định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thácmua bán hàng và đại lý thương mại khoản 11 Điều 3 LTM 2005.Như vậy, các hoạt động trung gian thương mại là h
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH
LUẬT THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 4 : CÁC HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN
THƯƠNG MẠI
Giảng viên: ĐỖ CÔNG NAM
Môn học: LUẬT THƯƠNG MẠI
Nhóm: 2
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 4 năm 2024
Trang 2STT HỌ VÀ TÊN MSSV NỘI DUNG
CÔNG VIỆC
Trang 3
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 4 năm 2024
KÝ TÊN
CHƯƠNG 4 : CÁC HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
A/ LÝ LUẬN CHUNG
1 Khái niệm: Các hoạt động trung gian thương mại hoạt động của thương nhân để
thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác
Trang 4định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thácmua bán hàng và đại lý thương mại (khoản 11 Điều 3 LTM 2005).
Như vậy, các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định
Ví dụ: Công ty A là nhà sản xuất nước ngọt đóng chai; Công ty A không trực tiếp tìm kiếm khách hàng và bán nước ngọt đóng chai đến tất cả người mua mà thiết lập một hệ thống các đại lý để bán hàng cho mình đến người mua hàng
2 Đặc điểm:
- Thứ nhất, hoạt động trung gian thương mại là loại hoạt động cung ứng dịch vụ
thương mại được thực hiện theo phương thức giao dịch qua trung gian Bên trung gian được bên thuê dịch vụ trao quyền tham gia vào việc xác lập, thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba vì lợi ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao
Ví dụ : Công ty A sản xuất xe đạp, nhưng không có cửa hàng để bán, Công Ty Aquyết định hợp tác với một cửa hàng xe đạp địa phương (bên B) làm bên trung gian thương mại Cửa hàng xe đạp này đã có một lượng lớn khách hàng và một mạng lưới bán hàng rộng khắp khu vực Bằng cách hợp tác với họ, Công ty A
ủy quyền cho họ quản lý việc bán sản phẩm của mình.Khi một khách hàng đến cửa hàng để mua xe đạp, họ sẽ được giới thiệu về xe đạp của công ty A Nếu họ quan tâm và muốn mua, cửa hàng sẽ tiến hành giao dịch với khách hàng như là bên trung gian, đại diện cho công ty A.Khi có giao dịch thành công, công ty A
sẽ trả cho cửa hàng một khoản phí hoa hồng hoặc một loại thù lao khác Cửa hàng sẽ kiếm được lợi nhuận từ việc bán sản phẩm của công ty A
- Thứ hai, trong hoạt động trung gian thương mại, bên trung gian phải là thương
nhân và có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba Tự chịu trách nhiêm trước pháp luật và các cá nhân, tổ chức khác đối với hoạt động kinhdoanh của mình
Là thương nhân:
Bên trung gian phải được cấp giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật, có đăng ký ngành nghề kinh doanh trung gian thương mại cụ thể
Có đủ năng lực pháp nhân, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành
Trang 5 Hoạt động của bên trung gian không phụ thuộc vào bất kỳ đơn vị nào khác, kể cả bên thuê dịch vụ và bên thứ ba.
Quyết định kinh doanh của bên trung gian được thực hiện độc lập, không
bị chi phối bởi bất kỳ bên nào khác
Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật:
Bên trung gian phải tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi, nghĩa vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm cả các hành vi vi phạm pháp luật
Bên trung gian có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, dân sự hoặc hành chính nếu vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động
Tự chịu trách nhiệm trước các cá nhân, tổ chức khác:
Bên trung gian phải chịu trách nhiệm trước các cá nhân, tổ chức khác bị thiệt hại do hành vi của mình gây ra
Bên trung gian có thể bị bồi thường thiệt hại, buộc sửa chữa sai lầm hoặc
áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật
Việc đáp ứng các điều kiện trên giúp đảm bảo rằng hoạt động trung gian thương mại được thực hiện một cách hợp pháp, hiệu quả và bảo vệ quyềnlợi của các bên liên quan
- Thứ ba, hoạt động trung gian thương mại song song tồn tại hai nhóm quan hệ:
(i) quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian thực hiện dịch vụ; (ii) quan
hệ giữa bên thuê dịch vụ, bên trung gian thực hiện dịch vụ với bên thứ ba Các quan hệ này đều phát sinh trên cơ sở hợp đồng
Ví dụ:
Nhóm quan hệ( i): Bạn (bên thuê dịch vụ): Bạn muốn mua nhà nhưng không cónhiều thời gian tìm kiếm Bạn ký hợp đồng với công ty môi giới nhà đất (bên trung gian) để họ tìm nhà cho bạn
Công ty môi giới nhà đất: Họ có trách nhiệm tìm kiếm nhà phù hợp với nhu cầu
và ngân sách của bạn, đàm phán giá cả với chủ nhà, và hỗ trợ bạn hoàn tất thủ tục mua bán
Nhóm quan hệ (ii): Bạn và chủ nhà: Sau khi tìm được nhà ưng ý, bạn sẽ ký hợp đồng mua bán nhà trực tiếp với chủ nhà (bên thứ ba)
Công ty môi giới nhà đất: Họ sẽ thu phí hoa hồng từ bạn và chủ nhà theo thỏa thuận trong hợp đồng
- Thứ tư, quan hệ giữa người làm trung gian thương mại và người thuê dịch vụ
trung gian thương mại là quan hệ ủy quyền đặc biệt và được xác lập trên cơ sở hợp đồng
Ví dụ: Công ty A muốn xuất khẩu sản phẩm sang thị trường châu Âu nhưng không có kinh nghiệm Công ty A ký hợp đồng ủy quyền với Công ty B - một
Trang 6công ty trung gian thương mại uy tín - để thực hiện các hoạt động xuất khẩu thay mặt cho mình.
→Bên trung gian thương mại nhân danh chính mình hoặc nhân danh bên thuê dịch
vụ để giao dịch với bên thứ ba
3 Vai trò của trung gian thương mại:
Thứ nhất, các hoạt động trung gian thương mại góp phần thúc đẩy sự phát triểncủa hoạt động sản xuất kinh doanh qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
tế
Thứ hai, trung gian thương mại là hoạt động mang tính nghề nghiệp thông qua hoạt động của các thương nhân kinh doanh dịch vụ môi giới thương mại, đại lýthương mại, đại diện cho thương nhân… từ đó có thể phát triển kinh doanh thu hút lao động
Thứ ba, sử dụng trung gian thương mại giúp các thương nhân sử dụng dịch vụ giảm khá nhiều chi phí đầu tư là thời gian, giảm bớt sử dụng lao động cho việc xây dựng mạng lưới bán hàng hoạt cung ứng dịch vụ Chẳng hạn thay vì mặt bằng 100 cửa hàng ở 100 địa điểm khác nhau trên địa bàn nhiều tỉnh để bán hàng cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng thì thương nhân sản xuất hay cung ứng dịch vụ có thể kí hợp đồng đại lý với các thương nhân làm trung gian thướng mại để thiết lập hàng trăm đại lý ở các địa bàn khác nhau để họ thực hiện việc cung ứng dịch vụ hoặc bán hàng
Thứ tư, sự phát triển của trung gian thương mại sẽ giúp thị trường phát triển năng động hơn nhanh hơn hiệu quả hơn chung ta vẫn thấy rất nhiều cửa hàng đại lý bán hàng, cung ứng dịch vụ trên khắp mọi nơi, từ bu điện, dịch vụ viễn thông, đến bán quần áo, giày dép, vật liệu xây dựng v.v…
B/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬ VIỆT NAM.
1 ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN
a Khái niệm:Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm
(gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân
đó và được hưởng thù lao về việc đại diện (Khoản 1 Điều 141 Luật Thương mạinăm 2005)
Ví dụ : Công ty A (bên giao đại diện): Ủy quyền cho Công ty B thực hiện các
hoạt động xuất khẩu sản phẩm sang thị trường châu Âu thay mặt cho Công ty A.Công ty B (bên đại diện): Có quyền và nghĩa vụ thực hiện các hoạt động xuất khẩu thay mặt cho Công ty A, bao gồm: tìm kiếm khách hàng, đàm phán giá cả,
ký hợp đồng mua bán, vận chuyển hàng hóa, thu hộ tiền hàng,
b Đặc điểm:
Trang 7- Mục đích của việc thiết lập quan hệ đại diện thương mại à để nâng cáo hiệu quả hoạt động kinh doanh của bên giao đại diện →Tìm kiếm các cơ hội giaodịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với bên thứ ba.
- Chủ thể: cả hai bên đều là thương nhân (Bên đại diện danh bên địa diện)
- Quan hệ ủy quyền có thù lao
- Bên đại diện là một thương nhân độc lập, hoạt động kinh doanh thương mại độc lập với bên giao dịch đại diện; Thương nhân đại diện sẽ được hưởng thù lao do việc làm đại diện, mức thù lao và cách tính thù lao, thanh toán thù lao
sẽ do hai bên thỏa thuận
1 Bên đại diện là một thương nhân độc lập:
Nghĩa là:
Bên đại diện có tư cách pháp lý riêng biệt với bên giao đại diện
Bên đại diện tự chịu trách nhiệm về các hành vi pháp lý của mình trong quá trình thực hiện đại diện
Bên đại diện có quyền và nghĩa vụ của một thương nhân theo quy định của pháp luật
Ví dụ:
Công ty A ủy quyền cho Công ty B đại diện cho mình xuất khẩu sản phẩm sang thị trường châu Âu Công ty B là một thương nhân độc lập, có thể thực hiện các hoạt động xuất khẩu khác ngoài việc đại diện cho Công ty A
2 Thương nhân đại diện sẽ được hưởng thù lao do việc làm đại diện:
Thù lao đại diện: Là khoản tiền mà bên giao đại diện trả cho bên đại diện để
bồi thường cho chi phí và công sức mà bên đại diện bỏ ra trong quá trình thực hiện đại diện
Do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng
Có thể tính theo tháng, theo quý hoặc theo từng giao dịch cụ thể
Thanh toán thù lao:
Do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng
Có thể thanh toán theo định kỳ hoặc sau khi hoàn thành từng giao dịch cụ thể
Trang 8Ví dụ :
Công ty A ủy quyền cho Công ty B đại diện cho mình xuất khẩu sản phẩm sang thị trường châu Âu Hai bên thỏa thuận mức thù lao đại diện là 3% trên giá trị hợp đồng xuất khẩu Sau khi hoàn thành việc xuất khẩu một lô hàng sản phẩm trị giá 1 tỷ đồng, Công ty A sẽ thanh toán cho Công ty B thù lao đạidiện là 30 triệu đồng
Hai đặc điểm trên của đại diện cho thương nhân góp phần đảm bảo tính minhbạch, công bằng và hiệu quả trong hoạt động đại diện cho thương nhân, đồngthời bảo vệ quyền lợi của cả bên giao đại diện và bên đại diện
- Việc làm đại diện không mang tính vụ việc mà được thực hiện thường xuyên liên tục trong suốt khoảng thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng Các bên
có quyền thỏa thuận về thời gian đại diện Nếu các bên không có thỏa thuận
về thời gian đại diện thì bất kì bên giao đại diện hay bên đại diện cũng có quyền thông báo cho bên kia về việc chấm dứt quan hệ đại diện → (Điều
144 luật thương mại 2005.)
Ví dụ : Công ty A ủy quyền cho ông B làm đại diện để ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty C Việc làm đại diện của ông B trong trường hợp này không phải là một hành vi pháp lý riêng lẻ mà được thực hiện thường xuyên liên tục trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.Hai bên thỏa thuận thời gian đại diện là 1 năm Sau 1 năm, nếu không có thỏa thuận gia hạn, thì
cả hai bên đều có quyền chấm dứt quan hệ đại diện
- Phạm vi đại diện, nội dung của quan hệ đại diện có thể là một phần hoặc toàn
bộ hoạt động thương mại của bên giao đại diện(Điều 143 Luật Thương Mại 2005)
Phạm vi đại diện là những hoạt động thương mại mà bên đại diện được phép thực hiện thay mặt cho bên giao đại diện
Phạm vi đại diện có thể là một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại của bên giao đại diện
Việc xác định phạm vi đại diện do các bên thỏa thuận trong hợp đồng ủyquyền hoặc theo quy định của pháp luật
- Hình thức pháp lý của quan hệ đại diện cho thương nhân là hợp đồng đại diện cho thương nhân
c Hợp đồng đại diện cho thương nhân:
Khái niệm: đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ
nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện)
để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.(Khoản 1 điều 141 Luật Thương Mại 2005)
Trang 9 Đặc Điểm :
- Chủ Thể : cả hai bên phải là thương nhân (Bên đại diện nhân danh bên
đại diện)
- Hình Thức (Điều 142 LTM 2005): Hợp đồng đại diện cho thương nhân
phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
Lưu ý: Vi phạm về hình thức không làm hợp đồng vô hiệu, mà sẽ bị phạtcảnh báo hoặc phạt tiền 300,000 đến 500,000 đồng đối với hành vi thuê đại diện hoặc đại diện cho thương nhân khác không có hợp đồng đại diệntheo quy định (khoản 1 điều 51 NĐ số 185/2013/NĐ-CP)
Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập hợp đồng đại diện và tuân thủ quy định về hình thức để tránh vi phạm và trục trặc pháp lý.Việc áp dụng các biện pháp phạt nhằm đảm bảo tính hợp lệ và minh bạchtrong giao dịch thương mại và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan
- Nội dung của hợp đồng → Do các bên thỏa thuận→ Luật Thương Mại
2005 không có điều khoản nào nghi nhận về nội dung của hợp đồng đại diện cho thương nhân
- Về chế tài đối với vi phạm hợp đồng: Các vấn đề có liên quan của hợp
đồng và chế tài do vi phạm hợp đồng sẽ áp dụng theo các nguyên tắc mà Luật Thương Mai 2005 quy định
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng lao động:
Có thoả thuận→ Thực hiện theo hợp đồng.Không có thoả thuận →Điều
145-149 Luật Thương mại 2005
- Nghĩa vụ của bên giao đại diện(Điều 146 Luật Thương mại 2005)
+ Thông báo kịp thời cho Bên đại diện
+ Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết
+ Trả thù lao và các chi phí hợp lý
1 Thông báo kịp thời cho Bên đại diện:
Bên giao đại diện có nghĩa vụ thông báo kịp thời cho Bên đại diện về những thông tin liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đại diện, bao gồm:
Thay đổi phạm vi đại diện
Thay đổi thời hạn đại diện
Thay đổi nội dung hợp đồng đại diện
Các trường hợp khác theo thỏa thuận của hai bên
2 Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết:
Bên giao đại diện có nghĩa vụ cung cấp cho Bên đại diện tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để thực hiện việc đại diện, bao gồm:
Trang 10o Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của Bên giao đại diện
o Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản mà Bên đại diện được giao đại diện
o Thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh
o Các thông tin khác cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng đại diện
o Thời hạn đại diện
o Mức độ phức tạp của việc đại diện
o Kết quả hoạt động của Bên đại diện
Các chi phí hợp lý bao gồm:
o Chi phí đi lại, ăn ở
o Chi phí thông tin liên lạc
o Chi phí tổ chức hội nghị, hội thảo
o Các chi phí khác liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đại diện
- Quyền của bên đại diện(Điều 147-149 Luật Thương mại 2005)
+ Hưởng thù lao và các chi phí hợp lý
Bên đại diện phải trả lại tài sản, tài liệu của Bên giao đại diện cho Bên giao đại diện khi không còn cần thiết để thực hiện nghĩa vụ của mình
Trang 11Nhân danh, thay mặt bên giao đại diện trong các giao dịch với bên thứ ba:
Bên đại diện có quyền nhân danh, thay mặt Bên giao đại diện thực hiện các giao dịch với bên thứ ba trong phạm vi đại diện
Các giao dịch do Bên đại diện thực hiện trong phạm vi đại diện sẽ có giá trị pháp lý đối với Bên giao đại diện
Bên đại diện phải chịu trách nhiệm trước Bên giao đại diện vềnhững hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện việc đại diện
- Quyền của bên giao đại diện
+ Với tư cách là một bên trong hợp đồng: quyền theo quy định pháp luật
- Nghĩa vụ của bên đại diện(Điều 145 Luật Thương mại 2005)
+ Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của Bên đại diện
+ Thông báo về cơ hội và kết quả;
+ Tuân thủ chỉ dẫn;
+ Không thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc
bên thứ 3 trong phạm vi đại diện;
+ Không tiết lộ / cung cấp các bí mật trong thời gian làm đại diện+ 02
năm kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện;
+ Bảo quản tài sản, tài liệu được giao
Lưu ý các vấn đề sau:
- Nghĩa vụ thông báo của bên giao đại diện:
+ Về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch;
+ Việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết;
+ Việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện
+ Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện
+ Việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đạidiện mà bên đại diện thực hiện Nếu chấp nhận → phải thanh toán thù lao
Trang 12- Khoản 2 Điều 146 Luật Thương mại 2005:
Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện:
+ Tất cả tài sản, tài liệu, thông tin mà bên giao đại diện cung cấp cho bênđại diện đều thuộc sở hữu của bên giao đại diện
+ Bên đại điện sẽ phải hoàn trả khi hai bên chấm dứt quan hệ hợp
đồng( trừ trường hợp tại Điều 149 Luật Thương mại 2005 – Quyền cầm giữ)
- Thù lao đại diện(Điều 147 Luật Thương mại 2005):
+ Có thoả thuận → hưởng thù lao đối với hợp đồng giao kết trong phạm
vi đại diện
+ Không có thoả thuận → Điều 86 Luật Thương mại 2005
+ Quyền hưởng thủ lao: sẽ được tính từ thời điểm cụ thể do các bên thoả thuận trong hợp đồng
+ Chi phí phát sinh(Điều 148) bên đại diện có yêu cầu được thanh toán các khoản chi phí phát sinh hợp lí để thực hiện hoạt động đại diện
- Quyền cầm giữ(Điều 149 Luật Thương mại 2005): Bên đại diện có
quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được đảm bảo việc thanh toán các khoản thù lao và chi phí đã đến hạn
- Phạm vi đại diện(Điều 143 Luật Thương mại 2005): Các bên có thể
thoả thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện
- Thời hạn đại diện(Điều 144 Luật Thương mại 2005):
1 Trường hợp có thỏa thuận:
- Thời hạn đại diện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng đại diện
- Hợp đồng đại diện có thể quy định thời hạn đại diện cụ thể hoặc xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng đại diện
2 Trường hợp không có thỏa thuận:
Hợp đồng đại diện sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
(1) Khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng
- Bên giao đại diện có quyền chấm dứt hợp đồng đại diện bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên đại diện biết trước một thời hạn nhất định theo quy định của hợp đồng hoặc pháp luật
(2) Khi bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng
Trang 13- Bên đại diện có quyền chấm dứt hợp đồng đại diện trong một số trường hợp nhất định theo quy định của hợp đồng hoặc pháp luật, ví
dụ như:
- Bên giao đại diện vi phạm nghĩa vụ của mình;
- Bên đại diện gặp khó khăn trong việc thực hiện việc đại diện;
- Bên đại diện có lý do chính đáng khác
- Hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng đại diện:
+ Khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợpđồng Bên đại diện có quyền yêu cầu: (1) Trả 1 khoản thù lao do việc bêngiao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch; (2) Trả những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng
+ Khi bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợpđồng: Bên đại diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng
Điều này nhấn mạnh sự quan trọng của việc thông báo đúng đắn và minhbạch trong việc chấm dứt hợp đồng đại diện, đồng thời bảo vệ quyền lợi của cả hai bên liên quan
Quy định này cũng giúp tạo ra một môi trường giao dịch công bằng và minh bạch trong lĩnh vực thương mại, đảm bảo tính công bằng và trách nhiệm giữa các bên
Việc tuân thủ các quy định này sẽ giúp hạn chế tranh chấp và xung đột trong quá trình chấm dứt hợp đồng đại diện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác và phát triển kinh doanh
2 MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI
a.Khái niệm : môi giới thương mại là hoạt động thương mại , theo đó một thương
nhân làm trung gian ( gọi là môi giới ) cho các bên mua bán hàng hóa , cung ứng dịch vụ ( gọi là bên được mua giới ) trong việc đàm phán , giao kết đồng mua bán hàng hóa , dịch
vụ và được thưởng thù lao theo hợp đồng môi giới ( Điều 150 LMT 2005)
Ví dụ : Hãy tưởng tượng bạn đang muốn mua một căn nhà Do không có nhiều thời gian tìm kiếm nhà, bạn quyết định thuê một môi giới bất động sản để giúp bạn.Người môi giới
sẽ có nhiệm vụ Tìm kiếm nhà phù hợp với nhu cầu,gặp gỡ chủ nhà và sắp xếp lịch xem
Trang 14nhà Khi bạn đã quyết định mua nhà, môi giới sẽ giúp bạn đàm phán giá cả với chủ nhà
để đạt được mức giá tốt nhất cho bạn.Môi giới sẽ hỗ trợ bạn hoàn thiện các thủ tục mua bán nhà, bao gồm hợp đồng mua bán, giấy tờ pháp lý, v.v
Bạn sẽ phải trả hoa hồng cho môi giới bất động sản nếu bạn mua nhà thành công Hoa hồng thường được tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị của căn nhà
+ Bên được môi giới : Có thể thương nhân hoặc không phải là thương nhân
- Nội dung và phạm vi :
+ Mua bán trong quan hệ mua bán hàng hóa , hay (ii) Cung ứng và sử dụng dịch
vụ trong hoạt động cung ứng dịch vụ với mục đích cho các bên giao kết hợp đồng với nhau
+ Tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, (ii) giới thiệu hàng hóa , dịch vụ
+ Thu xếp , thuyết phục để các bên tiếp xúc với nhau … Nhằm đạt kết quả cuối cùng là việc các bên được môi giới giao kết hợp đồng với nhau
c.Hợp đồng môi giới
Khái niệm : Hợp đồng môi giới là sự thỏa thuận giữa bên môi giới và bên dược
môi giới , theo đó bên môi giới làm trung gian việc đàm phán , giao kết hợp đồng cho bên được môi giới và các tổ chức , cá nhân khác trong việc mua bán hàng hóa , cung ứng dịch vụ
Hình thức : LTM 2005 không qui định do đó có thể hiểu rằng theo quy định hiện
hành , hợp đồng môi giới có thể xác lập bằng lời nói , văn bản hoặc hành vi cụ thể
Quyền và nghĩa vụ của các bên : về nguyên tắc quyền và nghĩa vụ của các bên
bao gồm quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận và các quyền , nghĩa vụ khác mà pháp luật có qui định Dưới đây là các quyền và nghĩa vụ theo luật định , ngoài ra các bên còn có thể thỏa thuận quyền , nghĩa vụ khác
- Quyền của bên môi giới ( Điều 153,154 LTM 2005 )
+ được thưởng thù lao môi giới ;