Điều 5 và Điều 7 Công ước 1982 quy định về cách thức xác định đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng như sau: “Trừ khi có quy định trái ngược của Công ước, đường cơ sở thông thườn
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHO HO CHi MINH
KHOA LUAT QUOC TE 3 ức ok oR koe ake
Môn học: Luật Biển Giảng viên: Nguyễn Thị Vân Huyền Nhóm thuyết trình: Nhóm 11 - Lớp TMQT47
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
Trang 2DANH SACH THANH VIEN NHOM THUYET TRINH Đề tài thảo luận: Nêu các phương pháp xác định đường cơ sở
và so sánh ưu nhược điểm của các phương pháp đó với nhau
Lớp: TMQT47 - Nhóm 11
1 An Phương Linh 2253801090
040 2 Nguyễn Thành Long 2253801090
045 3 Võ Xuân Mai 2253801090 Nhóm
047 trưởng 4 Lê Trung Nguyên 2253801090
057 5 Lê Trường Thành 2253801090
082 6 Nguyễn Toàn Phúc Thịnh 2253801090
085
Nhận xét của giảng viên
Trang 3
Muc Luc
1 Khái niệm đường cơ sở theo Luật Biển quốc tế 4
2 Phân loại đường cơ SỞ - TT n Hs nhe 5 2.1 Đường cơ sở thông thường ch nh nhe 5 2.2 Đường cơ sở thẳng cc TT S2 HS SSS SH HT khe he 7
3 Đường cơ sở theo Luật Biển Việt Nam 12 4 So sánh ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp xác
định đường cơ SỞ 0n nn TT TT ng ng nh nghe hà 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - chien 15
Trang 41 Khái niệm đường cơ sở theo Luật Biển quốc tế
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (Công ước 1982) không có định nghĩa về đường cơ sở Tuy nhiên ta có thể định nghĩa đường cơ sở dựa vào các quy định liên quan đến đường cơ sở được quy định trong Công ước 1982 tại Điều 5, Điều 7, Điều 13 và Điều 47 Điều 3 Công ước 1982 quy định: “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước” Điều 5 và Điều 7 Công ước 1982 quy định về cách thức xác định đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng như sau: “Trừ khi có quy định trái ngược của Công ước, đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển
chính thức công nhận” (Điều 5) “Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và
lồi lốm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.” (khoản 1 Điều 7) Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 8 Công ước 1982 định nghĩa nội thủy như sau: Trừ trường hợp đã được quy định ở Phần IV, các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy của quốc gia Đối với lãnh hải, theo quy định của Công ước Luật Biển 1982, lãnh hải (Mục 2, Điều 3) là vùng biển liền kể với vùng nước nội thủy, có chiều rộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở Như vậy, qua nghiên cứu các điều luật nói trên cũng như vai trò của đường cơ sở trong hoạch định biển, có thể kết luận rằng đường cơ sở là “cột mốc pháp lý” được xác định dựa vào ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc theo chiều hướng chung của bờ biển hoặc là đường thẳng gãy khúc nối liền các mũi, các đỉnh, các đảo ven bờ để làm cơ sở tính chiều rộng của lãnh hải Đường cơ sở là ranh giới phía trong của lãnh hải và ranh giới phía ngoài của nội thủy Đường cơ sở
Trang 5là một căn cứ quan trọng để xác định phạm vi và chiều rộng các vùng biển
Căn cứ theo Điều 5 và Điều 7 Công ước 1982 thì có hai phương pháp xác định đường cơ sở bao gồm phương pháp xác định đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng Tùy theo đặc điểm địa hình bờ biển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ mà đường cơ sở của các quốc gia, các vùng lãnh thổ được xác định dựa trên phương pháp đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng Tuy vậy, trong quan hệ quốc tế, vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi về đường cơ sở các quốc gia, một phân là do cách hiểu và vận dụng luật biển không thống nhất hoặc các quốc gia cố ý hiểu sai để nhằm tư lợi
2 Phân loại đường cơ sở 2.1 Đường cơ sở thông thường
Điều 5 Công ước 1982 quy định như sau: “Trừ khi có quy định trái ngược của Công ước, đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thúc công nhận” Phương pháp xác định đường cơ sở thông
thường áp dụng đối với các quốc gia có bờ biển thẳng, bằng phẳng,
không có các đặc điểm gây khó khăn cho việc vạch đường cơ sở thông thường chẳng hạn như có nhiều đoạn lồi lõm ven bờ hoặc ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất thể hiện không rõ ràng Mục đích của đường cơ sở thẳng là nhằm bảo đảm quốc gia ven biển có được một bản đồ đường cơ sở đơn giản, không quá phức tạp đến mức gây khó khăn cho hoạt động hàng hải cũng như bảo đảm an toàn hàng hải trong trường hợp bờ biển không ổn định
Cách thức vạch đường cơ sở thông thường được quy định theo Điều 5 Công ước 1982 Theo đó, để áp dụng phương pháp đường cơ sở thông thường thì cần xác định được ngấn nước triều thấp nhất dọc
Trang 6theo bờ biển Cách xác định mực nước biển khi thủy triều xuống thấp
nhất không được đề cập trong Công ước 1982 Trong thực tiễn, 2 phương pháp thường được các quốc gia sử dụng là Mean Low-Water Springs (MLWS) và Lowest Astronomical Tide (LAT) Điều 5 có ghi rõ “đường cơ sở thông thường là đường ngấn nước ” nhưng thực tế cho thấy đường ngấn nước chỉ là căn cứ để xác định đường cơ sở Đường ngấn nước cần được vạch trên bản đồ cỡ lớn để đảm bảo độ chính xác Do đó, đường cơ sở chỉ là một đường đơn giản hóa của đường ngấn nước mà thôi Một điều cần lưu ý nữa đó là đường cơ sở phải có sự công nhận chính thức từ quốc gia ven biển đó Quốc gia ven biển là chủ thể duy nhất được vạch đường cơ sở cho chính quốc gia mình Tuy nhiên, nếu có sai phạm trong quá trình xác định đường cơ sở thì các quốc gia khác có thể khởi kiện
Ví dụ chỉ tiết về phương pháp xác định đường cơ sở thông thường của Thái Lan
Giới thiệu về đường cơ sở thông thường của Thái Lan:
Thái Lan có bờ biển dài khoảng 3.219 km, với nhiều vịnh hẹp, đảo và quần đảo Tuy nhiên, bờ biển của Thái Lan tương đối bằng phẳng và ngấn nước thủy triều thấp nhất thể hiện rõ ràng Do đó, phương pháp xác định đường cơ sở thông thường (dùng ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển) là phương pháp phù hợp để xác định đường cơ sở cho Thái Lan Vịnh Thái Lan là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng phương pháp xác định đường cơ sở thông thường của Thái Lan Vịnh này có diện tích khoảng 335.000 km? và
bờ biển tương đối bằng phẳng Để xác định đường cơ sở thông thường cho vịnh Thái Lan, Thái
Lan đã thực hiện các bước sau: (1) Xác định ngấn nước thủy triều thấp nhất: Việc này được thực hiện bằng cách đo đạc mực nước biển tại các trạm thủy triều trong
Trang 7một khoảng thời gian dài Dữ liệu thu thập được được sử dụng để vẽ ra đường ngấn nước thủy triều thấp nhất trên bản đồ
(2) Vẽ đường cơ sở: Đường cơ sở được vẽ theo ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển Tuy nhiên, tại một số cửa sông, cửa vịnh, Thái Lan có thể sử dụng đường thẳng nối liền các điểm cực nam của cửa sông, cửa vịnh để làm đường cơ sở
Giải thích về đường cơ sở thông thường của Thái Lan: - Ngấn nước thủy triều thấp nhất: là mực nước biển thấp nhất
trong chu kỳ thủy triều Mực nước này được xác định bằng cách đo đạc mực nước biển tại các trạm thủy triều trong một khoảng thời gian dài
- Đường cơ sở: là đường được sử dụng để tính chiều rộng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của một quốc gia Theo quy định của Công ước Luật biển 1982, đường cơ sở phải:
o_ Dựa trên ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển ø Có thể xác định rõ ràng trên bản đồ hoặc biểu đồ hàng
hải
o_ Phải được công bố trước cộng đồng quốc tế Lợi ích của đường cơ sở thông thường đối với Thái Lan: (1) Đơn giản và dễ dàng xác định: Phương pháp xác định đường cơ sở thông thường tương đối đơn giản và dễ dàng xác định Việc này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho quốc gia
(2) Phù hợp với luật biển quốc tế: Phương pháp này phù hợp với quy định của Công ước Luật biển 1982 và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng
Hạn chế của đường cơ sở thông thường của Thái Lan:
Trang 8(1) Có thể bao bọc diện tích lãnh hải nhỏ hơn so với tiềm năng: Trong một số trường hợp, phương pháp này có thể bao bọc diện tích lãnh hải nhỏ hơn so với tiềm năng, đặc biệt là đối với các quốc gia có bờ biển phức tạp
(2) Có thể dẫn đến tranh chấp với các quốc gia láng giềng: Việc xác định ngấn nước thủy triều thấp nhất và vẽ đường cơ sở có thể dẫn đến tranh chấp với các quốc gia láng giềng nếu không được thực
hiện một cách khách quan và công bằng 2.2 Đường cơ sở thẳng
Phương pháp xác định đường cơ sở thẳng dựa vào thực tiễn xác định đường cơ sở của Na Uy Bờ biển Na Uy lồi lõm, khoét sâu với nhiều đảo, đảo đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm nên rất khó để áp dụng phương pháp xác định đường cơ sở thông thường Vì vậy phương pháp đường cơ sở thẳng được tạo ra để giải quyết vấn đề thực tế này Nó xuất hiện trong nhiều sắc lệnh của Vương quốc Na Uy vào các năm 1812; 1868; 1889 và đặc biệt là sắc lệnh ngày 12/6/1935 Ngoài ra, phương pháp này được ghi nhận trong phán quyết của Toà án công lý quốc tế (ICJ) ngày 18/12/1951 trong vụ tranh chấp giữa Anh và Na Uy đầu những năm 50 của thế kỉ XX về đánh cá Theo ICJ, các đảo ven bờ của Na Uy hợp thành một thể thống nhất với đất liền Do đó, Na Uy được vẽ đường cơ sở tính từ các đảo xa nhất mà không bị chìm khi thủy triều lên cao Theo Điều 7 Công ước 1982, điều kiện áp dụng đường cơ sở thăng được quy định như sau:
“1 Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
2 Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và
những đặc điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa
Trang 9chon doc theo ngấn nước triều thấp nhất có chuyển dịch vào phía trong bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi đúng theo Công ước
3 Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển, và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy
4 Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế 5, Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được áp dụng theo khoản 1, khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng
6 Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế ”
Có thể thấy, phương pháp xác định đường cơ sở thẳng được quy định khá chặt chế Theo đó, một quốc gia muốn sử dụng phương pháp đường cơ sở thẳng để xác định đường cơ sở thì phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
(1) Bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển;
(2) Bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác;
Trang 1010
Trong trường hợp này, đường cơ sở được xác định là các đường
thẳng gãy khúc nối các điểm cơ sở lại với nhau Các điểm cơ sở này có thể là bờ biển đất liền (trong trường hợp bờ biển khúc khuỷu, lồi
lõm) hay của các đảo (trong trường hợp có chuỗi đảo gần bờ), hay là
điểm đã từng là điểm xa bờ nhất (trong trường hợp bờ biển không ổn
định), hay điểm thuộc một bãi lúc nổi lúc chìm gần bờ để tạo thành đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải Theo Điều 7 Công ước 1982, khi quốc gia ven biển vạch đường cơ sở thẳng thì cân đáp ứng các yêu cầu sau:
(1) Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển Như vậy, khi các quốc gia sử dụng phương pháp xác định đường cơ sở thẳng thì các tuyến đường cơ sở phải chạy dọc theo hướng chung của bờ biển, bảo đảm đường cơ sở bám sát và những nét, hướng lớn của bờ biển Ngoài ra, khi vạch đường cơ sở theo xu hướng bờ biển thì không được vạch quá xa bờ để đảm đảm vùng biển bên trong đường cơ sở không quá lớn để tính là nội thủy
(2) Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế Có thể thấy, các điểm cơ sở được Công ước cho phép lựa chọn thông thường là trên đất liền hoặc đảo Trường hợp quốc gia ven biển chọn điểm cơ sở nằm trên bãi cạn lúc nổi lúc chìm thì cần thỏa mãn một trong hai điều kiện (1) có đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước; (2) việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế Tuy nhiên Công ước 1982 lại không quy định rõ thế nào là “ thiết bị tương tự” và thế nào là “sự thừa nhận chung của quốc tế”