1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Các vấn đề pháp lý cơ bản trong công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia và việc thực hiện công ước này ở Việt Nam

255 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 255
Dung lượng 65,96 MB

Nội dung

Nhận thức rõ tầm quan trọng nêu trên của Công ước Viên 1969 nên tập thể tác giả đã triển khai nghiên cứu dé tài: 'Các vấn đề pháp lý cơ bản trongCông ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BAO CAO KẾT QUA

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC

CAC VẤN ĐỂ PHAP LY CO BAN TRONG CONG UGC VIÊN 1969

VỀ LUAT DIEU UGC QUỐC Tế KY KET GIỮA các QUỐC GIA

VÀ VIỆC THỰC HIEN CONG UOC NAY Ở VIỆT NAM

wiesexsrmar THUVIEN |

DAH TRY y LUAT Hf NO! |

Trang 2

TS Lê Thị Tuyết Mai

ThS Dang Thị Hoàng Oanh

TS Nguyễn Trung Tín

Trang 3

Tổng thuật nội dung của đề tài

Giới thiệu khái quát về Công ước Viện 1969

Các vấn đề pháp lý cơ bản về ký kết điều ước quốc tế theo Công

ước Viên 1969

Các vấn đề pháp lý cơ bản về thực hiện điều ước quốc tế theo

Công ước Viên 1969

Vấn đề gia nhập và thực hiện Công ước Viên 1969 của Việt Nam

Thay lời kết luận

Khái quát Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế ký kết

giữa các quốc gia

ThS Vũ Thị Thanh Lan

Quy định của Công ước Viên 1969 về ký kết điều ước quốc tế

ThS Nguyễn Kim NgânHiệu lực của điều ước quốc tế theo các quy định trong Công

ước Viên 1969

GV Dé Mạnh Hồng

Vấn đề thực hiện điều ước quốc tế theo Công ước Viên 1969

TS Lê Mai Anh - ThS Hoàng Ly Anh

Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

1S Nguyễn Trung Tín

Vi trí của điều ước quốc tế nhìn từ góc độ Công ước Viên

1969 và pháp luật Việt Nam hiện hành

TS Lê Thành Long - ThS Dang Thị Hoàng OanhViệt Nam gia nhập Công ước Viên 1969 về luật điều ước

TS Lê Thị Tuyết Mai

Thực tiễn áp dụng và thực thi Công ước Viên 1969 tại Việt Nam

1S Lê Mai AnhQuá trình xây dựng dự thảo luật ký kết, gia nhập và thực hiện

điều ước quốc tế trong điều kiện Việt Nam là thành viên Công

ước viên năm 1969

1S Nguyễn Thị Hoàng Anh

Trang 4

BAO CÁO PHÚC TRÌNH

A MỤC DICH, PHAM VI NGHIÊN CUU

1 Tính cấp thiết của dé tài

Thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hội nhập nhanh chóng, toàn

diện xu thế quốc tế hóa trên bình diện khu vực và toàn cầu, trong chưa đầymột thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã ký kết, gia nhập và trở thành thành viên của

một số lượng lớn các điều ước quốc té Theo tổng kết của Bộ Ngoại giao thì

số lượng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết trong thời gian 10 năm gần đây

bằng với số lượng điều ước được ký kết của cả 50 năm trở về trước Thực tế

này chứng tỏ, Nhà nước ta đã sử dụng có hiệu quả điều ước quốc tế làm công

cụ pháp luật khi thiết lập và thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn

hóa, xã hội, Sự hiện điện của một số lượng lớn các điều ước quốc tế như vậymột mặt góp phần thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nướcViệt Nam trên trường quốc tế, qua đó mở rộng hợp tác toàn điện giữa Việt

Nam với các nước, các tổ chức quốc tế, mặt khác có vai trò tích cực đối vớiviệc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

Trong số những điều ước nêu trên, năm 2001, Việt Nam chính thức trở

thành thành viên của Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế ký kếtgiữa các quốc gia (gọi tắt là Công ước Viên 1969) Với tính chất là luật hìnhthức, bao gồm các quy định điều chỉnh trình tự, thủ tục, cách thức ký kết, thựchiện điều ước quốc tế, Công ước Viên 1969 đã trở thành một trong số nguồn

luật quan trọng, thường xuyên được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế viện dẫn đến Trải qua gần bốn thập kỷ và mặc dù còn có những điểm

hạn chế nhất định, nhưng đến nay, công ước vẫn được các quốc gia sử dụng

(1) Xem thêm Báo cáo tổng kết thực hiện pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Bộ Ngoại giao Việt Nam năm 2004, trong đó đưa ra số liệu sau: Tính từ thời điểm từ khi ban hành Pháp lệnh về ký kết, thực

hiện điều ước quốc tế năm 1998 đến tháng 4/2004, Việt Nam đã ký kết, gia nhập khoảng 702 điều ước quốc

tế (chưa :ính dén diéu ước ký kết với danh nghĩa bộ, ngành), trong đó có khoảng 106 điều ước chưa có hiệu

lực, chủ yếu do phía đối tác nước ngoài chưa hoàn thành thủ tục pháp lý Trong số 702 điều ước nêu trên, Việt Nam đã ký tổng số 604 điều ước song phương với danh nghĩa Nhà nước và danh nghĩa chính phủ, với 308 điều ước song phương hiện dang có hiệu lực; 67 điều ước song phương đã hết hiệu lực; 66 điều ước chưa có

hiệu lực Ngoài ra, tính từ năm 1998 đến nay, Việt Nam đã ký kết và gia nhập 98 điều ước đa phương (với 39

Trang 5

như một công cụ pháp lý phổ biến khi ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước

quốc tế

So với nhiều thành viên khác, Việt Nam gia nhập Công ước Viên trongđiều kiện pháp luật quốc gia về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế chưa

hoàn thiện nên vấn đề xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật thống nhất giữa

công ước này với hệ thống pháp luật Việt Nam là yêu cầu mang tính thời sự cả

trong giai đoạn trước mắt cũng như về chiến lược phát triển pháp luật quốc gia

trong tương lai

Song muốn hiện thực hóa Công ước Viên 1969 vào hoạt động ký kết

và thực hiện điều ước quốc tế của các cơ quan chức năng thuộc bộ máy nhà

nước thì trước hết, cần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và pháp lý được ghi

nhận trong nội dung công ước này Đây là công việc có ý nghĩa thiết thựckhông chỉ đối với nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá khoa học pháp lý quốc

tế tại Việt Nam mà còn có giá trị phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền

Nhận thức rõ tầm quan trọng nêu trên của Công ước Viên 1969 nên tập

thể tác giả đã triển khai nghiên cứu dé tài: 'Các vấn đề pháp lý cơ bản trongCông ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia và

việc thực hiện công ước này ở Việt Nam"

2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu

Công ước Viên 1969 đề cập đến rất nhiều vấn đề lý luận, pháp lý và

thực tế phức tạp, đòi hỏi phải được xem xét ở nhiều cấp độ và phạm vi khácnhau Vì vậy, trong khuôn khổ của một đề tài khoa học cấp trường, nhóm tácgiả chỉ giới hạn giải quyết những vấn đề pháp lý cơ bản trong nội dung củacông ước và đánh giá việc thực thi công ước này ở Việt Nam, nhưng chủ yếutrong lĩnh vực lập pháp, để hướng tới việc hoàn thiện thêm một bước quan

trọng pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế Bên cạnh

mục tiêu tổng quát trên, đề tài còn nhằm mục đích nghiên cứu có hệ thống quátrình hình thành, sử dụng Công ước Viên với tính chất là khung pháp luật quốc

tế trong Iĩnh vực ký kết và thực hiện điều ước quốc tế Thông qua đó, đề tài có

sự đúc rút những vấn đề lý luận, pháp lý về Điều ước quốc tế và với mong

muốn, giúp cho các cơ quan chức năng có được nền tảng pháp lý quốc tế cần

Trang 6

thiết để vận dụng vào quá trình bổ sung, sửa đổi và ban hành mới Luật ký kết,

gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, theo tinh thần của Nghị quyết số21/2003/QH11 về chương trình xây dựng pháp luật năm 2004 của Quốc hộiNước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trên cơ sở đó, đề tài tập trungvào những vấn đề khoa học sau:

- Sự hình thành của Công ước Viên với tính chất là luật của luật, điềuchỉnh quan hệ ký kết, thực hiện điều ước quốc tế giữa các quốc gia

- Các vấn đề pháp lý cơ bản về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế

theo Công ước Viên 1969

- Việc thực thi Công ước Viên 1969 ở Việt Nam (trước, sau khi Việt

Nam là thành viên của công ước này) và vấn đề hoàn thiện pháp luật ViệtNam về ký kết, thực hiện điều ước quốc tế trong điều kiện là thành viên của

Công ước Viên

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của đề tài được dựa trên quan điểm, đường lối, chính

sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, chủ trương phát triển và hoàn thiệnpháp luật Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Nội dungcủa đề tài được nghiên cứu tổng hợp từ các văn bản pháp luật Việt Nam về kýkết, thực hiện điều ước quốc tế, từ Công ước Viên 1969 và các điều ước quốc

tế trong nhiều lĩnh vực hợp tác quốc tế của các quốc gia và Việt Nam, từ các

tài liệu pháp lý và tài liệu tham khảo khác ở trong và ngoài nước Đây là công

trình nghiên cứu về khoa học luật quốc tế trong lĩnh vực ký kết và thực hiệnđiều ước quốc tế Qua nghiên cứu của tập thể tác giả, tính chất và giá trị củađiều ước có thể được nhìn nhận theo hai phương diện: (1) là công cụ hợp tác

quốc tế có tính hiệu quả cao do các quốc gia xây dựng; (2) là nguồn pháp lý

chứa đựng quy phạm luật quốc tế để điều chỉnh quan hệ pháp luật phát sinh

giữa các quốc gia với nhau

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp duy vậtbiện chứng, duy vật lịch sử Ngoài ra, nhóm tác giả còn sử dụng một số

phương pháp có tính đặc thù của khoa học xã hội, như phương pháp phân tích,

Trang 7

tiễn của một số nước cũng như của Việt Nam để giải quyết có hiệu quả các

vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện đề tài

4 Những đóng góp có ý nghĩa khoa học

Thập niên đầu của thế kỷ XXI là thời kỳ mà nhu cầu hội nhập quốc tế

đang đặt Việt Nam trước những cơ hội cùng thách thức to lớn Đây cũng là thời

điểm mà Việt Nam đang có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao vị thế quốc gia trêntrường quốc tế Việc đạt được vi trí quan trọng trong một loạt các diễn dan quốc

tế và khu vực (như trong ASEAN, ASEM, APEC, ARF ) cùng với các hoạt

động nhằm đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO vào năm 2005, tham gia là ứng

cử viên ghế Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2007 - 2008, đều là những hoạt động đối ngoại thể hiện sự chủ động

hội nhập bình đẳng vào xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa của Việt Nam.Nhưng so với tiểm năng và mục tiêu lâu dài của chiến lược hội nhập quốc tế vàphát triển đất nước thì những hoạt động đó chưa đủ để tạo cho Việt Nam thế và lực vững chắc trong tương quan tại khu vực cũng như trong cộng đồng quốc tế Điều này cho thấy, đẩy mạnh và tăng cường hợp tác quốc tế toàn diện giữa Việt Nam với các quốc gia hay tổ chức quốc tế luôn là yếu tố thời đại, cần được quan tâm đúng mức cả về phương diện pháp lý - chính trị và phương diện thực tiễn.

Trong bối cảnh chung đó, nhóm tác giả đề tài đã đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực lập pháp theo khuôn khổ của luật quốc tế, vốn là lĩnh vực có sự ảnh

hưởng trực tiếp và lâu dài đến lợi ích quốc gia, dân tộc khi Việt Nam tham gia

tiến trình quốc tế hóa ở cả hai cấp độ khu vực và cộng đồng Việc thực hiện đềtài này theo phạm vi và giới han đã nêu ở trên góp phần làm sáng to một cách

cơ bản về lý luận và pháp lý quá trình hình thành hệ thống công cụ pháp lýhiện đại điều chỉnh trật tự quan hệ quốc tế Với xuất phát điểm như vậy, công trình của tập thể tác giả đã mang lại một số các kết quả nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, đề tài tập trung làm rõ được về mặt khoa học luật quốc tếcác quy định về ký kết, thực hiện điều ước quốc tế trong nội dung Công ướcViên 1969 để có thể tiếp cận một cách đa phương diện với côig ước này (như

tính chất là công cụ hợp tác quốc tế; là nguồn luật quốc tế để viện dẫn điều chỉnh quan hệ ký kết, thực hiện điều ước của chủ thể luật quốc tế; là chuẩn

mực pháp lý quốc tế để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về ký kết, thực hiện

Trang 8

điều ước quốc tế; là căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý của quốc gia trong

việc thi hành các nghĩa vụ va cam kết quốc tế, ) Trong điều kiện Việt Namgia nhập Công ước Viên chưa lâu và việc nghiên cứu về công ước còn rất hạn chế

thì các kết quả của đề tài là một sự đóng góp có giá trị nhất định cho công táchọc tập, nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn thực thi pháp luật tại Việt Nam

Thứ hai, đề tài mạnh dạn đưa ra cách tiếp cận về cơ chế điều chỉnh

pháp luật thống nhất dựa trên sự hài hòa giữa Công ước Viên, các điều ước

quốc tế mà Việt Nam là thành viên với các quy định của pháp luật Việt Nam

để tạo ra những chuyển biến mới cho công tác ký kết, gia nhập và thực hiện

điều ước quốc tế của Việt Nam thời gian tới đây

Thứ ba, đề tài có sự luận giải và đánh giá ở mức độ cần thiết tác động

tích cực của Công ước Viên 1969 đối với quá trình xây dựng, đổi mới và hoàn

thiện pháp luật Việt Nam về ký kết, thực hiện điều ước quốc tế Đây là sự cố

gang lớn của tập thể tác giả với mong muốn kết quả nghiên cứu của dé tài cóthể được ứng dụng vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội.

