Bởi vì, trong sự phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam nói chung và Phố cổ Hội An nói riêng, pháp luật là một vấn đề không thể thiếu, nó góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa cũng như nền ki
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG KHOA SƯ PHẠM VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN
LUẬT DU LỊCH VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TẠI PHỐ CỔ HỘI AN TỈNH QUẢNG
NAM Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Hồng Hạnh
Sinh viên thực hiện: Lê Vũ Yến Vy
Võ Ngọc Thảo Vân
MSSV: 22082017050
22082017042
Châu Thành, tháng 5 năm 2023.
Trang 2MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài: 4
2 Mục đích nghiên cứu: 4
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4
4.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: 4
5.Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài: 4
6.Cấu trúc của bài tiểu luận: 5
B NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I: PHÁP LUẬT VỀ DU LỊCH VĂN HÓA 6
1.1 Du lịch văn hóa: 6
1.1 Khái niệm: 6
1.1.1.1 Khái niệm du lịch: 6
1.1.1.2 Khái niệm văn hóa: 6
1.1.1.3 Khái niệm du lịch văn hóa: 6
1.2 Pháp luật về du lịch văn hóa: 7
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TẠI PHỐ CỔ HỘI AN TỈNH QUẢNG NAM 8
2.1 Giới thiệu chung: 8
2.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Nam: 8
2.1.2 Giới thiệu chung về Phố cổ Hội An: 8
2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật trong du lịch văn hóa tại Phố cổ Hội An tỉnh Quảng Nam 9
2.3 Thuận lợi 10
2.4 Khó khăn 10
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 12
Trang 3A.PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam Việt Nam được biết đến là một nước có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời, nhiều điểm du lịch đã được UNESCO công nhận
là di sản văn hóa thế giới mà nổi bật trong đó là Phố cố Hội An
Phố cổ Hội An là một thành phố nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc, mỗi năm thu hút hàng ngàn du khách Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa thì Phố
cổ Hội An là một điểm đến có thể thỏa mãn nhu cầu của họ
Tuy nhiên, trên con đường phát triển du lịch văn hóa, Phố cổ Hội An cũng gặp không ít khó khăn Vấn đề đặt ra cho Phố cổ Hội An là làm cách nào có thể giữ vững, thậm chí là phát huy triệt để các thế mạnh hiện có? Vì muốn tìm câu trả lời cho vấn đề này nên nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Pháp luật về du lịch văn hóa tại Phố cổ Hội An tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu Bởi vì, trong sự phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam nói chung và Phố cổ Hội An nói riêng, pháp luật là một vấn đề không thể thiếu, nó góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa cũng như nền kinh tế địa phương phát triển
2 Mục đích nghiên cứu:
Quảng Nam là nơi giao thoa của các nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Việt, Hoa, Ấn Độ,
… có tiềm năng du lịch văn hóa đặc sắc mang đậm tính dân tộc với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể Trải qua thăng trầm của lịch sử, Quảng Nam vẫn lưu giữ được những tài nguyên văn hóa vô cùng độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc, tiêu biểu là di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An Phố cổ Hội An là nơi lưu giữ những nét truyền thống mộc mạc nhất của dân tộc Việt Nam với bề dày lịch sử hơn 1000 năm tuổi vì thế việc áp dụng pháp luật về du lịch văn hóa ở nơi đây cũng là một vấn đề gây thu hút
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: pháp luật du lịch văn hóa tại phố cổ Hội An
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: trong tỉnh Quảng Nam
4.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quan sát, thu thập và xử lý tài liệu là phương pháp chủ yếu được sử dụng
đề tài bằng cách thu thập thông tin từ nhiều nguồn như internet, sách, báo, người địa phương, dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, số liệu, đoạn phim, hình ảnh, truyền miệng, có liên quan đến đề tài Chúng sẽ được xử lý, chọn lọc để có những thông tin cần thiết cho vấn đề Bên cạnh đó phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp cũng được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm nắm được những thông số về con người, một cách chính xác, rõ ràng nhất
5.Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài:
Giúp ta đi hiểu hơn về pháp luật văn hóa ở phố cổ Hội An Tiểu luận này sẽ đi sâu hơn
về vấn đề trên, mang đến nhiều kiến thức hơn về đề tài này
Trang 46.Cấu trúc của bài tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung bài tiểu luận được chia thành ba chương như sau:
Chương I: Pháp luật về du lịch văn hóa
Chương II: Pháp luật về du lịch văn hóa tại phố cổ Hội An tỉnh Quang Nam
Chương III: Kết luận
Trang 5B NỘI DUNG CHƯƠNG I: PHÁP LUẬT VỀ DU LỊCH VĂN HÓA
1.1 Du lịch văn hóa:
1.1 Khái niệm:
Du lịch văn hóa là tập hợp các du lịch liên quan đến sự tham gia của người du lịch với nền văn hóa của một quốc gia hoặc vùng, đặc biệt là lối sống của người dân ở những khu vực địa lý, lịch sử của những người đó, nghệ thuật, kiến trúc, và các yếu tố khác đã giúp hình thành cách sống của họ
Du lịch vắn hóa bao gồm du lịch ở khu vực thành thị, đặc biệt là các thành phố lịch sử hoặc lớn và các cơ sở văn hóa của họ như bảo tàng và nhà hát Nó cũng có thể bao gồm du lịch
ở nông thôn thể hiện truyền thống của các cộng đồng văn hóa bản xứ (lễ hội, lễ nghi), các giá trị và lối sống của họ, cũng như những hẻm núi như du lịch công nghiệp và du lịch sáng tạo
1.1.1.1 Khái niệm du lịch:
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
1.1.1.2 Khái niệm văn hóa:
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm
cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,…Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa
1.1.1.3 Khái niệm du lịch văn hóa:
Du lịch văn hóa (Cultural tourism) là tập hợp các du lịch liên quan đến sự tham gia của người du lịch với nền văn hóa của một vùng đất khác Hay nói cách khác, du lịch văn hóa là sự
di chuyển của người đến các điểm du lịch văn hóa ở các quốc gia hay vùng miền không phải nơi họ sống, với mục đích khám phá, mở rộng kiến thức, kinh nghiệm về nhu cầu văn hóa của họ
Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch nằm trong ngành du lịch, và thực chất là một ngành kinh doanh có sử dụng yếu tố văn hóa Các yếu tố văn hóa thu hút khách du lịch đó là các phong tục tập quán, tín ngưỡng, các lễ hội truyền thống, di tích lịch sử, những kiến trúc, nghệ thuật và các sản phẩm văn hóa khác,…
Trong loại hình Du lịch Văn hóa có thể được chia nhỏ thành nhiều loại du lịch khác như:
du lịch di tích lịch sử, du lịch phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch di sản văn hóa nổi tiếng v.v Ngoài
ra, chúng ta còn có Du lịch Văn hóa đại trà cho nhiều đối tượng và Du lịch Văn hóa chuyên sâu cho một vài loại khách đặc biệt tìm hiểu sâu về văn hóa Cũng theo Luật Du lịch 2005 ( sửa đổi
bổ sung năm 2017 ) : “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với
sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống”
Trang 6Theo tác giả Dương Văn Sáu: “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch khai thác giá trị của các thành tố trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam nhằm đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu của du khách mà vẫn bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa dân tộc”
Như vậy chúng ta thấy rằng Du lịch văn hóa trước hết là một loại hình du lịch cũng như nhiều loại hình du lịch khác Du lịch văn hóa lấy chỗ dựa là tài nguyên du lịch văn hóa đó là bản sắc văn hóa dân tộc (theo Luật Du lịch 2005, sửa đổi bổ sung năm 2017), nhưng nói rộng ra
là dựa vào văn hóa mà văn hóa là tất cả những gì con người sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình sống của mình
Du lịch văn hóa tận dụng tất cả các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có sức hấp dẫn
du khách và trở thành một bộ phận của tài nguyên du lịch Du lịch văn hóa còn là phương thức
để đánh thức giá trị văn hóa tiềm năng của một dân tộc Thông qua du lịch, các giá trị văn hóa phát lộ và đem lại lợi ích thiết thực cho quốc gia, dân tộc Nhờ có du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng mà nhiều quốc gia-dân tộc trên thế giới đã tiến hành trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa vật chất và phục nguyên các giá trị văn hóa tinh thần vốn lâu nay bị lãng quên hay chìm đắm vì nhiều sự kiện khác của quốc gia-dân tộc xảy ra Nhờ có du lịch văn hóa
mà các di sản văn hoá được bảo vệ, trung tu, tôn tạo đồng thời với việc xây dựng mới các công trình văn hoá đương đại, làm phong phú thêm giá trị của văn hoá đương đại của quốc gia, dân tộc
1.2 Pháp luật về du lịch văn hóa:
Do pháp luật có một vị trí đặc biệt trong đời sống của một quốc gia, có quan hệ mật thiết với cuộc sống con người, gắn liền hữu cơ với những phạm trù có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của một cá nhân như công bằng, lẽ phai, công lí, dân chủ tự do nên ở mỗi con người, nhìn từ nhiều góc độ, có mối quan tâm đặc biệt đối với pháp luật, đời sống pháp luật của
xã hội làm hình thành ở mỗi con người những quan niệm, nhận thức, có khí cả lí tưởng đối với những giá trị của pháp luật, đồng thời, cũng làm hình thành thói quen, ham muốn, thích thú được sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật qua thời gian được nâng lên thành lí tưởng, nhân sinh quan pháp luật có tính văn hoá và giá trị văn hoá cao, đặc thù ở cả một bộ phận, có khi không nhỏ của dân cư, trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hoá dân tộc Luật du lịch là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm điều chỉnh các quan hệ về tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch, quản lý nhà nước về du lịch
Trang 7CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TẠI PHỐ CỔ HỘI AN TỈNH
QUẢNG NAM 2.1 Giới thiệu chung:
2.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Nam:
Tỉnh Quảng Nam nằm ở vị trí trung độ của cả nước, là sự tổng hòa của những yếu tố địa lý của vùng lục địa hải đảo là núi – đồi – châu thổ – biển Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 10.406 km2 Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía Tây giáp CHDCND Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum
Những năm gần đây, Quảng Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển du lịch, là một trong những điểm đến du lịch có tiềm năng lớn tại Việt Nam Đến Quảng Nam, du khách sẽ được đắm mình vào thế giới cổ xưa với các đền, tháp ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Bằng An, Chiên Đàn, Khương Mỹ; những công trình rêu phong ở phố cổ Hội An – một trong những đô thị cổ nhất Đông Nam Á Mảnh đất Quảng Nam còn ghi lại nhiều dấu tích của những năm kháng chiến trường kỳ Đó là các di tích Núi Thành, địa đạo Kỳ Anh, đường mòn Hồ Chí Minh, căn cứ Chu Lai, chiến khu Trà My, chiến khu Hòn Tàu…Hội An và Mỹ Sơn được công nhận là di sản văn hóa thế giới từ tháng 12/1999
2.1.2 Giới thiệu chung về Phố cổ Hội An:
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999 Đây là địa điểm thu hút được rất nhiều khách Du Lịch Đà Nẵng – Hội An
Giá trị văn hóa của phố cổ Hội An:
Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ… Đến đây du khách du lịch Hà Nội Đà Nẵng sẽ có dịp chiêm ngưỡng các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây
Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ
17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập
Trang 8quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị
Ngoài những giá trị văn hóa qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ được nhiều hoạt động văn hóa phi vật thể với các lễ hội văn hóa đang được bảo tồn và phát huy cùng các làng nghề thủ công truyền thống, các món ẩm thực… làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương
2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật trong du lịch văn hóa tại Phố cổ Hội An tỉnh Quảng Nam.
Để giữ gìn những giá trị của khu phố cổ được bảo tồn toàn vẹn như ngày hôm nay, ngay từ những năm 1985, khi giá trị khu phố cổ Hội An được quan tâm, chính quyền địa phương đã xây dựng quy chế tạm thời, đồng thời việc xác định và khoanh vùng khu vực bảo
vệ khu phố cổ, khảo sát, đánh giá phân loại di tích cũng được thực hiện nhằm quản lý và bảo tồn các giá trị kiến trúc của khu phố cổ Trong đó, khu vực bảo vệ I với 1117 di tích (bảo tồn nguyên trạng) khoảng 3,5 ha thuộc ba phường Minh An, Cẩm Phô và Sơn Phong, khu vực bảo
vệ IIA và IIB (bảo tồn cảnh quan) thuộc các phường Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong và Cẩm Nam Việc đầu tư tu bổ thuộc nguồn ngân sách Nhà nước cũng được quan tâm ngay từ sau khi Hội An được công nhận Di sản Văn hóa thế giới, cho đến nay có đến 224 di tích được triển khai thực hiện Các di tích được tu bổ từ nguồn ngân sách Nhà nước hàng năm được thực hiện góp phần lớn cho việc chống xuống cấp các di tích, loại bỏ được các di tích xuống cấp ra khỏi danh mục có nguy cơ sụp đổ Bên cạnh đó, các dự án tôn tạo cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách Tỉnh và Trung ương cũng được triển khai thực hiện góp phần đảm bảo tính bền vững hơn cho khu phố cổ Hội An như dự án tôn tạo cơ sở hạ tầng, dự án ngầm hóa điện sinh hoạt và chiếu sáng, dự án lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, dự án kè chống sạt lở cho khu phố cổ… Với đặc trưng riêng là khu Di sản sống, xác định với hơn 90% di tích trong khu phố cổ Hội An thuộc sở hữu tư nhân, tập thể Vì vậy, việc bảo tồn khu phố cổ không chỉ là từ chính quyền địa phương mà phải xuất phát từ người dân, là những người sở hữu di tích, hưởng lợi từ chính di tích của họ, do đó trách nhiệm đóng góp trong việc bảo tồn di sản của người dân cần phải được phát huy, bằng nhiều hình thức vận động, tuyên truyền Trong thời gian qua việc đóng góp trong công tác bảo tồn của người dân là đáng nghi nhận với 1494 giấy phép tu bổ, sửa chữa di tích được cấp từ chính quyền địa phương, điều này đã phát huy được sức mạnh cộng đồng trong công tác tu bổ, tôn tạo di tích và nâng cao ý thức bảo vệ di sản, góp phần lớn cho công tác bảo tồn di sản Hội An
Công tác bảo tồn phải đi đôi với việc phát huy giá trị, vì vậy việc xây dựng phương
án phát huy các giá trị di tích trong khu phố cổ trong thời gian qua cũng đã được các ngành chức năng và Thành phố quan tâm, các di tích được tổ chức thành những điểm tham quan, mua
Trang 9hội quán người Hoa như Phúc Kiến, Hải Nam, Quảng Đông, Triều Châu…, từ đó chủ nhà được hưởng lợi từ di sản của mình, các ngôi nhà khác không nằm trong điểm tham quan cũng trở thành cửa hàng, cửa hiệu buôn bán Thực trạng các di tích sử dụng cho mục đích kinh doanh, buôn bán tăng rõ từ năm 1999 đến nay điều này mang lại nguồn thu lớn phục vụ kinh tế
- xã hội địa phương, giúp đời sống người dân ổn định Việc khai thác, phát huy giá trị các di tích trong khu phố cổ đã góp phần thu hút lượng khách đến Hội An ngày càng tăng và trở thành nguồn thu lớn để phát triển kinh tế của địa phương
2.3 Thuận lợi
Một số thuận lợi trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Phố cổ Hội An:
kiến thức, kinh nghiệm, sự trợ giúp về chuyên môn của các chuyên gia, tổ chức ngoài nước; sự đồng thuận, ủng hộ, nổ lực không ngừng của chính quyền và người dân địa phương; sự trường tồn, không bị ăn mòn qua thời gian của khu phố cổ; các quy chế quản lí phù hợp;
2.4 Khó khăn
Mặc dù Hội An đã đạt được những thành tựu trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, nhưng Di sản vẫn đang đứng trước những nguy cơ, thách thức, đó là tốc độ đô thị hóa, phát triển du lịch…, điều này sẽ tác động mạnh lên tính toàn vẹn, chân xác, giá trị văn hóa
và cảnh quan khu phố cổ… Ngoài ra, Hội An còn đứng trước các nguy cơ cháy, nổ do hoạt động quá tải bởi các dịch vụ cho du lịch, những áp lực của vấn đề dân số và thành phần dân cư trong khu phố cổ là mặt trái của tốc độ phát triển du lịch cũng là những vấn đề đặt ra hiện nay cho khu phố cổ Hội An
Cùng với đó là những khó khăn phải kể đến như: Sự xuống cấp của di tích; nguồn kinh phí trùng tu lớn; vật liệu truyền thống phục vụ cho công tác tu bổ; kinh nghiệm, chuyên môn của đội ngũ thợ thi công tu bổ, đội ngũ cán bộ kỹ thuật quản lý trùng tu vẫn còn nhiều hạn chế,
Trang 10CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN
Phố cổ Hội An là một địa điểm mà bất cứ ai đến với đất nước Việt Nam cũng phải ghé thăm ít nhất một lần Đây là nơi giữ gìn những giá trị cốt lõi nhất, xa xưa nhất của dân tộc Việt Nam Điều đó đã khẳng định Phố cổ Hội An là một loại hình di sản văn hóa đặc biệt, với không gian đô thị thương cảng xưa có sự kết hợp hài hòa giữa các công trình kiến trúc độc đáo, bến cảng, thiên nhiên, những giá trị văn hóa phi vật thể và con người tạo nên sức hấp dẫn riêng Chính vì thế mà công tác bảo tồn di tích được chính quyền và cả người dân Hội An hết sức quan tâm Trong những năm qua, chính quyền và người dân địa phương đã và đang từng bước đẩy mạnh công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy những thế mạnh sẵn có cũng như khắc phục những hạn chế, khó khăn, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Phố cổ Hội
An nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung