1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài xuất khẩu gạo của việt nam sang eu dưới tác độngcủa hiệp định thương mại tự do evfta

29 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xuất Khẩu Gạo Của Việt Nam Sang EU Dưới Tác Động Của Hiệp Định Thương Mại Tự Do EVFTA
Tác giả Nguyễn Thị Tú Phương, Lê Ngọc Mai, Vũ Anh Xuân, Nguyễn Ngọc Linh, Vũ Thị Lan Phương
Người hướng dẫn ThS. Vũ Hoàng Việt
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Chính Sách Thương Mại Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

Trong 9 tháng đầunăm 2021, thị phần gạo Việt tại thị trường nhập khẩu gạo của EU có sự tăng nhẹ lênmức 1,7%, mặc dù vậy thì con số này vẫn còn chưa đạt được kỳ vọng tương xứng vớitiềm nă

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -CASE STUDY HỌC PHẦN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đề tài:

XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG EU DƯỚI TÁC ĐỘNG

CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA

Hà Nội, tháng 6 năm 2022

Trang 2

Nhóm thực hiện: Nhóm 9 Lớp: TMA301.7

MỤC LỤC

1 NỘI DUNG CÂU CHUYỆN 2

2 NHỮNG VẤN ĐỀ THẢO LUẬN 4

2.1 Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam EVFTA là gì? Thị trường EU đặt ra những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật nào đối với mặt hàng gạo nhập khẩu? 4

2.2 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) diễn ra như thế nào trong những năm gần đây? 7

2.3 Hiệp định thương mại tự do EVFTA mang tới những cơ hội và thách thức nào cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU? 12

2.4 Việt Nam nắm bắt cơ hội từ Hiệp định thương mại EVFTA nhằm tăng thị phần xuất khẩu gạo tại thị trường EU như thế nào? 16

KẾT LUẬN 19

QUÁ TRÌNH TÌM KIẾM CÂU TRẢ LỜI 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

Nhóm thực hiện: Nhóm 9 Lớp: TMA301.7

1 NỘI DUNG CÂU CHUYỆN

Hiệp định thương mại tự do EVFTA mở rộng cơ hội xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU

Thị trường EU từ trước đến nay vẫn luôn được coi là một trong những thịtrường khó tính nhất trên thế giới Nhóm nghiên cứu của VCCI đã chỉ ra những tháchthức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang châu Âu, bao gồm các tiêuchuẩn kỹ thuật khắt khe về an toàn thực phẩm, về kỹ thuật, môi trường, bảo vệ quyềnngười lao động, cùng với chính sách bảo hộ nông nghiệp Hơn nữa, các quy định vềtruy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu hàng hóa ngày càng chặt chẽ và khắt khehơn, vì thế nguy cơ hàng Việt bị “mượn danh” xuất khẩu sang EU cũng từng được cácchuyên gia kinh tế cảnh báo Tuy nhiên, kể từ ngày 1/8/2020, Hiệp định thương mại tự

do EVFTA chính thức có hiệu lực thì bên cạnh ngành công nghiệp hay dịch vụ thìnông nghiệp được đánh giá là hưởng lợi lớn nhất từ hiệp định EVFTA Đặc biệt trong

đó, gạo là một trong những mặt hàng đầu tiên được Ủy ban châu Âu cấp hạn nghạchnhập khẩu Với một sân chơi lớn như EU, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –châu Âu (EVFTA) đã mở ra cơ hội lớn chưa từng có cho gạo Việt Nhờ những ưu đãi

về thuế quan, xuất khẩu các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao sang thị trường châu

Âu (EU) được đánh giá cao và cho các kết quả tích cực

Gạo Việt tự tin “xuất ngoại” trời Âu bằng EVFTA

Theo Bộ Công Thương, trong những năm qua, một trong những nguyên nhâncản trở đà tăng trưởng xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường EU là bởi thuế suất EU

