1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo Đồ Án môn học thương mại Điện tử Đề tài xây dựng và quản lý website bán xe Đạp Địa hình cyclehub

102 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 9,09 MB

Nội dung

Nó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như: • Mua bán trực tuyến: Khách hàng có thể tìm kiếm, lựa chọn và mua sản phẩm trực tuyến trên các trang web, ứng dụng di động hoặc sàn thương mại đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN



KHOA : CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI : XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ WEBSITE BÁN XE ĐẠP ĐỊA HÌNH

CYCLEHUB

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : THS.THÁI DOÃN NGỌC

SINH VIÊN THỰC HIỆN

NHÓM 2

NGUYỄN MINH TRIỆU – 2252010005

NGÔ TRỌNG PHÚC – 2252010013

LƯƠNG VŨ – 2252010034

NGUYỄN NGỌC HIẾU – 2252010031

HUỲNH THỊ HỒNG DIỄM – 2252010024

LONG AN, THÁNG 8 NĂM 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN



KHOA : CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI : XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ WEBSITE BÁN XE ĐẠP ĐỊA HÌNH

CYCLEHUB

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : THS.THÁI DOÃN NGỌC

SINH VIÊN THỰC HIỆN

NHÓM 2

NGUYỄN MINH TRIỆU – 2252010005

NGÔ TRỌNG PHÚC – 2252010013

LƯƠNG VŨ – 2252010034

NGUYỄN NGỌC HIẾU – 2252010031

HUỲNH THỊ HỒNG DIỄM – 2252010024

LONG AN, THÁNG 8 NĂM 2024

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển như vũ bão của xã hội, sự phổ biến của các ứng dụng, thiết bị

điện tử cũng ngày càng ra mắt nhiều hơn và những điều trên góp một phần nhu cầu cho

ngành Công Nghệ Thông Tin ra đời Ngành Công Nghệ Thông Tin càng thể hiện được

vai trò của mình trong công tác nâng cao giá trị của mạng lưới của thế giới Không chỉ

góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của kinh tế mà ngành Công Nghệ Thông Tin

còn trực tiếp hổ trợ làm tăng chất lượng đời sống cho mọi người Vấn đề internet, mạng

lưới đang ngày càng phổ biến trong tương lai được coi là cốt lỗi, nền tảng trong sự phát

triển của mỗi quốc gia, vậy nên cần được chú trọng và phát triển

Hiểu rõ được điều đó, cá nhân em và các bạn trong nhóm đã quyết định theo đuổi công

việc lập trình viên để có một phần đóng góp cho nền mạng lưới nước nhà Dù ít hay

nhiều nhưng chúng em sẽ cố gắng theo đuổi con đường lẫn giấc mơ của mình chọn

Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, thương mại điện tử đã trở thành một

phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu Việc mua sắm trực tuyến đã thay đổi

cách thức tiêu dùng và kinh doanh, mang lại sự tiện lợi vượt trội và mở ra nhiều cơ hội

mới cho các doanh nghiệp Đặc biệt, tại Việt Nam, thương mại điện tử đang phát triển

nhanh chóng, tạo nên một thị trường sôi động và đầy tiềm năng

Báo cáo này nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn toàn diện về tình hình thương mại

điện tử hiện nay Chúng em sẽ phân tích các xu hướng, thách thức và cơ hội trong lĩnh

vực này, đồng thời đưa ra những đánh giá và dự báo về tương lai của thương mại điện

tử tại Việt Nam cũng như trên thế giới

Qua báo cáo, chúng em hy vọng mang đến những thông tin hữu ích cho các nhà quản

lý, nhà đầu tư, và tất cả những ai quan tâm đến thương mại điện tử Chúng em mong

rằng những phân tích và đánh giá trong báo cáo sẽ góp phần hỗ trợ quá trình ra quyết

định và phát triển chiến lược kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực này

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa Công Nghệ của Trường Đại Học Kinh Tế Công Nghiệp Long An đã tạo điều kiện cho chúng em được trình bày bài báo cáo này và đặc biệt nhóm chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Thái Doãn Ngọc đã tận tình hướng dẫn tụi em trong bài báo cáo này Và trong quá trình tìm hiểu và học tập môn Thương Mại Điện Tử nhóm chúng em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy Thầy đã giúp tụi em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích Từ những kiến thức mà thầy truyền đạt, chúng em xin trình bày lại những gì nhóm chúng em đã được học và tự nghiêm cứu để viết nên một bài báo cáo về hoạt động của thương mại điện tử dựa trên sự am hiểu của chúng em

Vì là lần đầu chúng em thực hiện nên không ít thì nhiều những bất lợi thiếu sót kính mong thầy thông cảm và bỏ qua cho chúng em Và rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến từ các thầy để nhóm có điều kiện thuận lợi bổ sung nâng cao kiến thức của mình

Kính chúc thầy hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người Kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến

bờ tri thức

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Long An, ngày tháng năm 2024

Chữ ký SVTH

NGUYỄN MINH TRIỆU LƯƠNG VŨ NGÔ TRỌNG PHÚC

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Long An, ngày tháng năm 2024

Chữ ký GVHD

Ths.Thái Doãn Ngọc

Trang 6

MỤC LỤC

Nội dung

CHƯƠNG 1 : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5

1.1 Khái niệm TMĐT 5

1.2 Lợi ích TMĐT 6

1.3 Lịch sử phát triển TMĐT 7

1.4 Ứng dụng đặc trưng 9

1.5 Hình thức của thương mại điện tử 9

1.5.1 Hình thức B2C 9

1.5.2 Hình thức B2B 10

1.5.3 Hình thức B2G 10

1.5.4 Hình thức C2B 11

1.5.5 Hình thức C2C 12

1.6 Thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam 13

1.6.1 So sánh thương mại truyền thống và thương mại điện tử 14

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH KINH DOANH 20

2.1 CƠ SỞ HẠ TẦNG 20

2.2 PHÒNG BAN VÀ NHÂN SỰ 20

2.2.1 Phòng ban 20

2.2.2 Nhân sự 20

2.3 CÔNG CỤ HỖ TRỢ THIẾT KẾ TRANG WEB 21

2.4 GIAO DIỆN CỦA TRANG WEB 23

2.4.1 Chuẩn bị sản phẩm 23

2.4.2 Giao diện trang web chính 26

2.4.3 Giao diện trên nền tảng khác 37

2.5 CHIẾN LƯỢC QUẢNG BÁ 39

2.5.1 Quảng bá qua Email Marketing 39

2.5.2 Quảng bá qua nền tảng mạng xã hội 42

2.5.2.1 Tiktok 42

2.5.2.2 Facebook 45

2.5.2.3 Youtube 49

Trang 7

2.5.2.4 Instagram 51

2.5.3 Quảng bá qua nền tảng Shopee 52

2.5.4 Quảng bá qua trang báo chí 53

2.5.5 Mua từ khóa 57

2.6 QUY TRÌNH KINH DOANH 60

2.6.1 Vận chuyển 62

2.6.2 Thanh toán 66

2.7 TÀI CHÍNH 68

CHƯƠNG 3 : BÁO CÁO 76

3.1 LƯU LƯỢNG NGƯỜI TRUY CẬP VÀO TRANG WEB 76

3.1.1 Công cụ hỗ trợ quan sát 76

3.1.2 Lưu lượng khách hàng truy cập 79

3.1.3 Báo cáo cá nhân 86

a) 2252010005_Nguyễn Minh Triệu 86

b) 2252010013_Ngô Trọng Phúc 87

c) 2252010024_Huỳnh Thị Hồng Diễm 87

d) 2252010031_Nguyễn Ngọc Hiếu 88

e) 2252010034_Lương Vũ 88

3.2 XEM XÉT CÁC ĐƠN ĐẶT HÀNG 89

3.2.1 Công cụ hỗ trợ 89

3.2.2 Các hóa đơn 91

KẾT LUẬN 93

I NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ 93

II HƯỚNG PHÁT TRIỂN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 0.1 Thương mại truyền thống 15

Hình 0.2 Thương mại điện tử và thương mại truyền thống 16

Hình 0.1 Các phòng ban 20

Hình 0.2 Google sites 21

Hình 0.3 Giao diện trang chủ 27

Hình 0.4 Giao diện các mặt hàng và đánh giá hiển thị trên trang chủ 29

Hình 0.5 Chính sách giao hàng và thông tin liên hệ 29

Hình 0.6 Giao diện cuối trang chủ 31

Hình 0.7 Giao diện mục sản phẩm của Website 32

Hình 0.8 Sản phẩm xe đạp trẻ em của trang Web 32

Hình 0.9 Sản phẩm xe đạp đua của trang Web 33

Hình 0.10 Sản phẩm xe đạp thể thao của trang Web 33

Hình 0.11 Sản phẩm xe đạp địa hình của trang Web 34

Hình 0.12 Sản phẩm xe đạp touring của trang Web 34

Hình 0.13 Phụ kiện xe đạp của trang Web 35

Hình 0.14 Giao diện khi chọn sản phẩm cần thanh toán 35

Hình 0.15 Phiếu đặt hàng 36

Hình 0.16 Phiếu đặt hàng 36

Hình 0.17 Trang bán hàng trên Tiktok và Shopee 37

Hình 0.18 Fanpge của cửa hàng trên FaceBook 38

Hình 0.19 Giao diện Youtube 38

Hình 0.20 Giao diện IG 39

Hình 0.21 Quảng bá qua email marketing 40

Hình 0.22 Email Marketing Express 41

Hình 0.23 Email Marketing Daily 42

Hình 0.24 Quảng bá trên tiktok 43

Hình 0.25 Youtube của cửa hàng 49

Hình 0.26 Bảng báo giá QC Youtube 51

Hình 0.27 Giao diện IG 51

Hình 0.28 Bảng báo giá IG 52

Hình 0.29 Quảng bá Shopee 52

Hình 0.30 Bảng giá Banner Moblie CPM 55

Hình 0.31 Bảng báo giá PR trên VNEXPRESS 56

Hình 0.32 Bảng báo giá Banner Moblie trong báo tuổi trẻ 56

Hình 0.33 Bảng giá trong mục review 57

Hình 0.34 Mua từ khóa trên GG 57

Hình 0.35 Các gói tuỳ chọn quảng cáo trên Google Ads 58

Hình 0.36 Tuỳ chỉnh gói ngân sách theo nhu cầu riêng 58

Trang 10

Hình 0.37 Bước chọn gói ngân sách chi trả cho quảng cáo 59

Hình 0.38 Nhập thông tin chiến dịch quảng cáo 59

Hình 0.39 Nhập thông tin thanh toán cho Google Ads 60

Hình 0.40 Quy trình kinh doanh 60

Hình 0.41 Đơn vị vận chuyển Viettel post 62

Hình 0.42 Bảng dịch vụ 63

Hình 0.43 Vận chuyển Express 65

Hình 0.44 Bảng giá vận chuyển Express 65

Hình 0.45 Than toán trực tuyến qua thẻ 66

Hình 0.46 Thanh toán qua cổng điện tử 67

Hình 0.47 Thanh toán khi nhận hàng 68

Hình 0.48 Tiền nhập hàng 69

Hình 0.49 Lương nhân sự 70

Hình 0.50 Thưởng nhân sự 70

Hình 0.51 Tiền thiết bị 70

Hình 0.52 Tiền quản lý shop online 71

Hình 0.53 Tiền quảng bá 71

Hình 0.54 Doanh thu 73

Hình 0.55 Chi tiết doanh thu 75

Hình 0.56 Lưu chuyển tiền tệ 75

Hình 0.1 Google Analytics 76

Hình 0.2 Báo cáo người dùng 79

Hình 0.3 Báo cáo người dung mới truy cập theo hình thức 79

Hình 0.4 phân vùng khách hàng 80

Hình 0.5 Báo cáo tỷ lệ người xem 80

Hình 0.6 Báo cáo truy cập 81

Hình 0.7 Người truy cập theo nền tảng MXH 81

Hình 0.8 Thông tin chi tiết 82

Hình 0.9 Truy cập các thẻ trong trang web 82

Hình 0.10 Báo cáo khách hàng theo từng khu vực 83

Hình 0.11 Theo thành phố 84

Hình 0.12 Ngôn ngữ khách hàng sử dụng 84

Hình 0.13 Truy cập theo hình thức 84

Hình 0.14 Báo cáo sự kiện 85

Hình 0.15 Báo cáo đối tượng 85

Hình 0.16 Mức dộ tương tác của khách hàng 85

Hình 0.17 Báo cáo ngày có lượng truy cập nhiều nhất 86

Hình 0.18 Google Forms 89

Hình 0.20 Thông tin liên hệ với khách hàng 91

Trang 11

Hình 0.21 Thông tin liên hệ với khách hàng 91 Hình 0.22 Thông tin liên hệ với khách hàng 92 Hình 0.24 Trang tính hiển thị tất cả khách hàng đặt hàng 92

Trang 12

CHƯƠNG 1 : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 Khái niệm TMĐT

Thương mại điện tử, hay còn gọi là thương mại điện tử, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính Nó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như:

• Mua bán trực tuyến: Khách hàng có thể tìm kiếm, lựa chọn và mua sản phẩm trực tuyến trên các trang web, ứng dụng di động hoặc sàn thương mại điện tử

• Thanh toán trực tuyến: Khách hàng có thể thanh toán cho các sản phẩm bằng nhiều hình thức khác nhau như thẻ ngân hàng, ví điện tử, chuyển tài khoản ngân hàng, v v

• Giao hàng: Sản phẩm được giao đến tận nhà khách hàng hoặc địa điểm khách hàng mong muốn

• Tiếp thị trực tuyến: Doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh trực tuyến như trang web, mạng xã hội, email, quảng cáo trực tuyến để tiếp tục thị trường sản phẩm

và dịch vụ của mình

• Dịch vụ khách hàng: Doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ khách hàng trực tuyến thông qua email, chat trực tuyến, điện thoại, v v

Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như:

Chuyển tiền điện tử: Cho phép khách hàng thanh toán cho sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến một cách an toàn và thuận tiện

Quản lý ứng dụng chuỗi: Hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi và quản lý hiệu quả quá trình chuyển đổi hàng hóa từ nhà cung cấp cho khách hàng

Tiếp thị Internet: Giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả

và tiết kiệm chi phí

Quá trình giao dịch trực tuyến: Cho phép khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến một cách nhanh chóng và dễ dàng

Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI): Cho phép doanh nghiệp tự động hóa các quy trình kinh doanh với nhà cung cấp và khách hàng

Hệ thống quản lý tồn tại kho: Hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi số lượng hàng hóa trong kho và đảm bảo rằng luôn có đủ hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Hệ thống tự động thu thập dữ liệu: Hỗ trợ doanh nghiệp thu thập dữ liệu về hành vi của khách hàng và sử dụng dữ liệu này để cải thiện hoạt động kinh doanh của mình

Trang 13

1.2 Lợi ích TMĐT

➢ Tiện lợi cho khách hàng: Khách hàng có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi, so sánh giá cả của nhiều nhà cung cấp khác nhau và thanh toán trực tuyến một cách an toàn và tiện lợi

➢ Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí thiết

kế, nhân viên và quảng cáo

➢ Mở rộng thị trường: Doanh nghiệp có thể tiếp cận tiềm năng khách hàng trên toàn thế giới

➢ Cải thiện hiệu quả hoạt động: Doanh nghiệp có thể tự động hóa các quy trình kinh doanh và theo dõi hiệu quả hoạt động của mình một cách dễ dàng

Đối với người dùng:

*Lợi ích: Khách hàng có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi, so sánh giá cả của nhiều nhà cung cấp khác nhau và thanh toán trực tuyến một cách an toàn và tiện lợi

*Tiết kiệm thời gian và chi phí: Khách hàng không cần phải đi đến cửa hàng để mua sắm, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại

*Nhiều lựa chọn: Khách hàng có thể tìm kiếm và mua sản phẩm từ nhiều nơi trên thế giới, với nhiều mẫu mã và giá cả đa dạng

*Thông tin chi tiết: Khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin chi tiết về sản phẩm trước khi mua hàng, bao gồm mô tả sản phẩm, hình ảnh, đánh giá giá của khách hàng khác, v v

*Dịch vụ khách hàng tốt: Nhiều nhà bán hàng trực tuyến cung cấp dịch vụ khách hàng tốt, hỗ trợ khách hàng 24/7 và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng

Đối với doanh nghiệp:

*Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí thiết bị bằng, nhân viên và quảng cáo

*Mở rộng thị trường: Doanh nghiệp có thể tiếp cận tiềm năng khách hàng trên toàn thế giới

*Tăng doanh số bán hàng: Doanh nghiệp có thể tăng doanh thu bán hàng bằng cách bán hàng trực tuyến 24/7 và tiếp cận nhiều khách hàng hơn

*Cải thiện hiệu quả hoạt động: Doanh nghiệp có thể tự động hóa các quy trình kinh doanh và theo dõi hiệu quả hoạt động của mình một cách dễ dàng

Trang 14

*Thu thập dữ liệu khách hàng: Doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu về hành vi của khách hàng và sử dụng dữ liệu này để cải thiện hoạt động kinh doanh của mình

*Tăng cường sự hài lòng của khách hàng: Doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tốt hơn bằng cách cung cấp dịch vụ khách hàng tốt, sản phẩm chất lượng cao và giá cả cạnh tranh

Đối với xã hội:

*Tạo ra việc làm: Thương mại điện tử tạo ra nhiều công việc mới trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, hậu cần, dịch vụ khách hàng, v v

*Phát triển kinh tế: Thương mại điện tử cung cấp sự phát triển kinh tế bằng cách tạo ra doanh thu mới và tăng cường năng lực

*Bảo vệ môi trường: Thương mại điện tử có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường bằng cách giảm thiểu việc sử dụng bao bì và nhiên liệu

1.3 Lịch sử phát triển TMĐT

Lịch sử thương mại điện tử trải nghiệm dài hơn 50 năm, với nhiều giai đoạn phát triển khác nhau:

1 Giai đoạn đầu (1960-1990):

Thương mại điện tử B2B (Doanh nghiệp với Doanh nghiệp): Xuất hiện vào những năm

1960 với hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) để tự động hóa việc mua bán giữa các doanh nghiệp

Mạng máy tính: Mạng máy tính như CompuServe và Prodigy cho phép người dùng mua sắm trực tuyến, nhưng với lựa chọn sản phẩm hạn chế và quy trình tính toán phức tạp

2 Giai đoạn nặng nổ (1990-2000):

Sự ra đời của World Wide Web (WWW): WWW mở ra khả năng mua sắm trực tuyến cho mọi người, với nhiều trang web thương mại điện tử được thành lập như Amazon, eBay và Yahoo! Mua sắm

Phát triển các phương thức thanh toán trực tuyến: Các phương thức thanh toán trực tuyến như thẻ tín dụng và PayPal trở nên phổ biến, giúp việc mua sắm trực tuyến trở nên an toàn và thuận tiện hơn

3 Giai đoạn hiện đại (2000-nay):

Trang 15

Phát triển sự phát triển của thương mại điện tử di động: Người dùng có thể mua sắm trực tuyến trên điện thoại thông minh và máy tính, cung cấp sự phát triển cho các ứng dụng mua sắm di động

Mạng xã hội và thương mại điện tử: Mạng xã hội như Facebook và Instagram trở thành kênh bán hàng hiệu quả cho các doanh nghiệp, cho phép họ tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu bán hàng

Sự dậy sóng của thị trường thương mại điện tử: Các thị trường thương mại điện tử như Lazada, Shopee và Tiki trở nên phổ biến, cung cấp cho người tiêu dùng nhiều loại sản phẩm được lựa chọn và giá cả cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy: AI và học máy được sử dụng để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm cho khách hàng, đề xuất sản phẩm phù hợp và cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Lịch sử thương mại điện tử là một câu chuyện về sự đổi mới và sáng tạo Thương mại điện tử đã thay đổi cách chúng ta mua sắm, kinh doanh và giao tiếp với nhau Với

sự phát triển của công nghệ, thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển và mang lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội

Các móc thời gian đánh dấu quan trọng trong thương mại điện tử :

1969: Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) được phát triển để tự động hóa việc mua bán giữa các doanh nghiệp

1971: ARPANET, tiền thân của Internet, được thành lập

1976: Apple ra mắt máy tính Apple II, mở đường cho việc sử dụng máy tính cá nhân trong kinh doanh

1981: Microsoft ra mắt hệ điều hành MS-DOS, giúp phổ biến việc sử dụng máy tính cá nhân

1990: Tim Berners-Lee phát minh ra World Wide Web (WWW)

1994: Amazon được thành lập, trở thành một trong những nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới

1995: eBay được thành lập, trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới

1998: PayPal được thành lập, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến an toàn và tiện lợi 2004: Facebook được thành lập, trở thành mạng xã hội phổ biến nhất thế giới

2007: iPhone ra mắt, thúc đẩy sự phát triển của điện thoại di động thương mại điện tử

Trang 16

2008: Alibaba được thành lập, trở thành công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc

2012: Lazada được thành lập, trở thành thị trường thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á

2016: Shopee thành lập, trở thành thị trường thương mại điện tử phổ biến nhất Đông Nam Á

2020: Đại dịch COVID-19 thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên toàn cầu

1.4 Ứng dụng đặc trưng

1.5 Hình thức của thương mại điện tử

Thương mại điện tử có nhiều hình khác nhau, mỗi hình thức có những đặc điểm riêng phù hợp với từng nhu cầu và đối tượng khách hàng

1.5.1 Hình thức B2C

Hình thức B2C (Business to Consumer) trong thương mại điện tử là mô hình kinh doanh

mà các doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng qua các nền tảng trực tuyến Đây là một trong những hình thức phổ biến nhất của thương mại điện tử và bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, từ bán lẻ trực tuyến đến cung cấp dịch vụ kỹ thuật số

❖ Một số đặc điểm chính của hình thức B2C bao gồm:

Trang web bán hàng trực tuyến: Doanh nghiệp thiết lập các trang web hoặc ứng dụng

di động để giới thiệu và bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình Các trang web này thường

có giao diện thân thiện với người dùng và tích hợp các chức năng như giỏ hàng, thanh toán trực tuyến, và dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Marketing kỹ thuật số: Để thu hút và giữ chân khách hàng, các doanh nghiệp B2C

thường sử dụng các công cụ marketing kỹ thuật số như SEO, quảng cáo trên mạng xã hội, email marketing, và content marketing

Quy trình thanh toán và giao hàng: Các hệ thống thanh toán trực tuyến được tích hợp

để hỗ trợ khách hàng trong việc mua sắm nhanh chóng và thuận tiện Dịch vụ giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy cũng là yếu tố quan trọng trong mô hình B2C

Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng qua các kênh

trực tuyến như chat trực tuyến, email, hoặc điện thoại để giải đáp thắc mắc và xử lý các vấn đề phát sinh

Phân tích dữ liệu khách hàng: Doanh nghiệp B2C thường sử dụng dữ liệu khách hàng

để phân tích hành vi mua sắm, từ đó tối ưu hóa chiến lược kinh doanh và marketing

Trang 17

Một số ví dụ tiêu biểu của hình thức B2C bao gồm:

- Amazon: Trang web bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, cung cấp đa dạng sản phẩm

từ sách, đồ điện tử, quần áo, đến đồ gia dụng

- Lazada: Nền tảng thương mại điện tử phổ biến tại Đông Nam Á, cung cấp sản phẩm

❖ Đặc điểm của thương mại điện tử B2B:

Quy mô lớn: Giao dịch B2B thường có quy mô lớn hơn so với B2C, vì các doanh nghiệp

thường mua hàng với số lượng lớn để phục vụ cho sản xuất, bán lẻ hoặc dịch vụ của họ

Quan hệ dài hạn: Các giao dịch B2B thường dựa trên mối quan hệ lâu dài và ổn định

giữa các doanh nghiệp, có thể bao gồm các hợp đồng dài hạn và sự hợp tác liên tục

Quy trình mua hàng phức tạp: Quy trình mua hàng trong B2B thường phức tạp hơn và

bao gồm nhiều bước như tìm kiếm nhà cung cấp, đàm phán, ký kết hợp đồng, và quản

lý hậu cần

Tùy chỉnh sản phẩm: Các sản phẩm và dịch vụ trong B2B thường được tùy chỉnh để

phù hợp với nhu cầu cụ thể của khách hàng doanh nghiệp

Hệ thống quản lý: Các giao dịch B2B thường sử dụng hệ thống quản lý chuyên dụng

như ERP (Enterprise Resource Planning) và CRM (Customer Relationship Management) để quản lý quá trình kinh doanh và quan hệ khách hàng

1.5.3 Hình thức B2G

Hình thức B2G (Business to Government) trong thương mại điện tử là mô hình kinh doanh mà các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho các cơ quan chính phủ thông qua các nền tảng trực tuyến Đây là một phần quan trọng của thương mại điện tử, đặc biệt trong việc tối ưu hóa quy trình mua sắm công và tăng cường tính minh bạch trong các giao dịch

Một số đặc điểm chính của hình thức B2G bao gồm:

Trang 18

Quy trình đấu thầu trực tuyến: Các cơ quan chính phủ thường sử dụng các hệ thống đấu

thầu trực tuyến để mời thầu và nhận hồ sơ dự thầu từ các doanh nghiệp Điều này giúp tăng tính minh bạch và cạnh tranh trong việc lựa chọn nhà cung cấp

Cung cấp dịch vụ và sản phẩm chuyên biệt: Doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và

dịch vụ đáp ứng các yêu cầu cụ thể của chính phủ, bao gồm công nghệ thông tin, hạ tầng, dịch vụ tư vấn, và các giải pháp phần mềm

Hợp đồng và quản lý dự án: Sau khi trúng thầu, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy

định và điều khoản của hợp đồng, đồng thời quản lý dự án theo tiêu chuẩn và yêu cầu của chính phủ

Quy trình thanh toán: Các hệ thống thanh toán trực tuyến hỗ trợ việc thanh toán nhanh

chóng và minh bạch giữa doanh nghiệp và cơ quan chính phủ, đảm bảo tuân thủ các quy định tài chính

Quản lý quan hệ khách hàng: Doanh nghiệp sử dụng các công cụ CRM để quản lý quan

hệ với các cơ quan chính phủ, theo dõi lịch sử giao dịch, và tối ưu hóa quy trình hợp tác

Một số ví dụ tiêu biểu của hình thức B2G bao gồm:

- Cổng thông tin đấu thầu chính phủ: Các quốc gia như Mỹ có cổng thông tin đấu thầu chính phủ (ví dụ: FedBizOpps) nơi các cơ quan chính phủ đăng tải các gói thầu và doanh nghiệp nộp hồ sơ dự thầu trực tuyến

- Các nền tảng mua sắm công: Một số nước có các nền tảng mua sắm công trực tuyến giúp tối ưu hóa quy trình mua sắm và đảm bảo tính minh bạch (ví dụ: hệ thống đấu thầu điện tử của EU)

- Dịch vụ công nghệ thông tin cho chính phủ: Các công ty như IBM, Oracle, và Microsoft cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin và phần mềm cho các cơ quan chính phủ trên toàn thế giới

1.5.4 Hình thức C2B

Hình thức C2B (Consumer to Business) trong thương mại điện tử là mô hình mà các cá nhân (người tiêu dùng) cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc giá trị khác cho các doanh nghiệp Điều này đảo ngược mô hình truyền thống B2C (Business to Consumer), trong

đó doanh nghiệp là bên cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng Mô hình C2B xuất hiện và phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự phổ biến của internet và công nghệ số

❖ Một số đặc điểm chính của hình thức C2B bao gồm:

Trang 19

Người tiêu dùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ: Cá nhân có thể cung cấp các dịch vụ

như viết blog, tạo nội dung, làm freelancer, cung cấp ý tưởng, hoặc bán sản phẩm thủ công cho doanh nghiệp

Định giá do người tiêu dùng đặt ra: Trong một số trường hợp, người tiêu dùng có thể

đề xuất mức giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp, và doanh nghiệp có thể chấp nhận hoặc thương lượng giá cả

Nền tảng trung gian: Các nền tảng trực tuyến đóng vai trò trung gian kết nối cá nhân

với doanh nghiệp Ví dụ, các trang web như Upwork, Fiverr, hoặc các nền tảng khảo sát trực tuyến cho phép người tiêu dùng cung cấp dịch vụ hoặc thông tin cho doanh nghiệp

Đổi mới và sáng tạo từ cộng đồng: Các doanh nghiệp thường tận dụng ý tưởng, phản

hồi và sáng tạo từ người tiêu dùng để cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình Điều này thường thấy trong các nền tảng gọi vốn cộng đồng (crowdsourcing) và cuộc thi ý tưởng

Marketing ảnh hưởng (Influencer Marketing): Các cá nhân với lượng người theo dõi

lớn trên mạng xã hội có thể hợp tác với doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm hoặc dịch

vụ, nhận lại các khoản thù lao hoặc sản phẩm miễn phí

❖ Một số ví dụ tiêu biểu của hình thức C2B bao gồm:

- Freelancer và dịch vụ tự do: Các nền tảng như Upwork, Freelancer và Fiverr cho phép

cá nhân cung cấp dịch vụ như viết lách, thiết kế đồ họa, lập trình, tư vấn và nhiều dịch

vụ khác cho doanh nghiệp

- Nền tảng khảo sát trực tuyến: Các trang web như Swagbucks, Survey Junkie cho phép người tiêu dùng tham gia vào các cuộc khảo sát và nhận tiền hoặc phần thưởng từ các doanh nghiệp

- Marketing ảnh hưởng: Các influencer trên mạng xã hội hợp tác với các thương hiệu

Trang 20

❖ Đặc điểm của thương mại điện tử C2C:

Đa dạng hàng hóa: Các sản phẩm được giao dịch trên các nền tảng C2C rất đa dạng, từ

đồ điện tử, thời trang, đồ gia dụng, đến các mặt hàng thủ công và đồ cũ

Phí giao dịch thấp: Các nền tảng C2C thường có phí giao dịch thấp hơn so với các cửa

hàng truyền thống hoặc các nền tảng B2C, đôi khi chỉ thu phí từ người bán hoặc quảng cáo

Tính cộng đồng: Các nền tảng C2C thường có tính cộng đồng cao, cho phép người dùng

đánh giá, nhận xét về người bán và người mua, tạo ra sự tin tưởng và minh bạch trong giao dịch

Tính tiện lợi: Giao dịch có thể diễn ra nhanh chóng và dễ dàng qua các nền tảng trực

tuyến, với các phương thức thanh toán và vận chuyển linh hoạt

1.6 Thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử tiếp tục là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, với doanh thu ước đạt 20,5 tỷ USD năm 2023 Trước

đó, nếu như năm 2018, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ cả nước mới chỉ đạt khoảng

8 tỷ USD, thì đến năm 2019, đã vượt mốc 10 tỷ USD (đạt 10,8 tỷ USD) và tăng lên 11,8

tỷ USD vào năm 2020 Đến năm 2022, con số này tăng trưởng 20% so với năm trước, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước; số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là trên 54,6 triệu người, giá trị mua sắm trực tuyến của một người đạt gần 270 USD/năm

Từ đó có thể khẳng định, thương mại điện tử Việt Nam trong nhiều năm đã tăng trưởng mạnh mẽ và đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thực tế, các trang thương mại điện tử đã không ngừng ra đời và phát triển với 4 ứng dụng Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok Shop là phổ biến nhất và liên tục cạnh tranh nhau để vươn lên vị trí cao hơn trong lĩnh vực thương mại điện tử Ngoài ra, còn có rất nhiều trang thương mại điện tử khác mới nhưng vẫn có tiềm năng cạnh tranh với các trang thương mại điện tử lớn, như: Sendo, Thế giới di động…

Các trang thương mại điện tử hiện nay cũng liên kết với rất nhiều loại ví điện tử và ngân hàng khác nhau Khách hàng hoàn toàn có thể thanh toán nhanh chóng bằng phương thức thanh toán trực tuyến Các ví điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay là Shopeepay, VNpay, Momo, Zalopay…

Trang 21

1.6.1 So sánh thương mại truyền thống và thương mại điện tử

❖ THƯƠNG MẠI TRUYỀN THỐNG LÀ GÌ?

Thương mại truyền thống là hình thức trao đổi, mua bán hàng hóa trực tiếp tại điểm bán giữa người tiêu dùng và thương hiệu Mô hình này đã tồn tại từ lâu và là một trong những phương thức chủ yếu để khách hàng mua sắm sản phẩm Tất cả hoạt động từ xem xét, cân nhắc sản phẩm đến giao dịch, thanh toán của mô hình thương mại truyền thống đều được diễn ra tại điểm bán

Trong khoảng những năm 2000, khi có nhu cầu, người tiêu dùng sẽ đến các chợ và siêu thị để mua thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng, hàng điện máy,… và thanh toán chúng bằng cách trả tiền mặt chứ không phải thông qua phương thức chuyển khoản ngân hàng, quẹt thẻ tín dụng hay quét mã QR ví điện tử như hiện tại Trong trường hợp người tiêu dùng mua sắm quá nhiều hàng hóa và không có khả năng tự mang hết chúng về nhà thì các cửa hàng, siêu thị sẽ hỗ trợ họ vận chuyển đến nhà Đây là những ví dụ về thương mại truyền thống

Một số ví dụ về mô hình thương mại truyền thống có thể kể đến như: mua bán trực tiếp tại cửa hàng, chợ, siêu thị, các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi,

Trang 22

Hình 0.1 Thương mại truyền thống

ĐIỂM GIỐNG NHAU:

Mục tiêu chính của cả thương mại truyền thống và thương mại điện tử đều giống nhau:

Đó là mua và bán sản phẩm hoặc dịch vụ để tạo ra lợi nhuận Dù phương thức thực hiện

có khác nhau, cả hai hình thức thương mại đều nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thu về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình

Cả hai đều phải quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ để thu hút khách hàng Thương mại truyền thống có thể sử dụng các hình thức quảng cáo trên báo chí, truyền hình, hoặc biển quảng cáo; trong khi thương mại điện tử sử dụng quảng cáo trực tuyến qua các trang web, mạng xã hội và email marketing

Cả hai đều phải xử lý thanh toán Trong thương mại truyền thống, thanh toán thường diễn ra bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng tại quầy thu ngân Thương mại điện tử sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến như thẻ tín dụng, PayPal, hoặc các dịch vụ thanh toán di động

Sau khi thanh toán, sản phẩm phải được giao đến tay khách hàng Thương mại truyền thống thường giao hàng trực tiếp tại cửa hàng hoặc có dịch vụ giao hàng tận nơi Thương mại điện tử phải phụ thuộc vào các dịch vụ vận chuyển để giao hàng đến khách hàng

Cả hai loại hình thương mại đều phục vụ khách hàng và cố gắng đáp ứng nhu cầu của

họ Họ phải xây dựng lòng tin và sự hài lòng của khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ Việc duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng là yếu tố then chốt để thành công trong cả hai hình thức

Trang 23

Cả thương mại truyền thống và thương mại điện tử đều phải tuân thủ các quy định pháp luật và bảo vệ người tiêu dùng Các doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ các quy định

về quảng cáo, an toàn sản phẩm, quyền riêng tư của khách hàng, và các luật về thuế Các chiến lược kinh doanh cơ bản như phân tích thị trường, xây dựng thương hiệu, và quản lý quan hệ khách hàng đều áp dụng cho cả hai loại hình thương mại Các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để hiểu được nhu cầu và xu hướng của khách hàng,

từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp

Hình 0.2 Thương mại điện tử và thương mại truyền thống

Cả thương mại truyền thống và thương mại điện tử đều sử dụng các kỹ thuật tiếp thị và quảng cáo để thu hút và giữ chân khách hàng Thương mại truyền thống có thể tổ chức các sự kiện quảng bá, giảm giá trực tiếp tại cửa hàng, trong khi thương mại điện tử có thể sử dụng quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến, email marketing, và các chiến dịch trên mạng xã hội

Cả hai hình thức thương mại đều phải quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả để đảm bảo rằng sản phẩm luôn sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Việc quản lý hàng tồn kho giúp tối ưu hóa chi phí lưu trữ và ngăn ngừa tình trạng hết hàng

Dịch vụ khách hàng là một phần quan trọng trong cả thương mại truyền thống và thương mại điện tử Đáp ứng tốt nhu cầu và giải quyết các vấn đề của khách hàng giúp xây dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng Thương mại truyền thống thường có các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp tại cửa hàng, trong khi thương mại điện tử sử dụng các trung tâm hỗ trợ khách hàng trực tuyến, email, hoặc điện thoại

Trang 24

Cả hai hình thức đều liên quan đến việc quản lý chuỗi cung ứng để đảm bảo sản phẩm được cung cấp đúng lúc và đúng chất lượng Điều này bao gồm việc hợp tác với các nhà cung cấp, quản lý kho bãi, và đảm bảo quy trình vận chuyển hiệu quả

ĐIỂM KHÁC NHAU:

Thương mại truyền thống:

Thương mại truyền thống, người tiêu dùng sẽ bị giới hạn trong một khu vực bán hàng cũng như một khoảng thời gian cụ thể và khi có nhu cầu, họ sẽ đến đó để lựa chọn và mua sắm

Thương mại truyền thống hoạt động tùy thuộc vào thời gian mở cửa của những địa điểm bán hàng như siêu thị, chợ, cửa hàng,…

Trong thương mại truyền thống, việc mở rộng và tiếp cận khách hàng ở nhiều khu vực, quốc gia khác nhau sẽ rất khó Doanh nghiệp sẽ phải mở các cửa hàng, văn phòng vật

lý tại đó và thuê thêm nhiều nhân viên để xử lý việc kinh doanh tại các chi nhánh khác nhau, dẫn đến việc tăng thêm chi phí kinh doanh

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng bị hạn chế thời gian khi tiếp cận khách hàng bởi các chi nhánh cửa hàng, văn phòng chỉ mở trong một khung thời gian nhất định

Thương mại truyền thống, các hình thức thanh toán trong thương mại truyền thống sẽ

ít hơn, chủ yếu là thông qua tiền mặt, chuyển khoản hoặc thẻ ngân hàng Người mua sẽ phải thanh toán ngay khi mua hàng Thanh toán trực tiếp sẽ mất nhiều thời gian và không tiện như các hình thức thanh toán online Tuy nhiên, phương thức này hoàn toàn

an toàn, tránh được các gian lận trong giao dịch thẻ, ví điện tử

Thương mại truyền thống, hách hàng có thể nhìn trực tiếp, cầm nắm, cảm nhận sản phẩm trước khi mua Thậm chí, khách cũng có thể thử xem liệu sản phẩm có phù hợp với mình hay không Do đó, người mua sẽ hạn chế được việc chất lượng sản phẩm không tốt như quảng cáo, không phù hợp với mình

Thông thường, doanh nghiệp kinh doanh thương mại truyền thống sẽ chú ý sử dụng các hình thức Marketing offline như phát tờ rơi, quảng cáo trên tivi, gọi điện thoại chào hàng, tham gia vào các hội chợ triển lãm… Tuy nhiên, do Marketing offline nên doanh nghiệp cũng khó tiếp cận được với nhiều khách hàng tại nhiều khu vực khác nhau Với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại truyền thống, do có nhiều chi nhánh cửa hàng tại nhiều nơi khác nhau mà họ sẽ phải thuê nhiều nhân viên cho việc vận hành và quản lý cửa hàng

Thương mại truyền thống sẽ khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều chi phí duy trì kho bãi, mặt bằng cho các chi nhánh, cửa hàng, Showroom, nhân công,…

Trang 25

Thương mại điện tử:

Về bản chất hoạt động, người dùng thương mại điện tử chỉ cần có kết nối Internet để truy cập Website hoặc App Mobile, ngoài ra, họ không bị giới hạn về địa điểm, thời gian hoặc vị trí địa lý cho việc lựa chọn, mua sắm hàng hóa

Thương mại điện tử hoạt động cực kỳ linh hoạt, có khi liên tục trong 24/7, kể cả những ngày lễ, Tết

Thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng tại nhiều khu vực, quốc gia khác nhau Thông qua Internet, khách hàng có thể truy cập vào cửa hàng online của doanh nghiệp, hoặc vào các sàn thương mại điện tử để mua sản phẩm của bạn Doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được một khoản chi phí cho nhân lực, thuê cửa hàng mỗi khi muốn mở rộng kinh doanh Do kinh doanh trên Internet nên việc mua bán, trao đổi giữa hai bên có thể diễn ra bất cứ thời gian nào

Trong thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể thanh toán thông qua nhiều hình thức điện tử khác nhau như ví điện tử, mobile banking, cổng thanh toán,… Việc thanh toán

sẽ dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn cho bên mua lẫn bên bán Hơn nữa, người dùng có thể lựa chọn thanh toán trước hoặc sau khi nhận hàng

Bên cạnh sự tiện lợi, thanh toán online có thể gây ra nhiều rủi ro như thanh toán nhưng không nhận được hàng, hoặc các gian lận trong giao dịch thẻ và ví điện tử Do đó, khi

sử dụng hình thức thanh toán này, người mua hàng cần cẩn trọng và tìm hiểu xem đâu

là phương pháp an toàn nhất

Thương mại điện tử, tất cả những thông tin về sản phẩm chỉ được thể hiện qua hình ảnh

và vài dòng miêu tả Do đó người dùng khó để có thể biết được chất liệu sản phẩm như thế nào, liệu có phù hợp với mình hay không Điều này sẽ tăng rủi ro khi mua hàng online

Trong mô hình thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ phải tuyển những nhân lực có kiến thức về điện tử và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường Thậm chí, nếu doanh nghiệp kinh doanh online và tiếp cận đến khách hàng quốc tế, nhân viên phải biết ngôn ngữ nước ngoài, nghiên cứu và nắm bắt được thị trường

với mô hình thương mại điện tử, doanh nghiệp và khách hàng sử dụng các thiết bị để tương tác với nhau, một cách gián tiếp

Nền tảng mua bán của thương mại điện tử khá rõ ràng, bao gồm: Website, App Mobile, các trang Social Media,… Người mua có thể dễ dàng cung cấp các thông tin cần thiết cho người bán trực tiếp qua những nền tảng này mà không cần phải đến gặp mặt tại các địa điểm mua sắm

Trang 26

Với sự tiện ích này, doanh nghiệp sẽ có thể tiếp cận đến lượng người mua lớn hơn, bất

kể thời gian và vị trí địa lý, từ đó tăng khả năng mở rộng cũng như doanh thu cho doanh nghiệp

Thương mại điện tử sẽ có mức chi phí tối ưu hơn nhiều nhờ tổng chi phí của quy trình vận hành ít hơn Với thương mại điện tử, doanh nghiệp chỉ cần một khoản phí cho một kho hoặc địa điểm để hàng, phí phát triển và duy trì Website hoặc App Mobile

Trang 27

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH KINH DOANH 2.1 CƠ SỞ HẠ TẦNG

Địa chỉ : Đường Tỉnh lộ 824, Xã Lương Bình, Bến Lức, Long An

Trang 28

Là người quản lý cấp cao nhất trong một tổ chức hoặc công ty, có nhiệm vụ giám sát hoạt động của công ty và đưa ra các quyết định chiến lược quan trọng

➢ Trang thiết bị cần chuẩn bị : Bàn, ghế, máy tính để bàn, tủ,… Để phục vụ các công việc liên quan tới việc hướng dẫn giám sát các phòng ban và giải quyết các

đề xuất, ý kiến ra từ các phòng ban khác

❖ Ban quản lý :

Là nhóm các cá nhân cam kết trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của một tổ chức hoặc công ty Khác với ban giám đốc, ban quản lý thường bao gồm các nhân viên làm việc toàn thời gian trong công ty và có trách nhiệm trực tiếp với việc thực hiện các chiến lược và quyết định đã được ban giám đốc phê duyệt

➢ Trang thiết bị cần chuẩn bị : Laptop, bàn làm việc cho hội nghị thường niên, bảng trắng bút lông và thiết bị trình diễn tham khảo để thuận tiện cho việc phát triển khai nội dung cần bàn bạc chung

❖ Phòng tài chính và kế toán :

Phòng Tài chính và Kế toán là hai bộ phận quan trọng trong một công ty, đảm bảo quản

lý hiệu quả tài chính và kế toán của doanh nghiệp Mặc dù chúng có thể được hợp nhất hoặc phân biệt các tùy chọn thuộc về mô tả và cấu hình cơ sở của công ty, mỗi bộ phận đều có chức năng và trách nhiệm riêng

❖ Phòng marketing :

Phòng Marketing là một bộ phận quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào, chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện các chiến lược quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ, xây dựng thương hiệu và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng

➢ Trang thiết bị cần chuẩn bị cho phòng marketing, kế toán và các phòng còn lại : Bàn ghế, máy tính, laptop, máy in, giấy văn phòng, sổ sách, bút,… Đủ để phục vụcác công việc và nhu cầu của từng phòng ban

2.3 CÔNG CỤ HỖ TRỢ THIẾT KẾ TRANG WEB

Hình 0.2 Google sites

Trang 29

GOOGLE SITE là một dịch vụ miễn phí của Google cho phép bạn tạo và chia sẻ trang

web một cách dễ dàng Bạn có thể sử dụng Google Site để tạo trang web cá nhân, trang web cho tổ chức, trang web cho lớp học, trang web cho dự án, hoặc bất kỳ mục đích nào khác Google Site cung cấp nhiều mẫu thiết kế và tính năng để bạn tùy biến trang web theo ý muốn Bạn cũng có thể tích hợp các dịch vụ khác của Google như Google Drive, Google Calendar, Google Forms, Google Maps, và nhiều hơn nữa vào trang web của bạn Google Site là một công cụ hữu ích để bạn thể hiện sự sáng tạo và chia sẻ thông tin với người khác

a) Các tính năng của GG Site

➢ Tập trung thông tin được chia sẻ như nhúng nội dung đa phương tiện (hình ảnh, video, tài liệu, bảng tính, bảng trình bày…) vào bất kỳ trang nào và tải lên tệp đính kèm

➢ Quản lý cài đặt cấp phép để đặt trang web của bạn ở chế độ riêng tư hoặc mọi người có thể chỉnh sửa và xem được web của bạn tùy theo bạn muốn Hoặc chỉ

có những người dùng được bạn mời vào miền làm cộng tác mới có thể tạo trang web cho miền của bạn

➢ Tìm kiếm trong nội dung của bạn trên Google Sites bằng công nghệ tìm kiếm của chính Google

➢ Tùy chỉnh giao diện của các trang web cho nhóm của bạn hoặc giao diện của dự án; tạo trang phụ mới…

➢ Chọn các loại trang khác nhau như trang web, thông báo, trang tổng quan và danh sách

b) Ưu và nhược của GG Site

Ưu điểm :

code Việc này sẽ giúp người dùng tiết kiệm thời gian, đồng thời còn có thể chọn được từ hàng trăm mẫu được tạo trước

• Sắp xếp đơn giản: Người dùng có thể sử dụng trang web để sắp xếp mọi thứ từ tài liệu, lịch trình, video… Tìm kiếm tích hợp do Google cung cấp giúp bạn dễ dàng tìm thấy chính xác những gì mà bạn tìm kiếm sau này

• Google Sites sử dụng trình chỉnh sửa trực quan để tạo và cập nhập website của người dùng giúp cho việc viết tài liệu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết Người dùng có thể xem tất cả cá loại tiện ích từ hình ảnh, video cho đến tài liệu để chia

sẻ lịch và nhiều thứ khác

• Thư viện mẫu website đa dạng: Bắt đầu trên trang web của bạn với một trong các mẫu được tạo trước; hoặc tại thư viện mẫu với những trang web được tùy chỉnh theo nhu cầu của bạn

có thể tìm thấy các thông tin mà họ đang tìm kiếm Tìm kiếm tích hợp do công

Trang 30

cụ tìm kiếm của chính Google hỗ trợ sẽ giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy trang mà họ cần

• Quyền chi tiết: Google Sites cho phép bạn đặt danh sách truy cập khác nhau cho các trang khác nhau của mỗi web Bạn hãy sử dụng tính năng này đẻ chỉ cho phép các đối tác hoặc nhà cung cấp xem phần có liên quan của trang web về dự

án của bạn hoặc tạo toàn bộ mạng nội bộ cho công ty của bạn với quyền truy cập phù hợp cho từng bộ phận

• Dung lượng lưu trữ lớn: Google Sites cung cấp cho người dùng nhiều dung lượng lưu trữ Công ty của bạn có hạn ngạch lưu trữ là 10GB + 500MB cho mỗi người dùng để đính kèm tập ở công ty Hình ảnh, video, lịch trình Được nhúng từ Google Documents không được tính vào hạn ngạch lưu trữ này

• Chia sẻ nhanh chóng: Người dùng có thể chia sẻ trang web của họ với nhóm của

họ, toàn bộ công ty hoặc kể cả khách hàng, đối tác chỉ với một cú nhấp chuột Người dùng còn có thể kiểm soát người có thể xem Chỉnh sửa trang web, đồng thời có thể chỉnh sửa cài đặt sau

• Tự do tùy chỉnh: Người dùng có thể tùy chỉnh khác bằng Google Apps Scripts hoặc bằng cách tạo tiện ích cho HTML hoặc JavaScript của riêng bạn cho trang web của bạn

• Thiết kế có độ bảo mật cao và tin cậy: Lưu trữ tùy chỉnh khác bằng Google Apps Scripts hoặc tạo tiện ích HTML; hoặc JavaScript của riêng người dùng cho trang web của họ

• Tên miền khá phức tạp và không được đẹp

• Việc sở hữu còn hạn chế vì phải chịu sự phụ thuộc vào Google

2.4 GIAO DIỆN CỦA TRANG WEB

2.4.1 Chuẩn bị sản phẩm

❖ Xe đạp trẻ em

Trang 31

❖ Xe đạp đua

❖ Xe đạp thể thao

Trang 32

❖ Xe đạp địa hình

❖ Xe đạp touring

Trang 33

❖ Phụ kiện xe đạp

2.4.2 Giao diện trang web chính

Trang 34

Hình 0.3 Giao diện trang chủ

Trang 36

Hình 0.4 Giao diện các mặt hàng và đánh giá hiển thị trên trang chủ

Hình 0.5 Chính sách giao hàng và thông tin liên hệ

Trang 38

Hình 0.6 Giao diện cuối trang chủ

❖ Giao diện sản phẩm

Trang 39

Hình 0.7 Giao diện mục sản phẩm của Website

Hình 0.8 Sản phẩm xe đạp trẻ em của trang Web

Trang 40

Hình 0.9 Sản phẩm xe đạp đua của trang Web

Hình 0.10 Sản phẩm xe đạp thể thao của trang Web

Ngày đăng: 29/11/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w