1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế chính trị: Đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Na Rì, Bắc Kạn

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Người Dân Đối Với Việc Sử Dụng Các Công Trình Hạ Tầng Kỹ Thuật Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Huyện Na Rì, Bắc Kạn
Tác giả Mó Phương Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đức Lõm, TS. Hoàng Thị Hương
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 55,58 MB

Nội dung

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tại huyện Na Rì như thế nào?. - Những yếu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA: KINH TE CHÍNH TRI

ĐÁNH GIÁ MỨC DO HAI LONG CUA NGƯỜI DAN DOI VỚI VIỆC

SU DUNG CAC CONG TRINH HA TANG TRONG XAY DUNG

NONG THON MỚI TAI HUYỆN NA RÌ, BAC KAN

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Đức Lâm

Sinh viên thực hiện : Mã Phương Linh

Lớp : QH-2019-E Kinh tế CLC 3

Ngành : Kinh tế

Chương trình dao tạo :CTĐT CLC

Hà Nội — Tháng 4 Năm 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tại Khoa kinh tế chính trị trường Đại học kinh tẾ - Đại họcquốc gia Hà Nội, em đã được thầy cô giáo hướng dẫn nhiệt tình cũng cung cấp nhữngkiến thức hữu ích và đặc biệt cần thiết cho quá trình nghiên cứu bài khoá luận tốtnghiệp của em Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới:

TS Nguyễn Đức Lâm và TS Hoàng Thị Hương — người đã trực tiếp hướng

dẫn, chỉ bảo tận tình, định hướng làm bài và động viên em thực hiện và hoàn thành

dé tài

Các anh chị tại UBND xã và huyện Na Rì đã hỗ trợ, tận tình giúp đỡ nhóm

nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện, và cung cấp thông tin để tổng hợp được sốliệu cho kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài

Cuối cùng, em xin chúc thay Nguyễn Đức Lâm cùng quý thầy cô khoa Kinh tế

Chính trị - trường Đại học Kinh tê - ĐHQGHN và các bạn sinh viên sức khoẻ, đạt nhiêu thành công trong công việc cũng như trong cuộc sông!

Do không có nhiều kinh nghiệm thực tế cũng như thiếu sót về kiến thức nênbài nghiên cứu không được những sai sót Rất mong nhận được những phản hồi ýkiến đóng góp tích cực từ phía thầy cô và các bạn dé bài khoá luận được hoàn thiện

ngày càng tốt hơn.

Em xin chân thành cam ơn!

Sinh viên thực hiện

Linh

Ma Phuong Linh

Trang 3

LOI CẢM ƠN 5-5-2121 E1 E1 1E 12212111111211211211 1111111111111 11111 T1 g1 gu 2 DANH MỤC CHỮ VIET TẮTT - 2-2 E+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErkerkrrkrree 6 DANH MỤC BẢNG ¿- tt 1E E1 151151121111115 1111111111111 1111111 c0 7 DANH MỤC HÌNH - St 1E 1111111111111 11111 1111111111111 11 1x6 8

"95271025 9

1 TÍNH CAP THIET CUA DE TÀI - - 2-2 SE £+E£EE+EE+EeEEEEEEEerkerxrrees 9 2 CÂU HOI NGHIÊN CỨU - 2-2 2 £+E£+E£2E£E££E£EEEEeEEerEerkerxerkered 10 3 MỤC TIÊU VA NHIỆM VU NGHIÊN CỨU 2-22 s2 2x22: 10 4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU - 2 - 2 ++s+txzx++xe£z 11 5 KET CAU KHOA LUẬN 2- 2522522 2ES2ES2EEEEEEEEEEEEErkerkerkerkrred 12 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LY LUẬN VA THUC TIEN XÂY DUNG NONG THÔN MỚI ¬ 13 1.1 TONG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU - 13

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài - 13

1.1.2 Kết quả công trình nghiên cứu và khoảng trống cần nghiên cứu 16

1.2 CƠ SỞ VÀ LÝ LUẬN VE XÂY DỰNG NONG THÔN MỚI 17

1.2.1 Các khái niệm cơ bản - - 2-52 keSk+ESEkEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE 1E eEkrkee 17 1.2.2 Vai trò của các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới nói riêng va phát triên kinh tê nói chung .- «+ «s+++s+++s+2 21 1.2.3 Tổng quan về sự hài lOng ceeecsecccccseseescssessescsscssesesscseesessessesessesneass 24 1.2.4 Vai trò của sự hài lòng khi sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật đối với việc xây dựng nông thôn TmỚI - - - + 33+ 1E + E++vEEE+eeEEseeeseeeereeee 27 1.2.5 Tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật, chất lượng các công trình ha tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn TỚI - - << + 1E E**EE+*vEEE+eeEEeeekEeeeeesvke 28 1.3 CƠ SỞ THỰC TIEN ¿2 £+S£+E£+EE2EE2EEE2E2E2152121717171 111k crkd 32 1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương đối với việc nâng cao sự hài lòng của người dân khi sử dụng các công trình hạ tâng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn 100) ce 32 1.3.2 Bai học kinh nghiệm rút ra cho đề tài nghiên cứu - 35

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ¿-2+z+E+E+E+E2EeEeEsEEsrezszs 37

Trang 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -2 2 2 c+E+E+E+ESESEEEEESE+E+EzEzErsreserscsa 37

2.1.1 Chọn địa điểm nghiên cứu 2-5 + + +k+EE+E£EE£EE+EEEEEEEEEErkerkrrered 372.1.2 Nguồn $6 liệu ¿- ¿- ¿+ £+E+EEE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE21711121 1E Txrxee 382.2.PHƯƠNG PHÁP PHAN TÍCH, XỬ LÝ SO LIỆU ¿5252 5252 40

2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả - 2 2E E+S£+E£EE£E£E£EEEErEerxerxrvee 40

2.2.2 Phương pháp so sánh - -ó- - - + E111 E 91191 1191 9v ng ng ng 4I

2.2.3 Hệ thống các tiêu chí và phân tích số liệu - + - 2 2s £szsz+s2 41CHƯƠNG 3 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 2-2 43

3.1 ĐẶC DIEM DIA BAN NGHIÊN CỨU 2 2 s+E+EE+EEeEEerxrxeex 43

3.1.1 Điều kiện tự nhiên ¿- 2 SE +E£EEEEE+EEEEE E111 11111111111 ce 433.1.2 Đặc điểm kinh tẾ - xã hội -¿- - ke ‡EEEEEEEEEEEEEEkEEkrkerkerrred 463.1.3 Những thuận lợi, khó khăn cho phát triển kinh tê -:- 5 5¿ 51

3.2 KET QUÁ THAY DOI CÁC CÔNG TRÌNH HA TANG KỸ THUẬT KHI

XÂY DỰNG NONG THÔN MỚI TREN DIA BAN HUYỆN NA RÌ 54

3.3 THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ

TANG KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG NONG THÔN MỚI 55

3.3.1 Thực trạng việc quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật 55

3.3.2 Thực trạng việc dau tư, cải tạo cho đường giao thông trục thôn 59

3.3.3 Thực trạng sử dụng các công trình mầm non thôn . 2-5 62

3.4 ĐÁNH GIA SỰ HAI LONG CUA NGƯỜI DÂN KHI SỬ DỤNG CAC

CONG TRÌNH HA TANG KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN

MOL oe — Á 64

3.4.1 Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về việc sử dụng trường mầm non

¬ 64

3.4.2 Đánh giá SHL của người dân về việc sử dụng đường trục thôn 67

3.4.3 Một số nguyên nhân dẫn tới việc không hài lòng của người dân khi sửdụng các công trình hạ tầng kỹ thuật 2-5 5¿©5++x+xzxzrxerxrrrerrxee 69

CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ

TANG KY THUAT TRONG XAY DUNG NONG THON MOI TAI HUYEN NA

RI TINH BAC KẠN - St 1 E21 151 11 1151111111111111 1111111111111 E111 EE, 71

Trang 5

4.1 ĐỊNH HƯỚNG SỬ DUNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TANG KỸ THUAT

TRONG XÂY DUNG NONG THÔN MỚI TẠI HUYỆN NA RI TINH BAC

9 “sa 71

4.2 GIẢI PHAP NHẰM NANG CAO SU HAI LONG CUA NGƯỜI DAN DOIVOI QUAN LY VA SU DUNG CAC CONG TRINH HA TANG TRONG XAYM8) [€8)(9)169:108.190001207 72

4.2.1 Nâng cao mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng trường mầm non

¬ 72

4.2.2 Giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân khi sử dụng đường trục thôn

¬ 78

4.2.3 Giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân với các công trình hạ tầng

kỹ thuật trong việc xây dựng nông thôn mỚII «55s +£+s*++*++s+2 81

KET LUẬN VA KIEN NGHI u csssecssssssssssessssseessnsceesnscecsnecesnncesnnecesnnecesnneessncessness 85

Ä+i0 pc 0 87

4.2.1 Đối với nhà MUG oe eeeceseecssseeessneeessnseessnseessnscessnscesnnscessncesnneessuneeesnneesees 874.2.2 Đối với người CAML ecceececccscsssessessessesssssessessesessscsecsessessessessessessesseeseeseess 87IV.100i2009579 04:01 88

