1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cao học môn chính trị học Vai trò của đảng chính trị và liên hệ với vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam

26 43 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Đảng Chính Trị Và Liên Hệ Với Vai Trò Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Chính Trị Học
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Ngày nay, trong đời sống chính trị xã hội của các quốc gia trên thế giới các đảng phái chính trị đóng một vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói một cách chắc chắn rằng, trong xã hội hiện đại không thể thiếu sự hoạt động của các đảng phái chính trị. Nhưng một điểm rất đặc biệt rằng vai trò quan trọng đó không được một bản hiến pháp nào của thế giới tư bản quy định. Nếu thiếu đi mặt đa dạng các đảng chính trị có tổ chức thì một đảng chính trị không thể xem là cơ chế vận hành dựa trên nền tảng chính phủ đại diện. Trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở Việt Nam ta hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam một đảng chính trị, là Đảng duy nhất có đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa. Không phải ai trong chúng ta cũng có thể biết và hiểu được khó khắn, những vai trò và công lao của Đảng. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các đảng phái có ý nghĩa rất lớn trong các khoa học xã hội nói chung và trong khoa học luật hiến pháp nói riêng. Đó cũng là lý do em quyết định làm đề tài tiểu luận: “Vai trò của Đảng chính trị và liên hệ với vai trò của Đảng Cộng sản Việ

Trang 1

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài……….………1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……… 1

2.1 Mục đích nghiên cứu……… 1

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu……….1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… ………1

3.1 Đối tượng nghiên cứu……….1

3.2 Phạm vi nghiên cứu………2

4 Phương pháp nghiên cứu……… 2

5 Kết cấu đề tài……… 2

B PHẦN NỘI DUNG ………2

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐẢNG CHÍNH TRỊ……… 2

1 Khái niêm, bản chất và đặc điểm………2

1.1 Khái niệm……… …2

1.2 Bản chất……….3

1.3 Đặc điểm………4

2 Sự ra đời của Đảng chính trị và Đảng chính trị ở Việt Nam……… …5

2.1 Sự ra đời của Đảng chính trị……… 5

2.2 Đảng chính trị ở Việt Nam………7

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ………8

1 Vai trò chung của các Đảng chính trị……… 8

2 Vai trò của Đảng phái chính trị trong đời sống của mỗi quốc gia………….10

Trang 2

3 Vai trò của Đảng chính trị trong tổ chức và hoạt động bộ máy nhà

nước………… 14 CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM……… 15

1 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu khách quan, lãnh đạo Nhà nước và xã hội……… 15

2 Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam……… 17

3 Tăng cường vai trò của Đảng trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam……… 20

Trang 4

rằng, trong xã hội hiện đại không thể thiếu sự hoạt động của các đảng phái chính

trị Nhưng một điểm rất đặc biệt rằng vai trò quan trọng đó không được một bản

hiến pháp nào của thế giới tư bản quy định Nếu thiếu đi mặt đa dạng các đảng chính trị có tổ chức thì một đảng chính trị không thể xem là cơ chế vận hành dựa trên nền tảng chính phủ đại diện Trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở Việt Nam ta hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam một đảng chính trị, là Đảng duy nhất

có đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa Không

phải ai trong chúng ta cũng có thể biết và hiểu được khó khắn, những vai trò và công lao của Đảng Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các đảng phái có ý nghĩa rất lớn trong các khoa học xã hội nói chung và trong khoa học luật hiến pháp nói riêng

Đó cũng là lý do em quyết định làm đề tài tiểu luận: “Vai trò của Đảng chính trị và liên hệ với vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam.”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1 Mục đích: Trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng, vai trò của đảng chính trị từ đó đối chiếu, so sánh và liên hệ với vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam 2.2 Nhiệm vụ: Tiểu luận làm rõ vai trò cụ thể của Đảng chính trị và liên hệ Đảng Cộng sản Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Đảng chính trị và vai trò của Đảng chính trị

Trang 5

2

3.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về Đảng chính trị nói chung, cụ thể là vai trò của Đảng chính trị và Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp lí thuyết

- Tài liệu tham khảo

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐẢNG CHÍNH TRỊ:

1 Khái niệm, bản chất và đặc điểm:

1.1 Khái niệm:

- Một cách khái quát: Đảng chính trị là bộ phận tích cực nhất và có tổ chức của

một giai cấp, làm công cụ đấu tranh cho lợi ích của giai cấp mình Các Đảng chính

trị xuất hiện ngay từ những giai đoạn phát triển đầu tiên của xã hội có giai cấp, gắn

liền với những sự khác nhau về lợi ích của các giai cấp và của các tập đoàn hợp thành giai cấp Nhưng lịch sử thực sự của các Đảng chính trị chỉ bắt đầu từ thời kì Đại cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ 18) Trong xã hội hiện đại, tương ứng với

cơ cấu giai cấp của nó, các Đảng chính trị có thể là đảng tư sản, đảng vô sản, đảng địa chủ, đảng nông dân, đảng tiểu tư sản Có những đảng phản ánh lợi ích của

Trang 6

3

một liên minh giai cấp (như đảng tư sản - địa chủ ) Đôi khi (ở các quốc gia nhiều dân tộc) các đảng có màu sắc dân tộc và đưa ra những mục tiêu dân tộc Nhưng ngay cả trong trường hợp này thì cơ sở của các đảng đó vẫn là lợi ích giai cấp Đảng chính trị là một tổ chức xã hội tự nguyện, liên minh của những người cùng tư tưởng, theo đuổi những mục đích chính trị nhất định; cố gắng giành ảnh hưởng lãnh đạo đối với đời sống chính trị và tổ chức xã hội, ra sức giành và giữ chính quyền để thực hiện đường lối của mình Là một bộ phận cấu thành của kiến trúc thượng tầng, Đảng chính trị hành động bằng thuyết phục, truyền bá các quan điểm

tư tưởng, bằng cách tập hợp những người cùng chí hướng Đảng chính trị có những phương tiện vật chất như các cơ quan báo chí, thông tin và xuất bản Đảng thu hút vào hàng ngũ của mình bộ phận tích cực nhất của giai cấp, chứ không bao giờ toàn

bộ giai cấp Tùy theo giai cấp đóng vai trò như thế nào trong đời sống và trong sự phát triển xã hội (vai trò cách mạng tiến bộ, bảo thủ, phản động) mà đảng của nó

thể hiện vai trò đại diện cho lợi ích của giai cấp Đảng chính trị ngày nay thường

có mục tiêu nhất định được thể hiện trong cương lĩnh hoặc tuyên ngôn có tính chất cương lĩnh, tiến hành một chính sách nhất định, có những nguyên tắc tổ chức nhất định và có một tổ chức nội bộ tương ứng với những nguyên tắc đó Đảng Cộng sản

Việt Nam là một Đảng chính trị, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt 51 Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của

cả dân tộc

1.2 Bản chất:

Đảng chính trị là một phạm trù lịch sử Nó chỉ hoạt động với một cương lĩnh chính trị và một tổ chức rõ rệt khi sự hình thành và cố kết các giai cấp, tầng lớp tương ứng đã đạt đến một trình độ trưởng thành nhất định Có thể nhìn nhận sự trưởng thành của một giai cấp xã hội, sự chín muồi về sự tự ý thức của giai cấp đối với quyền lợi của nó khi bộ phận Lưu tú đã có kết với nhau, tổ chức thành đảng chính

Trang 7

4

trị Đảng là của giai cấp, là bộ phận tiên tiến của giai cấp, ý thức được vai trò chính trị của giai cấp trong đời sống xã hội Nhưng đáng có khả năng tập hợp được đông đảo quần chúng giai cấp và xã hội thành một lực lượng chính trị để đấu tranh giành quyền lực nhà nước Tuỳ theo vai trò của giai cấp trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội (vai trò cách mạng, tiến bộ, phản động, bảo thủ ) mà đảng chính trị của giai cấp ấy có sức mạnh và vai trò trên vũ đài chính trị khác nhau

C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Những người cộng sản không tự hạ mình xuống đến chỗ giấu giếm những ý kiến và dự định của mình” Chính vì vậy, khi xét đoán

bộ mặt thật của một đảng chính trị này hay một đảng chính trị khác, không thể cần

cứ vào tên gọi của nó, và thậm chí cũng không chỉ căn cứ vào cương lĩnh của nó,

mà phải theo những việc làm cụ thể của nó Bản chất của đảng chính trị thể hiện trước hết ở mục đích, mục tiêu chính trị của nó phù hợp với ai Vì vậy, khi xem xét bản chất của một đảng chính trị cần phải có phương pháp khách quan, khoa học Quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử cho phép chúng ta tiếp cận vấn đề và chỉ

ra bản chất của đảng chính trị cũng như tất cả các hiện tượng xã hội

1.3 Đặc điểm:

- Đảng chính trị mang những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, Đảng chính trị là đội quân tiên phong của một giai cấp Điều này là hiển nhiên đúng, vì bất cứ một đảng chính trị nào lập ra cũng là được thành lập bởi một giai cấp, hoặc một liên minh giai cấp Đảng đó mang bản chất của chính giai cấp

sản sinh ra nó, và đến lượt mình Đảng đó bảo vệ cho lợi ích của giai cấp mà nó được sinh ra

Thứ hai, Đảng chính trị bao giờ cũng là công cụ thực hiện mục tiêu chính trị của

một giai cấp Điều đó có nghĩa, mục tiêu cao nhất của Đảng chính trị luôn luôn là đấu tranh giành vị trí thống trị

Trang 8

5

Thứ ba, Đảng chính trị bao giờ cũng cần và phải có một học thuyết làm nền tảng

tư tưởng Đó chính là hệ tư tưởng của giai cấp sản sinh ra đảng đó

Thứ tư, các Đảng chính trị là thiết chế quyền lực thuộc kiến trúc thượng tầng xã

hội Vì vậy, nó bị quyết định bởi cơ sở hạ tầng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội

đó Tuy nhiên, trong chừng mực Đảng chính trị cũng có tác động trở lại làm thay đổi quan hệ sản xuất xã hội theo hai hướng - tích cực và tiêu cực Nhất là khi đảng chính trị với vị trí là đảng cầm quyền, nó sẽ có tác động to lớn tới cơ sở hạ tầng của

một xã hội Thậm chí có thể làm khuynh đảo nền sản xuất xã hội thông qua các

cuộc cách mạng xã hội mà nó vận động quần chúng nhân dân thực hiện

Thứ năm, Đảng chính trị luôn luôn có hệ thống tổ chức chặt chẽ thông qua Điều lệ, đồng thời Đảng chính trị tác động tới quần chúng, tới xã hội thông qua con đường tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục Đồng thời đảng chính trị khi trở thành đảng cầm quyền cũng sử dụng các công cụ như Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết, chỉ thị để lãnh đạo và định hướng xã hội Ngoài ra, đảng chính trị còn mang bản chất của lịch sử và thời đại, thông qua sự vận dụng và phát triển tri thức tinh hoa của nhân loại về chính trị, nó áp dụng vào hoạt động thực tiễn của chính

nó để hoàn bị mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của mình

2 Sự ra đời của Đảng chính trị và Đảng chính trị ở Việt Nam

2.1.Sự ra đời của Đảng chính trị

Các đảng phái chính trị chỉ được xuất hiện trong cách mạng tư sản, trong xã hội tư bản chủ nghĩa Lẽ đương nhiên sự xuất hiện đó phải có mầm mống trong xã hội phong kiến Sự xuất hiện các đảng phái chính trị được nhiều học giả giải thích như sau:

Trong điều kiện lịch sử mới, quyền lực nhà nước không còn nằm trong tay vua chúa và không được truyền cho con, cháu theo nguyên tắc thế tập, mà quyền lực đó

Trang 9

6

được chuyển giao cho cả một giai tầng Việc thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước được tiến hành bằng phương pháp bầu cử, dân chủ

Một giai cấp hay một giai tầng nào đó muốn cầm quyền thì giai cấp hay giai tầng

đó phải bằng một cách thức nào đó tập trung ý chí của mình lại Việc tập trung tất yếu dẫn đến sự ra đời các tổ chức của những người tiên tiến (đội tiên phong) nhất, đại diện cho giai cấp hay giai tầng Đó là các đảng phái chính trị

Việc thành lập các đảng phái chính trị của các nước tư bản thường gắn liền với các hoạt động trong nghị viện Nhằm mục đích tập hợp ý chí chung của các nghị sỹ, để biến những ý chí chung này thành các quyết định của nghị viện, các nghị sỹ đã tập hợp nhau thành các nhóm Chính những nhóm này đã trở thành những cơ sở cho các đảng phái chính trị sau này Hoạt động của các đảng phái lúc đầu chỉ bó hẹp trong nghị trường, dần dần đã trở thành các đảng phái chính trị ở ngoài xã hội Tác giả G.S Duverger người Pháp đã gắn liền sự xuất hiện và phát triển của các chính đảng ở phương Tây với sự xuất hiện và phát triển của quốc hội và quyền phổ thông đầu phiếu Trước hết là sự thành lập các khối những nghị viện có chung một

ý chí ở quốc hội, sau đấy là các uỷ ban vận động trong các cuộc bầu cử Và sau đó, ông cho rằng việc liên kết giữa hai lực lượng trên trở thành các chính đảng hiện nay Duverger phân biệt chính đảng thành lập bên ngoài quốc hội có ý thức hệ vững chắc hơn Đảng thành lập bên trong quốc hội là một đảng xuất phát từ những khối ở quốc hội Những đảng thành lập ở bên ngoài quốc hội là những đảng xuất hiện từ sự đấu tranh của những thành phần xã hội để có được đại diện trong quốc hội và để ảnh hưởng đến những quyết định trong quốc hội

Không ít người lại cho rằng, sự khủng hoảng lịch sử trầm trọng dẫn đến sự xuất hiện các đảng phái chính trị, tức là các đảng phải xuất hiện trong một điều kiện lịch

sử cụ thể Sự khủng hoảng của đảng này lại làm tiền đề cho sự xuất hiện các đảng

Trang 10

tố cần thiết cho sự thành lập các tổ chức chính trị rộng lớn

2.2 Đảng chính trị ở Việt Nam

- Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức hiện nay, Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao

động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng luôn thể hiện rõ là một đảng cách mạng chân chính, hội tụ sức mạnh của dân tộc, của giai cấp, là đội tiên phong của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam Những thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam suốt 90 năm qua đã minh chứng cho tầm vóc bản lĩnh, trí tuệ của Đảng trên con đường lãnh đạo xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng không chỉ là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong và đại biểu cho lợi ích của giai cấp, của dân tộc mà còn là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong và đại biểu cho lợi ích của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam Đảng phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy

tớ thật trung thành của nhân dân Người khẳng định: “Muốn cứu nước giải phóng

Trang 11

8

dân tộc không có con đường nào khác - con đường cách mạng vô sản” Để thực hiện được mục tiêu đó, Người chỉ rõ: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và

vô sản giai cấp ở mọi nơi Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy” ĐCS Việt Nam đóng vai trò lãnh đạo

nhân dân cùng một lúc phải làm tư sản cách mạng, làm dân tộc cách mạng và làm giai cấp cách mạng Đây là đặc điểm nổi bật nhất của cách mạng vô sản ở Việt Nam do ĐCS lãnh đạo và cũng là một đặc điểm của sứ mệnh lịch sử của Đảng đối với giai cấp, dân tộc và xã hội Việt Nam Vai trò lãnh đạo của Đảng ta được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt và Lời kêu gọi của Đảng khi Đảng mới thành lập, đó là: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”; “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”; Làm cho nước Việt Nam được độc lập; giải phóng công nhân và nông dân thoát khỏi ách

tư bản; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; đem lại mọi quyền lợi tự do cho nhân dân”

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ

1 Vai trò chung của đảng chính trị

để thực hiện lợi ích, mục đích giai cấp, nắm quyền lực nhà nước Như vậy, vai trò của đảng chính trị (vai trò cách mạng, tiến bộ hay bảo thủ, phản động) sẽ tuỳ thuộc vào vai trò của các giai cấp mà các đảng đại diện cho lợi ích trong đời sống và

có đảng đóng vai trò tiến bộ, cách nạng, như đảng mácxít-lêninnít, có đảng đóng

trị, ở thời kỳ này đóng vai trò tiến bộ, còn ở thời kỳ khác đóng vai trò bảo thủ,

