1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận đề tài tìm hiểu đặc điểm về nấmvà con người

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Đặc Điểm Về Nấm Và Con Người
Tác giả Nguyễn Thị Chinh
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Sinh Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 12,54 MB

Nội dung

Có 3 dạng thể nhầy:- Thể nhầy chính thức euplasmodium: là khối chất tế bào đồng nhất có hàngngàn nhân lưỡng bội, không có màng cứng bao bọc, màu hồng hay vàng.- Thể nhầy giả pseudoplasmo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA: SINH HỌC -* -

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VỀ NẤM

Trang 2

Nguyễn Thị Chinh_17001248

MỤC LỤC

I, Tổng quan về Nấm 4

II ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC THỂ SINH DƯỠNG CỦA NẤM 6

1.Các dạng cơ thể sinh dưỡng 6

1.1 Cơ thể sinh dưỡng của nấm thật (Eumycotan) 6

1.2 Nấm nhầy (slime moulds) 6

1.3 Các nấm sống chuyên hoá 7

2 Những biến dạng của hệ sợi nấm 7

3 Tế bào nấm 9

3.1 Cấu tạo tế bào nấm 9

3.2 Thành phần hoá học của tế bào nấm 9

III SỰ SINH SẢN CỦA NẤM 10

1 Sinh sản sinh dưỡng 10

2 Sinh sản vô tính 11

2.1 Động bào tử (Zoospore) 12

2.2 Bất động bào tử (Aplanospore) 12

3 Sinh sản hữu tính 13

3.1 Nấm bậc thấp 14

3.2 Nấm bậc cao 14

IV PHÂN LOẠI NẤM (theo Ainsworth & Bisby's, 1995) 15

1.Ngành Nấm nhầy thật - Myxomycota 15

2 Ngành Nấm trứng - Oomycota 15

3 Ngành Nấm tiếp hợp - Zygomycota 16

4.Ngành Nấm túi - Ascomycota 17

5 Ngành nấm đảm - Basidiomycota 18

6 Ngành Địa y - Lichenomycota 19

6.1 Đặc điểm 19

6.2 Hình thái ngoài 19

6.3 Đặc điểm cấu trúc tản 20

Trang 3

Nguyễn Thị Chinh_17001248

6.4 Sinh sản của địa y 20

6.5 Phân loại địa y - gồm 2 lớp 21

V Vai trò của Nấm đối với đời sống con người 21

1 Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng 21

2 Giá trị dược liệu của Nấm 22

3 Ngành công nghiệp phụ gia 23

4 Điều khiển sinh học 25

5 Kẻ phá hoại và gây độc 26

Tài liệu tham khảo 29

Trang 4

Nguyễn Thị Chinh_17001248

I, Tổng quan về Nấm.

Nấm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của con người, chúng có vai tròthực tiễn trong nền kinh tế, khoa học và các chu trình vật chất, năng lượng trongthiên nhiên

Nấm có tên khoa học là Fungi, nấm có một thế giới hoàn toàn riêng biệt, khônggiống các giới khác, nhưng mỗi phần cấu trúc sẽ khá giống một ít Chúng thuộcgiới thứ 5 (cuối cùng) trong tổng 5 giới sinh vật trên trái đất này, gồm giới khởi

sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật và cuối cùng là GIỚI NẤM (Mycota).

Theo các số liệu thống kê đến hiện nay thì có đến đâu đó 70,000 loài nấm đangsinh trưởng trong tự nhiên

Có nhiều thông tin cho rằng, có khoảng hơn 2,000 loại là có thể ăn được trong10,000 loại nấm lớn, nhưng cũng có nguồn tin cho rằng có hơn 100 loại là có thểchế biến ăn được và chế biến thành thuốc, trong đó có khoảng 80 loại nấm đượcnghiên cứu và áp dụng vô nuôi trồng cũng như để phục vụ thương mại như cácloại hay ăn hiện nay

Con người đã gián tiếp nhận thức được nấm kể từ khi ổ bánh mì nhồi men đầutiên được nướng và quả nho đầu tiên phải được biến thành rượu vang Các dântộc cổ đại đã quen thuộc với sự tàn phá của nấm trong nông nghiệp nhưng lạicho rằng những căn bệnh này là do cơn thịnh nộ của các vị thần Nấm có ở khắp