5108000 2 Ố 91

Trang 6

DANH MỤC CHU VIET TAT

Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt

NTM Nông thôn mới

UNND Uy ban nhân dân

XDCB Xây dựng cơ bản

ATGT An toàn giao thông

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bảng 1.1 Dân số lao động -LL c2 222211111 2225 21111111 5555111 xe 39

Bang 1.2 Tổng hợp thông tin thứ cấp . c c2 2 c2 Scsss se 46

Bang 1.3 Tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội tại huyện Na Ri giai đoạn 2011 —

Bảng 1.6 Tình hình đầu tư cho trường học trên địa bàn huyện nam 2020 đến

năm 2022 ch nh Ki nh nh nh Ki nh nh nh ni thiệt 63

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ - 25

Hình1.2.: Bản đồ hành chính huyện Na Ri, tinh Bac Kạn 42

Hình 1.3 Phó chủ tịch UBND tinh Đỗ Thị Minh Hoa thăm mô hình cây LT -1 tại xã

Sơn Thành huyện Na RÌ - nee eect ence ene nee eee enna nên 48

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 TINH CAP THIET CUA DE TÀITrong những năm qua, cung với da phát triển chung của xã hội, nông nghiệp va

nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kê, đời song nhân dân được cải

thiện đáng kề và bộ mặt nông thôn cũng đã thay đôi rõ rệt Nghi quyét đại hội X cuađảng đã đề ra nhiệm vụ “ Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới Xây dựng

các làng, xã, bản có cuộc sông no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh”.

Triển khai Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giaiđoạn 2021 — 2025, Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủtướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chíquốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 — 2025, Quyết định số1304/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc banhành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2022 — 2025; chỉ đạo các cấp uỷ đảng,chính quyền, đoàn thé từ huyện đến cơ sở tô chức triển khai đến cán bộ, đảng viên ở

các cơ sở đảng trong huyện.

Người dân đã nhận thức được mục đích, ÿ nghĩa, tam quan trọng của Chương

trình, từ đó nhiệt tình hưởng ứng tham gia chung tay xây dựng nông thôn mới Tổng

kinh phí nhân dân đã tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới trên dia bàn huyện

đến nay đã đạt gần 15 triệu đồng , trong đó đã hiến 15.003m2 đất nông nghiệp, đóng

góp trên 9.318 ngày công động, đóng góp bằng tiền mặt và hình thức khác quy ra tiền

mặt đạt gần 1 tỷ đồng (UBND huyện Na Rì,2021)

Tuy vậy, vẫn còn khó khăn trong việc huy động sức mạnh tập thể của nhân dânđối với việc xây dựng nông thôn mới, đặc biệt trong việc xây dựng những công trìnhliên quan đến giải phóng mặt băng như xây dựng những tuyến đường nông thôn, nhà

Trang 10

văn hoá, trường học và trụ sở các cơ quan nhà nước Một SỐ tuyến đường tuy đã đượcđầu tư cứng hoá hoặc bê tông hoá song do không được đầu tư đúng mức nên không

đồng bộ những hạng mục như điện thắp sáng, hoặc phải đào lên đường dé đặt điện

sinh hoạt và đường dây viễn thông Gây thất thoát trong đầu tư và gây bất bình và

không hài lòng của người dân Đôi khi nhân dân đã tham gia đóng góp sức người sức

của cho việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, tuy nhiên chất lượng và kỹ mỹ

thuật công trình sau khi xây dựng đã không đáp ứng được lòng mong đợi của người

dân, dẫn tới bất bình trong nhân dân và lãng phí Khiến cho vận động người dân đónggóp vào việc xây dựng nông thôn mới khó hơn Với mục đích nắm bắt được tâm tưnguyện vọng và sự hài lòng của người dân để xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuậtđáp ứng tối đa nhu cầu của người dân Việc thực hiện đề tài: “ Đánh giá mức độ hàilòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong

xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Na Rì, Bắc Kạn” là hết sức quan

trọng.

2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Thực trạng mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng công trình hạ tầng kỹ

thuật trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tại huyện Na Rì như thế nào?

- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân khi sử dụng các công

trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc

Kạn.

- UBND huyện Na Ri, tinh Bắc Kan cần có những giải pháp gì dé nâng cao sự hài

lòng của người dân khi sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựngnông thôn mới trong thời gian toi.

3 MỤC TIỂU VÀ NHIEM VỤ NGHIÊN CỨU

e Muc tiêu nghiên cứu

10

Trang 11

Trên cơ sở đánh giá, phân tích sự hài lòng của người dân đối với việc sử dụng cáccông trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới (cụ thể là sân bóng,

đường giao thông thôn) từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục khuyến khích nâng

cao sự hài lòng của người dân.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thông hóa cơ sở lý luận và thực tiên vê xây dựng nông thôn mới

Phân tích, đánh giá mức độ hài lòng của người dân trong việc sử dụng các công

trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Na Rì,

Bắc Kạn.

Phân tích các yếu tố anh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân trong việc

sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới trên địa

bàn huyện Na Ri, Bắc Kạn.

Đề xuất giải pháp: Nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân khi sử dụng cáccông trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì

DOL TƯỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CUU

Đối tượng nghiên cứu

Đôi tượng nghiên cứu cua đê tài: Dé tài giới hạn đánh giá là sự hài lòng cua

người dân khi sử dụng công trình hạ tầng đó là trường mầm non và trục đường

thôn trên địa bàn huyện, các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân khi

sử dụng trường mam non và đường trục thôn trên dia bàn huyện Na Ri, Bắc Kan

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới,

04 xã hiện đang phần đầu đạt chuẩn nông thôn mới, 10 xã còn lại chưa datchuẩn nông thôn mới huyện Na Rì

Pham vi thời gian: Các số phiếu thứ cấp được cung cấp trong giai đoạn

2019-2022 Số liệu sơ cấp được điều tra trong năm 2019-2022

II

Trang 12

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về mức độ hài lòng của người

dân khi sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật gồm có: chất lượng công trình,

tính thẩm mỹ công trình, tính da dụng của công trình Từ đó đưa ra các giải

pháp nhằm tăng mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng các công trình hạtầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới

5 KÉT CẤU KHOÁ LUẬN

Ngoài phân mở đâu, kêt luận, đê tài gôm có 4 chương như sau:

Chương 1 Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực hiện xây dựng nông thôn mới

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 4 Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của ngườidân khi sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới

12

Trang 13

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN XÂY DUNG

NÔNG THÔN MỚI

1.1 TONG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CUU

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Phạm Trần Thăng Long ( 2020) trong nghiên cứu “ Sự hài lòng của người dân

về tiêu chí xây dựng ha tang giao thông nông thôn theo chuẩn nông thôn mới tai

huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội” Nghiên cứu này được tiễn hành dựa trên kết quả khảosát 239 hộ dân, tại 3 xã của huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội Kết quả cho thấy, mức độhài lòng với các tiêu chí về xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT) theo tiêuchuẩn nông thôn mới (NTM) của người dân trên địa bàn huyện Mỹ Đức được xếphạng theo thứ tự từ cao nhất , thứ nhất là tiêu chí “Công tác kiểm tra, giám sát xâydựng” với 3,91 điểm, thứ hai là “Công tác quản lý đầu tư xây dựng” với 3,58 điểm,thứ ba là “Công tác huy động vốn” với 3,47 điểm, thứ tư là “Chất lượng công trìnhxây dựng” với 3,31 điểm, thứ tư là “Cong tác xây dựng quy hoạch” với 2,90 điểm, vàthấp nhất là “Công tác chỉ đạo xây dựng” với 2,64 điểm Kết quả này cung cấp căn

cứ thực tiễn cho huyện Mỹ Đức với những giải pháp thực hiện xây dựng hạ tầng

GTNT theo tiêu chuẩn NTM tại địa phương một cách hiệu quả hơn dé tang su hailòng của người dân.

Tác giả Mai Thị Huyền và Nguyễn Thị Ngọc Mai ( 2019) trong nghiên cứu

“Các yếu to ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thônmới tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” Thành công trong xây dựng nông thôn mới

phụ thuộc vào sự huy động sức mạnh nội lực và mức độ tham gia của cộng đồng Sự

tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Việt yên, mặc dù

khá tích cực, nhung mức độ tham gia còn hạn chế Xây dựng nông thôn mới cần có

sự vào cuộc sống sâu rộng hơn của người dân Bài viết sử dụng phương pháp phântích hồi quy đa biến trên cở sở điều tra 90 hộ gia đình trên dia bàn nghiên cứu, đã làm

13

Trang 14

rõ các nhân tố ảnh hương đến quyết định tham gia của người dân gồm thu nhập, nghềnghiệp, sự lãnh đạo của chính quyền địa phương, mức độ hiểu biết và kỳ vọng của

người dân trong xây dựng nông thôn mới bền vững trong thời gian tới.

