1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận đề tài ưu nhược điểm của các kiểu pháp luật trong lịch sử

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ưu, nhược điểm của các kiểu pháp luật trong lịch sử
Tác giả Nguyễn Thị Mai Duyên
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thúy Hằng
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Viện Kinh Tế Và Quản Lý
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Kiểu pháp luậtchính là tổng thể các dấu hiệu đặc trưng, thể hiện bản chất, đặc điểm, hình thức củapháp luật trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.. Vì thế, em chọn đề tài “Ưu,nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

BÀI TIỂU LUẬN

Bộ môn: Pháp Luật Đại Cương

Đề tài: Ưu, nhược điểm của các kiểu pháp luật trong lịch sử.

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thúy Hằng

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Mai Duyên

MSSV 20223475:

Mã lớp học 136529:

Hà nội, năm 2022

Trang 2

I.PHẦN MỞ ĐẦU:

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng luôn đi liền với nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nói cách khác, nếu điều kiện để Nhà nước ra đời là có sự phân chia giai cấp và xuất hiện chế độ tư hữu trong xã hội thì đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật Với vai trò là một công cụ quản lý của nhà nước pháp luật có những chức năng đặc trưng riêng, có những hình thức thể hiện riêng

và những loại nguồn tạo thành nhất định Dù là sản phẩm của nhà nước tuy nhiên pháp luật cũng có tác động nhất định đến sự tồn tại và phát triển của nhà nước, vì thế mỗi kiểu nhà nước lại có một kiểu pháp luật riêng của mình Kiểu pháp luật chính là tổng thể các dấu hiệu đặc trưng, thể hiện bản chất, đặc điểm, hình thức của pháp luật trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định Sự thay thế kiểu pháp luật này bằng kiểu pháp luật khác tiến bộ hơn là quy luật tất yếu, phù hợp với quy luật thay thế các hình thái kinh tế - xã hội Cách mạng là con đường dẫn đến sự thay thế

đó Các kiểu pháp luật có thể thay thế nhau một cách tuần tự, pháp luật phong kiến thay thế pháp luật chủ nô, pháp luật tư sản thay thế pháp luật phong kiến và pháp luật xã hội chủ nghĩa thay thế pháp luật tư sản Tuy nhiên, sự thay thế kiểu pháp luật cũng có thể diễn ra không tuần tự, từ kiểu pháp luật thấp, bỏ qua kiểu pháp luật trung gian, phát triển lên kiểu pháp luật cao hơn Đây là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách thấu đáo hơn Vì thế, em chọn đề tài “Ưu, nhược điểm của các kiểu pháp luật trong lịch sử” với mục đích là sẽ được hiểu rõ hơn về cơ chế của việc thay đổi từ kiểu pháp luật này sang kểu pháp luật khác, cũng như hiểu rõ bản chất của các kiểu pháp luật đã từng tồn tại trong lịch sử Đề tài này thực chất khá khó so với trình độ và tầm kiến thức của em, do đó sẽ không khó tránh khỏi có nhiều thiếu sót và hạn chế Em rất mong được cô cùng các bạn đóng góp và giúp em sửa đổi để những bài viết sau của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

II.PHẦN NỘI DUNG:

1) Kiểu pháp luật chủ nô:

1.1) Bản chất của pháp luật chủ nô:

Bản chất của pháp luật chủ nô thứ nhất là phục vụ, bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô Xã hội chủ nô có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ Chủ

nô là bộ phận thiểu số những nắm giữ trong tay toàn bộ tư liệu sản xuất của xã hội Nô lệ là lực lượng chủ yếu sản xuất ra của cải vật chất, nhưng phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô Pháp luật chủ nô thể hiện ý chí của nhà nước chủ nô, là phương tiện để bảo vệ lợi ích của chủ nô, chống lại nô lệ