Trang 5

Nguyễn Thị Chinh_17001248

mọi nơi với số lượng rất lớn — trong đất và không khí , trong hồ, sông và biển,trên và trong thực vật và động vật, trong thực phẩm và quần áo, và trong cơ thểcon người Cùng với vi khuẩn , nấm có nhiệm vụ phân hủy chất hữu cơ và giảiphóng carbon , oxy , nitơ và phốt pho vào đất và bầu khí quyển Nấm rất cầnthiết cho nhiều quy trình gia dụng và công nghiệp, đặc biệt là việc làm bánh mì,rượu, bia và một số loại pho mát Nấm cũng được dùng làm thực phẩm; ví dụ,một số loại nấm , nhiều hơn và nấm cục là những món ăn ngon của Epicurean ,

và mycoprotein ( protein của nấm ), có nguồn gốc từ sợi nấm của một số loàinấm, được sử dụng để làm thực phẩm giàu protein

Sự liên quan đến y học của nấm được phát hiện vào năm 1928, khi nhà vi khuẩnhọc người Scotland Alexander Fleming nhận thấy nấm mốc xanh lá câyPenicillium notatum phát triển trong đĩa nuôi cấy củaVi khuẩn tụ cầu Xungquanh vết nấm mốc là một vòng tròn trong suốt, không có vi khuẩn sinh sôi.Fleming đã phân lập thành công chất có tác dụng ức chế sự phát triển của vikhuẩn từ nấm mốc Năm 1929, ông xuất bản một báo cáo khoa học thông báoviệc khám phá rapenicillin , loại thuốc kháng sinh đầu tiên trong số một loạtthuốc kháng sinh — phần lớn trong số chúng có nguồn gốc từ nấm — đã tạo ramột cuộc cách mạng trong thực hành y tế

Vì vậy, việc nghiên cứu đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng nấm nói riêngnhằm xác định thành phần loài,bổ sung cho danh lục khu hệ nấm Việt Nam,đánh giá tính đa dạng sinh học, đa dạng về sinh thái và giá trị tài nguyên củanấm, xác định các loài quý hiếm, loài nguy cấp và loài có tiềm năng lớn trongcông nghệ sinh học và kinh tế quốc dân để ứng dụng những loài có ích và hạnchế những tác hại do nấm gây ra, bảo tồn và phát triển nguồn gen của những loàiquý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng để bảo vệ sự đa dạng sinh vật ở Việt Nam

và thế giới

II ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC THỂ SINH DƯỠNG CỦA

NẤM

1.Các dạng cơ thể sinh dưỡng

1.1 Cơ thể sinh dưỡng của nấm thật (Eumycotan)

Là sợi nấm (hypha) dạng ống (tubular), phân nhánh lan toả tạo

nấm (mycelium) Sợi nấm được hình thành từ bào tử: bào tử nẩy

mầm và tạo ra sợi nấm ban đầu ngắn gọi là ống mầm (germ

Trang 6

Nguyễn Thị Chinh_17001248

nhánh, mỗi nhánh tiếp tục sinh trưởng và phân nhánh liên tục

tạo thành hệ sợi nấm Sợi nấm có thể có vách ngăn (septum)

hay không có vách ngăn Sợi nấm không có vách ngăn là sợi

nấm đơn bào có nhiều nhân, sợi nấm có vách ngăn là sợi nấm

đabào, mỗi tế bào có một hay nhiều nhân Vách ngăn có thủng

lỗ đơn giản hay phức tạp, qua lỗ thủng thì nguyên sinh chất và

nhân có thể di chuyển từ tế bào này qua tế bào khác Hầu hết

các loài có hệ sợi nấm nằm sâu trong giá thể(đất, xác thực

1.2 Nấm nhầy (slime moulds)

Được xem là nấm giả (pseudofungi) Nấm nhầy có cơ thể sinh dưỡng là thể nhầy(plasmodium) Có 3 dạng thể nhầy:

- Thể nhầy chính thức (euplasmodium): là khối chất tế bào đồng nhất có hàngngàn nhân lưỡng bội, không có màng cứng bao bọc, màu hồng hay vàng

- Thể nhầy giả (pseudoplasmodium): dạng amip, tập hợp các amip đơn bào, trần,

có một nhân đơn bội tạo thành thể nhầy giả, các amip không hoà tan vào nhau,giữ nguyên màng chất nguyên sinh, các amip không có vách tế bào cứng baobọc mà chỉ có màng chất nguyên sinh, tất cả amip hợp lại thành một khối chunggọi là thể hợp bào, còn gọi là thể nhầy giả