Thứ tư, với những kết quả dat được, dé tài có thể trở thành tài liệu

tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy lý thuyết về điều ước quốc tế theo

quy định pháp lý quốc tế hiện hành và khoa học luật quốc tế hiện đại

5 Kết cấu của đề tài

- Báo cáo phúc trình kết quả nghiên cứu

- Các chuyên đề

- Phụ lục (bản dịch tiếng Việt Công ước Viên 1969)

B TỔNG THUẬT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

Trong luật quốc tế, Điều ước quốc tế là tên khoa bọc pháp lý, dùng để

chỉ những thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và

các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào

việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc

nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụthé của những văn kiện dé" Ngày nay, điều ước quốc tế tham gia điều chỉnh hầu

Trang 9

hết các quan hệ hợp tác quốc tế của các chủ thể luật quốc tế và trở thành công cụhữu hiệu để duy trì trật tự pháp lý quốc tế Đặc biệt, sự ra đời của Công ước Viên

1969 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của diéu ước quốc tế và Luật điều ước

quốc tế Khác với nhiều công ước đa phương khác, Công ước Viên 1969 là khuônmẫu của một điều ước quốc tế (nhìn từ phương diện hình thức), đồng thời có giá

trị là luật của luật, khi các điều khoản trong nội dung của công ước được chủ

thể luật quốc tế viện dẫn để hình thành nên các điều ước quốc tế khác.

Sự ra đời của Công ước xuất phát từ nhận thức của các quốc gia về vai

trò mang tính nền tảng, quan trọng và ngày càng gia tăng của điều ước quốc tếtrong lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế.Ngoài ra, sự cần thiết phải xây dựng một khung pháp lý rõ ràng, nhằm điều

chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế trong việc ký kết, thực hiệnđiều ước quốc tế và các vấn đề có liên quan, như hiệu lực của điều ước quốc

tế, giải thích, đăng ký, công bố điều ước quốc tế cũng là một trong những lý

do dẫn tới sự hình thành Công ước Viên 19690),

Trong quan hệ pháp luật về điều ước quốc tế, Công ước Viên 1969 vừa

có hiệu lực áp dụng đối với các thành viên, vừa có giá trị viện dẫn để điều

chỉnh quan hệ điều ước quốc tế phát sinh giữa các quốc gia không là thànhviên Công ước Viên 1969 (với tính chất của luật tập quán) Do đó, tuy sốlượng thành viên công ước chỉ khoảng trên dưới 100 quốc gia, nhưng công ước

lại có một phạm vi tác động rộng rãi đến nhiều chủ thể khác nhau Vì vậy,

quyết định gia nhập công ước này của Việt Nam là phù hợp với xu thế phát

triển chung của luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Để có thể nhận thức đượcsâu sắc vai trò của Công ước Viên 1969 trong hệ thống luật quốc tế cũng nhưtác động của nó với pháp luật Việt Nam, trước hết cần hiểu một cách khái quát

về Công ước này như sau:

(1) Trong khoa học pháp lí quốc tế hiện nay, ký kết điều ước quốc tế được hiểu theo nghĩa rất rộng bao gồm

các hành vi từ đàm phán, soạn thảo văn bản, thông qua văn bản điều ước và các hành vi ràng pháp lí mà chủ

thể luật quốc tế thực hiện để ràng buộc quốc gia với điều ước quốc tế như ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập

điều ước quốc tế Còn thực hiện điều ước quốc tế về bản chất là quá trình hiện thực hoá các quy dinh của điều ước quốc tế trong thực tiễn Với quan niệm cho rang, giải thích diều ước quốc tế là quá trình làm sáng tỏ nội dung that của điều ước mà không làm thay đổi hiệu lực của điều khoản của điều ước Vì vậy, các nhà khoa học pháp lí quốc

tế của nhiều nước đã coi hành vi giải thích diéu ước quốc tế là một phần của thực hiện điểu ước quốc tế Tuy

nhiên, trong bài viết này, tác gia sẽ tiếp cận việc giải thích diéu ước quốc tế như là một phương tiện hỗ trợ

thực hiện điều ước quốc tế, chứ không phải là một giai đoạn của thực hiện điều ước quốc tế, vì Công ước Viên

và rất nhiều điều ước quốc tế khác không ghi nhận nghĩa vụ giải thích điều ước quốc tế và cũng không quy

Trang 10

I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG ƯỚC VIÊN 1969

1 Quá trình hình thành công ước Viên 1969

Điều ước quốc tế ra đời và phát triển gần như song hành cùng với sự hình

thành và phát triển của mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia Lịch sử ban đầu

của những mối quan hệ bang giao quốc tế là lịch sử của chiến tranh và hòa bình,luôn luôn gắn liền với việc ký kết các Thỏa ước quốc tế Có thể nói, các quy tắc

về việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế đã tồn tại từ xa xưa, như việc các

Pharaon Aicập ký kết thỏa ước với vua Hittie bằng việc trao đổi các văn kiện;

hoặc Grotius đã đưa ra nguyên tắc về việc giải thích điều ước quốc tế vào thế kỷ

thứ 17 (mặc dù nó không giống như các quy tắc của Công ước Viên sau này)

Cội nguồn phát triển nói trên của điều ước quốc tế được xem xét và lý

giải dựa trên một trong những nền tảng cơ bản là tinh thần đoàn kết giữa các

chủ thể của quan hệ quốc tế, đặc biệt các quốc gia Tư tưởng đoàn kết và vì lợi

ích chung của nhân loại yêu cầu các vấn đề quốc tế phải được xử lý một cáchchung nhất Nói cách khác, mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia đòi hỏi

phải được giải quyết trong sự đoàn kết và đảm bảo lợi ích cộng đồng Điều nàyđược chứng minh bằng sự xuất hiện của hàng loạt các điều ước quốc tế daphương (cùng với sự ra đời của nhiều tổ chức quốc tế khác nhau) Từ xu thế phát

triển chung của điều ước quốc tế, vấn dé hình thành khung pháp luật quốc tế để

điều chỉnh quan hệ ký kết và thực hiện điều ước quốc tế giữa các quốc gia vàcác tổ chức quốc tế trở thành nhu cầu tất yếu

Tuy nhiên, đến trước thời điểm Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, Luật về

điều ước quốc tế vẫn tiếp tục dựa trên truyền thống quân chủ trong sự bành trướngcủa Nghị viện và hệ thống dân chủ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, bao trùmmọi khía cạnh của mối quan hệ quốc tế là tư tưởng về hòa bình đã có ảnh hưởng

sâu sắc đến sự phát triển của luật điều ước quốc tế Những vấn đề về luật điều ước

quốc tế đã được Hội quốc liên quan tâm và đưa ra trong các khóa họp của mình

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên hợp quốc tiếp tục có những

nỗ lực nhằm pháp điển hóa các quy phạm: ‘dp quán của luật điều ước quốc tế.

Năm 1947, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thành lập Ủy ban Luật quốc tế với

mục tiêu rõ ràng là khuyến khích sự phát triển tiến bộ và quá trình pháp điển

Trang 11

Hình thành được một bộ luật về điều ước quốc tế là một trong số nộidung quan trọng của quá trình pháp điển hóa luật quốc tế nói chung và được

Ủy ban Luật quốc tế lựa chọn tại kỳ họp đầu tiên, được tổ chức năm 1949.

Một nhóm các học giả nổi tiếng trong lĩnh vực luật quốc tế của nước Anh, như

Jame Briefly, Hersch Lauterpacht, Gerald Fitzmaurice va Humphrey Wakdock

đã được chi định như là những Báo cáo viên đặc biệt, với nhiệm vu pháp điểnhóa các quy định, hình thành nên một khung pháp lý hữu hiệu điều chỉnh mốiquan hệ giữa các quốc gia trong lĩnh vực ký kết, thực hiện điều ước quốc tế

Quá trình xây dựng và soạn thảo công ước là cả một sự cố gắng, thểhiện nỗ lực vượt bậc của ủy ban luật quốc tế Qua thảo luận dự thảo Công ước

với 11 điều khoản do Giáo sư Briefly đưa ra (vào năm 1950), cho đến tiếp

các báo cáo thứ hai (vào năm 1951), báo cáo thứ ba (vào năm 1952) và saunày là báo cáo của một số các chuyên gia khác, như giáo sư Lauterpacht,

giáo sư Gerald, giáo sư Waldock , sau cùng thì Ủy ban luật quốc tế của Liên

hợp quốc cũng đã có được một văn bản dự thảo cuối cùng, gồm 75 điều khoản

và các chú thích liên quan để đệ trình lên Đại hội đồng Liên hợp quốc vào

năm 1966 Trong báo cáo này, Ủy ban Luật quốc tế đã giải thích công ước theo

hướng thu hẹp đối tượng điều chính của công ước, đồng thời đề nghị Đại hộiđồng Liên hợp quốc triệu tập hội nghị với mục đích khuyến khích các quốcgia ký kết công ước này Kết quả, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đồng ý triệutập hội nghị quốc tế với các đại diện toàn quyền, nhằm xem xét luật về điều ước

quốc tế được thể hiện dưới hình thức pháp lý là một công ước quốc tế cu thể

Hội nghị Liên hợp quốc về Luật điều ước quốc tế năm 1968 được tổchức trong hai kỳ họp Kỳ họp đầu tiên được tổ chức tại Viên từ 26 tháng 3

đến 24 tháng 5 năm 1968, với sự tham gia của đại diện ủy quyền của 103 nước

và các quan sát viên từ 13 tổ chức quốc tế đặc biệt Hội nghị đã bình luận các

điều khoản dự thảo do Ủy ban Luật quốc tế xây dựng và qua đó, hơn 400 sửa

đổi đã được đệ trình đối với các điều khoản khác nhau của dự thảo công ước.

Cuối cùng, 69 điều khoản đã được thông qua tại kỳ họp này

Kỳ họp lần thứ hai năm 1969 của Hội đồng Liên: Hợp quốc về Luat

điều ước quốc tế được tổ chức tại Viên từ ngày 9 tháng 4 đến ngày 22 tháng 5năm 1969, 110 quốc gia và 14 tổ chức quốc tế đặc biệt đã tham dự Hội nghị

đã chấp nhận bổ sung 13 điều khoản và đệ trình để để nghị bỏ phiếu thông

Trang 12

qua Như vậy, tại ky họp này, 110 quốc gia tiến hành xem xét dự thảo Côngước Luật điều ước quốc tế với 85 điều khoản Mỗi một điều khoản được đưa ra

để biểu quyết và thông qua với 2/3 tổng số quốc gia thành viên tán thành, mặc

di trên thực tế, một số các điều khoản đã được nhất trí tại các cuộc thảo luậntrước đây Cuối cùng, lời nói đầu và điều khoản cuối cùng của Công ước cũng

được thảo luận và được các bên tham gia đàm phán nhất trí Ủy ban Luật quốc

tế đưa ra tuyên bố giải thích giá trị của việc biểu quyết thông qua và giá trị, ýnghĩa pháp lý của Công ước Như vậy, tại kỳ họp năm 1968 và 1969, rất nhiều

các điều khoản của Công ước đã được thảo luận tại hội nghị và được luật hóavào văn bản chính thức

Hội nghị Liên hợp quốc về Luật điều ước quốc tế đã thông qua Công

ước Viên về Luật điều ước quốc tế ngày 23 tháng 5 năm 1969, 79 quốc gia đã

bỏ phiếu tán thành Công ước này, Pháp phản đối, 19 quốc gia khác bỏ phiếutrắng Sau một "hành trình" khá dài, Công ước Viên 1969 về Luật quốc tế,khung pháp lý điều chỉnh hoạt động ký kết, thực hiện điều ước quốc tế đã ra

đời Nó là kết quả đồng thời của hai quá trình: (1) Quá trình pháp điển hóa các quy phạm của luật tập quán quốc tế về điều ước và (2) quá trình bổ sung, xây

dựng mới các quy phạm pháp lý quốc tế tiến bộ, cặp nhật về điều ước quốc tế Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, Công ước Viên 1969 không tránh khỏi có một số hạn chế nhất định Chẳng hạn, Theo các điều 81 và 83 của công ước thì

chỉ có những quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc, thành viên của các tổ

chức chuyên môn hoặc tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế, thành viên củaQuy chế Tòa án quốc tế hoặc bất kỳ một quốc gia nào được Đại hội đồng Liênhợp quốc mời mới được tham gia Công ước Điều này thực chất nhằm hạn chếcác nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa trước đây tham gia Nhưng sau đó 5 năm,hạn chế này đã được khắc phục bằng việc Đại hội đồng Liên hợp quốc, tại

