1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận ppnccth kết cấu cơ bản của một Đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (1)

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 26,53 KB

Nội dung

Ví dụ về một đề tài khoa học thuộc ngành chính trị họcTên đề tài: Nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho thanh niên huyện Quảng Hòa – Cao Bằng hiện nay..

Trang 1

MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHÍNH TRỊ HỌC

1 Kết cấu cơ bản của một đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

Kết cấu cơ bản của một đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn gồm:

Tên đề tài

 Tên đề tài nên viết ngắn gọn nhưng nêu được vấn đề cơ bản cần giải quyết

 Không nên ghi tên đề tài quá dài và chứa đựng quá nhiều mục tiêu

 Nên bắt đầu tên đề tài bằng danh động từ

Tên tác giả

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

- Trả lời câu hỏi: Vì sao lại nghiên cứu vấn đề này?

 Khách quan: Lý luận và thực tiễn

 Chủ quan: Thực trạng nơi tác giả nghiên cứu, nhu cầu, hứng thú, trách nhiệm của tác giả khi nghiên cứu vấn đề đó

- Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu cái gì?

- Là những hiện tượng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trang 2

2.2 phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu

 Xác định một cách rõ ràng hơn về đối tượng, khách thể, địa bàn, thời gian nghiên cứu (giới hạn lại)

3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Trả lời câu hỏi: Nghiên cứu để làm gì? Nhằm vào việc gì? Để phục vụ cho điều gì?

 Đây là cái đích mà đề tài nghiên cứu hướng đến, là vấn đề trung tâm xuyên suốt đề tài

 Là bản chất của sự vật, hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng trên cơ sở mục đích đã xác định Hướng đến giải quyết những công việc

cụ thể và là thành phần của mục đích nghiên cứu

 Làm rõ cơ sở lý luận

 Nghiên cứu thực tiễn: phù hợp với nội dung nghiên cứu thực tiễn của đề tài

 Kết luận, kiến nghị, giải pháp thực hiện

4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

- Giả định về kết quả của vấn đề nghiên cứu

Trang 3

- Giả thuyết có thể coi là những dự đoán có căn cứ khoa học về những đặc điểm, bản chất, mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu hay dự đoán

về kết quả nghiên cứu

4.2 Trình bày các phương pháp nghiên cứu mà ta sử dụng Có thể sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra (phỏng vấn, trưng cầu ý kiến, phiếu điều tra…)

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động (nghiên cứu bài tập, bài kiểm tra của học sinh…)

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

- Phương pháp thống kê toán học

- Phương pháp phân tích tổng hợp

5 Cái mối của đề tài

Tìm hiểu những đề tài trước có liên quan, những chính sách có liên quan mà tới đề tài nghiên cứu có thể sử dụng để tham khảo

Nêu rõ những ưu điểm và hạn chế của các đề tài hay chính sách đó

Đề tài nghiên cứu đã kế thừa những gì của các đề tài trước

6 Đóng góp của để tài

Nêu rõ đề tài đã đóng góp được những gì ở mặt lý luận và thực tiễn

7 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm những phần nào? Đề tài có bao chương, tiết và tiểu tiết

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.3 Các đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu

2.1 Khảo sát thực trạng

- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài, cấu trúc bảng hỏi

- Triển khai điều tra như thế nào, xử lý thống kê như thế nào

- Mẫu nghiên cứu

2.2 Nguyên nhân của thực trạng

2.3 Giải pháp thực hiện

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

3.1 Tiến hành thực nghiệm

3.2 So sánh kết quả thực nghiệm

3.3 Đưa ra nhận định đánh giá

Kết luận và khuyến nghị

- Tóm tắt nội dung

- Biện pháp triển khai áp dụng vào thực tiễn

Trang 5

- Khuyến nghị, đề xuất hướng phát triển đề tài

Danh mục tài liệu tham khảo

- Tài liệu tham khảo phải bao gồm tất cả các tác giả và các công trình có liên quan đã được trích dẫn trong đề tài;

- Tên tác giả, tên tài liệu (chữ nghiêng), nhà xuất bản, năm xuất bản, trang;

- Sắp xếp tài liệu tham khảo tiếng Việt riêng, tiếng nước ngoài riêng; khối tiếng Việt sắp xếp trước

Phụ lục

- Mục đích của mục lục là lưu trữ thông tin và liệt kê những bảng số liệu liên quan để người đọc quan tâm có thể kiểm tra và tra cứu

- Nếu tác giả thực hiện phiếu điều tra, bảng điều tra phải được trình bày trong phụ lục theo đúng hình thức đã được sử dụng, không nên kết cấu hay hiệu đính lại

Trang 6

2 Ví dụ về một đề tài khoa học thuộc ngành chính trị học

Tên đề tài: Nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho

thanh niên huyện Quảng Hòa – Cao Bằng hiện nay

Tên tác giả: Phan Thị Tình

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sở dĩ tôi chọn đề tài “nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho thanh niên huyện Quảng Hòa – Cao Bằng hiện nay” làm nghiên cứu bởi những lý do sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu của Đảng về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.

Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng Lãnh đạo thực hiện công tác giáo dục chính trị - tư tưởng là một khâu quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng Trong đó, muốn làm tốt công tác

tư tưởng trước hết phải làm tốt công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng

Thứ hai, xuất phát từ chất lượng giáo dục lý luận chính trị của Đảng viên trong

thời gian qua Bước vào thời kỳ đổi mới với những yêu cầu mới, cần thiết phải có đội ngũ Đảng viên tương ứng Trong xây dựng Đảng thì công tác Đảng viên là quan trọng nhất, là khâu then chốt Công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng của Đảng

từ năm 1991 đến nay đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập về nội dung, phương pháp và tính hiệu quả trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn Trên thực tế vẫn còn tồn tại những sự

việc thanh niên bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng để chống đối Đảng và Nhà nước Đó là do nhận thức của thanh niên chưa được cao và có niềm tin tuyệt đối vào Đảng và Nhà nước nên bị lung lay trước những ngụy biện của thế lực thù địch Về lâu dài những sự việc này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, gây bất ổn định chính trị Do vậy giải pháp nhanh gọn nhất là giáo dục cho thanh niên nắm chắc lý luận chính trị - tư tưởng của Đảng và Nhà nước và đề cao cảnh giác với những thế lực thù địch trong và ngoài nước

Thứ tư, xuất phát từ thực tế tại địa phương là huyện Quảng Hòa – tỉnh Cao Bằng.

Trong những năm qua công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho thanh niên của huyện cũng đạt được những thành tựu nhất định Song, do địa bàn là khu vực có nhiều dân tộc thiểu số cư trú và sinh sống, mỗi dân tộc lại có những phong tục tập quán khác nhau Người dân sống không tập trung, rải rác khắp mọi nơi, cả trên núi cao, vùng sâu, vùng xa cách xa thị trấn, thành phố Tất cả những điều này làm cho công tác giáo dục chính trị - tư tưởng còn gặp nhiều khó khăn và chưa đem lại hiệu quả cao Bên cạnh đó Cao Bằng lại còn là tỉnh có đường biên giới dài giáp với Trung Quốc có cửa khẩu lớn “Tà Lùng” nên có tiềm năng phát triển kinh tế cao Vì vậy cần phải giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho mọi công dân của huyện Quảng Hòa nói chung và cho thanh niên nói riêng Làm sao để mọi công dân, nhất là tầng lớp thanh niên đều nắm vững tư tưởng, quan điểm của Đảng tránh trường hợp bị các thế lực thù địch lôi kéo, bị kẻ xấu lợi dụng làm tổn hại đến Đảng và Nhà nước ta

Thứ năm, xuất phát từ thực trạn g thanh niên tại huyện Quảng Hòa – Cao Bằng.

Thanh niên là lực lượng đông đảo ở nước ta, đồng thời cũng là chủ nhân tương lai của đất nước Vì vậy việc giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho thanh niên là vấn đề cấp thiết cần phải chú trọng Giáo dục chính trị - tư tưởng cho thanh niên nhằm nâng cao nhận thức, năng lực và niềm tin của thanh niên đối với Đảng và Nhà nước

Trang 8

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: chất lượng công tác giáo dục lý luận, chính trị

- tư tưởng cho thanh niên huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Địa bàn huyện Quảng Hòa trong 1 thị trấn: Quảng Uyên và 3 xã: Ngọc Động, Phi Hải, Phúc Sen

- Thời gian nghiên cứu: 5 năm từ 2015 -2019

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho thanh niên Đề tài khảo sát thực trạng chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho thanh niên ở huyện Quảng Hòa hiện nay Những thành công, hạn chế và những khó khăn gặp phải trong công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho thanh niên huyện Quảng Hòa Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho thanh niên huyện Quảng Hòa – Cao Bằng

Trang 9

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây thì đề tài xác định 3 nhiệm vụ như sau:

Thứ nhất là làm rõ một số lý luận về chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị

- tư tưởng

Thứ hai là khảo sát và đánh giá thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho

thanh niên huyện Quảng Hòa – Cao Bằng

Thứ ba là đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận

chính trị - tư tưởng cho thanh niên huyện Quảng Hòa – Cao Bằng

4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu

4.1 cơ sở lý luận

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị và Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương về giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài “Nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho thanh niên huyện Quảng Hòa hiện nay” em lựa chọn những phương pháp sau: Phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử; phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm rõ một số vấn đề chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị trong những năm qua

Phương pháp phân tích tổng hợp trong việc đánh giá tổng hợp việc khảo sát công tác lý luận cho thanh niên huyện Quảng Hòa – Cao Bằng

Trang 10

Phương pháp điều tra xã hội học: khảo sát thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho thanh niên ở huyện Quảng Hòa – Cao Bằng

5 Cái mối của đề tài

Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị

- tư tưởng cho thanh niên ở huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng

Trước đó chỉ có đề tài nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho cán bộ các cấp hay ở một số trường chính trị thuộc những khu vực khác, tỉnh khác

6 Đóng góp của đề tài

6.1 Về lý luận

- Đề tài góp phần làm sáng tỏ và cung cấp luận cứ khoa học cho việc xác định các quan điểm và hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo lý luận chính trị nói chung và giáo dục lý luận chính trị cho thanh niên ở các cấp cơ sở nói riêng

- Ngoài ra, đề tài còn cung cấp thêm tư liệu tham khảo phong phú, đáng tin cậy cho tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên tham khảo, nghiên cứu

6.2 Về thực tiễn

- Đề tài góp thêm kiến thức cho thanh niên huyện Quảng Hòa – Cao Bằng nói riêng và cho cả nước nói chung về vấn đề nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng

- Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận cho thanh niên huyện Quảng Hòa – Cao Bằng

Trang 11

7 Kết cấu của đề tài

Tiểu luận có 3 phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận Trong phần nội dung có

3 chương, mỗi chương có các tiết và tiểu tiết

Ngoài ra tiểu luận còn có thêm phần mục lục, tài liệu tham khảo, phục lục

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: một số vấn đề lý luận về chất lượng công tác, giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm lý luận chính trị - tư tưởng

1.1.2 Khái niệm giáo dục lý luận chính trị - tử tưởng

1.1.3 Khái niệm công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng

1.1.4 Chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng

1.2 Ý nghĩa của công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng.

1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng.

Trang 12

Chương 2: Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho thanh niên huyện Quảng Hòa huyện Quảng Hòa và một số vấn đề cơ bản

2.1 Vài nét về thanh niên huyện Quảng Hòa,

2.2 Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho thanh niên huyện Quảng Hòa (qua khảo sát tại thị trấn Quảng Uyên và 3 xã: Ngọc Động, Phi Hải, Phúc Sen)

2.3 Một số vấn đề khó khăn trong công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho thanh niên huyện Quảng Hòa

2.3.1 Những khó khăn về mặt địa lý

2.3.2 Khó khăn về cơ sở vật chất

2.3.3 Thiếu cán bộ, giảng viên có trình độ cao

2.3.4 Sự phối hợp giữa nhà trường và các cơ quan ban, ngành chưa cao

Trang 13

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho thanh niên huyện Quảng Hòa

3.1 Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

3.2 Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Chính trị và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

3.3 Trường chính trị tỉnh cần tiếp tục bám sát mục tiêu, yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các huyện

3.4 Cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, tư liệu và đổi mỡi phương pháp giảng dạy tại các trường học (nơi có các thanh niên) ở huyện Quảng Hòa để đảm bảo tốt hơn yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới

3.5 Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, cán bộ đi học và cơ quan cử cán bộ đi học

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày đăng: 29/11/2024, 16:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w