và những người lao động khác Bản chất tiếp theo chủ pháp luật chủ nô chính là pháp luật chủ nô cũng mang tính xã hội bằng sự tác động của nó đến xã hội nhằm bảo vệ trật tự xã hội, phát triển kinh tế Pháp luật chủ nô bảo vệ trật tự xã hội, thống trị về mặt tư tưởng thông qua hệ tư tưởng tôn giáo Tổ chức các hoạt động kinh tế như quản lý đất đai, khai hoang, xây dựng và quản lý các công trình thủy nông Quy định và củng cố tình trạng bất bình đẳng trong xã hội: giữa chủ nô và các tầng lớp, giai cấp khác; giữa đàn ông và phụ nữ Quy định và củng cố sự thống trị tuyệt đối của người gia trưởng trong quan hệ gia đình Về hình thức mang nặng dấu ấn của quy phạm xã hội của chế độ thị tộc - bộ lạc Đó là tản mạn, chủ yếu

sử dụng tập quán pháp và tiền lệ pháp, văn bản pháp luật xuất hiện muộn

và chủ yếu là những bộ luật tổng hợp mọi lĩnh vực mà mọi chế tài đều mang tính chất hình sự; nội dung của pháp luật lạc hậu, mang đậm màu sắc tôngiáo Tuy vậy, pháp luật chủ nô cũng đóng vai trò quan trọng trong

tổ chức, quản lý xã hội và dưới góc độ này cũng đóng vai trò tích cực nhất định so với quy phạm xã hội nguyên thuỷ

Trang 4

1.2) Hình thức của pháp luật chủ nô:

Hình thức chủ yếu của pháp luật chủ nô là pháp luật không thành văn: tập quán pháp, tiền lệ pháp Cùng với sự phát triển của văn hóa, xã hội, pháp luật chủ nô đã ban hành nhiều văn bản pháp luật ở các dạng khác nhau, chủ yếu là sao chép lại một cách có hệ thống tập quán pháp Bộ luật Hammurabi của Nhà nước chủ nô Babilon: Là bộ luật được soạn thảo vào thời vua Hammurabi (1793 – 1750 trước Công nguyên), người sáng lập vương triều Amôrite (Amorite) đầu tiên của vương quốc cổ Babilon Nguồn chính của bộ luật Hammurabi là những pháp điển của người Xume, những phán quyết của vua Hammurabi và của tòa án thời đó Bộ luật Hammurabi có 282 điều với các nhóm chế định: Chế định dân luật, chế định gia đình, chế định về quyền thừa kế, chế định hình sự Bộ luật Manu của nhà nước chủ nô Ân độ: Là một trong những bộ luật cổ nhất của phương Đông Bộ luật Manu là tập hợp những điều quy định, điều răn vừa mang tính pháp quyền vừa chứa đựng màu sắc tôn giáo Bộ luật

có 12 chương gồm 2685 điều Bộ luật tập trung vào các chủ đề chính: Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của Nhà nước quân chủ chuyên chế Ấn độ

cổ đại và các đẳng cấp trên; đề cao tính giai cấp và uy quyền của thần học trong xã hội; quy định về các giao dịch: hợp đồng mua bán, vay mượn, cầm cố; quy định về hôn nhân, gia đình, Bộ luật này được coi như một kho tàng văn học, sử học, cho các thế hệ sau hiểu biết về những hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa của con người xa xưa Bộ luật Mười hai bản của nhà nước chủ nô La mã: Bộ luật này được nhà nước La Mã ban hành và được khắc trên 12 tấm bảng bằng đồng được đặt ở những nơi công cộng cho mọi người xem và thi hành, nên được gọi là Bộ luật 12 bảng Về nội dung, Luật 12 bảng chứa đựng nhiều qui phạm tiến bộ về tố

Trang 5

tụng, về luật tư và luật hình sự Nội dung chủ yếu của bộ luật là bảo vệ quyền tư hữu tài sản bằng nhiều biện pháp, kẻ nào xâm phạm đến tài sản của người khác như trộm cắp, phá hoại hoa màu, đốt nhà, sẽ bị xử tử

Bộ luật dành nhiều điều khoản quy định chủ nợ có quyền dùng những hình phạt dã man đối với người không trả được nợ Bộ luật phản ánh tình hình xã hội phức tạp ở La Mã trong thời gian nhà nước chiếm hữu nô lệ

đã ra đời, nhưng những tàn dư của chế độ thị tộc vẫn còn tồn tại đậm nét Điều đó thể hiện qua các điều khoản về quan hệ gia đình, thừa kế tài sản

và hôn nhân Bộ luật xác nhận những đặc quyền của qúy tộc chủ nô, là công cụ để bảo vệ Nhà nước chiếm hữu nô lệ La Mã

1.3) Ưu và nhược điểm của kiểu pháp luật chủ nô:

1.3.1) Ưu điểm: Đây là kiểu pháp luật xuất hiện đầu tiên trong lịch sử 1.3.2) Nhược điểm: Đây là kiểu pháp luật đầu tiên nên còn nhiều hạn chế: Thứ nhất, pháp luật chủ nô tạo cơ sở pháp lí cho việc củng cố và bảo vệ quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, hợp pháp hoá chế độ bóc lột của chủ

nô đối với nô lệ Pháp luật chủ nô ghi nhận quyền tư hữu tuyệt đối và vô giới hạn của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ, coi nô lệ chỉ là

“công cụ”, là “tài sản biết nói” của chủ, chủ nô có toàn quyền chiếm hữu,

sử dụng, định đoạt đối với nô lệ như đối với các tài sản khác, có quyền chiếm đoạt toàn bộ kết quả lao động, có quyền đánh đập, chửi mắng, mua, bán, tặng, cho thậm chí giết chết nô lệ, khi chủ nô chết, nô lệ có thể

bị chôn theo chủ, kể cả chôn sống Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định nhiều biện pháp để biến người tự do thành nô lệ Ngoài ra, những người phạm tội cũng có thể bị bắt làm nô lệ thay cho việc áp dụng các hình phạt khác Thứ hai, pháp luật chủ nô quy định một hệ thống hình phạt và cách

Trang 6

thi hành hình phạt hết sức dã man, tàn bạo Để bảo vệ lợi ích của mình, giai cấp chủ nô thông qua nhà nước ban hành các quy định pháp luật hết sức dã man Các tội dù nặng hay nhẹ đều bị áp dụng các hình phạt có tính chất nhục hình với mục đích làm cho tội nhân đau đớn về mặt thể xác, sợ hãi về mặt tinh thần để họ không dám chống đối Điều này làm cho pháp luật chủ nô trở thành kiểu pháp luật vô nhân đạo nhất trong lịch sử Thứ

ba, pháp luật chủ nô ghi nhận và củng cố tình trạng bất bình đẳng trong

xã hội và trong gia đình Theo quy định của pháp luật chủ nô, quan hệ giữa chủ nô với nô lệ là quan hệ bất bình đẳng tuyệt đối, chủ nô có toàn quyền, nô lệ chỉ có nghĩa vụ Thứ tư, pháp luật chủ nô có tính tản mạn, thiếu thống nhất Do trình độ phát triển của xã hội thấp, nhận thức của con người còn hạn chế nên các nhà lập pháp không xác định được rõ quan hệ xã hội nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật, quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của các tín điều tôn giáo Vì thế, nhiều tư tưởng tôn giáo được thể chế hoá thành pháp luật, nhiều tín điều tôn giáo được thừa nhận, nâng lên thành pháp luật

2) Kiểu pháp luật phong kiến :

2.1) Bản chất của pháp luật phong kiến:

Bản chất của pháp luật phong kiến là công cụ để phục vụ, bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ Xã hội phong kiến có kết cấu giai cấp phức tạp, trong đó có hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân Pháp luật phong kiến là công cụ của giai cấp địa chủ nhằm thực hiện chuyên chính đối với giai cấp nông dân, thợ thủ côngvà các tầng lớp người lao động khác Pháp luật phong kiến là công cụ để giai cấp thống trị bảo vệ sự thống trị của giai cấp địa chủ Ngoài ra, bản chất của kiểu pháp luật này còn là

Trang 7

công cụ để quản lý xã hội, duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục Pháp luật phong kiến duy trì sự ổn định của xã hội, điều tiết các mối quan hệ giữa các giai cấp với nhau Pháp luật phong kiến tạo nền tảng cho sự lưu thông, phát triển hàng hóa, tiền tệ, tạo nên sự tiến bộ phát triển về kinh tế Pháp luật phong kiến điều chỉnh nhiều loại quan hệ

xã hội trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục

2.2) Đặc điểm của pháp luật phong kiến:

Đặc điểm đầu tiên của pháp luật phong kiến là nó có tính đẳng cấp và đặc quyền, đặc lợi Pháp luật phong kiến chia giai cấp địa chủ thành nhiều đẳng cấp, thứ bậc khác nhau Mỗi đẳng cấp, thứ bậc có đặc quyền, đặc lợi riêng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Pháp luật phong kiến hợp pháp hóa sự chuyên quyền, tùy tiện sử dụng bạo lực của địa chủ, phong kiến Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công có một số quyền còn người nông dân thì hầu như không có quyền đáng kể Thứ hai, pháp luật phong kiến có tính hà khắc, tàn bạo Pháp luật phong kiến quy định những hình phạt dã man, tàn bạo đối với người xâm phạm trật tự nhà nước phong kiến và trật tự xã hội phong kiến Pháp luật phong kiến hợp pháp hóa việc

sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cá nhân, dòng họ, nhóm xã hội và giữa các quốc gia Pháp luật phong kiến cho phép áp dụng trách nhiệm hình sự liên đới đối với những người có quan

hệ nhất định đối với phạm nhân, dù không có sự liên quan đến việc thực hiện tội phạm Ví dụ hình phạt chu di tam tộc Thứ ba, pháp luật phong kiến có tính tôn giáo Nội dung của pháp luật phong kiến chứa đựng luân

lý, đạo đức tôn giáo Ví dụ: Nho giáo, Phật giáo ở Trung Quốc, Việt Nam Pháp luật phong kiến ghi nhận nhiều quy định của lễ giáo, đạo đức

Trang 8

phong kiến thành những quy định của pháp luật Tất cả những hành vi trái phong tục, tập quán, lễ giáo và đạo đức phong kiến đều bị trừng trị 2.3) Hình thức của pháp luật phong kiến:

Hình thức của pháp luật phong kiến bao gồm pháp luật thành văn và pháp luật không thành văn Giai đoạn đầu của chế độ phong kiến: chủ yếu là tập quán pháp, tiền lệ pháp Giai đoạn giữa và cuối chế độ phong kiến: xuất hiện nhiều hơn các văn bản pháp luật Vua, chúa phong kiến thường ban hành pháp luật chú yếu dưới dạng chiếu chỉ, lệnh,… Các văn bản pháp luật còn mang tính tổng hợp, chưa được chuyên môn hóa, chưa có tính hệ thống Một văn bản có thể quy định nhiều vấn đề từ tổ chức bộ máy nhà nước đến các lĩnh vực hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình,

Ví dụ: Bộ luật Hồng đức ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng đức (1470 – 1497), nên gọi là Bộ luật Hồng đức, còn gọi tên khác

là Quốc triều hình luật Đây là bộ luật tổng hợp, thành văn quy định về các hành vi vi phạm pháp luật khác nhau thuộc các lĩnh vực hình luật, dân luật, hành chính, hôn nhân – gia đình và cả luật tố tụng, Bộ luật Napoleon là bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp được soạn thảo dưới sự chỉ đạo trực tiếp của vua Napoleon Đệ nhất và được thông qua vào năm