Trang 7

Nguyễn Thị Chinh_17001248

- Thể nhầy mạng lưới (filoplasmodium): do các amip nhầy chứa một nhân đơnbội, trần Các tế bào amip liên kết với nhau bằng các sợi nhầy ở hai đầu tạothành thể nhầy dạng lưới

1.3 Các nấm sống chuyên hoá

Như Nấm men (Saccharomyces) chuyên hoá sống trên môi

sợi nấm có xu hướng đứt đoạn tạo thành những cơ thể đơn bào

hình cầu, hình trứng có một nhân hay nhiều nhân

CẤU TRÚC QUẢ THỂ NẤM ĐẢM

2 Những biến dạng của hệ sợi nấm

Thường trong thiên nhiên sợi nấm phân nhánh tạo thành hệ sợi nấm (mycelium),

là cơ thể sinh dưỡng Tuy nhiên, hệ sợi nấm có thể biến dạng để thích nghi vớimôi trường sống như:

rễ có tế bào lớn hơn, có màu, màng mỏng để dẫn truyền chất dinh dưỡng Kíchthước thể hình rễ lớn, rộng vài - 5mm, dài vài chục cm đến hàng chục mét

- Rễ nấm (mycorrhiza)

Trang 8

Nguyễn Thị Chinh_17001248

Do sợi nấm phân nhánh dạng rễ nối liền quả thể với rễ cây giúp nấm cộng sinhvới thực vật Rễ nấm kết hợp chặt chẽ với rễ cây, rễ nấm có vai trò quan trọngđối

với đời sống của cây Rễ nấm giúp cây tăng cường sự hấp thụ và vận chuyển cácyếu tố dinh dưỡng như: N, P, K, Ca , giúp cây chống lại các bệnh hại rễ, rễ nấmcòn tăng cường sức đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môitrường, rễ nấm giúp gia tăng tỷ lệ sinh trưởng của cây Rễ nấm có hai loại: rễnấm ngoại sinh (ectomycorrhiza) hình thành ở ngoài tế bào rễ cây, rễ nấm nộisinh (endomycorrhiza) sống bên trong tế bào rễ cây Rễ nấm có thể mọc lan xahàng trăm mét và từ rễ nấm này các quả thể sẽ phát triển

c Vòi hút (Haustorium: giác mút)

Là biến dạng của sợi nấm thích ứng để hút các chất dinh dưỡng ở nấm ký sinh.Vòi hút thường đâm sâu vào bên trong tế bào cây chủ để hút chất dinh dưỡng,vòi hút có dạng mấu tròn, dạng ống hoặc dạng sợi phân nhánh

f Hạch nấm (Sclerotium)

Là một biến dạng của sợi nấm có dạng hạch hay dạng củ, được tạo thành từnhiều lớp tế bào của nấm Các tế bào bên ngoài kích thước nhỏ, màng dày, thấmnước để bảo vệ; các tế bào bên trong có màng mỏng, kích thước lớn, chứa chất

dự trữ Kích thước hạch nấm thay đổi từ vài mm đến vài chục cm Hạch nấm cóvai trò giúp nấm vượt qua các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh, khi môi trườngthuận lợi thì hạch nấm nảy mầm

3 Tế bào nấm

3.1 Cấu tạo tế bào nấm

Tế bào của nấm là một tế bào thực sự (eucyte) bao gồm: vách tế bào, màng chấtnguyên sinh, chất tế bào, thể hạt nhỏ, ribosome, nhân, không bào, các hạt dự

Trang 9

Nguyễn Thị Chinh_17001248

trữ Vách tế bào ở đa số nấm là chitin, một số ít nấm vách tế bào bằngcellulose Chất tế bào phân bố sát vách tế bào, không có lục lạp và các thể màukhác Chất dự trữ ở tế bào nấm gồm: glycogen, volutin, lipid Một số chi nấmmen như Taphrina, Protomyces, Crytococcus có chất dự trữ là tinh bột

Màu sắc của nấm do các chất màu có thành phần và tinh chất khác nhau tạo nên.Chất màu thường tan trong không bào, chất tế bào và vách tế bào Chất màukhông phải là diệp lục (chlorophyll), phycobilin Chất màu trong tế bào nấmthuộc loại quinon: anthraquinon, naptaquinon, dẫn xuất của phenoxaron:xinnabarin, carotinoit và melanin

Nhân của tế bào nấm gồm màng nhân, chất nhân, hạch nhân và thể nhiễm sắc

Số lượng thể nhiễm sắc có từ 2 - 14 Số lượng nhân ở trong tế bào nấm rất biếnđộng, mỗi tế bào có 1, 2 hoặc nhiều nhân Ở các loài nấm túi và nấm đảm, saugiai đoạn giao phối sinh chất chuyển qua giai đoạn song hạch (n + n) thì mỗi tếbào luôn luôn có hai nhân

Ty thể của tế bào nấm có nhiều và đa dạng Mào răng lược của ty thể(mitochondrial cristae) dạng phẳng dẹt Không bào thường hình cầu hoặc hìnhtrứng, không bào chứa dịch tế bào Dịch tế bào nấm chứa các dịch điện phân ởtrạng thái hoà tan (như: Na, K, Mg,Ca, Cl, PO4 ) một số chất hữu cơ ở trạngthái keo (như protid, lipid, glucid, enzyme), các sắc tố và một số thể ấn nhập kếttinh hoặc vô định hình như glycogen, calci oxalat Glycogen có trong khôngbào, nhưng cũng có thể gặp trong chất nguyên sinh Calci oxalat là dạng muối

vô cơ ở dạng tinh thể có thể có trong một số tế bào nấm

3.2 Thành phần hoá học của tế bào nấm

Thành phần hoá học của tế bào nấm thay đổi theo loài, theo từng chủng trongloài, theo vị trí của tế bào trên sợi nấm, theo tuổi (Girbardt, 1969), theo các điềukiện sinh thái như: sự thông khí, nhiệt độ hoặc thành phần môi trường sống

Trang 10

Nguyễn Thị Chinh_17001248

Tế bào Nấm men (Saccharomyces)

Thành phần nguyên tố hoá học ở tế bào nấm: quan trọng nhất là carbon (40%),oxy (40%), nitơ (7- 8%) và hydro (2 - 3%); còn lại là các nguyên tố: S, P, K,

Mg, Ca, Mn, Fe, Zn, Cu, Số lượng các nguyên tố ở tế bào nấm là 50, tức làhầu hết các nguyên tố ở các mẫu đất Các tế bào ở sợi nấm sinh dưỡng có nướcchiếm 90% trọng lượng Ngoài nước, trong tế bào nấm còn có các hợp chất hữu

cơ và vô cơ khác Những chất này là thành phần cấu tạo tế bào hoặc những sảnphẩm trao đổi chất của tế bào

III SỰ SINH SẢN CỦA NẤM

Ở nấm có 3 hình thức sinh sản là: sinh sản sinh dưỡng, sinh sản vô tính và sinhsản hữu tính

1 Sinh sản sinh dưỡng

Sự sinh sản sinh dưỡng ở nấm do một phần của cơ thể nấm như: một phần của tếbào, tế bào, một đoạn sợi nấm, mô nấm, hạch nấm

- Bào tử phấn (bào tử đốt: oidiospore, arthospore): là những tế bào có màngmỏng được tách dần dần ở đầu sợi nấm Hiện tượng này thường thấy khi nấm

Trang 11

cơ quan sinh sản hữu tính là đảm đa bào như nấm than đen (Ustilaginales) Bào

tử màng dày là giai đoạn không bắt buộc trong chu kỳ phát triển của nhiều loàinấm, chúng chỉ hình thành trong điều kiện bất lợi như các nấm trong bộMucorales và nấm Fusarium Ngược lại, bào tử màng dày là một giai đoạn bắtbuộc trong chu kỳ phát triển của một số loài nấm như nấm than (Ustilaginales)

- Một đoạn của tế bào sinh dưỡng: từ một đoạn của tế bào sinh dưỡng (một đoạncủa sợi nấm đơn bào) có thể tiếp tục sinh trưởng và phân nhánh thành hệ sợinấm

- Một phần mô của quả thể: từ một phần nhỏ mô của quả thể khi nuôi cấy trênmôi trường dinh dưỡng thích hợp sẽ mọc thành hệ sợi nấm

- Chia đôi tế bào: từ một tế bào sẽ chia đôi: tế bào co thắt lại ở giữa, nhân vàchất nguyên sinh chia đôi, cuối cùng tách rời thành 2 tế bào như ở nấm men(Saccharomyces)

- Nẩy chồi: từ một tế bào sẽ mọc thành những chồi, sau đó chồi sẽ tách thànhnhững tế bào mới riêng biệt hay tế bào chồi dính với tế bào mẹ như ở nấm men(Saccharomyces)

- Hạch nấm (Sclerotium): hạch nấm là biến dạng của sợi nấm có dạng hạch haydạng củ giúp nấm vượt qua điều kiện bất lợi của môi trường, khi gặp môi trườngthuận lợi thì hạch nấm nảy mầm thành cơ thể mới

2 Sinh sản vô tính

Là quá trình sinh sản tạo thành các bào tử vô tính (asexual spores) từ sự phânchia nhân trong tế bào sinh dưỡng của nấm mà không có sự kết hợp nhân của 2

tế bào khác tính (Bùi Xuân Đồng, 1977)

- Ở các sợi nấm đơn bội thì nhân phân chia nguyên nhiễm (gián phân) để tạothành các bào tử đơn bội

Trang 12

Nguyễn Thị Chinh_17001248

- Ở các sợi nấm lưỡng bội khi hình thành bào tử thì nhân phân chia giảm nhiễm

để hình thành các bào tử đơn bội (như Blastocladiella variabilis, Chadefaud,1960)

- Ở các sợi nấm lưỡng bội có thể hình thành các bào tử lưỡng bội do nhân phânchia nguyên nhiễm (như Blastocladiella variabilis, Olpidium sp.) ( Bùi XuânĐồng ,1977, trang 82: Một số vấn đề về nấm học)

[Họ Blastocladiaceae (Chytridiomycota) cơ thể sinh dưỡng có 2 dạng tản(sợi nấm): tản đơn bội và tản lưỡng bội Động bào tử 2n trên tản lưỡng bội nẩymầm hình thành tản lưỡng bội ]

Dựa vào khả năng vận chuyển của bào tử vô tính, có thể chia ra hai loạibào tử vô tính: Động bào tử (zoospore) và bất động bào tử (aplanospore)

2.1 Động bào tử (Zoospore)

Động bào tử là tế bào sinh sản chuyển động bằng roi hay tiêm mao Động bào tửđược hình thành ở các nấm sống trong môi trường nước Động bào tử có thể có1roi, 2 roi Roi đính phía trước, sau, bên Roi có hai loại cấu trúc: roi không phủlong và roi phủ lông Động bào tử được hình thành trong cơ quan sinh sản là túibào tử (sporangium): do sợi nấm phình to, nhân phân chia, sau hình thành độngbào tử

2.2 Bất động bào tử (Aplanospore)

Có hai loại bất động bào tử:

+ Bào tử nội sinh (Endospore): được hình thành bên trong túi bào tử

+ Bào tử ngoại sinh (Exospore): được hình thành bên ngoài cơ quan sinh bào tử(cuống: conidiophore) Dạng bào tử ngoại sinh thường gặp là bào tử đính(conidium)

Zoospore và Endospore là những bào tử nội sinh đặc trưng cho sự sinh sản củacác nấm tiến hoá thấp Những bào tử này được hình thành trong các tế bàochuyên hoá gọi là túi bào tử (sporangium) Khi túi vỡ thì các bào tử này đượcphóng thích ra ngoài, mỗi bào tử nẩy mầm sinh trưởng thành một sợi nấm mới.Túi được hình thành trên cuống túi (sporangiophore) Cuống túi lớn hơn sợinấm, thường phân nhánh hoặc không Đặc điểm của cuống túi được dùng làmtiêu chuẩn trong phân loại loài

Các bào tử đính (conidia) thường được hình thành ở các loài nấm túi vànấm bất toàn Đa số bào tử đính thường sắp xếp thành chuỗi, có khi hình thànhtừng khối Một số loài bào tử đính nằm đơn độc từng cái một trên cuống bào tử

Trang 13

Nguyễn Thị Chinh_17001248

đính (conidiophore) Cuống bào tử đính có thể đơn bào hay đa bào, không phânnhánh hoặc phân nhiều nhánh; cuống bào tử đính có thể mọc riêng lẻ hay sắpxếp từng cụm Đa số các bào tử đính là các bào tử ngoại sinh, nghĩa là được hìnhthành ở bên ngoài tế bào sinh ra chúng Tuy nhiên, cũng có một số loài bào tửđính được hình thành ở bên trong tế bào

Ở những nấm chưa tiến hoá (dạng ở môi trường nước) thì thường sinh sản

vô tính bằng động bào tử (zoospore), các loài tiến hoá sống trên môi trường cạnthì sinh sản vô tính bằng các bào tử nội sinh (endospore); các loài tiến hoá caothường sinh sản vô tính bằng bào tử đính (conidia) Trong quá trình tiến hoá thìcác tế bào sinh sản mất dần roi, khi sống trên cạn thì các bào tử không còn roinữa, cấu trúc bào tử thích nghi với việc phát tán bào tử nhờ gió như các bào tửđính

3 Sinh sản hữu tính

Là quá trình sinh sản có sự thụ tinh, kết hợp nhân của hai giao tử khác tính tạothành hợp tử, sau đó nhân lưỡng bội phân chia giảm nhiễm để hình thành cácbào tử hữu tính Dựa vào cách thụ tinh, có thể phân biệt các loại bào tử hữu tính:bào tử noãn, bào tử tiếp hợp, bào tử túi, bào tử đảm Quá trình phát sinh các bào

tử hữu tính về nguyên tắc bao giờ cũng kèm theo trước đó sự thụ tinh và tiếptheo sự phân chia giảm nhiễm của nhân (Bùi Xuân Đồng, 1977) Sự sinh sảnhữu tính có sự kết hợp nhân của hai giao tử khác tính Vì vậy, các bào tử hữutính có sự kết hợp yếu tố di truyền của hai cơ thể khác tính Do đó, bào tử hữutính có tính ưu thế mạnh Sự sinh sản hữu tính ở nấm rất phong phú, phức tạp và

đa dạng Quá trình sinh sản hữu tính trải qua các giai đoạn:

+ Kết hợp chất nguyên sinh (plasmogamy);

+ Kết hợp nhân (caryogamy);

+ Phân bào giảm nhiễm (meiosis)

Sự sinh sản hữu tính khác nhau tuỳ theo các nhóm nấm như sau:

3.1 Nấm bậc thấp

Bao gồm các nấm chưa tiến hoá sống ở môi trường nước hay quá trình sống phụthuộc nhiều vào nước như các nấm có nguồn gốc từ động vật (như Protozoanfungi) hoặc nấm có nguồn gốc từ thực vật bậc thấp (như Chromistan fungi).Nấm bậc thấp sinh sản hữu tính do sự giao phối của hai giao tử, có 3 hình thứcgiao phối như sau:

Trang 14

- Noãn giao (Oogamy): giao phối giữa một noãn và một giao tử đực.

- Nấm tiếp hợp (Zygomycota): nấm tiếp hợp khi sinh sản hữu tính sẽ tiến hànhtiếp hợp giao (zygogamy): là sự kết hợp của hai tế bào, mỗi tế bào có nhiều nhânkhông phân hoá thành giao tử, sau khi hai tế bào kết hợp nhau thì hoà tan màng,kết hợp chất nguyên sinh, nhân để hình thành tiếp hợp tử (zygospore) Hai tếbào này ở trên cùng một sợi nấm (đồng tản) hoặc 2 sợi nấm khác nhau (dị tản).Hợp tử sau khi hình thành trải qua một giai đoạn nghỉ ngắn, nhân lưỡng bộiphân chia giảm nhiễm thành các nhân đơn bội để tạo thành các bào tử

3.2 Nấm bậc cao

Bao gồm các nấm tiến hoá sống trên môi trường cạn Vì vậy, khi sinh sản hữutính thì các tế bào sinh sản (bào tử) mất dần roi, các nấm tiến hoá cao thì tế bàosinh sản không có roi

Ở các nấm bậc cao có các hình thức sinh sản hữu tính như:

- Giao phối hai cơ quan sinh sản (gametangiogamy): giao phối giữa hai cơ quansinh sản hữu tính khác biệt nhau: cơ quan sinh sản đực và cơ quan sinh sản cáikhác biệt nhau về hình thái ngoài nhưng không phân hoá thành giao tử Sau khihai cơ quan sinh sản giao phối nhau thì sẽ tiến hành quá trình hình thành các bào

tử hữu tính

- Sinh sản bằng các tinh tử (spermatium): trên một cơ thể cái có các tế bào phânhoá thành cơ quan sinh sản cái, cơ quan sinh sản cái được tinh tử từ cơ thể đựctiến đến thụ tinh Tinh tử là giao tử đực nhỏ, không chuyển động, được gió, côntrùng phát tán

- Giao phối hai sợi nấm (somatogamy): một số loài nấm không hình thành cơquan sinh sản (như ở nấm đảm), hai sợi nấm nẩy mầm từ hai bào tử khác tính sẽkết hợp nhau hình thành sợi nấm song hạch (n + n) Từ tế bào đầu của sợi nấmsong hạch sẽ hình thành đảm và bào tử đảm (bào tử hữu tính)

- Tự giao (autogamy): chính các nhân trong một tế bào tự kết hợp từng đôi vớinhau (sinh sản hữu tính tự giao)

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:06

w