bảo đảm chuyển vàng để thanh toán một
cách tự do nữa Do đó, đối với tất cả các loại tiền tệ, tỷ giá hối đoái thường
được ấn định bằng một quyết định đơn phương hoặc sự thoả thuận của các nhà chức trách của những quốc gia liên đới Không những thế, quá trình giữ
thăng bằng cho cán cân thanh toán quốc tế có thể xem như một mục tiêu
đối ngoại của chính sách tiền tệ, vì nhờ đó mới có sự ổn định hối đoái tức
là trị giá của tiền tệ của một quốc gia đối với ngoại tệ khác Sự quân bình
của cán cân thanh toán quốc tế lại lệ thuộc vào các yếu tố như:
-Khối lượng xuất nhập khẩu ròng với mỗi nước.
-Các nhân tố cấu thành cán cân thanh toán và tỷ trọng.
-Tầm quan trọng của các nghiệp vụ tài chính ( tín dụng quốc tế, chỉ
phí của chính phủ ở hước ngoai )
-Phạm vi của quan hệ đa phương trong giao lưu thương mại, di chuyển
tư bản và giao dịch ngoại tệ.
-Khối lượng và tính chất của viện trợ nước ngoài.
Trang 30Chương I : Vai trò của tiền tệ, tài chính.
Căn cứ vào các yếu tố trên, chúng ta thấy rằng sự thay đổi của cán cân
thanh toán và thị trường hối đoái của quốc gia đối với nước ngoài hầu như
thoát khỏi quyền hạn không những của hệ thống ngân hàng mà còn của
Chính phủ nữa Cũng vì thế, vai trò ổn định hối đoái được đặt ra cho Ngân
hàng Trung ương.
1.2.2.2 Tính chất chuyển đổi của tiền tệ.
Mục tiêu phái sinh thứ hai của chính sách tiền tệ hiện nay trên thế giới
là đảm bảo tính bền vững về giá trị và uy tín của đồng tiền trong các giao dịch quốc tế Điều này đã đạt được ở các nền kinh tế mạnh như Mỹ, Đức,
Pháp, Nhat Bản, nhưng đối với các nước đang phát triển thì chỉ cần duy trì
vị thế của đồng tiền trong phạm vi một khu vực cũng đã là quan trọng Viện
dẫn cho mục tiêu này là nhiều quốc gia đang phát triển đã tự đánh mất uy
tín của mình bằng cách đưa ra những "khó khăn về tiền tệ” để khỏi phải trả
nợ, hoặc làm ứ đọng tài sản, thậm chí tịch thu vĩnh viễn tài sản của các
công ty ngoại quốc ở nước mình Muốn giữ được vị thế của đồng tiền, phải
thoả mãn các yêu cầu sau đây:
- Tiền tệ làm phương tiện thanh toán trong hết thay các giao dịch đối
HỘI.
- Đồng tiền giữ được tỷ giá thực tế ổn định trong nhiều năm liên tục.
- Ty trọng của mang kinh tế đối ngoại là lớn so với toàn bộ nên kinh tế
quốc dân.
Về yêu cầu thứ ba còn tuỳ thuộc vào mức độ mở cửa của nền kinh tế
và khả năng hội nhập của nền kinh tế đó vào kinh tế khu vực và thế giới.
Nhưng yêu cầu thứ nhất và thứ hai hoàn toàn có thể nằm trong vòng kiểm soát của chính sách tiền tệ Yêu cầu đối với tiền tệ làm phương tiện thanh
toán có thể được thoả mãn bằng cách giao cho hệ thống ngân hàng thương
mại và thị trường hối đoái phối hợp với toàn bộ hệ thống thanh toán trên
29
Trang 31Chương 1: Vai tro cua tiền tệ, tài chính.
————————————————-—
toàn lãnh thổ Còn yêu cầu đối với tỷ giá thực tế thì Ngân hàng Trung ương
có thể "tung" dự trữ để giữ tỷ giá danh nghĩa, tăng hoặc giảm khối lượng
tiên tệ để điều phối lãi suất dao động theo lãi suất trên thị trường tài chính
tiền tệ thế giới, ổn định mức giá trong nước theo sát mức giá quốc tế.
1.2.3 Công cụ và cơ chế hoạt động của chính sách tiền tệ.
1.2.3.1 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Sự thay đổi trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến khả năng cung ứng
tiền tệ bằng cách thay đổi số nhân cung ứng tiền tệ theo công thức :
AD = i AR
Ip
Trong đó AD là sự thay đổi của tổng số tiển gửi có thể
phát séc tronghệ thống ngân hàng : r› là tỷ lệ dự trữ bat buộc; AR là sự
thay đổi tiền dự trữ hoạt động trong hệ thống ngân hàng.
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà Ngân hàng Trung ương buộc các ngân
hàng thương mại phải tăng lên hay giảm xuống sẽ làm giảm hoặc tănglượng tiền phục vụ ở ngoài xã hội Đây là một công cụ mà ngân hàng trung
ương thường dùng để kiểm soát mức cung tiền tệ.
Thế mạnh của công cụ này là tác động toàn diện đến hệ thống ngân
hàng (trung gian tài chính cung ứng vốn đầu tư quan trọng cho nền kinh tế
và thu hút khối lượng lớn tiền gửi tiết kiệm), cho nên, nếu các ngân hàng
thương mại và các doanh nghiệp có sự giám sát lẫn nhau một cách tích cực
thì hiệu quả của công cụ rất cao và nền kinh tế có thể thay đổi trạng thái
một cách nhanh chóng và thoát ra khỏi nguy cơ của khủng hoảng tài chính.
Trang 32Chương I : Vai trò cua tiên tệ, tài chính.
Nhược điểm của công cụ là chi phí để quản lý dự trữ bắt buộc rất tốn
kém Tỷ lệ dự trữ bắt buộc không phải lúc nào cũng được Ngân hàng Trung
ương đưa ra một cách chính xác do thiếu thông tin, do áp lực của các tổ
chức tài chính tiền tệ quốc tế, do những dự báo về tương lai có sự sai lệch,
và do mức độ chấp hành của các ngân hàng thương mại khó có thể hoàn
toàn tuân thủ tuyệt đối Nếu tỷ lệ dự trữ quá cao thì sẽ gây ra lãng phí vì có
thể bổ lỡ các thương vụ làm ăn quan trọng, nhưng nếu tỷ lệ dự trữ là quá
thấp thì cũng dễ gây ra đổ vỡ tài chính - tiền tệ Nếu thay đổi liên tục tỷ lệ
dự trữ bat buộc sẽ gây ra bất ổn định cho các ngân hang va làm mất uy tín
của hệ thống ngân hàng so với các loại hình thu hút và cho vay tín dụng
khác.
1.2.3.2 Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu cũng là một công cụ của Ngân hàng Trung ương
dùng để tác động đến cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi khối lượng cho
vay chiết khấu và cơ số tiền tệ Ở công cụ này, Ngân hàng Trung ương đóng
vai trò ngân hàng của các ngân hàng, tức là có thể điều chỉnh khả năng vay
tiền của các ngân hàng thương mại, để thông qua đó gián tiếp tăng hoặc
giảm khối lượng tiền tệ cung ứng ra ngoài xã hội.
Cơ chế hoạt động của lãi suất chiết khấu có thể tóm tắt như sau.
Chẳng hạn, Ngân hàng Trung ương hạ lãi suất chiết khấu và khuyến khích
các ngân hàng thương mại vay tiền của Ngân hàng Trung ương nhiều hơn.
Nhu vậy, chi trong một thời gian ngắn, hệ thống các ngân hàng thương mai
đã có số dư tương đối lớn để sản sàng cho các doanh nghiệp hay cá nhân vay Cũng theo nguyên lý số nhân tiền tệ thì Ngân hàng Trung ương chỉ cần
"bom" vào một khối lượng tiền không quá lớn, như vậy cũng đủ làm cho số
31
Trang 33Chương I : Vai trò cua fién tệ, tài chính.
giao dịch bằng tiền trong nền kinh tế tăng lên gấp bội Có ba loại khoản vay
chiết khấu là tín dụng điều chỉnh, tín dụng thời vụ và tín dụng mở rộng.
Cho vay tín dụng điều chỉnh là loại cho vay thông dụng nhất nhằm
giúp cho các ngân hàng thương mại có thể hoàn trả ngắn hạn do tiền gửi bj
tạm thời rút ra Tín dụng thời vụ được cấp để đáp ứng nhu cầu thời vụ của
một số ngân hàng chuyên doanh như ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng
đầu tư phát triển nhà ở, Loại tín dụng thứ ba là tín dụng mở rộng cấp cho các ngân hàng gặp khó khăn nghiêm trọng về khả năng hoàn trả, và ngân
hàng đi vay không nhất thiết phải trả ngay cho Ngân hàng Trung ương sau
một thời gia ngắn Thông thường, để khuyến khích các ngân hàng vay tiền,
lãi suất chiết khấu thường thấp hơn lãi suất thị trường.
So với tỷ lệ dự trữ bat buộc thì công cụ lãi suất chiết khấu tỏ ra đắc
dụng hơn, bởi vì dù sao nó cũng là biện pháp mang nhiều tính kinh tế hơn là
hành chính Ngoài ra cơ chế điều tiết và quản lý không quá phức tạp như
quy định tỷ lệ dự rữ bắt buộc Ngân hàng Trung ương có thể khống chế và
can thiệp trực tiếp khi nền tài chính tiền tệ có những dấu hiệu xấu Tuy thế,
nhược điểm của công cụ này các ngân hàng thương mại có thể lợi dụng việc
giảm lãi suất để vay thêm tiền phục vụ cho mục đích đầu cơ.
1.2.3.3 Nghiệp vụ thị trường mở.
Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ quan trọng nhất của chính sách
tiền tệ trong nền kinh tế thị trường Nghiệp vụ thị trường mở (Open market)
chỉ hoạt động được một cách bình thường khi có sự tham gia của một thị
trường chứng khoán đủ mạnh Ngoài ra, bản thân Chính phủ cũng là một tác
nhân tham gia với tư cách vừa là người mua, vừa là người bán chứng khoán của chính mình.
32
Trang 34tnương 1: vai tro cua tiền tệ, tài chính.
Cơ chế hoạt động của thị trường mở là, nếu cần phải tăng khối lượng
tiền vào lưu thông, Chính phủ chỉ cần mua vào các chứng khoán, và như vậy
một khối lượng tiền bằng trị giá của số chứng khoán đã được đưa vao lưu
thông Biện pháp này của Chính phủ thường được sử dụng khi muốn đẩy
mạnh đầu tư nội địa Không chỉ thuần tuý là sự gia tăng của khối lượng tiền
tệ, việc Chính phủ mua mhiều chứng khoán cũng làm cho mặt bằng lãi suất
giảm xuống, khuyến khích các doanh nghiệp vay thêm tiền ở hệ thống ngân
hàng thương mại để kinh doanh, đồng thời cũng tăng tổng cầu tiêu thụ Khi
cần hạn chế đầu tư hoặc giả phải chống lạm phát, Chính phủ chỉ cần làm
ngược lại là bán các chứng khoán ra và thu tiền về.
Điều kiện để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở là hệ thống các ngân
hàng thương mại phải hoàn thiện và hoàn toàn tuân thủ luật chơi của kinh tế
thị trường Các chứng khoán của Chính phủ hay chứng khoán của các công
ty mà Chính phủ dựa vào phải có độ lỏng cao, tức là dễ chuyễn đổi thành tién và có uy tín Luật pháp phải cho phép quá trình di chuyển tư bản từ
ngành này sang ngành khác một cách tự do Và yêu cầu cuối cùng của điềukiện là đồng tiền được sử dụng trên thị trường phải là đồng tiền ổn định
(thường là nội tệ ), có kha năng thanh toán trong hầu hết các giao dịch.
So sánh với hai công cụ đã nêu của chính sách tiền tệ thì nghiệp vu
thị trường tự do có các điểm mạnh sau đây :
- Ngân hàng Trung ương hoàn toàn kiểm soát toàn bộ nghiệp vụ và
nắm được khối lượng tiền cung ứng rơi vào tay đối tượng nào.
- Nghiệp vụ thị trường tự do linh hoạt và chính xác, có thể được sử
Trang 35Chương I : Vai trò cua tiền tệ, tài chính.
- Tan dụng được thế mạnh về sự năng động của nền kinh tế thị
là tiêu dùng hiện tại.
Công cụ được sử dụng là tăng mức thuế, điều chỉnh cơ cấu thuế một cách hợp lý và hạn chế chi tiêu của Chính phủ Chính sách lãi suất được kết
hợp với việc phát triển mạnh mẽ thị trường tài chính - tiền tệ.
1.3.1.2 Mục tiêu thứ hai : Thực hiện công bằng, thu hẹp sự khác
biệt về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng
Sử dụng công cụ thuế và trợ cấp của Chính phủ Dùng thuế luỹ tiến áp
dụng cho thuế thu nhập để thực hiện sự công bằng giữa người có thu nhập
thấp và người có thu nhập cao Chính phủ đẩy mạnh cung ứng tài chính cho giáo dục, y tế, phát triển các dự án giải quyết công ăn việc làm từ ngân sách
Trung ương, địa phương và phối hợp giữa Nhà nước với nhân dân.
1.3.1.3 Mục tiêu thứ ba : On dinh va dat hiéu qua kinh té (thuc thi
các biện pháp lam giảm lạm phat va thất nghiệp Loại bỏ các can trở về tài
chính để đạt tới sự hiệu quả)
Công cụ thực hiện là các loại thuế và cải cách hệ thống thuế, các biện pháp khống chế tiêu dùng của Chính phủ, điều phối lãi suất và dự trữ quốc
gia.
1.3.2 Cơ chế và tác động của chính sách tài khoá.
34
Trang 36‘Cuuung? Tñr trữ cưa nến té, tài chính.
Nội dung của chính sách tài khoá bao gồm hai bộ phận có quan hệ mật
thiết với nhau là tập trung các nguồn thu và sử dụng các nguồn thu ấy tức là
chi.
Các nguồn thu của Chính phủ chủ yếu là từ thuế, các loại phí, phát hành công trái, tiếp nhận viện trợ và vay nợ của nước ngoài Các khoản chi
của Chính phủ là chi để duy trì bộ máy Nhà nước, chi để đổi mới kết cấu ha
tầng, chi cho đầu tư phát triển, y tế ,giáo dục, phúc lợi xã hội, trợ cấp cho
người nghèo, tàn tật và viện trợ cho nước ngoài
Hình 6 mô tả vai trò của chính
phủ trong việc chi tiêu đã làm cho
sản lượng tăng lên như thế nào.
Đường thứ nhất là C + I diễn tả
mức chi tiêu và đầu tư Tổng quát
của dân chúng Đường này cắt
đường làm với trục hoành một
góc 45” ở điểm E Trục hoành biểu
diễn mức sản lượng Y ( hay Tổng
sản phẩm quốc dân - GNP ) Trục Hình 6
tung biểu diễn Tổng chỉ tiêu của
nền kinh tế với các bộ phận cấu
thành giản đơn là mức tiêu
dùng tổng quát ( C ), đầu tư Tổng quát ( I ) và nhân tố Chính phủ với mức
chi là G.
Đường thứ hai là đường C + I + G, cho thấy phần chi tiêu của Chính
phủ ( G ) cũng tham gia vào Tổng chi tiêu Đường này cắt đường làm thành
với trục hoành góc 45° ở điểm F.
35
Trang 37Chương I : Vai trò cua tiền tệ, tài chính.
Như vậy, sự tăng tổng chỉ tiêu bằng cách tăng thêm phần chi tiêu của
Chính phủ đã góp phần làm gia tăng sản lượng hay Tổng sản phẩm quốc
dân của nền kinh tế.
Ý nghĩa thực tế của việc tăng thêm phần chỉ tiêu của Chính phủ là đã
làm cho tổng cầu có khả năng thanh toán của xã hội tăng lên, và như thế đã
tạo cho nền kinh tế mở rộng tiềm lực để sản xuất đến mức cầu có kha năng
thanh toán đó Đằng sau quá trình chi tiêu của Chính phủ là các nguồn lựccủa nền kinh tế như tài nguyên, tiền vốn, kỹ thuật và lao động được huy
động để phục vụ cho sự tăng trưởng của sản lượng hay GNP.
Hình 7 mô tả một sự giảm thuế
của Chính phủ đã làm cho mức
sản lượng cân bằng Y ( hay
GDP ) tăng lên như thế nào.
Trên đồ thị này, đơn vị biểu
diễn trên trục tung và trục
hoành không có gì thay đổi so
với các đơn vị của hình 6 Các
giá trị C, C/,1,G đều là các
giá trị tổng quát đại diện cho
toàn bộ các đại lượng chi cho
tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu của
Chính phu.
Trong mô hình này, giả sử đầu tư (I) và chi tiêu (G) của Chính phủ
không hay đổi Chính phủ giảm thuế sẽ làm cho dân chúng có nhiều thu
nhập hon để tăng chi tiêu từ mức C lên mức Cí, và như vậy đường C+I+G
sẽ dịch chuyển lên phía trên thành đường C / + I + G Giao điểm của hai
đường này cắt đường làm với trục hoành góc 45° lần lượt ở điểm F, và F,
36
Trang 38Chương I: Vai trò cua tiền tệ, tài chính.
Gióng F, và F; xuống thẳng góc với trục hoành, chúng ta có điểm Y, va
Y, biểu diễn các mức sản lượng cân bang khác nhau.
Cũng lý luận như trên, chúng ta thấy rằng việc Chính phủ giảm thuế có
tác dụng kích thích dân chúng chi tiêu nhiều hơn, làm cho tổng cầu có kha
năng thanh toán tăng lên và nền kinh tế sẽ điều chỉnh sản lượng để thoả
mãn mức cầu đó Một quyết định tăng thuế sẽ có tác dụng ngược lại, và
đằng sau quyết định ấy là số người thất nghiệp của xã hội ngày càng đông.[5, 528-557], [6, 568-604]
Tuy vậy, đây chỉ là mô hình giản đơn, còn xa mới giống trong thực tế.
Chúng ta có thể thấy ngay là việc giảm thuế của Chính phủ mà vẫn giữ mức
không đổi trong chỉ tiêu của Chính phủ là ít khả năng hiện thực Trong
nhiều trường hợp, Chính phủ đã chi tiêu vượt quá kha năng thu, gây ra tình
trạng thâm hụt ngân sách Không những thế, nếu Chính phủ giảm thuế
xuống mức thấp hơn thì ngoài khả năng tiêu dùng của tư nhân tăng lên cũng
còn có khả năng khuyến khích đầu tư Dù sao, mô hình giản đơn mà chúng
ta nghiên cứu cũng phan ánh được một phần hiện thực của chính sách tai
khoá, ít ra thì xu hướng vận động của mô hình cũng đúng khi áp dụng vào
nền kinh tế đang phát triển có mức sản lượng còn nằm dưới mức sản lượng
tiềm năng Ngoài ra, trong quá trình điều tiết vĩ mô nền kinh tế, Chính phủ
cũng luôn cân nhắc để tìm ra mức thuế hợp lý cũng như nghiên cứu để tính
toán mức chi tiêu và đầu tư, sao cho nguồn thu thuế vẫn được bảo đảm mà
nền kinh tế vẫn có tăng trưởng thực dương
1.3.3 Các hiệu ứng của thuế khoá.
Bat kỳ Chính phủ nào cũng muốn có thang dư trong ngân sách Có hai
biện pháp chống thâm hut trong ngân sách là tăng thuế và giảm chi tiêu của
Chính phủ Trong thực tế, rất ít Chính phủ chịu giảm chi tiêu mà chủ yếu là
37
Trang 39Chương I : Vai trò của tiền tệ, tài chính.
tìm cách để tăng thuế Như đã trình bày ở mục trên, tăng thuế sẽ làm cho
sản lượng cân bằng tụt xuống và ảnh hưởng đến công ăn việc làm Mặc dù
thuế là nguồn thu chính của Ngân sách Nhà nước, nhưng không thể tăng thu
một cách tuỳ tiện Những nỗ lực tăng thu một cách thái quá thường đem lại
kết quả không như mong muốn, tức là tổng thu có nguy cơ giảm xuống
trầm trọng Tăng thuế chung, trước tiên tác động đến các doanh nghiệp, làm
tăng chi phí cho một đơn vị sản lượng Thiệt hại sẽ là không nhỏ đối với các
doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có tính chất phổ biến, không đặc
thù và thiếu sức cạnh tranh Thông thường, các Chính phủ hay đổ lỗi do sự
tăng thuế của mình bằng cách lên án các sản phẩm nhập khẩu cùng loại và
áp dụng mức thuế quan cao Nhưng quyết định ấy chưa hẳn đã là giải pháp
tối ưu Bởi vì, thứ nhất, thuế quan quá cao sẽ khuyến khích hoạt động buôn lạu Thứ hai, hàng rào thuế quan bảo hộ không tạo nên động cơ thúc đẩy
các sản phẩm trong nước nâng cao chất lượng Thứ ba, mặt bằng giá cảtrong nước cao hơn mặt bằng giá cả bên ngoài thì hậu quả tiêu dùng về mọi
mặt thuộc về người nghèo Thứ tư, thuế quan cao đi ngược lại cương lĩnh
trong quan hệ thương mại quốc tế.
Thuế là công cụ để phân bổ các nguồn lực Thông qua hệ thông thuế,
Chính phủ có thể tạo ra những lợi thế tương đối khác nhau giữa các ngành,
nhất là các ngành được Chính phủ khuyến khích phát triển Thế nhưng, vai
trò này thường vấp phải những hạn chế sau đây :
- Một số ngành được Chính phủ ưu đãi về thuế, phục vụ cho lợi ích
trực tiếp của quốc gia lại là những ngành có tỷ suất lợi nhuận không cao.
- Sự phân biệt, đối xử về thuế làm cho các quan hệ kinh tế có thể bị
méo mó và nền kinh tế trở nên mất cân đối nghiêm trọng theo cơ cấu
ngành.
AR
Trang 40_ ~~
one rerereemmien tệ, tài chính.
- Các ngành kỹ thuật mũi nhọn là các ngành có lợi nhuận cao Nếu
đánh thuế cao các ngành này thì sự tụt hậu của quốc gia là điều ít phải bàn cãi Nếu đánh thuế không cao các ngành này sẽ gây ra sự mất bình đẳng về
mức thu nhập.
- Một số ngành chế tạo có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường sống, và
không thể đo được mức độ thiệt hại bằng các mức thuế suất.
- Hoạt động đầu tư nước ngoài muốn phát triển cần phải có một tiêu chí là mức thuế hấp dẫn, nhưng sự ưu đãi thuế này có thể khiến cho khu vực
sản xuất truyền thống bị đình đốn
- Các thị trường căn bản như thị trường hàng hoá, thị trường ngguyên
vật liệu, thị trường lao động, thị trường tài chính càng trở nên thiếu đồng bộ
về mặt trình độ, cơ cấu và tổ chức hoạt động do chịu ảnh hưởng bởi su tác
động khác nhau của thuế.
- Thuế càng phức tạp và càng chi tiết thì càng khó kiểm soát.
1.3.4 Nguyên lý chu kỳ tiết kiệm - đầu tư - tăng trưởng theo mô hình
số nhân.
Thu nhập của toàn bộ nền kinh tế được chia làm hai bộ phận Phần thứ
nhất được sử dụng cho mục dich tiêu dùng Phan thứ hai là các khoản tiết
kiệm để tái sản xuất Đặt giả thiết rằng toàn bộ tiết kiêm đều được sử dụng
để tái đầu tư, tức là đưa các nguồn lực vào quá trình sản xuất Theo đồ thị ở
hình 8, lúc đầu chúng ta có mức thu nhập là Y,, Yy = C, + [y, trong đó, Cụ
là tiêu dùng tổng quát va I, là đầu tư tổng quát ban đầu
39