1804 Bộ luật này gồm 2283 điều chia thành các Thiên, quyển, chương, phần và điều Bộ luật được đánh giá là có cấu trúc chặt chẽ, logic Bộ luật vẫn còn hiệu lực cho đến nay

2.4) Ưu và nhược điểm của pháp luật phong kiến:

2.4.1) Ưu điểm:

Trang 9

Đây là kểu pháp luật bước đầu có sự chặt chẽ chi tiết rõ ràng hơn , nhiều

bộ luật lớn được ra đời Ví dụ: Nhà nước phong kiến Việt Nam có bộ Quốc Triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) biên soạn năm 1483, Bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) biên soạn năm 1815

2.4.2) Nhược điểm:

Mang tính chất chung chung chưa phân rõ từng,lĩnh vực khác nhau như: hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân-gia đình, tố tụng, tài chính Dựa quá nhiều vào tôn giáo, mất tính công bằng xã hội ,dã man, chưa rõ ràng bằng những văn bản quy phạm pháp luật

3) Kiểu pháp luật tư sản:

3.1) Bản chất của pháp luật tư sản:

Bản chất của pháp luật tư sản là công cụ để phục vụ, bảo vệ lợi ích chủ yếu của giai cấp tư sản, chứa đựng ý chí của giai cấp tư sản Pháp luật là công cụ để giai cấp tư sản sử dụng nhằm bảo vệ sự thống trị của giai cấp

tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội Giai cấp tư sản sử dụng pháp luật để đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động o Pháp luật mang tính

xã hội rõ nét Pháp luật đã có sự quan tâm đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: từ kinh tế, đến y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, đến hòa bình quốc tế,… Hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật đã có sự tham gia tích cực của các tầng lớp trong xã hội Pháp luật giúp xã hội phát triển hơn, văn minh hơn

3.2) Đặc điểm của pháp luật tư sản:

Trang 10

Pháp luật tư sản là pháp luật đề cao quyền sở hữu tư nhân Với cơ sở kinh

tế là các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên quyền sở hữu tư nhân là một trong những chế định cơ bản của pháp luật tư sản Pháp luật tư sản ghi nhận quyền sở hữu

tư nhân là thiêng liêng và bất khả xâm phạm và quy định cụ thể, chi tiết những vấn đề liên quan đến việc xác định, chuyên giao quyền sở hữu Pháp luật tư sản trừng phạt nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu Pháp luật tư sản chỉ quy định mang tính hình thức đối với các quyền và

tự do của con người Pháp luật tư sản quy định địa vị pháp lý của công dân thông qua việc quy định các quyền tự do, dân chủ cho mỗi cá nhân Tuy nhiên các quy định này còn mang tính hình thức, ít được thực hiện trong thực tế o Pháp luật thực chất củng cố, bảo vệ sự thống trị của giai cấp tư sản Tất cả những quy định của pháp luật tư sản đều thực chất nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản: quy định về tự do giao kết,

về quyền sở hữu tư nhân, về quyền tự do cạnh tranh,… Pháp luật tư sản thực chất bảo vệ sự thống trị của giai cấp tư sản thông qua các quy định

về bộ máy tổ chức của bộ máy nhà nước, quy định về điều kiện tham gia

bộ máy nhà nước, …

3.3) Hình thức của pháp luật tư sản:

Hình thức của pháp luật tư sản bao gồm cả pháp luật thành văn và pháp luật không thành văn Tập quán pháp và tiền lệ pháp vẫn được tồn tại và phát triển, nhất là ở hệ thống pháp luật thông luật (Common law) Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức phổ biến và phát triển nhất Văn bản pháp luật được thể hiện dưới nhiều hình thức: Hiến pháp, luật, các văn bản dưới luật,… o Pháp luật thể hiện dưới dạng hệ thống cấu trúc phức tạp Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật phức tạp điều chỉnh hầu hết

Ngày đăng: 13/06/2024, 19:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN