1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn Phương pháp nghiên cứu chính trị học

34 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 49,1 KB

Nội dung

Mỗi cán bộ, Đảng viên đều phải học tập, nâng caotrình độ lý luận chính trị nắm bắt tình hình của mỗi đang viên và nhân dân, luônluôn làm tốt công tác giáo dục chính trị để từ đó đánh giá

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Công tác giáo dục chính trị là một trong các bộ phận hợp thành của côngtác tư tưởng của Đảng, có vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng C.Mác đã chỉ rõ: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phêphán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vậtchất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhậpvào quần chúng” V.I Lênin khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũngkhông có phong trào cách mạng” và “chỉ đảng nào được lý luận tiên phonghướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong” Chủ tịch

Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt,trong Đảng ai cũng phải hiểu, phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủnghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”; “Khônghiểu lý luận thì như người mù đi đêm” Như vậy, truyền bá lý luận cho cán bộ,đảng viên và quần chúng chính là quá trình “vật chất hóa” lý luận, góp phần đưachủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vàocuộc sống

Công tác giáo dục chính trị là bộ phận đặc biệt quan trọng trong toàn bộhoạt động của Đảng bộ Tập đoàn, luôn song hành với việc thực hiện các chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định củaTập đoàn, cũng như việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức đảng và đảngviên Không những thế, công tác giáo dục chính trị tư tưởng còn phải đi trước,

mở đường cho việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, mục tiêu, nhiệm

vụ của Tập đoàn, nhất là đối với những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp hoặc ởnhững thời điểm có tính bước ngoặt của của Đảng bộ Tập đoàn.  

Cán bộ, đảng viên là nhân tố hàng đầu có ý nghĩa quyết định đến chấtlượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy đảng, nhà nước và toàn bộ hệ thống chínhtrị Vì vậy, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảngviên có vai trò to lớn, góp phần trọng vào việc giác ngộ cách mạng, nâng cao

Trang 2

nhận thức chính trị, thống nhất ý chí và hành động của cán bộ, đảng viên nhằmthực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước.

Khi nói về vai trò của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, Chủ tịch HồChí Minh đã nhiều lần khẳng định: Đảng phải quan tâm đến giáo dục tư tưởng

và lãnh đạo quá trình tư tưởng trong Đảng và trong xã hội Người nhấn mạnh:

“Giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là việc quan trọng nhất của Đảng Phảikiên quyết chống cái thói xem nhẹ tư tưởng”, “Mục đích của chính đảng là nângcao tư tưởng và trình độ chính trị của đảng viên và cán bộ, làm cho đảng viên vàcán bộ theo đúng quan điểm và lập trường vô sản”

Thấm nhuần lời dạy của Người, 85 năm qua, Đảng ta luôn quan tâm chỉđạo, lãnh đạo, đổi mới nội dung và phương thức tiến hành nhằm nâng cao chấtlượng và hiệu quả của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng Đặc biệt, Nghịquyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) “Về công tác tư tưởng, lý luận, báo chítrong tình hình mới” khẳng định: “Công tác tư tưởng của Đảng là công tác đốivới con người, một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải nắm vững nhữngquy luật riêng của tư tưởng, có thái độ, phương pháp khoa học, kết hợp chặt chẽgiữa yêu cầu định hướng tư tưởng với sự tự nguyện, giữa lý trí và tình cảm, giữalời nói và việc làm, giữa “xây’’ và “chống’’, lấy “xây’’ làm chính, lấy tích cựcđẩy lùi tiêu cực; phải gắn bó mật thiết và phục vụ có hiệu quả công cuộc xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao đời sống và phát huy quyền làm chủ của nhândân”. 

1 Lý do chọn đề tài

Trong công tác giáo dục chính trị của đất nước ta trong công cuộc đổi mớihiên nay, Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò chủ đạo đồng thời là đội tiênphong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc Việt Namnói riêng và của thế giới nói chung Đảng ta luôn không ngừng phấn đấu vàtrưởng thành, từng bước lớn mạnh nâng cao vị thế với các đảng phái trong khu

Trang 3

vực và trên toàn thế giới, để đạt được những kết quả đó Đảng cộng sản ViệtNam đã làm tốt vai trò của mình ở nhiều mặt công tác Trong đó mặt công tácđóng vai trò to lớn và góp phần quan trọng vào thành công đó chính là công tácgiáo giục chính trị của Đảng Mỗi cán bộ, Đảng viên đều phải học tập, nâng caotrình độ lý luận chính trị nắm bắt tình hình của mỗi đang viên và nhân dân, luônluôn làm tốt công tác giáo dục chính trị để từ đó đánh giá kịp thời tâm tư,nguyện vọng, đóng góp ý kiến, kiến nghị của cán bộ, tạo niền tin cho quầnchúng nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ từ đó cùng toàn Đảng , toànquân và toàn dân thực hiện cuộc cách mạng trong giai đoạn mới để phát triển đấtnước cuối cùng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa đất nước tiến lênmột tầm cao mới Giáo dục chính trị là khâu quan trọng của Đảng ta trong việchình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Đảng Cộng sản ViệtNam rất quan tâm đến công tác này và thường xuyên nhắc đến trong các vănkiện của Đại hội, các nghị quyết của Trung ương Giáo dục chính trị nhằm xâydựng những con người, những tập thể tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, luôn có ý chí kiên cường để xâydựng và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, góp phần tăng cường sư nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong tình hình hiện nay còn có nhữngyếu tố mới ở trong nước và quốc tế đang tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của độingũ đảng viên trong nước nói chung và đội ngũ đảng viên ở mỗi huyện nói riêng

vì trình độ học vấn của họ còn thấp Nên không ít cơ sở Đảng năng lực lãnh đạo

và sức chiến đấu còn hạn chế, công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, sinhhoạt Đảng chưa nền nếp, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, tự phê bình và phê bìnhyếu Việc xây dựng tổ chức cơ sở Đảng của mỗi cơ sở còn chậm, vai trò của tổchức Đảng ở đây còn mờ nhạt Động cơ phấn đấu vào Đảng của một số ngườidân còn có biểu hiện lệch lạc, cơ hội việc xem xét, giải quyết những vấn đềchính trị hiện nay của cán bộ, đảng viên còn lúng túng Nhiều cấp ủy, tổ chứcĐảng chưa quan tâm chỉ đạo đúng mức, chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát

và thi hành kỷ luật Đảng nên hiệu quả chưa cao Một bộ phận cán bộ, đảng viên

Trang 4

chưa thực hiện tố việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ;khả năng nhận thức và năng lực hoạt động thực tiễn còn bất cập, hạn chế; tácphong lề lối làm việc chưa khoa học, phần nào chưa đáp ứng được yêu cầunhiệm vụ Vì vậy muốn làm được đều đó thì công tác giáo dục chính trị phảiđược tiến hành trên diện rộng có quy mô lớn, phương pháp cụ thể cho tường đốitượng Đối với đội ngũ đảng viên, công tác giáo dục chính trị cho họ là nhiệm vụcấp bách và cần thiết trong tình hình hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục chính trị cho các Đảng viên tạithành phố Hà Nội Trên cở sở đó để nghiên cứu, đề xuất và kiến nghị những biệnpháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị các Đảng viên

3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu: Công tác giáo dục chính trị cho cán bộ Đảng viên-Khách thể nghiên cứu: Cán bộ Đảng viên thành phố Hà Nội

4 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Thành phố Hà Nội

Phạm vi thời gian: từ năm 2010-hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận công tác giáo dục chính trị cho cán bộ Đảng viên Làm rõ thực trạng và phân tích những nguyên nhân, hạn chế của công tácgiáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Thành phố Hà Nội Đề xuất nhữnggiải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị cho cáccán bộ Đảng viên tại thành phố Hà Nội

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình nghiên cứu và trình bày đề tài,những phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp mô tả và giải thích;

Trang 5

phương pháp khảo sát thực tế Phương pháp so sánh, phân tích Diễn dịch vàquy nạp

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO CÁC CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Các khái niệm cơ bản

Trong lịch sử phát triển của xã hội, chính trị từng là lĩnh vực hoạt động, làcông cụ đặc quyền của những nhóm xã hội thống trị để buộc những người bị trịphải phục tùng và thực hiện lợi ích của họ Chính trị được coi là đặc quyền củatầng lớp “ bên trên” thậm chí là của một người – “Thiên tử” Cùng với sự ra đời

và phát triển của tư tưởng dân chủ, nhất là những thắng lợi của cuộc cách mạngdân chủ, chính trị dần dần trở thành công việc của đông đảo quần chúng Đặctrưng nổi bật nhất của các thể chế dân chủ là tất cả các công dân đều có quyềntham gia vào chính trị, tham gia vào công việc của nhà nước, công việc quản lý

xã hội Tuy nhiên, mức độ và trình độ tham gia lại phụ thuộc vào điều kiện kinh

tế xã hội, văn hóa của xã hội và của công dân

Chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm và có vai trò quan trọng, Chínhtrị đã được nhiều nhà quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiềuquan niệm khác nhau về chính trị

Thời kỳ Phục Hưng ở phương Tây, chính trị được coi là hoạt động điềutiết hành động của những cá nhân trong xã hội Chính trị có nhiệm vụ xây dựng

Trang 7

những khế ước cho phép được tạo ra một xã hội dân sinh và các quy định để mọingười cùng chung sống trong xã hội đó

Theo Mác Vaaybe, nhà xã hội học Đức đàu thế kỉ XX, chính trị là khátvọng tham gia quyền lực hay ảnh hưởng đến sự phân chia quyền lực giữa cácquốc gia, bên trong quốc gia, bên trong các tập đoàn người trong 1 quốc gia.Nghĩa là, chính trị là những mong muốn và những tương tác khách quan củacộng đồng người đối với quyền lực, không phải là hoạt động theo đuổi quyềnlực

Theo V.L.leenin những quan niệm về chính trị của ông như sau:

- Chính trị là lợi ích, quan hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp trước hết vì lợiích giai cấp

- Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức chính quyền nhà nước; là

sự tham gia vào công việc nhà nước; là định hướng cho nhà nước, xá định hìnhthức, nội dung nhiệm vụ của nhà nước

- Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế; là việc xây dựng nhà nước vềkinh tế Đồng thời, chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đâì so với kinh

tế

- Chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm nhất, liên quan đến vận mệnhhàng triệu con người Vì vậy giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học,vừa là nghệ thuật

Từ tất cả quan niệm trên, có thể xem Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước và xã hội; là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, đảng phái, nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích

Trang 8

1.1.2 Khái niệm Giáo dục

Khái niệm giáo dục: Theo từ điển Giáo dục học thì giáo dục được địnhnghĩa như sau: “Giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệthống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ bằng tri thức và khái niệm, rènluyện kỹ năng và lối sống bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượnggiúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mụcđích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia hoạt động sản xuất và đời sống

xã hội” (Bùi Hiền , 2002)

Theo TS Phạm Đình Nghiệp: “Giáo dục là hình thái xã hội, là quá trìnhtác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác chủ động đến con ngườiđưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức nhân cách”(Phạm ĐìnhNghiệp, 2004)

Còn theo quan điểm triết học của TS Trần Sỹ Phán: “Giáo dục là một quátrình hai mặt, một mặt đó là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục (sựtác động của giáo dục tri thức, văn hóa nhân loại thông qua nhà sư phạm đến đờisống của học sinh, sinh viên); mặt khác (và chủ yếu hơn là) thông qua sự tácđộng này mà làm cho đối tượng tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện, tựnâng mình lên qua giáo dục” (Trần Sỹ Phán, 1999)

Qua các định nghĩa, khái niệm, quan điểm của các nhà khoa học ta thấyđược, giáo dục là một hoạt động của xã hội loài người và nó mang tính tất yếu,bởi thông qua hoạt động này loài người mới có thể tiếp tục tồn tại, cải hoá thếgiới và phát triển, hoàn thiện mình trong đời sống xã hội Giáo dục có nội hàmrất rộng, nên được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Theo nghĩa rộng, giáo dụcđược hiểu là quá trình trao đổi và chuyển giao tri thức của con người theo mộtquy củ đã được định sẵn Hiểu theo nghĩa hẹp, giáo dục là một quá trình hìnhthành nên nhân cách của con người dưới ảnh hưởng của hoạt động có mục đíchcủa nhà giáo dục Về bản chất: “Giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống hoạtđộng và giao lưu cho đối tượng giáo dục, nhằm giúp họ nhận thức đúng tạo lập

Trang 9

tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trongcuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội” (Phạm Viết Vượng, 1996) Từ nộihàm và bản chất của giáo dục, ta thấy được, để hình thành nên nhân cách củamột con người theo đúng như chuẩn mực xã hội, nhà giáo dục phải có cả một hệthống các phương diện để giáo dục, chính vì vậy, giáo dục có rất nhiều phươngdiện hợp thành: Giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức, giáo dục phápluật, giáo dục kinh tế, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thường thức, giáo dục sinhthái, giáo dục về giới… Như vậy, có thể thấy, giáo dục chính trị tư tưởng là mộtphương diện hợp thành không thể thiếu khi đào tạo giáo dục một con người.

- Giáo dục là một quá trình đào tạo con người một cách có mục đích,nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào đời sông xã hội, lao động sản xuất, bằngcách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của loàingười Giáo dục được hiểu dưới hai góc độ:

- Giáo dục được xem như là tập hợp các tác động sư phạm đến người họcvới tư cách là một đối tượng đơn nhất;

- Giáo dục được như là một hoạt động xã hội, dạng tái sản xuất ra lựclượng lao động mới Ở đây, đối tượng là thế hệ trẽ, là tập hợp các đối tượng đơnnhất Giáo dục là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động;

Thực tế, giáo dục là quá trình gắn với sự hình thành và phát triển của hệthống nhà trường, đó là các hoạt động giáo dục được tổ chức một cách có hệthống, khoa học bài bản có chủ đích dựa trên nội dung, chương trình, phươngthức đào tạo được áp dụng thống nhất, phù hợp đối với từng cấp học trong hệthống giáo dục Có giáo dục của nhà trường, giáo dục của xã hội, của gia đình.Giáo dục cũng bao hàm cả những hoạt động tự thân của mỗi cá nhân trong việctìm tòi, học hỏi, nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức (tự giáo dục) Theo nội dung,

có giáo dục lý luận chính trị, ý thức chính trị, giáo dục kiến thức về khoa học,công nghệ: giáo dục kinh tế; giáo dục văn hóa; giáo dục pháp luật; giáo dục tưtưởng chính trị - tư tưởng, giáo dục đạo đức lối sống Vì thế Giáo dục có vị trí,

Trang 10

vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc Nhiềunước trên thế giới coi trọng giáo dục cho nên thúc đẩy đất nước phát triển HayViệt Nam mình cũng rất coi trọng giáo dục Một trong những yếu tố tạo nênnhững hiền tài Mà “Hiền tài là nguyên khí của Quốc Gia”

1.1.3 Khái niệm giáo dục chính trị

Giáo dục Chính trị là bộ phận của khoa học chính trị, bộ phận công tác tưtưởng của Đảng, có nội dung chủ yếu là giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng nhằm hình thành thế giớiquan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạtđộng thực tiễn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng vàphát triển của đất nước

Giáo dục chính trị là hoạt động truyền bá xây dựng bảo vệ và phát triển hệ

tư tưởng của giai cấp cầm quyền, nhằm tập hợp huy động và phát huy vai tròcủa quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà giai cấp để

ra. 

  Giáo dục chính trị là giáo dục trong xã hội có giai cấp. giai cấp cầmquyền sử dụng giáo dục chính trị là công cụ xây dựng và quản lý xã hội là conđường biện pháp truyền bá bảo vệ và phát triển hệ tư tưởng của giai cấp cầmquyền.  

Giáo dục chính trị mang tính giai cấp sâu sắc( phục vụ cho giai cấp chịu

sự lãnh đạo quản lý của các giai cấp cầm quyền góp phần xây dựng giai cấp cầmquyền vững mạnh)

 Giáo dục chính trị mang tính lịch sử xã hội (phản ánh và phụ thuộc vàođiều kiện kinh tế khả năng trình độ văn hóa truyền thống của xã hội). 

1.2 Vai trò của giáo dục chính trị

Trang 11

-Công tác giáo dục chính trị là hình thức cơ bản trong các hình thức công tác tư tưởng nhằm giác ngộ chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minhluôn chăm lo quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác giáo dục chính trị chocán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đặc biệt trước mỗi bước ngoặt củacách mạng, khi tình hình có sự thay đổi, công tác giáo dục chính trị trong xã hộiluôn được đề cao Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã khẳng định: muốn cho cách mạng thành công, nói cho dân hiểu, dân thông đểdân làm Trong các giai đoạn cách mạng, công tác giáo dục chính trị đã đónggóp phần quan trọng quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chínhsách, pháp luật của nhà nước, nhiệm vụ của cách mạng cho cán bộ, đảng viên vàquần chúng nhân dân, tạo cơ sở đảm bảo cho sự thống nhất ý chí và hành độngtrong đảng và trong quần chúng nhân dân, huy động sức mạnh đoàn kết toàn dânthực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng

 Công tác giáo dục chính trị ở các cấp được quy định thành chế độ; nộidung được chuẩn bị thống nhất; tiến hành theo kế hoạch, chặt chẽ từ Trungương đến cơ sở; có kiểm tra, đánh giá cụ thể

 -Công tác giáo dục chính trị giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống giáo dục cộng sản chủ nghĩa.

Nội dung giáo dục chính trị toàn diện nhưng chủ yếu truyền bá hệ tưtưởng của đảng Bằng cách trình bày, phân tích, luận giải chứng minh nhữngnguyên lý, quy luật, khái niệm, phạm trù, quan điểm của đảng, giáo dục chínhtrị là một nội dung quan trọng trong công tác tư tưởng văn hóa, góp phần truyền

bá lý luận chủ nghĩa mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương,chính sách của đảng và nhà nước, nhiệm vụ cách mạng, những giá trị chuẩnmực Đạo đức cách mạng, kiến thức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho cán

bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, từ đó xây dựng thế giới quan khoa học,

Trang 12

phương pháp luận đúng đắn và niềm tin cộng sản, nâng cao giác ngộ chính trị,xây dựng phẩm chất, đạo đức cách mạng, trình độ năng lực hoạt động thực tiễncho cán bộ, đảng viên và quần chúng, giúp họ hoàn thành thắng lợi nhiệm vụđược giao.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:” trong động và ngoài đảo có nhận

rõ tình hình mới hiểu rõ nhiệm vụ, tư tưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhấtthì hành động mới thống nhất.”

 -giáo dục chính trị trực tiếp xây dựng phẩm chất chính trị-tinh thần cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

 Giáo dục chính trị giữ vai trò quan trọng trong hình thành thế giới quan,nhân sinh quan, phương pháp luận cho đối tượng; cùng cố niềm tin, xây dựngtình cảm cách mạng; cổ vũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hăng háihành động cách mạng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đảng đề ra Tạo nên sứcmạnh tinh thần to lớn của dân tộc: không quân đội nào, khí giới nào có thể đánhngã được tinh thần hy sinh của toàn thể dân tộc

 Giáo dục chính trị góp phần truyền bá cho cán bộ, đảng viên và quầnchúng nhân dân những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HồChí Minh, đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước,nhiệm vụ của cách mạng và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội, lịch sử truyền thống… Xây dựng thế giới quan khoa học, phương pháp luậnđúng đắn, niềm tin cộng sản, đấu tranh khắc phục những tư tưởng lạc hậu,phong kiến, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, những tàn tích của thế giớiquan cũ, nâng cao giác ngộ chính trị, tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, tínhtích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhândân Đó là cơ sở hình thành và phát triển những phẩm chất con người mới tronggiai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

  -Trong tình hình hiện nay công tác giáo dục chính trị cần có ý nghĩa cấp

100 Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Trang 13

đang đặt ra những vấn đề mới., Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhữngchuyển biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là

đế quốc Mỹ cùng với các thế lực thù địch phản động trong và ngoài nước đểmạnh chiến lược diễn biến Hòa Bình, bạo loạn lật đổ nhầm xóa bỏ chủ nghĩa xãhội ở nước ta, cùng những tiêu cực, là khẩu của xã hội và mặt trái của kinh tế thịtrường thời kỳ mở cửa, hội nhập hợp tác quốc tế trong quá trình phát triển đấtnước đang hằng ngày, hàng giờ tác động tác động đến nhận thức chính trị, tưtưởng, tình cảm, tâm lý của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Trướctình hình và nhiệm vụ cách mạng đòi hỏi phải đổi mới nâng cao chất lượng hiệuquả của giáo dục chính trị, có phần tích cực vào việc quán triệt nghị quyết củađảng, pháp luật nhà nước, nhiệm vụ của cách mạng, vạch trần âm mưu, thủ đoạncủa kẻ thù, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần yêu nước, ý chí niềm tincủa cách mạng, bảo đảm cho toàn đảng, toàn dân và toàn quân luôn nêu caocảnh giác cách mạng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của đảng khẳng định:” tiếp tục đổi mới nộidung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quảcủa công tác tư tưởng.“

1.3 Nội dung của công tác giáo dục chính trị

Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủtrương chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, tình hình nhiệm vụ cáchmạng. 

Giáo dục làm rõ đối tượng, đối tác, bản chất, âm mưu thủ đoạn của cácthế lực thù địch phản động, tinh thần cảnh giác cách mạng, giáo dục chủ nghĩayêu nước xã hội chủ nghĩa, lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc,của đảng, của đơn vị và địa phương, giáo dục pháp luật nhà nước chuẩn mực vềphẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, thẩm mỹ, đồng thời trong bị những kiếnthức cần thiết kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội cho con bộ, đảng viên và quầnchúng nhân dân

Trang 14

Giáo dục cho người học nhận rõ tình hình thế giới, khu vực, tình hìnhtrong nước và tình hình cơ quan, địa phương

  Giáo dục tinh thần khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên, quyết tâmhoàn thành nhiệm vụ được giao

  Nội dung giáo dục chính trị là một chỉnh thể thống nhất, tác động, tương

hỗ lẫn nhau trong đó giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làCốt lõi của nền tảng

  Quá trình giáo dục chính trị, đảm bảo tác động toàn diện các nhiệmthức, niềm tin, tình cảm, ý chí, đồng thời gắn liền với yêu cầu, điều kiện, đặc thùnhiệm vụ của các địa phương, cơ quan cụ thể

   Nội dung giáo dục chính trị phải được xây dựng thống nhất về cơ bảntrong toàn xã hội

   Mục đích xuyên suốt của giáo dục chính trị là góp phần nâng cao chấtlượng hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức cá nhân

=>Để làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng,trước hết chúng ta cần bắt đầu từ việc tự giáo dục tư tưởng đạo đức cách mạngcho chính những đảng viên trẻ Chúng ta không thể phủ nhận, đội ngũ đảng viêntrẻ là lớp người hăng hái, tích cực năng động, nhạy bén với cái mới, nhưng lýluận của chúng ta còn thiếu, kinh nghiệm còn ít, chúng ta chưa được trải nghiệmnhiều trong hoạt động thực tiễn Cho nên trong công tác, các đảng viên trẻthường gặp những khó khăn nhất định Chính vì vậy mỗi đảng viên trẻ phảinhận thức sâu sắc rằng: phẩm chất đạo đức cách mạng và trình độ năng lực củacon người không phải hoàn toàn tự nhiên mà có, mà một phần lớn phải trải quaquá trình học tập, rèn luyện thường xuyên, liên tục, nghiêm túc và bền bỉ để

“ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” như lời Chủ tịch HồChí Minh đã căn dặn cán bộ, đảng viên Chúng ta phải nhận thức được sứ mệnhcủa người đảng viên là phải thể hiện sự gương mẫu, đi đầu của mình trước quần

Trang 15

chúng ở trình độ tri thức, tính tiên phong, phong cách sống trong sáng lànhmạnh, phương pháp làm việc khoa học hiệu quả, trách nhiệm chính trị cao…phải là ngọn cờ dẫn đường, định hướng chính trị, là tấm gương sáng để các bạnĐVTN noi theo Mỗi đảng viên trẻ phải không ngừng tự giác, tích cực học tập,

tu dưỡng, rèn luyện bền bỉ, biến yêu cầu, đòi hỏi khách quan những tiêu chuẩnđảng viên trong tình hình mới của cách mạng thành nhu cầu tự thân bên trongcủa mỗi đảng viên mới Có như vậy đảng viên trẻ mới đủ sức thuyết phục, lànhững người xứng đáng làm công tác tuyên truyền giáo dục ý thức cách mạngcho bạn trẻ khác

Quan trọng hơn, mỗi Đảng viên trẻ cần làm tốt công tác giáo dục chính trị

tư tưởng, đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay qua nhiều nội dung hìnhthức khác nhau Xét về lập trường chính trị của thế hệ trẻ ngày nay nói chung cóthể ví như những trang giấy, có trang chưa được viết dòng chữ nào, có trangđược viết bằng những thông tin, hình ảnh tích cực từ nhiều nguồn khác nhau,nhưng còn có cả những trang giấy đã bị nhuộm màu bởi chiến lược “diễn biếnhòa bình” của các thế lực thù địch, bởi thực trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa”trong nhiều đảng viên Vậy nên, giáo dục cho những đối tượng khác nhau cần cónhững phương thức khác nhau

Với những tờ giấy còn trắng chúng ta hãy viết lên những nội dung giáodục căn bản nhất là giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước; giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc, củaĐoàn Thanh niên; giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, bản lĩnh vàvăn hóa Việt Nam; giáo dục ý thức công dân và tinh thần trách nhiệm của thanhniên trước những vấn đề của quốc gia, dân tộc và cộng đồng Trên tinh thần đóhãy viết tiếp những lý tưởng đẹp đẽ về cách mạng, về Đảng cộng sản Việt Namtrên những trang giấy đã viết sẵn những cái đẹp

Trang 16

Còn những trang giấy vừa ngả màu, cần thường xuyên nâng cao nhậnthức về thực chất âm mưu hoạt động “diễn biến hòa bình” và những vấn đề cácthế lực thù địch lợi dụng họ để chống phá cách mạng, giúp các bạn trẻ cảnh giác,chủ động phòng chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, các loại tộiphạm và ảnh hưởng của các luồng văn hóa độc hại Một khi đã ngộ ra sự phinghĩa, giả dối của những luồng văn hóa, tuyên truyền tiêu cực từ các thế lực thùđịch và nhận ra giá trị đích thực của đạo đức cách mạng, tự trong ý thức, hànhđộng của thế hệ trẻ sẽ đi đúng hướng.

Để công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thanh niên có hiệuquả thì cần giáo dục thanh niên không chỉ tác động bằng sức mạnh của lý trí, màbằng cả sức mạnh của tình cảm cách mạng, ý chí quyết tâm mãnh liệt, có nhưvậy những tri thức giáo dục mới in đậm trong tâm trí của thanh niên Khi thanhniên đã có một tình cảm cách mạng sâu sắc, có sự say mê, thì sẽ thôi thúc họ tìmđến với kiến thức về lý tưởng cộng sản, biến quá trình giáo dục thành quá trình

tự giáo dục cho mỗi thanh niên

Trang 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Tổng quan về thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội diện tích tự nhiên là 921 km2, dân số khoảng 3 triệungười Sau khi mở rộng có diện tích là 3.324,92 km2, dân số 6.448.837 người,gồm 10 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, ThanhXuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông; 18 huyện: Đông Anh, SócSơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội cũ), Ba Vì, Chương Mỹ, ĐanPhượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất,Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ), Mê Linh (từ Vĩnh Phúc) và 1 thịxã: Sơn Tây Phía Bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía Tây giáp Hòa Bình,Phú Thọ; phía Nam giáp Hà Nam, Hòa Bình; phía Đông giáp Bắc Giang, BắcNinh và Hưng Yên Cái tên Hà Nội có nghĩa là vùng đất bên trong sông Hà Nội

là vùng đất có được sông Hồng và các phụ lưu bồi đắp qua mấy ngàn năm tạonên Đặc điểm địa lí nổi bật của Hà Nội là có rất nhiều hồ (30 hồ lớn nhỏ) Một

số hồ nổi tiếng đã đi vào thơ ca, nhạc họa như hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trúc Bạch,

hồ Thiền Quang, hồ Bảy Mẫu… Một đặc điểm nữa là Hà Nội – thành phố củacây xanh Hầu hết các con đường trung tâm đều được bao phủ bởi những hàngcây, cho nên không khí rất trong lành

Kể từ khi dựng nước đến nay, Hà Nội vẫn là đất thiêng, hội tụ tinh hoa

truyền thống của dân tộc Việt Một cột mốc lịch sử đáng ghi nhớ là năm 1010,

Lí Công Uẩn tức vua Lí Thái Tổ, người sáng lập ra triều đình nhà Lí đã có mộtquyết định vô cùng sáng suốt là dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra thành Đại La.Trong một chuyến du hành ra Bắc, lúc thuyền đi đến khúc sông ở sát chânthành, bỗng nhà vua thấy có con rồng bay vụt lên trời, cho là điềm lành nên mớiđổi tên là thành Thăng Long Thăng Long là tên Thủ đô nước ta từ 1010 đến

1804 Đến đời nhà Nguyễn, vua Gia Long đổi tên là Hà Nội Như vậy là ThăngLong Hà Nội đã có 1000 năm tuổi

Ngày đăng: 29/11/2024, 16:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w