1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Các VĐXHĐĐ - Tổng quan về toàn cầu hóa và đề xuất đề tài nghiên cứu

35 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng quan về toàn cầu hóa và đề xuất đề tài nghiên cứu
Chuyên ngành Các Vấn Đề Xã Hội Đương Đại
Thể loại Bài tập lớn
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 154,15 KB

Nội dung

Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằmthúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa

Trang 1

BÀI TẬP LỚN CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI

Đề tài: Tổng quan về toàn cầu hóa và đề xuất đề tài nghiên cứu

Trang 2

Phần 1 TỔNG QUAN VỀ TOÀN CẦU HÓA

1 Đặt vấn đề

Toàn cầu hóa hiện nay đang tác động hết sức mạnh mẽ đến các quốcgia dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại, cũng như đếncuộc sống của từng người Dựa trên ý kiến công luận, toàn cầu hóa được xemnhư một vấn đề xã hội không tồn tại đối với xã hội cho đến khi nó được thừanhận bởi xã hội đó là nó tồn tại Trong những thập kỷ gần đây, quá trình toàncầu hoá có sự gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học, côngnghệ Quá trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả trongcác lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư cũng như các lĩnh vực vănhoá, xã hội, môi trường với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau Toàncầu hoá tạo ra những quan hệ gắn bó, sự tuỳ thuộc lẫn nhau và những tácđộng qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các quốc gia Thông qua quá trình tự dohoá, toàn cầu hoá tạo ra những lợi thế thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển,đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữ các nước, góp phần khai thác tối đa lợi thế sosánh của các nước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu [14], tuy nhiên cũng trởthành thách thức đối với nhiều quốc gia

2 Khái niệm, đặc điểm của quá trình toàn cầu hóa

2.1 Khái niệm toàn cầu hóa

“Toàn cầu hóa” xuất hiện trên thế giới từ những năm 1960 (ở Việt Namsau 1986), nó đã trở thành một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãinhất trong ngành khoa học xã hội đương đại và đồng thời là một trong nhữngvấn đề gây tranh cãi nhất

Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về

số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằmthúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũngnhư sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu Theo đó, toàn cầu hóa

Trang 3

làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹp các khoảng không gian trêncác khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thế giới Toàncầu hóa là hiện tượng hay một quy trình trong quan hệ quốc tế hiện đại làmtăng sự tùy thuộc lẫn nhau trên nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội hoặc

là “một xu hướng làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên ít bị ràng buộc bởiđịa lý lãnh thổ” [6, tr.22-23]

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội vàtrong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tănggiữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế,…trên quy mô toàn cầu, “là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sựảnh hưởng, sự tác động lẫn nhau của tất cả các khu vực của đời sống chính trị,kinh tế, xã hội của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới” [6, tr.23] Đặc biệttrong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa hầu như được dùng để chỉ các tác độngcủa thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay “tự do thương mại”nói riêng

Toàn cầu hóa được đề cập nhiều trong lĩnh vực kinh tế vì đây là quátrình làm gia tăng mối quan hệ, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữacác quốc gia Nó thường được xem như là sự tự do hóa các hoạt động kinh tế

và thương mại quốc tế với sự điều hành của chính phủ từng quốc gia và các tổchức quốc tế Một đặc điểm nổi bật của hiện tượng này là sự dịch chuyển (haycòn gọi là “dòng chảy”) của 4 yếu tố: hàng hóa – dịch vụ, di – nhập cư, khoahọc kỹ thuật và tiền tệ (ở dạng đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI) trong giaiđoạn tự do thương mại (cho dù không phải là tự do hoàn toàn) [13]

Sự tăng tốc và mở rộng mạnh mẽ của toàn cầu hóa trong những thập kỉqua gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là trong lĩnhvực thông tin liên lạc, thể hiện tiêu biểu nhất ở vai trò của Internet Ngoài ra,chủ nghĩa tư bản tự do ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình cũngđóng vai trò quan trọng khi các quốc gia chấp nhận hội nhập sâu hơn vào hệ

Trang 4

thống kinh tế toàn cầu thông qua các hiệp định thương mại tự do Quá trìnhnày dẫn tới những biến đổi mạnh mẽ trong cấu trúc kinh tế – chính trị củaquan hệ quốc tế, song song với những thay đổi về đời sống văn hóa – xã hộicủa người dân trên khắp toàn cầu.

2.2 Đặc điểm của toàn cầu hóa

Quá trình toàn cầu hóa liên quan tới sự xuất hiện và nhân rộng của mộtloạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, thách thức các đường biên giớiđịa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị truyền thống như việc di chuyển giữa các địađiểm trên toàn cầu cũng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn Hay các tiến bộ

về thông tin liên lạc, giao thông vận tải và công nghệ sản xuất đã khiến chodòng vốn đầu tư, hàng hóa, công nghệ và lực lượng lao động di chuyển dễdàng hơn trên khắp thế giới

Thông qua quá trình toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa cácquốc gia cũng như người dân trên thế giới ngày càng gia tăng Sự phụ thuộclẫn nhau không chỉ diễn ra trên phương diện kinh tế – thương mại, mà cònxuất hiện ở những vấn đề khác như tình trạng ấm lên toàn cầu của trái đất,hay các làn sóng tội phạm và chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia… Nhữngvấn đề này đòi hỏi các quốc gia cần phải thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn bởi lẽtrong bối cảnh toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể tránh được nhữngtác động này, và càng không thể một mình giải quyết được những vấn đề đó.Ngày nay, không một quốc gia nào có thể làm ngơ trước vấn nạn khủng bố,tội phạm quốc tế hay những biến đổi của khí hậu, đặc biệt trong bối cảnhđại dịch Covid-19 đang lan tràn rộng rãi trên toàn thế giới

Hơn thế, dường như toàn cầu hóa đang làm giảm dần các khác biệt vềmặt văn hóa Những bộ phim Hollywood giúp phổ biến các giá trị văn hóa đạichúng của Mỹ ra khắp thế giới Thói quen tiêu dùng và sinh hoạt của ngườidân ở các quốc gia cũng dần bị biến đổi theo hướng đồng nhất Tương tự,thông qua âm nhạc và điện ảnh, người dân thế giới ngày càng biết tới nhiều

Trang 5

hơn các giá trị văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quá… của các quốc gia nhưHàn Quốc hay Trung Quốc Một mặt, quá trình toàn cầu hóa về văn hóa nàytạo nên sự hiểu biết lẫn nhau lớn hơn giữa người dân thuộc nhiều quốc gia,nhiều nền văn hóa khác nhau Mặt khác, trong một số trường hợp nó cũng tạonên những phản ứng tiêu cực, như sự va chạm giữa các giá trị văn hóa đối lập,hay sự phản kháng đối với những giá trị văn hóa phương Tây, đặc biệt là ởcác quốc gia Hồi giáo Tương tự, toàn cầu hóa cũng đe dọa làm lu mờ bản sắcvăn hóa của các quốc gia, vốn là những giá trị cần được duy trì nhằm bảo vệ

sự đa dạng của nền văn hóa thế giới

Quá trình toàn cầu hóa còn khiến cho vai trò của các quốc gia với tưcách là các chủ thể chính của quan hệ quốc tế cũng trở nên bị suy giảm Thực

tế, toàn cầu hóa đã làm xói mòn chủ quyền của các quốc gia, vốn là nền tảngcho sự tồn tại của chúng

Điều này thể hiện rõ nhất trên lĩnh vực kinh tế Ngày nay các quyếtđịnh kinh tế của các quốc gia không thể được đóng khung trong phạm vi biêngiới lãnh thổ của quốc gia đó hay chỉ dựa vào nước điều kiện của quốc gia sởtại Ngược lại, mọi quyết định kinh tế của mỗi chính phủ đều chịu sự điềuchỉnh của những lực lượng trên thị trường toàn cầu, vốn nằm ngoài khả năngkiểm soát của các nhà nước Mọi nỗ lực đi ngược lại sự điều chỉnh của nhữnglực lượng này đều có thể dẫn tới nhiều hậu quả khác nhau, như sự dịchchuyển của vốn đầu tư ra nước ngoài, các rủi ro về thương mại hay tỉ giá hốiđoái [13]

3 Tác động của toàn cầu hóa

3.1 Khía cạnh kinh tế

Quá trình toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trên thế giớivới sự gia tăng GDP toàn cầu từ 2.7 lần vào nửa đầu thế kỷ XX đến 5.2 lầnvào nửa cuối thế kỷ XX, và tốc độ tăng trưởng GDP thế giới đạt đến3.6%/năm Đối với Việt Nam, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với

Trang 6

167 nước, có quan hệ thương mại với 160 nước, và có thể thu hút đầu tư trựctiếp của các công ty và tập đoàn kinh tế của hơn 70 quốc gia Ngoài ra, sự rađời của các tổ chức quốc tế trong kinh tế, văn hóa, an ninh hay giáo dục ví dụnhư WTO, ASEAN, APEC, ASEM, EU, UN, UNESCO, hay các khu vựcthương mại tự do (FTA) và các thỏa thuận thương mại khu vực (RTA) lànhững minh chứng của tiến trình này.

Toàn cầu hóa còn tạo tiền đề đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế đưaViệt Nam từ nước nghèo kém phát triển trở thành nước có thu nhập trungbình Tăng cường thương mại quốc tế, mở rộng xuất khẩu, kích thích kinh tếtrong nước phát triển, tăng khả năng tích lũy tái đầu tư và cho phép Việt Namphát huy các nguồn lực trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh vốn có (ổnđịnh chính trị, môi trường kinh doanh an toàn, vị trí địa chính thuận lợi, cókhoáng sản dồi dào, nền nông nghiệp tương đối phát triển) để tạo nguồn xuấtkhẩu

Tiến trình ấy thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam để tăng cường cơ sở vậtchất, mở rộng thị trường, thúc đẩy đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng hiệnđại Tạo điều kiên cho Việt Nam cùng nhiều nước giải quyết các vấn đề mỗinước cũng như những vấn đề chung của thế giới như mất cần bằng sinh thái, ônhiễm môi trường, BĐKH, suy thoái kinh tế toàn cầu,… hay tạo điều kiệngiao lưu, hợp tác với các quốc gia, tiếp thu các thành tựu của văn minh nhânloại để phát triển văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam

Mọi thông tin liên quan đến kinh tế, đến thị trường tài chính, đến giá cảhàng hoá, đều được cập nhật thường xuyên trên mạng Các giao dịch muabán, đầu tư với bất cứ ai, ở bất cứ nước nào giờ đây đều có thể tiến hành trựctiếp qua mạng mà không cần phải qua những công ty hay người môi giới nhưtrước nữa Sự tiết kiệm về thời gian trở thành sự tăng thêm về lợi nhuận Mặtkhác thông tin mang lại nhiều khả năng lựa chọn cho khách hàng là nhữngngười tiêu dùng, do vậy mà nhu cầu của họ được thoả mãn tốt hơn

Trang 7

Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng có những tác động tiêu cực như sau: Các

tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực, quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổchức đa phương như WTO (các điều luật, hay quy định do họ tạo ra từ trướcđây bây giờ bắt các nước đang phát triển tuân theo, các nước nhỏ bị phụ thuộccác nước lớn về công nghệ, tin học, viễn thông; nhà nước mất dần bảo hộ đốivới các mặt hàng sản xuất trong nước) Toàn cầu hóa cũng làm cho hiệntượng “chảy máu – chất xám” diễn ra nhiều và dễ dàng hơn, kéo theo biếntướng là nạn “săn đầu người” Hai hiện tượng này đã góp phần gia tăng sự bấtbình đẳng, khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang pháttriển, giữa từng khu vực riêng biệt và trong đất nước

Về cơ bản nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều thách thức hơn cơ hội nhưnăng suất thấp, sức cạnh tranh còn hạn chế, đặc biệt các doanh nghiệp nhànước; thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện; luật pháp còn thiếu và chưađồng bộ; quản lý nhà nước kém hiệu quả, hiện tượng quan liêu tham nhũngkhá nghiêm trọng; hạ tầng cơ sở kinh tế – kỹ thuật còn thiếu chưa thuận lợi[13]

3.2 Khía cạnh văn hóa, xã hội và ngôn ngữ

Toàn cầu hóa sẽ tạo ra một sự đa dạng cho các cá nhân do họ tiếp xúcvới các nền văn hóa và văn minh khác nhau Toàn cầu hóa giúp con ngườihiểu biết hơn về thế giới và những thử thách ở quy mô toàn cầu qua sự bùng

nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hóa hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễdàng hơn với giáo dục và văn hóa Một sự đồng nhất đối với các dân tộc quaảnh hưởng của các dòng chảy thương mại Văn hóa, phim ảnh, ca nhạc, thờitrang của một quốc gia nào đó có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến nhiều thuộccác châu lục khác, nhất là lớp trẻ Nhiều bạn sinh viên muốn được giống thầntượng của mình trên phim ảnh, họ muốn phô diễn vẻ đẹp của cơ thể để trở nênnổi tiếng, a dua theo thần tượng, bạn bè, phá vỡ văn hóa truyền thống, [23,tr.45]

