1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam

82 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 457 KB

Nội dung

Quê hương của hai di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn, với những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhân loại; có hàng trăm di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, trong

Trang 1

Mở ĐầU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, du lịch Quảng Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Du lịch phát triển tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội, khôi phục các làng nghề truyền thống, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, mở rộng giao lưu với bên ngoài, quảng

bá giới thiệu đất nước, con người Quảng Nam với bạn bè thế giới

Ở Quảng Nam, du lịch văn hóa là loại hình có lợi thế so sánh Quê hương của hai di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn, với những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhân loại; có hàng trăm di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, trong đó có 30 di tích xếp hạng quốc gia Quảng Nam còn được thiên nhiên ban tặng và sự sáng tạo độc đáo của con người đã tạo nên nhiều cảnh đẹp, những danh thắng kỳ thú trên khắp địa bàn

Quảng Nam là nơi hội tụ, sinh sống của 6 dân tộc anh em Kinh, Hoa,

Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng và người Cor, với những sắc màu văn hóa độc đáo, vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vừa đặc trưng của văn hóa xứ Quảng Những đặc điểm, những giá trị về văn hóa, về sinh thái nêu trên luôn là tiềm năng to lớn để du lịch văn hóa Quảng Nam phát triển.Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế đáng quan tâm, nhất là phát triển du lịch thiếu tính bền vững, phát triển du lịch chưa giải quyết tốt vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, chưa gắn kết chặt chẽ với việc trùng tu, bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa, thậm chí xâm hại đến di sản văn hóa

Trang 2

Do đó, "Du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Nam"được chọn làm đề tài

luận văn thạc sĩ này nhằm nhận diện rõ hơn các phương diện lý luận về du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, về thực tiễn phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Nam

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Về du lịch đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những góc độ khác nhau trên phạm vi cả nước cũng như ở tỉnh Quảng Nam

- Kinh tế du lịch và du lịch học của Đổng Ngọc Minh - Vương Lôi

Đình, Nxb Trẻ, 2002

- Du lịch và du lịch sinh thái của Thế Đạt, Nxb Lao động, Hà Nội, 2003.

- Kinh tế du lịch Thừa Thiên Huế tiềm năng và phương hướng phát triển - Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Hóa, Học viện chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1997

- Phát triển du lịch ở Nghệ An - Luận văn thạc sỹ kinh tế của Hoàng

Đức Cường, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1999

- Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bình Thuận - Luận văn thạc sỹ kinh tế của Dụng Văn Duy, Học viện chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2004

- Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước

ta hiện nay - Luận văn thạc sỹ văn hóa học của Đoàn Thị Thanh Thủy,

Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005

- Phát triển du lịch Việt Nam trong tình hình mới của Võ Thị Thắng,

Tạp chí Cộng sản, Số 15 tháng 3 năm 2005

- Về phát triển du lịch ở Quảng Nam của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng,

Tạp chí Cộng sản số 15 tháng 8 năm 2004

Trang 3

- Đề án phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2015 của UBND tỉnh

Quảng Nam, năm 2003

Những công trình nêu trên, ở mức độ khác nhau có đề cập đến du lịch văn hóa, đến vấn đề phát triển du lịch phải giải quyết việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Nam

3 Môc đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn là nghiên cứu du lịch văn hóa, loại hình du lịch có

tiềm năng to lớn và lợi thế so sánh ở tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch này

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vô sau:

- Trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch, du lịch văn hóa nói chung và ở tỉnh Quảng Nam nói riêng

- Khẳng định vai trò, vị trí của du lịch văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Quảng Nam

- Làm rõ thực trạng phát triển du lịch, du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Nam trong những năm qua

- Xác định phương hướng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch văn hóa

ở tỉnh Quảng Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Nam, nhất là giai đoạn từ năm 2001 đến 2005

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Trang 4

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về phát triển du lịch, phát triển văn hóa.

Phương pháp nghiên cứu của luận văn là kết hợp lý luận với thực tiễn, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra, so sánh

6 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn

- Làm rõ du lịch văn hóa có tiềm năng to lớn và lợi thế so sánh cao trong quá trình phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung ở tỉnh Quảng Nam

- Khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế, phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn các di sản văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái

- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tư liệu tham khảo cho việc xây dựng kế hoạch phát triển du lịch, phát triển văn hóa ở tỉnh Quảng Nam

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết

Trang 5

Hội nghị Manila năm 1980 của Tổ chức Du lịch quốc tế nêu ra: "Du lịch

là việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích không phải di cư và một cách hòa bình, hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển cá nhân về các phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần cùng với việc đẩy mạnh

sự hiểu biết và hợp tác giữa mọi người "[18, tr.12] Ưu điểm chủ yếu của định nghĩa này là nhấn mạnh mục đích hòa bình của du lịch, bao quát cả du lịch để vui chơi, tiêu khiển và cả du lịch vì công việc Nhưng khuyết điểm của nó là chưa nhấn mạnh tới tính chất đất lạ của du lịch, cũng chưa phản ánh đặc điểm tổng hợp của hoạt động du lịch

Hội Liên hiệp các chuyên gia quốc tế về du lịch học lại định nghĩa: "Du lịch là sự tổng hòa các hiện tượng và quan hệ do việc lữ hành và tạm thời cư trú của những người không định cư dẫn tới Số người này không định cư, vả lại cũng không làm bất kỳ hoạt động nào để kiếm tiền [18, tr.12] Định nghĩa này mang tính tổng hợp, đồng thời cũng thể hiện tính chất đất lạ, tính tạm thời

và tính không hành nghề của hoạt động du lịch Nhưng không làm bất kỳ hoạt động nào để kiếm tiền là chỉ nhằm vào du lịch giải trí, chứ chưa tính đến du lịch thương mại

Trang 6

Các học giả Trung Quốc trên cơ sở phân tích bản chất và thuộc tính của

du lịch đã đưa ra định nghĩa như sau: "Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định, là sự tổng hòa tất cả các quan hệ và hiện tượng do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóa nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời cư trú của mọi người dẫn tới [18, tr.13]

Các định nghĩa trên về du lịch đã tiếp cận khái niệm du lịch theo nghĩa rộng, bao quát được nội dung, tính chất, mục đích của du lịch

Luận văn nầy dựa vào khái niệm đã được nêu ra trong Luật Du lịch Việt Nam:"Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong mét khoảng thời gian nhất định" [19, tr.9] Định nghĩa nầy đơn giản,đầy đủ nội dung và dễ hiểu

1.1.1.2 Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Loài người có ba nhu cầu, nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển Sau khi đã thỏa mãn được cơ bản nhu cầu sinh tồn thì hai nhu cầu sau mới nẩy sinh trong cuộc sống Hoạt động du lịch phát triển chứng minh loài người đã bắt đầu vượt ra khỏi sự ràng buộc của nhu cầu sinh tồn, có điều kiện hướng tới thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ

Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến là cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc Du lịch hiện được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao; thu hút các quốc gia tham gia vì những lợi Ých to lớn về nhiều mặt mà nó đem lại Theo số liệu của Tổ chức Du lịch thế giới thì năm 1950 toàn thế giới có 25 triệu khách du lịch, đến năm 1990 đã lên đến 450 triệu, tăng 18 lần, lên 592 triệu năm 1996,637 triệu năm 2000, dự đoán đến năm 2010 sẽ là 937 triệu

Trang 7

Chỉ trong vòng 36 năm, thu nhập từ du lịch của thế giới đã tăng hơn 62 lần,

từ 6,8 tỷ USD năm 1960 lên 423 tỷ USD năm 1996 và năm 2005 là 538 tỷ USD

Du lịch là ngành có khả năng lớn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động Theo tính toán của các chuyên gia du lịch, từ năm 2000 đến

2005 du lịch và kinh doanh du lịch đã tạo ra 144 triệu việc làm trên thế giới, trong đó 115 triệu là ở các nước đang phát triển

Từ năm 1990 đến năm 2004, du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc Khách quốc tế tăng hơn 10 lần, từ 250 nghìn lượt năm 1990 lên 2,63 triệu lượt năm 2002 và 2,93 triệu lượt năm 2004 Khách nội địa tăng 15 lần, từ một triệu lượt năm 1990 lên 13 triệu lượt năm 2002 và 14,5 triệu lượt năm 2004 Thu nhập từ du lịch tăng trung bình 23,8 % năm ( năm 1991 là

2240 tỷ đồng, năm 2002 đạt 23.500tỷ đồng, năm 2004 đạt 26.000 tỷ đồng) đây là mức tăng trưởng cao so với du lịch các nước trong khu vực và thế giới

Cả nước hiện có trên 74.300 phòng khách sạn Phương tiện vận chuyển du lịch được hiện đại hóa Một số khu du lịch, điểm du lịch được đưa vào hoạt động đáp ứng nhu cầu du lịch của khách và nhân dân Cơ chế, chính sách phát triển du lịch, pháp luật về du lịch từng bước được hình thành và hoàn thiện tạo mội trường cho du lịch phát triển, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về

du lịch Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010 được phê duyệt và đang triển khai thực hiện Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỉ trọng GDP của ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân

Hoạt động du lịch thu hót tham gia của các thành phần kinh tế, với 329 doanh nghiệp lữ hành quốc tế (trong đó có 123 doanh nghiệp nhà nước, 206 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác) và 2.462 doanh nghiệp lữ hành nội địa (trong đó có 88 doanh nghiệp nhà nước, 581 công ty cổ phần, 1.730 công ty trách nhiệm hữu hạn và 63 doanh nghiệp tư nhân) Tính đến

