Biết rằng Quốc gia nào cũng có riêng cho mình một ""quốc phục" Nhưng dù là Kimono của Nhật Bản hay Xường xám của Trung Quốc cũng không thể gói trọn trong đó tinh hoa văn hoá và truyền th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG
KHOA SƯ PHẠM VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN
BÀI TIỂU LUẬN
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
LỚP: B023DL1
MÃ SỐ SINH VIÊN: 23092017031
RẠCH GIÁ 2023
Trang 3
A MỞ BÀI: 1 Lí do chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứuM 5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 6 Cấu trúc bài tiểu luận B NỘI DUNG: CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN M 1 Các nhà nghiên cứu 2 Cơ sở lí luận 3 Định nghĩa/khái niệm về áo dài 4 Tiểu kết CHƯƠNG II: Áo dài Việt Nam
1 Vài nét về áo dài Việt Nam
1.1 Nguồn gốc xuất xứ
1.2 Cấu tạo của áo dài
2 Lịch sử áo dài Việt Nam qua các thời kỳ
2.1 Áo dài là một biểu tượng của Việt Nam
2.2 Nét đẹp của áo dài xưa và nay
2.3 Áo dài đi vào trong nghệ thuật, thơ ca của Việt nam
C.TỔNG KẾT
1 Kết luận vấn đề
2 Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU
Em đã mang trong áo bay
Hai phần gió thổi một phần mây
Hay em gói mây trong áo
Để cho làn áo trắng bay
Vâng, tà áo em là gió thổi là mây bay, thiếu nữ Việt nam đã "gói mây
trong áo Một chút bay bổng, mơ hồ để rồi nâng lên tầm nhìn dân tộc Biết
rằng Quốc gia nào cũng có riêng cho mình một ""quốc phục" Nhưng
dù là
Kimono của Nhật Bản hay Xường xám của Trung Quốc cũng không thể gói
trọn trong đó tinh hoa văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc như Áo dài
Việt Nam tà áo như tạc cả vào hình ảnh non sông gấm vóc Bởi một
lẽ tự
nhiên ấy, hôm nay bằng bài tiểu luận của mình tôi muốn trình bày quan điểm
về Tà áo dài Việt Nam và tầm nhìn triết học" Là một đề tài không mới nhưng
luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho những người nặng lòng với văn hoá,
truyền thống của dân tộc Một thư tình cảm chân thành, mộc mạc nhưng kém
phần cao sang, đài các như chính chiếc áo dài của ta để Tà áo quê hương nay
đã bước lên ngôi cao "Quốc phục"
Dưới góc độ nghiên cứu của một sinh viên nên còn nhiều mặt hạn chế,
dù đã cố gắng rất nhiều song chắc hẳn bài viết có nhiều sai xót Em rất mong
nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo
Em xin chân thành cảm ơn!
1 Lí do chọn đề tài
Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vất chất (ăn,
mặc, ở) đây là sản phẩm văn hóa sớm nhất của xã hội loài người Theo thời gian, trang phục cũng thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử Đối với mỗi quốc gia, trang phục cũng trở thành một yếu
tố quan trọng tạo nên nét đẹp văn hóa riêng biệt qua từng thời kỳ,
Trang 5mang tính đậm đà và vẻ đẹp của mỗi dân tộc Là người Việt Nam em thật sự rất tự hào và kêu hãnh khi được nói tới chiếc áo dài Việt Nam, một nét đẹp về trang phục truyền thống của người Việt Nam
Là sinh viên năm nhất của Trường Đại Học Kiên Giang và có một niềm đam mê mãnh liệt với nghệ thuật nên em chọn nghệ thuật là con đường cho sự phát triển bản thân, mong muốn học hỏi và tiếp thu những nét văn hóa của dân tộc Việt Nam muốn được tìm hiểu sân về những nét đẹp của trang phục của đất nước mình
Chính vì những lí do đó nên em quyết đinh chọn đề tài với tên gọi là
“Áo dài Việt Nam”.
Trang 62 Mục đích nghiên cứu
Em thực hiện đề tài này nahmwf góp phần làm rõ hơn những lí do về
sự phản ánh văn hóa qua trang phục của đất nước, tiêu biểu cho nét đẹp đó là chiếc Áo dài Việt Nam để giúp các bạn sinh viên khoa Sư phạm và xã hội nhân văn nói riêng và trường đại học Kiên Giang nói chung hiểu rõ hơn về nguồn gốc, sự phát triển với những nét mới của chiếc áo dài, bản sắc của dân tộc Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Phân tích để làm rõ nguồn gốc sự tích của chiếc áo dài thời xauw và
sự đổi mới của nó qua các thời kỳ
- Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu dựa vào những tài liệu, thông tin, sách vở sưu tập được cũng với những suy nghĩ, ý kiến chủ quan của bản thân
4 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt các yêu cầu trên, đề tài nghiên cứu đã sử dụng một
số các phương pháp nghiên cứu sau đây
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp tổng hợp, khái quát tài liệu, thông tin
- Phương pháp viết
5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Đề tài trên nêu được lịch sử hình thành, những nét đổi mới trong cách tân về màu sắc, họa tiết của chiếc áo dài đồng thời nên lên được vẻ đẹp vốn quý của nó trong từng giai đoạn dù có đổi khác vẫn giữ được nét đẹp mềm mại thướt tha đậm sắc Việt mà không bị mai một
Trang 76 Cấu trúc bài tiểu luận
Đề tài gồm 3 phần
A Phần mở đầu
- Lời nói mở đầu
- Lý do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
B Phần nội dung
Chương I Tổng quan về tình hình nghiên cứu và sơ sở lí luận Chương II Áo dài Việt Nam
C Phần Tổng Kết
Trang 8B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÍ LUẬN.
1 Các nhà nghiên cứu
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về những giá trị văn hóa dân tộc đặc biệt là nghiên cứu
về chiếc áo dài truyền thống Theo ông thì chiếc áo dài đã gắn với đời sống của người Việt từ rất lâu bởi dù sao đây cũng là trang phục gắn với dân tộc Hình ảnh các bà, các chị mặc áo dài ở khắp mọi miền đất nước từ xưa đến nay luôn mang đến cho nước ta một vẻ đẹp thanh lịch Ngày nay, nhiều gia đình ở Việt Nam vẫn duy trì việc mặc áo dài vào những dịp cưới hỏi, lễ tết, tạo nên vẻ đẹp mang bản sắc văn hóa đô thị Đó là những hình ảnh thể hiện được vẻ đẹp rất riêng của nước ta, một đất nước thanh bình với những người dân biết nâng niu giá trị truyền thống
2 Cơ sở lí luận
3 Định nghĩa về áo dài
Áo dài là một biểu tượng của nền văn hóa, là niềm kiêu hãnh của đất nước và tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Á Đông nói chung, đặc biệt
là áo dài Phụ nữ Việt Nam Áo dài được may từ nhiều loại vải như lụa tổng hợp, lụa tơ tằm, nhung, gấm nhưng đặc điểm chung là phải mỏng và nhẹ thì mới tạo nên độ đẹp của áo
Trang 9CHƯƠNG II ÁO DÀI VIỆT NAM
1 Vài nét về áo dài Việt Nam
1.1: Nguồn gốc xuất xứ
Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, được cách tân từ
áo “ngũ thân lập lĩnh” và được phát triển từ thời kỳ Tây hoá hay còn được gọi với cái tên áo tân thời Từ nam đến nữ ai ai cũng thể khoác lên chiếc áo dài với đầy niềm kiêu hãnh và tự hào dân tộc.M M M M M M Ngày nay áo dài là một loại trang phục biểu tượng của đất nước Việt Nam, thể hiện được những nét văn hoá, tượng trưng cho cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của người
