1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luật môi trường quốc tế đề tài pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học và vai trò của hợp tác quốc tế

52 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học và vai trò của hợp tác quốc tế
Tác giả Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thúy Duyên, Chu Huyền My, Nguyễn Hà Phương, Đào Quốc Thắng
Người hướng dẫn TS.GVC Mai Hải Đăng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Môi trường Quốc Tế
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Mãi đến năm 1988, da dạng sinh học với tư cách là khái niệm mới xuất hiện trong tác phẩm “Biodiversity” của nhà sinh học E.o Wilson và sau đó được đề cập nhiều lần trong các công trình n

Trang 1

DE TAI: PHAP LUAT VE BAO VE DA DANG SINH HOC

VA VAI TRO CUA HOP TAC QUOC TE

NHOM 1

Sinh viên thực hiện Ma sinh vién Lop

Ha N6i, Thang 3/2022

MUC LUC

Trang 2

2.1.3 Ý nghĩa của công tác bảo tôn đa dạng sinh học 12 2.1.4 Nguyên nhân gây mất cân bằng đa dạng sinh hoc 12

CHUONG III: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC ¿.22ses.ce 20

3.2.2 Quy định tại Hiến pháp 26

3.2.3 Quy định tại Luật đa dạng sinh bọc 2008 (stra Abi, b6 sung 2018)crvveesvssusuesusssesiseesiersesise 29

CHƯƠNG IV: VAI TRÒ HỢP TÁC QUỐC TẾ VẼ BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC 41

41 Sự cần thiết của họp tác quốc té trong bảo vệ đa dạng sinh học 41

42 Thực té hợp tác quốc tế về vẫn đề bảo vệ đa dang sinh hoc 41 CHƯƠNG V: THỰC TRẠNG THUC THI PLVN VE DA DANG SINH HOC unecsssssssssssccssssssstsessestssstssssesessee 45 5.1 Thực trạng về pháp luật Việt Nam về đa dạng sinh học 45

§.2 Đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ đa dạng sinh học s.-eczze2 48

Trang 3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lý do chọn đề tài

LOI MO DAU

51

Trang 4

Hiện nay, nguy cơ suy giảm đa đạng sinh học trên thế giới và cụ thế ở Việt Nam ngày càng cao Con người, khoa học — kỹ thuật, công nghệ phát triển nhưng đi đôi với nó là sự mất cân bằng của hệ sinh thái Môi trường sống của sinh vật ngày càng bị thu hẹp, khắc nghiệt hơn dẫn đến nhiều loài động, thực vật bị mắt đi Bảo tồn đa dang sinh học hiện nay duge coi

là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển của cả thế giới

Bảo tồn da dạng sinh học được coI là một trong những nhiệm vụ quan trọng và là trọng tâm đối với sự phát triển trên toàn thế giới Với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội cùng với sự quản lý tài nguyên sinh học còn yếu kém đã làm cho đa dạng sinh học bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng Sự mắt mát về đa dạng sinh học hiện nay là đáng lo ngại, nhiều loài động thực vật bị đe đọa và nguy cơ tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là do con người sử dụng tài nguyên không hợp lý Do đó, việc quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học là thực sự cần thiết và cấp bách Nhận thức được giá trị to lớn và tầm quan trọng của

đa dạng sinh học, năm 1993 Việt Nam đã phê chuân công ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học Năm 1995, Chính phủ đã phê duyệt và ban hành “Kế hoạch hành động đa dạng sinh học ở Vi ệt Nam” Năm 2007, “Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm

2010 và định hướng đến năm 2020” được xây dựng và phê duyệt triển khai

2 Mục đích

Nghiên cứu tổng quát về pháp luật về da dang sinh học trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam Tìm ra những nguyên nhân hạn chế, hiệu quả học tập thực thi pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học đề đưa ra các kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiêu quả thực thi pháp luật về

đa dạng sinh học

Mục tiêu cụ thé:

- _ Hệ thông các văn bản, các bài nghiên cứu phân tích đánh giá, các văn bản pháp lý về

đa dạng sinh học

- _ Phân tích pháp luật về đa dạng sinh học của mọt số nước trên thế ĐIỚI

- _ Thực tiễn thi hành của các văn bản, các công ước trên thế giới áp đụng vào Việt Nam

- _ Những nguyên nhân và hạn chế hiệ quả thí hành pháp luật

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 5

Đối tượng nghiên cứu: Các quy định pháp luật về đa đạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá, phân tích các quy định, thực hiện, thí hành pháp luật về bảo tồn đa dang sinh hoc Khó khăn, bat cap trong qua trinh thi hanh

4

5

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, hệ thống các quy định pháp luật về đa dạng sinh học Phương pháp so sánh giữa Việt Nam và một vải nước trên thế giới

Phương pháp tông hợp, thống kê các tài liệu, số liệu liên quan

Ket cau cia dé tai

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo bài được viết dưới kết cấu 4 chương:

Chương l1 Lý luận chung về đa dang sinh học đa dạng sinh học

Chương 2 Quy định pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học

Chương 3 Vai trò hợp tác quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học

Trang 6

CHUONG I: TONG QUAN CAC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

DEN DA DANG SINH HQC

1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Đa đạng sinh học là một vấn đề không hề mới nhưng vẫn nhức nhối cho tới ngày nay, đặc biệt là với những quốc gia với nguồn đa đạng sinh học phong phú, cấp thiết cần phải bảo

vệ như Việt Nam Đã có rât nhiêu những công trình nghiên cứu về vân đê này như:

Bài viết của 1S Lê Thanh Bình về “Tiếp cận nguôn gen và chia sẻ lợi ích - những thách thức trong việc thực hiện Công tóc da dạng sinh học ở Việt Nam ` đăng trên Tạp chí Bảo vệ môi trường số 7/2004 Bài viết tập trung vào việc khai thác đúng cách, có lợi các nguôn gen và đi vào phân tích những khó khăn, vấn đề mà chúng ta đang gặp phải trong việc thực hiện một cách hiệu quả Công ước da dạng sinh học

1S Nguyễn Văn Tài cũng đã có bài viết hết sức giá trị về ''Pháp luật về bảo tôn đa dạng sinh học, thực trạng và tôn tại trước khi có Luật đa dạng sinh học”, đăng trên Tạp chi nghiên cứu lập pháp số 133, năm 2008 Hay chuyên đè “Thành tựu và thách thức qua 5 năm thực hiện Luật Đa dạng sinh học ` Của C5 1S Đặng Huy Huỳnh, năm 2013 - Để tài cấp Bộ