áp lên gạo nhập khẩu từ Việt Nam khá cao (trên 65 EUR/tấn), đồng thời, Việt Namchưa được EU dành hạn ngạch thuế quan nên rất khó cạnh tranh với gạo của các nướckhác như Thái Lan, Mỹ, Australia, Ấn Độ, Pakixtan được phân bổ lượng hạn ngạchthuế quan và các nước kém phát triển như Lào, Campuchia, Myanmar được miễn thuế

và không bị áp dụng hạn ngạch Tuy nhiên, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –Liên minh châu Âu (EVFTA) đã mở ra một ô cửa nhỏ cho gạo Việt, khi dành cho ViệtNam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm đối với gạo xay xát và gạo thơm, được hưởngthuế suất 0%, tức là dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan Đây chính là cơ hội lớn để Việt Namđẩy mạnh xuất khẩu gạo sang EU trong thời gian tới, đặc biệt việc giảm thuế suất cũng

sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho gạo Việt trên thị trường EU so với các sản phẩm của cácnước khác, những thương hiệu gạo khác

Trang 4

Nhóm thực hiện: Nhóm 9 Lớp: TMA301.7

Ngay từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 và thiên tai dịch bệnh đã tác động đếnkinh tế Việt Nam nói chung và ngành gạo của Việt Nam nói riêng Tuy nhiên, việc xuấtkhẩu gạo của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2020 vẫn đem lại những kết quả tíchcực Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường

EU trong 11 tháng năm 2021 đã đạt 53.910 tấn, trị giá 38,07 triệu USD, so với cùng kỳnăm 2020 tăng 0,8% về lượng, trị giá thu về tăng tới 21,6% Tỉ trọng gạo thơm trongtổng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU cũng đã tăng lên 70% trong 11 tháng năm

2021 so với 64% của cùng kỳ năm 2020 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam cũng ghinhận con số xuất khẩu hơn 30.000 tấn gạo sang thị trường EU, thu về 23 triệu USD.Riêng quý 1, xuất khẩu gạo sang châu Âu tăng gần 4 lần về lượng và tăng 4,3 lần vềtrị giá so với cùng kỳ năm 2021 Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, giá gạo xuấtkhẩu của Việt Nam sang EU đã tăng thêm 10 - 20 USD/tấn Theo cơ quan thống kêcủa châu Âu, trong số các nguồn cung cấp gạo vào EU, giá gạo của Việt Nam tăngmạnh nhất, với mức tăng hơn 20%

Duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu gạo năm 2022

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2022, xuất khẩu gạo của ViệtNam sang EU dự báo sẽ tăng khá Với nhu cầu ổn định, đặc biệt là ở mức cao đối vớicác loại gạo đặc sản từ châu Á, đánh trúng được thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu,trong thời gian tới EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo nhiều tiềm năng cho cácdoanh nghiệp Việt Nam Bên cạnh lợi thế của hiệp định EVFTA chúng ta cũng cầnphải tự nâng cao chất lượng của hạt gạo Việt Nam cũng như thay đổi cách tiếp cận thịtrường để có thể chiếm lĩnh mở rộng thị phần được nhiều hơn nữa Hơn nữa, cácthương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nên áp dụng các mô hình quản lý chất lượng,

có đầu tư vùng trồng, liên kết chặt chẽ với bà con nông dân và đưa ra các quy trìnhcanh tác chặt chẽ để đưa ra các sản phẩm chất lượng cao xuất khẩu vào các thị trườngkhó tính…

Trang 5

Nhóm thực hiện: Nhóm 9 Lớp: TMA301.7

2 NHỮNG VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

2.1 Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam EVFTA là gì? Thị trường EU đặt ra những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật nào đối với mặt hàng gạo nhập khẩu?

Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam EVFTA là gì?

Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) là một thỏathuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU EVFTA, cùng vớiHiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng

và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay

EVFTA là một FTA thế hệ mới, với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kếtcao Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ

Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏthuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam sang EU Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽxóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU camkết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là0%

Đối với sản phẩm gạo, Hiệp định EVFTA tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho gạoViệt Nam so với hiện nay và so với các đối thủ cạnh tranh lớn vẫn chưa có FTA với

EU như Thái Lan, Trung Quốc Cụ thể, EU dành cho Việt Nam ưu đãi thuế suất 0%với hạn ngạch 80.000 tấn gạo/ năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưaxay xát và 30.000 tấn gạo thơm) Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm.Cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khoảng 100.000 tấn gạo tấm vào EU hàngnăm

Có 8 loại giống lúa gạo thơm được công nhận trong EVFTA bao gồm: Jasmine

85, ST 5, ST 20, Nàng Hoa 9, VD 20 RVT, OM 4900, OM 5451, Tài nguyên Chợ Đào.Theo đó, đối với các sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm

Thị trường EU đặt ra những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật nào đối với mặt hàng gạo nhập khẩu?