phụ nữ Việt
1.2: Cấu tạo của áo dài
Một bộ áo dài truyền thống có cấu tạo gồm tay áo, cổ áo, hai tà áo
và quần Cổ áo thường may cao khoảng 3cm, tay áo dài đến cổ tay, thân áo được thiết kế ôm dáng có nút bấm hoặc cài ở một bên Tà
áo gồm 2 tà, được xẻ từ eo cho đến gần cổ chân Ở phần thân ngực
và sau lưng sẽ có chiết li Quần mặc với áo dài sẽ có độ dài từ eo cho đến hết mắt cá chân hoặc có thể dài đến gót bàn chân, ống quần rộng.M M M M M M
Với mẫu áo dài nam cũng tương tự như áo dài nữ tuy nhiên phân eo không may ôm sát, thân áo thường có dáng suông thẳng đứng thể hiện được sự nam tính, mạnh mẽ và sự chín chắn
1.3: Tiểu kết
Trang 102 Lịch sử áo dài Việt Nam qua các thời kỳ
Phiên bản đầu tiên của chiếc áo dài ngày nay chính là áo ngũ thân lập lĩnh - được ra đời vào năm 1744 từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát
ở Đàng Ngoài Với một tham vọng muốn thống nhất hai Đàng, Vua Nguyễn Phúc Khoán đã ban sắc dụ cho các quan chức cấp cao sử dụng duy nhất một loại trang phục nhằm để phân biệt với những tầng lớp dân thường khác Áo ngũ thân lập lĩnh đã thành hình cơ bản qua những bộ trang phục này
2.1: Áo dài là một biểu tượng của Việt Nam
Áo dài là hơi thở của nền văn hoá Việt.Nói tà áo dài là hơi thở của nền văn hoá Việt Nam bởi nó thể hiện được tính cách và con người
và đặc biệt là người phụ nữ Việt kiên cường bất khuất
Không dễ dàng để một loại trang phục có thể tồn tại và phát triển được vài thế kỷ như vậy Áo dài luôn chiếm trọn sự yêu thích và trân trọng của con người Việt
Hình ảnh những tà áo dài Việt Nam luôn hiện diện trên đấu trường sắc đẹp quốc tế, trong những cuộc thi lớn nhỏ hay vẫn luôn len lỏi trong cuộc sống hàng ngày của con người Từ những người học sinh cho đến các cơ quan làm việc, các lễ hội và đặc biệt là dịp lễ tết cưới hỏi Tà áo dài luôn được người Việt trân trọng và chỉ được mặc vào các ngày quan trọng nhất của đời sống
2.2: Nét đẹp của áo dài xưa và nay
Trang 11PHẦN TỔNG KẾT
1 Kết Luận
Hình ảnh tà áo dài và chiếc nón lá trải qua rất nhiều biến cố
và đổi thay để có được diện mạo đẹp nhất như ngày hôm nay Tuy không còn được bắt gặp thường xuyên như trước đây, nhưng tính biểu tượng của chúng lại ngày càng được nâng cao, theo chân nhiều người Việt đến mọi miền Tổ Quốc, xuất hiện trong nhiều cuộc thi sắc đẹp và nhiều chương trình truyền hình Mỗi lần được ngắm nhìn sự kết hợp hài hòa của hai thứ phục trang ấy giống như dòng nước uốn lượn theo từng đường nét cơ thể mềm mại thướt tha của người phụ nữ, ta không khỏi dấy lên niềm vui và tự hào dân tộc Hai tà áo dài như đôi cánh nâng những bước chân thanh thoát của người con gái làm dao động cả không gian và cảnh vật xung quanh, làm rung động trái tim của biết bao người Việt và bạn
bè năm châu
Đó là niềm tự hào của người Việt, cũng là điểm nhấn mỗi khi
du khách nước ngoài nhắc đến Việt Nam Nhiệm vụ của chúng ta là phải trân quý, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời
ấy, để chúng không bị phai một, luôn sống mãi như một biểu tượng bất diệt về tinh thần, lòng tự tôn và vẻ đẹp dân tộc
2 danh mục tài liệu tham khảo
Trang 122