“Đa dạng sinh học và bảo tôn” của Bộ Tài nguyên và Môi trường Chuyên đề nêu rất cu thé những gì Việt Nam đã làm được và những gi chúng ta chưa làm được, còn vướng mắc, liên quan đến việc thực hiện Luật Đa dạng sinh học Từ đó, tác giả đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả thực thì của Luật Đa dạng sinh học Việt Nam Cũng liên quan đến vấn đề lập pháp, Ths.Huỳnh Thị Mai đã có bài viết “Pháp luật về da dạng sinh học một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam”, đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp số

133, 2008 Ở đây, Thš Huỳnh Thị Mai đã nghiên cứu và phân tích cụ thé về pháp luật của các quốc gia trên thế giới về việc quản lý, bảo tôn, khai thác có hiệu quả các nguồn da dang sinh học, chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế Thông qua những phân tích đó, bài viết đã dua ra những kinh nghiệm, giải pháp khả thì mà Việt Nam cũng có thê áp dụng đề tăng cường hiệu quả quản lý, bảo vệ nguồn đa dạng sinh học nước nhà

Bên cạnh đó còn có Đề tài “Bảo tổn đa dạng sinh học ở Việt Nam - mỗi liên hệ với phái triển bên vững và biến đôi khí hậu” tác giả Nguyễn Huy Dũng, Võ Văn Dũng, Uiện điều tra quy hoạch rừng tại Hội thảo chuyên đề về đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu: mối liên

Trang 7

quan tới đói nghèo và phát triển bên vững tháng 5 năm 2007 Đề tài này chủ yếu đi sâu vào việc phân tích nhu cẩu, sự cần thiết phải bảo vệ đa dạng sinh học và mỗi liên hệ mật thiết tới các vấn đề về phát triên bên vững và biến đôi khí hậu Đề tài cũng nêu lên những điểm tích cực hay yếu kém của Việt Nam trong báo vệ đa dạng sinh học và rút ra giải pháp, kiến nghị

đề nâng cao vai trò của nhà nước, tăng cường vai trò của người dân trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, hướng tới mục tiêu chung là bảo vệ môi trường, khí hậu, phát triển bền vững Vấn đề liên quan đến bảo tôn đa dạng sinh học cũng thường được chọn đề nghiên cứu luận văn, chẳng hạn như Luận văn Thạc sĩ “Luật bảo vệ đa dang sinh học ở Việt Nam” của Đặng Thu Hỏi, năm 2006 Luận văn đi sâu vào phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ đa dạng sinh học, từ đó chỉ ra ưu, nhược và đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này Hay Luận văn The Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường của Lê Thị Lệ Quyên về đề tài: “Nghiên cứu đặc trưng sinh thái thảm thực vật Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà và đề xuất giải pháp bảo tôn, nxb Trường Đại học Tự nhiên Đề tài viết cụ thê về sự da dạng sinh học thực vật tại khu vực Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, thực trạng công tác bảo tôn tại nơi đây và dé xuất các giải pháp báo

tôn

1.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

- _ Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang đã nguy cấp (CITES) ký tai Washington D.C thang 3 năm 1973

- Céng ude quéc tế các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như nơi

cư trú của các loài chưn nước Ramsar 1971

- _ Công ước quốc tế về đa dang sinh hoc (CBD)

- _ Tuyên bố Manila về môi trường khu vực ASEAN (năm 1981)

- _ Tuyên bố Bangkok về môi trường (năm 1984)

- _ Tuyên bố của ASEAN về các vườn quốc gia và khu bảo tồn (Bangkok, năm 1984, stra

đôi năm 2004)

- Hiép định về bảo tổn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (Kuala Lumpur, năm 1985)

Trang 8

Anil Agarwwal, Sunita Nairain, Sumita Dasguta, Mỗi thách thức kép của việc bảo tốn ĐDSH và kiểm soát hành vi đánh cắp trong lĩnh vực sinh học, Kỷ yếu Hội thảo ĐDSH

Trang 9

CHƯƠNG II: MOT SO LY LUẬN CHUNG VÈẺ ĐA DẠNG SINH HỌC

2.1 Tổng quan về đa dang sinh hoc

2.1.1 Khai niém da dang sinh hoc

Con người đã sống hàng nghìn năm trong sự da dang sinh hoc, phụ thuộc vào sự đa dạng sinh học Tuy nhiên, không phải ở giai đoạn lịch sử nào con người cũng nhận thức được tầm quan trọng sống còn của đa dạng sinh học Có lẽ chính vì thế, khái niệm đa dạng sinh học hết sức mới so với lịch sử trí thức nhân loại Mãi đến năm 1988, da dạng sinh học với tư cách là khái niệm mới xuất hiện trong tác phẩm “Biodiversity” của nhà sinh học E.o Wilson

và sau đó được đề cập nhiều lần trong các công trình nghiên cứu khác, kế cả các công trình

do Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên phát triển thực hiện Đa dạng sinh học với tư cách là vấn đề của pháp luật được nhiều quốc gia quy định, nhất là sau khi Công ước quốc tế về đa dạng sinh học được thông qua tại Nairobi vào ngày 22 tháng 5 năm 1992 và được L50 quốc gia kí vào ngày 5 tháng 6 năm đó Từ đó, đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề pháp lý quốc

tế và quốc gia được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm Đa dạng sinh học là khái niệm được hiệu khác nhau nếu tiếp cận từ các góc độ khác nhau Nếu tiếp cận từ quan điểm kết cầu thì đa dang sinh hoc bao gồm các thực thê sống quan tụ lại theo nhóm, loài, cộng đồng Tiếp cận từ góc độ chức năng thì nói đến đa dang sinh học là nói đến các hệ sinh thái và các quá trình tiến hoá Dù tiếp cận ở từ góc độ nảo thì các định nghĩa về đa dạng sinh học đều thừa nhận mỗi liên hệ giữa các giống loài, sự phụ thuộc vào nhau giữa chúng trong quá trình tiến hoá và phát triển Đa dạng sinh học cấu thành nền tảng của cuộc sống trên trái đất, cuộc sống của cả con người và các thực thế sống khác Công ước quốc tế về đa dạng sinh học đã đưa ra định nghĩa sau đây về đa dạng sinh học' :

“ Diéu 3 Gidi thích từ ngữ

1 Bảo tôn da dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa

1 Theo Luật đa dạng sinh học năm 2008 thì đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và

hệ sinh thái trong tự nhiên (khoản 5 Điều 3)

Trang 10

của loài hoang đã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, nuôi, trồng, chăm

sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quỹ, hiêm được tu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản ldu dai cdc mvu vat di truyeén

,

5 Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên ` (Theo Luật đa dạng sinh học năm 2008 thì đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thải trong tự nhiên (khoản 5 Điểu 3)

2.1.2 Vai tro cua da dang sinh hoc

Đa đạng sinh học có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với sự phát triển bền vững của nhân loại Đa dạng sinh học có những giá trị kinh tế, môi trường và cuộc sống to lớn mà chỉ vài thập ký gần đây chúng ta mới ý thức được một cách đây đủ

- _ Giá trị kinh tế

Sự đa dạng sinh học là nền tảng phát triển của các cộng đồng trong những thời kì trước đây cũng như hiện nay Sự phụ thuộc của nhiều cộng đồng và đa dạng sinh học có thể nhìn thấy rõ nhất ở tất cả các cộng đồng trong các thời kỳ phát triển xa xưa cũng như ở các nước nông nghiệp kém phát triển trên giới trong thời đại ngày nay Các loài thực vật trong nhiều thế kỉ đã cung cấp cho con người những sự che chở khỏi mưa nắng, nhất đối với tất cả cộng đồng sống chưa được khai sáng Những căn nhà gỗ, những túp lều tranh đều có giá trị đối với con người, bảo vệ họ khỏi những sự bắt thường củathời tiết Những phương tiện đi lại của con người cũng bắt đầu từ giá trị của đa dạng sinh học Bè lau, bè nứa, thuyền độc mộc, xe đây, xe kéo đều được làm từ các loại 26, nứa khác nhau

- _ Giả frị xã hội:

Trước đây vài trăm năm, tat cả các cộng đồng nhờ vào các loài hoang đã và cả vào những loài đã được thuần dưỡng đề đảm bảo cho mình lương thực và thực phẩm, chất đốt và các được liệu để làm thuốc chữa bệnh Ngày nay, sự phát triển của các ngành công nghiệp, chăn nuôi đã giảm bớt sự lệ thuộc của con người vào thể giới hoang dã Tuy nhiên, con người cũng không thể tách khỏi đa dạng sinh học trong quá trình phát triển của mình Công nghệ chế biến thực phâm dù hiện đại đến đâu vẫn không thê bắt đầu nếu không có các nguồn nguyên liệu từ đa dạng sinh học Tại Mỹ - nước có nền công nghiệp phát triển nhất, các nguồn lợi thu

10

Trang 11

từ thế giới hoang dã chiếm 4,5% tông thu nhập quốc dân trong những năm cuối của thập kỷ thứ 8 của thế ký trước Ngành công nghiệp cá trên thế giới hàng năm cung cấp cho con người ước chừng 100 triệu tấn thực phẩm Ở Gana, 75% dân cư tìm kiếm thức ăn từ thế giới hoang

dã Nông nghiệp chiếm 32% thu nhập quốc dân ở các nước thu nhập thấp và khoảng 12% ở các nước đang phát triển có thu nhập trung bình Con người buôi đầu không thể tồn tại nêu không tìm được cho mình từ trong sự đa dạng sinh học chất đốt, lương thực, thực phẩm và các loạ thuốc chữa bệnh Ngay cả trong thời đại văn minh hiện nay, con người vẫn không thê thoát ra khỏi sự ràng buộc với đa dạng sinh học Vai trò của của đa dạng sinh học với tư cách

là nhân tố quyết định cho sự tổn tại và phát triển của con người là điều không thể nào phủ nhận

Một giá trị to lớn khác của đa dạng sinh học chính là sức khoẻ của con người, sống trong môi trường tự nhiên, con người chịu sự tác động của tự nhiên, bởi vì con người là một phần của tự nhiên Đa đạng sinh học giữ cho con người môi trường sống tốt cho sức khỏe Giá trị thê hiện ở chỗ sức khoẻ của con người phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, vào môi trường Điều này thê hiện ở khả năng của đa dạng sinh học trong việc làm trong sạch nước và không khí; phân hoá các độc tố bị phát tán do hoạt động của con người hoặc các tác động thiên nhiên Nhiều loài thực vật có khả năng hấp thụ các chất độc trong không khí, giữ cho con người môi trường không khí trong lành Một số loại rau, cỏ, thuý sinh có khả năng làm sạch các nguồn nước đề tạo cho con người và các loài khác môi trường nước trong lành Rõ ràng khi rừng nhiệt đới bị tàn phá, đa dạng sinh học bị kiệt quệ sẽ góp phần làm cho tầng ozon bị thủng, tạo ra những thay đổi thời tiết bất lợi đối với sức khoẻ của con người

Mặt khác, phải nhận thấy rằng con người tìm thấy trong sự đa dạng sinh học các nguồn được liệu để chữa bệnh Đối với các cộng đồng chậm phát triển thì các bài thuốc chữa bệnh chủ yếu là các loài động thực vật có săn trong thế giới tự nhiên Nền y học cô truyền Trung Quốc, Việt Nam, Ân Độ đều dựa vào các giống loài của thé giới tự nhiên

2.1.3 Ý nghĩa của công tác bảo tôn da dang sinh hoc

Giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá tri: g1á trỊ trực tiếp và giá trị gián tiếp Giá trị kinh tế trực tiếp của tính đa dạng sinh học là những giá trị của các sản phâm sinh vật mà được con người trực tiêp khai thác và sử dụng cho nhu cầu

Trang 12

cuộc sống của mình; còn giá trị gián tiếp bao gồm những cái mà con người không thê bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người

Đa đạng sinh học là yếu tô quyết định tính ôn định và là cơ sở sinh tồn của sự sống cho trái đất và của các hệ sinh thái tự nhiên Bởi vì nó làm cân băng số lượng cá thể giữa các loài

và đảm bảo cho khống chế sinh học cho các loài với cá thể được tiếp nhận trong hệ sinh thai Đảm bảo cho hệ sinh thái được đảm bảo, sự chu chuyên Oxy và các nguyên tô đính đưỡng khác toàn trái đất Chúng giúp cân bằng sự ôn định và sự màu mỡ của đất và các hệ sinh thái

khác nói chung trên Trái Dat

Các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị thực tiễn rất cao như làm cho hệ sinh thái nông nghiệp trở nên mềm dẻo hơn trước sự biễn động của môi trường Hoặc hạn chế sự xói mòn của mặt đất và bờ biên, điều tiết dòng chảy của các con sông, suối, loại bỏ những đòng chảy bân đề lọc những dòng chảy sạch cho con người sử dụng, ở thêm lục địa làm giảm cường độ phá hoại của sóng, dòng biên, là nơi nuôi dưỡng, cung cấp thức ăn và duy trì cuộc sống cho hàng vạn loài sinh vật biên

Ngoài ra, việc đa dạng sinh học làm cho sản xuất nông nghiệp trở lên có hiệu quả hơn, bền vững hơn về kinh tế và xã hội Tại nước ta, đất đai phì nhiêu, màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nước ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước lâu năm Từ đó đem lại nguồn đoanh thu hằng năm khá lớn, mang thương hiệu Việt đến nhiều quốc gia trên thế giới Hoặc việc đa dạng các sản phâm cây trồng hay vật nuôi sẽ góp phần đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu khác nhau của xã hội

2.1.4 Nguyên nhân gây mất cân bằng đa dạng sinh học

- Trén thé gidi

Con người cũng là nguyên nhân góp phần vào sự tuyệt chủng của các loài: Trên thực

tế con người không hoàn toàn là nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài nhưng với hàng nghìn năm qua đã gây ra những biến đôi quan trong sinh cảnh với nhiều động và thực vat ban địa Hâu hệt các chuyên gia déu cho răng với nguyên nhân tử con người

12

Trang 13

là do sự phá hủy đất đề canh tác nông nghiệp cũng như gây xáo trộn trong việc nhập nội các loài đã tính đa dạng đồng thời còn săn bắn và giết thịt, việc loài người định cư cũng là một trong những nguyên nhân chính cho sự tuyệt chủng của những loài động vật và chim đã tồn tại từ nhiều năm trước đây

Sự suy giảm da dang di truyền: Được xem là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh học hiện nay trên thế giới, theo thống kế trên toàn thế giới hiện nay có khoảng 492 quần thế khác biệt và loài cây di truyền, sự suy giảm về đa dạng sinh truyền này trên thế giới có thê đây đồng nghiệp vảo tình trạng nguy hiểm, trong đó ở một số nước từ sự mất suy giảm đa dạng di truyền này cũng là nguyên nhân gây nên sâu bệnh ở một số loại cây nông nghiệp và việc bùng nô bệnh dịch thực vật có thể xảy ra bất kỳ lúc nào với những loài thực vật có ích cho nông nghiệp

Tốc độ tuyệt chủng hàng loạt giống nòi trong quá khứ: Sự suy giảm đa dạng sinh vật bao gồm thực vật và động vật cũng bao gồm nguyên nhân chủ yếu từ nguồn cơn trong quá khứ với tốc độ tuyệt chủng nhanh chóng và hàng loạt theo chu kỳ lịch sử sự sống trên trái đất Sự tuyệt chủng hàng loạt trầm trọng nhất được ước lượng trong khoảng 77 đến 96% đối với số loài xảy ra vào thế kỷ cuối của 250 triệu năm trước đây, và cũng tương tự như vậy, đa dạng sinh vật ở biến cũng đạt đỉnh so với vài triệu năm trước đó

- Tại Việt Nam

Sự khai thác quá mức: Mặc dù Việt Nam ta sở hữu nguồn đa dạng sinh học ở mức cao nhưng chính bởi những hoạt động khai thác quá mức được xem là nguyên nhân sự cạn kiện đặc biệt là đối với những tài nguyên thủy hải sản ven bờ, bên cạnh đó có tồn tại một số phương pháp khai thác và tận thu mang tính hủy diệt gây ảnh hưởng đến giống nòi của các loài sinh vật như nô mìn hay sử đụng hóa chất

Ô nhiễm môi trường: Nguyên nhân này vẫn đang hàng ngày hàng giờ diễn ra và có chiều hướng gia tăng theo thời gian, nhiều nơi bị ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp bởi khí thải công nghiệp, chính điều này vô hình chung làm ảnh hưởng đến môi trường sống của những

sinh vật động vật, đặc biệt là với những chất thải đô thị Mặt khác điêm đáng chú ý hơn cả

chính là ô nhiễm dâu lại xảy ra tập trung chủ yêu ở các vùng nước cửa sông ven bờ hay

Trang 14

những hoạt động tàu thuyền lớn Từ đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm sinh học ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn gen bản địa và nơi sinh sống của các loài sinh vật bao gồm thực vật và động vật

Các hệ thống rừng quốc gia và ngập mặn dần suy giảm: Nước ta sở hữu nhiều loại rừng nguyên sinh và ngập mặn phong phú, tuy nhiên dưới những biến đôi xấu về mặt khí hậu thời tiết cũng như áp lực đô thị hóa và gia tăng dân số, nhiều khu rừng đã mất đi sự đa dạng chúng loại và giống nòi, từ đó dẫn đến sự suy giảm mạnh mẽ ở các thời điểm hiện tại và báo động nguy cấp trong tương lai

2.2 Thực trạng về đa dạng sinh học hiện nay

2.2.1 Quốc tế

Da dang sinh học đang bị suy thoái một cách nghiêm trọng Trong những thập ki qua,

sự suy thoái đa dạng sinh học đã xảy ra với một tốc độ khủng khiếp trên thế giới, ở cả các nước phát triển như Mỹ, Nhật đến các nước chậm phát triển ở châu Phi, châu á va My Latin Điều này có thê lí giải băng tốc độ tăng dân số và tốc độ khai thác Dân số tăng dẫn đến nhu cầu cung cấp thực phẩm tăng, do đó gây áp lực lên quá trình khai thác các giống, loài cầu thành nên đa dạng sinh học Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tốc độ khai thác Đê làm biến mất một cánh rừng đại ngàn, các cộng đồng ttong các quốc gia nông nghiệp có khi phải cần đến vài thế hệ Trong lúc đó, chỉ cần một vài ngày, một công tỉ khai thác gỗ đã có thê làm biến mắt cả hàng chục héc ta rừng Chỉ với những chiếc thuyên câu và những mành lưới nhỏ, các cộng động khó có thế làm suy kiệt được nguồn hải san, vì thế giữ được chúng cho đến ngày hôm nay Ngày nay, bằng những lưới bắt cá rộng hàng dặm, được kéo bởi những con tàu có tốc độ lớn thì các loài thuỷ sản khỏ bảo toàn được sự tồn tại của mình trong biển cả Thêm vào đó, việc khai thác thuy sản bằng điện và chất nỗ đang tận diệt tất cả các loài thuỷ sản, kế cả những thuỷ sản không nằm trong mục tiêu khai thác Các loài động vật, nhất là những động vật có giá trị về y học như hồ, tê giác, về trang sức như chỗồn, gấu trăng đang bị tiêu diệt đến mức báo động tuyệt chủng Theo tính toán của các nhà khoa học thì có khoảng

10 đến 30 triệu loài sống trên trái đất và có khoảng 50 đến 90% trong số đó tồn tại ttong các cánh rừng nhiệt đới Tuy nhiên, theo ước tính của các nhà khoa học, 60 trong số 240.000 loài thực vật của thế giới có thê sẽ bị tuyệt chủng trong 3 thập kỉ tới số loài côn trùng có thế bị

14

Trang 15

tuyệt chúng với số lượng lớn hơn Hàng năm có 25.000 đến 50.000 loài tuyệt chứng và đa số

những loài này chưa được nhận dạng Theo số liệu được công bố tại Hội nghị bảo tồn thế

giới, Liên minh bào tồn thế giới (IUNC) đù số loài trong sách đỏ ngày cảng tăng vọt Sách đỏ năm 2004 cho thấy có 12.259 loài bị đe doa

Sự suy thoái đa dạng sinh học không chỉ đe doạ các loại động vật và thực vật Nhiều cộng đồng người cũng bị tuyệt chủng Ở Brazil, hàng năm có một bộ lạc đa đỏ biến mất Các nhà khoa học dự đoán một nửa trong 6000 ngôn ngữ của nhân loại sẽ triệt tiêu trong L00 năm tới Trong số 3000 ngôn ngữ còn lại thì một nửa sẽ không còn tổn tại lâu

Suy thoái đa dạng sinh học có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của tất cả các hệ

sinh thái trên trái đất

Báo cáo IPBES” cho thấy, 1 triệu loài động vật và thực vật trong tong số 8 triệu loài trên Trái Đất đứng bên bờ vực tuyệt chủng Trong số các loài đang trong tình trạng bị đe dọa

có tới 25% loài động vật có vú và 39% động vật có vú sống ở biến; 41% động vật lưỡng cư;

19% loài bò sát; 13% loài chim; 7% loài cá; 31% cá đuối và cá mập; 33% rạn san hô; 27%

động vật giáp xác; từ 16% đến 63% thuộc về các loài thực vật Ước tính 82 phần trăm sinh

khối động vật có vú hoang đã đã bị mất

Bên cạnh đó, các loài thực vật cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng Các khu rừng chứa 60.000 loài cây khác nhau nhưng mỗi năm có khoảng 10 triệu ha rừng bị mắt kéo theo nhiều loài thực vật bị suy giảm Từ năm 1990 đến nay đã có khoảng 420 triệu ha rừng đã bị mất do chuyến đôi sang mục đích sử dụng khác

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên là do sự biến mất tự nhiên, khai thác quá mức; biến đôi khí hậu; ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng thuốc trừ sâu, các sản phẩm nhựa và các loài xâm lần Trong đó, đô thị hóa, phá rừng, phát triển nông nghiệp là những

nguyên nhân chính khiến gần 75% môi trường mặt đất bị biến đôi, làm các loài và hệ sinh

thái suy giảm Biến đối khí hậu cũng đây hàng nghìn loài động vật và thực vật ra khỏi môi trường sống của chúng Các đợt nắng nóng, hạn hán gia tăng đã khiến nhiều nước phải hứng

2 Báo cáo Đánh giá Toàn cầu về Da dạng sinh học và Dịch vụ Hệ sinh thái năm 2019

Trang 16

chịu hàng loạt vụ cháy rừng nghiêm trọng như ở Australia, Indonesia, Nga, Bồ Đảo Nha, Mỹ

và Hy Lạp

Sự suy thoái và biến mắt của nhiều loài sinh vật, thực vật đã khiến Liên Hợp Quốc phải xác định thập niên 2020 — 2030 là thập niên phục hồi hệ sinh thái Và đây là thời điểm quan trọng để các nước cùng xây dựng một tầm nhìn mới cho những năm tiếp theo

Đề có một khuôn khổ hành động, hiện nay các nước đang cùng nhau xây đựng Khung Chiến lược toàn cầu về đa dạng sinh học sau 2020 (GBE) với mục tiêu đến năm 2050 con người sống hai hoa voi thiên nhiên; đa dạng sinh học được coi trọng, bảo tồn, phục hồi và sử dụng một cách khôn ngoan.”

Đến nay, trong sinh giới Việt Nam có khoảng 49.200 loài sinh vật đã được xác định bao gồm: khoảng 7.500 loài/chủng vi sinh vật; khoảng 20.000 loài thực vật trên cạn và đưới nước; khoảng 10.500 loài động vật trên cạn; khoảng 2.000 loài động vật không xương sống

và cá ở nước ngọt; dưới biên, có trên 11.000 loài sinh vật biên."

3 “Tốc độ suy thoái đa dạng sinh học chưa từng có trong lich sử”, Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường ngày

29/07/2020 https://baotainguyenmoitruong.vn/toc-do-suy-thoai-da-dang-sinh-hoc-chua-tung-co-trong-lich-su-

307907 html

4 Bao cao quéc gia vé da dang sinh hoc nam 2011

16

Trang 17

Các kết quả nghiên cứu từ trước tới nay cho thấy có hàng trăm loài, giống sinh vật mới cho khoa học ở trên cạn, trong nước ngọt nội địa được tìm thây và mô tả lần đầu ở nước ta, thê hiện mức độ đặc hữu khá cao của hệ sinh vật nội địa Việt Nam chỉ trong khoảng từ năm

2006 đến năm 2011, có tới trên 100 loài sinh vật mới cho khoa học được phát hiện và mô tả

đầu tiên ở nước ta Đặc biệt trong đó,có 21 loài bò sát, 6 loài ếch và 1 loài chồn Các nhà

khoa học còn dự báo nhiều loài sinh vật hoang dã khác ở Việt Nam chưa được biết tới và số loài sinh vật đã biết như trên còn thấp hơn nhiều so với số loài thực có trong thiên nhiên

- Kho khan

Giá trị da dạng sinh học cao nhưng hiện trạng tinh trang bảo tồn về đa đạng sinh học cũng

là một vấn đề cấp bách của quốc gia Có thê nói hiện trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng bởi lịch sử chiến tranh và nền văn hóa phụ thuộc vào nguồn tải nguyên thiên nhiên Trong giai đoạn chiến tranh, ít nhất 2,2 triệu ha rừng đã bi ảnh hưởng trong giai đoạn 1943-1973 Sự suy giảm nguồn tài nguyên rừng tiếp tục diễn ra sau khi chiến tranh kết thúc do nhu cầu phát triển kinh tế Bên cạnh đó, sử dụng động vật hoang dã dé phục vụ nhu cầu sống của cộng đồng dân cư sông dựa vào rừng đã đây nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đơn cử như đối với các loài linh trưởng Bên cạnh đó là nhiều nguyên nhân khác như: chuyền đổi đất khi chưa có đủ luận cứ khoa học, phát triển cơ sở hạ tầng, loài ngoại lai xâm hại, khai thác quá mức nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, và áp lực từ việc tăng nhanh dân số

Từ những hệ quả trên, nhiều loài động, thực vật ở Việt Nam đã được các chuyên gia trong

và ngoài nước đánh giá Kết quả đến năm 2007 cho thấy, có ít nhất 4 loài động vật và I loài thực vật đã được xem là tuyệt chủng ở Việt Nam như loài Heo voi (Tapirus indicus), Té giac

2 sừng (Dicerorhinus sumatrensis) Gần đây nhất (2012) là sự tuyệt chủng của loài Tê giác I sừng (Rhinoceros sondaicus) Số lượng loài động, thực vật đã tuyệt chủng và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam được đánh giá là 728 loài (trong 855 loài được đánh giá), trong đó có 420 loài thực vật và 308 loài động vật Một thực tế là công tác đánh giả đã thực hiện khá lâu và hiện trạng của nhiều loài cũng đã thay đổi Do vậy, cập nhật lại tình hình

5 Thông tin cập nhật bô sung trên cơ sở Báo cáo quốc gia về ĐDSH - 2011

Trang 18

bao tôn của các loài sinh vật ở Việt Nam là nhu câu câp thiệt, giúp hoạch định các chiên lược

ưu tiên bảo ton về sau

Không chỉ vậy, số lượng các loài có nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu có phân bố ở Việt Nam

hiện cũng rất nhiều Theo di liệu từ Danh lục đỏ IUCN năm 2020, tổng cộng có 6.640 loài

sinh vật đã được đánh giá, trong đó có 1.081 loài (gồm 771 loài động vật và 310 loài thực vật) đang có nguy cơ tuyệt chủng, chiếm 16,28% tổng số loài đã được đánh giá Con số này

đã tăng hơn so với ty lệ 13% ở năm 2012 Như vậy có thê thấy răng số lượng loài động, thực vật cần được bảo tồn ở Việt Nam là rất lớn và có thể xem đây là một thách thức không hề nhỏ đối với công tác bảo tồn đa dang sinh hoc ở Việt Nam

2.3 Sự cần thiết bảo vệ đa dạng sinh học

2.3.1 Vẻ mặt đạo đức

Cơ sở đạo đức của của bảo tồn thiên nhiên được nhắn mạnh tại Hiễn chương thế giới

vì thiên nhiên do Đại hội đồng Liên hợp quốc đưa ra, trong đó nêu răng: “Mỗi một dạng của

sự sống là độc nhất, cần được tổn tại mà không kế tới giá trị đối với con người, và được sống hòa hợp với các sinh vật khác, hành động của con người cần chịu sự hướng dẫn của một quy tặc về đạo đức.”

Mọi sinh vật đều có quyền được tổn tại, đó là điều không phải bản cãi Con người không có quyền quyết định sự tồn vong của chúng Các quá trình sinh thái duy trì sự thống nhất giữa lớp sinh quyên và muôn loài Cảnh quan và môi trường cần phải được duy trì như

là một trách nhiệm về đạo đức đối với tương lai

2.3.2 Vẻ mặt sinh thái

Đa đạng sinh học cần phải được bảo tồn nhằm giữ cho hệ sinh quyên ở trạng thái cân bằng và thực hiện được chức năng của nó Theo lý thuyết chung về sinh thái không có một loài sinh vật nào là không cần thiết cho sự duy trì các quá trình sinh thái cơ bản trên Trái đất Mỗi một sinh vật, bao gồm con người, là một phần của thiên nhiên và có quan hệ với mọi sinh vật khác

Sự sống phụ thuộc vào quá trình hoạt động liên tực của thiên nhiên nhằm đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng Thí đụ sự phá hủy rừng trên điện rộng làm thay

18

Trang 19

đôi chu trình cacbon, dẫn tới tăng hàm lượng cacbon trong khí quyên Điều này sẽ tác động lên khí hậu toàn cầu và ngược lại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng lên tính đa đạng sinh học và cuối cùng lên con người

2.3.3 Về mặt kinh tế

Nhu câu sông của con người như cơm ăn, nước uông, không khí đề thở, nguyên vật liệu đề xây dựng, nhiên liệu dé dun nau, nang luong., déu tir da dang sinh học mà có Một quốc gia có tính đa đạng sinh học thấp là một quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên, Nguồn gen tự nhiên nghèo nàn không cho phép tạo nên những giống vật nuôi và cây trồng có giá trị và năng suất cao Và ngược lại một quốc gia có tính đa dạng sinh học cao thì

sẽ tạo được những nguồn lợi to lớn thu được nhằm bỏ sung cho ngân sách quốc gia, tạo nên nhiều việc làm cho người dân bản địa, sóp phần xóa đói giảm nghèo

Ngày nay, chúng ta đang sống trong thế giới phát triển có nền công nghiệp hiện đại

Xã hội đó đáp ứng cao hơn cho nhu cầu cuộc sống của con người, nhưng cũng đồng thời sản sinh ra những chất độc hại gây ô nhiễm bầu khí quyên, đầu độc nguồn nước, làm khô căn đất trồng trọt, gây nên nhiều bệnh tật Loài người đang phải đối đầu với một thách thức to lớn đó

là lượng khí CO2 trong khí quyên đã và đang gây lên sự gia tăng hiệu ứng nhà kính làm nhiệt

độ trung bình của Trái Đất tăng lên, băng tan ở hai cực, nước biên dâng cao đe dọa sự tỒn tại của nhiều quốc đảo và các quốc gia ven đại dương Nhận thức được mục tiêu cuối cùng là sử dụng một cách lâu bền tài nguyên thiên nhiên, nhân loại cần phải cô găng duy trì nguồn tai nguyên sinh học vô cùng quý báu của mình

2.3.4 Những giá trị tiềm ẩn

Hiện nay con người mới chỉ biết khai thác, sử dụng một phần nhỏ tài nguyên sinh học của Trái Đất, nhiều tiểm năng còn chưa được biết đến Những tiềm năng này sẽ có ý nghĩa to lớn đôi với loài người nêu được bảo vệ, phát hiện và khai thác

CHUONG III: QUY ĐỊNH PHAP LUAT VE BAO VE DA DANG SINH HỌC

3.1 Pháp luật quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học

Trang 20

Thế giới bắt đầu quan tâm tới vẫn đề bảo tồn nói chung từ những năm 1960, tập trung chủ yếu vảo các lĩnh vực cụ thể như bảo vệ đi sản văn hoá, suy giảm trữ lượng cá ngừ, các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng và vùng đất ngập nước Đến những năm 1990, sw quan tâm của toàn cầu chuyên sang các lĩnh vực được gắn kết với nhau bởi vấn đề đa dạng “sinh học” như các loài, khí hậu, hệ sinh thái, nước và đất Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước, Công ước về di sản thế giới và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang đã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) đều được thông qua trong những năm 1970 Các Công ước này đều quy định về việc bảo tồn và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cụ thê

Công ước Liên Hợp Quốc về đa dạng sinh học là hiệp định điều chỉnh toàn diện về đa dạng sinh học Công ước được thông qua tại Hội nghị Rio năm 1992 và có cách tiếp cận tổng thể, hướng tới phát triển bền vững Nghị định thư Cartagena năm 2000 về an toàn sinh học

bố sung cho Công ước đa dạng sinh học, điều chỉnh các sinh vật bién déi gen (Living Modified Organisms, goi tat la LMO) duoc tao ra từ công nghệ sinh học Nghị định thư Nagoya năm 2010 điều chỉnh việc tiếp cận các nguồn gen và sự chia sẻ công bằng, hợp lý những lợi ích có được từ việc sử dụng những nguồn gen này Danh sách 20 Mục tiêu đa đạng sinh học Aichi đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ 10 các Bên tham gia Công ước đa

dạng sinh học (COP 10) và là một phần của Kế hoạch chiến lược về đa đạng sinh học 2011-

2020 hướng tới mở rộng các chiến lược và kế hoạch của các thành viên theo hướng toàn diện hơn, bao quát nhiều chủ đề liên ngành và trên cơ sở đó kết hợp các hiệp định có liên quan với nhau về biến đổi khí hậu, hệ sinh thái biển, sa mạc hoá và các loài có nguy cơ tuyệt chủng

Kế hoạch chiến lược về đa đạng sinh học 2011-2020 được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và

nhiều hiệp định liên quan tới đa dạng sinh học ủng hộ

Các Công ước, Nghị định thư liên quan đến bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học gồm:

- - Công ước năm 1993 về Da dang sinh hoc

- Nghi dinh thu Cartagena nam 2000 về An toàn sinh học

6Ngh dnbth Gurtagena ndm 2000 véé an todn sinhh @b Gung cho Céng wédad ag sinhh 9, diééu chỉnh các sinh vat bién d6i gen (Living Modified Organisms, gọi tắt là LMO) được tạo ra từ công nghệ sinh học

20

Trang 21

- _ Nghị định thu Nagoya nam 2010 về Tiếp cận các nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp

- _ Công ước năm 1972 về Bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước

di sản văn hoá thế giới hay còn gọi là Công ước Paris)

- _ Công ước Bonn 1979 về bảo tồn đi cư của những loài động vật hoang đã (gọi tắt là Công ước Bomn)

Công ưóc vé da dang sinh hoc(CBD)

Công ước về đa dạng sinh học là một hiệp ước khung được thông qua tai Rio de Janeiro,

Brazil trong khuôn khô Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển bền vững và có

hiệu lực từ ngày 29/12/1993 Tính đến nay đã có khoảng 170 quốc gia là thành viên của Công ước này Việt Nam đã chính thức gia nhập Công ước vào ngày 16/11/1994 và Chính phủ đã giao cho Bộ tài nguyên và môi trường là cơ quan giúp Chính phủ đầu mối tô chức thực hiện Công ước này

Công ước gồm 42 điều khoản và 2 phu lục, trong đó, xác định rõ các mục tiêu, việc sử dụng các điều khoản, nguyên tắc, phạm vi quyền hạn, hợp tác giữa các quốc gia trong bảo vệ

đa dạng sinh học

Mục tiêu chính của Công ước là:

- - Bảo tồn đa dạng sinh học

- _ Sử dụng bên vững các thành phần của đa đạng sinh học

- Chia sẻ công bằng và bình đẳng các lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên sinh

học

Nội dung cơ bản của Công ước tập trung vào các lĩnh vực:

Trang 22

- _ Bảo tồn đa đạng sinh học và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa đạng sinh học

- _ Chủ quyền đối với tài nguyên sinh học và trách nhiệm quốc tế hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học

- _ Nhập nội các nguôn gen, chuyên g1ao công nghệ sinh học và quyên sở hữu trí tuệ Ngoài ra, Công ước cũng đã quy định rõ về các biện pháp khuyến khích, về nghiên cứu và đào tạo; về giáo dục và nhận thức về hợp tác khoa học và kĩ thuật cũng như về các nguồn và

cơ chê tài chính trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trên toàn câu

Công tớc Ñarmsar

Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi

cư trú của loài chữm nước (Công ước Ramsar) được thông qua tại Ramsar (Ran) ngày 2/2/1971 và có hiệu lực ngày 21/12/1975 Đến 7/10/1997 đã có 103 quốc gia là thành viên

của Công ước, trong đó có Việt Nam.”

Mục đích chủ yêu của Công ước về các vùng đât ngập nước là bảo tôn và sử dụng một cách hiểu biệt các vùng đất ngập nước có tâm quan trọng cho sự cư trú của loài chữn nước Theo quy định của Công ước, có các loại đât ngập nước chủ yêu được công nhận là: -_ Biến (các vùng đất ngập nước ven biển bao gồm các bãi đá san hô ngầm và các đảo đá ven bờ)

- _ Cửa sông (các đồng bằng, môi trường lây, rừng đước ngập nước)

-_ Hồ (các vùng đất ngập nước gắn với các hồ.Sông (các vùng đất ngập nước dọc sông, suối)

Cong woe CITES

Đề bảo vệ thiên nhiên nói chung và bảo vệ động, thực vật hoang đã khỏi bị tuyệt chủng, đứng trước việc buôn bán các loài động, thực vật hoang đã ngày một gia tăng trên thế giới, năm 1973 tại Washington DC, USA các nước trên thế giới đã trao đôi đi đến thông qua Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang đã nguy cấp (CITES) Công ước

Z Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước (Công ước Ramsar) được thông qua tại Ramsar (Ran) ngày 2/2/1971 và có hiệu lực ngày 21/12/1975

22

Trang 23

này có hiệu lực từ ngảy 1 tháng 7 năm 1975 Cho đến nay đã có 175 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia công ước này trong đó có Việt Nam

Công ước quản lý buôn bán quốc tế các loài động thực vật bị nguy cấp, Công ước chỉ đơn thuần quản lý việc buôn bán những loài này; nó không cắm việc săn bắn Công ước cũng không điều chỉnh việc phá hoại nơi cư trú Các công ước khác mới đây là Công ước đa dạng sinh học, quy định các vấn để này Những nước thành viên tham gia Công ước thực hiện việc cam buôn bán quốc tế các loài có nguy cơ tuyệt chủng trong một đanh sách đã được thỏa thuận, điều phối và giám sát buôn bán các loài khác nếu cho buôn bán tự do sẽ trở thành các loài có nguy cơ tuyệt chủng Biện pháp mà Công ước CITES vận dụng đề thực hiện nhiệm

vụ trên bằng cách lập danh sách các loài động thực vật hoang dã theo 3 phụ lục khác nhau Phụ lục 1: Danh sách các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, do đó cắm buôn bán và trao đổi có tính chất thương mại giữa các nước trên thế giới Việc trao đôi các loài được ghi trong Phụ lục 1 của Công ước CITES chỉ được phép cho các mục đích không mang tính thương mại và được quản lý thông qua hệ thống giấy phép xuất khâu hoặc nhập khâu cho mục đích phi thương mại

Phụ lục 2: Danh sách các loài có thê trở thành những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng

do buôn bán quốc tế quá mức, không được kiểm soát và điều chỉnh kịp thời Các loài ghi trong Phụ lục 2 này được phép buôn bán quốc tế nhưng phải được quản lý, kiếm soát của các nước thành viên thông qua hệ thông cấp phép xuất khâu hoặc nhập khâu

Phụ lục 3: Danh sách các loài được các nước thành viên sử dụng đề kiêm soát các loài động vật, thực vật hoang dã của nước mình mà chưa đưa vào trong Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Các loài động thực vật ghi trong phụ lục 1, 2 của CTTES có thể được bổ sung hoặc chuyền dịch do thỏa thuận giữa các nước thành viên tại Hội nghị toàn thể các nước thành viên họp 2 năm l lần hoặc bằng cách bỏ phiếu qua bưu điện trong thời gian giữa các cuộc

họp

Một số điều tóc trong khu vực ASEAN

Ngoài các điêu ước kê trên Việt Nam còn tham gia các diễn đàn, tô chức khu vực và tiểu khu vực đặc biệt là các điều ước trong khuôn khổ của ASEAN, trong đó có các điều ước

Trang 24

liên quan đến bảo vệ môi trường nói chung, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nói riêng:

- _ Tuyên bố Manila về môi trường khu vực ASEAN (năm 1981)

- _ Tuyên bố Bangkok về môi trường (năm 1984)

- _ Tuyên bố của ASEAN về các vườn quốc gia và khu bảo tồn (Banekok, năm 1984, stra

đổi năm 2004)

-_ Hiệp định về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (Kuala Lumpur, năm

1985)

3.2 Pháp luật Việt Nam về bảo vệ đa dạng sinh học

3.2.1 Các điểu ước quốc tế mà Việt Nam tham gia

Việt Nam là một trong 25 nước có giá trị đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất trên thế giới với các hệ sinh thái đặc thù cùng nhiều giống, loài đặc hữu có giá trị khoa học và kinh tế cao và nhiều nguồn gen quy hiểm do có vị trí địa lí đặc biệt năm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa Đánh giá cao tầm quan trọng của công tác phối hợp toàn câu trong nỗ lực bảo

vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, Việt Nam đã tham gia mot số công ước quốc tế

và đã đạt được những thành công nhất định trong việc thực hiện, góp phần trong việc bảo vệ

đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên như:

- _ Công ước năm 1993 về đa dạng sinh học (CBD)

- _ Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi

cư trú của loài chim nước (gọi tắt là Công ước Ramsar)

- _ Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã bị nguy cấp (gọi tắt là Công ước CTTES)

Ngoài các điều ước kể trên, Việt Nam còn tham gia các diễn đàn, tô chức khu vực và tiểu khu vực, đặc biệt là các điều ước trong khuôn khổ của ASEAN, trong đó có các điều ước liên quan đến bảo vệ môi trường nói chung, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nói riêng, đó là:

- _ Tuyên bố Manila về môi trường khu vực ASEAN (năm 1981)

- _ Tuyên bố Bangkok về môi trường (năm 1984)

24

Trang 25

- _ Tuyên bố của ASEAN về các vườn quốc gia và khu bảo tồn (Banekok, năm 1984, stra

đổi năm 2004)

-_ Hiệp định về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (Kuala Lumpur, năm

1985)

- _ Nghị quyết Jakarta (năm 1987)

- _ Thoả thuận Kuala Lumpur về môi trường và phát triển (năm 1990),

- _ Nghị quyết Singapore về môi trường và phát triển (năm 1992),

- Hiép dinh ASEAN về chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (năm 2002)

Chương trình hành động Hà Nội năm 1998: Đây là chương trình đầu tiên được đưa ra đề thực hiện các mục tiêu của “Tầm nhìn 2020” được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN tại

Hà Nội năm 1998, với mục tiêu bảo đảm một ASEAN phén thịnh, xanh và sạch Các nội dung cụ thể về môi trường ương chương trình này là: Gắn kết các vấn đề môi trường với quá trình phát trién kinh tế - xã hội của các quốc gia thành viên; củng cô và nâng cao năng lực thế chế thực hiện Agenda 21 trong khu vuc, bao vé da dạng sinh học, sử dụng hợp lí tài nguyên nước, khuyên khích chuyền giao công nghệ môi trường, tăng cường các nỗ lực khu vực nhằm giải quyết các vấn đề biến đôi khí hậu Đồng thời, trong khuôn khô hợp tác về môi trường của khối ASEAN, Việt Nam còn tham gia các thể chế khác như Hội nghị bộ trưởng môi trường các nước ASEAN (AMME), Tổ chức các quan chức cao cấp về môi trường (ASOEN)

và các nhóm công tác của ASOEN về các lĩnh vực sau: Các hiệp định và công ước môi trường đa phương, môi trường biến và vùng ven bờ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phát triển thành phố bền vững, quản lí tông hợp tài nguyên nước và nhóm đậc nhiệm ASEAN

về khói mù (HTTP) Việt Nam cũng là thành viên của Trung tâm bảo tổn da dang sinh hoc

ASEAN (ARCBC) dat tai Philippine

Ngoài ra, Việt Nam cũng tích cực tham gia vào các đự án, thê chế quốc tế khác về đa dạng sinh học như Ban tư vấn khoa học và kĩ thuật của Công ước đa dạng sinh học, Dự án khu vực về ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường ở biển Đông và vịnh Thái Lan (SCS), Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước hạ lưu sông Mêkông, Diễn đàn đa dạng học Việt-Lào- Campuchia, Diễn đản hồ toàn cầu (GTF)

3.2.2 Quy định tại Hiến pháp

Trang 26

Đề bảo vệ môi trường của thế giới, Hiến pháp 1980 đã bắt đầu ghi nhận các quy định

về môi trường Điều 36, Hiến pháp 1980 quy định: “Các cơ guan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đểu có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống ” Như vậy, ngay tại Hiến pháp 1980, nước ta đã rất coi trọng chính sách bảo vệ môi trường Trách nhiệm bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như bảo vệ và cải thiện môi trường sống được giao cho toàn bộ các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác

xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân

Hién pháp năm 1992 (sửa đổi, bô sung năm 2001) đã có những quy định mang tính nguyên tắc về bảo vệ môi trường Điều 29 của Hiến pháp nước ta quy định: “Cơ guan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tô chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và húy hoại môi trường `

Như vậy, Hiến pháp đã quy định nghĩa vụ “bảo vệ môi trường” là một nghĩa vụ pháp

lý của mọi tô chức, cá nhân trong xã hội Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phat triển đất nước Hoạt động bảo vệ môi trường nhằm bảo

vệ sức khoẻ nhân đân,bảo đảm quyền con người sống trong môi trường trong lành và góp phần phục vụ sự phát triển bền vững của xã hội Việt nam Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân Mọi tô chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường,thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường, thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường Trong Hiến pháp 1992 đã nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường

Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm

2020 còn nêu rõ: “Bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, khu vực vả toàn cầu cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triền bên vững”

Hiến pháp 2013 được ban hành có rất nhiều nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường

và được quy định tại các Điều 43, 50 và 63, Cụ thể:

26

Ngày đăng: 08/08/2024, 21:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w