Trang 6

Quy định EU số 2019/1793, ngày 22/10/2019 xác định một số biện pháp tạm thời về kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu từ nước thứ ba

Tiêu chuẩn MRL của các loại thuốc bảo vệ thực vật được xem xét sửa đổi liên tục

Quy định EC số 1881/2006, ngày 19/12/2006 về thiết lập nồng độ tối đa cho cácchất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm để được phép nhập khẩu vào thị trường châu Âu

Các quy định về nồng độ độc tố, kim loại nặng, PCBs, PAH, 3-MCPD,

melamine, erucic acid, và nitrates được xác định theo từng mặt hàng và mùa vụ Quy định EEC số 315/93, ngày 08/02/1993 đặt ra các thủ tục cộng đồng cho cácchất gây ô nhiễm trong thực phẩm

Trang 8

Nhóm thực hiện: Nhóm 9 Lớp: TMA301.7

Quy định EC số 183/2005, ngày 12/01/2005 đưa ra các yêu cầu chung về vệ sinh thức ăn chăn nuôi và các thủ tục dựa trên tiêu chuẩn HACCP, đồng thời đưa ra danh sách các nguyên liệu và thành phần bị cấm trong thức ăn chăn nuôi

Quy định EC số 767/2009, ngày 13/7/2009 đưa ra các quy tắc về việc tiếp thị, đóng gói các sản phẩm thức ăn chăn nuôi

Quy định EC số 2002/32, ngày 07/5/2002 nghiêm cấm sử dụng và nhập khẩu các sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi có chứa các chất vượt quá mức tối đa cho phép

Quy định EC số 211/2013, ngày 08/11/2013 quy định liên quan đến hạt giống nảy mầm

EU có các quy định về kiểm dịch thực vật và sản phẩm từ thực vật từ bên ngoài

EU nhằm mục đích bảo vệ cây trồng khỏi các sinh vật gây hại như sâu bệnh

Chỉ thị số 2000/29/EC, ngày 08/5/2000 của Ủy ban châu Âu về các biện pháp bảo vệ ngăn sự xâm nhập vào quần thể sinh vật gây hại cho thực vật và sản phẩm thực vật và chống lại sự lây lan của chúng trong quần thể sinh vật, có hiệu lực ngày

30/07/2000 thiết lập một bộ quy định thống nhất về điều kiện kiểm dịch thực vật và được áp dụng cho tất cả các đối tác thương mại của EU

Quy định số 2005/15/EC, ngày 28/02/2005 có quy định về bao bì và vật liệu lót bằng gỗ dựa trên ISPM15 (Tiêu chuẩn Quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật số

15 năm 2009 quy định về vật liệu đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế) yêu cầuvật liệu đóng gói thực vật hoặc sản phẩm thực vật được làm từ gỗ cũng không được chứa sâu bệnh

Đạo luật mới về Sức khỏe thực vật 2016 của EU, được ban hành để thay thế Chỉthị 2000/29/EC và có hiệu lực từ ngày 14/12/2019 thiết lập nhiều biện pháp kiểm soát hơn với việc nhập khẩu thực vật và sản phẩm từ thực vật Theo đó, tất cả các sản phẩmthực vật sống cần phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và tuân theo các quy định về dịch hại nghiêm ngặt hơn

Đề cương thi giữa kỳ môn Đường lối QPA…Chính

sách… 97% (73)

27

nền-kinh-tế-tri-…Chính

Viết-báo-cáo-về-sách… 100% (6)

3

Chính SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐ…Chính

sách… 100% (6)

42

GIẢI PHÁP CHO NHỮNG RÀO CẢN…Chính

sách… 100% (5)

25

Lý thuyết chính sách Thương mại Quốc tếChính

sách… 100% (3)

37

đề cương ôn chính sách thương mại…Chính

sách… 100% (3)

18

Trang 9

Quy định EU số 503/2013, ngày 03/4/2013 của EU cung cấp một quy trình nộp đơn phê duyệt có hiệu lực trên toàn EU để các doanh nghiệp có thể đưa vào thị trường các sản phẩm GMO.

Các thực phẩm đến tay người tiêu dùng cần phải đáp ứng các thông tin bắt buộc

về tên sản phẩm, danh sách thành phần, khối lượng ròng, ngày hết hạn, điều kiện bảo quản, nước xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, đánh dấu lô và bảng tuyên bố dinh dưỡng Quy định EU số 1169/2011 được Ủy ban châu Âu ban hành vào ngày

22/11/2011 quy định những quy tắc chung cho ghi nhãn áp dụng với tất cả các sản phẩm thực phẩm

Tuân thủ các nghĩa vụ trong tất cả các giai đoạn của sản xuất và phân phối Các nhà kinh doanh thực phẩm cần phải xác định được nhà cung cấp và người nhận hàng gần nhất theo Quy định EC số 178/2002, ngày 28/01/2002

2.2 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) diễn ra như thế nào trong những năm gần đây?

Tính đến nay, gạo Việt Nam đã thâm nhập được vào toàn bộ thị trường EU Tuynhiên, nếu xét trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU thì xuất khẩu gạo chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (0,7%) Hơn thế, trong những năm gần đây, mặc dù nhập khẩu gạo của EU từ Việt Nam có xu hướng tăng nhưng thị phần của nước ta tại EU còn rất hạn chế

Trang 10

Nhóm thực hiện: Nhóm 9 Lớp: TMA301.7

Bảng 1 So sánh tương quan sản lượng xuất khẩu gạo của một số quốc gia

sang thị trường EU-27 năm 2019 Quốc gia xuất

khẩu

Sản lượng gạo xuất khẩu

(nghìn USD)

Thị phần trong tổng nhập khẩu gạo của EU (%)

Theo cam kết từ hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80,000 tấn gạo mỗi năm, tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, và sẽ đưa thuế suất đối với các sản phẩm từ gạo về 0% sau 3 – 5 năm, điều này đã tạo nên những thuận lợi nhất định cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2021, dù chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU đạt khoảng 60.000 tấn,

Trang 11

Nhóm thực hiện: Nhóm 9 Lớp: TMA301.7

tương đương 41 triệu USD, có sự giảm nhẹ về lượng nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng Điều này bắt nguồn từ những tác động của dịch Covid-19 tới nền kinh tế toàn cầu, khiếm cho hoạt động sản xuất và thương mại bị gián đoạn Từ thời điểm dịch bùng phát vào đầu năm 2020 đến cuối năm 2021, nhu cầu lương thực tăng mạnh khiến cho giá gạo cũng được đẩy lên cao Bên cạnh đó, vận tải hàng hóa quốc tế gặp nhiều khó khăn do lệnh giãn cách, chính sách phong tỏa của các chính phủ và giá cước vận tải leo thang, giá gạo hàng hóa hình thành tại nơi đến tăng cao, khiến cho các đối tác có

sự dè dặt, thận trọng hơn trong việc nhập khẩu Tuy nhiên, mức giảm sản lượng nhập khẩu gạo từ Việt Nam của EU thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia ASEAN khác như Myanmar (48,2%), Thái Lan (23,9%), Campuchia (33,8%)

Bảng 2 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU giai đoạn 2016-2022

18,0 11,4 14,0 34,5 39,8 41,0 18,0

Từ bảng số liệu, ta có thể thấy sự chênh lệch trong kim ngạch xuất khẩu củanước ta trước và sau khi Hiệp định Thương mại tự do EVFTA được ký kết, trị giá xuấtkhẩu tăng vọt, gần như gấp 2 – 3 lần Tính đến đầu năm 2022, xuất khẩu gạo của ViệtNam sang EU được đánh giá khá khả quan Chỉ riêng quý 1 năm 2022, 2 tháng đầunăm 2022, nước ta đã ghi nhận hơn 22.500 tấn gạo xuất sang EU, tương đương trị giá

18 triệu USD, cao hơn gấp 4 lần về lượng và 4,3 lần về trị giá so với cùng kỳ nămtrước

Trang 12

Nhóm thực hiện: Nhóm 9 Lớp: TMA301.7

Biểu đồ 1 Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU năm 2021 – 2022

Dưới sự tác động của Hiệp định EVFTA, gạo Việt Nam đã được mở rộng xuấtkhẩu sang nhiều thị trường trong khối EU như Italy, Đức, Hà Lan, Pháp, Thụy Điển,Bỉ… và đem lại những kết quả tích cực Trong đó, Italy là nước nhập khẩu gạo Việtnhiều nhất, lượng gạo nước này nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2022 tăng khoảng 26 lần

so với cùng kỳ năm trước Theo nhận định của bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy – Thamtán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển kiêm thị trường Bắc Âu, nhữngnăm gần đây, gạo là mặt hàng nhập khẩu tăng trưởng rõ rệt nhất tại Bắc Âu Đặc biệt,

từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, gạo Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn, khiếnlượng xuất khẩu mặt hàng này sang Thụy Điển tăng đáng kể Trong năm 2021, trongkhi các quốc gia xuất khẩu gạo vào Thụy Điển khác có mức tăng trưởng âm, Việt Nam

là một trong ba nước tăng trưởng dương Chúng ta đã đạt 1,6 triệu USD trong 9 thángđầu năm 2021, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020

Không chỉ có những cải biến tích cực trong quy mô, thị trường xuất khẩu gạo,chất lượng gạo và tỷ trọng xuất khẩu từng loại gạo cũng có sự thay đổi Có thể nóirằng, chất lượng gạo Việt ngày càng được cải thiện, đặc biệt chú trọng phát triển cácloại gạo thơm, đánh trúng thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu Trong cơ cấu xuấtkhẩu gạo sang EU (thể hiện ở biểu đồ dưới), gạo thơm chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần

Trang 13

Nhóm thực hiện: Nhóm 9 Lớp: TMA301.7

50%), tiếp đến là các loại gạo khác như gạo lứt, gạo hữu cơ, gạo huyết rồng (khoảng25%)

Biểu đồ 2 Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu sang EU-27 năm 2019

Hơn thế, với những thuận lợi hiệp định EVFTA mang lại, sản lượng xuất khẩucác loại gạo kể trên có những bước tiến khá khả quan Trong 11 tháng năm 2021,lượng gạo thơm của Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 37.390 tấn, trị giá 26,82 triệuUSD, tăng 9,3% về lượng và 28,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020 Tỷ trọng gạothơm trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU cũng đã tăng lên 70% trong 11tháng năm 2021 so với 64% của cùng kỳ năm 2020 Trong đó, một số giống gạo đặcsản như ST24, ST25 lần đầu tiên được giới thiệu vào các thị trường trong khối EU,cũng là các dòng gạo thơm nước ta đang có thế mạnh phát triển Ngoại trừ nhóm gạohữu cơ, gạo huyết rồng… có sự sụt giảm mạnh về khối lượng xuất khẩu (87%), cácchủng loại gạo khác đều tăng mạnh: gạo trắng tăng 40,9%, gạo giống Nhật tăng137,6%, gạo nếp tăng 323,2% Không chỉ tăng về số lượng, giá gạo xuất khẩu của ViệtNam sang thị trường EU cũng tăng so với năm trước, cụ thể là: gạo thơm tăng 17,5%,gạo trắng tăng 41,8%, gạo giống Nhật tăng 7,5%, nhóm gạo lứt, gạo hữu cơ, gạo huyếtrồng tăng 38,5%

Trang 14

Nhóm thực hiện: Nhóm 9 Lớp: TMA301.7

Ngoài ra, về giá xuất khẩu gạo, từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, giá gạoxuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trung bình từ 10 – 20 USD/tấn Trong 9 thángđầu năm 2021, giá gạo Việt Nam đạt mức tăng mạnh nhất trong số 10 nguồn cung gạongoại lớn cho EU, tăng 20,3%, đạt trung bình 781 USD/tấn Mức giá cao như vậykhông chỉ do những rào cản vận chuyển hay tác động của dịch Covid-19, mà còn dochủng loại gạo xuất khẩu của nước ta vào thị trường Liên minh Châu Âu chủ yếu làgạo thơm có giá trị cao Xét năm 2022, giá gạo có xu hướng tăng mạnh kể từ tháng3/2022, đặc biệt là gạo 5% tấm Nguyên nhân một phần do từ khi cuộc xung đột Nga –Ukraine bắt đầu, các nguồn cung lương thực, ngũ cốc, thức ăn chăn nuôi bị gián đoạn,gặp nhiều khó khăn, nhu cầu của người tiêu dùng tăng trong khi nguồn cung không đủ

để đáp ứng đã đẩy giá gạo xuất khẩu tăng lên

Biểu đồ 3 Giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang EU

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w