Trang 8

thời điểm năm 2005, hoạt động du lịch tạo ra trên 70 vạn việc làm trực tiếp và

bổ trợ cho nhiều tầng lớp dân cư

Du lịch Việt Nam đã thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức du lịch quốc tế là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới (WT0), Hiệp hội Du lịch Châu Á- Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội Du lịch ASEAN (ASEANTA), ; tích cực tham gia chủ động hơn trong các diễn đàn và chương trình hợp tác trong và ngoài khu vực Kết quả hoạt động hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế đa phương và song phương trong du lịch đã góp phần thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước; góp phần giới thiệu về cảnh đẹp đất nước, con người và tiềm năng du lịch Việt Nam, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, tăng cường ngoại giao nhân dân [24, tr.10]

Ngành du lịch những năm qua tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế: "Festival Huế," "Quảng Nam hành trình di sản"; Năm du lịch Hạ Long 2004; Năm du lịch Điện Biên 2005, Năm du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2006 và nhiều lễ hội văn hóa - du lịch truyền thống được tổ chức ở khắp các địa phương trong cả nước Biểu tượng du lịch với hình ảnh cô gái Việt Nam và tiêu đề "Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới" tạo nên hình ảnh thân thiện, gần gủi với các dân tộc trên thế giới

Có thể khẳng định, sự phát triển vượt bậc của ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua đã góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh

tế đất nước và các địa phương, giải quyết nhiều vấn đề xã hội thiết thực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập của một bộ phận dân cư, góp phần quảng bá và

Trang 9

giới thiệu hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế của Việt Nam.

1.1.2 Các loại hình du lịch, du lịch văn hoá

Phân chia theo nội dung du lịch có thể gồm những loại hình sau đây:

- Du lịch công vụ: Khách nước ngoài đến một quốc gia đàm phán ngoại

giao, thăm viếng hữu nghị , xen kẽ với công việc chung được sắp xếp một hoặc vài hoạt động du lịch Loại hình du lịch này tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong thu nhập kinh tế của ngành du lịch quốc tế, nhưng cùng với việc mở rộng giao lưu quốc tế số người tham gia loại du lịch này ngày càng nhiều, nên cũng được coi là một hình thức du lịch quan trọng

- Du lịch thương mại: Doanh nhân nước ngoài đến một quốc gia tìm hiểu

tình hình thị trường, môi trường đầu tư, kết giao với các nhân sỹ, đàm phán kinh tế, trong đó có ăn, ở khách sạn, mời tiệc xã giao, du ngoạn đã trở thành

bộ phận hợp thành quan trọng của hoạt động du lịch hiện đại ngày nay

Trang 10

- Du lịch du ngoạn: Du khách tới một quốc gia, một vùng để hưởng

ngoạn phong cảnh thiên nhiên và phong thổ nhân tình, thông qua lữ hành đạt được sự hưởng thụ cái đẹp, vui vẻ nghỉ ngơi Đó là hình thức du lịch chủ yếu nhất hiện nay trên thế giới

- Du lịch thăm viếng người thân: Những người, những du khách về quê

thăm người thân, bạn bè, truy tìm cội nguồn, về lại nơi chôn nhau cắt rốn Loại hình này chiếm tỷ trọng không lớn trong hoạt động du lịch trên thế giới song xu thế chung hiện nay là số người du lịch tìm về cội nguồn và thăm viếng người thân ngày càng tăng

- Du lịch hội nghị: Một số nước hoặc khu vực tận dụng việc tiếp đãi hội

nghị, gắn hội nghị và du lịch lại với nhau vừa hội nghị vừa du lịch đã thu được lợi Ých kinh tế nhất định Đặc điểm của loại hình du lịch này là địa vị của du khách cao, thời gian lưu trú dài, khả năng mua sắm lớn, số nhân viên

đi theo nhiều, lượng thông tin lớn, thu lợi kinh tế của ngành du lịch tốt, hình thức du lịch này đang phát triển mạnh trên thế giới, trở thành một bộ phận ưu

tú của thị trường du lịch quốc tế

- Du lịch Tôn giáo: Đây là hình thức du lịch cổ xưa và vẫn còn tồn tại

đến ngày nay.Nhiều quốc gia ở Châu Á có nhiều chùa chiền cổ, ở Châu Âu có nhiều nhà thờ lịch sử lâu đời với những kiểu kiến trúc phong phú, đa dạng đã thu hút các tín đồ tôn giáo thuộc những tín ngưỡng khác nhau, và nhiều du khách tới tham quan

1.1.2.2 Loại hình du lịch văn hóa khái niệm và đặc điểm của nó

Du lịch văn hóa là một trong 6 loại hình du lịch đã nêu ở trên mà đề tài này đi sâu nghiên cứu

a Khái niệm du lịch văn hóa

Đến nay chưa có một nhận thức thống nhất, còn nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm du lịch văn hóa Cách tiếp cận sau đây được coi là phù hợp

Trang 11

nhất: "Du lịch văn hóa là du lịch trong đó du khách tìm hiểu văn vật cổ tích, văn hóa nghệ thuật, kiến trúc dân tộc, khoa học kỹ thuật, giáo dục với mục đích khảo sát văn hóa và giao lưu văn hóa có lợi cho việc mở mang tầm mắt, tăng cường kiến thức, phản ánh xu thế phát triển của du lịch hiện đại" [18, tr.50].

Luật du lịch Việt Nam cũng có đưa ra khái niệm du lịch văn hóa: "Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống [19, tr.11]

Di sản văn hóa được phân thành hai loại là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể Di sản văn hóa vật thể gồm các di tích khảo cổ và lịch

sử, các đô thị, các kiến trúc cổ, các địa bàn có những sự kiện lịch sử như chiến khu cách mạng, các chiến trường, các công trình kiến trúc có giá trị lịch

sử như: lăng mộ, đình chùa, nhà thờ Trong nhóm di sản vật thể còn có những tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc như các bức tranh, bức tượng, thêu, các trang phục truyền thống, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Di sản văn hóa phi vật thể gồm nghệ thuật sân khấu, các điệu múa, nhạc, hát kịch, các tập tục truyền thống, các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng, các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán, kỹ thuật canh tác

Nội hàm của di sản văn hóa rộng như vậy nên loại hình du lịch văn hóa quả là đa dạng, phong phó, là nguồn tài nguyên du lịch mà ở bất cứ tỉnh nào, địa phương nào cũng có

Việt Nam là đất nước có nhiều di sản văn hóa, hình thành nguồn tài nguyên du lịch văn hóa hết sức phong phú, trên phạm vi quốc gia có thể nêu lên một số giá trị du lịch văn hóa tiêu biểu

Tính đến năm 2005, Bộ Văn hóa thông tin đã phân loại và xếp hạng trên

3000 di tích lịch sử, trong thực tế phần lớn số di tích này là những điểm, những khu du lịch quan trọng hấp dẫn du khách như hệ thống di tích của Cố

Trang 12

đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn, hang động ở vịnh Hạ Long, động Phong Nha ở Quảng Bình là những di sản văn hóa thế giới với những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhân loại Văn Miếu ở Hà Nội, Cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình, đền Hùng ở Phú Thọ, Thành Cổ Loa ở Hà Nội, chùa Hương ở Hà Tây, đường Hồ Chí Minh, địa đạo Củ Chi ở thành phố Hồ Chí Minh, cầu Hiền Lương, thành cổ Quảng Trị, Chiến thắng Điện Biên Phủ, di tích Tân Trào ở Tuyên Quang, hang Pắc Bó, đèo Hải Vân và hàng ngàn di sản tự nhiên quý giá, di sản văn hóa vật thể do con người Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước đã được bảo tồn cho đến ngày nay.

Việt Nam có trên 54 dân tộc sinh sống Mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng, thể hiện rõ ở phong cách kiến trúc về nhà ở, về lối sống với các dạng trang phục khác nhau, về phong tục tập quán, về kỹ thuật canh tác, về lễ hội,

âm nhạc, về sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Mỗi dân tộc, mỗi vùng trên đất nước Việt Nam có hình thái văn hóa dân gian truyền thống riêng với những nét đặc sắc hấp dẫn và vô cùng quý giá Trong những vốn quý đó, có thể kể đến Nhã nhạc cung đình Huế, âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan họ Bắc Ninh, cải lương Nam bé, hát bội, hát bài chòi ở miền Trung Hàng ngàn lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa du lịch của các dân tộc, các vùng miền của đất nước là tài nguyên vô tận cho du lịch văn hóa Việt Nam

b Đặc điểm của du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa vừa có những đặc điểm chung của ngành du lịch, vừa có những nét đặc thù:

Một là, du lịch văn hóa có tính tổng hợp Tính tổng hợp của du lịch

văn hóa thể hiện ở hai mặt Một mặt du lịch văn hóa cũng có những hoạt động như đi lại, ăn uống, lưu trú, du ngoạn,vui chơi, mua sắm v.v Mặt khác, quan trọng hơn, du lịch văn hóa đồng thời là nghiên cứu khoa học,

Trang 13

khám phá bản sắc văn hóa dân tộc Hoạt động du lịch văn hóa là hoạt động xã hội đụng chạm đến mọi mặt về chính trị, văn hóa, khoa học, kinh tế , sự phát triển của nó phụ thuộc vào sự phát triển tổng hợp của các ngành, các nghề Tính tổng hợp của du lịch văn hóa còn thể hiện ở chỗ nó gắn liền với tôn tạo giá trị của các di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể Nhận thức đầy đủ tính tổng hợp nầy có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý ngành du lịch nói chung và tổ chức phát triển du lịch văn hóa nói riêng Các hoạt động trong ngành du lịch đều có mục đích cuối cùng

là đáp ứng nhu cầu của du khách, mọi sự chậm trễ hoặc bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào đều làm tổn hại đến du lịch

Hai là, du lịch văn hóa là "du lịch tri thức", khách du lịch văn hóa phần

lớn là những người có học Mục đích của du lịch văn hóa là khám phá, nghiên cứu, thưởng thức, cảm thụ tinh hoa của một nền văn hoá, một tác phẩm văn hóa, một công trình văn hóa, có liên quan đến khoa học kỹ thuật, giáo dục, có tác dụng mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao kiến thức, giao lưu văn hoá Những

tổ chức, những cá nhân hoạt động du lịch văn hóa phải là những người có học, có hiểu biết; hiểu biết về lịch sử, về văn hóa, về truyền thống dân tộc, hiểu biết những giá trị văn hóa đang được khai thác làm du lịch Những sai sót, những xâm hại trong hoạt động du lịch văn hóa có thể ảnh hưởng xấu đến danh dự dân tộc, tổn hại đến lịch sử, truyền thống, văn hóa của một quốc gia

Có thể nói du lịch văn hóa là "du lịch cao cấp ", nó trái ngược với du lịch hưởng thụ "sex - tour" kinh doanh du lịch trên thể xác của người phụ nữ như một số Ýt nước đã tiến hành

Ba là, du lịch văn hóa gắn liền với truyền thống văn hóa dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc Đây là đặc điểm rất rõ nét của du lịch văn hóa Ở quốc

gia nào, ở địa phương nào giàu truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng thì ở quốc gia Êy, nơi Êy có tiềm năng to lớn về du lịch văn hóa Chính vì

Trang 14

vậy, hoạt động du lịch văn hóa ở các quốc gia, các vùng miền không giống nhau Phát triển loại hình du lịch nầy phải gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể

và phi vật thể, kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, tiếp thu tinh hoa của văn hóa thế giới, tạo điều kiện để tiếp cận và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động du lịch

Bốn là, phát triển du lịch văn hóa phải gắn với lợi Ých của cộng đồng,

có sự tham gia của cộng đồng, chính cộng đồng dân cư là chủ nhân sáng tạo

và gìn giữ những giá trị di sản văn hóa, tạo ra nguồn tài nguyên đa dạng, phong phó cho du lịch văn hóa Do vậy, chính cộng đồng dân cư và toàn xã hội phải tham gia cùng với các cơ quan quản lý, các cá nhân, tổ chức làm du lịch và du khách để bảo vệ và phát huy những di sản văn hóa truyền thống và tạo ra những giá trị văn hóa mới góp phần không ngừng làm giàu thêm, phong phú thêm nguồn tài nguyên cho du lịch văn hóa

1.1.3 Vai trò của du lịch văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế

xã hội ở tỉnh Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam có lợi thế để phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hóa,

du lịch sinh thái Với hai di sản văn hóa thế giới, hơn 300 di tích văn hóa, lịch

sử cách mạng, Quảng Nam là nơi đã từng có sự giao hòa giữa các nền văn hóa Đông - Tây, có 125 km bờ biển sạch đẹp, nhiều hồ nước, nhiều đảo và bán đảo, nhiều khu rừng nguyên sinh với đặc điểm sinh thái đa dạng và riêng có của vùng khí hậu giao thoa Nam - Bắc Hải Vân và Đông Tây Trường Sơn, có nhiều danh lam thắng cảnh, phong cảnh hữu tình, Những tài nguyên phong phú đó đã tạo cho du lịch Quảng Nam phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, nhất từ năm 2000 đến nay

Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Nam, ngành du lịch còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn Tuy có tiềm năng to lớn nhưng du lịch chỉ mới phát

Trang 15

triển trong những năm gần đây, nhất là từ khi Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận Hội An và Mỹ Sơn là hai

di sản văn hóa thế giới, "trong tương lai ngành du lịch sẽ chiếm vị trí xứng đáng ở Quảng Nam" [15, tr.43], đó là dự báo của các nhà quản lý, các chuyên gia du lịch trên cơ sở nghiên cứu những điều kiện khách quan để phát triển du lịch ở Quảng Nam

Tuy mới phát triển, nhưng phát triển rất nhanh và ngành du lịch đã có ảnh hưởng tích cực đối với kinh tế, chính trị, văn hóa và đời sống ở Quảng Nam Sự phát triển của du lịch đã kéo theo sự phát triển của nhiều ngành sản xuất kinh doanh như: xây dựng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, các ngành dịch vụ phục vụ du lịch, nhất là các ngành thủ công

mỹ nghệ, khôi phục các làng nghê truyền thống Thông qua việc cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm đa dạng về chủng loại và có chất lượng cao cho các cơ sở kinh doanh, hoạt động du lịch, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, tiêu thụ được sản phẩm, mở rộng thị trường, thúc đẩy cải tiến quy trình kỹ thuật sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm có giá trị chất lượng cao, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách Bản thân các ngành này phát triển tác động trở lại, làm du lịch phát triển Du lịch còn là ngành "xuất khẩu tại chỗ", "xuất khẩu vô hình" đem lại hiệu quả kinh tế cao Khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, tham gia các dịch vụ phục vụ du lịch, mua sắm hàng hóa lưu niệm, ăn uống, sử dụng các phương tiện vận tải, thông tin liên lạc, góp phần làm tăng ngoại

tệ cho tỉnh, cho đất nước

Sự phát triển du lịch có quan hệ biện chứng và tác động qua lại với trình

độ phát triển kinh tế xã hội chung của một quốc gia, một địa phương Trình

độ phát triển của xã hội thúc đẩy sự ra đời của ngành du lịch để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ, nhu cầu phát triển của con người Đến lượt nó khi du lịch phát

Trang 16

triển tác động trở lại thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn, làm chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ, tăng thu nhập xã hội, cải thiện đời sống con người Vai trò của du lịch thể hiện qua các nội dung sau đây:

- Phát triển du lịch có thể kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, thúc đẩy phát triển kinh tế của từng vùng, từng khu vực, tăng nhanh khả năng đô thị hóa Những dịch vụ phục vụ trực tiếp cho du lịch như khách sạn,

lữ hành, sản xuất hàng hóa lưu niệm, các dịch vụ ăn uống, tham quan thì phát triển mạnh mẽ và hiệu quả đem lại rất nhanh chóng Ở những vùng khó khăn,

xa xôi hẻo lánh, phát triển du lịch góp phần giải quyết việc làm, cải thiện môi trường sống, xóa đói giảm nghèo Du lịch đi đến đâu dòi hỏi kết cấu hạ tầng được cải thiện đến đó, giao thông, điện thắp sáng, thông tin liên lạc, phương tiện vận tải, sẽ phát triển cùng với phát triển của du lịch

- Du lịch là ngành có khả năng giải quyết việc làm lớn Lao động hoạt động trong chính ngành du lịch và lao động trong các ngành bổ trợ phục vụ

du lịch,với nhiều cấp độ chuyên môn khác nhau Có bộ phận đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, như quản lý du lịch, hướng dẫn viên du lịch, quản lý tổ chức hoạt động lữ hành, nhưng cũng có những bộ phận trình độ chuyên môn ở mức độ thấp hơn như nhân viên khách sạn, nhân viên nhà hàng, nhân viên làm tạp vụ Chính tính đa dạng, phong phú về chủng loại và đông về số lượng lao động, đòi hỏi việc đào tạo cán bộ, nhân viên cho du lịch phải được coi trọng cả về chất lượng, cơ cấu và quy mô

- Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa, giúp Ých cho việc cải thiện và nâng cao vị thế của quốc gia và của tỉnh Quảng Nam trên trường quốc tế Du lịch là cầu nối mở rộng các quan hệ đối ngoại, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc, các nước và giữa các địa phương trên phạm vi cả nước Thông qua du lịch làm cho du khách quốc tế và nội địa hiểu biết về đất

Trang 17

nước con người Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng, góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, các địa phương, vì hòa bình hợp tác và phát triển cho đất nước và tỉnh Quảng Nam

Du lịch văn hóa phát triển, nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, các giá trị văn hóa từng bước được bảo tồn tôn tạo và khai thác phát huy giá trị Nhiều giá trị văn hóa phi vật thể như: Lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống được khôi phục Nhiều dự án đầu tư

có giá trị của các nước Nhật Bản, Italia, vào việc trùng tu các di tích ở hai di sản văn hóa thế giới, phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn.Thông qua các chương trình mục tiêu về văn hoá, đầu tư trùng tu, nâng cấp các di sản văn hóa, di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh, nhiều nhà khoa học, các chuyên gia của Ba Lan, Nhật Bản, và các nhà khoa học Việt Nam đã kỳ công nghiên cứu tìm ra những giải pháp hiệu quả để phục chế các tháp cổ ở Mỹ Sơn, các nhà cổ ở Hội An, các kiến trúc cổ ở chùa chiền, miếu mạo trên địa bàn tỉnh, cũng như hoạt động khảo cổ kham phá, luận giải những vấn đề về văn hóa Hội An, văn hóa Champa cách đây hàng nghìn năm

Cũng có những mặt trái do hoạt động du lịch đem lại tuy chưa trở thành vấn đề bức xúc ở Quảng Nam, nhưng đang tiềm Èn những nguy cơ cần phải

dự báo để có giải pháp phòng ngừa từ xa và hạn chế đến mức thấp nhất Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, cả môi trường xã hội và môi trường tự nhiên Tiếp tục phát triển du lịch nhưng phải bảo vệ được môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Những cánh rừng không bị tàn phá, những dòng sông không bị

ô nhiễm, không khí vẫn trong lành, môi trường vẫn sạch đẹp, an ninh chính trị, an ninh xã hội được đảm bảo, hạn chế tệ nạn xã hội và bệnh tật, giữ được thuần phong mỹ tục, đạo đức lối sống, cốt cách của người Việt Nam, của người Quảng Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Trang 18

Phát triển du lịch phải kết hợp hài hòa với việc bảo vệ các di sản văn hóa Đó là những bài toán đang đặt ra cho các ngành chức năng, đặc biệt là ngành du lịch phải tìm ra câu trả lời ngay từ bây giờ để góp phần cho du lịch Quảng Nam phát triển bền vững.

1.2 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở QUẢNG NAM

1.2.1 Tài nguyên du lịch văn hóa

Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch là cơ sở phát triển của ngành

du lịch Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên cơ bản nhất Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác

"Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch "

"Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch" [19, tr.19]

Tài nguyên tác động trực tiếp đến sự phát triển của du lịch văn hóa chính là tài nguyên du lịch nhân văn, tất nhiên tài nguyên du lịch tự nhiên cũng có vai trò quan trọng đến sự phát triển của du lịch văn hóa Từ nhận định đó, ở đây tập trung làm sáng tỏ những tài nguyên du lịch nhân văn và

đề cập một phần đến tài nguyên du lịch tự nhiên tác động đến phát triển du lịch văn hóa

Quảng Nam nằm ở chính giữa trung điểm đất nước theo trục Bắc - Nam,

có biển cả mênh mông, đồng bằng trải rộng, trung du, miền núi hùng vĩ Đặc điểm đó tạo cho Quảng Nam đa dạng về hệ sinh thái, là nơi giao hòa của

Trang 19

những sắc thái văn hóa giữa hai miền Bắc - Nam đất nước và giao lưu văn hóa với bên ngoài, góp phần làm cho Quảng Nam giàu truyền thống văn hóa, độc đáo về bản sắc văn hóa Một tỉnh có hai di sản văn hóa thế giới là điều hiếm thấy trên thế giới.

- Di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An: Hội An là một đô thị trung cận đại, nằm trên bờ sông Thu Bồn phía đông bắc tỉnh Quảng Nam, trước kia Hội

An là một thương cảng sầm uất đón tiếp nhiều tàu buôn từ các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, đến giao lưu, buôn bán Hội An là một đô thị cổ được bảo tồn khá nguyên vẹn với gần 600 di tích có giá trị về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật Năm 1999 đô thị cổ Hội An được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

- Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn: Thuộc địa phận xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam Mỹ Sơn là trung tâm tôn giáo lớn nhất của vương quốc Chămpa cổ, ra đời vào cuối thế kỷ thứ thứ IV và phát triển hưng thịnh trong gần 9 thế kỷ Do tác động của thiên nhiên và chiến tranh tàn phá nên đến nay Mỹ Sơn không còn nguyên vẹn, nhưng những phần còn lại của khu di tích nầy vẫn chứa đựng những giá trị quý báu về nghệ thuật kiến trúc, văn hóa, lịch sử Năm 1999, Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

- Kinh đô Trà Kiệu: Cách thị xã Hội An 25 km, trước kia là trung tâm, kinh tế, chính trị lớn của vương quốc Chămpa, có thời gian nổi tiếng về giá trị văn hóa, kiến trúc, lịch sử, được nhiều sử sách nói đến

Các công trình văn hóa nêu trên là tài nguyên du lịch văn hóa tiêu biểu, đồng thời cũng là trung tâm du lịch của Quảng Nam hiện nay Ngoài ra, Quảng Nam còn có trên 300 di tích văn hóa lịch sử cách mạng, trong đó có những di tích có giá trị, có tầm ảnh hưởng trên phạm vi cả nước như các di tích lịch sử văn hóa Chăm đó là: tháp Khương Mỹ ở Núi Thành, tháp Chiên

Trang 20

Đàn ở Phú Ninh, tháp Bằng An ở Điện Bàn Các di tích văn hóa lịch sử cách mạng như khu căn cứ cách mạng Nước Oa, ở Bắc Trà My, khu căn cứ cách mạng Phước Trà ở Hiệp Đức, di tích chiến thắng Núi Thành, trận đầu thắng

Mỹ ở huyện Núi Thành, địa đạo Kỳ Anh ở thành phố Tam Kỳ, địa đạo Phú

An, Phú Xuân ở huyện Đại Lộc Gần 70 km đường Hồ Chí Minh và đường nối cửa khẩu qua nước bạn Lào tại huyện Nam Giang Trên đường Hồ Chí Minh huyền thoại này có những thắng cảnh hùng vĩ, và ghi dấu truyền thống cách mạng thời kháng chiến chống ngoại xâm Các làng bản dân tộc Ýt người

in đậm dấu Ên truyền thống văn hóa dân tộc

Trên địa bàn Quảng Nam có 6 dân tộc sinh sống với những đặc trưng văn hóa hết sức độc đáo Quảng Nam có những lễ hội truyền thống, giàu bản sắc văn hóa như lễ hội Bà Thu Bồn ở Duy Xuyên, lễ hội rước cộ Chợ Được ở Thăng Bình, Lễ hội Long Chu ở Hội An, lễ hội Khai Sơn ở Quế Sơn, lễ hội Mừng Lúa Mới, lễ hội cúng máng nước của các dân tộc thiểu số và hàng trăm

lễ hội truyền thống khác mang đậm bản sắc văn hóa Quảng Nam Những năm gần đây có lễ hội "Quảng Nam hành trình di sản", góp phần quảng bá, giới thiệu văn hóa đất Quảng và thu hút khách du lịch Những giá trị văn hóa nêu trên luôn được giữ gìn, phát huy, là tài sản vô giá, là niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc Quảng Nam, đồng thời là tiềm năng to lớn để du lịch văn hóa Quảng Nam phát triển

Tài nguyên du lịch tự nhiên ở Quảng Nam cũng rất phong phú và đa dạng Quảng Nam là tỉnh có diện tích lớn, hơn 10.000 km2 có 17 đơn vị hành chính, trong đó có thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ, thị xã Hội An Quảng Nam có nhiều đảo và bán đảo, đặc biệt là đảo Cù Lao Chàm có thể xây dựng thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng Với đặc điểm khí hậu biển nhiệt đới, ưu thế

về thiên nhiên cảnh quan trên đảo và dưới nước, cách đất liền không xa, Cù Lao Chàm là một khu bảo tồn thiên nhiên có sức hấp dẫn du khách Quảng

Trang 21

Nam có nhiều hồ với 6000 ha mặt nước, đặc biệt là hồ Phú Ninh ở huyện Phú Ninh, mét danh thắng có cảnh quan hài hòa, có động thực vật phong phú, có nguồn nước khoáng có thể khai thác dịch vụ tắm nước khoáng nóng chữa bệnh Hướng phát triển du lịch tại khu vực này là khai thác các dịch vụ tham quan bằng thuyền trên mặt nước, dịch vụ nghỉ dưỡng, chữa bệnh bằng nước khoáng, ngoài ra còn nhiều hồ nước trên địa bàn tỉnh có thể xây dựng thành những điểm du lịch hấp dẫn như hồ Việt An ở Hiệp Đức, hồ Khe Tân ở Đại Lộc, Quảng Nam có 125 km bờ biển sạch đẹp, trong đó có các bãi biển Cửa Đại ở Hội An, Tam Thanh ở Tam Kỳ, Biển Rạng ở Núi Thành, thích hợp với loại hình du lịch tắm biển, tắm nắng, lướt ván, câu cá, có khả năng thu hút khách nội địa và quốc tế Quảng Nam có nhiều rừng nguyên sinh với những đặc điểm sinh thái đa dạng, có nhiều phong cảnh đẹp, động thực vật quý hiếm, ngọn núi Ngọc Linh cao chót vót ở chân phía đông dãy Trường Sơn, nơi trồng cây dược liệu sâm Ngọc Linh nổi tiếng Quảng Nam có hơn 60 phong cảnh hữu tình, danh lam thắng cảnh, phân bố trên khắp địa bàn của tỉnh như Hòn Kẽm Đá Dừng, Suối Tiên ở Quế Sơn, hồ Giang Thơm, Bàn Than - vòng An Hòa ở Núi Thành, Khe Lim ở Đại Lộc, sông Thu Bồn dọc theo các huyện ở phía bắc của tỉnh, v v là những cảnh thiên nhiên kỳ thú, nếu biết quy hoạch khai thác nó sẽ là nguồn tài nguyên quý cho du lịch phát triển.

1.2.2 Trình độ phát triển kinh tế xã hội

Du lịch là ngành kinh tế gắn bó trực tiếp với con người và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, phát triển của con người Do đó trình độ phát triển kinh

tế xã hội của một quốc gia, một vùng tác động đến cung và cầu về du lịch Kinh tế xã hội phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh tồn của con người, đồng thời làm xuất hiện những nhu cầu khác như: nghỉ ngơi, giải trí, du ngoạn v.v ở những nước có nền kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp, nhìn chung nhu cầu du lịch của dân cư cũng hạn chế Những

Trang 22

nước có nền kinh tế phát triển thì hoạt động du lịch diễn ra đa dạng Du lịch phát triển sẽ tác động trở lại làm cho các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng và các dịch vụ, ngành nghề khác phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách Du lịch phát triển góp phần thực hiện việc phân phối lại thu nhập xã hội, từ vùng này qua vùng khác, từ bộ phận dân cư có thu nhập cao sang bộ phận dân cư có thu nhập thấp hơn, góp phần giảm mức chênh lệnh giữa vùng này với vùng khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác, từ đó cải thiện đời sống con người Kinh tế phát triển, thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại và liên doanh liên kết trong hoạt động du lịch, nên du lịch phát triển trên phạm vi càng rộng hơn ra các nước, khu vực và quốc tế.

1.2.3 Dân số và lao động

Yếu tè con người có vai trò quyết định đến sự thành bại của mọi hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội tất nhiên là cả du lịch Trong lịch sử phát triển không Ýt quốc gia không giàu về tài nguyên, không nhiều về vốn nhưng có đội ngũ lao động giỏi có chính sách đúng và khai thác sử dụng có hiệu quả năng lực chất xám của dân tộc, nên đã đưa đất nước từ nghèo nàn trở thành nước công nghiệp phát triển Nắm vững dân số, thành phần dân tộc, đặc điểm, cấu trúc, sự phân bổ và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch

Dân số là nguồn cung cấp lao động cho ngành du lịch đồng thời là thị trường tiêu thụ sản phẩm du lịch, dân số càng đông chất lượng cuộc sống càng cao thì số người tham gia du lịch càng nhiều, tác động thúc đẩy du lịch phát triển nhanh Sù gia tăng dân số, tăng mật độ, tăng tuổi thọ trung bình, sự phát triển đô thị, và các yếu tố như giới tính, tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, thu nhập dân cư, đều ảnh hưởng đến nhu cầu về sản phẩm du lịch Phát triển du lịch là một kênh để giải quyết lao động tùy theo mật độ dân số hay trình độ

Trang 23

tay nghề của lao động mà có thể đào tạo bố trí cho phù hợp với yêu cầu công việc của từng loại hình du lịch, cũng như từng khâu công việc của hoạt động

du lịch Nếu lực lượng lao động có chuyên môn phù hợp, bố trí sử dụng hợp

lý thì sẽ góp phần thúc đẩy du lịch phát triển nhanh chóng và đúng hướng, còn ngược lại thì sẽ làm trì hoãn sự gia tăng du lịch

Tỉnh Quảng Nam có dân số đông hơn 1,4 triệu người, phân bố trên một địa bàn rộng lớn.Người Quảng Nam cần cù, chịu khó, ham hiểu biết, thân thiện và hiếu khách, song lao động đã qua đào tạo tay nghề chiếm tỷ lệ thấp (25%), nghề cho du lịch lại càng thấp, khả năng sử dụng ngoại ngữ hạn chế Đây là một khó khăn về nhân lực tham gia hoạt động du lịch

1.2.4 Kết cấu hạ tầng và môi trường

Cũng như các ngành kinh tế khác kết cấu hạ tầng là điều kiện để du lịch phát triển, nhất là hệ thống giao thông vận tải cả đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và mạng lưới bưu chính viễn thông Đây là lĩnh vực rất quan trọng, tác động trực tiếp đến hoạt động và phát triển du lịch

Ở Quảng Nam, hệ thống kết cấu hạ tầng tuy chưa hiện đại nhưng tương đối đồng bộ Quảng Nam cách Đà Nẵng về phía nam 65 km với sân bay quốc tế Đà Nẵng có đường bay đến hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam A, có sân bay Chu Lai, nơi trung chuyển hàng hóa và hành khách ở miền trung, theo quy hoạch sân bay Chu Lai là sân bay có quy mô lớn của Việt Nam Quảng Nam có gần 100km quốc lộ 1A và trên 1500 km quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh, trong đó có những tuyến rất quan trọng như quốc lộ 14E từ quốc lộ 1A dọc lên các huyện phía tây của tỉnh qua đường Hồ Chí Minh và đến cửa khẩu Nam Giang giữa tỉnh Quảng Nam và tỉnh Sê Công Lào Đường nam Quảng Nam từ thành phố Tam Kỳ qua các vùng chiến lược phía tây nam của tỉnh giáp với huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, nối Quảng Nam với Tây Nguyên, vùng có tiềm năng to lớn để phát

Trang 24

triển kinh tế, du lịch của Việt Nam Trên địa bàn Quảng Nam có gần 70 km đường Hồ Chí Minh, chạy dọc theo phía đông chân dãy Trường Sơn lịch

sử, đi qua nhiều vùng văn hóa các dân tộc thiểu số, nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên là tiềm năng to lớn để du lich phát triển Đường sắt qua địa phận Quảng Nam dài hơn 80km, có 4 nhà ga trong đó ga Tam Kỳ đang được đầu tư nâng cấp, để trở thành ga lớn ở miền Trung Quảng Nam có cảng biển Kỳ Hà nằm trong khu kinh tế mở Chu Lai Hàng năm hoạt động của cảng đem lại cho tỉnh trên 600 tỷ đồng Cảng Kỳ Hà đang được đầu tư nâng cấp để trở thành cảng nước sâu đón tàu 6 - 7 vạn tấn vào năm 2010 phục vụ cho việc trung chuyển hàng hóa ở miền Trung, Tây Nguyên và khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai

Điện lưới quốc gia đã đến 100% số xã (233 xã) và đã có 90% số hộ được dùng điện để sản xuất và sinh hoạt Hệ thống thông tin liên lạc điện thoại đã đến 95% số xã, có 65% số xã có bưu điện văn hóa Ở Hội An, Tam Kỳ phần lớn đã sử dụng Internet tốc độ cao

Sù quan hệ giữa môi trường và du lịch là rất gắn bó Du lịch không thể phát triển khi môi trường không tốt, môi trường bị ô nhiễm, nhất là ô nhiễm không khí, nguồn nước là những vấn đề hết sức bức bách đáng quan tâm Những cơ quan chức năng, các ngành, các cấp và toàn xã hội có trách nhiệm tham gia tích cực vào bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch Quy hoạch phát triển du lịch xây dựng các công trình phục vụ du lịch đều phải tính đến vấn đề bảo vệ môi trường

1.2.5 Cơ chế chính sách và an ninh quốc gia

Cơ chế, chính sách và yếu tố an ninh quốc gia là những điều kiện hết sức quan trọng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa Chủ trương đường lối và hệ thống chính sách đúng đắn, an ninh quốc gia ổn định sẽ tạo môi trường cho du lịch phát triển đúng hướng, bền vững, ngược lại, du lịch

Trang 25

không những không phát triển mà còn làm tổn hại đến nền kinh tế quốc dân Đường lối chính sách phát triển du lịch là một bộ phận trong tổng thể đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội nhằm định hướng và tạo ra môi trường pháp lý cho du lịch phát triển Đường lối chính sách đó được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, trong pháp luật của Nhà nước, sự tham gia cụ thể hóa của các Bộ, ngành, địa phương và sự hưởng ứng thực hiện của cộng đồng dân

cư Nhà nước cần lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, xác định vị trí của

du lịch trong nền kinh tế quốc dân; xây dựng các chương trình phát triển du lịch, xác định những chỉ tiêu, biện pháp cụ thể phát triển du lịch trong từng kỳ

kế hoạch ngắn hạn, dài hạn

Vấn đề an ninh quốc gia là yếu tố tác động trực tiếp đến phát triển du lịch, an ninh quốc gia, khu vực ổn định trật tự an toàn xã hội đảm bảo là môi trường để du lịch phát triển Yếu tố an ninh quốc gia bao gồm vấn đề

ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo hiểm sinh mạng cho khách du lịch Một quốc gia, một địa phương muốn có môi trường tốt để phát triển du lịch phải ổn định chính trị giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tuyệt đối không có tình trạng cướp giật, hành hung khách du lịch, không có người ăn xin, Ðp buộc khách du lịch mua hàng lưu niệm, phương tiện vận chuyển phải hiện đại, tuyệt đối an toàn, nơi ăn uống, nghỉ ngơi phải tiện nghi, an toàn, thân thiện, mến khách; khách sạn phải có nội quy và được giữ gìn trật tự, đảm bảo cho khách lưu trú tuyệt đối an toàn, tạo Ên tượng tốt đẹp cho du khách, làm cho khách đến rồi không muốn đi,

đi rồi muốn quay trở lại

Việt Nam trong những năm gần đây được thế giới công nhận là một trong những quốc gia ổn định, an toàn nhất trên thế giới Đây cũng là điều kiện tốt để phát triển đất nước nói chung và ngành du lịch nói riêng

Trang 26

1.3 MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA

1.3.1 Một số kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ở Trung Quốc

Trung Quốc là nước đang phát triển ở Châu Á, có diện tích lớn, dân số đông nhất thế giới, giàu tài nguyên du lịch nhân văn Những năm gần đây cùng với những thành tựu to lớn về kinh tế, ngành du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa phát triển vượt bậc đem lại thu nhập lớn cho GDP của Trung Quốc Lịch sử hình thành và phát triển ngành du lịch Trung Quốc có khá nhiều điểm giống lịch sử hình thành và phát triển ngành du lịch Việt Nam Ở đây xin nêu lên một số Ýt, nhưng rất cơ bản về kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ở Trung Quốc, có thể là những kinh nghiệm cho du lịch Việt Nam nói chung, Quảng Nam nói riêng trong quá trình phát triển

1.3.1.1 Hoàn thiện thể chế quản lý du lịch, tách quản lý nhà nước với quản lý của doanh nghiệp, tăng cường tính tự chủ của doanh nghiệp

Trung Quốc nhấn mạnh vai trò của cơ quan hành chính quản lý nhà nước

về du lịch Cơ quan hành chính về du lịch có trách nhiệm thực thi chiến lược, chủ trương của Chính phủ về du lịch, xây dựng thể chế quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành du lịch Chức năng của cơ quan quản lý là hướng vào quản lý thị trường, lấy quy hoạch, chỉ đạo, phối hợp, hoạch định chính sách và luật lệ, làm chức năng chủ yếu tạo môi trường bên ngoài tốt cho doanh nghiệp phát triển; thông qua quy hoạch, pháp luật, chính sách để hướng dẫn thị trường, xây dựng quy tắc thị trường tiến tới phối hợp giám sát, duy trì trật tự thị trường Về hình thức quản lý là quản lý gián tiếp thay cho quản lý trực tiếp trước đây, về biện pháp quản lý phải chuyển từ biện pháp hành chính mệnh lệnh truyền thống sang biện pháp hành chính có tính quy hoạch mới Thực hiện tách quản lý hành chính khỏi quản lý doanh nghiệp một cách triệt

để đối với toàn bộ ngành nghề du lịch, trong nội bộ doanh nghiệp thực hiện và hoàn thiện chế độ khoán, tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh

Trang 27

nghiệp, tăng mức sống và khả năng sáng tạo của doanh nghiệp để doanh nghiệp thực sự là thực thể kinh tế, tự chủ kinh doanh, tự chịu lời lỗ, tự mình phát triển thành doanh nghiệp mạnh, đầy sức sống trong cuộc cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

1.3.1.2 Phương châm phát triển du lịch của Trung Quốc là kết hợp hài hoà lợi Ých kinh tế, lợi Ých xã hội và lợi Ých sinh thái

Trung Quốc đặt ra những phương châm phát triển du lịch phù hợp với điều kiện của Trung Quốc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, như Quốc hội Trung Quốc có Nghị quyết: "Tăng cường công tác du lịch, nhấn mạnh du lịch phải xuất phát từ thực tế Trung Quốc, từng bước đi theo con đường du lịch, phù hợp với tình hình Trung Quốc ngày càng phát triển thịnh vượng, theo kiểu Trung Quốc" [18, tr.442] Phát triển du lịch, trước tiên là nhằm tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc với nhân dân thế giới, và tăng thu nhập cho nhà nước Phương châm phát triển du lịch của Trung Quốc

là hữu nghị trên hết, điều đó cũng đem lại lợi Ých kinh tế, lợi Ých chính trị

Vì thế phải xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa lợi Ých kinh tế, lợi Ých xã hội

và lợi Ých sinh thái, quyết không phiến diện theo đuổi hiệu quả kinh tế mà bất kể hiệu quả xã hội và hiệu quả sinh thái như một số nước trên thế giới Trung Quốc chủ trương phải cảnh giác sự xói mòn của lối sống hủ bại lai căng, cấm đĩ điếm, đánh bạc, ma túy, xâm hại văn hóa, ô nhiễm môi trường, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động du lịch văn minh lành mạnh Ngành du lịch Trung Quốc phải xây dựng trên cơ sở tài nguyên du lịch, lịch

sử lâu đời, văn hóa sáng lạng, phong cảnh tươi đẹp, truyền thống vẻ vang và cuộc sống mới dạt dào khí thế "Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn, là một quốc gia văn minh cổ có lịch sử lâu đời, có văn hóa cổ đại phong phú đa dạng, nhiều di tích thắng cảnh, đất nước Trung Quốc có màu sắc thần bí, Trung Quốc có sức hút rất lớn đối với nhân dân các nước" [18, tr 445] Do vậy, du

Trang 28

lịch Trung Quốc phải phát huy và làm nổi bật màu sắc của quốc gia, của địa phương và của dân tộc Đó là con đường sống còn của ngành du lịch Trung Quốc.

1.3.1.3 Về cơ chế, chính sách Trung Quốc chủ trương xã hội hoá phát triển du lịch

Nhà nước Trung Quốc chủ trương phát triển du lịch theo hướng hiện đại, biết đón đầu đi trước một cách hợp lý Nhà nước hỗ trợ chính sách, hỗ trợ thuế, huy động vốn đầu tư từ nước ngoài, phát hành chứng khoán, cổ phiếu du lịch, xây dựng vốn du lịch.v.v , làm cho ngành du lịch thực sự trở thành ngành trụ cột trong nền kinh tế quốc dân Trung Quốc chủ trương xã hội hóa mạnh hoạt động du lịch "Phương châm Nhà nước, tập thể, cá nhân, nước ngoài cùng đầu tư phát triển du lịch thì ngành du lịch mới trở thành sản nghiệp trụ cột, sản nghiệp đầu rồng" [18, tr 447] Trung Quốc chủ trương song song với việc tích cực phát triển, cũng cần làm theo khả năng, phải tỉ mỉ

và khoa học, làm tốt từng khâu công việc thông qua công tác điều tra, dự đoán

và khai thác thị trường, không nên tham to cầu toàn, nặn ra sự phồn vinh giả tạo, "kinh tế bong bóng xà phòng", có như vậy thì du lịch Trung Quốc mới từng bước vững chắc, đảm bảo tính phát triển liên tục

1.3.1.4 Coi trọng việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho du lịch cả về lập trường, quan điểm, đạo đức và trình độ lành nghề

- Trung Quốc coi nhân lực là yếu tố quyết định thành bại của du lịch, đồng thời là tài nguyên to lớn để khai thác và phát triển du lịch Trung Quốc tập trung bồi dưỡng nhân tài cho du lịch thông qua hai hình thức là giáo dục chuyên nghiệp bằng hình thức đào tạo chính quy, do Nhà nước thực hiện và hình thức huấn luyện không chính quy, do các doanh nghiệp hoạt động du lịch thực hiện Nội dung đào tạo nhân tài cho du lịch cũng rất cụ thể Trước tiên, phải xây dựng tình yêu nước Trung Quốc quan niệm, trước du khách thì

Trang 29

mỗi nhân viên du lịch đều thay mặt cho cả quốc gia, phải tự giác giành danh

dù cho quốc gia, bảo vệ sự tôn nghiêm của quốc gia và dân tộc, dám đấu tranh với tất cả những người và việc làm nhục quốc thể và dân tộc Thứ hai là phải yêu công việc của mình, phải có lòng yêu nghề mãnh liệt, tinh thần trách nhiệm, tính tiến thủ và tinh thần khai phá sáng tạo Phải cần cù, thật sự cầu thị, dám làm việc nặng, dám chịu nguy hiểm trong công tác, chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước xã hội, trước khách hàng Thứ ba là phải xử lý tốt, đúng đắn mối quan hệ giữa ba mặt: nhà nước, tập thể và cá nhân, đặt lợi Ých của nhà nước, tập thể lên trên lợi Ých cá nhân, toàn tâm, toàn ý phục vụ du khách; đồng thời phải xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa lợi Ých trước mắt và lợi Ých lâu dài Thứ tư phải có năng lực chống lại sự ô nhiễm tinh thần, sự ăn mòn tư tưởng của lối sống lai căng từ bên ngoài

Về chuyên môn nghiệp vụ, nhân viên làm du lịch phải có tố chất văn hóa, nắm vững kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý, pháp luật, tâm lý học, Phải hiểu biết về tài nguyên du lịch như quá trình diễn biến của lịch sử, non sông gấm vóc của tổ quốc Phải có kiến thức về thế giới, về một số quốc gia trên thế giới; đồng thời phải hiểu biết nhất định về kinh tế, xã hội Nhân viên du lịch còn cần nắm vững kiến thức nhất định về chuyên môn, kiến thức mới về du lịch, không ngừng

mở rộng tầm nhìn, nhận thức được vị trí và tác dụng cương vị công tác của mình, bao quát được toàn cục, làm tốt chức năng của mình, mới có thể phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành du lịch

1.3.2 Kinh nghiệm nổi bật về phát triển du lịch ở Singapore là coi

du lịch là ngành mũi nhọn, trong đó du lịch văn hoá là trụ cột, quan tâm đặc biệt đến phát triển giao thông vận tải hiện đại

Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Singapore Dân

số chỉ 4 triệu người và diện tích 600km2, hằng năm Singapore thu hút gần 8 triệu lượt khách du lịch, tạo thu nhập khoảng 11 tỷ đô la Singapore và giải

Trang 30

quyết gần 200 ngàn việc làm Có được kết quả nổi bật như vậy là nhờ Singapore giải quyết tốt những vấn đề sau đây:

Singapore coi du lịch văn hóa là trụ cột trong chiến lược phát triển du lịch của quốc gia Nhà nước xây dựng chiến lược giữ gìn, bảo vệ, phát huy các di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh của quốc gia, "Từ năm 1980, Chính phủ Singapore đầu tư hàng triệu USD tôn tạo, nâng cấp các di tích văn hóa lịch sử và thắng cảnh, biến những nơi này thành trung tâm du lịch" [17, tr.16].Lĩnh vực thứ hai mà Singapore quan tâm là xây dựng hệ thống giao thông vận tải Nhà nước đầu tư xây dựng giao thông theo hướng hiện đại, tiện nghi và an toàn cả đường bộ, đường hàng không, đường biển Sân bay Changi dù liên tục được bầu là sân bay tốt nhất thế giới nhưng hiện nay vẫn đang được đầu tư 1,8 tỷ đô la Singapore để nâng cấp Về các dịch vụ cho du lịch, Singapore là một thủ đô Èm thực và mua sắm bậc nhất Châu Á Trong quá trình phát triển, Singapore tập trung xây dựng thành trung tâm triển lãm, trung tâm hội nghị, trung tâm dịch vụ và giải trí hàng đầu Châu Á, nhằm thực hiện mục tiêu tăng khách du lịch lên 17 triệu lượt người, thu nhập từ du lịch 30 tỷ đô la Singapore và tạo 250.000 việc làm vào năm 2015

Tóm lại, du lịch là hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến Du lich phát triển

kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác và thúc đẩy chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, giải quyết nhiều vấn đề xã hội, góp phần nâng cao vị thế của đất nước, mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế của Việt Nam

Du lịch văn hoá là loại hình du lịch có tính chất tổng hợp, vừa có đặc điểm chung của ngành du lịch, vừa có những nét đặc thù, đặc biệt du lịch văn hoá gắn bó chặt chẽ với việc bảo tồn, phát huy những di sản văn hoá Có nhiều nhân tố tác động đến phát triển du lịch văn hoá, như truyền thống văn hoá, trình độ phát triển kinh tế xã hội, yếu tố dân số, lao động, kết cấu hạ tầng

và môi trường, cơ chế chính sách, an ninh quốc gia

Trang 31

Quảng Nam có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch văn hoá.Việc đề ra những cơ chế, chính sách, cũng như nghiên cứu vận dụng những kinh nghiệm phát triển du lịch văn hoá của các nước, đặc biệt là của Trung Quốc, của Singapore là hết sức cần thiết cho sự phát triển du lịch ở Quảng Nam.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ DU LỊCH VĂN HÓA

Ở TỈNH QUẢNG NAM

2.1 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH, DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH QUẢNG NAM

2.1.1 Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Quảng Nam về phát triÓn du lịch

Trong những năm qua, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xuất phát từ tiềm năng to lớn của du lịch tỉnh Quảng Nam, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Nam đã sớm nhìn thấy vai trò vị trí của ngành Du lịch trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa tỉnh Quảng Nam Ngay sau khi được tái lập, năm 1997 tỉnh Quảng Nam đã bắt tay vào việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch thời kỳ 1999 - 2010, được Uỷ ban Nhân dân tỉnh ra quyết định phê duyệt ngày 28/11/1999 Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các kế hoạch cụ thể phát triển du lịch Quảng Nam trong giai đoạn 1999 - 2010

Ngày 15/7/2003, Tỉnh ủy Quảng Nam ra Nghị quyết số 09-NQ/TU về định hướng chiến lược phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2015 Nghị quyết đã xác định:

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vị trí quan trọng trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Quảng Nam Phát triển du lịch nhằm đảm bảo lợi Ých cộng đồng, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống

Trang 32

vật chất, tinh thần của nhân dân Tập trung nâng cao chất lượng, quy

mô hiệu quả hoạt động du lịch [28, tr.427]

Tỉnh Quảng Nam có quan điểm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển du lịch với giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá, giữa giá trị truyền thống với yếu tố hiện đại, tạo điều kiện để tiếp cận, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động du lịch, chú trọng phát triển đa dạng các loại hình du lịch, nhất là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái Phát triển du lịch Quảng Nam gắn với chiến lược phát triển du lịch Quốc gia, nhất là miền Trung và các địa phương trong "Hành trình di sản văn hóa thế giới" Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, cả môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội Trong mục tiêu phát triển du lịch Tỉnh

ủy Quảng Nam cũng xác định: "Phát triển nhanh, bền vững để du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tăng thu nhập cho xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh của tỉnh, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội phát triển" [28, tr 428]

Ngày 22/8/2003, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ra Quyết định số 91/2003/QĐ-UB về việc ban hành Đề án phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 Đề án đã xác định một cách đúng đắn các mục tiêu và giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2003 - 2015 Để đáp ứng nhu cầu phát triển và quản lý nhà nước về du lịch theo đề nghị của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định thành lập Sở Du lịch tỉnh Quảng Nam trong năm 2002, và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh vào tháng 11 năm 2005

Nhờ sự nhận thức đúng đắn và có những chủ trương, chính sách cụ thể của Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam về phát triển du lịch, trong những năm qua, ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 20% và đầu tư cho du lịch những năm qua cũng tăng

Trang 33

đáng kể, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho du lịch, đầu tư về cơ sở vật chất cho du lịch, đầu tư làm tốt công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

2.1.2 Nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch, du lịch văn hóa

Nhờ sù quan tâm đặc biệt của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh đối với ngành Du lịch Quảng Nam, với quan điểm: "Phát triển du lịch gắn với lợi Ých cộng đồng" [34, tr.465] và làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân về tài nguyên du lịch, về vai trò vị trí của du lịch trong chiến lược phát triển của tỉnh nên nhận thức của cộng đồng về du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng là đúng đắn và càng ngày càng có những chuyển biến rất rõ nét Từ nhận thức đó, cộng đồng dân cư Quảng Nam đã có những đóng góp thiết thực trong công tác xã hội hóa về du lịch, tham gia hoạt động du lịch ở các địa phương; một phong trào rộng lớn ở Quảng Nam đó là "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", tham gia bảo vệ các di sản văn hóa, nhất là Hội An và Mỹ Sơn Nhân dân Hội An, chủ nhân của di sản văn hóa thế giới

đã đóng góp cùng Nhà nước để giữ gìn phố cổ Hội An, xây dựng Hội An thành thị xã văn hóa, đô thị du lịch; đóng góp tiền, vốn cùng với Nhà nước trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, nhà cổ, thực hiện các chủ trương như

"Đêm rằm phố cổ", "Phố cổ không có tiếng động cơ", "Hội An xanh, sạch, đẹp và văn minh" Phong trào nhân dân tham gia bảo vệ, quản lý các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng diễn ra từ đô thị, đồng bằng đến miền núi; tham gia đóng góp xây dựng các thiết chế văn hóa, nhất là hình thức nhà làng truyền thống mang bản sắc văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số Hưởng ứng chủ trương phát triển du lịch cộng đồng, nhiều làng nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ được phục hồi, phát triển như làng đúc đồng Phước Kiều ở Điện Bàn, làng dệt truyền thống Mã Châu ở Duy Xuyên, làng gốm

Trang 34

Thanh Hà, làng rau Trà Quế, nghề mộc Kim Bồng ở Hội An, góp phần làm cho tài nguyên du lịch càng phong phú, đa dạng thúc đẩy du lịch phát triển.Tuy sớm nhận thức được vai trò quan trọng của du lịch, đề ra phương hướng, chủ trương, xác định mục tiêu, chỉ tiêu, nhưng vẫn còn những mặt hạn chế, như những giải pháp thực hiện thiếu đồng bộ, nhất là giải pháp về đầu tư cho du lịch, dẫn tới du lịch phát triển không đồng đều giữa các vùng, phần lớn tập trung ở Hội An, Mỹ Sơn là những tài nguyên du lịch sẵn có, do lịch sử để lại Trong khi đó một vùng rộng lớn ở phía Nam và phía Tây của tỉnh, du lịch chậm phát triển vì không được đầu tư khai thác tiềm năng du lịch ở đây, loại hình du lịch ở Quảng Nam cũng nghèo nàn, hiện nay chủ yếu là du lịch văn hóa gắn với khai thác triệt để Hội An và Mỹ Sơn.

Xác định phát triển du lịch gắn với tài nguyên nhân văn, phát triển văn hóa, nhưng lại thiếu chủ trương, cơ chế chính sách cụ thể để đầu tư tôn tạo nâng cấp các di tích văn hóa, lịch sử, kể cả hai di sản văn hóa thế giới là Hội

An và Mỹ Sơn Do vậy nhiều di sản văn hóa ở Quảng Nam có nguy cơ xuống cấp, mất đi giá trị văn hóa nguyên gốc của nó

Coi ngành du lịch là kinh tế mũi nhọn nhưng chậm có cơ quan quản lý

du lịch chuyên ngành, cuối năm 2002 tỉnh mới thành lập Sở Du lịch và đến cuối năm 2005 tỉnh mới thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh, do vậy những chủ trương định hướng phát triển du lịch cũng chậm được tổ chức thực hiện, chậm đi vào cuộc sống

Chỉ có nhân dân ở những vùng du lịch phát triển đã phần nào hiểu đúng

về du lịch và tham gia hoạt động du lịch, còn ở các vùng khác vẫn thờ ơ, trong khi đó công tác tuyên truyền, quảng bá còn rất hạn chế

Chưa có một chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho du lịch, trong khi tiềm năng du lịch là rất lớn, đặc biệt là du lịch văn hóa, một loại hình du lịch đòi hỏi có nguồn nhân lực chất lượng cao

Trang 35

Đánh giá về du lịch Quảng Nam, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã nhận định

"Nhận thức về du lịch tuy có bước chuyển biến đáng kể nhưng chưa nhất quán trong cộng đồng xã hội, chưa thật sự xem du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội Công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư chưa được chú trọng, ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường, tài nguyên du lịch chưa được phát huy triệt để" [34, tr 461]

2.2 NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG DU LỊCH VĂN HÓA Ở QUẢNG NAM

Du lịch văn hóa là loại hình chiếm ưu thế tuyệt đối trong ngành du lịch Quảng Nam trong những năm qua

2.2.1 Mức gia tăng lượng khách du lịch vào Quảng Nam cao hơn mức tăng trung bình của lượng khách vào miền Trung, đặc biệt là khách

du lịch quốc tế luôn vượt trội so với khách du lịch nội địa

Mức gia tăng lượng khách đến tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1995 - 2000 đạt mức bình quân là 21,71%/năm; giai đoạn 2001 - 2005 là 23,22%/năm Tốc độ trên tương đối cao so với tốc độ trung bình của số lượng khách đến các tỉnh miền trung Trung bé (gồm các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa) giai đoạn 1995 - 2000 là 9,60%/năm, giai đoạn 2001- 2005 là 17,5 %/năm

Bảng 2.1: Hiện trạng khách du lịch đến Quảng Nam và các tỉnh

miền trung Trung bé giai đoạn (2001 -2005)

Đơn vị tính: lượt khách

Tỉnh,

Tăng TB năm (2001-2005)

Khách quốc tế 134.399 170.000 164.518 214.000 280.000 20,81% Khách nội địa 30.439 40.000 87.702 106.184 120.000 37,40%

Trang 36

Các tỉnh miền trung

Trung bé. 1.450.866 1.702.775 1.649.394 2.144.290 2.732.274 17,15%

Tỷ lệ so với vùng 11,36% 12,33% 15,29% 14,93% 13,91%

Nguồn: Sở Du lịch Quảng Nam.

Lượng khách du lịch đến Quảng Nam trong 10 năm qua tăng nhanh chóng, từ 45.436 lượt khách năm 1995 đến năm 2000 tăng lên 122.694 lượt khách và đến năm 2005 là 380.000 lượt khách Năm 1995 lượng khách đến Quảng Nam chỉ chiếm 6,00% lượng khách đến các tỉnh miền trung Trung bộ, đến năm 2000 chiếm 10,19% và đến năm 2005 chiếm 13,91% (bảng 2.1).Quảng Nam là địa bàn du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế Lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam luôn vượt trội so với khách du lịch nội địa, có những năm hơn 4 lần (năm 2001, 2002) Năm 1995 có đến 81,23% lượng khách du lịch đến Quảng Nam là khách quốc tế, đến năm 2005 tuy có giảm nhưng vẫn ở mức độ cao chiếm 68,42% Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế giai đoạn 1995 - 2000 là 20,64%/năm, giai đoạn 2001-

2005 là 20,8%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của các tỉnh trong khu vực như Thừa Thiên Huế 12,24%, Đà Nẵng 8,77%, Quảng Ngãi 15,53%, Bình Định 12%

Khách quốc tế đến Quảng Nam năm 1995 chiếm 12,270% tổng lượng khách đến các tỉnh miền trung Trung bộ, năm 2000 chiếm tỷ trọng 18,78% đến năm 2005 lên 29,48% tổng lượng khách đến các tỉnh miền trung Trung bé

Bảng 2.2: Khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam so sánh với các

tỉnh miền trung Trung bé giai đoạn 2001-2005

Đơn vị tính: lượt khách

Tỉnh,

Tăng TB năm (2001 -2005)

Trang 37

Nguồn: Sở du lịch Quảng Nam.

Trong những năm qua, khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam tăng dần, trong đó khách du lịch là người Pháp chiếm tỷ trọng cao nhất, bình quân các năm (2001-2005) chiếm 18,62% tổng khách quốc tế đến Quảng Nam, tiếp theo là khách Óc chiếm 11,58%, khách Anh chiếm 10,8%, khách Đức chiếm 8,8%, khách Mỹ chiếm 7,43% Khách đến từ các nước trong khu vực Châu Á chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu, nhưng có xu hướng tăng dần trong các năm gần đây

Khách du lịch nội địa đến Quảng Nam Ýt hơn nhiều so với khách du lịch quốc tế, năm 2003 lượng khách nội địa đến Quảng Nam là 87.702 lượt khách, chiếm 34,77% tổng lượng khách đến Quảng Nam Năm 2004 con số tương ứng là 106.184 và 33,16%, năm 2005 là 120.000 và 31,58%

Tốc độ tăng trưởng của số lượng khách du lịch nội địa đến Quảng Nam trong giai đoạn 2001- 2005 đạt 40,91%/năm so với 19,98% ở các tỉnh miền trung Trung bé Có tốc độ tăng trưởng cao là do xuất phát điểm của lượng khách nội địa đến Quảng Nam thấp, nếu xét trên thực tế lượng khách du lịch nội địa của Quảng Nam so với số lượng khách du lịch trong vùng này chỉ chiếm một tỷ lệ thấp, năm 2004 là 7,59%, năm 2005 là 6,71%

Bảng 2.3: Khách du lịch nội địa đến Quảng Nam so sánh với các tỉnh

miền trung Trung bé giai đoạn 2001-2005

Đơn vị tính: lượt khách

Trang 38

Tỉnh thành phố 2001 2002 2003 2004 2005

tăng bình quân /năm (2001-2005)

Nguồn: Sở Du lịch Quảng Nam

Mười năm qua, đặc biệt là từ năm 2001- 2005, lượng khách du lịch đến Quảng Nam hàng năm có sự gia tăng liên tục với tốc độ cao, đáng chú ý là lượng khách du lịch quốc tế vượt qua số lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng.Thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế năm 2005 là 2,19 ngày, của khách nội địa 1,54 ngày

Quảng Nam còn có lượng khách đến tham quan rất lớn và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cao, gấp 2,15 lần số lượt khách lưu trú Nếu tính cả lượng khách tham quan và khách du lịch lưu trú thì tổng lượng khách lên đến 1,2 triệu lượt Tuy chưa có đầy đủ số liệu về khách tham quan của các tỉnh trong vùng để so sánh, nhưng rõ ràng Quảng Nam là tỉnh có lượng khách tham quan hàng đầu ở khu vực miền trung

Khách du lịch quốc tế tuy có tăng và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng khách đến Quảng Nam, nhưng thị trường khách quốc tế không nhiều, đặc biệt là ở các nước trong khu vực, các nước láng giềng như Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Châu Á chiếm tỷ trọng rất Ýt, thậm chí một số thị trường truyền thống như Nhật Bản, Anh, Pháp , có xu hướng giảm

Phần lớn khách nội địa đến tham quan là chủ yếu, số lượng lưu trú Ýt, thời gian lưu trú của khách, đặc biệt là khách nội địa ngắn, nên chi tiêu của du khách không lớn

Trang 39

2.2.2 Doanh thu từ du lịch ở Quảng Nam tăng liên tục với tốc độ cao

Hiện nay, trong ngành du lịch dùng cả hai khái niệm khi đánh giá hiệu quả của du lịch Một là doanh thu du lịch, chỉ tính doanh thu của bản thân ngành du lịch, không kể các khoản thu từ khách du lịch của các tổ chức, cá nhân ngoài ngành Hai là thu nhập du lịch để chỉ tất cả các khoản thu từ khách

du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, trong quá trình thực hiện chuyến

đi của mình khách du lịch chi trả cho nhiều loại dịch vụ khác nhau, do nhiều

tổ chức, cá nhân thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau cung cấp, do đó nếu chỉ tính doanh thu du lịch thì không thể đánh giá hết đóng góp của ngành du lịch cho đất nước, cho địa phương Thu nhập du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả từ lưu trú, ăn uống, đến vận chuyển khách du lịch,

và các dịch vụ khác, , không phải chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn

do nhiều ngành khác có tham gia phục vụ khách du lịch thu, trong đó có những dịch vụ khó thống kê hết, như dịch vụ y tế, ngân hàng, văn hóa, bảo hiểm, bưu chính viễn thông,

Bảng 2.4: Doanh thu du lịch của tỉnh Quảng Nam, so sánh với doanh

thu du lịch các tỉnh miền trung Trung bé giai đoạn 2001- 2005

Đơn vị: Tỷ đồng

Tỉnh,

Tăng TB/năm (2001-2005)

Trang 40

Doanh thu du lịch của Quảng Nam gia tăng liên tục về giá trị tuyệt đối, năm sau cao hơn năm trước và giữ được tốc độ tăng trưởng ở mức độ khá cao Năm 2000 đạt doanh thu là 43,515 tỷ đồng, chiếm 7,62 % tổng doanh thu các tỉnh miền trung Trung bộ Năm 2005 doanh thu đạt 280 tỷ đồng, chiếm 25,50% tổng doanh thu trong vùng, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm giai đoạn 2001 - 2005 là 37,30%.

Năm 2005, cơ cấu doanh thu du lịch của Quảng Nam, chủ yếu vẫn là thu

từ lưu trú, chiếm 60,71% tổng doanh thu, sau đó đến doanh thu từ dịch vụ ăn uống, vận tải chiếm 19,46%, thăm quan chiếm 7,86%, doanh thu từ các dịch

vụ khác chiếm 6,61%

Bảng 2.5: Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001 -2005

TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Dthu (tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Dthu (tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Dthu (tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Dthu (tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Dthu (tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Nguồn: Sở Du lịch Quảng Nam.

2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được tăng cường cả về

số lượng và chất lượng nhưng chưa đều khắp

Ngày đăng: 15/10/2014, 22:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1:  Hiện trạng khách du lịch đến Quảng Nam   và các tỉnh - du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam
Bảng 2.1 Hiện trạng khách du lịch đến Quảng Nam và các tỉnh (Trang 35)
Bảng 2.2:  Khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam so sánh với các - du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam
Bảng 2.2 Khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam so sánh với các (Trang 36)
Bảng 2.3: Khách du lịch nội địa đến Quảng Nam so sánh với các tỉnh - du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam
Bảng 2.3 Khách du lịch nội địa đến Quảng Nam so sánh với các tỉnh (Trang 37)
Bảng 2.4: Doanh thu du lịch của tỉnh Quảng Nam, so sánh với doanh - du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam
Bảng 2.4 Doanh thu du lịch của tỉnh Quảng Nam, so sánh với doanh (Trang 39)
Bảng 2.5: Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001 -2005 - du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam
Bảng 2.5 Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001 -2005 (Trang 40)
Bảng 2.6: Cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Quảng Nam, năm 2005 - du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam
Bảng 2.6 Cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Quảng Nam, năm 2005 (Trang 41)
Bảng 2.8: Cơ cấu về trình độ nghiệp vụ của lao động du lịch Quảng - du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam
Bảng 2.8 Cơ cấu về trình độ nghiệp vụ của lao động du lịch Quảng (Trang 44)
Bảng 2.10: Tổng hợp các dự án đầu tư vào lĩnh vực  du lịch trên địa - du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam
Bảng 2.10 Tổng hợp các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa (Trang 46)
Bảng các dự án đầu tư tôn tạo di sản văn hóa tỉnh Quảng Nam - du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam
Bảng c ác dự án đầu tư tôn tạo di sản văn hóa tỉnh Quảng Nam (Trang 82)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w