Trang 12

9

phản động, tuỳ thuộc vào tính chất của giai cấp mà nó đại diện C.Mác đã thể hiện

tư tưởng đó trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: "Ở Pháp, những người cộng sản liên hợp với Đảng Dân chủ - xã hội chủ nghĩa chống giai cấp tư sản bảo thủ và cấp tiến Ở Đức, Đảng Cộng sản đấu tranh chung với giai cấp tư sản mỗi khi giai cấp này hành động cách mạng chống chế độ quân chủ chuyên chế, chống chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến và giai cấp tiểu tư sản phản động"

Nhìn chung ở các nước tư bản chủ nghĩa, vai trò các đảng chính trị thể hiện rõ nhất trong các cuộc bầu cử giành quyền lực nhà nước Ở đây, vai trò của các đảng chính trị biểu hiện trên hai mặt: tích cực và tiêu cực Tích cực là tổ chức bầu cử và hướng bầu cử vào quỹ đạo đã dược quy định của pháp luật hiện hành Sau khi thắng cử, nắm quyền, các đảng chính trị có vai trò trong việc định hướng phát triển kinh tế -

xã hội thông qua cương lĩnh chính trị, bố trí tuyển lựa thành viên của đảng vào các cương vị chủ chốt của chính quyền, chuẩn bị các chính sách, chiến lược hoạt động của nhà nước Tuy nhiên, mặt tiêu cực của các đảng chính trị là chủ yếu: nó chia rẽ nhân dân, tách nhân dân ra khỏi chính trị, để đạt mục đích, đảng chính trị đã hành động kể cả bằng những phương pháp không lành mạnh; kích thích sự thèm khát quyền lực chính trị và tạo thêm những điều kiện cho tham nhũng, tước bỏ quyền dân chủ của nhân dân

Trong hệ thống chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo, thực hiện quyền thống trị về chính trị của giai cấp công nhân để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và quá độ

đi lên chủ nghĩa xã hội Quyền thống trị đó "cố nhiên không thể không đem lại rất nhiều hình thức chính trị khác nhau, nhưng thực chất của những hình thức ấy tất nhiên sẽ chỉ là một, tức là chuyên chính vô sản" Giai cấp công nhận thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản chịu trách nhiệm hoàn toàn trước vận mệnh phát triển của dân tộc, lãnh đạo mọi mặt của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn

Trang 13

10

hoá xã hội Sự lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản trong điều kiện Đảng cầm quyền, thực chất là xây dựng nhà nước về mặt kinh tế Bởi vậy, quyền lực của Đảng không mâu thuẫn và không thay thế quyền lực nhà nước, trái lại thống nhất với quyền lực nhà nước, tập trung vào việc lãnh đạo xây dựng nhà nước để quản lý kinh tế- lĩnh vực suy đến cùng quyết định sự phát triển của xã hội, quyết định vai trò lãnh đạo của Đảng Để hoàn thành vai trò to lớn, nhiệm vụ vẻ vang đó, điều kiện tiên quyết là Đảng phải không ngừng vươn lên mọi mặt để quần chúng "nhìn thấy ở đó trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại"

Trong số những tư chất mà Đảng Cộng sản cần phải có, theo Lênin, đó là Đảng phải đạt tới tầm cao trí tuệ, bởi khi nắm chính quyền, Đảng lãnh đạo toàn diện, vì vậy người cộng sản không thể thiếu trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, quản

lý Để góp phần sửa những hẫng hụt đó, người cộng sản "phải biết quý trọng khoa học, gạt bỏ thái độ huyênh hoang "cộng sản" của những nhà tài tử và của những anh chàng quan liêu, phải học tập làm việc

một cách có hệ thống, sử dụng chính ngay kinh nghiệm của mình và thực tiễn của mình!"

Tất cả những chỉ dẫn trên về Đảng Cộng sản của Lênin dược Đảng ta và Chủ tịch

Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo vào Việt Nam nhằm không ngừng xây dựng, đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành lực lượng lãnh đạo của cách mạng Việt Nam Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam không ngừng được tăng

cường và phát huy trong sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh

2 Vai trò của Đảng phái chính trị trong đời sống của mỗi quốc gia:

Ngày đăng: 20/03/2024, 14:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w