Trang 8

Ở góc độ ngôn ngữ, chúng ta thấy khuynh hướng rõ ràng hướng tớiđồng nhất hóa việc dùng “tiếng Anh toàn cầu”, trở thành ngôn ngữ giao tiếpquốc tế Tuy nhiên, hiện nay việc dùng ngôn ngữ Tiếng Việt với ngôn ngữkhác như kết hợp Tiếng Anh đang ngày càng phổ biến ở giới trẻ Hay TiếngViệt được dùng theo cách riêng của sinh viên nhưng biến hóa theo dạng mật

mẽ, dùng xen kẽ rất nhiều tiếng lóng hoặc là chuỗi những câu chữ viết tắt khóhiểu [23, tr.46]

Về mặt xã hội, toàn cầu hóa đặt ra cho nước ta những thách thức lớn,trước hết là nạn thất nghiệp, thiếu việc làm Khi Việt Nam bắt đầu hội nhập,nền kinh tế trở nên năng động hơn và sự cạnh trong giữa các thành phần kinh

tế có phần quyết liệt, làm cho nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phá sản,tinh giản biên chế Tình trạng này làm tăng thêm đội ngũ những người không

có việc làm hoặc có việc làm không đồng đủ, đặc biệt tình trạng thất nghiệp ởthành thị mức khá cao còn nông thôn thì diễn ra nghiêm trọng nạn thiếu việclàm Hơn nữa, quá trình hội nhập luôn đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độcao hơn, nếu như lao động Việt Nam không được đào tạo và chuẩn bị về mặtcông nghệ, quản lý thì tình trạng thất nghiệp không những không giảm màcòn có nguy cơ tăng cao, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cách biệthay các tệ nạn xã hội, tội phạm hình sự [5, tr.28-29] Toàn cầu hóa sẽ tạo nênnhững thách thức nghiêm trọng về chính trị, xã hội, an ninh như tệ nạn xã hội

dễ dàng và nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới quốc gia và lan ra toàn cầu(ma túy, HIV-AIDS, tham nhũng, di dân bất hợp pháp tội phạm có tổ chức,nạn khủng bố quốc tế, mua bán nội tạng người, )

3.3 Khía cạnh chính trị

Toàn cầu hóa sẽ làm tăng lên nhiều các mối quan hệ giữa các công dântrên thế giới và cũng như cơ hội cho từng người, nảy sinh thách thức cần thiếtlập một toàn cầu hóa dân chủ thể chế dựa trên khái niệm “công dần thế giới”bằng cách kêu gọi mọi người sống trên thế giới tham gia vào quá trình quyết

Trang 9

định những việc liên quan đến họ mà không thông qua một bức màn “quốctế” Nó đặt ra vấn đề là phải tìm ra một giải pháp thay thế cho hệ thống chínhtrị và Hiến pháp dựa trên khái niệm nhà nước – quốc gia Ngoài ra, người tathường nhắc tới những thách thức nghiêm trọng của toàn cầu hóa đối với chủquyền quốc gia khi sự hội nhập về kinh tế tăng lên kéo theo sự hội nhập vềchính trị Có thể nói, không có và không thể có một quốc gia đứng độc lậphoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa [5,tr.24-25] Mặt khác, toàn cầu hóa đi liền với mở cửa, nối mạng thông tin toàncầu, tạo điều kiện cho việc tuyên truyền hệ tư tưởng phản động, lối sống đồitrụy… làm xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc Tương tự các nước trên thế giới,thông tin viễn thông như mã độc, tin bịa đặt cũng là vấn đề toàn cầu của thờiđại.

3.4 Khía cạnh môi trường

Quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế gia tăng đã gây ra nhiều tác độngtới môi trường thông qua các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế, du lịch,nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học Tại Việt Nam, trước tiên cần nhắc đếnmột số tác động tích cực mà toàn cầu hóa đem lại bởi mở cửa và hội nhập đãtạo ra những điều kiện thuận lợi cho nước ta chú trọng hơn tới vấn đề bảo vệmôi trường Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách về bảo vệ môi trường,điển hình là sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 và sửa đổi 2005;

có điều kiện tiếp thu công nghệ cao, công nghệ ít hoặc không sinh sản chấtthải; nhiều dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp đã đem theovào nước ta những công nghệ tiên tiến nhất, ít gây ô nhiễm, sử dụng tàinguyên nông nghiệp hiệu quả hơn; tự do hóa thương mại tạo cho người tiêudùng nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm xanh và sạch; việc thực hiện cácCông ước quốc tế về môi trường dẫn đến việc kiểm soát hàng hóa nhập khẩu

sẽ thuận lợi hơn, tránh được nguy cơ ô nhiễm từ bên ngoài, ngăn chặn phầnnào tình trạng buôn bán các loài động và thực vật quý hiếm, [11]

Trang 10

Tuy vậy, tình trạng chung mà môi trường chịu ảnh hưởng lớn từ toàncầu hóa do sự gia tăng nhanh chóng của dân số cùng những nhu cầu của đờisống con người, sự mở cửa giao lưu với nước ngoài, sự phát triển bùng nổ củakhoa học và công nghệ, đã thúc đẩy các hoạt động khai thác, “chinh phục”các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách mạnh mẽ hơn Từ cuối thế kỷXIX, áp lực của con người đã mạnh tới mức làm cho thiên nhiên mất khảnăng tự phục hồi Hiểm họa sinh thái toàn cầu tăng lên: các hiện tượng thờitiết bất thường ngày càng nhiều, nhiệt độ trái đất tăng lên, băng ở Nam cựctan chảy nhanh hơn trước kia, ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các đô thị, ônhiễm đất, nguồn nước, thiếu nước sạch, mạch nước ngầm, đất bị thoái hóa,khô hạn, rừng bị suy kiệt, mất đa dạng sinh học, [13].

4 Một số vấn đề xã hội tiêu biểu nảy sinh trong quá trình toàn cầu hóa

4.1 Hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội mới để các nước xích lại gần nhau, cóđiều kiện tìm hiểu giao lưu, kết nối và trao truyền những giá trị văn hoá, Toàn cầu hóa cũng mở rộng thị trường lao động ra phạm vi toàn cầu, tạo ranhững điều kiện mới cho xuất khẩu lao động ở mọi cấp độ, từ lao động trình

độ cao đến lao động phổ thông Sự di cư tự do và xuất khẩu lao động là độnglực và môi trường mới để hình thành các cuộc hôn nhân đa sắc tộc

Tại Việt Nam, hiện tượng kết hôn với người nước ngoài gia tăng, đặcbiệt là phụ nữ Việt kết hôn với đàn ông Đài Loan Theo báo cáo thống kê củaVăn phòng đại diện Kinh tế – Văn hóa Đài Bắc tại Hồ Chí Minh, từ 1995 đến

2003, tổng số cặp vợ chồng Việt Nam – Đài Loan được phép nhập cảnh đãđạt tới 72.411 cặp, bình quan 10.000 cặp/năm Phần lớn phụ nữ ở các tỉnhmiền Nam và đồng bằng sông Cửu Long kết hôn với người Đài Loan [27,tr.10]

Trang 11

Tuy nhiên, có những cuộc hôn nhân với người nước ngoài mang màusắc vụ lợi và không xuất phát từ tình yêu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lốisống, quan niệm về gia đình của dân tộc Việt Nam Đây là một vấn đề phứctạp, cần được nghiên cứu sâu sắc và đưa ra những quy định kịp thời kể cảthay đổi hoặc bổ sung một số điều khoản của luật pháp hôn nhân di cư có yếu

cơ sở khoa học rất dễ dàng bắt gặp trên không gian mạng, thậm chí các thếlực thù địch tận dụng cơ hội, kẽ hở này để thực hiện chiến lược “diễn biến hòabình” lên chính trị, tư tưởng của nhiều bộ phận không có nhận thức rõ ràngthông qua các trang mạng xã hội thì thanh niên, trong đó có sinh viên là nhóm

có vai trò to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần vữngvàng bản lĩnh chính trị để đấu tranh với những thế lực thù địch chống pháNhà nước trên internet

4.3 Bắt nạt trực tuyến

Sự tăng tốc và mở rộng mạnh mẽ của toàn cầu hóa gắn liền với sự pháttriển của khoa học công nghệ, thể hiện tiêu biểu nhất ở vai trò của Internet.Các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zalo, tạo điều kiện thuận lợi

để mọi người có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng, tuy nhiên, nó cũng có

“mặt tối” khi người dùng có thể lợi dụng mạng internet thực hiện những hành

Trang 12

vi bắt nạt trên không gian mạng Bắt nạt trực tuyến là vấn đề đáng báo động,nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên các quốc gia trên thế giới Đây là một hìnhthức mới và để lại hậu quả nghiêm trọng hơn so với những hình thức bắt nạt,bạo lực học đường khác Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nhiều trườnghợp học sinh bị bắt nạt trực tuyến đã xảy ra và để lại hậu quả là những vụ tựsát thương tâm được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng Vàonăm 2013, tại Trung Quốc có đến 56,88% tổng số khách thể là nạn nhân củabắt nạt trực tuyến trong độ tuổi 15-17 tuổi Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứucủa tác giả Trần Văn Công và cộng sự (2015) cho thấy, có 24% tổng số kháchthể nghiên cứu là nạn nhân của ít nhất một hình thức bắt nạt trực tuyến [3].

Có thể thấy, bắt nạt trực tuyến là hình thức bắt nạt vô cùng nguy hiểm bởi hậuquả nó để lại không chỉ là những vết thương trên thân thể như bắt nạt thôngthường, nó tác động đến mối quan hệ xã hội, học tập, gây ra sự tổn thươngtâm lí, tinh thần, nghiêm trọng hơn là có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng củahọc sinh và nhận định đây là vấn đề của toàn cầu

4.4 Đại dịch Covid-19 trong xu thế toàn cầu hóa

Trong bài viết “Toàn cầu hóa thế kỷ XXI và đại dịch Covid-19: Nhữngtác động đa chiều”, tác giả cho rằng, toàn cầu hóa đã làm cho đại dịch lannhanh chóng và rộng khắp thế giới chưa từng có trong lịch sử, ngược lạiCovid-19 cũng tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của con người trong thời đạitoàn cầu hóa XXI

Thứ nhất, về tác động của toàn cầu hóa tới đại dịch Covid-19, sự xuấthiện của các kênh truyền hình tin tức vệ tinh dựa trên sự kết hợp của côngnghệ báo chí và các tiến bộ khoa học kĩ thuật đã khiến cho thông tin đượctruyền tải trên phạm vi toàn cầu, vượt qua mọi khoảng cách địa lý với tốc độgần như tức thì, người dân đều có thể biết các thông tin dù không ở nơi đó.Trong thời kì toàn cầu hóa, nhiều quốc gia đã có sự đoàn kết, tương trợ lẫnnhau để phòng chống và kiểm soát mối đe dọa của đại dịch Covid-19 nhờ có

Trang 13

sự phát triển của giao thông vận tải nên sự hỗ trợ này nhanh chóng đến đượcvới Trung Quốc và các nước bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19.

Ngoài ra, toàn cầu hóa còn có tác động trái chiều tới tình hình dịchbệnh Sự lây lan của dịch Covid-19 không dừng ở cấp số cộng mà gia tăngchóng mặt với cấp lũy thừa do sự phát triển của công nghệ giao thông vận tải

đã làm xóa nhòa khoảng cách về biên giới của các quốc gia Ở Việt Nam,những người mắc bệnh hầu hết đi từ các quốc gia khác có dịch về nước bằngđường hàng không, sau đó lây nhiễm cho cộng đồng trong nước Trong vòng

5 tháng từ nơi bùng phát đầu tiên là Vũ Hán, Trung Quốc, đã có hơn 200 quốcgia và vùng lãnh thổ trên thế giới có người nhiễm virus corona Đó chính làmặt trái của xu thế toàn cầu hóa trên lĩnh vực xã hội

Thứ hai, về tác động của đại dịch Covid-19 đến toàn cầu hóa, một đặctrưng lớn nhất là sự thay đổi về cách con người tiêu dùng Khi đại dịch Covid-

19 xảy ra, các quốc gia tâm điểm thực hiện lệnh phong tỏa, cách ly, yêu cầumọi người ở trong nhà, không ra khỏi nhà, chợ và các trung tâm thương mạiphải đóng cửa hoặc hạn chế đông người, các siêu thị trống không hàng hóa Nhưng cuộc sống và nhu cầu tiêu dùng của con người không thể dừng lạiđược Đây chính là thời điểm phù hợp nhất cho thấy giá trị to lớn của thươngmại điện tử Amazon đang phải đối mặt với sự gia tăng đột biến của các đơnhàng trực tuyến Vì vậy, việc giao hàng trở nên chậm trễ hơn Thậm chí một

số mặt hàng nhất định đang thiếu hụt trầm trọng Dù nhiều nhân viên có kếtquả dương tính với Covid-19, Amazon vẫn duy trì hoạt động của kho hàngnhằm đáp ứng nhu cầu người mua [7]

Trang 14

triển của xã hội Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Thứ trưởng Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà nhận định rằng: “Bất bình đẳng giớivẫn tồn tại mà nguyên nhân căn bản là những định kiến về giá trị, về cách ứng

xử và vai trò của nam giới và phụ nữ trong xã hội Kỷ nguyên số và hội nhậpvới sự ứng dụng rộng rãi các tiến bộ công nghệ đã và đang nhanh chóng giảiphóng con người khỏi những công việc đòi hỏi nhiều sức lực, công việc nặngnhọc, những công việc giản đơn có tính lặp lại, cũng như các công việc nộitrợ Kỷ nguyên số đang mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới” [25]

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế

và những chính sách kinh tế mới, chính sách về giới và lồng ghép giới vào cácchương trình kinh tế – xã hội của địa phương cùng với công tác tuyên truyền

về bình đẳng giới được quan tâm thì sự phân công lao động trong gia đình đã

có chuyển biến tích cưc theo hướng tiến bộ và bình đẳng Người phụ nữkhông còn bị bó hẹp trong lĩnh vực nội trợ mà đã vươn lên làm kinh tế, tăngthu nhập cho gia đình và tham gia các hoạt động xã hội Từ những hoạt động

đó, họ thấy được vai trò, giá trị của bản thân và ý thức được vị thế và quyền

cá nhân của mình Đây là một cơ hội cho tất cả mọi người, đặc biệt mở ra cơhội cho những người phụ nữ tự tin tiến ra bên ngoài, phát huy khả năng củamình, khẳng định giá trị của bản thân, nỗ lực cho sự bình đẳng của phụ nữ vàđón nhận những luồng văn hóa mới từ mọi nơi Tuy nhiên, theo Báo cáoKhoảng cách giới toàn cầu 2020 (Global Gender Gap Report 2020), thế giớicần đến 257 năm để có thể hoàn toàn loại bỏ sự chênh lệch về mặt kinh tếgiữa hai giới Chỉ có 55% phụ nữ từ 15-64 tuổi tham gia vào lực lượng laođộng, trong khi nam giới chiếm đến 78% và đặc biệt, ở vị trí lãnh đạo cấp caotrên toàn cầu, phụ nữ chiếm ít hơn một phần ba (khoảng 29%) [26]

4.6 Bạo lực gia đình

Hội nhập và tham gia toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam chịu những tácđộng tích cực lẫn tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội Gia đình là tế

Trang 15

bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội thay đổi, trong đóbao gồm những đổi mới về mối quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cánhân và gia đình [18].

Trong môi trường toàn cầu hóa, kinh tế thị trường, hoạt động của conngười tập trung nhiều vào công việc và các hoạt động khác bên ngoài giađình Áp lực của công việc, lợi nhuận và cạnh tranh toàn cầu làm giảm thờigian dành cho việc chăm sóc gia đình – một nhu cầu thiết yếu đối với cácthành viên trong gia đình, đặc biệt là những đối tượng như trẻ em, người già,người bị ốm đau, và tạo ra những bất bình đẳng mới trong quan hệ gia đình.Mặt trái của toàn cầu hóa gây ra những xung đột mới trong gia đình thời hiệnđại trên cơ sở giới Ở đô thị, bất đồng giữa vợ và chồng chủ yếu từ cách ứng

xử giữa hai người; ở nông thôn chủ yếu từ lý do kinh tế Rõ ràng là, sự mởrộng cơ hội phát triển tự do cá nhân của nam giới cũng như của phụ nữ Sựxung đột trong quan hệ vợ chồng bắt nguồn từ xung đột về vai trò của giađình, trong giai đoạn đổi mới kinh tế Tỷ lệ ly hôn ngày một tăng một phần doquan niệm xã hội về ly hôn không nặng nề như trước Điều đáng lưu ý là gầnđây, tỷ lệ phụ nữ đứng đơn xin ly hôn cao gần gấp đôi so với nam giới (47%

so với 28.1%) [trích dẫn theo: 12] Điều này cho thấy phụ nữ ý thức hơn vềquyền của mình và sự chủ động của họ trong cuộc sống hôn nhân xu hướngtăng

Tác động tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa còn thể hiện ở bạo lực giađình nổi lên như là một trong những vấn đề cần nhận được nhiều sự quan tâm,

lo lắng của dư luận xã hội Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, bạo lựcgia đình chiếm 53.1% trong số nguyên nhân dẫn tới ly hôn [12] Tình trạngbạo lực xảy ra với cả người vợ và người chồng Tuy nhiên, người chồng vẫn

là chủ thể chính gây ra bạo lực với các hình thức nghiêm trọng như đánh,mắng chửi, ép quan hệ tình dục Số liệu Tổng cục thống kê năm 2010 chỉ ra,

Trang 16

gần 3% số phụ nữ được hỏi đã bạo hành chồng trong khi có đến 88.5% phụ

nữ bị chồng bạo hành [8, tr.122]

Từ đó, đề xuất nghiên cứu về phản ứng, hành vi ứng xử của nữ thanhniên, thuộc tầng lớp thanh niên – lực lượng xã hội to lớn có vai trò quyết địnhtương lai, dưới sự tác động của toàn cầu hóa mang lại như tiếp cận nguồnthông tin liên tục, những chính sách pháp luật về hôn nhân, gia đình, đượcnâng cao nhận thức về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, họđược kỳ vọng đón nhận những mặt tích cực của toàn cầu hóa, nâng cao vị thế,vai trò của người phụ nữ trong gia đình nói riêng và xã hội nói chung

Trang 17

Phần 2 ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

“Hành vi ứng xử của nữ thanh niên Hà Nội đối với bạo lực gia đình do

người chồng gây ra”

(Nghiên cứu trường hợp tại quận Hoàn Kiếm, huyện Thạch Thất, Hà Nội)

1 Tính cấp thiết

Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu Ở Việt Nam, bạo lực giađình diễn ra khá phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân và đã có mặt ở hầu hếtcác tỉnh thành, vùng miền trên đất nước Mặc dù không nên “tuyệt đối hóabạo lực giới một chiều” nhưng có một thực tế, bạo lực giới trong gia đìnhphần lớn là do nam giới gây ra với phụ nữ Như số liệu Tổng cục thống kênăm 2010 chỉ ra, gần 3% số phụ nữ được hỏi đã bạo hành chồng trong khi cóđến 88.5% phụ nữ bị chồng bạo hành [trích dẫn theo: 8, tr.122] Tuy ViệtNam đã thực hiện và thể hiện nhiều cam kết cao trong việc xây dựng Luật vàcác chính sách đối phó, nỗ lực trong thúc đẩy tuyên truyền cộng đồng về thựchiện quyền của phụ nữ, phòng chống bạo lực gia đình nhưng vẫn tồn tạikhoảng trống giữa lý thuyết và thực tế triển khai Điều này còn thể hiện ngay

cả trong hành vi ứng xử của người phụ nữ khi chính họ là nạn nhân của bạolực gia đình do chồng gây ra Một nghiên cứu tại một số phường thuộc quậnThanh Xuân, Hà Nội năm 2006 cho kết quả khảo sát, chỉ 4% phụ nữ có dựđịnh cam chịu nhưng thực tế, có tới 76% đã phải chịu đựng, chấp nhận bị bạolực [1, tr.81-83] Không chỉ Luật pháp hay chính sách mà từ suy nghĩ, ý địnhhành động đến hành động thực tiễn của các nạn nhân còn cả một khoảng cáchrất xa để có thể thay đổi

Cùng với sự khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây nên, Việt Nam nóiriêng phải thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch, trong đó mô hìnhgiãn cách xã hội được triển khai tác động mạnh mẽ nhất Bên cạnh lợi íchgiúp giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh thì “bạo lực có nguy cơ gia tăng khi phụ

Ngày đăng: 23/10/2024, 19:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w