Nghị quyết số 3233 khóa họp lần thứ 29 đã quyết định để ngỏ Céng ước cũng

như Phu lục đính kèm cho tất cả các nước tham gia

Cho đến ngày 27 tháng 1 năm 1980, 30 ngày sau ngày quốc gia thứ 35(Togo) nộp lưu chiểu văn kiện gia nhập Công ước, Công ước Viên 1969 bat đầu phát sinh hiệu lực pháp lý Tính đến tháng 9 năm 2000, Công ước đã có 91 quốc gia thành viên, trong đó có 24 quốc gia biểu thị sự ràng buộc đối với Công ước

bằng việc ký với nội dung phê chuẩn và 67 quốc gia trở thành thành viên bằng

Trang 13

việc gia nhập Hiện nay, số lượng các quốc gia thành viên vẫn ngày càng tăng,

chứng tỏ rằng, Công ước có giá trị pháp lý cao trong việc điều chỉnh quan hệ ký

kết, thực hiện điều ước quốc tế giữa các quốc gia

2 Cơ cấu và vai trò của Công ước Viên 1969

Công ước Viên 1969 được kết cấu thành lời nói đầu, nội dung, các điều

khoản cuối cùng và một phụ lục đính kèm Chương 1 (từ Điều 1 đến Điều 5) là

Phần mở đầu, nhằm xác định giới hạn phạm vi điều chỉnh của công ước, những

thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong công ước, đặc biệt là thuật ngữ "điều ước

quốc tế”, "phê chuẩn, phê duyệt, chấp thuận, gia nhập, giấy ủy quyền, bảo lưu "

Chương 2 (từ Điều 6 đến Điều 25) quy định về ký kết và hiệu lực của điềuước quốc tế Đây là những quy định cơ bản nhất, điều chỉnh những hoạt động

liên quan đến việc đàm phán, soạn thảo, thông qua và thể hiện sự ràng buộc đối

với một điều ước quốc tế của các quốc gia thành viên Thông qua quy định vềcác hành vi ký kết điều ước quốc tế, Chương này xác định rõ quyền và nghĩa

vụ của các chủ thể trong khi tham gia vào quan hệ ký kết điều ước quốc tế

Chương 3 (từ Điều 26 đến Điều 38) gồm bốn mục, quy định về nghĩa

vụ tôn trọng, thi hành và giải thích điều ước quốc tế của các quốc gia thànhviên Chương 5 (từ Điều 42 đến Điều 72) là các quy định về vấn đề vô hiệu,chấm dứt và tạm đình chỉ thi hành điều ước

Phụ lục của Công ước này được xác định là phần không thể tách rờikhỏi Công ước, bao gồm các quy định hướng dẫn thủ tục liên quan đến vấn đề

về giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên trong quá trình thực thị,

Xem xét một cách toàn diện (hình thức, nội dung và giá trị pháp lý, chính tn ),

Công ước Vién 1969 có những ý nghĩa cực kỳ quan trọng

Thứ nhất, Công ước đã khẳng định vai trò ngày càng tăng của điều ước

quốc tế với tư cách là nguồn của luật quốc tế, là phương tiện để duy trì, phát

Trang 14

triển hòa bình, an ninh quốc tế, đồng thời góp phần làm giảm bớt những tranh

chấp giữa các nước trong quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, qua

đó xây dựng lòng tin giữa các quốc gia với nhau khi thiết lập và tăng cườngcác quan hệ hợp tác quốc tế

Thứ hai, Công ước đã góp phần ổn định một cách tương đối trật tự

pháp lý quốc tế, giữ gìn quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia, đảm bảo dung

hòa giữa lợi ích cộng đồng quốc tế và lợi ích quốc gia Công ước đã chứng tỏ

sự bắt đầu một kỷ nguyên phát triển mới của luật điều ước quốc tế, với nhiềutác động tích đến quá trình phát triển của quan hệ quốc tế nói chung và phápluật nói riêng Công ước Viên 1969 ngày càng khẳng định vị trí trung tâm trong

hệ thống luật quốc tế, đồng thời có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống pháp

luật quốc gia Công ước vừa có ý nghĩa thể chế hóa hoạt động ký kết và thựchiện điều ước quốc tế của các quốc gia trong khuôn khổ pháp luật quốc tế, vừatạo cơ sở pháp lý để giải quyết mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia

trong thực tiễn xây dựng và thực thi điều ước quốc tế của các quốc gia

Thứ ba, Công ước Viên 1969 đã tạo ra những thay đổi về cơ cấu trong

hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế, với tính vượt trội của quy phạm pháp

luật thành văn, đồng thời góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế giữa

các quốc gia nói chung và hội nhập pháp luật nói riêng Trên thực tế, rất nhiềucác quốc gia chưa phải là thành viên của Công ước đã và đang viện dẫn các

quy định của Công ước với tính chất là các quy phạm của luật tập quán

Ngày nay, Công ước Viên 1969 cùng với các Công ước Viên 1961 về

quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự, Công ước Luật

Biển 1982 của Liên Hợp quốc đã góp phần phát triển tiến bộ luật quốc tế và trở thành công cụ hữu hiệu mà cộng đồng quốc tế sử dụng để đặt nền móng thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế phát triển mạnh mẽ và là cầu nối giữa các

quốc gia, các dân tộc gia trong thời đại toàn cầu hóa

Ul CAC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ KÝ KET DIEU UGC QUỐC TE

THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1969

Hiện nay, điều ước quốc tế đang được các chủ thể sử dụng phổ biếntrong các quan hệ quốc tế Điều này xuất phát từ ưu thế vượt trội của điều ước

so với tập quán quốc tế (như sự rõ rang của các điều khoản; sự nhanh chóng

Trang 15

trong quá trình hình thành; tính công khai và dé viện dẫn ) Công ước Viên 1969

ra đời có giá trị tạo cơ sở pháp lý cần thiết để các quốc gia phát huy một cách

triệt để những lợi thế này của điều ước quốc tế Với ý nghĩa đó, Công ướcViên 1969 đã dành một số lượng đáng kể các điều khoản để quy định về các

vấn đề liên quan đến ký kết điều ước quốc tế

1 Quy định của Công ước Viên 1969 về quyền năng ký kết điều

ước của quốc gia và thẩm quyền của đại diện hợp pháp cho quốc gia khithực hiện hành vi ký kết điều ước quốc tế

Qua cách xác định phạm vi áp dụng của Công ước Viên 1969 thì quốc

gia là chủ thể có quyền năng ký kết các điều ước quốc tế Quốc gia thực hiệnquyền nang này thông qua hành vi của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,đại diện cho quốc gia trong tiến hành hoạt động đàm phán, ký, phê chuẩn, phêduyệt, chấp thuận, gia nhập Theo luật quốc tế, quốc gia có thể từ chối mộtphần, toàn bộ hoặc chuyển cho một quốc gia hay tổ chức quốc tế khác thực hiện

quyền năng ký kết điều ước quốc tế, còn trong Công ước Viên, quyền năng này

do quốc gia tự thực hiện, dựa trên chủ quyền và là một bằng chứng có giá trị về

tư cách quốc gia Theo chú thích của Ủy ban Luật quốc tế thì thuật ngữ "quốc

gia" được sử dụng trong Công ước (Điều 6) được hiểu cùng nghĩa với quốc gia

trong Hiến chương Liên hợp quốc (tức quốc gia theo nghĩa của luật quốc tế) Do

đó, trong quan hệ điều ước, tư cách pháp luật để tham gia quan hệ điều ước là

quốc gia Vì vậy, theo công ước thì không có sự phân loại về mặt pháp luật quốc

tế điều ước được ký kết nhân danh cấp ký kết nào (nhà nước, chính phủ hay bộ,ngành), vì việc phân loại điều ước theo phân cấp thẩm quyền do luật trong nước

điều chính Riêng loại thỏa thuận cấp bộ, ngành thì nhiều nước không xác định

đó là điều ước quốc tế và không thể được đăng ký bình thường như Điều 102Hiến chương Liên hợp quốc Đây là vấn đề về pháp lý và thực tiễn ký kết điềuước đáng lưu ý khi vận dụng để xây dựng khung pháp luật quốc gia về ký kết,gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam thời gian tới

Song song với xác định quyền năng ký kết điều ước của quốc gia, Côngước Viên 1969 (tại Điều 7` đã quy định nhing đối tượng có thẩm quyền thay mặtquốc gia ký kết điều ước qưốc tế, bao gồm hai loại là đại diện đương nhiên (Nguyênthủ quốc gia; người đứng đầu Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; một số người

khác theo quy định) và đại diện theo ủy quyền Những người đó chỉ được coi là

Trang 16

đại diện hợp pháp cho quốc gia để thông qua hoặc xác thực văn bản của một điềuước hay để biểu thị việc quốc gia đó đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của một điều

ước khi có giấy ủy quyền, trừ trường hợp các quốc gia hữu quan có thỏa thuận

khác Công ước Viên 1969 khẳng định rõ: Nếu không được sự ủy quyền hợp

pháp, hành vi của một cá nhân liên quan đến việc ký kết một điều ước quốc tế sẽkhông có giá trị pháp lý, trừ khi sau đó hành vi này được quốc gia xác nhận

Mục đích của quy định về đại diện đương nhiên và đại diện theo ủy quyền

trong quan hệ điều ước nhằm xác định tính hợp pháp của điều ước quốc tế khi đã

được hình thành và đảm bảo cho sự thực thi điều ước quốc tế ở cấp độ quốc tế

cũng như trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Điều này sẽ ràng buộc các quốc giatrong việc ký kết điều ước phải đúng thẩm quyền và không được viện dẫn đếnhành vi ký kết sai thẩm quyền như là một lý do để từ bỏ nghĩa vụ pháp lý phát

sinh từ điều ước quốc tế đã ký kết, trừ trường hợp việc vi phạm này quá rõ ràng

và liên quan đến một quy định có tính chất cơ bản của pháp luật trong nước

Trong một chừng mực nhất định, tính chất hai mặt như trên về vấn đềthẩm quyền của đại diện ký kết (theo Điều 46) có thể gây ra những ảnh hưởngkhác nhau đến hiệu lực pháp luật sau này của điều ước Khi có đầy đủ bằngchứng về việc vi phạm nghiêm trọng đến quy định của pháp luật trong nước về

thẩm quyền ký kết của chủ thể kết ước thì thỏa thuận đã đạt được giữa các bên

có thể bị vô hiệu Vì thế, tuân thủ quy định về xuất trình và kiểm tra tư cách

của đại diện được ủy quyền là một trong yêu cầu quan trọng trong quá trìnhđàm phán, soạn thảo và xây dựng văn bản dự thảo điều ước Về phương diện

lập pháp, lập quy trong nước, những lý luận cơ bản về quyền năng ký kết điềuước của quốc gia cũng như thẩm quyền ký kết của đại diện hợp pháp cho quốcgia (mà Công ước đã quy định) cần được thể chế hóa một cách cụ thể và đầy

đủ trong pháp luật từng nước thành viên để tránh xảy ra tranh chấp giữa cácbên ký kết khi thực hiện điều ước

2 Quy định của Công ước Viên về các hành vi ký kết, chấp thuận,gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế

Đối với bất kỳ một loại hình điều ước nào (song phương, đa phương)thì đại diện ký kết cũng đều phải thực hiện một loạt những hành vi pháp lýkhác nhau Quá trình pháp điển hóa các quy phạm truyền thống của luật tập

Trang 17

quán về điều ước quốc tế và dựa trên cơ sở tiếp cận hiện đại với quan hệ điềuước giữa các quốc gia, Công ước Viên đã quy định, chủ thể kết ước có thể tiến

hành những hành vi ký kết sau, khi muốn thiết lập quan hệ điều ước với nhau:

- Những hành vi pháp lý để hình thành văn bản điều ước, bao gồm

hành vi dam phán, soạn thảo và thông qua văn bản điều ước quốc tế Khi thực

hiện những hành vi này, các bên ký kết đã tạo dựng được văn bản dự thảo điều

ước để ghi nhận những thỏa thuận xác định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm

pháp lý quốc tế cho những chủ đó trong một quan hệ phát sinh

- Những hành vi pháp lý thể hiện sự ràng buộc của chủ thể ký kết với

văn bản dự thảo, bao gồm các hành vi ký, trao đổi các văn kiện cấu thành điều

ước, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập hoặc bằng bất kỳ hành vi

nào khác theo thỏa thuận Những hành vi này có giá tri tạo ra hiệu lực pháp lýcho điều ước trên cả hai phương diện, luật quốc gia và luật quốc tế

- Hành vi thực thi điều ước, như công bố, đăng ký, giải thích, viện dẫn,

áp dụng, chuyển hóa Giải quyết tranh chấp phát sinh nhằm hiện thực hóacác quyền và nghĩa vụ quốc tế theo thỏa thuận điều ước vào thực tiễn sinh hoạt

quốc tế và thực tiễn của từng quốc gia thành viên

Các hành vi pháp lý nêu trên phải tuân theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục

pháp lý nhất định Việc Công ước Viên 1969 "luật hóa" các hành vi này theo tiêu

chí của Luật điều ước quốc tế có tác dụng hình thành nên khuôn mẫu cho cáchoạt động ký kết điều ước phát sinh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực hợp tácquốc tế Do đặc trưng của điều ước quốc tế là kết quả của quá trình vừa hợp tác,

vừa đấu tranh giữa các quốc gia nên quan hệ điều ước phản ánh sâu sắc quan hệ

quốc tế hiện đại, phản ánh lợi ích của từng quốc gia đặt trong tương quan lợi ích

của cộng đồng quốc tế Đặc điểm này làm cho quan hệ điều ước luôn có tínhnhạy cam cao và nếu không được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp lat côngbằng, phù hợp thì đó sẽ là tiềm tang của mọi bất đồng, tranh chấp quốc tế

3 Quy định của Công ước Viên 1969 về quy trình ký kết hoặc gianhập điều ước quốc tế

Về tổng thể, luật quốc tế có hai dạng nguồn là nguồn thành văn (điều

ước quốc tế và nguồn bất thành văn (tập quán quốc tế) Giữa hai nguồn này có

sự khác nhau cơ bản về hình thức tồn tại và cách thức hình thành Quy trình ký

Trang 18

kết một điều ước là quy trình lập pháp quốc tế, được tiến hành bởi các quốc

gia bình đẳng (về địa vị pháp lý, về quyền và nghĩa vụ), trong điều kiện không

có cơ quan quyền lực chung, do đó mỗi quốc gia được tự do (theo luật quốctế) đối với việc thỏa thuận để hình thành các điều khoản có tính chất pháp lý,ràng buộc quyền, nghĩa vụ giữa các quốc gia với nhau

Trong quy định của Công ước Viên, quốc gia có thể trở thành thànhviên của một điều ước quốc tế (kể cả của Công ước này) theo hai cách thức:(1) ký kết trực tiếp với chủ thể khác và (2) gia nhập (hoặc chấp thuận) điều

ước Bằng cách thức thứ nhất, dù là điều ước song phương hay đa phương thì cácbước thông thường để tiến hành ký kết sẽ bao gồm: Đàm phán, soạn thảo, thôngqua, ký, phê duyệt, phê chuẩn văn bản dự thảo điều ước Tùy tính chất của quan

hệ và lĩnh vực hợp tác mà trình tự các bước ký kết có thể theo quy trình đơn

giản (đàm phán, soạn thảo, thông qua, ký và điều ước có hiệu lực ngay sau đó)

hay theo quy trình nhiều giai đoạn (phải qua trình tự phê duyệt, phê chuẩn mới

có hiệu lực) Chi phối bởi yếu tố thỏa thuận, tự nguyện nên bản chất của quy

trình ký kết điều ước là quy trình lập pháp độc lập với quy trình lập pháp trongnước Quy trình này đòi hỏi quốc gia phải tuân theo các nguyên tắc tự nguyện,

bình đẳng thỏa thuận và tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.

Điều này đồng nghĩa với việc loại bỏ sự áp đặt, cưỡng bức và sử dụng vũ lực

hay các biện pháp gian lận, lừa đối khi ký kết điều ước quốc tế Các chủ thể

tham gia ký kết điều ước luôn bị chi phối bởi ý chí và lợi ích của quốc gia,

nhưng quy trình tiến hành phải trong khuôn khổ do Công ước Viên quy định

Gia nhập điều ước là phương thức truyền thống mà theo đó, một quốc

gia trong những hoàn cảnh nhất định, trở thành một trong các bên của điềuước đa phương mà quốc gia đó đã không tham gia ký kết Trước đây, đã từng

có những quan điểm khác nhau về vấn đề gia nhập điều ước, chẳng hạn như cóthể gia nhập mệt cách hợp pháp một điều ước chưa có hiệu lực Hiện nay,

trong cả Công ước Viên và các điều ước hiện đại thường có điều khoản về gianhập Quyền gia nhập điều ước không phụ thuộc vào sự có hiệu lực của điềuước, hoặc thậm chí quy định rõ ràng bằng việc cho phép gia nhập điều ướctrước ngày xác định là điều ước có hiệu lực

Tương tự, khi công ước đề cập đến chấp thuận như là một thủ tục mới

để trở thành một bên của điều ước thì thực chất, trên phạm vi quốc tế, khái niệm

Trang 19

Chấp thuận mang tính thuật ngữ hơn là hàm ý về một phương thức Vì thế, nếu

một điều ước có quy định rằng, nó sẽ được mở để ký "phụ thuộc vào chấp thuận”thì cũng có thể hiểu một cách tương đồng với quy định "ký kết phụ thuộc vàophê chuẩn” Theo tỉnh thần của Công ước Viên thì "ký kết phụ thuộc vào chấpthuận" chủ yếu nhằm quy định hình thức "phê chuẩn" đơn giản dé cho phép

chính phủ có cơ hội hơn nữa trong xem xét điều ước, khi nó không cần thiết

phải đặt dưới thủ tục Hiến pháp của quốc gia để nhận được sự phê chuẩn

Như vậy, lựa chọn cách thức nào để tham gia quan hệ điều ước hoàn toàntùy thuộc vào quyết định và sự tự nguyện của một quốc gia, tuân theo các điều

kiện về thành viên của từng điều ước (vì cũng có những điều ước hạn chế số

lượng thành viên hoặc đặt ra điều kiện phải đáp ứng nếu muốn gia nhập điều

ước đó) Với Công ước Viên 1969, một quốc gia có thể áp dụng cả hai cách thức

trên khi quyết định sẽ trở thành một trong số các thành viên của công ước này

Ngoài ra, trong trường hợp có sự thay đổi về tư cách chủ thể của luật

quốc tế thì nghĩa vụ thực thi điều ước sẽ giải quyết thông qua quan hệ kế thừa

quốc gia và việc có kế thừa nghĩa vụ thành viên một điều ước nào đó hay

không do quốc gia quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62

Công ước Viên 1969

Tất cả những lý giải nêu trên về quyền năng, thẩm quyền, hành vi vàquy trình ký kết, gia nhập, chấp thuận điều ước không nhằm khẳng định: Chỉ

có trở thành thành viên của một điều ước thì quốc gia mới có quyền viện dẫnđến bất kỳ điều khoản nào trong điều ước Quyền viện dẫn đến một quy định

của điều ước hoàn toàn có thể phát sinh cả đối với một bên không ký kết, chấpthuận và gia nhập điều ước (tức quốc gia thứ ba) Đây chính là cơ sở để mở rộng

phạm vi tác động của Công ước Viên đến những quan hệ điều ước được hình

thành bởi chủ thể luật quốc tế khác, ngoài phạm vi thành viên Công ước Viên.

it, CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN DIEU UGC QUỐC

TẾ THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1969

1 Quy định của Công ước Viên về hiệu lực của điều ước quốc tế

Về nguyên lý chung, điều ước quốc tế được ký kết để mà thực hiện.Nhưng như vậy không có nghĩa rằng hiệu lực của điều ước không bị ràng buộc

Trang 20

bởi những điều kiện nhất định Trong công ước Viên 1969, một điều ước

muốn phát sinh hiệu lực phải thỏa mãn được các điều kiện nhất định

a) Điều kiện để điều ước có hiệu lực

Bản chất pháp lý của luật quốc tế quy định, hiệu lực của điều ước quốc

tế hoàn toàn phụ thuộc vào việc, các chủ thể ký kết đã thể hiện sự thỏa thuận

đích thực của mình và sự thỏa thuận này phải có nội dung không trái với các

Nguyên tắc cơ bản cũng như các qui phạm Jus cogens của luật quốc tế Nhưvậy, để đảm bảo tính hiệu lực (tính giá trị pháp lý) thì một điều ước quốc tế

phải có sự hợp pháp cả về phương thức kí kết, nội dung, mục tiêu và mục đíchcủa việc thiết lập điều ước đó Điều này được Công ước Viên khái quát dưới

dạng các điều kiện mang tính khách quan và chủ quan”

Khoa học luật quốc tế có sự phân biệt khái niệm hiệu lực của điềuước với khái niệm hiệu lực thi hành điều ước quốc tế Hiệu lực thi hành mộtđiều ước phụ thuộc vào một loạt các vấn đề, như thời điểm, thời hạn thi hành

(áp dụng) điều ước, việc đình chỉ, tạm đình chỉ hiệu lực điều ước và các điều

kiện khác Còn hiệu lực pháp luật của một điều ước quốc tế được xác định dựa

trên cơ sở phải đáp ứng được các điều kiện khách quan hay chủ quan để có thể

phát sinh hiệu lực và có giá trị pháp lý là điều ước quốc tế Khi đó, văn bản

được ký kết này mới trở thành nguồn của luật quốc tế

Sự phân biệt như trên có ý nghĩa thiết thực trong thực tế thực thi vaviện dẫn đến các quy định nào đó của một điều ước Luật quốc tế hiện hành

tồn tại nguyên tắc suy đoán tính hiệu lực (tính giá trị) của điều ước quốc tế

Nguyên tắc suy đoán này được phi nhận tại Điều 42 của Công ướcViên 1969 với nội dung: “Hiệu lực của một điều ước hoặc việc một quốc giađồng ý chấp nhận sự ràng buộc của nó chỉ có thể được xem xét lại theo quiđịnh của Công ước này”

Lập luận của Điều 42 Công ước Viên phù hợp với nguyên tắc suy đoántheo nghĩa, hiệu lực của một điều ước quốc tế là lẽ đương nhiên, là tình trạng

thông thường của một điều ước quốc tế, nếu không tồn tại các cơ sở để có thể

chứng minh sự vô hiệu của điều ước đó Như vậy, khi điều ước được ký kết

(1) Xem thêm Lời nói đầu và các điều 24, 26, 48, 49, 50, 52, 53, 64 Công ước Viên 1969.

Trang 21

hợp pháp thì sẽ có hiệu lực pháp luật đối với các thành viên và có hiệu lực viện

dẫn áp dụng với giá trị pháp lý là nguồn của luật quốc tế (tùy thuộc vào cáchthức chủ thể luật quốc tế viện dẫn điều ước đó theo tư cách là thành viên điềuước hay tư cách là bên thứ ba, áp dụng quy định trong điều ước dưới dạng quyphạm của luật tập quán)

Điều kiện có hiệu lực của điều ước đồng thời là căn cứ để xác định sự

vô hiệu của điều ước, vốn tồn tại như mặt trái phát sinh trong thực tiễn ký kếtđiều ước quốc tế Công ước Viên 1969 đã giành một lượng điều khoản thíchhợp, có giới hạn điều chỉnh vấn đề này

b) Điều ước quốc tế vô hiệu

Tuy luật quốc tế và luật điều ước quốc tế không tồn tại cơ chế quyềnlực chung bao đảm cho việc thực thi điều ước, nhưng sự tôn trọng “hiệu luc

thân thánh" của Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda chính là nền tảng pháp lý co

ban đảm bao cho các thỏa thuận và cam kết quốc tế được thực hiện nghiêmchỉnh Điều kiện này buộc Công ước Viên phải có sự trù liệu cần thiết về

trường hợp điều ước vô hiệu Danh mục các nguyên nhân làm cho điều ước vôhiệu được ghi nhận tương đối dai trong Công ước Viên 1969 và có thể đượcchia làm ba nhóm: (1) Nguyên nhân do vi phạm luật trong nước về kí kết điều

ước quốc tế của các quốc gia tham kết; (2) nguyên nhân có lỗi khi ký kết và

thể hiện ý chí ràng buộc với điều ước quốc tế; (3) nguyên nhân về sự không

phù hợp với qui phạm Jus cogens của những điều khoản trong điều ước được

ký kết bởi các quốc gia

Công ước quy định vấn đề vô hiệu của điều ước do từng nhóm nguyênnhân gây ra như trên theo hướng hạn chế đến mức thấp nhất sự lạm dụng của

các bên ký kết vào hoàn cảnh chủ quan, khách quan để lẩn tránh thực thi

nghĩa vụ thành viên Ví dụ, trong trường hợp có sự cưỡng ép đối với đại diệnquốc gia, công ước quy định, không phải bất kì loại cưỡng ép nào đối với quốc

gia cũng có thể được coi là nguyên nhân vô hiệu của điều ước quốc tế, mà chỉkhi việc cưỡng ép được thực hiện bằng đe dọa sử dụng vũ lực (và phai là việc

sử dụng vũ lực trái với các nguyên tắc luật quốc tế được ghi nhận trong Hiến

chương Liên hiệp quốc) thì mới làm cho điều ước vô hiệu Các trường hợp

khác cũng vậy, sự vô hiệu của điều ước không thể xác định một cách tràn lan,

Trang 22

mà phải tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt như Công ước Viên đã ghi nhận.

Có như vậy, khả năng thực thi trên thực tế của một điều ước mới được đảm bảo

c) Hiệu lực thi hành của điều ước quốc tế

Theo khoa học luật quốc tế, điều ước có hiệu lực thi hành về thời gian,không gian và đối với đối tượng chịu sự tác động của điều ước là các quốc giathành viên của điều ước quốc tế đó Đây là các vấn đề được điều chỉnh theocác qui phạm luật điều ước quốc tế chứa đựng không chỉ trong Công ước Viên

1969 mà còn ở tập quán quốc tế, cũng như các qui phạm khác

Hiệu lực thi hành của điều ước phụ thuộc trước hết vào thời điểm các

bên tham kết thể hiện sự chấp nhận ràng buộc của điều ước quốc tế đối vớimình và khi thực hiện xong các thủ tục theo yêu cầu (ví dụ, sự thể hiện chấpnhận được thực hiện bằng hành vi phê chuẩn, nhưng để đảm bảo hiệu lực thi

hành của điều ước quốc tế, các bên hữu quan cần phải hoàn thành thủ tục trao

đổi thư phê chuẩn) Sau thời điểm này, văn bản được ký kết trở thành luật đốivới các thành viên, tức được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từthỏa thuận điều ước đó và thời hạn có hiệu lực của một điều ước hoàn toànđược xác định cụ thể trong từng trường hợp riêng biệt (theo cách mà Điều 24

Công ước Viên 1969 đã quy ước)

Cũng cần phải lưu ý rằng, hiệu lực thi hành của điều ước quốc tế có

thể liên quan đến hai nhóm quốc gia khác nhau, đó là các quốc gia thành viên

(các bên tham kết) và các nước không phải là thành viên, thường được gọi làbên thứ ba Thông thường, điều ước có hiệu lực sẽ tạo ra quyền và nghĩa vụchỉ cho các bên thành viên của nó, tức Pacta Tertics nec nocent nec prosunt(các thỏa thuận không mang lại lợi ích và không gây hại cho người thứ ba).Nhưng đặc thù của cơ chế viện dẫn, áp dụng các loại nguồn của luật quốc tếlại hình thành mối quan hệ thực tế giữa các nước không phải thành viên của

một điều ước với chính điều ước đó, thông qua cach thừa nhận hiệu luc thi

hành của các điều khoản trong điều ước với bên này, theo tính chất là luật tậpquán, hình thành từ thực tiễn ký kết, thực hiện điều ước quốc tế hoặc trong

một số trường hợp quy định khác (điều ước qui định quyền hoặc nghĩa vụ cho

quốc gia thứ ba) Sự đặc thù này về hiệu lực pháp luật của các loại điều ước

cũng như ngay chính Công ước Viên 1969 tạo cho các quốc gia và chủ thể của

Trang 23

luật quốc tế có cơ sở hợp pháp trong việc áp dụng điều ước vào điều chỉnhquan hệ hợp tác với nhau Mặt khác, cách viện dẫn nói trên của bên thứ ba đếnmột điều khoản nhất định của điều ước cũng phù hợp với yêu cầu mở rộng

hiệu lực áp dụng Công ước Viên 1969 đối với các chủ thể không phải là quốc gia hoặc không phải là thành viên công ước này (chẳng hạn, quan hệ điều ước

được thiết lập giữa một quốc gia và một tổ chức quốc tế) Điều này cũng làcăn cứ để lý giải cho việc viện dẫn đến quy định của Công ước Viên 1969trong ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam thời kỳ chưa gia

nhập công ước này

Song hiệu lực thi hành của điều ước quốc tế không phải là vô thời hạntrong mọi trường hợp, vì quan hệ quốc tế luôn thay đổi và luôn đòi hỏi có sự phù hợp của quy định pháp luật với thực tiễn phát sinh Do đó, điều ước nào cũng đều có ghi nhận cụ thể việc chấm dứt và các điều kiện, thời hạn chấm dứt hiệu lực của điều ước (như hết thời hạn có hiệu lực theo qui định; hủy bỏ điều ước đã được hoàn thành; bãi bỏ điều ước phù hợp với qui định của điều

ước, ) Tại các điều khoản tương ứng trong Công ước Viên 1969 đều thể hiện

nội dung tư tưởng nay‘ Tuy nhiên, vấn đề chấm dứt hiệu lực điều ước trongmột số trường hợp lại hết sức phức tạp và luôn dẫn đến xung đột, va chạm giữacác quốc gia thành viên khi họ xuất phát từ quyền lợi, lợi ích riêng của mình.

Trong số này, vấn đề xuất hiện các hoàn cảnh đặc biệt có thể cho phép biện

minh cho hành vi tuyên bố đơn phương chấm dứt hiệu lực của Điều ước quốc

tế là một ví dụt? Day là vấn đề cực kì nhạy cam, bởi vì kha năng các quốc gia

lam dụng các hoàn cảnh đặc biệt này nhằm lan tránh nghĩa vụ thực thi Điều

ước quốc tế là rất lớn, làm cho nguyên tắc Pacta Sunt Servanda sẽ bị xâm

phạm Công ước Viên đã dé cập khá cụ thể trường hợp "sự thay đổi cơ bản các

hoàn cảnh", hay còn được gọi tên bằng thuật ngữ la tinh - clausula rebus sic

stantibus Điều 62 Công ước Viên 1969 cho phép sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh tồn tại vào lúc ký kết Điều ước quốc tế là cơ sở để các quốc gia thành

viên viện din nhằm chấm dứt hoặc rút khỏi điều ước, nếu:

- Sự tồn tại của những hoàn cảnh nay là cơ sở chủ yếu để các quốc gia

thành viên chấp nhận sự ràng buộc của điều ước và

(1) Xem thêm các điều từ 54 đến 59 Công ước Viên 1969.

(2) Xem thêm Điều 62 Công ước Viên 1969.

Trang 24

- Tác động của thay đổi đó làm biến đổi cơ bản phạm vi nghĩa vụ phải

thực hiện theo điều ước Như vậy, Công ước Viên 1969 công nhận tại Điều 62,

sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh trong những điều kiện đặc biệt có thể được

coi là nguyên nhân hợp pháp chấm dứt hiệu lực của điều ước với các điều kiệnràng buộc nêu trên.

Tuy nhiên, Clausula Rebus sic stantibus không thể được chấp nhận ngay

cả khi các điều kiện yêu cầu nêu trên được thỏa mãn, nếu sự thay đổi hoàn cảnhliên quan đến Điều ước quốc tế về đường biên giới hoặc sự thay đổi cơ bản là

kết quả của hành vi xâm phạm cam kết quốc tế bất kì của các quốc gia việndẫn Rebus sic stantibus Cần lưu ý rằng, Công ước Viên 1969 chỉ cho phép sự

thay đổi cơ bản hoàn cảnh là căn cứ để hủy bỏ Điều ước quốc tế trong cácđiều kiện đặc biệt mà thôi Ngoài ra, Công ước Viên còn qui định một thủ tục

riêng biệt cho việc chấm dứt hiệu lực Điều ước quốc tế dựa trên Clausula Rebussic stantibus (mục 4 Công ước Viên) Mac dù vậy, vẫn còn đó sự hoài nghitrong giới khoa học luật quốc tế về các qui định liên quan đến khả năng hủy

bỏ điều ước vì nguyên nhân thay đổi cơ bản các hoàn cảnh Chính vì vậy, một

số quốc gia đã đưa ra tuyên bố bảo lưu điều khoản 62 này của Công ước Viên),

Trường hợp liên quan đến việc viện dẫn Điều 62 nêu trên khác với những

trường hợp xuất hiện các vấn đề bất thường, làm biến đổi tình trạng quan hệ

chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia và qua đó ảnh

hưởng đến các điều ước quốc tế tương ứng Chang hạn, về việc chấm dứt quan

hệ ngoại giao hoặc quan hệ lãnh sự giữa các quốc gia thành viên của một điềuước, Công ước Viên khẳng định, không làm ảnh hưởng đến quan hệ pháp lý

do điều ước đặt ra giữa các quốc gia này, trừ khi việc tồn tại của các quan hệ

ngoại giao - lãnh sự này ở một mức độ nhất định là không thể thiếu để thihành điều ước Theo điều này, sự kiện quốc tế cắt đứt quan hệ ngoại giao -lãnh sự không hề làm suy giảm hay loại bỏ hiệu lực của điều ước giữa các quốc

gia hữu quan Trong vấn đề này có một ngoại lệ: Việc chấm dứt quan hệ ngoại

giao - lãnh sự sẽ có tác động quan trọng đến hiệu lực của điều ước, nếu quan hệngoại giao - lãnh sự là cơ sở không thể thiếu cho việc thi hành điều ước giữa cácbên Tại Điều 7 công ước qui định: Việc chấm dứt quan hệ ngoại giao - lãnh

sự không cản trở được việc các quốc gia kí kết điều ước quốc tế và ngược lại

(1) Như trường hợp của Argentina.

Trang 25

Tóm lại, những quy định trên về hiệu lực thi hành của điều ước sẽ là

cơ sở pháp lý để các thành viên có thể hiện thực hóa vào đời sống quốc gia và

đời sống sinh hoạt quốc tế

2 Quy định của Công ước Viên về quá trình thực hiện điều ước

quốc tế

Về nguyên tắc, giai đoạn cuối cùng của quá trình ký kết một điều ước

quốc tế là việc hiện thực hóa các quy định điều ước vào thực tiễn thực thi của

các quốc gia thành viên Các quy định của điều ước quốc tế được đảm bảo bởi

hành động thực hiện trên thực tế của các quốc gia đã chịu sự ràng buộc bởi nó.

Quá trình này phải trên cơ sở của việc thực thi luật quốc tế, là quá trình các

chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp, phù hợp để đảm bảo các quy định của luậtquốc 1é được thi hành và được tôn trọng đây đủ trong đời sống quốc tế®)

Ngoài ra, môi trường pháp luật trong nước hài hòa với nghĩa vụ và cam kết

quốc tế của quốc gia là điều kiện không thể thiếu trong thực thi điều ước

a) Moi quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

Vấn đề mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia được

quan tâm nghiên cứu hang thế ky nay Day là vấn đề phức tạp, có nhiều ý kiến

khác nhau do nhận thức, điều kiện lịch sử, đường lối chính sách ở các quốc gia

khác nhau Việc giải quyết tốt mối quan hệ này về mặt lý luận sẽ gdp phần quan

trọng vào việc thực hiện các cam kết quốc tế của các quốc gia Một quốc gia giải

quyết đúng đắn mối quan hệ đó trong pháp luật của mình sẽ là cơ sở đảm bảocho hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp được tiến hành một cách ổn định

và hiệu quả khi các hoạt động trên đụng chạm tới mối quan hệ ấy Ngoài ra,việc giải quyết tốt mối quan hệ này trong pháp luật quốc gia còn góp phần thúc

đẩy sự phát triển quan hệ hợp tác quốc tế của quốc gia đó với các quốc gia khác.

Trên thực tiễn, mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc

gia biểu hiện rõ qua sự tác động qua lại giữa chúng trong các lĩnh vực khác

nhau của đời sống quốc tế, với một số vấn đề luôn mang tính thời sự, dù đã có

lịch sử hàng thế kỷ tranh luận, đó là chuyển hóa nội luật hóa và viện dẫn điềuước quốc tế vào pháp luật quốc gia Theo nguyên tắc chung, hiệu lực pháp lýcủa điều ước quốc tế độc lập với pháp luật quốc gia, tức không thể viện dẫn sự

(1) Giáo trình Luật quốc tế - Đại học Luật Hà Nội - Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr 13.

Trang 26

khác biệt của điều ước và luật trong nước để không thực thi điều ước Vậy,phải nhấn mạnh rằng, chuyển hóa điều ước (theo cách thức trực tiếp hoặc giántiếp) không phải là nghĩa vụ bất buộc đối với thành viên điều ước theo quy địnhcủa Công ước Viên 1969 và luật điều ước quốc tế, mà là hoạt động pháp lý mang

tính chất hài hòa hóa các quy định của điều ước trong điều kiện pháp luật của

quốc gia thành viên, nhằm đảm bảo cho điều ước được thực thi và tôn trọng (trừ

những điều ước có quy định chuyển hóa là nghĩa vụ của thành viên điều ước đó)

Tương tự thì viện dẫn áp dụng các quy định của điều ước quốc tế trong phápluật quốc gia là việc quốc gia ghi nhận trong pháp luật của mình (trong mộtvăn bản, hoặc trong các văn bản khác nhau tương ứng với các điều ước quốctế) rằng, các quy định của các điều ước quốc tế có hiệu lực với quốc gia ấy sẽ

được áp dụng thay thế cho các quy định tương ứng của pháp luật quốc gia, nếu

khi chúng điều chỉnh cùng một vấn đề nhưng có sự quy định khác nhau

Như vậy, điều quan trọng là cách thức áp dụng các quy định của điều ước

quốc tế trong pháp luật quốc gia như thế nào là hợp pháp và hiệu quả nhất? Về

tính hợp pháp, chúng ta chỉ có thể bàn từ góc độ luật quốc tế, vì từ góc độ phápluật quốc gia thì phải căn cứ vào hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia cụ thể Vềvấn đề này có thể khẳng định rằng, mọi biện pháp có tính chất hài hòa hóa như

đã nêu đều được coi là hợp pháp từ góc độ pháp luật quốc tế Điều đó có nghĩa làcác quốc gia có quyền quyết định chọn các biện pháp khác nhau để đảm bảotuân thủ các cam kết quốc tế của mình Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, hiện nay

đã xuất hiện một số lĩnh vực mà ở đó các quốc gia buộc phải sửa đổi, bổ sung

các quy định pháp luật của mình như là một trong các biện pháp để đảm bảotuân thủ các cam kết quốc tế ngay từ khâu lập pháp (ví dụ, các yêu cầu củaWTO đối với các quốc gia sẽ hoặc đã là thành viên; các công ước quốc tế về

nhân quyền; một số điều ước quốc tế trong tổ chức Liên minh châu Au )

Đối với điều kiện của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, vấn đề

thể chế hóa phương thức giải quyết mối quan hệ giữa điều ước mà Việt Nam

là thành viên và pháp luật Việt Nam, nhằm thực thi đầy đủ nghĩa vụ, cam kết

quốc tế của các cơ quan chức năng thuộc bộ máy nhà nước thực sự là ahiém

vụ quan trọng của chương trình xây dựng pháp luật thời gian tới.

(1) Xem thêm chuyên đề về Thuc tiễn áp dụng và thực thi Công ước Viên 1969 tại Việt Nam - TS Lê Mai Anh và ThS Hoàng Ly Anh (thuộc nội dung của dé tài Công ước Viên 1969 và việc thực hiện công ước này tại Việt Nam)

Trang 27

b) Cơ chế thực thi điều ước

Luật điều ước quốc tế nói chung cũng như Công ước Viên 1969 nóiriêng chỉ quy định nghĩa vụ thực hiện các điều ước mà không có các quy định

về cách thức, trình tự tổ chức, triển khai thực hiện điều ước cho các chủ thể kýkết Sở di pháp luật quốc tế không thể xây dung một quy trình chung đối với

quá trình thực tế thực hiện điều ước quốc tế vì không thể dự liệu được các vấn

đề phát sinh phong phú và đa dạng trong điều kiện hoàn cảnh khác nhau củacác nước thành viên, mà chỉ yêu cầu các quốc gia thành viên đảm bảo ghinhận việc thực hiện điều ước quốc tế trong Hiến pháp của mình Mặt khác,

mỗi quốc gia sẽ có có chế thực hiện riêng biệt, phụ thuộc vào điều kiện của

từng quốc gia cũng như nội dung của các cam kết

Đây là lý do giải thích tại sao Công ước Viên 1969 không có nhiều

quy định cụ thể về thực hiện điều ước quốc tế, mà chủ yếu chỉ ghi nhận cácnguyên tắc cơ bản để thực hiện điều ước quốc tế, với việc đề cao sự tận tâm,thiện chí của các thành viên (Pacta sunt servanda) Nội dung Nguyên tắc Pacta

sunt servanda (qua các quy định từ Điều 26 đến Điều 30 của Công ước) baogồm hai nội dung chính: (1) Tất cả các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ

thực hiện điều ước quốc tế sau khi điều ước có hiệu lực và (2) tất cả điều ướcquốc tế phải được thực thi một cách thiện chí, thể hiện qua một số nội dung:

- Thực hiện đúng các quy định với phạm vi, nội dung phù hợp với mục

đích của điều ước;

- Ap dung đầy đủ các cách thức để thực hiện điều ước nhanh chóng,

hiệu quả;

- Không viện dẫn quy định của pháp luật quốc gia để từ chối thực hiện

điều ước quốc tế

Yêu cầu tận tâm, thiện chí trong thực thi điều ước có mối quan hệ chặt

chẽ với phạm vi tác động của một điều ước, theo đó đòi hỏi điều ước phải

được thực hiện trên toàn lãnh thổ của quốc gia kết ước Trên thực tế, đa số các điều ước suốc tế không có điều khoản cụ thể về phạm vi iãnh thổ áp dụng.Thực tế đó đồng nghĩa với việc, điều ước bắt buộc các quốc gia thành viênphải áp dụng điều ước trên phạm vi toàn lãnh thổ của quốc gia đó, trừ việc có

Trang 28

thỏa thuận khác” Tóm lại, dé cập đến sự hình thành và tồn tại của một điềuước quốc tế, các nguyên tắc ghi nhận tại Công ước Viên 1969 đều nhằm đạtđến mục đích, điều ước ký kết để được thực hiện.

Quy trình thực hiện điều ước quốc tế theo quy định của Công ước Viên

1969 thường bao gồm trước hết là việc tiến hành các thủ tục để tạo bước di ban

đầu cho thực tiễn thi hành và áp dụng điều ước quốc tế tại từng quốc gia thànhviên Do quy trình ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế khác với quy trình lập

pháp trong từng quốc gia nên những động thái pháp lý như công bố, đăng ký điềuước quốc tế có ý nghĩa thực tế rất thiết thực đối với thực hiện điều ước quốc tế

Sở di Công ước Viên 1969 có những quy định pháp lý về Công bố điều ước quốc tế là bởi vì, giá trị pháp lý là công cụ pháp luật để điều chỉnh quan

hệ pháp luật quốc tế của điều ước đồng nghĩa với yêu cầu công khai điều ướcquốc tế đã được ký kết bởi các quốc gia Về phương diện quan hệ quốc tế, việc

công khai hóa các điều ước quốc tế đã được ký kết bởi các quốc gia theo thủ

tục đăng ký, như quy định tại điều 102 Hiến chương Liên hợp quốc và điều 80Công ước Viên 1969 nhằm mục đích, tránh phương thức ngoại giao bí mật màtrong thực tiễn, có thể trở thành nguyên nhân của các tranh chấp hay bất đồngliên quan đến việc áp dụng và thi hành điều ước quốc tế Với ý nghĩa như vậy,

đăng ký điều ước quốc tế theo tinh thần của Hiến chương có giá trị ràng buộc

mỗi thành viên của một điều ước quốc tế cụ thể với việc phải đăng ký điều ước

quốc tế đã ký kết Tuy mang tính chất thủ tục, nhưng đây là nhưng quy định

cần được chú ý trong công tác sửa đổi, ban hành luật ký kết, gia nhập và thực

hiện điều ước tới đây tại Việt Nam

Cùng với những động thái pháp lý để công khai điều ước đã ký kết, vấn đề thực thi các nghĩa vụ thành viên diéu ước quốc tế phụ thuộc một phần rất lớn vào việc quốc gia ký kết có cách hiểu và tiếp cận chính xác với nộidung của điều ước quốc tế Điều này có liên quan trực tiếp đến hoại động giảithích diéi: ước quốc tế khi mà trong quá trình thực hiện điều ước quốc tê, cách hiểu của các bên ký kết về nội dung điều ước quốc tế không giống nhau Trongkhoa học luật quốc tế, gidi thích diéu ước quốc tế có nghĩa là quá irinh lam

sáng to nội dung thật của điều ước mà không làm thay đổi hiệu lực của các

(1) Xem thêm chuyên dé: “Vấn đề thực hiện diéu ước quốc tế theo Công ước Viên 1969” thuộc đề tài này, TS Lê

Mai Anh

Trang 29

điều khoản trong điều ước Vì vậy, hoạt động giải thích điều ước quốc tế làhoạt động hỗ trợ để có thể thực hiện điều ước quốc tế một cách thực chất và

đúng theo tinh thần của các công ước Theo Fitzmaurice", có ba trường pháichính về giải thích điều ước quốc tế Đó là giải thích theo “ý định của các bêncủa điều ước", giải thích theo văn ban hay theo "nghĩa thông thường của thuậtngữ (văn ban)" và giải thích theo “mực đích và mục tiêu của điều ước” Su

khác nhau chủ yếu giữa các trường phái không phải là sự khác biệt hoàn toàn

về nội dung của các trường phái mà là ở quan niệm về mục đích và nguyên tắcgiải thích điều ước Vì vậy, các quan điểm của các trường phái khác nhau về

giải thích điều ước quốc tế không nhằm mục đích loại trừ lẫn nhau Nói cách

khác, chúng có thể cùng được áp dụng để giải thích điều ước

Về mặt lý luận, giải thích điều ước quốc tế có thể là giải thích chính

thức hoặc giải thích không chính thức Giải thích chính thức là giải thích của

các chủ thể luật quốc tế, thành viên của điều ước Giải thích chính thức cũng

có thể là giải thích của các tổ chức quốc tế bảo trợ để điều ước được ký kết

Trong khi đó, giải thích không chính thức là giải thích của các nhà nghiên

cứu, của các nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu các quy định của điềuước trong thực tiễn Giải thích điều ước có thể là giải thích quốc tế hoặc giảithích quốc gia (do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành) nhưng vềnguyên tắc, giải thích điều ước quốc tế không được làm thay đổi hiệu lực củađiều khoản hoặc của điều ước

Về nguyên tắc, Công ước Viên yêu cầu điều ước phải được giải thíchmột cách "thiện chí”, có nghĩa là "giải thích theo nghĩa thông thường của thuậtngữ trong văn cảnh và dưới ánh sáng của đối tượng và mục đích của điều ước”

(khoản 1, Điều 31) Ngoài ra, khoản 4, điều 31 cũng quy định rằng "nghĩa đặc

biệt của thật ngữ cũng được sử dụng nếu các bên có ý định như vậy” Như vậy,

cả ba quan điểm sói trên của các nhà khoa học pháp lý quốc tế đã được xem

xét khi soạn thảo các điều khoản về giải thích điều ước quốc tế trong Côngước Viên 1969 Nhưng dù theo cách nào thì mục đích chung của giải thích

điều ước là hướng đến việc áp dụng đúng đắn các điều khoản trong điều ước

vào điều chỉnh những quan hệ pháp luật nảy sinh trong thực tiễn quốc tế cũng

như thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế

(1) Harris, D.J Cases and Materials on International Law (4° ed.) Sweet & Maxwell, London, 1991, p 766

Trang 30

Qua cách giải quyết của Công ước Viên và các điều ước quốc tế khác,

thực hiện điều ước là quá trình phức tạp mà quốc gia thành viên buộc phải giải

quyết thực tế nhiều vấn đề, ví dụ, giải quyết mối quan hệ giữa các điều ước mà

quốc gia là thành viên; xây dựng, duy trì cơ chế thực thi điều ước; giải quyết cáctranh chấp phát sinh trong quá trình các bên liên quan viện dẫn áp dụng điều ước

Thực tiễn thi hành điều ước quốc tế của các quốc gia nhiều trường hợp

đã phải xử lý mối quan hệ giữa các điều ước với nhau Về pháp lý, giữa cácđiều ước được ký kết bởi các chủ thể luật quốc tế không có sự phân biệt về thứbậc hiệu lực, tức không có điều ước cấp thấp và điều ước cấp cao (vì đó đều làkết quả của sự thỏa thuận giữa các chủ thể liên quan) Nhưng không loại trừ

trong thực tiễn xảy ra tình trạng có sự xung đột (quy định khác nhau) của một

số điều ước có liên quan về cùng một lĩnh vực hợp tác Điều này sẽ dẫn đếnviệc các quốc gia thành viên khó có thể thực thi (hoặc áp dụng) đồng thời cảhai điều ước trong những trường hợp cụ thể Về vấn đề này, trên thực tế, các quốc gia thành viên điều ước quốc tế thường có thể trước hết phải xử lý mốiquan hệ giữa việc thực thi nghĩa vụ thành viên Hiến chương Liên hợp quốc vớicác nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế khác mà quốc gia đã ký kết hoặc gianhập Giải pháp hợp pháp là phải dựa trên quy định của Hiến chương, trong đó

ưu thế của việc lựa chọn áp dụng hay thực thi thuộc về các quy định của Hiến

chương Sự ghi nhận này trong Hiến chương không loại trừ việc áp dụng cho

cả Công ước Viên 1969 trong mối quan hệ giữa công ước này với hiến chương

Bên cạnh đó, trong thực tế, khi quốc gia thành viên thực thi các điều ước, không hiếm trường hợp đã phải xem xét đến hiệu lực áp dụng của một điều ước trong số các điều ước kết tiếp nhau liên quan cùng một vấn đề Trường hợp này hay gặp trong quan hệ điều ước về những lĩnh vực chuyên môn cụ thể Công ước Viên có sự phân biệt giữa các điều ước kế tiếp liên quan đến một vấn đề được ký kết giữa cùng các bên với các điều ước kế tiếp nhau liênquan đến cùng một vấn đề giữa các bên khác nhau Với cùng các bên thìnguyên tắc lex posterior derogat priori (điều ước sau có hiệu lực cao hơn điềuước trước) được áp dụng Trong trường hợp các điều ước kế tiếp nhau liên

quan đến cùng một vấn đề giữa các bên ký kết khác nhau thì áp dụng quy tắc tương tự, nếu các bên của điều ước sau không bao gồm tất cả các bên của điều

ước trước, nhưng chỉ giữa những bên ký kết tham gia cả hai điều ước Đối với

Trang 31

giữa một bên ký kết tham gia cả hai điều ước và một bên ký kết chỉ tham giamột điều ước thì điều ước mà cả hai quốc gia cùng tham gia sẽ điều chỉnhquyền, nghĩa vụ pháp lý quốc tế của cả hai quốc gia đó

Di sâu vào vấn đề xây dung và duy trì cơ chế thực thi điều ước cho thấy,ngày nay, việc thực thi điều ước quốc tế tuy được xác định là một trong nhữngnghĩa vụ pháp lý của thành viên các điều ước quốc tế, nhưng trong một số lĩnh

vực hợp tác có tính chất chuyên môn, bên cạnh cách thức riêng của từng quốc

gia, còn có các cơ chế quốc tế được hình thành, để vừa có tính chất hỗ trợ các

quốc gia thành viên trong việc thực thi điều ước quốc tế, vừa mang tính chất

kiểm soát quốc tế nhằm đảm bảo cho điều ước được tuân thủ Các cơ chế này

bao gồm các thiết chế quốc tế phù hợp với hai chức năng hoạt động chính là

hỗ trợ và kiểm soát quốc tế với quan điểm phòng ngừa để giảm thiểu tối đa sự

vi phạm các quy định của điều ước cũng như phòng ngừa xảy ra tranh chấpgiữa các thành viên trong quá trình thực thi các điều ước đó Cùng với sự tồntại của các thiết chế quốc tế trên, các điều ước loại này còn duy trì một thủ tụcpháp lý rất quan trong là làm và bảo vệ báo cáo quốc gia về thực thi các quy

định của công ước Chẳng hạn, các công ước quốc tế về quyền con người yêu

cầu quốc gia thành viên phải làm báo cáo về quá trình thực hiện các nghĩa vụ

theo quy định của công ước nhằm bảo đảm để các điều khoản thỏa thuậntrong văn bản công ước được các thành viên tuân thủ và thực hiện đầy đủ

Trên bình diện chung của quan hệ quốc tế, đối với nhiều điều ước

trong những lĩnh vực chuyên môn, sự hiện diện của các cơ chế quốc tế có tác

động tích cực đến việc thực thi điều ước tại từng quốc gia Bởi vì, mặc dùtrong Công ước Viên 1969 không có những quy định cụ thể về một mô hìnhthực thi điều ước quốc tế chung, nhưng không vì thế mà cản trở việc các quốc

gia thành viên của một điều ước quốc tế nhất định tự thỏa thuận để có được cơ

chế quốc tế nhằm giám sát, thúc đẩy việc thực thi nghĩa vụ và cam kết của các thành viên Hơn nữa, kể cả đối với những điều ước không có quy định về cơ chế quốc tế để hỗ trợ việc thực thi điều ước thì từng thành viên vẫn phải xâydựng cơ chế bao dam thi hành điều ước quốc tế tại chính nước đó

Cơ chế quốc gia về thực thi điều ước quốc tế được hình thành một mặt

dựa trên cơ sở bộ máy nhà nước của từng quốc gia, mặt khác lại phải căn cứ vào

quy định cụ thể của từng loại điều ước Nhưng về tổng thể, cơ chế chung của

Trang 32

quốc gia để thực thi điều ước thường bao gồm, một là các điều kiện về thể chếnhà nước cũng như tổ chức xã hội liên quan đến quy trình thực thi điều ước và

hai là các đảm bảo pháp lý, thực tế để thực hiện điều ước quốc tế Trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, ngành và các cấp chính quyền có trách

nhiệm trong việc đề ra kế hoạch cụ thể và các biện pháp bảo đảm khả thi các cam

kết quốc tế mà Việt Nam đưa ra trong các điều ước quốc tế Có những loại điều

ước quốc tế cần có cơ quan chuyên trách của quốc gia, hoạt động với tính chất là

cơ quan đầu mối, đồng thời là cơ quan chủ trì trong việc theo đõi tình hình thihành điều ước đó tại từng quốc gia thành viên Công ước Viên không có yêu cầu

riêng về cơ chế quốc gia để thi hành công ước, nhưng với tính chất là luật của

luật nên việc thực hiện công ước này tại từng nước thành viên vẫn bao trùm lên

toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước Chẳng hạn, đối với Việt Nam, theo

pháp luật hiện hành và phù hợp với Công ước Viên thì Quốc hội, Ủy ban Thường

vụ Quốc hội và các cơ quan của quốc hội thi hành chức nang thực hiện công ước

này cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nói chung với tính

chất của cơ quan lập pháp, thông qua hoạt động ban hành văn bản quy phạm

pháp luật thuộc thẩm quyền, nhằm hài hòa hóa các điều khoản của công ước

với pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế

Hơn thế nữa, đối với các nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế, vềnguyên tắc chung, quốc gia thành viên phải huy động tối đa các nguồn lực,biện pháp và giải pháp cần thiết, kể cả sự hợp tác quốc tế để thực thi các cam kết đó Nói cách khác, cần thiết phải tạo ra các điều kiện thuận lợi để có môi trường thực tế cho việc thi hành các điều ước quốc tế, trong đó có những điềukiện có tác động trực tiếp đến việc thực thi điều ước, như điều kiện về hệ

thống pháp luật quốc gia hài hòa với các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam làthành viên, năng lực hoạt động của bộ máy nhà nước; năng lực của đội ngũ

cán bộ, công chức thực thi pháp luật và sự ổn định chính trị và phát triển kinh

tế, xã hội, văn hóa Trong mọi trường hợp, việc hình thành và duy trì cơ chếđảm bảo thị hành điều ước quốc tế tại mỗi quốc gia thành viên có ý nghĩa tạonền tảng pháp lý và thực tế cho thực thi có hiệu quả điều ước quốc tế

Ngày nay, đa số các quốc gia cùng chia sẻ quan điểm, khi các điều

ước quốc tế đã được ký kết một cách hợp pháp và hợp thức thì sẽ có hiệu lựcbắt buộc đối với các thành viên Do đó, thực hiện điều ước quốc tế được xác

Trang 33

định là nghĩa vụ pháp lý quốc tế quan trọng của quốc gia, dù được tiến hànhvới cách thức nào Trong điều kiện của từng quốc gia, điều ước quốc tế có ảnh

hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nội luật, thông qua cơ chế bảo đảm thi

hành điều ước ở mỗi nước Quá trình thực hiện điều ước quốc tế đặt ra nhiềuvấn đề mà quốc gia thành viên phải đối diện, như mối quan hệ giữa điều ước

và pháp luật quốc gia; mối quan hệ giữa việc thực hiện nghĩa vụ thành viên và

vấn đề bảo vệ lợi ích quốc gia; vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh trong

quá trình thực thi điều ước Để giải quyết được một loạt các vấn dé đó thì

điều quan trọng, quốc gia thành viên luôn phải dé cao các nguyên tắc thực thi

điều ước, đặc biệt là nguyên tắc Pacta sunt servanda Có như vay thì một điềuước, dù có được "chuyển hóa" hay không, ở vị trí nào trong hệ thống văn bản

pháp luật quốc gia cũng không bị hạn chế hoặc mất đi hiệu lực ràng buộc đối

với các chủ thể ký kết Thi hành điều ước bằng cách nào là công việc thuộcthẩm quyền nội bộ của từng thành viên, là trách nhiệm pháp lý của nhà nướcthông qua bộ máy các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp Quan hệ điềuước được thiết lập giữa các quốc gia là trên cơ sở thực hiện chủ quyền, có tính

đến lợi ích quốc gia, dân tộc Vì vậy, việc không thực hiện hoặc thực hiện

không đúng các nghĩa vụ điều ước sẽ dẫn đến trách nhiệm pháp lý quốc tế củaquốc gia chứ không đặt ra trách nhiệm pháp lý của cá nhân Điều này càngkhẳng định rõ tính chủ động của việc đưa ra các cam kết quốc tế từ phía mỗi quốc gia thành viên Nó loại bỏ việc quốc gia viện dẫn lý do về sự khác biệt giữa pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế để không thực hiện điều ước quốc tế.

IV VẤN ĐỀ GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC VIÊN 1969 CỦA

VIỆT NAM

1 Việt Nam với yêu cầu gia nhập công ước viên 1969

Bối cảnh quốc tế và khu vực những năm cuối của thế kỷ XX và đầu thế

kỷ XXI buộc mọi sự hợp tac giữa Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế

không thể chỉ chủ yếu dựa vào quan hệ mang tính chất chính tri, ngoại giaonhư trước đây, mà phải trên cơ sở pháp lý là các điều ước quốc tế Phù hợp với

yêu cầu đó, Việt Nam đã trở thành một trong các bên thành viên của khá

nhiều điều ước quốc tế phổ cập, như Công ước Viên 1961 về Quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963 về Quan hệ lãnh sự, Công ước Nữu-ước 1958 về

Trang 34

Công nhận và cho thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài, nhiềucông ước đa phương về nhân quyền, Công ước Luật biển của Liên hợp quốc

năm 1982 Thực tiễn này đòi hỏi Việt Nam phải có cách nhìn nhận mới vềvai trò của điều ước quốc tế nói chung và Công ước Viên nói riêng, vì rấtnhiều các quốc gia trong số đối tác của Việt Nam đã là thành viên của Công ướcViên 1969 Hiện Công ước Viên đã có 91 thành viên, trong đó có Trung Quốc,

Cuba, Mông Cổ và các nước Đông Âu (Cộng hòa Séc, Hunggari, Balan, Nga,

Slovakia, Ucraina, Uzobékistan ); trong khối ASEAN có Lào, Ma-lai-xi-a,Mién Dién va Phi-lip-pin

Từ góc độ quan hệ quốc tế, gia nhập Công ước Viên sẽ thể hiện rõ

những nỗ lực và thiện chí của Việt Nam trong việc thực hiện chính sách và

chủ trương về tăng cường hội nhập quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực ký kết vàthực hiện điều ước quốc tế, tạo diéu kiện cho các nước hiểu Việt Nam hon, cởi

mở, tin cậy hơn khi mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam theo các khuôn

khổ của luật quốc tế

Nhưng liên hệ với thực trạng pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế lại cho thấy còn nhiều bất cập, nhất là sau khi sửa đổi

Hiến pháp 1992, tình trạng có sự thiếu thống nhất giữa quy định giữa Hiến

pháp và các văn bản luật về điều ước quốc tế trở thành hiện trạng khó tránh khỏi, chẳng hạn, sự thiếu đồng bộ trong quy định về thẩm quyền ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Hiến pháp sửa đổi năm 2001 với Pháp

lệnh 1998 và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh này Vì vậy, sự hội

nhập đầy đủ công ước này với tư cách thành viên sẽ là động lực thúc đẩy việc hoàn thiện pháp luật quốc gia và tạo ra bước đổi mới, phát triển công tác kýkết, thực hiện điều ước quốc tế Hơn nữa, việc gia nhập Công ước Viên 1969không chỉ để tăng cường cơ sở pháp lý tổng thể, bảo đảm cho nước ta củng cố

và đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác đa dạng với các nước, mà còn để khẳng

định việc Việt Nam cam kết tôn trọng luật pháp quốc tế nói chung và Luật

điều ước quốc tế nói riêng Từ đây, các cơ quan chức năng đã khẩn trương

thực hiện các công tác cần thiết để chuẩn bị cho việc gia nhập công ước này.

Ngày 22/8/2001, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã quyết định việc

Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1969 Việt Nam đã gửi Văn kiện gia nhập

Trang 35

Công ước cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, cơ quan lưu chiểu của Công ước.

Đồng thời với việc tuyên bố gia nhập, Việt Nam ra tuyên bố bảo lưu Điều 66của Công ước với nội dung: "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không bị

các qui định của Điều ó6 Công ước Viên về Luật điều ước ràng buộc Bất kỳtranh chấp nào giữa các bên ky kết liên quan đến việc áp dụng hoặc giải thích

các Điều 53 và 64 chỉ được trình lên Tòa án quốc tế quyết định hoặc bất kỳ

tranh chấp nào liên quan đến việc áp dụng hoặc giải thích các điều khoản

khác trong Chương V của Công ước chỉ được trình lên Ủy ban hòa giải xem

xét, sau khi có sự đồng ý của tất cả các bên tranh chấp trong từng trường hợp

cụ thể Các hòa giải viên trong ủy ban hòa giải phải là những người do cácbên tranh chấp chỉ định thông qua thỏa thuận chung” Bảo lưu nêu trên củaViệt Nam hoàn toàn phù hợp với thực tiễn quốc tế, không trái với qui định củaCông ước Viên 1969 Ngày 9/11/2001, Việt Nam chính thức trở thành thành

viên của Công ước Viên 1969

2 Thực tiễn viện dẫn, áp dụng Công ước Viên 1969 của Việt nam

trước và sau khi gia nhập công ước này

a) Thời kỳ trước khi gia nhập Công ước Viên 1969

Từ trước tới nay, Công ước Viên 1969 không xa lạ với thực tiễn lập phápcũng như thực tiễn ký kết, thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam Trên thực

tế, từ năm 2001 trở về trước, Công ước này đã được chuyển hóa vào quy định

của pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế dưới dạng chuyển hóa quy phạm của Luật tập quán đối với các quốc gia thứ ba, hìnhthành từ thực tiễn ký kết và thực hiện Công ước Viên 1969 Không riêng gì

Việt Nam, đối với nhiều quốc gia chưa gia nhập công ước thì thực tiễn viện

dẫn quy định của Công ước Viên 1969 dưới hình thức luật tập quán vẫn đang

khá phổ biến và sự viện dẫn này hoàn toàn có hiệu lực pháp lý quốc tế, do đối

với luật quốc tế, hiệu lực của điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là như nhau, chang hạn như trường hợp của In-d6-né-xi-a hiện nay.

Về phương diện lập pháp trong nước, cho đến trước thời điểm năm 2001, ngoài các quy định của bốn bản Hiến pháp, các cơ quan có thẩm quyền của

Việt Nam đã ban hành hai văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh hoạt động

ký kết, thực hiện điều ước quốc tế là Pháp lệnh 1989 và Pháp lệnh 1998 về ký

Trang 36

kết và thực hiện điều ước quốc tế Hai pháp lệnh nói trên cùng với Hiến pháp,các luật và văn bản dưới luật có liên quan đã hình thành nên một khuôn khổpháp luật có giá trị điều chỉnh khá hiệu quả hoạt động ký kết, thực hiện điều

ước quốc tế của Việt Nam

Trong khuôn khổ pháp luật đó, thẩm quyền ký kết điều ước quốc tếcủa những cơ quan, cá nhân thuộc bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và các Bộ, ngành,

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân đân tối cao đã được xác định.Cùng với quy định về thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế, hệ thống văn bản

pháp luật này đã xây dựng được hai quy trình tham gia quan hệ điều ước quốc

tế khá tương đồng với cách quy định trong Công ước Viên 1969, đó là quy

trình ký kết điều ước quốc tế, được tiến hành bởi chủ thể có thẩm quyền, nhân

danh nhà nước, chính phủ, bộ, ngành của Việt Nam, thông qua những hành vi

pháp lý để thực hiện trình tự trên theo các bước: Đề xuất, đàm phán, ký, phêduyệt, phê chuẩn văn bản điều ước mà Việt Nam ký kết với các đối tác nướcngoài Ngoài ra, quan hệ điều ước của Việt Nam còn có thể được thiết lập theo

quy trình gia nhập điều ước quốc tế như đã quy định tại Công ước Viên 1969

và văn bản pháp luật trong nước của Việt Nam Liên quan đến cả hai quy trình

ký kết và gia nhập điều ước, khung pháp luật Việt Nam đã chú trọng quy địnhcác vấn đề chủ yếu về hình thành văn bản dự thảo điều ước quốc tế và về xácnhận ràng buộc đối với một điều ước quốc tế

Những điều trên đây chứng tỏ rằng, pháp luật Việt Nam về ký kết vàthực hiện điều ước quốc tế từ khi bắt đầu có Hiến pháp 1946 đến nay đã có sự

tương đồng cơ bản với quy định của Công ước Viên 1969 Nói một cách khác,

pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế đã thường xuyên

áp dụng các chuẩn mực pháp lý chung về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế

trong Công ước Viên 1969 dưới hình thức tập quán quốc tế Tuy không phải làquốc gia tham gia từ đầu vào quá trình xây dựng Công ước Viên 1969 và cũngkhông phải là một trong những quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước, nhưngtrên thực tế, việc viện dẫn áp dụng Công ước cho thấy, pháp luật Việt Namtheo kịp với các quy định chung của luật điều ước quốc tế Chính vì vậy,khung pháp luật quốc gia của Việt Nam trong điều chỉnh hoạt động ký kết

điều ước quốc tế hầu như không có những điểm quá khác biệt so với pháp luật

Trang 37

quốc tế về điều ước quốc tế nói chung cũng như Công ước Viên 1969 nói riêng.Với hiện trạng đó, hoàn toàn có cơ sở để đánh giá được việc thực hiện Công

ước này trong giai đoạn trước khi là thành viên của Việt Nam, thông qua việcnội luật hóa và viện dẫn quy định của luật tập quán hình thành từ thực tiễn ký

kết, thực hiện Công ước Viên 1969

Do thực tế này mà trên bình diện chung, tại thời điểm chưa gia nhập

Công ước Viên 1969 nhưng công ước đã luôn có những tác động tích cực đối

với pháp luật cũng thực tiễn hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tếcủa Việt Nam Trong mọi quan hệ ký kết điều ước quốc tế, Công ước là cơ sở

pháp lý quốc tế để Việt Nam vừa thiết lập quan hệ điều ước quốc tế với các quốc gia khác, vừa tiếp tục bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện khung pháp luật

quốc gia về điều ước quốc tế

b) Từ thời điểm gia nhập và trở thành thành viên của Công ước1969

Từ thời điểm Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới và tăng cường hộinhập quốc tế, khu vực (thập kỷ chín mươi của thế kỷ XX và bước sang thập kỷđầu tiên của thế kỷ XXI), vấn đề thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị,cũng như việc mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế đã thúc đẩy Việt Nam ký kết, gia nhập rất nhiều các điều ước quốc tế song phương,

đa phương, khu vực và toàn cầu

Nhưng cho đến thời điểm trước năm 2001, các hoạt động ký kết, thựchiện điều ước quốc tế do các cơ quan chức năng thực hiện chủ yếu dựa trênquy định của văn bản pháp luật trong nước về điều ước quốc tế và các văn bảnpháp luật liên quan Về pháp lý, thực tế này đã gây khó khăn cho Việt Namkhi thiết lập quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế, vì nhiều trường hop, sự thiếu vắng một cơ sở pháp lý tổng thể đủ hiệu quả làm thiếu đi những đảm bảo pháp lý quốc tế quan trọng cho việc thực thi các nghĩa vụ và cam kết quếc tếđược thiết lập giữa Việt Nam và các đối tác quốc tế đó Thực tế này cho thấy,gia nhập Công ước Viên 1969 đối với Việt Nam là một trong những yêu cầu cần thiết trong điều kiện đẩy nhanh và mạnh hợp tác kinh tế quốc tế.

Mặc dù thời gian tham gia Công ước Viên 1969 của Việt Nam còn quángắn, chưa nhiều số liệu để có cơ sở đánh giá sát thực việc thực hiện Công ướcViên 1969 tại Việt Nam, nhưng hiện tại, vẫn có căn cứ thực tế cho thấy, Việt

Trang 38

Nam đã tiến hành những hoạt động pháp lý để thực thi công ước này, mà biểu

hiện rõ nét nhất là việc sửa đổi một số quy định của Hiến pháp 1992 về ký kết,

thực hiện điều ước quốc tế tương đồng với các quy định của công ước Theo

quy định của Công ước Viên 1969, "mỗi quốc gia đều có quyền năng ký kết

các điều ước quốc tế” (Điều 6) Và để phù hợp với quy định của các điều 6, 7

và 8, Công ước Viên 1969 đã chỉ rõ phạm vi các đối tượng là chủ thể có thẩmquyền ký kết điều ước nhân danh quốc gia ký kết Đối với Việt Nam, tương

thích với cách quy định nói trên của Công ước Viên 1969 và phù hợp với tư

cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cũng như là cơ quan duy nhất cóquyền lập hiến, lập pháp và giám sát tối đối với toàn bộ hoạt động của nhà

nước thì Quốc hội Việt Nam có quyền: "Phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc

tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế

khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước" (Điều 84,

khoản 13 Hiến pháp 1992 sửa đổi)

Song hành với xác định thẩm quyền của Quốc hội, Hiến pháp 1992 sửađổi cũng quy định rõ thẩm quyền của Chủ tịch nước, với tư cách là người đứng

đầu nhà nước, thay mặt nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trongquan hệ đối nội và đối ngoại, sẽ có quyền hạn trong việc "tiến hành đàm phán,

ký kết điều ước quốc tế nhân danh nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam với người đứng đầu nhà nước khác; trình Quốc hội phê chuẩn điều ướcquốc tế đã trực tiếp ký; quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế,trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định” (Điều 103, điểm 10, Hiến pháp

1992 sửa đổi) Bên cạnh hai cơ quan nói trên, việc xác định thẩm quyền chung đối với hoạt động ký kết điều ước quốc tế trong Hiến pháp 1992 sửa đổi còn

dé cập đến thẩm quyền của chính phủ trong vai trò là cơ quan hành chính nhà

nước cao nhất, cơ quan thống nhất quản lý công tác đối ngoại, sẽ có nhiệm vụ,quyền hạn đối với việc "đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm 10Điều 103; đàm phán, ký, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh

Chính phủ; chỉ đao việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết

hoặc gia nhập " (khoản 8 Điều 112 Hiến pháp 1992 sửa đổi).

Những quy định nêu trên của Hiến pháp 1992 sửa đổi, khi được xem xét và nhìn nhận từ góc độ là thành viên Công ước Viên 1969 đã thể hiện rõ sự

Trang 39

tương thích giữa hai nguồn văn bản pháp luật quốc gia và văn bản Luật Điều

ước quốc tế về những nội dung hết sức cơ bản trong hoạt động ký kết và thực

hiện điều ước quốc tế, đó là vấn dé quy định về thẩm quyền, trình tự chung

của một quy trình ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, áp dụng đối với điềukiện, hoàn cảnh Việt Nam, nhưng đặt trong tương quan với việc thực thi cácnghĩa vụ thành viên Công ước Viên 1969 của Việt Nam

Đi sâu vào vào các quy định hiện hành trong Hiến pháp 1992, có thểthấy rằng, cách xác định trong Hiến pháp sửa đổi đã chỉ ra, (1) phạm vi các chủ thể có thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế của Việt Nam và (2) tương đương với thẩm quyền đó là các loại điều ước quốc tế của Việt Nam theo tiêu

chí phân loại của pháp luật Việt Nam Giữa quy định của các điều 6, 7, 8 của

Công ước Viên 1969 và các điều quy định của Hiến pháp sửa đổi về phân cấp thẩm quyền và phân loại điều ước quốc tế hoàn toàn có sự tương thích vớinhau, vì Công ước không xác định giá trị pháp lý của điều ước quốc tế trên cơ

sở của cơ quan đứng ra ký kết và ký kết nhân danh ai trong số các danh nghĩa

nhà nước hay chính phủ Việc xác định phạm vi chủ thể có thẩm quyền ký kết

và gia nhập điều ước quốc tế theo Công ước Viên 1969 thuộc về pháp luật quốc gia (tức pháp luật của Việt Nam) Tư cách thành viên của một điều ướcquốc tế theo Công ước Viên 1969 được quy định trên cơ sở danh nghĩa quốcgia của chủ thể ký kết hoặc gia nhập, trong đó, điều kiện quan trọng đảm bảo

cho hiệu lực pháp lý của điều ước quốc tế là không cho phép chủ thể kết ước

viện dẫn sự khác biệt trong pháp luật quốc gia so với Công ước Viên 1969 nóiriêng và các điều ước quốc tế nói chung để không thực hiện nghĩa vụ thànhviên điều ước quốc tế đó

Sự tương thích mà quy định của Hiến pháp 1992 sau khi đã sửa đổi bổ

sung như hiện nay so với quy định về thẩm quyền ký kết, gia nhập điều ước

quốc tế trong Công ước Viên 1969 là kết quả của đồng thời hai động thái pháp

lý quan trọng Mét là, hài hòa hóa các quy định nội luật (mà cu thể là quy

định của Hiến pháp 1992 sửa đổi) với quy định của Công ước Viên 1969 và

hai là, nhìn nhận lại tư duy cùng cách tiếp cận để có sự phù hợp hơn về các

vấn đề pháp lý quốc tế liên quan đến lĩnh vực ký kết, thực hiện điều ước quốc

tế Nhưng cũng cần hiểu rằng, những động thái quan trọng đó không thể chỉ

dừng ở những quy định sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, vì ngay sau khi Việt

Trang 40

Nam gia nhập Công ước Viên đã nảy sinh một số bất cập giữa pháp luật Việt

Nam hiện hành và quy định của công ước, chẳng hạn, chưa có sự chuyển hóa

các quy phạm thực chất (mang tính nội dung) của Công ước vào nội luật (quytắc, cơ sở giải thích điều ước quốc tế; quy tắc về chấm dứt hiệu lực; về vị trícủa điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật trong nước )

Đó là chưa kể đến một thực tế khác là sau khi sửa đổi Hiến pháp thì

hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế rơi vào thực trạng có

sự khác nhau trong các quy định của Hiến pháp với các văn bản luật trongnước, đưa đến những hạn chế và thách thức mới cho hoạt động ký kết, gia nhập

và thực hiện điều ước quốc tế của nhà nước ta Điều này sẽ đưa đến nhiều bấtlợi cho Việt Nam trong khi chúng ta đang hết sức nỗ lực nhằm nâng cao uytín, thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế

Nhằm khắc phục nhanh chóng hiện trạng văn bản luật và dưới luật có

những quy định khác (theo hướng không phù hợp) với Hiến pháp 1992 sửa

đổi, nhu cầu ban hành Bộ luật về ký kết, thực hiện điều ước quốc tế được đặt

ra cho Việt nam trong điều kiện chính thức là thành viên Công ước Viên 1969

Vấn đề này được đưa vào trong chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Theo tinh thần nghị quyết số

21/2003/QH11 về chương trình xây dựng pháp luật năm 2004 của Quốc hội

Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vấn đề xây dựng và ban hành Luật

về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam đã chính thức được thông qua Nó đáp ứng kịp thời nhu cầu phải có một

bộ luật có giá trị điều chỉnh một cách toàn diện, khoa học quan hệ điều ước

quốc tế giữa Việt Nam và các chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế

3 Vấn đề xây dựng dự thảo Luật ký kết, gia nhập và thực hiệnđiều ước quốc tế nhằm thực hiện Công ước Viên 1969, đồng thời hoànthiện pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế thời gian tới

Có thể nhận xét một cách khách quan rằng, cho đến thời điểm hiện tại,

cũng như nhiều quốc gia trong khu vực, Việt Nam được đánh giá là nước có

pháp luật quốc gia về điều ước quốc tế khá phát triển Nhưng bên cạnh đó

cũng đang tồn tại một thực tế khác đáng lưu ý là có sự khác nhau giữa quy

định của pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế với quy định trong Công ước

Ngày đăng: 31/05/2024, 09:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN