1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ Đề Phát Triển Du Lịch Văn Hoá Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Đề Tài Bảo Tồn Và Phát Huy Những Giá Trị Văn Hóa Của Dinh Độc Lập Với Vấn Đề Phát Triển Du Lịch.pdf

36 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 10,04 MB

Nội dung

CHỦ ĐỀ: PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁTẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA DINH ĐỘC LẬP VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

Trang 1

CHỦ ĐỀ: PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA DINH ĐỘC LẬP VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Sinh viên thực hiện: Nhóm 6 Nguyễn Ngọc Thanh Thư D22QL116

Trang 2

KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT

CHỦ ĐỀ: PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA DINH ĐỘC LẬP VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1 Một số khái niệm cơ bản 6

1.1.1 Khái niệm về bảo tồn và phát huy 6

1.1.2 Khái niệm giá trị và giá trị văn hóa 7

1.1.3 Khái niệm phát triển và phát triển du lịch 8

1.1.4 Khái niệm di tích lịch sử văn hóa 9

1.2 Mối liên hệ giữa việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa và việc phát triển du lịch 9

Tiểu kết chương 1 11

CHƯƠNG 2: CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TẠI DINH ĐỘC LẬP VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐÂY 12

2.1 Tổng quan về hoạt động du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh 12

2.2 Vài nét về Dinh Độc Lập 14

2.3 Mối tương quan giữa du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và du lịch tại Dinh Độc Lập 14

2.4 Những giá trị tại Dinh Độc Lập 15

2.4.1 Giá trị lịch sử 15

2.4.2 Giá trị kinh tế 15

2.4.3 Giá trị văn hoá 16

2.4.4 Giá trị du lịch 17

2.5 Tình hình du lịch hiện nay tại Dinh Độc Lập 19

Tiểu kết chương 2 20

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI DINH ĐỘC LẬP 21

3.1 Những quan điểm, chính sách liên quan đến việc phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh 21

3.2 Định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tại Dinh Độc Lập 22

Trang 4

3.3 Định hướng phát triển du lịch tại Dinh Độc Lập 23

3.4 Điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội để phát triển du lịch tại Dinh Độc Lập 24

3.4.1 Điểm mạnh 24

3.4.2 Điểm yếu 25

3.4.3 Cơ hội phát triển 25

3.5 Một số giải pháp phát triển du lịch tại Dinh Độc Lập 26

Tiểu kết chương 3 27

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

PHỤ LỤC 31

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do lựa chọn đề tài

Dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lịch sử lâu đời và theo dòngthời gian thì ông cha ta đã để lại những giá trị văn hóa rất phong phú và mang lạinhiều giá trị Mỗi giá trị văn hóa ở mỗi địa phương đều có những điểm khác biệtnhau Chính điều đó đã tạo nên những đặc trưng, những bản sắc văn hóa riêngcủa từng địa phương

Để có thể phát huy được những giá trị tốt đẹp ấy thì phải luôn gắn bó vớiviệc quảng bá du lịch Ngành du lịch ra đời và nhanh chóng hội nhập vào nềnkinh tế, nó trở thành một ngành có thế mạnh đặc biệt, đóng vai trò quan trọngtrong nền kinh tế quốc dân Việc phát triển du lịch không chỉ tận dụng triệt để tàinguyên, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân mà quan trọng hơnthì du lịch đã trở thành động lực thúc đẩy tầm quan trọng của những giá trị vănhóa - lịch sử cũng như bản sắc dân tộc của từng địa phương

Đặc biệt, trong quá trình đô thị hóa hiện nay thì việc bảo tồn, gìn giữ vàphát huy các giá trị văn hóa đang gặp nhiều vấn đề cần phải giải quyết, làm sao

để các di tích lịch sử - văn hóa, cũng như là các danh lam thắng cảnh có thể trởthành một bộ phận giúp cho Việt Nam phát triển kinh tế thông qua các hoạt động

du lịch từ những giá trị trên Chính vì vậy mà nhóm chúng tôi đã chọn đề tài

"Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của Dinh Độc Lập với vấn đề pháttriển du lịch" để hy vọng có thể góp phần về việc nâng cao chất lượng trong việccông tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các di tích vào quá trình đôthị hóa hiện nay

2 Mục tiêu của việc nghiên cứu

Thông qua việc khảo sát và nghiên cứu giúp mọi người hiểu thêm về cácgiá trị văn hoá đang được lưu giữ, đưa ra được các phương pháp bảo tồn và pháthuy các giá trị văn hoá đồng thời đề xuất các phương hướng để phát triển dulịch

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu

Trang 6

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giá trị về vật chất và tinh thần tạiDinh Độc Lập, cụ thể:

- Phạm vi thời gian: 2019 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát tại địa bàn: khảo sát thực tế tại khu vực Dinh

Độc Lập

- Phương pháp tổng hợp, thảo luận các nguồn dữ liệu: tổng hợp những

nguồn dữ liệu từ Di tích Dinh Độc Lập, cùng nhau thảo luận và chọn ra nhữngthông tin phù hợp với đề tài nghiên cứu

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Tuyên truyền thông tin, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá ở DinhĐộc Lập Bên cạnh đó góp phần phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ ChíMinh thông qua phát triển du lịch tại đây Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở giúpcác cơ quan chức năng làm tài liệu tham khảo cho công tác hoạch định các chủtrương, chính sách về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng

6 Bố cục của luận văn

Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài

Chương này sẽ tập trung phân tích các khái niệm chung để làm cơ sở choviệc nghiên cứu Cụ thể chúng tôi sẽ làm rõ các khái niệm về: bảo tồn, phát huy,giá trị, giá trị văn hoá, di tích lịch sử văn hoá, phát triển và phát triển du lịch

Trang 7

Bên cạnh đó là mối liên hệ giữa việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vàviệc phát triển du lịch.

Chương 2: Các giá trị văn hoá tại Dinh Độc Lập và tình hình phát triển du lịch

tại đây

Chương này sẽ đề cập tổng quan về hoạt động du lịch tại Thành phố HồChí Minh, từ đó giới thiệu về Di tích lịch sử Dinh Độc Lập và mối tương quangiữa du lịch Thành phố và du lịch tại Dinh Dộc Lập Chúng tôi sẽ phân tích sâuvào các giá trị văn hoá đang được lưu giữ tại Dinh và tình hình du lịch hiện naytại đây

Chương 3: Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá với phát

triển du lịch tại Dinh Độc Lập

Trong chương này, chúng tôi định hướng việc bảo tồn và phát huy các giátrị văn hoá, và trên cơ sở đó định hướng việc phát triển du lịch tại Dinh Tìmhiểu những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội để phát triển du lịch tại Dinh ĐộcLập thông qua những giá trị văn hoá được lưu giữ tại đây

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về bảo tồn và phát huy

- Khái niệm bảo tồn

Theo Từ điển Tiếng Việt, “Bảo tồn là giữ lại không để mất đi” [22, tr.39].Bảo tồn văn hóa có hai đối tượng để bảo tồn: giá trị văn hóa vật thể và phi vậtthể Bảo tồn tức là các hành động nhằm bảo vệ, gìn giữ, bảo lưu lại sự tồn tạicủa các sự vật, hiện tượng, gìn giữ chúng để tồn tại cùng với thời gian Bảo tồncác sự vật, hiện tượng là lưu giữ, không làm cho chúng bị mai một, bị thay đổi

và biến dạng

- Khái niệm phát huy:

Theo Từ điển tiếng Việt, Phát huy là “làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng

và tiếp tục nảy nở thêm” [22, tr.768]

Phát huy là hành động nhằm đưa văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi

đó như nguồn nội lực, các tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội,mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, thể hiện mục tiêucủa văn hóa đối với phát triển xã hội Phát huy văn hóa là làm cho những giá trịvăn hóa, nghệ thuật truyền thống lan tỏa trong cộng đồng xã hội, có ý nghĩa xãhội tích cực, đậm đà bản sắc dân tộc

Phát huy văn hóa của các dân tộc phải biết kế thừa có chọn lọc những tinhhoa văn hóa của thế hệ trước để lại, làm cho các giá trị của văn hóa thấm sâu,lan tỏa vào đời sống cộng đồng xã hội, biết mở rộng giao lưu văn hóa để làmgiàu thêm bản sắc văn hóa và làm thăng hoa giá trị Phát huy văn hóa nhằm mụctiêu phát triển du lịch bền vững, phục vụ tích cực cho công tác bảo tồn các di sảnvăn hóa (Tô Thị Nga, 2016-2018, tr.11-12)

Tại Dinh Độc Lập thì chúng ta phải cùng nhau phát huy những giá trị vănhóa để cùng nhau lan tỏa các giá trị vào đời sống xã hội, tăng sự hiểu biết của

Trang 9

người dân cũng như khách du lịch, tạo thế thúc đẩy phát triển du lịch tại nơi đây,góp phần nâng cao ý thức trong việc công tác bảo tồn tại di tích Dinh Độc Lập

- Khái niệm bảo tồn và phát huy:

Như vậy, bảo tồn các giá trị văn hóa được hiểu là các nỗ lực nhằm bảo vệ

và gìn giữ sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó Phát huy có nghĩa

là những hành động nhằm đưa các giá trị văn hóa vào thực tiễn, tạo sức lan tỏatích cực vào xã hội, coi nó là nguồn năng lực tiềm năng góp phần thúc đẩy sựphát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người.Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống là các biện pháp để gìn giữ, tôn tạocác giá trị văn hóa để chúng không bị mai một, mờ nhạt Và các giá trị văn hóatruyền thống tốt đẹp đó được lan tỏa, tỏa sáng và có ý nghĩa tích cực trong đờisống xã hội của nhân dân, góp phần vào mục tiêu văn hóa trong phát triển kinh

tế xã hội (Tô Thị Nga, 2016-2018, tr.12)

1.1.2 Khái niệm giá trị và giá trị văn hoá

- Khái niệm giá trị

Trên phương diện giá trị học và triết học văn hóa, Từ điển Bách Khoa ViệtNam – tập 2, xuất bản năm 1995 thì giá trị là:

1- Là phạm trù triết học xã hội học chỉ tính có ích, có ý nghĩa của những

sự vật, hiện tượng tự nhiên hay xã hội có khả năng thỏa mãn nhu cầu,phục vụ lợi ích cúa con người;

2- Phạm trù kinh tế nói lên thuộc tính của hàng hóa do lao động hao phí

để sản xuất ra hàng hóa (lượng lao động xã hội cần thiết đã được vậthóa trong hàng hóa) quyết định (Từ điển bách khoa Việt Nam, 1995,tr.96)

- Khái niệm giá trị văn hoá

Giá trị văn hóa là một hình thức của giá trị xã hội, gắn bó mật thiết vớihoạt động sống của con người, sự tồn tại và phát triển của mỗi xã hội Giá trịvăn hóa do con người ở mỗi xã hội nhất định sáng tạo ra trong quá trình lịch sử,nhưng một khi hệ giá trị văn hóa đã hình thành thì nó lại có vai trò định

Trang 10

hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con người trong các xãhội ấy Khi đó, giá trị kết nối con người với nhau thông qua việc cùng chia sẻ giátrị, tạo nên tình đoàn kết và sức mạnh; đồng thời, cũng có thể tạo nên nhữngbiểu tượng thể hiện những giá trị đó (Tạp Chí Của Ban Tuyên Giáo TrungƯơng, 2022)

Khái niệm giá trị văn hoá: là giá trị vật chất và tinh thần đặc trưng chobản sắc của cộng đồng người, do cộng đồng con người sáng tạo và tích lũy trongquá trình hoạt động thực tiễn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác(Nguyễn Kim Loan & Nguyễn Trường Tân, 2014)

1.1.3 Khái niệm phát triển và phát triển du lịch

- Khái niệm phát triển

Trong lịch sử phát triển của triết học, có hai phương pháp nhận thức đốilập nhau là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình Do đó, kháiniệm phát triển theo hai trường phái này cũng có quan điểm khác nhau, cụ thể:Quan điểm siêu hình: phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn địnhcủa sự vật, hiện tượng Phát triển chỉ là sự tăng hoặc giảm về mặt lượng, không

có sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới

Quan điểm biện chứng: phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từthấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của

sự vật Sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh co phức tạp thậmchí có những bước thụt lùi

Tựu chung lại, phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trìnhvận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đếnphức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn (Bùi Tuấn An, 2013)

- Khái niệm phát triển du lịch

Căn cứ tại khoản 14 Điều 3 Luật Du lịch 2017 định nghĩa phát triển dulịch bền vững như sau:

Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời cácyêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ

Trang 11

thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu

về du lịch trong tương lai (Thư Viện Pháp Luật, 2022)

1.1.4 Khái niệm di tích lịch sử văn hoá

Di tích lịch sử văn hóa là toàn bộ các di sản văn hóa tồn tại dưới dạng vậtchất cụ thể, bao gồm các cổ vật bất động sản (các công trình, các địa điểm) vàđộng sản (các đồ vật, hiện vật cụ thể)

Di tích lịch sử văn hóa chỉ là một bộ phận của di sản văn hóa vật chất, đó

là công trình, các địa điểm có liên quan đến các sự kiện, danh nhân lịch sử có ýnghĩa tiêu biểu về khoa học, nghệ thuật, lịch sử của dân tộc, nghĩa là chỉ baogồm các bất động sản

Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan,trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân hoạtđộng sáng tạo ra trong lịch sử để lại

Di tích lịch sử - văn hóa, phải là một công trình hay một địa điểm gắn với

sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một haynhiều thời kỳ lịch sử của đất nước ((Nguyễn Kim Loan & Nguyễn Trường Tân,2014)

1.2 Mối liên hệ giữa việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá và việc phát triển du lịch

Đối với ngành du lịch hiện nay, việc phát triển bền vững gắn liền với giữgìn, phát huy giá trị di sản văn hóa đã và đang là yêu cầu được đặt ra Du lịchvăn hóa là một trong những ngành công nghiệp văn hóa quan trọng mà ViệtNam có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển và có nhiều đóng góp tích cực vàotăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước,con người Việt Nam Có thể thấy, hoạt động du lịch góp phần bảo tồn và pháthuy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng; mặt khác, cũng là yếu tốlàm biến dạng, làm thay đổi bản sắc văn hóa và lối sống truyền thống của cộngđồng Có thể nói hoạt động du lịch cũng là cầu nối hữu hiệu giúp quảng bá, phát

Trang 12

huy giá trị di sản, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, từ đó giới thiệu hìnhảnh văn hóa Dinh độc lập tới mọi người “Gắn phát triển văn hóa với phát triển

du lịch, đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời bảo vệ, gìn giữtài nguyên văn hóa cho các thế hệ mai sau” khi du lịch được xác định trở thànhmột trong những ngành kinh tế mũi nhọn , thì yêu cầu phát triển du lịch bềnvững gắn liền với bảo tồn giá trị di sản càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản phải được xử lý hài hòa,hợp lý trên cơ sở ứng xử có trách nhiệm của những bên liên quan mà đi đầu lànhững cơ quan quản lý du lịch và di sản ( Nguyễn Trùng Khánh, 2023; CơQuan Trung Ương của Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2018)

Trang 13

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, trong chương 1, chúng tôi đã bàn đến một số vấn đề sau:1- Chúng tôi đưa ra một số khái niệm chung để làm cơ sở cho việc nghiêncứu của đề tài Đó là các khái niệm: bảo tồn và phát huy; giá trị và giá trị vănhóa; phát triển; phát triển du lịch; di tích lịch sử văn hóa

2- Phân tích mối quan hệ giữa việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa

và việc phát triển du lịch Trong đó, chúng tôi nhấn mạnh đến các khía cạnh: Disản là động lực để phát triển du lịch văn hóa Việc phát triển du lịch là tiền đềgóp phần quảng bá hình ảnh đất nước, tạo điều kiện bảo tồn và phát huy các giátrị di sản, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Trang 14

CHƯƠNG 2 CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TẠI DINH ĐỘC LẬP

VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐÂY

2.1 Tổng quan về hoạt động du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sở hữu không gian đô thị đặc trưng, năng động và hiện đại, Thành phố HồChí Minh mang trong mình những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng,dung hòa giữa đương đại và truyền thống Với vị trí đắc địa, đã giúp thành phốphát triển kinh tế thuận lợi, trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của

cả nước

Với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố còn lưu giữđược nhiều dấu tích kiến trúc xưa và cổ vật tại các hệ thống bảo tàng Đồng thời,nhiều công trình hiện đại nổi bật đã và đang được thành phố xây dựng, rất nhiều

du khách quốc tế đến tham quan

Những điểm tham quan văn hoá và lịch sử được tọa lạc tại vị trí trung tâmcủa thành phố, như là trụ sở UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Dinh Độc Lập,Bưu điện trung tâm thành phố, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Bảotàng Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ ChíMinh, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức

Bà, chùa Giác Lâm, Việt Nam Quốc Tự

Bên cạnh những địa điểm mang tính văn hoá-lịch sử còn có các khu vuichơi giải trí khác để đáp ứng nhu cầu hoạt động du lịch tại thành phố Những địađiểm vui chơi như là Thị trấn tuyết-Snowtown Saigon, Công viên văn hoá ĐầmSen, Khu du lịch Suối Tiên, Hồ Con Rùa, Khu du lịch Bình Quới, Khu sinh tháiCần Giờ, Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi

Khi nhắc đến các hoạt động du lịch, không thể không kể đến các lễ hội và

sự kiện tiêu biểu được tổ chức tại nơi đây Những hoạt động này thường được tổchức mỗi dịp hàng năm, được xem như truyền thống của dân tộc ta Mỗi nămngay tại trung tâm thành phố khi dịp tết đến xuân về, nơi đây sẽ mở ra đườnghoa Nguyễn Huệ để mọi người cùng đến dạo phố và cùng chụp những tấm hình

Trang 15

lưu niệm Ngoài ra còn kể đến các lễ hội khác như là Lễ hội áo dài được tổ chứcvào đầu tháng 3 hàng năm, Liên hoan ẩm thực món ngon các nước, Lễ giỗ tổHùng Vương, Lễ hội trái cây Nam Bộ, Liên hoan ẩm thực đất Phương Nam Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thành phố nơi quy tụ của các vùngmiền khác nhau cùng tập trung tại nơi này chính vì thế nền ẩm thực tại nơi đây

vô cùng đa dạng và phong phú Những món ngon không thể thiếu tại đất Sàithành này là món cơm sườn, bánh xèo, và những quán ốc nổi tiếng tại Sài thành.Với những thế mạnh về văn hóa, tự nhiên, những năm qua, ngành Du lịchThành phố Hồ Chí Minh đã và đang khẳng định vai trò, vị trí là một trong nhữngtrung tâm du lịch hàng đầu của cả nước với tốc độ tăng trưởng ổn định, bềnvững, quy mô hoạt động ngày càng lớn, đóng góp có hiệu quả vào chuyển dịch

cơ cấu kinh tế cả nước (Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch, 2019)

Từng là một trong những trụ cột kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh,năm 2019, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đón trên 8,6 triệu lượt khách quốc tế

và 32,77 triệu lượt khách du lịch nội địa với tổng doanh thu trên 140.000 tỷđồng Thế nhưng bước vào đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đóng góp của du lịchThành phố Hồ Chí Minh gần như quay về con số 0

Tưởng chừng ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phải mất rất nhiềuthời gian để phục hồi thì thực tế đã diễn ra nhanh hơn Ngay những ngày cuốitháng 9/2021, khi dịch bệnh được kiểm soát, tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19được phủ rộng, Thành phố Hồ Chí Minh đã tiên phong đi đầu cả nước mở cửa

và từng bước phục hồi du lịch an toàn "Thừa thắng xông lên", năm 2023 ngành

du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đạt được những dấu ấn quan trọng.Theo báo cáo mới nhất của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, trong 9 thángcủa năm 2023, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 3,6 triệu lượt, khách nội địagần 27 triệu lượt, tổng thu ước đạt gần 126.000 tỷ đồng, tăng 35,8% so với cùng

kỳ năm 2022 (9 tháng năm 2022 là 92.376 tỷ đồng), đạt 78,4% kế hoạch năm.Hiện Thành phố Hồ chí Minh đang nỗ lực hình thành và kêu gọi đầu tưxây dựng các sản phẩm du lịch mới, có giá trị gia tăng cao Trong đó, tập trung

Trang 16

vào các loại hình du lịch: y tế, đường thuỷ, du lịch golf, du lịch cộng đồng…nhằm thu hút dòng khách MICE (du lịch kết hợp sự kiện, hội thảo, hội nghị) vàkhách du lịch cao cấp (VOV, 2013)

2.2 Vài nét về Dinh Độc Lập

Vài nét về dinh độc lập: ngày 25/6/1976, sau một năm đất nước thốngnhất, Bộ Văn Hóa đã ra quyết định công nhận Dinh Độc Lập là " di tích chiếnthắng của ta và sự sụp đổ hoàn toàn của bè lũ tay sai bán nước ở Việt Nam" Đếnnăm 2005, khi hoàn chỉnh hồ sơ di tích Dinh Độc Lập, thì di tích này mang tên

là di tích lịch sử văn hoá Dinh Độc Lập Trước nhất, dù trước kia Dinh Độc Lập

có mang các tên gọi khác nhau, như Dinh Norodom, Dinh Toàn quyền, DinhTổng Thống, Phủ Đầu Rồng; hay sau này mang các tên Dinh Thống Nhất, Hộitrường Thống Nhất, thì cái tên Dinh Độc Lập cần được coi là tên chính thức, bởikhông chỉ mang ý nghĩa biểu trưng, được quyết định chính thức mang tính pháp

lý, mà còn chứa đựng giá trị lịch sử văn hóa

Quan trọng hơn, Dinh Độc Lập được coi là một di tích lịch sử văn hóamang tầm cỡ quốc gia, chứ không chỉ là “một di tích chiến thắng…” Đây là mộttrong những di tích lịch sử văn hóa thời cận hiện đại quan trọng nhất của đấtnước Dinh Độc Lập không chỉ là một di tích lịch sử văn hoá mà hiện nay nócòn là một địa điểm tham quan được đông đảo khách du lịch lựa chọn bởi vẻ đẹpđến từ khung cảnh, từ kiến trúc của Dinh (Ngô Đức Thịnh,2007)

2.3 Mối tương quan giữa du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và du lịch tại Dinh Độc Lập

Du lịch Thành phố và du lịch tại Dinh Độc Lập có mối tương quan chặtchẽ với nhau Thành phố Hồ Chí Minh (cũng được biết đến như Sài Gòn) làtrung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của Việt Nam, có nhiều điểm đến du lịchhấp dẫn Một trong những địa điểm nổi tiếng nhất tại Thành phố là Dinh ĐộcLập - một cung điện lịch sử quan trọng

Dinh Độc Lập là nơi tổ chức Lễ tuyên bố Độc lập của nước Việt Nam vàonăm 1945 Đây là điểm đến thu hút du khách đến để tìm hiểu về lịch sử, văn hóa

Trang 17

và chính trị của Việt Nam Du khách có thể khám phá các phòng trưng bày,những bức tượng và tài liệu mang tính biểu tượng của Dinh Độc Lập.

Du lịch tại Dinh Độc Lập cung cấp cơ hội cho du khách khám phá những

di sản lịch sử quan trọng và hiểu sâu hơn về sự phát triển của Việt Nam Thànhphố Hồ Chí Minh cũng được coi là cổng vào để khám phá nhiều điểm đến dulịch khác, như Chợ Bến Thành, Cung điện Văn hóa Lao động và Bảo tàng Lịch

sử Việt Nam

Du lịch Thành phố và du lịch tại Dinh Độc Lập có mối tương quan sâusắc vì Dinh Độc Lập đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu văn hóa vàlịch sử của Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (Cơ Quan của Đoàn ThanhNiên Cộng Sản Hồ Chí Minh, 2023)

2.4 Những giá trị tại Dinh Độc Lập

2.4.1 Giá trị lịch sử

Độc lập là một tính chất lịch sử và sự tồn tại của chế độ Việt Nam CộngHòa kéo dài hơn 20 năm (1954-1975) Đây chính là dấu tích lịch sử quan trọngbậc nhất mà cho đến nay vẫn còn giữ lại khá nguyên vẹn của một chế độ và cuộcđấu tranh ngoan cường của nhân dân Việt Nam nhầm xóa bỏ sự tồn tại của nó.Trong lịch sử tồn tại của Dinh Độc Lập đã giữ nha và chứng kiến một sự kiệnquan trọng nhất và vĩ đại nhất đó là cuộc chuyển giao quyền lực giữa chínhquyền Sài Gòn và chính quyền cách mạng sau giờ phút giải phóng tiến vàochiếm dinh độc Lập giải phóng dân tộc 30 năm của dân tộc Việt Nam Đây làmột địa danh mang dấu ấn lịch sử mà không một nơi nào trên đất nước ta có thểthay thế được Dinh Độc Lập trở thành biểu tượng cho quyền tự do và mongmuốn độc lập của người dân Việt Nam Nó gắn liền với kỷ niệm lịch sử và tinhthần bất khuất của quốc gia (Ngô Đức Thịnh, 2007)

2.4.2 Giá trị kinh tế

Giá trị kinh tế của các di sản văn hóa nói chung, Khu di tích Dinh ĐộcLập nói riêng là giá trị mới được thừa nhận trong xã hội Việt Nam trong giaiđoạn sau thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước (năm 1986) Khi thừa nhận giá trị

Trang 18

này của các di sản, đồng nghĩa với việc chúng ta phải thừa nhận khả năng “kiếmtiền”, “sinh ra tiền” và tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sốngkinh tế của cộng đồng xã hội của các di sản văn hóa Vì vậy, khi nói đến giá trịkinh tế của Khu Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là nói đến các bình diện sau:+ Khu Di tích Dinh Độc Lập góp phần tạo cơ hội việc làm cho nhiềungười, bao gồm: những người thuyết minh, nhân viên và bảo vệ, + Bên cạnh đó, việc khu Di tích Dinh Độc Lập phát triển, thu hút đượcnhiều du khách đến đã tạo cơ hội kinh doanh cho nhiều hộ gia đình sinhsống xung quan khu vực di tích Tại xung quanh khu di tích có rất nhiềuquán ăn, thức uống có thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch tạiđây, góp phần phần nâng cao đời sống vật chất, ổn định đời sống tinhthần, xã hội của người dân khu vực xung quanh khu di tích.

+ Ở một bình diện khác, giá trị kinh tế của khu di tích còn được thể hiệnthông qua khả năng thu hút vốn đầu tư từ xã hội và khả năng khai thácnhững giá trị của khu di tích vào các hoạt động khác, thu hút được vốnđầu tư kinh doanh của một số doanh nghiệp như kinh doanh dịch vụ ẩmthực, nước giải khát, bán hàng lưu niệm, trồng cây xanh, Việc này đãgiúp cho khu di tích ngày càng trở nên sinh động và hấp dẫn hơn (Pháttriển du lịch ở Địa Đạo Củ Chi)

2.4.3 Giá trị văn hoá

Dinh Ðộc Lập là một công trình kiến trúc độc đáo của Kiến trúc sư NgôViết Thụ Dinh được khởi công xây dựng ngày 01/07/1962 và khánh thành vàongày 31/10/1966

Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ýnghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đếntiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phươngđông và cá tính của dân tộc Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữanghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông Toàn thểbình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT ( ) có nghĩa là tốt lành, may mắn;吉

Ngày đăng: 15/07/2024, 17:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Kim Loan và cộng sự (2014), Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Việt Nam, Nxb Văn Hoá - Thông Tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát huy di sản văn hoáViệt Nam
Tác giả: Nguyễn Kim Loan và cộng sự
Nhà XB: Nxb Văn Hoá - Thông Tin
Năm: 2014
2. Trần Thị Hạnh Lợi và cộng sự (2022), Phát huy giá trị Lịch sử - Văn hóa của Dinh Độc Lập, Tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn, số 79 (01/2022) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy giá trị Lịch sử - Văn hóa củaDinh Độc Lập
Tác giả: Trần Thị Hạnh Lợi và cộng sự
Năm: 2022
3. Tô Thị Nga (2018), Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh với phát triển du lịch, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của ngườiDao Thanh Phán huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh với phát triển du lịch
Tác giả: Tô Thị Nga
Năm: 2018
4. Hội Đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam, Tập 2, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Việt Nam, Tập 2
Tác giả: Hội Đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Từ điển bách khoa
Năm: 1995
6. Bùi Hoài Sơn (Chủ biên) (2022), “Giá trị văn hóa Việt Nam nhìn từ các chiều cạnh giá trị quốc gia, vùng, miền, tộc người”, đăng trên website của Tạp chí ban tuyên giáo Trung Ương, link: https://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/van-hoa/gia-tri-van-hoa-viet-nam-nhin-tu-cac-chieu-canh-gia-tri-quoc-gia-vung-mien-toc-nguoi-140289 ; đăng nhập ngày 12/10/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị văn hóa Việt Nam nhìn từ cácchiều cạnh giá trị quốc gia, vùng, miền, tộc người”
Tác giả: Bùi Hoài Sơn (Chủ biên)
Năm: 2022
7. Ngô Đức Thịnh (2007), Tạp chí văn hoá nghệ thuật số 10-12 , Trường Đại học Văn Hoá Thành phố Hồ Chí Minh, Trung Tâm Thông Tin Thư Viện Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí văn hoá nghệ thuật số 10-12
Tác giả: Ngô Đức Thịnh
Năm: 2007

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 02: Nhà Bát giác Thời gian: Tháng 09/2023  Nguồn: Phạm Hoàng Thiên Ngọc - Chủ Đề Phát Triển Du Lịch Văn Hoá Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Đề Tài Bảo Tồn Và Phát Huy Những Giá Trị Văn Hóa Của Dinh Độc Lập Với Vấn Đề Phát Triển Du Lịch.pdf
Hình 02 Nhà Bát giác Thời gian: Tháng 09/2023 Nguồn: Phạm Hoàng Thiên Ngọc (Trang 33)
Hình 03: Thảm thêu lưỡng long - Chủ Đề Phát Triển Du Lịch Văn Hoá Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Đề Tài Bảo Tồn Và Phát Huy Những Giá Trị Văn Hóa Của Dinh Độc Lập Với Vấn Đề Phát Triển Du Lịch.pdf
Hình 03 Thảm thêu lưỡng long (Trang 34)
Hình 04: Một góc bên trong Nhà Trưng Bày - Chủ Đề Phát Triển Du Lịch Văn Hoá Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Đề Tài Bảo Tồn Và Phát Huy Những Giá Trị Văn Hóa Của Dinh Độc Lập Với Vấn Đề Phát Triển Du Lịch.pdf
Hình 04 Một góc bên trong Nhà Trưng Bày (Trang 34)
Hình 05: Phòng Nội Các - Chủ Đề Phát Triển Du Lịch Văn Hoá Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Đề Tài Bảo Tồn Và Phát Huy Những Giá Trị Văn Hóa Của Dinh Độc Lập Với Vấn Đề Phát Triển Du Lịch.pdf
Hình 05 Phòng Nội Các (Trang 35)
Hình 06: Phòng tiếp khách của tổng thống - Chủ Đề Phát Triển Du Lịch Văn Hoá Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Đề Tài Bảo Tồn Và Phát Huy Những Giá Trị Văn Hóa Của Dinh Độc Lập Với Vấn Đề Phát Triển Du Lịch.pdf
Hình 06 Phòng tiếp khách của tổng thống (Trang 35)
Hình 07: Phòng tiếp khách của Phó Tổng Thống - Chủ Đề Phát Triển Du Lịch Văn Hoá Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Đề Tài Bảo Tồn Và Phát Huy Những Giá Trị Văn Hóa Của Dinh Độc Lập Với Vấn Đề Phát Triển Du Lịch.pdf
Hình 07 Phòng tiếp khách của Phó Tổng Thống (Trang 36)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w