Lý do lựa chọn đề tài.Ngày nay, chúng ta đang được sống trong một xã hội mà vạn vật phát triển một cách nhanh chóng, sự bùng nổ của công nghệ cùng với sự mở rộng giao lưu văn hóa giữa cá
Trang 1TRƯỜNG ĐHSP NGHỆ THUẬT TW
KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
-*** -TIỂU LUẬN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
NHÂN HỌC VĂN HÓA
Học kỳ 1, năm học 2023-2024
Đề tài: Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
dân tộc Tày tại Việt Nam.
Người thực hiện:
Họ và tên: Trần Bảo Phúc
Khóa: … Quản lý văn hóa
Mã sinh viên: 2153420029
Lớp tín chỉ: 1080006.23.01
HÀ NỘI, 15/11/2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
1 Đặt vấn đề 2
2 Lý do lựa chọn đề tài 3
3 Phương pháp nghiên cứu 4
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC TÀY 4
1 Nguồn gốc 4
2 Vị trí địa lý và sự phân bố 5
3 Những đóng góp của người Tày cho lịch sử Việt Nam 5
CHƯƠNG II NHỮNG NÉT VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA DÂN TỘC TÀY 6
1 Trang phục 6
2 Nhà ở 6
3 Ẩm thực 7
4 Tín ngưỡng dân gian 7
5 Hoạt động nghệ thuật 8
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC TÀY 8
1 Thực trạng 8
2 Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Tày 10
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề.
Nhắc đến văn hóa, chúng ta sẽ nghĩ đến những khía cạnh trong đời sống như ngôn ngữ, tiếng nói, tư tưởng, tôn giáo, … Mỗi một quốc gia sẽ có văn hóa khác nhau, và mỗi một dân tộc, mỗi một vùng miền sẽ có đặc trưng văn hóa khác nhau Sự cộng gộp của tất cả các giá trị ấy đã hình thành văn hóa và duy trì văn hóa trong một khoảng thời gian dài thông qua việc thừa kế và phát
từ thế hệ này sang thế hệ khác Theo Triết học, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội và đặc trưng cho trình độ đạt được trong sự phát triển của lịch sử của xã hội Còn với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã từng đề cập về vấn đề văn hóa:
“văn hoá soi đường cho quốc dân đi”, “phải đem văn hoá lãnh đạo quốc dân
để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ”, phải “xúc tiến công tác văn hoá để đào tạo con người mới và cán bộ mới cho công cuộc kháng chiến kiến quốc” Trong Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Chí Công nói:
“Văn hoá là sợi dây có khả năng nối liền nhân dân các nước và các dân tộc…
Sự hiểu biết lẫn nhau, sự học tập và tôn trọng nhau xưa nay đều thể hiện sâu sắc qua văn hoá, nơi tập trung những biểu hiện rực rỡ nhất của tâm huyết và sức sáng tạo của con người” Khái niệm về văn hóa được hình thành vô cùng
đa dạng, mỗi một quan điểm đều cho thấy được tầm quan trọng lớn lao của văn hóa trong mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, mỗi quốc gia Đất nước Việt Nam ta từ xưa tới nay được biết đến là quốc gia với 54 dân tộc anh em, cùng chung một dòng máu Lạc Hồng Từ đồng bằng cho đến miền núi, vượt qua hải đảo, tất cả đều đoàn kết và đồng lòng trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước 54 dân tộc anh em với 54 nét văn hóa, truyền thống khác nhau, tất cả cùng hòa quyện lại
để tạo nên một mảnh đất hình chữ S với nhiều nét văn hóa đa dạng và độc đáo Mỗi một dân tộc lại mang một nét đẹp bản sắc riêng biệt, và dân tộc Tày
Trang 4cũng chính là một trong những vùng đất góp thêm hương sắc cho “khu rừng văn hóa” của dân tộc Việt Nam
2 Lý do lựa chọn đề tài.
Ngày nay, chúng ta đang được sống trong một xã hội mà vạn vật phát triển một cách nhanh chóng, sự bùng nổ của công nghệ cùng với sự mở rộng giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, các quốc gia đã tạo nhiều tác động cả tích cực lẫn tiêu cực lên nền văn hóa truyền thống không chỉ riêng của dân tộc Tày mà của cả những dân tộc khác Trong bài tiểu luận này, em đã lựa chọn
đề tài “Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Tày” với mục đích đưa ra những thách thức và nguy cơ mà văn hóa của người Tày sẽ phải đối mặt, đồng thời chú trọng vào việc đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những nền văn hóa truyền thống đó Việc lựa chọn dân tộc Tày để khai thác đề tài là bởi em cảm nhận được sự đa dạng và phong phú trong văn hóa của người dân nơi đây, bên cạnh đó việc tập trung vào một dân tộc sẽ có thể đưa ra những dẫn chứng chi tiết có mối liên hệ mật thiết với vùng văn hóa
ấy, đồng thời giải pháp đề xuất cũng có thể được áp dụng cho cả những vùng văn hóa khác nhau tùy vào tình hình của từng địa phương, từng dân tộc
3 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp và thu thập số liệu thứ cấp: Bài tiểu luận được sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp các nội dung, thông tin từ những nguồn tài liệu phong phú như: các công trình nghiên cứu, các văn bản chính sách, các trang báo mạng và báo giấy, tài liệu sách và báo cáo, trong các tài liệu đó đều có đề cập đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Tày nói riêng
Trang 5NỘI DUNG CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC TÀY
1 Nguồn gốc.
Người Tày đã có mặt tại lãnh thổ Việt Nam hiện nay từ rất sớm và là một trong những chủ nhân đầu tiên của dất nước Việt cổ Do cư trú trong một khoảng thời gian dài cùng với người Kinh, người Thái, người Nùng, người Mường và một
số đồng bào thiểu số khác, nên người Tày đã có những đóng góp nhất định trong dòng chảy văn hóa VIệt Nam
Dân tộc Tày có dân số đông thứ 2 tại Việt Nam, đứng sau dân tộc Kinh, số lượng người Tày khoảng 1.845.492 người (theo điều tra dân số năm 2019) Theo truyền thuyết, dân tộc Tày có nguồn gốc từ cặp anh em Thôi và Sùng Họ đã đến vùng đất Tày Bắc và sinh ra những người con mang dòng máu Tày Nguồn gốc của dân tộc Tày cũng có liên quan tới các dân tộc bản địa sinh sống tại khu vực Việt Nam và cả Trung Quốc từ xa xưa cho tới ngày nay Chính vì vậy mà dân tộc Tày có lịch sử hình thành lâu đời và là cầu nối mật thiết với khu vực Đông Bắc Á từ hàng ngàn năm trước Qua nhiều thế kỷ, dân tộc Tày đã phát triển nền văn hóa, ngôn ngữ
và truyền thống riêng biệt
2 Vị trí địa lý và sự phân bố.
Vùng đất của dân tộc Tày nằm ở khu vực Đông Bắc Việt Nam, giáp ranh với Trung Quốc và sở hữu cảnh quan đa dạng từ núi non đến sông suối Dân tộc Tày chủ yếu sinh sống tại các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và một
số vùng lân cận ở Việt Nam, như Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Đắc Lắk, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lâm Đồng Sự phân bố này đã tạo nên sự
đa dạng về văn hóa và đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội trong khu vực
Ở các khu vực trên, do là một trong số những nhóm dân tộc đầu tiên sinh sống, nên người Tày thường cư trú ở những vùng đất thấp, như các thung lũng lòng chảo, thung lũng các dòng sông, nơi đất tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho các công việc sản xuất và giao thông đi lại, tương đối dễ dàng trong việc tiếp xúc với các vùng bên ngoài lãnh thổ
Trang 63 Những đóng góp của người Tày cho lịch sử Việt Nam.
Do địa bàn cư trú lâu đời ở khu vực vùng núi phía Bắc Việt Nam, nên người Tày đóng góp một vai trò quan trọng giúp đảm bảo một vùng biên cương vững chắc cho các triều đại phong kiến trong lịch sử nước ta
Dưới thời nhà Lý, triều đình rất coi trọng việc thắt chặt quan hệ với các tù trưởng dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở vùng biên giới phía Đông Bắc, giáp với nhà Tống Thaanh Cảnh Phúc, ông là tù trưởng độc giáp Châu Lạng, tức Châu Quang Lang (ngày nay thuộc tỉnh Lạng Sơn) Dân tộc Tày, dưới sự lãnh đạo của Thân Cảnh Phúc, quân dân Lạng Sơn đã đánh chặn 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy theo Ải Chi Lăng và Quỷ Môn Quan vào lãnh thổ Đại Việt Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy những con đường Hoàng Văn Thụ tại một số tỉnh thành phố (trong đó có Hà Nội), những con đường này được đặt tên theo nhà cách mạng Hoàng Văn Thụ Ông là người dân tộc Tày, sinh năm 1906 tại tỉnh Lạng Sơn (ngày nay) và nhà lãnh đạo cao cấp của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương Tháng 8/1943, ông bị thực dân Pháp giam giữ và tra tấn dã man tại nhà tù Hỏa Lò, cho đến ngày 25/4/1944 thì bị xử bắn Hay ông Nông Đức Mạnh, ông cũng là một người dân tộc Tày, sinh ra ở Bắc Kạn, từng là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam (từ năm 1992 đến năm 2001) và từng là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (từ năm 2001 đến năm 2011)
Những sự kiện lịch sử nêu trên đã đánh dấu một bước phát triển mới của dân tộc Tày, ý thức tộc người cũng được củng cố thêm vững chắc Như vậy, dù ít hay nhiều thì đồng bào người Tày vẫn có những đóng góp nhất định cho lịch sử các dân tộc Việt Nam
CHƯƠNG II NHỮNG NÉT VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA DÂN TỘC TÀY.
1 Trang phục.
Người Tày có một gu thẩm mỹ rất riêng Áo chàm chính là bộ y phục cổ truyền màu chàm của người Tày Nó được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, hầu như không thêu thùa và trang trí nhưng trang phục của nam và nữ có sự khác nhau rõ rệt
Trang 7Bộ y phục nam có nhiều nét tương đồng với các dân tộc khác trong vùng: khá đơn giản, thường có màu đen Bộ y phục của nữ là trang phục thể hiện rõ nét nhất những nét đặc trưng trong trang phục dân tộc Tày Thông thường sẽ là: quần váy, áo cánh, áo dài năm thân Áo của phụ nữ sẽ dài tới bắp chân, xẻ dưới cổ, chéo sang nách phải Về hình thức thì có nhiều nét tương đồng với Áo dài Việt Nam hiện nay Phụ kiện trang trí là các đồ trang sức được làm từ bạc và đồng như: khuyên tai, kiềng, lắc tay, … nhưng chủ yếu được sử dụng trong ngày lễ, còn trong lao động thường ngày họ chỉ đeo khuyên tai
Những nét riêng biệt trong trang phục của người Tày cũng là một cơ sở đặc sắc để phân biệt dân tộc Tày với các dân tộc khác trong cùng một địa bàn sinh sống Nhìn chung, trang phục truyền thống của dân tộc Tày có thể được coi là một trong những bộ trang phục đơn giản nhất của 54 dân tộc anh em
2 Nhà ở.
Theo truyền thống, nhà ở của người Tày thường là các loại nhà sàn, nhà đất mái lợp cỏ tranh và ở một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ Họ sống định cư, quây quần thành từng bản, khoảng 15 đến 20 hộ, một số nơi lên tới cả trăm
hộ Phổ biến là loại nhà đất ba gian, hai mái Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng Trước đây do còn nhiều rừng nên họ chỉ dựng nhà bằng các loại nguyên vật liệu được lấy từ rừng, như tre, gỗ, lá cọ, …
Khoảng 20 năm trở lại đây, nhất là sau giai đoạn đất nước đổi mới, rất nhiều gia đình người Tày đã chuyển từ nhà sàn xuống sinh sống trong nhà nền đất Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguyên liệu gỗ để làm nhà, rừng không còn nhiều tài nguyên để khai thác nữa Cấu trúc nhà nền đất của người Tày có đặc điểm là hầu hết các ngôi nhà đều được xây dựng khá cao
3 Ẩm thực.
Cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên, do đó nguồn lương thực chính của người Tày rất phong phú và đa dạng với những sản phẩm thu được từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi xung quanh Một số món ăn nổi tiếng là thịt trâu xào măng chua, thịt lợn chua, canh cá lá chua, … và rất nhiều thực phẩm có vị chua như sấu, khế, chàm, …
Trang 8Trước kia ở một số khu vực, nếp là món ăn chính người Tày Trong các ngày lễ, người Tày thường sử dụng nếp để chế biến những món ăn như bánh chưng, bánh dày, bánh gai, bánh gio, bánh trôi, bánh khảo, … đặc biệt là bánh trứng kiến và cốm được làm từ nếp non
4 Tín ngưỡng dân gian.
Cũng như nhiều dân tộc khác tại Việt Nam, người Tày tin vào tín ngưỡng đa thần, tin vào vạn vật hữu linh, coi mọi vật đều có linh hồn nên họ vẫn giữ tục thờ cúng tổ tiên Thờ cúng tổ tiên được tính theo dòng bố, bởi đây là sự khẳng định tình phụ hệ phụ quyền của quan hệ xã hội tồn tại trong người Tày, và bàn thờ tổ tiên cũng được đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà
Ngoài tín ngưỡng đa thần, do những ảnh hưởng của quá trình hòa nhập với các dân tộc anh em, nên một số người Tày còn chịu ảnh hưởng của tam giáo, là Khổng Giáo, Đạo Giáo và Phật Giáo
Đối với Khổng Giáo, người Tày tin vào số mệnh, thiên mệnh, thể hiện ở tục soi là
số trong tục lệ cưới xin, phải tương hợp với số mệnh mới được lấy nhau
Đối với Đạo Giáo, người Tày tin vào các tục bói toán, các phép bùa chú và các thuật phong thủy
Đối với Phật Giáo, người Tày khuyên con cháu làm điều thiện, ở hiền gặp lành
5 Hoạt động nghệ thuật.
Nơi đây được biết đến với Lễ hội Lồng Tồng (hay còn gọi là Lễ xuống đồng), là nét văn hóa tiêu biểu của đồng bào dân tộc Tày Cũng như người Việt, từ xa xưa, đồng bào miền núi phía Bắc, nhất là người Tày, đã sinh sống và gắn bó với thiên nhiên, với bản làng, đồi núi, ruộng đồng, nương rẫy, nên các phong tục và tập quán của họ luôn mang đậm nét văn hóa truyền thống Lễ hội này được coi là lễ hội quan trọng bậc nhất với người Tày bởi nó gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước không chỉ của riêng dân tộc Tày mà còn là biểu tượng của đất nước Việt Nam
Người Tày còn có một kho tàng văn nghệ dân gian phong phú về thể loại, đa dạng
về hình thức thể hiện, đó là kho tàng truyện thần thoại, cổ tích, các làn điệu dân ca
Trang 9Tuy nhiên, trong kho tàng văn nghệ dân gian đó, nổi tiếng và tiêu biểu cho vốn văn nghệ Tày là các làn điệu lượn và then
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC TÀY.
Dân tộc Tày là một trong những dân tộc thiểu số đa dạng và giàu có văn hóa tại Việt Nam Lịch sử, nguồn gốc, văn hóa, phong tục tập quán, kinh tế, nghề nghiệp, du lịch và di sản văn hóa của dân tộc Tày đã tạo nên một di sản văn hóa đặc biệt Những năm qua, dân tộc Tày trên khắp cả nước đã có nhiều hoạt động để bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống của dân tộc mình Ngày nay, đô thị hóa đã
có những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của xã hội, đất nước, đời sống của con người Tuy nhiên, dưới tác động của đô thị hóa, cùng với xu thế hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng đã tạo nên sự xâm lấn, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc Tày
1 Thực trạng.
1.1 Giá trị văn hóa vật thể.
Cấu trúc làng bản, nhà ở - một loại hình văn hóa vật chất in đậm bản sắc văn hóa truyền thống tộc người đã có những biến đổi rõ rệt Nhất là tại những khu vực gần thị trấn, thị tứ hay gần các trục đường giao thông, đã xuất hiện những loại hình thức tụ cư mới, đó là những thôn xóm được quy hoạch theo kiểu làng phố, hoặc đường phố Nhiều nhà sàn gỗ đặc trưng được làm bằng tre và lợp bằng tranh cọ nay
đã dần bị thay thế bởi gạch xây và lợp ngói
Một số công cụ lao động sản xuất truyền thống của người Tày đã bị thay đổi
do kỹ thuật sản xuất mới và việc tái cơ cấu đàn vật nuôi và cây trồng của họ Ngày nay, các công cụ sản xuất hiện đại, tiên tiến hơn như máy móc cơ giới cũng đã và đang dần thay thế những công cụ thô sơ
Trang phục dân tộc Tày vẫn được duy trì và giữ vững giá trị truyền thống, nhưng cũng đã trải qua sự phát triển và tạo nên những biến thể hiện đại Ngày nay, người Tày thường kết hợp trang phục truyền thống với các yếu tố hiện đại, tạo nên
sự phong cách độc đáo và phù hợp với xu hướng thời trang, chính bởi vậy mà chúng cũng đã và đang bị thu hẹp dần Ngày nay, các bộ trang phục truyền thống chỉ phổ
Trang 10biến ở các xã vùng sâu vùng xa; những người già trong làng xã là những người còn duy trì được những nét đẹp trong trang phục truyền thống Thế hệ trẻ hiện nay đã không còn thói quen mặc trang phục truyền thống, thay vào đó là những trang phục hiện đại Một số mẫu trang phục truyền thống chỉ còn được sử dụng vào những dịp như đám cưới, lễ hội, lễ tết…
Người Tày vẫn còn đó nhưng trang phục và những ngôi nhà sàn không còn giữ được hồn cốt như xưa, rất khó để tìm thấy một quần thể bản làng nào còn vẹn nguyên những ngôi nhà sàn, truyền thống văn hóa cũng bị mai một rất nhiều
1.2 Giá trị văn hóa phi vật thể.
Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và sự phổ biến của các phương tiện nghe nhìn đương đại, các thể loại văn học dân gian cũng ngày càng bị thu hẹp Mặc
dù nhà nước và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để người dân được giao lưu văn hóa và phát huy những nét đẹp truyền thống, tuy nhiên việc sưu tầm các vốn văn hóa tinh thần trong dân gian như truyện cổ, ca dao, dân ca, tục ngữ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thất lạc, thông tin không chính xác và có nguy cơ ngày càng
bị mai một Người dân cũng không còn quá chú trọng trong việc giữ gìn ngôn ngữ
và chữ viết riêng của dân tộc mình khi sự hội nhập ngày càng được thúc đẩy
Lễ hội dân gian cũng đang mất dần đi tính truyền thống, đang bị hiện đại hóa Nhiều vùng đã mai một các lễ hội dân gian, chỉ còn lưu giữ được lễ hội Lồng Tồng nhưng các phần lễ bị lược hóa, đơn giản đi, hiện nay chỉ còn chủ yếu phần hội Tuy nhiên, trong phần hội, các trò chơi dân gian truyền thống như bắn nỏ, đánh quay, đánh bam… thưa dần, nhường chỗ cho các hoạt động của văn hóa hiện đại như thi đấu bóng đá, cầu lông, biểu diễn văn nghệ bằng tiếng phổ thông
2 Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Tày.
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng đã
và đang gặp rất nhiều khó khăn Làm thế nào để bảo tồn, phát huy được các tinh hoa, giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, tránh được sự thất truyền, lai căng đồng thời xóa bỏ được các tập quán, hủ tục lạc hậu của một số dân tộc thiểu
số trên địa bàn, đó chính là những vấn đề quan tâm không chỉ đối với lãnh đạo các