Hơn lúc nào hết việc nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay là việc làm vô cùng cần thiết cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.. “Văn hóa chín
Trang 11 Kết cấu cơ bản của một đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Phần mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Lịch sử nghiên cứu
1.3 Mục đích nghiên cứu
1.4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 22 Đề tài: Văn hóa chính trị và vấn đề nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ, đảng viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Mở đầu 2.1 Lý do chọn đề tài
Suy thoái là sự yếu kém, hư hỏng, làm mất dần đi cái tốt, cái tiến bộ, làm tăng dần cái xấu, cái lạc hậu, làm chậm lại quá trình phát triển, dẫn đến sự thoái hóa và biến chất của sự vật, hiện tượng, quá trình hay chính bản thân con người
và tổ chức xã hội của con người Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đến nay, do tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên diễn biến phức tạp Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), Đảng ta đã chỉ rõ “Vấn đề đạo đức xã hội đang được đặt ra một cách cấp bách”
Thực tế hiện nay, tình trạng suy thoái về văn hóa chính trị của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi mà còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn Một số cán bộ sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, cơ hội; không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; sa sút ý chí phấn đấu, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trục lợi
Có nơi bổ nhiệm cán bộ tràn lan, sai nguyên tắc, gây bức xúc trong xã hội
Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật Những vi phạm, khuyết điểm này là đặc biệt nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân…
Trang 3Hơn lúc nào hết việc nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay là việc làm vô cùng cần thiết cho sự nghiệp xây dựng
và phát triển đất nước
2.2 Lịch sử nghiên cứu
“Phương pháp luận về vai trò của văn hóa trong phát triển”, (1993), GS
Vũ Khiêu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội: Tác giả đã làm rõ những phương pháp luận về cách tiếp cận về văn hóa từ đó phân tích vai trò của văn hóa trong phát triển cũng như từ đó đưa ra được những nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đóng góp của văn hóa vào sự phát triển của đất nước Việt Nam trong những năm tới
“Văn hóa chính trị và việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay” (1995), PGS.TS Phạm Ngọc Quang (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội: Trong tác phẩm, tác giả đã đề cập khá toàn diện khía niệm, cấu trúc, chức năng, đặc điểm của VHCT, đồng thời khái quát thực trạng VHCT hiện nay ở Việt Nam và tác động của VHCT đối với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay
“Vai trò của văn hóa trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện nay”
(1996), GS.TS Trần Văn Bính chủ biên, Nxb Lao động, Hà Nội: Tác giả đã làm
rõ được vai trò của văn hóa trong hoạt động chính trị của Đảng trong thực tiễn
và từ đó tác giả đã đưa ra các phương hướng cũng như đề xuất một số giải pháp
để nâng cao vai trò của văn hóa trong việc tác động đến các hoạt động chính trị của Đảng
“Văn hóa chính trị Việt Nam, truyền thống và hiện đại của GS Nguyễn Hồng Phong”, (1998), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Trong cuốn sách tác
giả nhấn mạnh những truyền thống nhân văn, dân chủ mà những tư tưởng tiêu biểu là nhân nghĩa; lòng yêu nước; lòng dân là ý trời; dân là quý; dân là gốc nước; vua là thuyền, dân là nước, nước chở thuyền, nhưng nước cũng làm đắm thuyền Tác giả đã nghiên cứu sự biến đổi của tương quan giữa quốc gia - công
Trang 4hữu và tư hữu về ruộng đất trong xã hội Việt Nam suốt thời trung đại Tác giả khẳng định đặc trưng của văn minh Việt là Làng - Nước (làng - nước chứ không phải là nước - nhà như Trung Hoa)
“Văn hóa và phát triển”, (2005), GS.TS Đỗ Huy, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội: Qua cuốn sách tác giả đã phân tích lý luận và tác động của văn hóa với sự phát triển cũng như đưa ra được các ví dụ minh họa của các nước trên thế giới đồng thời đưa ra những nhận định và bài học đối với Việt Nam trên con đường phát triển của mình
“Nâng cao VHCT của cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay của
TS Lâm Quốc Tuấn”, (2006), Nxb Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa, Hà
Nội: Nội dung cuốn sách đề cập đến VHCT của các chủ thể chính trị mà cán bộ lãnh đạo là một lớp chủ thể quan trọng Cuốn sách nêu vấn đề nâng cao VHCT của cán bộ lãnh đạo quản lý ở Việt Nam hiện nay góp phần hệ thống hóa và phân tích những quan điểm, luận điểm cơ bản về VHCT, về tính tất yếu phải nâng cao VHCT, cũng như phương hướng, nội dung và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao VHCT của cán bộ lãnh đạo quản lý ở Việt Nam hiện nay Về cấu trúc VHCT, theo tác giả có thể được xem xét dưới hai góc độ tiếp cận cơ bản: VHCT gắn liền với chủ thể chính trị (văn hóa tổ chức, thiết chế và văn hóa cá nhân) và VHCT với tư cách là hệ giá trị, là một hệ thống phản ánh đầy đủ các dấu hiệu chân, thiện, mỹ
2.3 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thế nào là văn hóa chính trị, cũng như những yếu tố làm nên văn hóa chính trị Việt Nam
Tìm hiểu về những yếu tố cấu thành văn hóa chính trị của cán bộ, đảng viên Qua đó đưa ra những biện pháp nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay
2.4 Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu
Trang 5Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo trong Đảng Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Cán bộ đảng viên Việt Nam
Thời gian: Hiện nay
2.5 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp logic - lịch sử, phương pháp thống kê và so sánh, phân tích và tổng hợp
Trang 6NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Văn hóa chính trị được hiểu thế nào?
Văn hoá chính trị, với tư cách là một loại hình của văn hoá là khái niệm nói về sự thẩm thấu của văn hoá vào chính trị, là chính trị có tính văn hoá Như vậy, văn hoá chính trị không phải là bản thân chính trị, bản thân văn hoá, hay là
sự cộng gộp giản đơn hai lĩnh vực này, mà đó là chính trị bao hàm tính văn hoá
từ bản chất bên trong của nó Biểu hiện của văn hoá chính trị thể hiện ở hai phương diện cơ bản:
Một là, chính trị với ý nghĩa là chính trị dân chủ, tiến bộ phải hướng tới
mục đích cao nhất là vì con người, giải phóng con người, tôn trọng quyền con người, tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện, hài hoà Đây là tính nhân văn sâu sắc của một nền chính trị có văn hoá
Hai là, những tư tưởng chính trị tốt đẹp không phải là những ý niệm trừu
tượng mà phải thiết thực, cụ thể, có khả năng đi vào cuộc sống Nghĩa là nó phải thấu triệt trong hệ tư tưởng chính trị, thể hiện qua đường lối chính sách của đảng cầm quyền và nhà nước quản lý, trong ứng xử và trong việc triển khai các kế hoạch cụ thể nhằm phát triển xã hội và phục vụ cuộc sống của cá nhân cũng như của cộng đồng xã hội
Văn hoá chính trị làm cho sự tác động của chính trị đến đời sống xã hội giống như sức mạnh của văn hoá Đó là loại sức mạnh không dựa vào quyền lực hay ép buộc mà thông qua cảm hoá, khơi dậy tinh thần sáng tạo, ý thức tự giác của các tầng lớp xã hội Việc xây dựng văn hoá chính trị phải chú trọng đồng thời cả ba phương diện: giá trị xã hội được lựa chọn, năng lực chính trị và trình
độ phát triển về văn hóa chính trị của chủ thể chính trị
1.2 Những yếu tố làm nên nét đặc sắc của văn hoá chính trị Việt Nam
Trang 7Một là, về lịch sử, văn hoá chính trị Việt Nam được hình thành và phát
triển trong quá trình hình thành ý thức dân tộc, quốc gia, kết tinh thành truyền thống dựng nước và giữ nước của các thế hệ người Việt Nam Ý thức độc lập dân tộc, tự lực tự cường, tinh thần yêu nước, đoàn kết cộng đồng đã trở thành nội dung bền vững mang tính truyền thống của văn hoá chính trị Việt Nam
Hai là, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nền văn hiến quốc gia, tinh thần yêu
nước, đoàn kết, phát huy nội lực, sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, gắn liền với việc coi trọng, tôn vinh hiền tài đã tạo nên sức sống của văn hoá chính trị,
và, khả năng phát huy những truyền thống, giá trị tốt đẹp đó của dân tộc đã tạo nên “độ cao” của văn hoá chính trị
Ba là, tôn trọng đạo lý, tôn trọng chính nghĩa, bảo vệ công lý, quật cường
dân tộc, nhưng nhân ái, khoan dung, độ lượng, vị tha Những nét đẹp đó đã tác động, ảnh hưởng, làm cho văn hóa chính trị Việt Nam mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc
Bốn là, do đặc điểm của địa chính trị nước ta, nên văn hoá chính trị Việt
Nam có nột nét nổi bật là phải sáng tạo Nhờ khả năng sáng tạo mà bản sắc văn hoá dân tộc dã được giữ vững và phát triển qua các thời kỳ Đặc biệt, tính sáng tạo này càng thể hiện rõ nét khi đất nước, dân tộc đứng trước những thời điểm khó khăn, quyết định vận mệnh của dân tộc Chính nét sáng tạo ấy đã đem lại một tầm vóc, một vẻ đẹp văn hoá của nền chính trị Việt Nam
Bên cạnh những nét đẹp đó, cũng cần nhận thấy rằng, do nước ta xuất phát là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua quá nhiều các cuộc chiến tranh giữ nước, vì thế những yếu tố như tâm lý tiểu nông khá đậm, kinh nghiệm chủ nghĩa, triết lý chung chung, thiếu tính khách quan và cơ sở khoa học vững chắc, dễ hài lòng với mình, tâm lý chạy theo thành tích, “bệnh” hình thức , nếu như không được hạn chế, khắc phục kịp thời, sẽ có tác động tiêu cực, bào mòn dần sức sống và khả năng sáng tạo của văn hoá chính trị Việt Nam
1.3 Những yếu tố cấu thành văn hóa chính trị của cán bộ, đảng viên.
Trang 8Tri thức và kinh nghiệm chính trị. Đây được coi là giá trị nền tảng của
văn hóa chính trị của cán bộ, đảng viên Cả lý luận và thực tiễn cho thấy, con người khi tham gia vào đời sống, hoạt động chính trị phải có những hiểu biết chính trị Chính trị là trí tuệ, không có tri thức chính trị thì khó có thể đạt tới trình độ tự giác, tích cực Trình độ học vấn giúp cho cán bộ đảng viên hiểu biết
và nhận thức rõ hơn về những giá trị văn hóa, từ đó xác định những nguyên tắc,
lý tưởng sống cho bản thân Trình độ học vấn của cán bộ, đảng viên trở thành một khía cạnh của nhân cách văn hóa Ngược lại, văn hóa khẳng định những giá trị xã hội của học vấn Nếu ai đó, dù có trình độ học vấn nhưng không cống hiến cho xã hội, thậm chí phá hoại xã hội, thì học vấn đó đứng ngoài văn hóa
Tri thức chính trị và kinh nghiệm chính trị là hai mặt thống nhất, nằm trong chủ thể nhân cách văn hóa chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên Trong đó, tri thức chính trị - lý luận chính trị - càng đạt tới tính khách quan, khoa học bao nhiêu thì càng có vai trò to lớn, mở đường cho hành động thực tiễn hoạt động chính trị trở nên đúng đắn bấy nhiêu Nó giúp cho cán bộ, đảng viên nhận thức
rõ bản chất các quá trình, quy luật và các lợi ích chính trị Kinh nghiệm chính trị
sẽ là những giá trị tăng thêm sức mạnh cho tri thức chính trị, nhưng nó chỉ trở thành giá trị văn hóa chính trị khi nó kết hợp với tri thức, tình cảm, lý tưởng, niềm tin và năng lực hành động chính trị của bản thân cán bộ, đảng viên Vì thế, mỗi cán bộ, đảng viên, trong thực tiễn hoạt động chính trị không được coi nhẹ hoặc tuyệt đối hóa mặt nào Nếu tuyệt đối hóa tri thức chính trị - lý luận chính trị
- mà coi nhẹ kinh nghiệm chính trị sẽ dẫn đến lý luận suông, rơi vào chủ nghĩa giáo điều Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa mặt kinh nghiệm chính trị, coi thường lý luận chính trị sẽ dẫn đến chủ nghĩa kinh nghiệm, hành động mù quáng, cảm tính Việc thường xuyên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng tri thức chính trị và kinh nghiệm chính trị không còn là chuyện bắt buộc, mà đã trở thành nhu cầu và động lực tự thân mỗi cán bộ, đảng viên trong quá trình vươn lên hoàn thiện nhân cách chính trị
Trang 9Tình cảm và niềm tin chính trị. Tình cảm và niềm tin chính trị, tuy có
khác nhau ở cấp độ, phạm vi nhưng lại thống nhất ở mục tiêu, con đường và tuân theo quy luật từ thấp đến cao, từ tình cảm đến niềm tin Sự hình thành và phát triển của tình cảm và niềm tin chính trị của cán bộ, đảng viên không thể là
tự phát, cảm tính Tình cảm và niềm tin khi được hình thành bằng con đường tự giác, khoa học sẽ tạo nên động lực chính trị ổn định, mạnh mẽ, giúp người cán
bộ, đảng viên vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách, vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Ngược lại, nếu tình cảm và niềm tin chính trị được hình thành ở
ai đó một cách tự phát, cảm tính, thiếu cơ sở khoa học, thì dễ dẫn đến dao động,
bế tắc, đổ vỡ, thậm chí dẫn đến cơ hội, phản bội khi gặp khó khăn
Năng lực hành động chính trị. Tri thức, tình cảm, niềm tin chính trị của
cán bộ, đảng viên, cuối cùng phải được biểu hiện bằng hành động Chính trị không phải chỉ là nói mà phải làm: chỉ có làm và thông qua việc làm cụ thể và thiết thực để biến các chủ trương, đường lối, chiến lược, sách lược, nghị quyết, chỉ thị… thành các chương trình, kế hoạch, biện pháp, để đưa chính trị vào cuộc sống, thực hiện bằng được mục tiêu đề ra
Năng lực hoạt động chính trị của cán bộ, đảng viên, nhất là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, bao gồm nhiều mặt, nhưng quan trọng nhất là khả năng phân tích đặc điểm tình hình (trong nước, thế giới, đặc điểm cơ quan, đơn vị, địa phương, tình hình dân cư…) để đề ra kế sách, bước đi, cách làm đúng quy luật, hợp lòng dân, phù hợp với thực tiễn địa phương, cơ sở, có khả năng tổ chức đội ngũ cấp dưới thành một tập thể đoàn kết, nhất trí, thu hút
và lôi cuốn, truyền cảm hứng để họ cùng với mình quyết tâm thực hiện bằng được các mục tiêu, chương trình đã đề ra Biết điều chỉnh chủ trương, kế hoạch cho sát hợp với thực tế, biết ứng phó thành công với mọi tình huống, rủi ro từ khách quan tác động Phải có tác phong dân chủ, gần dân, lắng nghe cấp dưới,
có thói quen đi vào quần chúng, có khả năng đối thoại, cảm hóa, thuyết phục, lôi cuốn quần chúng đi theo, ủng hộ
Trang 10Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VĂN
HÓA CHÍNH TRỊ CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY
2.1 Thực trạng văn hóa chính trị của cán bộ đảng viên hiện nay
Điều chỉnh, định hướng hành vi và các quan hệ xã hội, nâng cao nhận thức, giáo dục chính trị trong đội ngũ cán bộ
Xác định rõ nền tảng chính trị là chủ nghĩa Mác – Lê Nin với những kim chỉ nan định hướng trong xây dựng văn hóa chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, về cán bộ… kết hợp với chủ trương, đường lối của 41 Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong xu hướng hội nhập khu vực và thế giới với những diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh thương mại trên toàn cầu như hiện nay Nâng cao trình độ trí tuệ và bản lĩnh chính trị của toàn Đảng và của đảng viên, mỗi cán bộ, trước hết là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp không được dao động trong bất cứ tình huống nào Kiên định đường lối đổi mới của Đảng, chống bảo thủ, giáo điều, trì trệ hoặc nóng vội, chủ quan, đổi mới
vô nguyên tắc
Tổ chức hoạt động quản lý xã hội
Nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Sự phát triển rất nhanh, rất mạnh của khoa học- công nghê, dẫn đến sự phát triển lực lượng sản xuất ở một trình độ rất cao, tạo ra một khối lượng của cải vật chất khổng lồ; nhiều ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ với nhiều sản phẩm mới xuất hiện, tuổi đời của sản phẩm được rút ngắn Điều này dẫn đến quá trình gia nhập, rút khỏi thị trường và tái cơ cấu sản xuất diễn ra liên tục, trên phạm vi rộng Để khắc phục những hạn chế vốn có của nền kinh tế thị trường thì Đảng ta xác định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính, là khía cạnh văn hoá của tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng phải gắn liền với tiến bộ, với việc đảm bảo quyền lợi của đa số nhân dân lao động và thực hiện công bằng xã hội