«

Tác giả Hà Quang Trung và Nguyễn Thanh Hiếu (2020) trong nghiên cứu

Sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới — nghiên cứu trườnghợp tại Lào Cai” Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nôngthôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai nhằm chỉ ra được những mặt được, mặt chưa đượcdưới góc độ đánh giá của người dân - chủ thể của chương trình cũng là đối tượng thụhưởng của chương trình Cùng với việc phân tích các tài liệu thứ cấp, trong bài viết

đã sử dụng thang do Likert khảo sát 60 hộ dân dé đánh giá sự hài lòng về chương

trình xây dựng nông thôn mới Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số khía cạnh hoạt

động trong xây dựng nông thôn mới cần được quan tâm thúc đây như: sự vào cuộccủa các doanh nghiệp chưa cao, hệ thống tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thônvẫn còn bat cập Những gợi ý giải pháp của bài viết có thé sử dụng tham khảo choxây dựng nông mới của giai đoạn tiếp theo

Tác giả Châu Hồng Nhung và Ngô Thị Ánh trong nghiên cứu “ Đánh giá sự

hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thon” Mục tiêunghiên cứu của luận văn là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của họcviên về chất lượng dao tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956 của

Thủ tướng Chính phủ, từ đó kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của học viên về

chương trình đào nghề theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ ở huyệnĐầm Doi và ở tỉnh Cà Mau Đề tài nghiên cứu sử dung mẫu điều tra khảo sát là 210học viên thuộc các lớp nghề, hiện đang học tai Trung tâm Dạy nghề huyện Dam Doi,tỉnh Cà Mau Kết quả nghiên cứu đã xác định được sự tác động của các yếu tô thànhphan đến sự hài lòng của học viên về chương trình dao tạo nghề tại Trung tâm Day

nghề huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau là yếu tố: Phương diện học thuật, Cơ sở vật chất,

14

Trang 15

Sự tiếp cận và Chương trình đào tạo Một số kiến nghị được đề xuất từ kết quả nghiên

cứu nhằm góp phần giải quyết, khắc phục những tồn tại, hạn chế và kỳ vọng đem lại

những kết quả tốt nhất cho đơn vị Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp Ban Giám

đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Dam Doi, tinh Cà Mau có một đánh giá toàn diệnhơn về vấn đề sự hài lòng của học viên, lan tỏa các kiến thức chung, tạo điều kiện

cho việc phát triển nguồn nhân lực ở địa phương; đào tạo lực lượng lao động có trình

độ tay nghề nhất định, tao thu nhập cho bản thân, góp phan nâng cao mức sống giađình, cùng với địa phương thực hiện công tác phát triển kinh tế - xã hội, hướng tớimục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hưng và Võ Văn Tuấn trong nghiên cứu “ Phân tích

các yếu to đến tiến trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đồng Tháp” Xây dựng

nông thôn mới đóng góp vai trò quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt thiệnsinh kế, ở vùng nông thôn; do vậy, xác định các yếu tố tác động đến tiến trình xâydựng nông thôn mới trở nên cần thiết Nghiên cứu “Phân tích các yêu tổ tác động đếntiễn trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đồng Tháp ” được thực hiện nhằm đề xuấtgiải pháp thúc day tiến trình đạt được các tiêu chí Nông thôn mới hiệu quả hon détiền đến xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiều mẫu Cả số liệu thứ cấp và sơ cấpđược sử dụng cho nghiên cứu này; trong đó, số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng

vấn cấu trúc đại điện lãnh đạo 119 xã và phỏng vấn bán cấu trúc lãnh đạo cấp tỉnh,

12 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Các phương pháp phân tích

số liệu bao gồm thống kê mô tả và kiểm định Independent Samples T — Test củanhóm 2 xã tiến nhanh và tiến chậm, và mô hình hồi uy Tobit dé xác định các yếu tốảnh hưởng tốc độ đạt tiêu chí nông thôn mới Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khácbiệt giữa nhóm xã tiễn nhanh và xã tiễn chậm và kết quả tiêu chí đạt được , nguồn lực

hỗ trợ của Nhà nước và hoàn thành các nhóm tiêu chí Các yếu tố về ha tang kinh tế

- xã hội, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, đội ngũ cán bộ sở, tham gia của người

dân có tác động tích cực và có ý nghĩa tiên trình xây dựng nông thôn mới của nhóm

15

Trang 16

xã tiến nhanh trong khi đó chỉ có yêu tố đội ngũ cán bộ cơ sở ảnh hưởng đến nhóm

xã tiễn chậm Giải pháp được đề xuất là cần ưu tiên cho giải pháp nâng cao năng lực

và vai trò của đội ngũ cán bộ ở cơ sở, tập trung chỉ đạo về phát triển kinh tế nông

nghiệp và phát huy tinh thần tham gia của người dân, và sử dụng nội lực tại chỗ déthúc đây tiến trình xây dựng nông thôn mới

Tác giả Ngô Xuân Hoàng trong nghiên cứu “ Giải pháp chủ yếu nhằm mụcthúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Phổ Yên — Thái Nguyên ” Saugan hai năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thônmới, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái nguyên, bước đầu đạt được một số kết quả khả quan.Tuy nhiên dé xây dựng chương trình nông thôn mới của huyện theo đúng kế hoạch

đề ra, trong thời gian tới huyện cần quan tâm đến triển khai thực hiện một số giảipháp chủ yếu sau: Hoàn thiện chính sách, công tác điều hành quản lý; Tăng cườngcông tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, nâng cao nhận thức

của cư dân nông thôn; Hoàn chỉnh quy hoạch và thực hiện quản lý theo quy hoạch;

Phát triển kinh tế, 6n định an sinh xã hội; Tổ chức tiếp nhận và huy động các nguồn

lực xây dựng nông thôn mới.

1.1.2 Kêt quả công trình nghiên cứu và khoảng trong can nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu các công trình đã công bô có liên quan, các kêt luận sau

đây được rút ra:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đều được nghiên cứu trong nước và từ giaiđoạn 2016 — 2020 Phương pháp nghiên cứu dé sử dung mô hình kinh tế lượng từ cáckết quả điều tra, khảo sát đi kèm nhưng giải pháp nghiên cứu tài liệu thực tế tại các

nông thôn và đưa ra suy luận Từ các công trình nghiên đều sử dụng 2 phương pháp

định lượng và định tính Từ mỗi nghiên cứu đề có mô hình riêng để đánh giá

Thứ hai, xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ xây dựng nông

thôn mới Và các nghiên cứu đi sâu vào vân đê mục tiêu nghiên cứu.

16

Trang 17

Thứ ba, kết quả nghiên cứu, tong quan nghiên cứu đều dat các kết quả trêncác khía cạnh nghiên cứu và chỉ ra được những hạn chế và đưa ra giải pháp để pháttriên nông thôn mới.

1.2 CƠ SỞ VÀ LÝ LUẬN VE XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.2.1 Các khái niệm cơ bản

1.2.1.1 Nông thôn

Chủ thể nông thôn là dân cư bao gồm nhiều thành phần mà chủ yếu là nông

dân Nhóm dân cư này tôn tại đưới nhiều hình thức: cá nhân, gia đình, thị tộc, cộngđồng

Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm chính xác về nôngthôn và còn nhiều quan điểm khác nhau Khi khái niệm về nông thôn người ta thường

so sánh nông thôn với đô thị Như vậy, khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất tươngđối, thay đối theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của các quốc

gia trên thế giới.

Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam có thể hiểu: “ Nông thôn là vùng sinh

sông của tập hợp của dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp dân cư này thamgia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá-xã hội và môi trường cho một thể chế chínhtrị nhât định và chịu ảnh hưởng của các tô chức khác”.

1.2.1.2 Xây dựng mô hình nông thôn mới

Chưa có văn bản nào định nghĩa NTM rõ ràng, nhưng các đặc trưng của nó

được xác định tương đối rõ Quyết định 492/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 quy định bộ

tiêu chí quốc gia về NTM, chia nhỏ NTM theo cấp hành chính:xã NTM, huyện NTM,

tỉnh NTM Trong đó dé đạt được mục tiêu xây dựng xã đạt chuẩn NTM,một xã phảiđạt chuẩn trong 5 lĩnh vực lớn, gồm 19 tiêu chí nhỏ được tính điểm, một địa phươngphải đạt từ 95 điểm trở lên về không có tiêu chí nào bị điểm 0

17

Trang 18

Mô hình NTM được quy định với các tính chất Đáp ứng nhu cầu sử dụng: cónhững thay đổi trong quản lý, vận hành và khai thác Đạt hiệu quả cao nhất trên tat

cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội; Tiên tiến hơn so với mô hình cũ,

bao gôm những đặc điêm nôi bật , được nghiên cứu và áp dụng trên cả nước.

Xây dựng NTM là quá trình thay đổi nhận thức và nâng cao nhận thức củangười dân, là công cụ để người dân chủ động phát triển kinh tế, xã hội, tham gia thựchiện chính sách về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, cải thiện cơ sở vật chất vàdiện mạo kinh tế, xã hội từ đó thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành

thị Đây là một quá trình lâu dài, bền vững, là một trong những nội dung quan trọng

cần được lãnh đạo, chỉ đạo trong định hướng, chính sách phát triển đất nước trước

mặt cũng như lâu dài.

Mục tiêu xây dựng nông thôn mới với ha tang kinh tế - xã hội đồng bộ Cơ cau

kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, gắn kết nông nghiệp với phát triển

nhanh công nghiệp, dich vụ và đô thị theo quy hoạch Xã hội nông thôn ồn định, giàu bản sắc dân tộc Môi trường sinh thái được bảo vệ; Nâng cao năng lực của hệ thong

chính trị dưới sự lãnh đạo của Dang ở thôn; Xây dựng liên minh công nông, nhất làliên minh công nông và lực lượng tri thức, xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội và chínhtri vững chắc để đảm bảo thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước theo hướng XHCN Như vậy, hãy hiểu một cách khái quát nhất về mục tiêu xây

dựng mô hình nông thôn mới là hướng đến một nông thôn có năng lực, có nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa và có hạ tầng gần giống đô thị.

Do đó, có thể quan niệm: “ NTM là tổng thé những đặc điểm, cau trúc tạo thànhmột kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu đặt ra cho nông thôntrong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn

cũ ở tính tiên tiên về mọi mặt”.

18

Trang 19

1.2.1.3 Khái niệm về sự hài lòng

Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng của khách hàng và có khá nhiều

tranh luận về định nghĩa này Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự hài lòng là sự khác

biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và thực tế cảm nhận được Theo Johnson et al.(1995) sự hài lòng hoặc sự thất vọng sau khi tiêu dùng, dược định nghĩa như là phảnứng của một người về việc đánh giá bằng cảm nhận sự khác nhau giữa ky vọng trước

khi sử dụng với cảm nhận thực tê vê sản phâm sau khi sử dụng nó.

Hoyer va MacInnis (2001) cho rằng sự hài lòng có thé gắn liền với cảm giácchấp nhận, hạnh phúc, giúp đỡ, phan khích, vui sướng Sự hài lòng của một người làviệc căn cứ vaid những hiểu biết của mình đối với một sản phâm hay sự vật, hiện

tượng mà hình thành nên những đánh giá hoặc phán đoán chủ quan Đó là một dạng

cảm giác về tâm lý sau khi nhu cầu của người đó được thoả mãn Sự hài lòng của mộtngười được hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm, đặc biệt được tích luỹ khi sử

dụng sản phẩm hay dịch vụ Sau khi sử dụng sản phẩm mà người đó sẽ có sự so sánh

giữa hiện thực và kỳ vọng, từ đó đánh giá được sự hài lòng hay không hài lòng.

Có nhiều điểm đánh giá khác nhau về mức độ hài lòng của khách hàng Sự hàilòng của khách hàng là phản hồi của khách hàng đối với sự khác biệt lớn giữa kinh

nghiệm đã có và sự hài lòng Nghĩa là, kinh nghiệm đã có của khách hàng khi sử dụng

một dịch vụ và kết quả sau khi dịch vụ được sử dụng Cụ thể nhất, sự hài lòng của

khách hàng là tâm trạng, cảm giác của khách hàng về một công ty khi sự mong đợi

của họ được thoả mãn hay đáp ứng vượt mức trong suốt vòng đời của sản phẩm hay

dịch vụ Khách hàng đạt được sự hài lòng sẽ có thêm lòng tin và quyết định mua sản

pham của công ty Một lý thuyết thông dùng dé xem xét sự hài lòng của khách hang

là lý thuyết “ Kỳ vọng — Xác nhận” Lý thuyết được phát triển bởi Oliver (1980) và

được dùng để nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng của cscadịch vụ hay sản phẩm của một tô chức Lý thuyết đó bao gồm hai quá trình nhỏ có

19

Trang 20

tác động độc lập đến sự hài lòng của khách hàng: kỳ vọng về dịch vụ trước khi mua

và cảm nhận về dịch vụ sau khi đã trải nghiệm.

Như vậy, sự hài lòng là sự so sánh giữa lợi ích nhận được thực tế và kỳ vọng.Nếu lợi ích kỳ vọng thực tế không như mong đợi, khách hàng sẽ thất vọng Nếu lợiích thực tế đáp ứng được kỳ vọng, mọi người sẽ hài lòng Nếu lợi ích thực tế cao hơn

kỳ vọng về sự hài lòng của khách hàng sẽ tạo ra sự hài lòng cao hơn hoặc sự hài lòng

vượt mong đợi.

1.2.1.4 Khái niệm về công trình ha tang kỹ thuật trong xây dựng NTM

Trong việc xây dựng nông thôn mới việc ưu tiên đó là xây dựng các công trình

hạ tầng kỹ thuật Theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Phó Thủ

tướng Vương Đình Huệ có quy định các công trình thuộc nhóm hạ tầng kỹ thuật trong

xây dựng nông thôn mới tại các địa phương được chia lam 8 tiêu chí đó là giao thông,

thuỷ lợi, điện, trường học, co sở vật chất văn hoá, cơ sở hạ tầng thương mại nôngthôn, thông tin và truyền thông, nhà ở dân cư Các tiêu chí này lại được chia làm 19

tiêu chí nhỏ hơn nhăm mục đích xác định diém sô cho từng tiêu chí.

1.2.1.5 Khái niệm đường giao thông trục thôn, trường mâm non

e Đường giao thông trục thôn: là đường nối trung tâm thôn đến các cụm dân cư

trong thôn

e Trường mam non: là cơ sở giáo dục năm trong hệ thống giáo dục quốc dân

được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà Nhà nước và thực hiệnchương trình giáo dục dạy học mam non do Bộ Giáo dục và Đảo tao quy định

nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục Trường học phải đảm bảo đủ các điều kiện

như: có cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo

VỆ, y tẾ CÓ CƠ SỞ Vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ

những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính Trường mầm non

có chức năng thu nhận dé chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 đến 6 tháng, nhằm

20

Trang 21

giúp trẻ hình thành những yêu tô đâu tiên nhân cách, bước chuân bị cho trẻ vào

lớp 1 Trường mâm non có các lớp mẫu giáo và các nhóm trẻ Trường có ban

giám hiệu để quản lý, hiệu trưởng phụ trách.

1.2.2 Vai trò của các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn

mới nói riêng và phát triển kinh tế nói chung

Với tính chất đa dạng và thiết thực, hạ tầng là nền tảng vật chất có vai tròđặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia

cũng như mỗi vùng lãnh thổ Có kết cau hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nền kinh tế sẽ

có điều kiện tăng trưởng nhanh, ôn định và bền vững Có nhiều nghiên cứu đã đi

đến kết luận răng phát triển hạ tầng kỹ thuật có tác động tích cực đến phát triển

kinh tế - xã hội ở cả các nước phát triển và đang phát triển Trình độ phát triển

của hạ tầng của đất nước Cesar Calderon and Luis Serven (2004) sau khi nghiên

cứu bộ đữ liệu ở 121 nước trong thời kỳ 1960-2000 đã đưa ra hai kết luận quan

trọng là: trình độ phát triển hạ tầng kỹ thuật có tác động tích cực đến tăng trưởng

kinh tế; và trình độ phát triển ha tang kỹ thuật càng cao thì mức độ bất bình đăng

về thu nhập trong xã hội càng giảm Từ hai kết luận này, các tác giả đã đưa ra một

kết luận chung là trình độ phát triển hạ tầng có tác động mạnh đến công tác xoá

đói, giảm nghéo.

Theo Naoyuki Yoshino and Masaki Nakahigashi (2000), đã nghiên cứu về

vai trò của hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế ở các nước Đông Nam Á và đưa

ra kết luận rang, hạ tang kỹ thuật đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển

kinh tế của các nước vì hai ly do: phát triển ha tang kỹ thuật góp phan nâng cao

năng suất và hiệu quả của nền kinh tế; và phát triển hạ tầng kỹ thuật có tác động

rất tích cực đến giảm nghèo Còn tác giả Kingsley Thomas (2004) cho rằng, hạ

tang kỹ thuật đóng vai trò quan trọng không chỉ vì nó là điều kiện thiết yếu đối

với hoạt động sản xuât- kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sông của

21

Trang 22

các hộ gia đình, mà hạ tầng kỹ thuật còn là lĩnh vực kinh tế chiếm tỷ trọng lớn

trong GDP của một nước Đầu tư cho phát triển hạ tầng kỹ thuật thường chiếm

khoảng 20% tổng vốn đầu tư và chiếm từ 40-60% đầu tư công ở hầu hết các nước

đang phát triển Tính trung bình, lượng đầu tư này chiếm 4% GDP của các nước

đang phát triển, cá biệt có nước chiếm hơn 10%

Nghiên cứu về tác động của việc phát triển hạ tầng ở Việt Nam, tác giả Phạm

Thị Tuý (2006) đã phát hiện ra sáu tác động quan trọng sau đây:

+ Hạ tầng kỹ thuật phát triển mở ra khả năng thu hút các luồng vốn đầu tư

đa dạng cho phát triển kinh tế- xã hội;

+ Hạ tầng kỹ thuật phát triển đồng bộ, hiện đại là điều kiện đề phát triển các

vùng kinh tế động lực, các vùng trọng điểm và từ đó tạo ra các tác động lan toả

lôi kéo các vùng liền kề phát triển;

+ Hạ tầng kỹ thuật phát triển trực tiếp tác động đến các vùng nghèo, hộ nghèothông qua việc cải thiện hạ tầng mà nâng cao điều kiện sống của hộ

+ Phát triển hạ tầng thực sự có ích với người nghèo và góp phần vào việc giữ

gìn môi trường;

+ Đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn, đem đếntác động cao nhất đối với giảm nghèo;

+ Phát triển kết cầu ha tầng tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến thức và cải

thiện tình trạng sức khoẻ cho người dân, góp phần giảm thiểu bất bình đăng về

mặt xã hội cho người nghẻo.

Tóm lại, kết cau ha tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự pháttriển kinh tế- xã hội của một quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển Hệ thống

kết cau hạ tang phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc day tăng trưởng kinh tế, nâng

cao năng suất, hiệu qua của nền kinh tế và góp phan giải quyết các van dé xã hội

Ngược lại, một hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với

22

Trang 23

sự phát triển Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết câu hạ tang thiếu và yếu

đã gây ứ đọng trong luân chuyền các nguồn lực, khó hấp thụ vốn dau tư, gây ra

những “nút cô chai kết cầu hạ tầng” ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.

Ngân hàng Thế giới (2000) trong một nghiên cứu về 60.000 người nghèo trên thégiới cũng chi ra rằng, kết cau hạ tang kỹ thuật yếu kém dẫn đến chất lượng cuộcsống thấp ké cả khi thu nhập có tăng nhanh

Thực tế trên thế giới hiện nay, những quốc gia phát triển cũng là nhữngnước có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển đồng bộ và hiện đại Trong

khi đó, hầu hết các quốc gia đang phát triển đang có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ

thuật kém phát triển Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển kết cau hạ tang đang là

ưu tiên của nhiều quốc gia đang phát triển Ở Việt Nam, với quan điểm “kết cầu

hạ tầng đi trước một bước”, trong những năm qua Chính phủ đã dành một mứcđầu tư cao cho phát triển kết cấu hạ tầng Khoảng 9-10% GDP hàng năm đã được

đầu tư vào ngành giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh, một tỷ lệ

đầu tư kết cau hạ tang cao so với chuẩn quốc tế Và nhiều nghiên cứu kinh tế vi

mô cũng cho thấy răng có mối liên hệ mạnh mẽ giữa đầu tư phát triển kết câu hạtầng với tăng trưởng và giảm nghèo ở Việt Nam Độ dài của mạng lưới đường bộ

đã tăng hơn gấp đôi tính từ năm 1990, và chất lượng cũng cải thiện đáng ké

Tất cả các khu vực thành thi và 90% hộ dân nông thôn được tiếp cận vớiđiện Số đường điện thoại cố định và di động trên 100 dân tăng gấp mười lần từnăm 1995 Tiếp cận nước sạch tăng từ 26% dân số lên 57% trong khoảng thờigian từ năm 1993 đến năm 2004, và trong cùng giai đoạn này tiếp cận nhà vệ sinhđạt tiêu chuẩn tăng từ 10% lên 31% dân số Rõ ràng, đây là những thành tựu rat

đáng ghi nhận.

23

Trang 24

1.2.3 Tổng quan về sự hài lòng

1.2.3.1 Tại sao phải làm hài lòng khách hàng

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn

tại và phát triển thì sự hài lòng cao của khách hàng là vị trí mà doanh nghiệp cần

phan dau vì đó là điều tốt nhất dé có và giữ nhận khách hàng Sự hài lòng cũng như

không hài lòng của khách hàng thể hiện thông qua việc mua hàng hoá hay sử dụng

dịch vụ trong quá khứ; thông tin truyền miệng từ những người thân, bạn bè sử dụnghàng hoá, dịch vụ; thông tin khách hàng: sự cam kết của doanh nghiệp với khách

hàng Một người khách hài lòng với việc mua hàng sẽ chia sẻ trải nghiệm tuyệt vời

ấy với một số bạn bè của họ, nhưng nếu nói không thì người ấy sẽ chia sẻ chuyện

không vui với nhiều người khác Sự hài lòng của khách hàng đã trở thành một yếu

tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh Mức độ hài lòng cao có thé đem lại nhiều

lợi ích bao gồm:

+ Lòng trung thành: khách hàng có mức độ hài lòng cao sẽ tin tưởng, trung

thành và yêu mến doanh nghiệp

+ Tiếp tục mua thêm sản phẩm: khi mua một món hàng bất kỳ khách hàng

sẽ nghĩ đến các sản phẩm của doanh nghiệp làm họ hài lòng đầu tiên

+ Giới thiệu cho người khác: một khách hang có mức độ hài lòng cao sẽ kécho gia đình và bạn bẻ về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp

+ Duy trì sự lựa chọn: có mỗi quan hệ mật thiết với lòng trung thành, yếu tô

này cho thấy khi khách hàng hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp,

họ có tâm lý ít muốn thay đồi nhãn hiệu khi chúng có cùng một chức năng.

+ Giảm chỉ phí: doanh nghiệp tốn ít chỉ phí hơn dé phục vụ một khách hàng

có mức độ hài lòng cao so với một khách hàng mới.

+ Giá cao hơn: khách hàng có mức độ hài lòng cao sẵn sàng trả nhiều hơncho sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp

24

Trang 25

1.3.1.2 Các nhân tô quyết định đến sự hài lòng của khách hàng

a Chất lượng dịch vụ

Chỉ số hài hài lòng của khách hàng bao gồm các nhân tố (biến), mỗi nhân

tố được cấu thành từ nhiều yếu tố cụ thể đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ

Sự hai lòng khách hàng được định nghĩa như là một sự đánh giá toàn diện về

sự sử dụng một dịch vụ hoặc hoạt động sau bán của doanh nghiệp và đây chính

là điểm cốt lõi của mô hình CSI Xung quanh biến số này là hệ thống các mối

quan hệ nhân quả xuất phát từ những biến số khởi tạo như sự mong đợi của

khách hàng, hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm, chất lượng cảm nhận và giá

trị cảm nhận về sản phẩm hoặc dịch vụ kèm theo đến các biến số kết quả của

sự hài lòng như sự trung thành hay sự than phiền của khách hàng

Trang 26

b Giá cả dịch vụ

e Ảnh hưởng của giá cả đến sự hài lòng của khách hàng

Giá ca là hình thức biéu hiện đồng tiền của giá trị hàng hóa và dich vụ được

xác định dựa trên giá trị sử dụng và cảm nhận của khách hàng về sản phẩm,

dịch vụ mà minh sử dụng Khách hàng không nhất thiết phải mua sản pham,

dịch vụ có chất lượng cao nhất mà họ sẽ mua những sản phẩm, dịch vụ đem

lại cho họ sự hài lòng nhiều nhất Chính vì vậy, những nhân tố như cảm nhậncủa khách hàng về giá và chi phí (chi phí sử dụng) không ảnh hưởng đến chấtlượng dịch vụ nhưng sẽ tác động đến sự hài lòng của khách hàng (Cronin and

Taylor, 1992).

e Quan hệ giữa giá ca, giá tri và cảm nhận

Khi mua sản phẩm, dich vụ, khách hàng phải trả một chi phí nào đó đề đổilại giá trị sử dụng mà mình cần Như vậy, chi phí đó được gọi là giá cả đánh

đôi dé có được gia tri mong muốn từ san phẩm, dịch vụ Nếu đem lượng hóa

giá cả trong tương quan giá trị có được thì khách hàng sẽ có cảm nhận về tính

cạnh tranh của giá cả là thỏa đáng hay không Chỉ khi nào khách hàng cảm

nhận chất lượng dịch vụ (perceived service quality) có được nhiều hơn so với

chi phi sử dung (perceived price) thì gia cả được xem là cạnh tranh và khách

hàng sẽ hài lòng Ngược lại, khách hàng sẽ tỏ ra không hài lòng vì cảm thấy

mình phải trả nhiều hon so với những gi nhận được và giá cả trong trung tâmhợp này sẽ tác động tiêu cực đến sự hài lòng của khách hàng Đây là mối quan

hệ giữa lượng giá cả, giá trị và giá cả cảm nhận Tuy nhiên, chính giá cả cảm

nhận mới là nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng Có thé luong

giá cả bỏ ra nhiều hon so với giá trị nhận được nhưng khách hang cảm nhận

như thế là hợp lý thì họ vẫn sẽ hài lòng và ngược lại Trong nghiên cứu về mỗi

quan hệ giữa giá cả cảm nhận và sự hài lòng khách hàng, Varki và Colgate

26

Trang 27

(2001) cũng chứng minh rang hai yếu tố nay tác động qua lại lẫn nhau tùy vào

độ nhạy cảm của khách hàng đối với giá cũng như mối quan hệ giữa người sử

dụng dịch vụ với nhà cung cấp dịch vụ Ngoài ra, dé đánh giá tác động củanhân tố giá cả đến sự hài lòng khách hàng, chúng ta cần xem xét đầy đủ hơn ở

ba khía cạnh sau:

+ Giá so với chất lượng

+ Giá so với các đối thủ cạnh tranh

+ Giá so với mong đợi của khách hàng

Vì vậy, khi xem xét tác động của giá đến sự hài lòng khách hàng chúng ta cầnnhận thức một cách đầy đủ hơn giá ở đây bao gồm chi phí bỏ ra và chi phí cơ hội

dé có được sản pham dịch vụ cũng như tương quan của giá đến những khía cạnh

đã đề cập ở trên

1.2.4 Vai trò của sự hài lòng khi sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật đối

với việc xây dựng nông thôn mới

Sự hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ

thuật là trạng thái tâm lý thoải mái được đáp ứng những nhu cau, đòi hỏi về vật

chất, tinh thần Đôi khi người dân góp công góp sức, hiến đất, đóng góp tiền, hiện

vật vào việc xây dựng các công trình này nhưng công trình sau khi hoàn thành lại

không được người dân hài lòng Dẫn đến tình trạng các công trình này không được

sử dụng thường xuyên, một số hạng mục công trình bị xuống cấp gây thất thoát,

lãng phí Khó huy động được sự đóng góp của nhân dân vào việc xây dựng các

công trình khác Sự hài lòng có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng các công trình

hạ tầng kỹ thuật Khi người dân hài lòng thì họ sẽ thường xuyên sử dụng, các công

trình khi được quản lý, sử dụng hiệu quả sẽ mang lại lợi ích về kinh tế, vật chất

và tinh thần cho nhân dân Người dân sẽ có ý thức bảo vệ các công trình này, nếu

có nâng cấp sửa chữa thì việc huy động nhân dân đóng góp sẽ rất thuận lợi (Lưu

Thanh Đức Hải, 2011).

27

Trang 28

1.2.5 Tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật, chất lượng các công trình hạ tầng kỹ

thuật trong xây dựng nông thôn mới

1.2.5.1 Đường trục thôn

Chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong phạm vi

của thôn, làng, ấp, bản; kết nối và lưu thông hàng hóa tới các trang trại, ruộng đồng,

nương rẫy, cơ sở sản xuất, chăn nuôi Đường có tốc độ tính toán 15 Km/h; chiều rộngmặt đường tối thiểu 4m; bán kính đường cong nam tối thiểu 15m; Độ dốc 5%-15%;lưu lượng xe từ 50-100 xe ô tô đưới 19 chỗ và tải trọng dưới 2 tấn (tính theo giá trịquy đổi các xe) (Bộ Giao thông vận tải, 2014)

1.2.5.2 Trường mam non

Diện tích mặt bằng sử dụng của trường mầm non bình quân tối thiểu chomột trẻ là 12m2/trẻ Các công trình của nhà trường, nhà trẻ (kế cả các điểm lẻ)

được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố Khuôn viên ngăn cách với bên ngoài

bang tường gạch, gỗ, kim loại hoặc cây xanh cắt tia làm hàng rào Trong khu vực

trường mam non có nguồn nước sạch và hệ thống thoát nước hợp vệ sinh Phòng

sinh hoạt chung: đảm bảo diện tích trung bình 1,5 — 1,8m2 cho một trẻ Trang bi

đủ bàn phế cho giáo viên và trẻ, đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt động;

có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp Phòng ngủ: đảm bảo diện tích

trung bình 1,2 — 1,5m2 cho một trẻ Có day đủ các đồ dùng phục vụ trẻ ngủ; Phòng

vệ sinh: đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ từ 0,4 -0,6m2, được xây khép

kín hoặc sần với nhóm lớp, thuận tiện cho trẻ sử dụng, trung bình 10 trẻ có 1 bồn

cầu vệ sinh; chỗ đi tiêu, đi tiểu được ngăn cách bằng vách ngăn lửng cao 1,2m

Đối với trẻ nhà trẻ dưới 24 tháng trung bình 4 trẻ có 1 ghế ngồi bô Có đủ nước

sạch, bồn rửa tay có vòi nước và xà phòng rửa tay Các thiết bị vệ sinh bằng men

sứ, kích thước phù hợp với trẻ; Hiên chơi (vừa có thể là nơi tổ chức ăn trưa cho

trẻ): thuận tiện cho các sinh hoạt của trẻ khi mưa, năng: Đảm bảo 0,5 - 0,7m2 cho

một trẻ, chiều rộng không dưới 2,1m; có lan can bao quanh cao 0,8-1m, sử dụng

28

Trang 29

các thanh đứng với khoảng cách giữa hai thanh không lớn hơn 0,1m Khối phòngphục vụ học tập: phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật có diện tích tối thiêu 60 m2,

có các thiết bị, đồ dùng phù hợp với hoạt động phát triển thâm mỹ và thé chat củatrẻ (đồ chơi âm nhạc, quần áo, trang phục, dao cụ múa, giá vẽ, vòng tập ) Khốiphòng tổ chức ăn: khu vực nhà bếp đảm bảo 0,3 - 0,35m2 cho một trẻ; được xâydựng theo quy trình vận hành một chiều theo trình tự: nơi sơ chế, nơi chế biến,bếp nấu, chỗ chia thức ăn Đồ dùng nhà bếp day đủ, vệ sinh và được sắp xếp ngăn

nắp, thuận tiện khi sử dụng; có kho thực pham có phân chia thành khu vực dé các

loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;

Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn đề phòng trường hợp trẻ bị ngộ độc thức ăn dé có căn

cứ xác minh (Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2015).

1.2.6 Yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới

Quá trình xây dựng nông thôn mới thông thường bị ảnh hưởng bởi các yêu

to sau:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tê và xã hội của địa phương

Trong cơ cau kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay, ngành nông nghiệp vẫnchiếm tỷ trọng lớn và chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các điều kiện tự nhiên Điềukiện tự nhiên vừa cung cấp các yếu tố vật chất trực tiếp tham gia vào các hoạtđộng sản xuất nhưng cũng vừa tạo ra môi trường cho các hoạt động đó Mỗi yếu

tố tự nhiên đều có đặc điểm riêng và có mức độ tác động khác nhau đến sự pháttriển của kinh tế nông thôn nói chung và quá trình xây dựng nông thôn mới nóiriêng Trong khi đó sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tựnhiên Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tác động tích cực đến phát triển sản xuấtnông nghiệp và ngược lại Do đó, mọi sự biến đổi trong tự nhiên ảnh hưởng khôngnhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của cư dân nông thôn Việc sử dụnghiệu quả, tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên trong nông nghiệp sẽ góp phần thúc

29

Trang 30

đầy phát triển kinh tế nông nghiệp và tạo điều kiện xây dựng nông thôn mới mộtcách hiệu quả, bền vững ( Nguyễn Văn Hùng, 2015 ).

Điều kiện kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực

hiện xây dựng nông thôn mới Điều kiện kinh tế - xã hội là yếu tố không thé naothiếu trong việc phát triển kinh tế nông thôn và có vai trò thúc day, nâng cao khanăng canh tranh và lợi thế so sánh của các địa phương Phát triển cơ sở hạ tầng,đặc biệt là giao thông, hạ tầng kỹ thuật và thông tin liên lạc làm giảm chỉ phí trongsản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá; phát triển hệ thống cấp thoát nước, điện

làm nâng cao được chất lượng cuộc sống tại nông thôn ( Nguyễn Văn Hùng,

2015).

- Đặc diém đời sông, trình độ văn hoá và thu nhập

Thực trạng học van, dan trí và chuyên môn kỹ thuật đang còn thấp kém đãgây rất nhiều khó khăn trong việc đưa các tiến bộ khoa học và công nghệ vào quátrình lao động sản xuất ở khu vực nông nghiệp — nông thôn Thực trạng này cũng

đã và đang là những nguyên nhân quan trọng làm cho nhiều vấn đề trong nông

nghiệp, nông thôn, nông dân chậm đc giải quyết.

Thu nhập bình quân của người nông dân hiện nay trên đưới 500.000 đồng/tháng, trong khi đi việc chi cho ăn mặc, chiếm tới 80 — 90% Hiện trạng về khoảngcách giàu, nghèo có xu hướng tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo ( theo chuẩn mới) vẫn còn

ở mức 18% ( ở nhiều vùng sâu, vùng xa tới 40%) ( Nguyễn Mậu Thái, 2015)

- Năng lực, trình độ và kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của đội ngũ

cán bộ địa phương

Các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông thôn dù có đúng đắn, phùhợp với tình hình phát triển kinh tế thì vấn đề quan trọng là thực hoá và điều đóphụ thuộc rất lớn vào năng lực, trình độ và kinh nghiệm đội ngũ cán bộ thực hiện

30

Trang 31

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở địa phương là những người xây dựng , tô chức triểnkhai thực hiện những nội dung cụ thé trong chương trình mục tiêu quốc gia vềxây dựng NTM và đóng vai trò quan trọng trong việc thành công của quá trình

thực hiện Nếu cán bộ vừa là những người có tri thức, am hiểu điều kiện thực tiễn,vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào tình hình thực tế thì khả năng triển khai các

chương trình đạt hiệu quả cao và ngược lại Do đó, việc thực hiện chương trình

mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM hoàn thành sớm hay muộn, có thành công

hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo địa phương

trong việc huy động các nguồn lực, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tích

cực và tô chức thực hiện chương trình ( Nguyễn Văn Hùng,2015)

- Nguồn von dau tư vào nông thôn

Trong những năm qua nguồn vốn xây dựng thôn mới chủ yếu là nguồn vốn

do ngân sách nhà nước đầu tư Trong khi số lượng doanh nghiệp đầu tư cũng như

nguồn vốn trong khu vực nông nghiệp, nông thôn tăng chậm, các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn chậm đôi

mới và hoạt động hiệu quả chưa cao, nên quá trình chuyển dịch lao động cơ cầukinh tế diễn ra chậm Việc thu hút doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dungnông thôn mới còn nhiều khó khăn, thách thức Trong đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật

nông nghiệp, nông thôn còn yếu kém, phát triển chậm, công tác quản lý, khai thác,

sử dụng hạ tầng, duy tu, bảo đưỡng chưa được chú trọng, nhất là ở các tỉnh miền

núi, địch vụ chạm phát triển là một trở ngại lớn đối với công tác thu hút các doanh

nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

3l

Trang 32

1.3 CƠ SỞ THUC TIEN

1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương đối với việc nâng cao sự hài lòng

của người dân khi sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng

nông thôn mới

1.3.1.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới từ huyện Đông Triều — Quang Ninh

Cũng giống như nhiều địa phương khác, Đông Triều triển khai xây dựngNTM vào thời điểm khó khăn, nguồn lực đầu tư ngày càng thu hẹp Nhưng vượt

lên những khó khăn ấy, Đông Triều đã đảm bảo lộ trình, tiến độ xây dựng NTM

không thay đôi, thậm chí còn vượt so với lộ trình chung của tỉnh Hiện nay, huyện

đã có 17/19 xã đạt các tiêu chí xã NTM, đưa Đông Triều trở thành địa phương

đầu tiên trong toàn tỉnh cơ bản đủ tiêu chí huyện NTM, về đích trước lộ trình của

tinh 1 năm Day là kết quả sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như nỗ

lực của mỗi người dân trên địa bàn.

Việt Dân có thé xem là xã khá, giàu của Đông Triều, vậy nhưng việc xâydựng NTM ở đây ban đầu gặp không ít nan giải Ban đầu thật sự cũng khó khăn

lắm vì suy nghĩ của bà con là tưởng được đầu tư từ trên với tổng số hơn 200 tỷ

đồng, theo Đề án xây dựng NTM của xã Nhưng UBND xã xác định người dân

phải làm chủ, mọi việc làm phải được người dân thống nhất, bàn bạc Mọi công

trình phải được tận dụng tối đa nhằm phục vụ nhu cầu của người dân Người dân

có hải lòng thì việc vận động người dân đóng góp sức người sức của trong việc

xây dựng nông thôn mới càng thuận lợi Đơn cử như việc hoàn thiện hệ thống

đường giao thông thôn, xóm, UBND xã thực hiện vốn đối ứng, Nhà nước và nhân

dân cùng làm, giao cho các tô liên gia triển khai Nhưng Nhà nước có vốn đối ứng

rất ít, lúc thì huy động tỷ lệ 30-70, lúc thì 50-50, các hộ dân vẫn hăng hái, có hộ

đóng góp cả chục triệu dé làm đường nhánh thôn, xom ” Đây cũng là thực trạng

chung của nhiều xã trên địa bàn, khi bước vào xây dựng NTM, hầu hết các xã đều

lập dé án với nguôn kinh phí dau tư rất lớn và trông chờ vào sự hỗ trợ từ trên rót

32

Trang 33

xuống Nhưng sau này, việc huy động nguồn lực trong dân mới chính là một thànhcông lớn trong xây dựng NTM của Đông Triều Do là kết qua từ việc địa phương

đã làm tốt khâu tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhândân Trong đó, tập trung đề cao, phát huy vai trò chủ thể của người dân tham gia

xây dựng NTM, tạo thành phong trào thi đua sâu rộng (Ngoc Mai, 2014).

Như vậy việc xây dựng nông thôn mới thành công phụ thuộc rất nhiều vào

sự tham gia của người dân Phải dé người dân hài lòng, cảm thấy thỏa mãn vớicông sức, tiền của đã bỏ ra để xây dựng nông thôn mới Theo Phó Bí thư Thườngtrực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng: “Sự hồ hởi, phấn khởi của ngườidân là một chỉ dấu quan trọng đánh giá sự thành công của chương trình NTM chứkhông phải đơn thuần chỉ là cơ sở hạ tầng”

1.3.1.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Sau 5 năm triển khai, tô chức thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây

dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Lâm Thao đã có 10/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, hai xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới Nông nghiệp, nông thôn có

những chuyên biến tích cực; giá trị sản xuất bình quân 110 triệu đồng/ha, tăng46,1 triệu đồng so với năm 2010 Hai xã còn lại cũng đạt được từ 16 tới 17 tiêuchí va dự kiến cũng hoàn thành 19 tiêu chí trong năm 2016

Bộ mặt nông thôn được đôi mới, đời sông vật chât, tình thân của bà con được

cải thiện rõ nét, chat lượng cuộc sông không ngừng được nâng lên; giá tri tăng

thêm bình quân đtah 34 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ nghèo còn 2,8%

Đi liền với đó, huyện Lâm Thao đã tập trung phá triển sản xuất, kinh doanhcủa mỗi hộ gia đình, có tính toán tới liên kết sản xuất trong nông nghiép Hau hếtcác xã thuộc huyện đều có các sản phẩm đặc trưng, mang lại giá trị kinh té cao

cho người dân.

33

Trang 34

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trung bình 4,5%/ năm với giá trị bình quân

là 120 triệu đồng/ha, ở khu vực có liên kết sản xuất thì cho giá trị cao với 250 triệu đồng/ha, tăng 45 triệu đồng/ha so với năm 2010.

Nhờ sản xuất phát triển mà đời sống người dân được cải thiện, thu nhập bìnhquân của người dân nông thôn là 33 triệu đồng/người/năm, cao hơn nhiều mức

thu nhập bình quân của người dân nông thôn của cả nước Tỉ lệ hộ nghèo chỉ còn

2,8% trên 77% dân số của huyện có bảo hiểm y tế và 95% người dân được sử

xã hội ngày càng được đầu tư đồng bộ, hoản thiện; môi trường sinh thái khu vực

nông thôn ngày càng xanh, sạch, đẹp

Thời gian tới, Lâm Thao tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội, trọng tâm là phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, phấn đấu đến năm

2020 cơ bản hoàn thành hạ tầng phục vụ sản xuất; năm 2016 có thêm hai xã đạtnông thông mới và tiếp tục nâng cao các tiêu chí về nông thôn mới trong toànhuyện.

Nhiều xã của huyện Lâm Thao đã có khởi sắc rõ rệt, mà điều nhận thấy trướctiên là hệ thống hạ tầng cơ sở được nâng cấp Với tổng mức đầu tư đạt hơn 584 tỷđồng, 4 năm qua Lâm Thao đã bê tông hoá được trên 473 km đường giao thôngnông thôn; thêm 60 km kênh mương được cứng hoá đưa tỷ lệ kênh mương được

kieen cô hoá của toàn huyện 57,65%; đảm bảo các điêu kiện được thực hiện chuân

34

Trang 35

hoá 49/53 trường học các cấp; xây dựng 100% khu dân cư có nhà văn hoá, Trungtâm văn hoá thể thao và học tập cộng đồng: cải tạo, nâng cấp và xây mới 5 chơnông thôn Cùng với các côn trình phúc lợi và dân sinh được cải thiện, côngtrình nhà ở dân cư ở các địa phương — một trong những tiêu chí chủ chốt của Bộtiêu chuân NTM, cũng không ngừng được nâng cap (Minh Phương, 2016).

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho đề tài nghiên cứu

Có nhiêu công trình nghiên cứu về sự hai lòng của người dân về sử dụng các

loại dịch vụ công, về du lịch có thé kê đến như :

Nguyễn Văn Khượng (2013) “Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng

dịch vụ y tế tại bệnh viện đa khoa Sóc Sơn” Qua kết quả nghiên cứu chủ yếu cho

thấy có 05 nhân tố: (1) Thái độ phục vụ; (2) Cán bộ bệnh viện; (3) Cơ sở vật chất;(4) Hiệu quả khám chữa bệnh; (5) Chất lượng dịch vụ trong 07 nhân tố thuộc môhình có mối liên hệ tuyến tính với sự hài lòng của người bệnh đối với bệnh viện

đa khoa Sóc Sơn Hai biến: Quy định, quy trình; chi phí khám chữa bệnh không

có mối liên hệ tuyến tính đối với sự hài lòng của người bệnh Trong đó nhân tố

cơ sở vật chất có ảnh hưởng lớn nhất tới sự hài lòng chung của bệnh viện Bài viết

sử dụng thang đo Likert; thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn 210 người

tới khám tại bệnh viện Vũ Duy Sơn (2007) “Khảo sát và đánh giá sự hài long của

khách hàng ở công ty TNHH sản xuất và dich vụ tin học — xây dung NANO” Bài

viết sử dụng thang đo Likert 5 điểm và thang đo Nominal Kết quả nghiên cứu

cho thấy yếu tố sự tin cậy là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc không hài lòngcủa khách hàng tới công ty Ngô Hồng Lan Thảo (2016) “Đánh giá sự hài lòngcủa người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND thị xã Dĩ

An tỉnh Bình Dương” Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp nghiên cứu

hỗn hợp (định tính và định lượng), nghiên cứu định lượng dựa trên thang đo

SERVQUAL của Parasuraman và các cộng sự Nghiên cứu sử dụng kiểm độ tin

35

Trang 36

cậy thang đo băng Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tổ EFA vớimẫu khảo sát có kích cỡ n = 287 Kết quả thang đo sự hài lòng của người dân đối

với chất lượng dịch vụ hành chính công có 6 nhân tố là: sự tin cậy, cơ sở vật chất,

năng lực nhân viên, thái độ phục vụ, sự đồng cảm, quy trình thủ tục với 28 biếnquan sát, thang đo về sự hài lòng có 3 biến quan sát Nguyễn Nữ Đan Thi (2016)

“Mỗi quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự hai lòng công việc va

sự gắn kết của nhân viên — nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại Đà Nẵng”

Tác giả đã xác định mối quan hệ thuận chiều của các yếu tô trách nhiệm xã hội

tác động đến sự hài lòng trong công việc Trong đó yếu tố trách nhiệm đạo đức

có tác động lớn nhất Lương Thị Thùy Duong (2012) “Do lường sự thỏa mãn của

khách hàng đối với dịch vụ y tế tại phòng khám đa khoa Tín Đức, thành phố NhaTrang” Kết quả nghiên cứu với 351 mẫu cho thấy có 7 thành phan ảnh hưởng đến

sự hài lòng của khách hàng: chi phí điều trị, Năng lực phục vụ, đồng cảm, Phương

tiện hữu hình, Thời gian chờ đợi, Sự tin cậy Đỗ Văn Cường (2012) “Đánh giá

mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗtrợ tại cục thuế tỉnh Kiên Giang” Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hai long

của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ tại Cục Thuế

tỉnh Kiên Giang gồm 7 thành phan: 1 Cảm thông, công bằng; 2 Tin cậy; 3 Dapứng; 4 Công khai quy trình; 5 Năng lực phục vụ; 6 Cơ sở vật chất; 7 Công khai

công vụ Đỗ Thị Thanh Vĩnh (2014) “Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của tổ

chức và cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệpcông lập tại tỉnh Khánh Hòa” Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng của

tô chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính và dịch vụ khám chữabệnh gồm 6 yếu tố: 1 Tiếp cận dịch vụ, 2 Điều kiện tiếp đón và phục vụ, 3 Thủ

tục hành chính, 4 Sự phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức, 5 Kết quả, tiến

độ giải quyết công việc, 6 Tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi Báo cáo sửdụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và sử dụng thang đo 5 Likert

36

Trang 37

Các công trình nghiên cứu nêu trên đều phản ảnh các nhân tố cơ bản ảnh hưởngđến sự hài lòng của tô chức và cá nhân đến sử dụng dịch vụ công Tuy nhiên, chưa

có công trình nghiên cứu nào đánh “sy hài lòng của người dân về việc sử dung

các công trình hạ tang kỹ thuật trong xây dựng nông thôn moi”, đề tài không có

sự trùng lặp về nội dung có tính thực tẾ cao

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1 Chọn địa điểm nghiên cứu

Na rì là một trong những huyện đi đầu trong việc thực hiện xây dựng nôngthôn mới tại tỉnh Bắc Kạn Trong quá trình thực hiện, huyện Na Rì còn ton tai rat

nhiều hạn chế trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới như tập quán canh tác

của người dân còn lạc hậu, nhiều hủ tục vẫn còn ton tai cua mot số dan tộc it người

đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội Mặc dù đời sống nhân

dân đã từng bước được cải thiện nhưng tỷ lệ hộ nghèo còn cao; kinh tế chủ yếuphát triển là thuần nông, số lượng hàng hoá chưa nhiều, chat lượng sản phẩm chưađược cao, thu nhập còn thấp Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn còn chưa đáp ứngđược nhu cầu của người dân nông thôn, điều kiện địa hình là miền núi và dân cưphân bố không đồng đều đã ảnh hưởng đến thông thương hàng hoá, thu hút đầutư Do vậy tác giả tiến hành nghiên cứu về mức độ hài lòng của người dân đốivới việc sử dụng cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

Huyện Na Ri có | thị tran và 21 xã nông thôn với số hộ dân sinh sống trênđịa bàn huyện là 9281 hộ, số cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới là 358 cán

bộ Do số lượng các xã trên địa bàn huyện tương đối nhiều, trong khi đó các xã

có điều kiện kinh tế - xã hội và lực lượng lao động khác nhau nên đề đánh giá

mức độ hài lòng của người dân.

37

Trang 38

2.1.2 Nguồn số liệu

2.1.2.1 Nguồn số liệu thứ cấp

STT Nội dung số liệu Tài liệu Nguồn thu nhập số

liệu

1 Cơ sở lý luận và 6 Các văn bản 8 Internet

thuc tién cua dé tai pháp luật có liên 9 Các văn bản

quan pháp luật đã

7 Các bài nghiên được ban hành

cứu, bài báo từ

internet

2 Các số liệu liên Các luận văn, nghiên 10.Internet

quan đến mức độ cứu đã được công bố

hài lòng, phương

pháp đánh giá mức

độ hài lòng

3 Số liệu liên quan 11.Các báo cáo của 13.Văn thư

đến KTXH của UBND huyện UBND huyệnhuyện, tình hình 12.Báo cáo của các Na Rì

chuyên môn

38

Trang 39

xây dựng nông thôn 14.Hệ thông quản

mới của huyện lý văn bản của

huyện Na Ri.

Bang 1.1 Tổng hop thông tin thứ cấp

2.1.2.2 Nguồn số liệu sơ cấp

Dé thu thập được thông tin sơ cấp, em đã sử dụng phương pháp phỏng vấntrực tiếp cá nhân (personal interviews) thông qua phiếu điều tra tới các hộ nông

dân và cán bộ phụ trách vê xây dựng nông thôn mới câp xã.

Phỏng van các hộ nông dân thông qua phiếu điều tra đã được chuẩn bị Số

hộ điều tra trên địa bàn huyện được tính theo công thức chọn ngẫu nhiên:

n- N 9281 -383

~4+Ne2 1+9281 0.052

-Trong đó: n: số hộ điều tra

N: tong số hộ dân trên địa bàn huyện

Độ tin cậy 95% với e = 0,05

Phỏng vấn những cán bộ phụ trách cấp xã về xây dựng nông nghiệp nôngthôn, thông qua phỏng vấn về đặc điểm và thực trạng nông thôn, những khó khăn,

thuận lợi trong phát triển nông thôn mới Các cán bộ tham gia phỏng vấn là cán

bộ lãnh dao xã, thôn hiểu biết về phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện Na

Rì Số cán bộ tham gia điều tra được xác định theo công thức chọn ngẫu nhiên

của Slovin với sai sô 5%:

Trang 40

N: tổng số cán bộ trên địa bàn huyện

Độ tin cậy 95% với e = 0,05

Mỗi xã tiến hành chọn ngẫu nhiên 383/21 = 18 hộ và 189/21 =9 cán bộ địa

phương phụ trách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 21 xã của huyện Na Ri dé

tiến hành điều tra thông qua phiếu điều tra bằng những câu hỏi đã được chuẩn bịnhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu Số phiếu điều tra về hộ là 18.21 = 387phiếu và số phiếu điều tra cán bộ là 9.21 = 189 phiếu

2.2.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, XỬ LÝ SÓ LIỆU

2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phân tích thống kê là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống

kê Trong giai đoạn này, các số liệu thống kê đã thu nhập và xử lý sẽ được dùng

dé làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và mối liên hệ của

các hiện tượng, qua đó rút ra các kết luận mang tính khách quan, khoa học về bản

chất và xu hướng của các hiện tượng nghiên cứu ( Phan Công Nghĩa, 2012)

Phân tích thống kê nhăm phản ánh thực trạng xây dựng nông thôn mới, vai

trò, mức độ tham gia của các tác nhân trong viêc tham gia xây dựng nông thôn

mới, xác định hiệu quả các hoạt động trong nông thôn mới, phản ảnh sự biến động

qua các giai đoạn, các yêu tô ảnh hưởng đên quá trình xây dựng nông thôn mới.

- Sử dụng trong kinh tế đầu tư và xây dựng cơ bản, tác giả Phan Công Nghĩa

(2012) nêu ra các chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc (Aj): Chỉ tiêu này phản ánh biến

động tuyệt đói của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức: A¡- yi — yo (i= 1, 2,3 n)

Trong đó: y¡ mức độ tuyệt đối ở thời gian i

40

Ngày đăng: 08/12/2024, 21:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN