HOAT ĐỘNG CUA WTO TRONG LĨNH VUC THƯƠNG MẠI DỊCH VỤCÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI CUA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO QUY ĐỊNH CUA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO Khái lược chung về quyền
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
BAO CÁO KẾT QUA
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CAC VAN ĐỀ PHÁP LY CO BẢN VỀ Tổ CHUC VÀ HOAT DONG
CUA TO PHỨP THƯƠNG MAI THE GIGI (WTO)
VA VAN DE GIA NHAP CUA VIET NAM
NHOM NGHIEN CUU
Chủ nhiệm đề tai: ThS Lê Mai AnhThu ky dé tai: GV Dé Mạnh Hồng
ee oh
HA NOI - 2001
Trang 2Tổng thuật nội dung của đề tài
Các vấn đề pháp lý của GATT và quá trình chuyển đổi GATT
Mục đích, nguyên tac tổ chức và hoạt động của WTO
Quy chế thành viên của WTO
Cơ cấu tổ chức của WTO
HOAT ĐỘNG CUA WTO TRONG LĨNH VUC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
Các quy định có tính chất chung trong thương mại hàng hóa
Các quy định chuyên biệt điều chỉnh thương mại quốc tế vì
mục đích đẩy mạnh tự do hóa thương mại toàn cầu
Các quy định điều chỉnh thương mại hàng hóa có tính nhạy
46
69 697777 8] 818999
105
Trang 3HOAT ĐỘNG CUA WTO TRONG LĨNH VUC THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI CUA QUYỀN SỞ HỮU
TRÍ TUỆ THEO QUY ĐỊNH CUA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
(WTO)
Khái lược chung về quyền sở hữu trí tuệ
Một số nội dung cơ bản liên quan đến thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ theo quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Sự tương thích giữa pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam
so với các quy định của Tổ chức thương mại thế giới
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO
Giải quyết tranh chấp theo các quy định của GATT 1947
Quy chế giải quyết tranh chấp của WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và các nước đang
phát triển
TIẾN TRÌNH VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THỂ
GIỚI WTO
Chính sách gia nhập WTO của Việt Nam
Mục tiêu, cơ hội và thách thức của việc Việt Nam gia nhập WTO
Tiến trình Việt Nam gia nhập WTO
Những vấn đề đặt ra qua các phiên họp của nhóm công tác về
việc Việt Nam gia nhập WTO
KẾT LUẬN
ĐANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
110 125
125128
139
146146152 164
170
170175 197 199
216217
Trang 4BÁO CÁO PHÚC TRÌNH
A MỤC DICH, PHAM VI NGHIÊN CỨU
1 Tính cần thiết của đề tài
Thập kỷ 90 đầy biến động đã mang lại cho nhân loại những thay đổi
và thách thức to lớn Xu thế toàn cầu hóa đã hình thành và phát triển mạnh
mẽ là xu thế tất yếu khi cộng đồng quốc tế bước sang thiên niên ky mới
-một thiên niên kỷ đầy triển vọng song cũng đầy thách thức
Trong bối cảnh quốc tế như vậy, sự hội nhập vào đời sống chung của
cộng đồng quốc tế là nhu cầu cấp thiết đối với mỗi quốc gia, nhất là trong đời
sống kinh tế quốc tế Đặc biệt đối với Việt Nam - một đất nước sau khi ra khỏicuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử của mình, đã phải đương đầu với
bao khó khăn, gian khổ và trở ngại trên con đường phát triển và xây dựng lại
đất nước Vì thế, việc hội nhập với nền kinh tế thế giới sẽ mang lại nhiều điều
kiện thuận lợi mới, mở ra những khả năng to lớn cho Việt Nam phát triểnkinh tế và nâng cao đời sống nhân dân Nhận thức được vấn đề quan trọng
này, Việt Nam đã có những hoạt động tích cực đầy năng động trong quátrình tham gia vào xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới Việc Việt Nam
chính thức trở thành thành viên ASEAN là một minh chứng điển hình Sự rađời của WTO (Tổ chức thương mại thế giới) dựa trên cơ sở của GATT (Hiệpđịnh chung về thuế quan và thương mại) là cơ hội và triển vọng đầy tiểm năngcho sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế mỗi quốc gia nói riêng.Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập tổ chức kinh tế toàn cầu này, đã tiến hànhcác cuộc đàm phán cần thiết, tuy nhiên quá trình phấn đấu để trở thành
thành viên của WTO hoàn toàn không dễ dàng WTO đã đưa ra những điều
kiện, yêu cầu cụ thể đối với các quốc gia xin gia nhập Tổ chức Trong thựctrạng như vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề pháp lý quan trọng liên
quan đến WTO là cần thiết cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế
Việc triển khai và thực hiện đề tài khoa học KH 99-12 với tiêu đề:
"Các vấn đề pháp lý cơ bản về tổ chức và hoạt động của Tổ chức thương
mại thế giới (WTO) và vấn dé gia nháp của Việt Nam" nhằm đáp ứng 6một mức độ nhất định cho yêu cầu hiện thời của Việt Nam trong quá trìnhgia nhập WTO
Trang 52 Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu có hệ thống, toàn diện quá trìnhhình thành và phát triển của hệ thống thiết chế thương mại đa phương toàncầu - bat đầu từ GATT đến WTO thông qua cơ cấu tổ chức và hoạt động
của GATT trước kia cũng như WTO hiện nay, cùng các thành quả đã đạtđược cũng như các khó khăn, trở ngại trong quá trình hoạt động của thiết
chế thương mại này trong thực tiễn hoạt động kinh tế quốc tế Đồng thời
trình bày và phân tích quá trình xin gia nhập WTO của Việt Nam, trước sự
đòi hỏi, yêu cầu của Tổ chức thương mại quốc tế này, cùng việc đáp ứng vàthỏa mãn các điều kiện, yêu cầu này, để từ đó rút ra những khó khăn và
thuận lợi của chúng ta khi Việt Nam được chính thức công nhận là thành
viên của WTO
Pham vi nghiên cứu của đề tài được xác định dựa trên cơ sở khẳngđịnh mục đích nghiên cứu của đề tài, vì vậy nội dung được đề cập sẽ bao
gồm những vấn đề khoa học sau đây:
- Quá trình hình thành và phát triển cũng như kết quả hoạt động củaGATT (tổ chức tiền thân của WTO).
- Sự ra đời của WTO trên nền tang của GATT, cùng các hoạt độngcủa nó thông qua bộ máy vận hành của tổ chức quốc tế này đã mang lại chođời sống thương mại quốc tế những thay đổi mới so với thời kỳ hoạt động
của GATT
- Việt Nam xin gia nhập WTO và quá trình thực hiện các yêu cầu-của WTO đối với Việt Nam Xác định những thuận lợi và khó khăn màchúng ta sẽ gặp phải khi trở thành thành viên chính thức của WTO
3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên các quan điểm chính thức củaĐảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách đối ngoại của nước ta trong
quan hệ quốc tế Nội dung của đề tài được trình bày trên nền tảng lý luận
được nghiên cứu tổng hợp từ các văn bản pháp luật của Việt Nam, các điềuước quốc tế hữu quan và các tài liệu pháp lý khác Đề tài được thực hiệntrên cơ sở nghiên cứu của tập thể tác giả, có tham khảo và chọn lọc phù hợp
các tài liệu, các tham luận và báo cáo khoa học, cũng như sách chuyên khảo
về lĩnh vực thương mại quốc tế
Trang 6Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện
đề tài khoa học là phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, phươngpháp duy vật lịch sử Đây là những phương pháp được sử dụng có tính chủ
đạo, ngoài ra đề tài còn được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu
có tính đặc thù của khoa học xã hội như phương pháp phân tích, tổng hợp
và so sánh giữa lý luận và thực tiễn để giải quyết các vấn đề được đặt ra
trong nội dung của đề tài khoa học này
và tìm hiểu ở các cấp độ khác nhau do các cơ quan khác nhau thực hiện
Tuy nhiên, việc nghiên cứu từ góc độ Luật quốc tế còn chưa nhiều, chưađược đây đủ Trong khi đó, các quan hệ kinh tế quốc tế luôn phát triển và
biến đổi không ngừng, các sự kiện quốc tế làm đảo lộn các cơ chế vận hànhtưởng đã ổn định của cộng đồng quốc tế, tất cả cái đó không nằm ngoài quyluật chung của sự vận động và phát triển quan hệ quốc tế, cơ chế vận độngcủa các quan hệ này trong bối cảnh quốc tế hiện nay Vì vậy, việc thực hiện
đề tài khoa học mã số KH99-12 với phạm vi và mục đích nghiên cứu nêutrên nhằm góp phần hoàn thiện và làm sáng tỏ hơn một vấn đề pháp lý quốc
tế hết sức quan trọng và có tính thời sự trong bức tranh toàn cảnh về đời sống
của cộng đồng quốc tế, mà trong cộng đồng quốc tế-này Việt Nam đã, đang
và sẽ có những đóng góp tích cực, năng động đầy hiệu quả cho nhân loại nói
chung và cho Việt Nam nói riêng trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, tự
nguyện và cùng có lợi Muốn đạt được những mục tiêu nghiên cứu nêu trên,
việc nghiên cứu cần phải có tính tổng thể đề cập tới cả hai lĩnh vực lý luậncũng như thực tiễn của thương mại quốc tế Công trình khoa học của tập thể
tác giả nghiên cứu mang lại những đóng góp có ý nghĩa khoa học sau đây:
- Góp phần làm sáng tỏ hơn cơ chế vận hành của WTO, từ đó xácđịnh tính chất khoa học, những thay đổi cần thiết và thích ứng của hệ thống
các văn bản pháp luật và cơ chế quản lý trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại củaViệt Nam
Trang 7- Ở mức độ nhất định, công trình khoa học nhấn mạnh tới sự cẩn
thiết phải có sự thay đổi, bổ sung cho phù hợp pháp luật và chính sách thươngmại của Việt Nam với hệ thống thương mại đa phương của WTO trên cơ sởnghiên cứu các điều ước quốc tế hữu quan của WTO, có sự so sánh cần
thiết với các van bản pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại
- Thông qua việc nghiên cứu tác động và ảnh hưởng của GATT/WTO,
khẳng định xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là tất yếu, vì vậy việc
gia nhập WTO của Việt Nam là hết sức cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển và nâng cao nền kinh tế quếc gia theo
đúng đường lối và định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
- Ý thức được ý nghĩa của dé tài nghiên cứu, nhóm tác giả muốn
thông qua chất lượng của công trình khoa học của mình, thể hiện sự đónggóp có hiệu quả của mình đối với pháp luật quốc tế nói chung và các nhà
luật gia quốc tế nói riêng trong việc tìm hiểu, và nghiên cứu một vấn đề
khoa học quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.
5 Kết cấu của đề tài
- Báo cáo phúc trình
- Các chuyên đề
B TONG THUAT NỘI DUNG CUA ĐỀ TÀI
Hiện nay, tổ chức thương mai thế giới (viết tat là WTO) là một thuật
ngữ không còn xa lạ trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động củacác tổ chức kinh tế ở nước ta Hội nhập khu vực và thế giới, gia nhập tổchức thương mại thế giới là mục tiêu hướng tới trong hiện tại và trong tương
lai của Nhà nước ta
Để có những hiểu biết cần thiết về phương diện pháp lý đối với Tổ
chức quốc tế rộng lớn này, Ban chủ nhiệm và nhóm cộng tác viên đã thực
hiện việc nghiên cứu dé tài để tìm hiểu: các vấn đề pháp lý cơ bản về tổchức và hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới (viết tat là WTO) vàquá trình để gia nhập tổ chức này của Việt Nam
Hiện tại, Tổ chức thương mại thế giới (viết tất là WTO) là một tổchức quốc tế đa phương lớn nhất trong lĩnh vực thương mại với sự tham gia
Trang 8của 140 nước trên khắp các châu lục Hoạt động của tổ chức thương mại thếgiới đã mang lại những hiệu quả nhất định đối với nền kinh tế của mỗi quốc
gia Nhằm tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước,Nhà nước ta đang chuẩn bị những điều kiện vật chất, kiện toàn hệ thốngpháp luật và những yêu cầu khác để chuẩn bị cho việc gia nhập WTO.
Việc tìm hiểu về tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất này sẽ bắt đầu
từ việc nghiên cứu chuyên đề: "Các vấn đề pháp lý của GATT và quá trình
chuyển từ GATT thành WTO"
| CAC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CUA GATT" VÀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
GATT THÀNH WTO"
1 Các vấn dé pháp lý của GATT
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), thế giới bước vào thời kỳphân chia sâu sắc và phát triển theo các xu hướng chính trị khác nhau, thậmchí đối lập nhau Trong bối cảnh đó, cộng đồng thế giới vẫn nỗ lực hoạtđộng cho quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới Vì sự phát triển ổnđịnh và bền vững của một nền thương mại quốc tế, cộng đồng các nước đã
cố gắng hội đàm và loại bỏ phần lớn những mâu thuẫn, xung đột hoặc ít ra
là những hậu quả tiêu cực phát sinh trong lĩnh vực điều chỉnh các quan hệthương mại trong điều kiện toàn cầu bằng Luật quốc tế Xuất phát từ
nguyện vọng này, các quốc gia đã ý thức được sự cần thiết của việc xây
dựng một thỏa thuận đa phương toàn cầu về thương mại quốc tế Chính vì
vậy, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (viết tắt là GATT) đãđược ký kết vào năm 1947 '
Số lượng các thành viên đầu tiên của GA TT chi vén vẹn có 23 quốc
gia Đến tháng 4 năm 1994 số lượng các nước tham gia GATT đã tăng lên
123 thành viên Điều đó chứng tỏ vai trò và vị trí ngày càng được khẳngđịnh của GATT trong quá trình điều hành quan hệ thương mại quốc tế Mac
dù, GATT không đưa ra được danh mục rõ ràng các mục tiêu và nguyên tắctrong hoạt động, nhưng thông qua việc nghiên cứu và phân tích tổng thể cácđiều khoản có liên quan của Hiệp định thương mại đa phương này, ta vẫn có
(*) GATT: Hiệp đính chung về thuế quan và thương mại.
(**) WTO : Tổ chức thương mai thế giới.
Trang 9thể xác định được các mục tiêu cũng như nguyên tắc hoạt động của GATT
Thứ hai, xác lập trách nhiệm tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tếtrong quan hệ thương mại.
Thứ ba, xây dựng một chế độ pháp lý thống nhất giành cho các
nước đang phát triển bảo đảm sự công bằng trong quan hệ thương mại, tạođiều kiện ngang bằng nhau cho các nước này phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống nhân dân
Thứ tr, giảm dan mức thuế quan trong các quan hệ mau dịch quốc
tế giữa các nước thành viên
Thứ năm, nghiêm cấm các loại thuế có tính bất bình đẳng đối vớihàng hóa xuất khẩu của nước ngoài, xây dựng quan hệ bình đẳng trong
cạnh tranh, xác lập nghĩa vụ cạnh tranh lành mạnh hợp pháp.
Thứ sáu, đạt được một chính sách thống nhất chống bán phá giá,
qua đó tạo ra môi trường thương mại quốc tế lành mạnh
Thứ bảy, tạo các điều kiện để thúc đẩy quá trình tự do thương mạigiữa các nước thành viên để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện
để phát triển nền sản xuất xã hội
Để hoạt động, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại đã dé
ra các nguyên tắc pháp luật chủ yếu Trên cơ sở các nguyên tắc pháp luậtnày, các nước thành viên đã có một hành lang pháp lý để tiến hành cáchoạt động thương mại Các nguyên tắc cơ ban đó là:
Nguyên tắc thứ nhất, không phân biệt đối xử trong thương mại quốc
tế giữa các nước thành viên Nguyên tắc được đảm bảo thi hành bang chế
độ đãi ngộ tối huệ quốc đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá
cảnh, cũng như các khoản thu liên quan tới các hoạt động thương mai này
Trang 10Nguyên tắc thứ hai, bảo đảm “thâm nhập thị trường ngày càng tăng
4 "1
và có tính dự báo" nhằm tạo ra môi trường thương mại ổn định
Nguyên tắc thứ ba, thúc day cạnh tranh công bằng được thể hiện ở nội dung "tự do cạnh tranh trong những điều kiên bình đẳng như nhau".
Nguyên tắc thứ tu, tự do hóa và phát triển thương mại quốc tế, cácthành viên của GATT thỏa thuận nhân nhượng lẫn nhau trong vấn dé hạn chếbiểu giá thuế quan cũng như loại bỏ những hạn ngạch về số lượng trong GATT
Nguyên tắc thứ năm, có di có lại, cụ thé là quar hệ quốc tế về
thương mại giữa các quếc gia trong linh vực giành cho nhau các ưu đãi thương mại — chính tri.
Nguyên tắc thứ sáu, phát triển thương mại quốc tế bằng con đường
đàm phán đa phương, được thực hiện thường xuyên trong các quan hệ mậu
dịch quốc tế như đàm phán đa phương về biểu giá thuế quan và các hàng
rào phi thuế quan hay giải quyết các tranh chấp thương mại bằng conđường đàm phán.
Sau gần nửa thế kỷ tổn tại và phát triển, GATT đã trở thành một hệthống thể chế pháp lý của nền thương mại thế giới Mặc dù có những khiếmkhuyết nhất định, GATT đã đóng vai trò là người bảo vệ các nguyên tắc
thương mai tu do trong nền kinh tế thị trường
GATT tự nó không tạo ra một tổ chức quốc tế, mà chỉ ghi nhận
trong nội dung của mình về "các bên ký kết" Tuy nhiên, trong quá trình
vận hành va đưa ra các quyết định, GATT đã dần dan trở thành như là tổ
chức quốc tế có trụ sở đóng tại Giơnevơ (Thuy Si) và có cơ chế pháp lý hoạtđộng đảm bảo
Quá trình phát triển mạnh mẽ của GATT đã biến đổi một điều ướcquốc tế về tự do hóa biểu giá thuế quan thành một hệ thống tổng thể dài hạn
với trên 200 thỏa thuận thương mại đa phương, quá trình này đã được cộng
đồng quốc tế công nhận và đương nhiên chấp thuận trong các thương mại
quốc tế
Trong quá trình vận hành của GATT vào đời sống thương mại quốc
tế, GATT năm 1947 đã được bổ sung, sửa đổi thích hợp và cho tới nay gồm
4 phần, có 38 điều khoản Cộng đồng quốc tế đã ý thức được những khó
Trang 11khăn và phức tạp của yêu cầu điều chỉnh luật pháp hiện hành của mỗi quốcgia, nên các thành viên đã đi đến thỏa thuận: nhất trí phương thức áp dụngbản Nghị định về 4p dung tạm thời GATT năm 1947 là dựa trên cơ sở tựnguyện Chang hạn, theo thỏa thuận các bên ký kết có nghĩa vụ thực thi
toàn bộ phần I và II với mức độ áp dụng là có tính tuyệt đối Đối với phầnIII, việc 4p dung và được thực thi ở mức độ không trái với Luật Quốc gia
của mỗi bên ký kết Phần IV được bổ sung vào năm 1966 theo kiến nghịcủa các nước đang phát triển và chậm phát triển
Đánh giá chung về việc áp dụng các điều khoản của GATT, cácnước đều xác định: trong thực tế không thể có sự nhất trí toàn cầu về chuẩn
mực pháp lý trong thương mại quốc tế Chính vì vậy, mỗi khi phát sinh các
bất đồng về cách hiểu và áp dụng các quy tắc thương mại thì GATT phảitìm kiếm các giải pháp trung hòa có tính thỏa hiệp để điều chỉnh các vấn dé
có liên quan; đồng thời, hướng dẫn sự tiến triển pháp lý theo từng tìnhhuống cụ thể phát sinh trong thương mại quốc tế Trong khuôn khổ pháp lý
của GATT 1947 được tạo dựng từ vòng đàm phán hợp tác đa phương, mỗicuộc đàm phán về thương mại quốc tế chỉ thành công khi có sự kết hợp giữatham khảo ý kiến và đàm phán chính thức giữa các bên hữu quan
Quá trình tiến hành các vòng đàm phán, GATT luôn hướng tới để
đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Thúc đẩy tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên
- Đảm bảo tính minh bạch của môi trường thương mại quốc tế
,
- Đảm bảo tính bền vững của môi trường thương mại quốc tế
Nội dung các vòng đàm phán tại diễn đàn GATT ngày càng sâu
rộng và phức tạp: Mỗi lĩnh vực đàm phán đều có tính nhạy cảm cao về kinh
tế, chính trị, đồng thời rất phức tạp về mặt kỹ thuật và pháp lý Chính vìvậy, có những Hiệp định phải đàm phán kéo dài hơn chục năm.
Trong quá trình vận hành của GATT, các bên tham gia ký kết mới
có đủ quyền để giải thích các điều khoản của Hiệp định, không ai có quyềnnày Bằng cách thông qua các báo cáo, các khuyến nghị các bên ký kếtcông nhận giá trị pháp lý của chúng Chính đặc điểm này, đặt ra đối với mỗi
thành viên xây dựng năng lực tự bảo vệ quyền lợi của mình trên các diễn
Trang 12đàn của hệ thống thương mại đa biên Trong nội dung của GATT, có quyđịnh về điều khoản tự vệ thể hiện tính chất vừa chặt chẽ (để tránh lạm dụng)vừa mềm dẻo (để bảo đảm an toàn) trong quá trình vận hành của GATT.Trong thời gian GATT tồn tại đã có khoảng 123 trường hợp vận dụng điềukhoản tự vệ Tuy nhiên, do quy trình tố tụng rất phức tạp nên các bên vẫnthiên về tìm kiếm các biện pháp mềm dẻo khác như thỏa thuận tay đôi vềxuất khẩu.
Trong các quy định của GATT về việc thông qua quyết định mộtvấn đề hữu quan nào đó, thường đòi hỏi sự có mặt của tất cả hoặc một tỷ lệxác định các bên ký kết nhưng trong thực tế các quyết định vẫn được thông
qua với số đại diện hiện có tại hội nghị
Qua thực tiễn vận hành, GATT còn thiếu các cam kết rõ rang dambảo thực hiện và các cơ quan giám sát cần thiết Sự bảo đảm chủ yếu là dựavào việc các bên tôn trọng cam kết quốc tế trong điều ước quốc tế Quy chếcủa GATT trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh còn quá lỏng lẻo,chủ yếu là dựa trên sự hòa giải, dàn xếp giữa các bên là chính Quy chế này
được thay thế bằng một quy chế mới có hiệu quả hơn trong khuôn khổ pháp
ly của Tổ chức thương mai thế giới (WTO) sau này
2 Các vòng đàm phán va quá trình thành lập WTO
Gần nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, GATT từ chỗ chỉ là hiệp địnhtổng quát về thuế quan và thương mại đã thực sự trở thành tổ chức thươngmại đa phương toàn cầu, quản lý và điều hành hơn 80% các trao đổi thương
mại hàng hóa và dịch vụ trên toàn thế giới Mặc dù còn có thiếu sót, hạn
chế trong quá trình điều hòa thương mại quốc tế, nhưng GATT đã thể hiện
rõ vai trò quan trọng của mình trong việc tổ chức và tiến hành các vòngđàm phán thương mại đa phương và cat giảm thuế quan và phi thuế quan
Trong khuôn khổ của GATT 1947 đã diễn ra 8 vòng đàm phán đa phương,
kể từ năm 1947 đến 1994 Nội dung các vòng đàm phán đã mở rộng từ catgiảm thuế quan và biện pháp phi thuế quan đến cải cách hệ thống pháp lý,
cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT
Năm vòng đàm phán đầu tiên (từ 10/1947 đến 1961) tập trung giảiquyết vấn đề cắt giảm thuế quan đối với sản phẩm chế biến (trừ sản phẩmnông nghiệp) và việc sử dụng các biện pháp cắt giảm song phương Theo
Trang 13phương pháp này, các bên ký kết hữu quan sẽ đàm pháp song phương với
nhau để cắt giảm thuế quan đối với từng sản phẩm cụ thể.
Trong thực tế áp dụng, phương pháp cat giảm thuế quan song
phương có ưu điểm là đơn giản, dé áp dụng nhưng kết quả rất hạn chế vì
các bên phải đàm phán về từng sản phẩm riêng biệt mất nhiều thời gian và
hoàn toàn không thích ứng với nhu cầu và thực tiễn tăng trưởng mạnh mẽ
của thương mại quốc tế Do đó, hai vòng đàm phán tiếp theo là tập trung về
cát giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan đã đưa ra được cácphương pháp mềm dẻo hon theo cách tính tổng thể Chẳng hạn, theo dénghị của Hoa Kỳ là cat giảm theo dòng thuế hay theo dé nghị của EC là bênnào có mức thuế quan cao hơn thì giảm nhiều hơn
Trong hai vòng đàm phán tiếp theo: vòng đàm phán Kennơdi (từ
11/1963 đến 5/1967) không chỉ đưa đến cắt giảm thuế quan mà còn đạt
được thành công đầu tiên trong việc hạn chế các hàng rào phi thuế quan vớiviệc thông qua các quy định về chống phá giá và giá trị hải quan; vòng
TOki6 (từ 9/1973 đến 11/1979), đã nỗ lực mở rộng và cải thiện hệ thống cácvấn đề của vòng đàm phán Kennơdi
Trong vòng đàm phán Tokio đã đạt được những kết qua quan trongtrong 3 lĩnh vực thương mại là cắt giảm thuế quan, giảm thiểu hàng rào phithuế quan và cải cách cơ chế giải quyết tranh chấp Thành công nhất địnhcủa vòng đàm phán Tôkiô lại là dấu hiệu của một thời kỳ khó khăn đang đến
Thành công của GATT trong việc cắt giảm thuế quan tới mức thấp
nhất, đã khiến cho chính phủ các nước đưa ra các hình thức bảo vệ khác cho
các lĩnh vực kinh tế để đương đầu với sự cạnh tranh từ bên ngoài Chính phủcác nước ký kết, tùy theo điều kiện và chính sách phát triển kinh tế củamình, luôn tìm cách áp dụng các biện pháp phi thuế quan để hạn chế nhậpkhẩu Đồng thời, việc các nước phát triển trợ cấp cho ngành nông nghiệpcủa họ làm cho việc xuất khẩu các mặt hàng này của các quốc gia đang pháttriển bị đình trệ GATT đã không đáp ứng được yêu cầu của các nước đang
và chậm phát triển Tình hình này làm giảm hiệu qua và độ tin cậy của GATT
Thương mại thế giới ngày càng trở nên phức tạp, toàn cầu hóa đãhình thành trong nền kinh tế thế giới, đầu tư quốc tế bùng nổ, thương mạidịch vụ ngày càng tăng, vấn dé môi trường đã làm cho GATT không còn
Trang 14giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thế giới như những năm dau tiên tồn tại Hơn nữa, trong quá trình tồn tại và hoạt động GATT còn có nhiều
hạn chế như: đối với nông nghiệp, hệ thống đa biên còn có nhiều khiếmkhuyết mà không thể khắc phục được Thậm chí, thể chế và hệ thống giảiquyết tranh chấp thương mại của GATT cũng kém hiệu quả đã không đápứng được nhu cầu khách quan của nền kinh tế thế giới không ngừng biến
đổi và phát triển, cùng với sự phát triển nhanh của khoa học, công nghệ.
GATT đã mất dần vai trò lich sử trong đời sông kinh tế quốc tế, cần phảiđược thay thế bằng một tổ chức quốc tế khác để đáp ứng việc điều chỉnhhữu hiệu các vấn đề quan trọng, bức xúc của việc mở rộng hệ thống thươngmại toàn cầu Vòng đàm phán thứ tám - vòng đàm phán Uruguay - đã diễn
ra nhằm đáp ứng nhu cầu trên của nền kinh tế thế giới
Vòng đàm phán Uruguay (1986 — 1994) với mục đích loại bỏ nguồn
gốc của chính sách bảo hộ và các cản trở trá hình trong sự phát triển thương
mại quốc tế Chính sách bảo hộ và các trở ngại đó, đã làm cho hệ thốngthương mại đa phương GATT hướng tới tự do hóa bị suy yếu, nó đòi lại
quyền lợi và lợi ích quốc gia bằng các biện pháp bất hợp thức với cácnguyên tắc thương mại quốc tế chung; vì vậy, đã tạo ra các nhóm quyền lợiđối đầu nhau, tạo ra nhiều cạnh tranh căng thẳng không cần thiết can trởnghiêm trọng tới sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
Ngày 15 tháng 4 năm 1994 tại Marakes (Cộng hòa Marốc) văn kiện
kết thúc vòng đàm phán Uruguay đã được ký kết, văn kiện này khẳng định
"tăng cường nền kinh tế thế giới và thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng việc
làm va thu nhập trên thế giới” Kết qua quan trọng nhất của vòng đàm phán
Uruguay là sự nhất trí thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
WTO được thành lập và đi vào hoạt động ngày 1 tháng 1 năm 1995.
Đó là thành quả to lớn của cộng đồng quốc tế, đánh dấu một bước phát triểnquan trọng trong lịch sử thương mại quốc tế WTO đại diện cho một xu
hướng phát triển mới - xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế
II MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ WTO
1 Mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của WTO
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thành lập ngày 1/1/1995 là tổchức đầu tiên và lớn nhất điều chỉnh thương mại thế giới trong hầu hết các
Trang 15lĩnh vực WTO là một tổ chức quốc tế có điều lệ riêng gồm tất cả các quy định về mục đích, nguyên tắc tổ chức, quy chế thành viên, việc ra nhập và
rút khỏi tổ chức.
Với tư cách là tổ chức thương mại của các nước trên thế giới, là cơ chế pháp lý thay thé GATT điều chỉnh nền thương mại thế giới, WTO đặt ra
cho mình những mục tiêu chính sau đây:
Mot là, thúc day tang trưởng thương mại hàng hóa và dich vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.
Hai là, thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết bất
đồng về tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổcủa hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của
công pháp quốc tế; bảo đảm cho các nước chậm phát triển được thụ hưởng
những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với
nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích họ ngày cànghội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới
Ba là, nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các
TA > * > z oe ` a 7 aA a? “7
nước thành viên, bao dam các quyền va tiêu chuẩn lao động tối thiêu được tôn trọng.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, các nước thành viên thỏa thuận
trao cho WTO thực hiện 5 chức năng sau:
- Thống nhất quản lý việc thực hiện các Hiệp định và Thỏa thuận
thương mại đa phương và đa biên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả việc trợ
giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc
tế của họ
- Tạo khuôn khổ thể chế tiến hành các vòng đàm phán thương mại
đa phương theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO
- Là.cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan
đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các Hiệp định thương
mại đa phương và đa biên
- Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các thành viên,
bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại và tuân thủ cácquy định của WTO
Trang 16- Hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ tiền tệ quốc
tế và Ngân hàng thế giới trong việc hoạch định các chính sách và dự báo vềnhững xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.
Về tổ chức của WTO, dựa trên nguyên tắc bình dang chủ quyền giữa các quốc gia và nguyên tắc đồng thuận WTO không can thiệp vào việchoạch định chính sách thương mại của các thành viên, không có chế tàimạnh trừng phat các thành viên không thực hiện đúng nghĩa vụ gây thiệt hat
cho các bên ký kết khác mà chỉ có thể cho phép bên thiệt hại áp dụng các
biện pháp trả đũa tương ứng với mực độ thiệt hại phải chịu Tất cả các quyđịnh về việc thực hiện quyền bỏ phiếu thông qua quyết định, sửa đổi một sốđiều khoản, đóng góp ngân sách hoạt động đều nhằm làm cho WTO cómột quyền năng chủ thể riêng biệt.
Về hoạt động của WTO, dựa trên nguyên tắc: mở cửa thị trường,không phân biệt đối xử, đãi ngộ tối huệ quốc, đại ngộ quốc gia và cạnhtranh công bằng, trong đó, có trù định một số ngoại lệ và ưu tiên nhất địnhcho các nước đang chuyển đổi, đang phát triển và kém phát triển nhằmkhuyến khích họ mở cửa thị trường thực hiện tự do hóa thương mại
Về quy chế thành viên, WTO có hai loại thành viên theo quy định
của Hiệp định: thành viên sáng lập và thành viên gia nhập
Thành viên sáng lập là các thành viên tham gia ký kết GATT nam
1947 và phê chuẩn Hiệp định về WTO trước ngày 31/12/1994
Thành viên gia nhập là các thành viên gia nhập Hiệp định WTO saungày 1/1/1995
Thành viên của WTO không chỉ gồm các quốc gia mà còn có các tổchức quốc tế có liên quan và các lãnh thổ thuế quan riêng biệt Đó là cáclãnh thổ không có tư cách quốc gia nhưng là các thực thể có quyền tự trịhoàn toàn trong việc tiến hành quan hệ ngoại thương và đối với các vấn đềkhác được điều chỉnh trong Hiệp định WTO và các Hiệp định thương mại
đa biên Chẳng hạn, Hồng Công, Ma Cao là các thành viên như vậy.
Về cơ cấu tổ chức của WTO, theo chức năng nhiệm vụ có thể phân
ra thành ba loại cơ quan tham gia:
Loại thứ nhất, cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định
bao gồm: Hội nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng WTO, Cơ quan giải quyết tranh
chấp và Cơ quan điều chỉnh chính sách thương mại
Trang 17Loại thứ hai, các cơ quan thừa hành giám sát việc thực hiện các
Hiệp định thương mại đa phương, bao gồm Hội đồng GATT, Hội đồng
GATS và Hội đồng TRIPS
Loại thứ ba, cơ quan thực hiện chức năng hành chính - thu ky làTổng Giám đốc và Ban thư ký WTO.
2 Hoạt động của WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa.Trong lĩnh vực thương mại hàng hóa GATT đã đưa ra nhiều quyđịnh và nguyên tắc điều chỉnh WTO ra đời đã có sự bổ sung và sửa đổi nhằm giải quyết tổng thể các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực thương mại hàng hóa Việc bổ sung sửa đổi của WTO, được tiến hành từ những quy
định chung trong thương mại hàng hóa, đến các quy định chuyên môn điều
chính hoạt động công bằng hướng tới mục tiêu đẩy mạnh tự do hóa thươngmại quốc tế và hoạt động thương mại hàng hóa có tính nhạy cảm cao, sangcác quy định điều chỉnh hoạt động đầu tư liên quan đến thương mại
Các quy định chung trong thương mại hàng hóa gồm quy định vềgiá hàng hóa của Hải quan, kiểm tra hàng hóa trước khi đưa xuống tàu, tiêu
chuẩn sản phẩm và các biện pháp vệ sinh dịch tễ, thủ tục cấp giấy phépnhập khẩu
Hiệp định về định giá hải quan của WTO (Hiệp định ACV) đã đưa
ra một hệ thống quy định thống nhất đảm bảo cho sự công bằng và trung
lập để định giá nhằm mục đích hải quan, một hệ thống phù hợp với các tổ
chức thương mại và loại bỏ việc sử dụng các định giá không khách quan
hoặc không đảm bảo sự công bang Theo nguyên tắc cơ bản của Hiệp địnhgiá trị hàng hóa để thông quan sẽ được xác định dựa trên giá cả thực trảhoặc phải trả khi hàng hóa được xuất khẩu sang nước nhập khẩu (theo hoáđơn), bao gồm một số khoản phải thanh toán mà người mua phải trả như chiphí bao bì và contenơ, phí bản quyền, giấy phép Trong trường hợp phát
sinh sự khác biệt về vấn đề định giá tính thuế trên cơ sở giá cả giao dịch của
người nhập khẩu không được chấp nhận, Hiệp định ACV đưa ra 5 tiêu
chuẩn cụ thể xác định tính thuế như sau: |
- Trị giá giao dịch của hàng hóa đồng nhất
- Trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự
- TrỊ giá quy nạp
Trang 18- Tri giá theo tính toán.
- Biện pháp lựa chọn linh hoạt
Hiệp định kiểm tra hàng hóa trước khi đưa xuống tàu (Hiệp định
PSI) công nhận rang, việc kiểm tra giá hàng nhập khẩu tại các nước xuất khẩu
là rất cần thiết để kiểm tra số lượng, chất lượng hay giá của hàng nhập khẩu
và ngăn chặn hành động nâng giá, giảm giá hoặc gian lận hóa đơn Công tác
kiểm tra này, được tiến hành bởi các công ty kiểm định độc lập (Công ty PSI).
Mục đích chính của Hiệp định nhằm đưa ra các quy tắc và luật lệ đồng bộ cho các nước sử dụng dich vụ PSI và các nước xuất khẩu để các hoạt độngcủa họ không tạo ra các hàng rào ngăn cản thương mại Hiệp định PSI đưa
ra các nguyên tắc để hạn chế hoặc giảm bớt sự chậm chạp trong việc kiểmtra chất lượng, giá cả hàng hóa của các công ty PSI cũng như đảm bảo tínhminh bạch của các thủ tục kiểm tra và giữ kín các thông tin kinh doanh
Để giải quyết các khiếu nại và tranh chấp liên quan đến các hoạt động
của công ty PSI Hiệp định đưa ra một cơ chế giải quyết gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn I: Hiệp định yêu cầu các công ty PSI chỉ định đại diện chínhthức để người xuất khẩu có thể khiếu nại các quyết định của công ty PSI
Giai đoạn IT: Các công ty PSI sẽ thành lập một co quan nghiên cứuđộc lập (IRE) để cả người xuất khẩu và công ty PSI có thể trình lên các
khiếu nại của mình Các khiếu nại này sẽ được xem xét tại Ban Hội thẩmgồm 3 hội thẩm viên
Giai đoạn III: Hiệp định cho phép các nước sử dụng các dich vu PSI
và các nước xuất khẩu có thể giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hiệpđịnh PSI trong khuôn khổ giải quyết tranh chấp của WTO
Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đốt với thương mại (Hiệp địnhTBT) nhằm mục đích ngăn ngừa và loại bỏ sự lạm dụng các tiêu chuẩn sảnphẩm của các quốc gia trong thương mại quốc tế Hiệp định này quy địnhkhông được sử dụng các tiêu chuẩn sản phẩm bắt buộc để tạo ra những cản
trở không cần thiết đối với thương mại quốc tế, việc sử dụng chúng phải dựatrên những căn cứ khoa học rõ ràng.
Hiệp định về vệ sinh dịch tế (SPS) nhằm bảo vệ con người, động,thực vật khỏi những côn trùng và bệnh tật có thể thâm nhập qua các sản
Trang 19phẩm nông nghiệp nhập khẩu Hiệp định SPS quy định rõ các nguyên tắc và
điều khoản tương ứng mà các quốc gia thành viên phải áp dụng trong việcquản lý các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu như cây, hoa quả, rau tươi,
thịt, sản phẩm thịt và các thực phẩm khác Những quy định đó nhằm tránh
những nguy hiểm của việc thâm nhập và lan truyền các loại côn trùng, bệnh
tật; tránh những nguy hiểm phát sinh trong quá trình hoạt động của các chấtphân hủy, chất độc trong thực phẩm và các đồ ăn uống khác; tránh bệnhtruyền nhiễm qua động vật, cây trồng hoặc những sản phẩm từ những động
vật, cây trồng này
Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu (Hiệp định ILP),
đưa ra các quy định cho việc áp dụng và thực hiện những thủ tục hành chính
về cấp giấy phép nhập khẩu Hiệp định ILP xác định, việc cấp giấy phép là
thủ tục hành chính đòi hỏi việc nộp đơn cho cơ quan hành chính hữu quan
như là điều kiện ban đầu cho việc nhập khẩu hàng hóa Hiệp định đưa racác yêu cầu cụ thể đối với các nước thành viên và các cơ quan cấp giấy
phép sao cho thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận lợi, minh bạch Thủtục cấp giấy phép không tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với thương
mại mà còn phải chú ý tới nhu cầu phát triển thương mại và tài chính củacác nước thành viên đang phát triển, đặc biệt là phải chú ý tới các thànhviên kén phát triển nhất
Về các quy định chuyên biệt điêu chỉnh thương mại quốc tế vi
mục đích đẩy mạnh tự do hóa thương mại toàn cầu Trong các quy định
này phải kể đến Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng, các quy định
về chống phá giá và thuế đối kháng
Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM)nhằm ngăn cấm hoặc hạn chế các quốc gia sử dụng các loại trợ cấp có ảnh
hưởng tiêu cực tới thương mại các nước khác, qua đó tác động xấu đến nền
kinh tế thương mại toàn cầu, cản trở thương mại quốc tế phát triển Dựa trên
cơ sở xác lập nội dung, tính chất của trợ cấp, Hiệp định SCM chia hànhđộng trợ cấp ra làm 3 loại:
- Trợ cấp bị cấm hoàn toàn (trợ cấp đèn đỏ);
- Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể là nguyên nhân phát sinh các
biện pháp đối kháng (trợ cấp đèn vàng);
Trang 20- Trợ cấp không bị cấm và không phải là lý do tạo ra các biện pháp
sử dụng hàng nội cũng được xếp vào loại trợ cấp đèn đỏ
Trong lĩnh vực các loại trợ cấp được phép, phân chia làm hai loại:trợ cấp có thể bị khiếu kiện và trợ cấp không bị khiếu kiện
Trợ cấp có thể bị khiếu kiện, nếu gây thiệt hại đến lợi ích của cácthành viên khác Vì vậy, xét từng loại thì có thể là đối tượng của biện phápkhác phục, đồng thời có thể được áp dung cùng với các biện pháp đối kháng
Đối với trợ cấp được phép không bị khiếu kiện, đây là loại hình trợ cấp
không mang tính đặc thù nhưng đáp ứng được một số điều kiện nhất định.Chẳng hạn, trợ cấp nghiên cứu và phát triển dành cho công nghiệp, trợ cấp pháttriển khu vực xa xôi, kém phát triển của quốc gia thành viên, trợ cấp bảo vệ môitrường nhằm mục đích nâng cấp thiết bị hiện có theo tiêu chuẩn mới về môitrường được quy định trong pháp luật Trong khuôn khổ Hiệp định SCM, đã
thành lập một Ủy ban về trợ cấp và biện pháp đối kháng và nhóm các chuyêngia thường trực Nhóm công tác này là cơ quan xem xét, nghiên cứu bản chất
trợ cấp theo các nguyên tắc của Hiệp định Theo yêu cầu của các quốc gia,nhóm chuyên viên này có thể đưa quyết định cấm áp dụng một loại trợ cấphoặc có quyền đưa ra ý kiến tư vấn về sự tồn tại và bản chất của một loại trợ
cấp, theo yêu cầu của một nhóm quốc gia hay bất kỳ nước thành viên nào
Hiệp định, các quy định về các biện pháp tự vệ (Hiệp định AS)Trong trường hợp diễn biến thị trường đẩy một lĩnh vực kinh tế của
một thành viên vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì thành viên này có
quyền được áp dụng các biện pháp tự vệ cấp bách nhằm khắc phục các thiệthại do hàng nhập khẩu 6 ạt vào thị trường nội địa gây thiệt hại cho các
ngành sản xuất trong nước Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng sau khi có
kết quả xác định, sản phẩm đang được nhập với số lượng tăng đã hoặc sẽ đe
dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước của cơquan điều tra Đồng thời, các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng "ở mức độ
Trang 21cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc khắc phục tình trạng thiệt hại nghiêm trọng
và thúc day điều chỉnh".
Hình thức tự vệ do cơ quan điều tra quyết định là tăng mức thuế trầnhoặc hạn chế số lượng nhập khẩu Hiệp định AS quy định, một quốc giathành viên dự định áp dụng các biện pháp tự vệ sẽ đưa ra đề nghị bồi thường
cho các nước có lợi ích thương mại bi tác động tiêu cực do việc sử dụng các
biện pháp tự vệ Việc bồi thường theo thỏa thuận, trong trường hợp khôngthỏa thuận được thì các nước thành viên xuất khẩu có thể áp dụng biện pháptrả đũa dưới hình thức chấm dứt sự nhượng bộ hoặc không thực hiện nghĩa
vụ mà nước áp dụng biện pháp tự vệ yêu cầu :
Hiệp định về chống phá giá và thuế đối kháng (Hiệp định ADP)quy định rằng, một sản phẩm được coi là phá giá nếu giá xuất khẩu của nóthấp hơn giá của sản phẩm tương tự bán ra cho người tiêu dùng ở nước xuấtkhẩu Tuy nhiên, việc xác định phá giá trên cơ sở này có thể không phù hợp
khi giá bán trên thị trường nội địa không theo ý nghĩa thương mại thông
thường và với khối lượng hàng không đáng kể Đồng thời, Hiệp định ADPcòn quy định cụ thể, "các yếu tố liên quan về tình trạng công nghiệp" phảiđược tính đến để xác định hiện hàng nhập khẩu phá giá có gây thiệt hại cho
ngành công nghiệp trong nước hay không.
Để áp dụng thuế chống phá giá cần phải khẳng định rõ ràng tên của
quốc gia xuất khẩu, cơ sở chứng minh có sự phá giá và tóm tắt những lập
luận cho rằng có gây ra thiệt hại, nhiều nhà sản xuất bị ảnh hưởng Tuy
nhiên, thuế chống phá giá không được áp dụng nếu các yếu tố chủ yếu liênquan đến khó khăn của ngành công nghiệp là các nguyên nhân nằm ngoàinguyên nhân hàng nhập khẩu phá giá Hiệp định chống phá giá đưa ranhững chỉ dẫn để các cơ quan điều tra sử dụng, xác nhận mức phá giá cóthể ảnh hưởng lớn đến mức thuế chống phá giá phải trả Trong trường hợp
có thể, nên xác định mức thuế chống phá giá một cách riêng rẽ cho từngnhà sản xuất hoặc xuất khẩu
Các quy định điều chỉnh thương mại hàng hóa có tính nhạy cẩm
Trang 22chuyển đổi và đang phát triển giảm 30% mức thuế của mình Để đạt đượcmức thuế cuối cùng được thỏa thuận vào ngày 1/1/2000, những cất giảm
thuế nêu trên sẽ được thực hiện trong 5 giai đoạn Đồng thời, các nước phát
triển và một số nước đang phát triển cũng đồng ý sẽ xóa bỏ tất cả hàng rào
thuế quan trong một số lĩnh vực thường được gọi là lĩnh vực cố mức thuế0% Đó là các lĩnh vực dược phẩm, thiết bị nông nghiệp, thiết bị xây dựng,thiết bị y tế, đồ nội thất, giấy, thép va đồ chơi
Như vậy, cộng với các cam kết khác tỷ lệ sản phẩm công nghiệpnhập vào thị trường các nước đang phát triển trên cơ sở miễn thuế sẽ tăng
gấp đôi từ 22% đến 44% Điều đáng chú ý là mac dù các nước đang phát
triển giảm thuế áp dụng trung bình từ 6,3% năm 1995 xuống còn 3,8% vàongày 1/1/1999 (tức giảm 40%), song các sản phẩm xuất khẩu nhạy cảm củacác nước đang phát triển không được giảm thuế nhiều, còn các mặt hàng
không nhạy cảm và ít nhạy cảm giảm mạnh thuế suất so với mức trung bình
Hiệp định về dệt may (Hiệp định ATC) có mục đích chính là đưa
thương mại dét may tuân thủ các quy định của GATT bằng cách, yêu cầu
các nước thành viên đang áp dụng những hạn chế số lượng phải cắt giảmchúng trong thời hạn 10 năm Từ ngày 1/1/2005 không nước nào được sử
dụng những hạn chế đối với hàng dệt may nhập khẩu, trừ khi họ chứngminh được rằng những biện pháp này phù hợp với các điều khoản của Hiệpđịnh về các biện pháp tự vệ Những biện pháp hạn chế này phải được ápdụng cho hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn, không phân biệt đối xử vớihàng nhập khẩu từ một hoặc 2 nước nào như trong trường hợp các hạn chế
của Hiệp định da sợi (MFA) Bên cạnh đó, Hiệp định về đệt may (ATC)cũng yêu cầu các quốc gia đang áp dụng những hạn chế không nằm trong
Hiệp định đa sợi phải cắt giảm chúng trong 10 năm Chương trình cắt giảmnày sẽ được nước nhập khẩu chuẩn bị và đệ trình lên Ủy ban giám sát hàng dét may Ủy ban này được thành lập theo Hiệp định về dét may để giám sát
việc thực hiện các cam kết được ghi trong Hiệp định
Hiệp định về nông nghiệp được dam phán tại vòng Uruguay thiếtlập một chương trình cải tổ dần thương mại trong nông nghiệp, nhằm mục
đích thành lập "một hệ thống thương mại nông nghiệp định hướng thịtrường, bình đẳng và công bang" bang biện pháp kiểm soát hàng nhập khẩu
tai biên giới và sử dụng những biện pháp trị giá xuất khẩu và các biện pháp
Trang 23hỗ trợ khác nhằm bảo đảm thu nhập cho người nông dân Lần đầu tiên,
Hiệp định về nông nghiệp đã có những cố gắng có tính hệ thống để xây
dựng các quy định cho trợ cấp đối với sản phẩm nông nghiệp Hiệp định vềnông nghiệp không có quy định về trợ cấp đèn đỏ Cách tiếp cận Hiệp định
là yêu cầu các quốc gia giảm bớt việc sử dụng trợ cấp xuất khẩu và nhập khẩu với tỷ lệ phù hợp và được triển khai thực hiện theo một lịch trình đã
có tác động tới các luồng trao đổi hàng hóa xuất, nhập khẩu Ngoài ra, Hiệpđịnh TRIMS cũng quy định các quốc gia không được sử dụng các hạn chế
số lượng đối với hàng xuất và nhập khẩu, đây là các biện pháp được thi
hành theo các quy định của luật trong nước hoặc các quy định hành chính
nhằm đạt được lợi thế và để hạn chế việc nhập khẩu của một doanh nghiệp đối với các loại sản phẩm có liên quan hoặc để sử dụng cho sản xuất trongnước bằng cách hạn chế việc trao đổi ngoại tệ của doanh nghiệp đó theo số
lượng ngoại tệ liên quan mà doanh nghiệp đó được phép nhập vào
Hiệp định TRIMS của WTO ký tại vòng đàm phá Uruguay được coi
là bước thỏa hiệp ban đầu của hai nhóm quan điểm đối lập: Một bên là cácnước phát triển đòi hỏi nội dung đàm phán về đầu tư phải bao gồm cả cácvấn đề chính sách tác động đến luồng đầu tư trực tiếp; còn bên kia các nướcđang phát triển cho rằng, GATT không có chức năng, nhiệm vụ đàm phán
về đầu tư, đồng thời họ yêu cầu đàm phán cả về vấn đề các hoạt động kinh
doanh hạn chế (RBP) của các tập đoàn công ty xuyên quốc gia Chính vì
vậy, phạm vi của TRIMS có phần bi hạn chế Sự hạn chế này đã dẫn đến sự
thỏa thuận giữa các quốc gia nhất trí xem xét lại hoạt động của Hiệp địnhtrong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực (tức trước ngày
1/1/2000) Điều này chỉ ra rằng các đàm phán phát triển hệ thống các quyđịnh đa phương về đầu tư trực tiếp (FDI) có thé được trực tiếp tiến hành
trong tương lai.
Trang 243 Hoạt động của WTO trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Trên thế giới hiện nay, dịch vụ là một lĩnh vực hoạt động có tốc độphát triển rất nhanh chóng, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia và kinh tế thế giới Dịch vụ ngày càng chiếm thị phần quan trọng trong thương mại quốc tế Theo ước tính hiện nay thương mại dịch vụ
chiếm khoảng 20% tổng giá trị thương mại thế giới.
Trên thực tế, thương mại dịch vụ hình thành và phát triển, gắn liềnvỚi sự gia tăng liên tục của thương mại hàng hóa quốc tế, nhưng nó không
hề được nhắc đến vì thương mại dịch vụ bị coi là phụ thuộc vào sản xuất và
thương mại hàng hóa Thương mại dịch vụ quốc tế bị kiểm soát và được
điều tiết chặt chế do các quốc gia có chính sách bảo vệ người tiêu dùng vàdịch vụ trong nước Kể từ giữa những năm 1980 các quốc gia bắt đầu ý thức
rõ hơn về tầm quan trong của thương mại dịch vụ quốc tế, đồng thời đi đếnkết luận về việc cần thiết phải xóa bỏ các cản trở đối với thương mại địch
vụ quốc tế để tạo ra nhiều khả năng xuất khẩu dịch vụ, từ đó thúc đẩy sảnxuất phát triển, giảm lạm phát và giải quyết công ăn việc làm trong nước.Các quốc gia cũng nhận thức được rang việc xóa bỏ các cản trở trongthương mại dich vụ quốc tế để thúc đẩy tự do hóa thương mại chỉ có thé
được giải quyết thông qua một Hiệp định đa phương về thương mại dịch vụ
Kết thúc vòng đàm phán Ủruguay, hai cuộc đàm phán về tự do hóathương mại dịch vụ được hoàn tất đó là dịch vụ viễn thông và dịch vụ tàichính Như vậy, một Hiệp định quốc tế đa phương về thương mại dịch vụ đã
ra đời có tên gọi là "Hiệp định về thương mại dich vu" (GATS)
Kết thúc vòng đàm phán Uruguay, các nước thành viên thỏa thuận tiếptục đàm phán trên một số lĩnh vực dịch vụ như tài chính, viễn thông cơ bản và di
chuyển của nhân thể cung cấp dịch vụ Đàm phán về dịch vụ viễn thông cơ bản
kết thúc vào tháng 2/1997, về dịch vụ tài chính kết thúc vào tháng 12/1997, về ©
di chuyển của các thể nhân cung cấp dich vụ kết thúc vào tháng 6/1995
Hiệp định về thương mại địch vụ áp dụng cho tất cả các loại dịch
vụ Tuy nhiên, trong GATS các điều khoản được áp dụng ở mức độ khác nhau GATS xác định 4 phương thức cung cấp dịch vụ được xác định trên
CƠ SỞ xuất xứ của người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ.Phương thức qua biên giới, phương thức tiêu dùng trong nước, phương thức
Trang 25hiên diên thương mại và phương thức hiện diện của thể nhân Bốn phương thức này được thể hiện trong các cam kết tiếp cận thị trường và đãi ngộ
quốc gia nằm trong danh mục của từng nước thành viên GATS Mặc dù
GATS điều chỉnh rất nhiều loại hình địch vụ nhưng vẫn còn một số lĩnh vực
có ý nghĩa quan trọng trong thương mại quốc tế không được GATS điều
chỉnh Chẳng hạn, quy định về nhập cảnh, các dịch vụ được cung cấp theo
sự ủy quyền của chính phủ, các chính sách tài chính và biện pháp thuế
GATS là điều ước quốc tế đa phương về thương mại dich vụ, là cơ
sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động thương mại dịch vụ của WTO, với
mục tiêu thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại dịch vụ quốc tế nhằm đẩy nhanh sự phát triển kinh tế thương mại và đầu tư giữa các nước Theo
GATS, nghĩa vụ pháp lý của các quốc gia thành viên trong hoạt độngthương mại quốc tế bao gồm các nội dung dưới đây:
Theo nguyên tắc Tối huệ quốc, nếu một thành viên WTO đã dành
sự đối xử ưu đãi cho các công ty nước ngoài của một nước thành viên nào
đó thì cũng phải dành sự đối xử ưu đãi cho công ty của tất cả các nước
thành viên khác của WTO Nghĩa vụ này buộc các nước thành viên WTOphải áp dụng trong tất cả các ngành, ở tất cả các biện pháp liên quan đếnthương mại dịch vụ, không phụ thuộc vào đã cam kết cho các công ty nướcngoài tiếp cận thị trường của mình hay chưa
Theo nguyên tắc dai ngộ quốc gia, được xây dựng trên cơ sở nguyêntắc không phân biệt đối xử giữa người nước ngoài và người trong nước
Theo nguyên tac minh bạch, mỗi nước cam kết sẽ nhanh chóng
đáp ứng moi đồi hỏi về thông tin cụ thể của các nước thành viên khác Tuynhiên, nguyên tắc minh bạch không bắt buộc các nước thành viên phải công
bố các thông tin bí mật của mình mà việc tiết lộ có thể gây ra thiệt hại cho
lợi ích quốc gia.
_ Về tiếp cận thị trường, với mục đích thúc đẩy nhanh chóng tự do
hóa thương mại quốc tế, GATS quy định về tiếp cận thị trường nhằm bảođảm các điều kiện thuận tiện cho địch vụ và người cung cấp dịch vụ của tất
cả các quốc gia thành viên Việc tiếp cận thị trường được tiến hành trongtừng lĩnh vực và theo cách thức nào đó do từng thành viên WTO cam kết cụthé và mô tả trong danh mục cam kết về tiếp cận thị trường.
Trang 26Về công nhận lan nhau, GATS kt.uyén khích các nước thành viên
xây dựng những thỏa thuận song phương về công nhận lẫn nhau, các nước
thành viên phải tuân thủ các chuẩn mực quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi
hoặc được công nhận trong các văn bản liên quan về chuyên môn
Về quy dịnh trong nước, điều khoản quy định trong nước đặt ra yêu cầu có tính nguyên tắc đối với các quốc gia thành viên trong việc đưa ra những biện pháp trong nước trên cơ sở khách quan không thiên vị và hợp lý.Theo yêu cầu của GATS, các quốc gia không được ra các quy định quá khấtkhe về việc bảo đảm chất lượng dịch vụ, về năng lực cung cấp dịch vụ, về thủ tục cấp giấy phép để gây trở ngại, hạn chế việc cung cấp dịch vụ của thể
nhân, pháp nhân nước ngoài
Các lĩnh vực dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS được phân
ra thành 11 lĩnh vực lớn, trong đó mdi lĩnh vực lại bao gồm các loại hình
dịch vụ khác nhau, đó là:
1 Dịch vụ kinh doanh, gồm: dịch vụ về nghề nghiệp như dịch vụpháp lý, kế toán, kiểm toán, kiến trúc, y tế và các dịch vụ khác như tư vấn
quản lý, quảng cáo, bảo dưỡng, sửa chữa, in ấn
2 Dịch vụ liên lạc, gồm: dịch vụ viên thông cơ bản và giá trị giating, kể cả thông tin trực tuyến và xử lý dữ liệu; dich vụ bưu chính vàchuyển phat; dich vụ nghe nhìn như phát thanh, truyền hình
3 Dịch vụ về xây dựng và thi công
4 Dịch vụ phân phối, kể cả bán lẻ, bán buôn và đại lý mượn danh
Trang 2711 Dịch vụ vận tải: đường biển, đường sông, đường bộ, đường hàng không và vận tải đa phương thức
Ngoài ra còn có các dịch vụ khác, gồm tất cả các :oại hình dịch vụ
chưa được nêu ở trên
4 Các vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ theo quy định của tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Sở hữu trí tuệ hiện nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu, và được xem là một "tài sản quý báu” chung của loài người Rất nhiều điều ước quốc tế
đa phương và song phương đã được ký kết giữa các quốc gia trên thế giới để
thiết lập một khung pháp lý quốc tế bảo hộ đối với loại "tài sản" đặc biệt đó.
Việc bảo hộ này mang rất nhiều ý nghĩa quan trọng Đó là quyền được hưởng
những lợi ích chính đáng đối với sản phẩm lao động của mình Quyền này của
con người được ghi nhận trong rất nhiều các điều ước quốc tế cũng như trongpháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới Quyền sở hữu trí tuệ bị viphạm, nó ảnh hưởng lớn đến quyền nhân thân và lợi ích kinh tế của người sángtạo, làm hạn chế sự sáng tạo, kìm hãm sự phát triển của nhân loại Bảo hộquyền sở hữu trí tuệ nhằm chống và ngăn chặn các hành vi vi phạm, bảo đảm
một cách đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của người đã sáng tạo ra các
đối tượng của sở hữu trí tuệ Là động lực quan trọng để thúc đẩy sự sáng tạoqua đó khoa học kỹ thuật được đổi mới không ngừng và phát triển
Quyền sở hữu trí tuệ có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển kinh
tế và thương mại thế giới Xu hướng tăng tỷ trọng trí tuệ trong sản xuất
công nghiệp, dich vụ và thương mại đã thúc đẩy sự canh tranh trong lĩnh
vực nghiên cứu và sử dụng các thành quả sáng tạo trí tuệ, đồng thời đã kíchthích khuynh hướng tự giảm chi phí bằng các biện pháp thiếu trung thực
như sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, mạo sản phẩm, mạodanh Thực trạng nêu trên, không chỉ gây ra tổn thất lớn cho các nhà đầu
tư mà còn gây thiệt hại chung cho toàn bộ nền kinh tế thế giới Bảo hộquyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực này góp phần quan trọng làm lành mạnhhóa các quan hệ thương mại thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển
Một số nội dung cơ bản liên quan đến thương mại của quyền sởhữm trí tuệ theo quy định của tổ chức thương mại thế giới
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS), là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định
Trang 28quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên trong lĩnh vực này Truéc khiHiệp định TRIPS ra đời đã có khá nhiều các diéu ước quốc tế được ký kết
ziữa các quốc gia về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như công ước Paris năm
1483 về bảo hộ sở hữu công nghiệp; công ước Béc-nơ năm 1886 về bảo hộ
các tác phẩm văn học nghệ thuật; công ước Rôma về bảo hộ người biểu 4iễn, người đạo diễn các chương trình phát thanh truyền hình; Hiệp định về
sở hữu trí tuệ lên quan đến mạch tích hợp (IPIC) năm 1989 Tuy nhiên,
~iệc bảo hộ theo các công ước, hiệp định như trên vẫn chưa đủ, chưa toàn diện về nhiều phương diện Một số yêu cầu quan trọng như việc xây dựng
¬ột cơ chế phù hợp và hữu hiệu nhằm thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí
tué, việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp phát sinh giữa các nướctrong lĩnh vực này và một số vấn đề khác có liên quan chưa được quy định
rõ Xuất phát từ ý nghĩa đó, Hiệp định TRIPS đã được ký kết và bat đầu cóhiệu lực từ 1/1/1995 Đây là Hiệp định duy nhất được ký kết trong khuônchổ WTO để điều chỉnh các vấn dé liên quan đến thương mại của quyền sở nữu trí tuệ trong khuôn khổ các nước thành viên.
Những nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPS:
Hiệp định TRIPS gồm 73 điều được chia thành VỊI phần Nội dungcủa Hiệp định tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau: -
Thứ nhất, các chế độ pháp lý cơ bản: Hai chế độ pháp lý quan trọngđược ghi nhận trong Hiệp định là "chế độ đối xử quốc gia" và "chế độ Tối huệ quốc”.
Thứ hai, tiêu chuẩn bảo hộ đối với các đối tượng thuộc quyền sở
nữu trí tuệ, bao gồm 7 đối tượng: bản quyền và các quyền có liên quan;sing chế; nhãn hiệu hàng hóa; thiết kế bố trí mạch tích hợp; bảo hộ cácthông tin kín (bí mật thương mại); kiểu dáng công nghiệp; chỉ dẫn địa lý
Một trong những nội dung quan trọng của Hiệp định TRIPS là các
quy định, các biện pháp để thực thi có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ Theo
uy định của Hiệp định, các nước thành viên trong pháp luật của mình phải
Šó những chế tài kịp thời để ngăn chặn vi phạm và những chế tài có tácJung ran đe đối với những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Và các biện pháp,
‘ao gdm: biện pháp dân su; hành chính; các biện pháp tạm thời; các biệnPhíp liên quan đến kiểm soát biên giới và biện pháp hình sự
Trang 29Như vậy, tất cả các quy định trong Hiệp định TRIPS từ các quy định mang tính nguyên tắc chung, tới các quy định về tiêu chuẩn bảo hộ, quy
định về thực thi quyền đã tạo nên một khung pháp lý ổn định, có giá tri
pháp lý cao là cơ sở vững chắc để bảo hộ có hiệu quả các quyền và lợi ích
hợp pháp cho các chủ thể quyền, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy
khoa học, kỹ thuật phát triển và lành mạnh hóa các quan hệ thương mại trên
phạm vi toàn thế giới Sự ra đời của Hiệp định TRIPS đã đánh dấu một sự đổi mới trong cách nhìn nhận của thế giới về vai trò ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là vấn đề bảo hộ
các quyền dân sự của con người mà còn là một điều kiện bắt buộc đối vớicác quốc gia muốn tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế Bảo hộquyền sở hữu trí tuệ là một yếu tố tất yếu khách quan trong sự tồn tại vàphát triển của nền kinh tế thế giới.
5 Cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO
Giải quyết tranh chấp thông qua các tổ chức quốc tế là một trongcác biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp quốc tế khá hữu hiệu.WTO là một tổ chức thương mại quốc tế phổ cập với phạm vi điều chỉnh
rộng nên WTO có một cơ chế giải quyết tranh chấp khá hiệu quả
Tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại quốc tế là các bất
déng, mâu thuẫn, các va chạm giữa các chủ thể luật quốc tế xảy ra trongquá trình các chủ thể này thực hiện các cam kết quốc tế liên quan tới lĩnh
vực thương mại Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là quá trình điều
chỉnh các bất đồng, các xung đột phát sinh giữa các bên thành viên dựa trên
cơ sở sử dụng các căn cứ pháp lý, các quy định mà các bên hữu quan đãthỏa thuận và ghi nhận trong điều ước quốc tế tương ứng Với tư cách là
một tổ chức kinh tế quốc tế toàn cầu, GATT trước kia cũng như WTO hiện
nay đều cần có một cơ chế giải quyết các tranh chấp hiệu quả và thực sựcông bằng, nhằm bảo đảm cho tất cả các quốc gia thành viên dù lớn hay
nhỏ, di nghèo hay giàu, dù phát triển hay đang phát triển cũng đều phải
tuân thủ các quy định chung của "một sân choi" thương mại quốc tế vanhành theo cơ chế thị trường
Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947, đã xác định rõ ràng
và cụ thể: các tranh chấp hay mâu thuẫn về việc hiểu và áp dụng các điều
Khoản của GATT phát sinh giữa các bên thành viên sẽ được giải quyết theo
Trang 30con đường tham vấn, theo một trình tự, thủ tục giải quyết đã được các bênthỏa thuận đồng ý Về bản chất tham vấn là một trong các biện pháp giảiquyết hòa bình tranh chấp quốc tế, là loại hình có thay đổi của biện phápthương lượng Biện pháp tham vấn được chia làm hai loại: tham vấn bắtbuộc và tham vấn tùy nghi (có lựa chọn) Tham vấn bắt buộc là tham vấnđược các bên thỏa thuận và nhất trí ghi trong điều ước quốc tế để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên trong tương lai khi các bên hữu quan
này có bất đồng quan điểm với nhau Tham vấn tuỳ nghi là loại hình tham
vấn mà các bên sử dụng trong từng trường hợp cụ thể theo sự thỏa thuậnđồng ý của các bên hữu quan
Bên cạnh các thủ tục tham vấn của GATT, để điều chỉnh các tranhchấp giữa các bên trong việc áp dụng và thực thi các điều khoản của GATT,Hiệp định này còn quy định một thủ tục khác nằm trong cơ chế giải quyếttranh chấp đó là thủ tục hòa giải Trong trường hợp vụ việc tranh chấpkhông được giải quyết theo con đường tham vấn thì nguyên đơn có thể yêucầu Hội đồng giải quyết theo con đường hòa giải Trong thực tế ta thấy, cơchế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ GATT 1947 thể hiện tính chấthòa giải nhiều hơn là tranh tụng, điều này có mục đích làm cho các bênhiểu nhau hơn nhằm đi đến một giải pháp mà cả hai bên tranh chấp đều cóthể chấp nhận được
Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT còn bộc lộ nhiều hạn chế,
trước hết, cả thủ tục và các biện pháp chế tài được áp dụng trong việc xử lý
vi phạm, kể cả trong trường hợp áp dụng đối với bên vi phạm nghiêm trọng
nhất các quy định pháp ly bắt buộc của GATT, về ban chất mang tính chínhtrị và kinh tế nặng hơn là tính pháp lý Hệ thống giải quyết tranh chấp của
GATT còn có nhược điểm trong lĩnh vực liên quan đến vấn đề thủ tục Đó
là việc thỏa thuận thành lập nhóm chuyên gia, thành phần nhóm chuyên gia
giải quyết tranh chấp và quyền hạn của nhóm này tốn rất nhiều thời gian
Bên cạnh đó, việc thông qua báo cáo và thực hiện các khuyến nghị được ghinhận trong báo cáo, sau khi báo cáo được thông qua tại Hội đồng GATT đãgap rất nhiều khó khăn và thường bị kéo dài
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giải quyết tranh chấp
các bên tham gia GATT đã có những hoạt động tích cực theo xu hướng cải
tiên các thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế vào năm 1989
Trang 31trong quá trình điển ra vòng dam phán Uruguay đạt được một số kết quakhả quan Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT còn lỏng lẻokhông chặt chế dựa trên cơ sở dàn xếp là chủ yếu Cơ chế này đã được thaythế bảng cơ chế điều chỉnh tranh chấp mới hoàn toàn có hiệu quả và năngđộng hơn trong khuôn khổ của WTO.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO:
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động khá hiệu quả Đó
là một cơ chế giải quyết tranh chấp đặc thù, phù hợp với mục đích và cácnguyên tắc tổ chức, hoạt động của WTO
Các tranh chấp là đối tượng để giải quyết trong khuôn khổ WTO làtranh chấp phát sinh giữa các thành viên Nói một cách khác, chủ thể củatranh chấp là thành viên của WTO Xét về tính chất, các tranh chấp đượcgiải quyết trong khuôn khổ WTO là các tranh chấp quốc tế mang tính chấtkinh tế (còn được gọi là các tranh chấp kinh tế quốc tế) giữa các chủ thể của
Nguyên tắc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp: Do tính chất
của các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên là các tranh chấp mang tínhchất thương mại nên việc phát sinh tranh chấp ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích
kinh tế của các quốc gia đó, đặc biệt trong trường hợp nó liên quan đến cácchính sách ngoại thương của bên tranh chấp Vì vậy, các tranh chấp giữacác thành viên của WTO đòi hỏi phải được giải quyết trong thời gian ngắnnhất để không làm phương hại đến quyền lợi của các bên có liên quan
Nguyên tắc hiệu quả, trong xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấpphải xây dựng được một cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả Đó là cơ
Trang 32chế đồng thời đáp ứng được hai yêu cầu: thứ nhất, phải đảm bảo cho mộtgiải pháp tích cực, đảm bảo quyền lợi các bên; thứ hai, các quyết định phải
thỏa đáng với các bên để bảo đảm các quyết định đó được các bên tuân thủ
nghiêm chỉnh
Ngoài ra, WTO vẫn tiếp tục duy trì các nguyên tac giải quyết tranh
chấp mà GATT 1947 áp dụng như: cấm đơn phương áp dụng các biện pháptrả đữa khi chưa được WTO cho phép Day là nguyên tắc được đánh giá "có
ý nghĩa sống còn với sự tồn tai của hệ thống thương mại toàn cầu”
Các phương thức và thủ tục giải quyết tranh chấp bao gồm: tham
vấn, môi giới, hòa giải, trung gian hoặc khiếu nại trước Cơ quan giải quyết
tranh chấp (DSB) Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiệnthông qua các thủ tục nhất định
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và các nước đang phát triển:
Hệ thống các quan hệ thương mại quốc tế do WTO điều chỉnh luôn
thể hiện quá trình mâu thuẫn, va chạm về lợi ích giữa các quốc gia vớinhau, nổi bật là giữa hai nhóm nước chính: nhóm các nước phát triển vànhóm các nước đang phát triển Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTOkhông cho phép các nước phát triển áp đặt luật của mình trong việc giảiquyết tranh chấp thương mại quốc tế Các nước đang phát triển nhanh
chóng nhận thức được những lợi ích từ việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO trong quan hệ thương mại quốc tế Có thể khẳng định cơ chếgiải quyết tranh chấp của WTO được các nước đang phát triển sử dụng như
là một công cụ giải quyết có hiệu quả các tranh chấp thương mại quốc tế
giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển Xét tổng thể, thì cơchế giải quyết tranh chấp của WTO là một bước phát triển tiến bộ theohướng công bằng và dân chủ hơn trong quan hệ thương mại quốc tế đầy khókhăn và phức tạp của một thế giới đan xen ràng buộc lẫn nhau về quyền lợi
và nghĩa vụ.
Bên cạnh những tác động ảnh hưởng tích cực của cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO thì những hạn chế của cơ chế này không phải là không
có Chẳng han, do cơ chế giải quyết thiên về kỹ thuật đòi hỏi các nước đang phát triển phải có sự chuẩn bị công phu đầy tốn kém, đặc biệt khi bên kiện
là nước phát triển Thực tế này đòi hỏi các nước đang phát triển phải gánh
Trang 33chịu những khó khăn trở ngại và công sức rất lớn, khi quá trình thuần túy
kỹ thuật này rất khó đáp ứng với các nước đang phát triển do hạn chế về
kinh nghiệm, kiến thức và tài chính trong quá trình tham gia tố tụng trong
khuôn khổ WTO.
Ill TIẾN TRÌNH VIET NAM GIA NHAP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THE
GIỚI (WTO)
1 Chính sách gia nhập WTO của Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thế giới có những chuyển biếnsâu sắc dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại, của quá trình phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, tạo nên
xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa mạnh mẽ Biểu hiện rõ nét nhất của xu
thế toàn cầu hóa nền kinh tế là sự gia tăng mạnh mẽ về khối lượng trao đổi
hang hóa, dịch vụ và các dong tài chính, cũng như sự xuất hiện của nhiều
thể chế kinh tế tài chính và thương mại quốc tế Quá trình này tạo thuận lợicho các nước, kể cả các nước đang phát triển, mở rộng thị trường, có thêmvốn và công nghệ, tập hợp lực lượng để bảo vệ lợi ích của mình Trong bốicảnh quốc tế đó, bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đều phải nỗ lực tham
gia vào quá trình hội nhập.
Để Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, nhậnthức sâu sắc vấn đề hội nhập, thấm nhuần bài học "kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại", Dang Cộng Sản Việt Nam luôn quan tâm đến
việc triển khai quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Ngay từ Nghị quyếtTrung ương lần thứ 4 khóa VIII của Đảng đã nhấn mạnh: "Chủ động chuẩn
bị các diéu kiện cần thiết về cán bộ, pháp luật và nhất là về những sảnphẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực
và thị trường quốc té” "Tiển hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phánHiệp định thương mại với Mỹ, ra nhập APEC và WTO Có kế hoạch cụ thểchủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTATM
Ngay từ đầu những năm 1990, cùng với việc thực hiện chính sách
đổi mới, Việt Nam đã triển khai một cách tích cực và từng bước tiến trình
(1) Dang cong sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứV1TIT, Nxb Chính trị quốc gia.
H 1996, tr 84
(2) Trên đã dẫn tr 60.
Trang 34hội nhập kinh tế quốc tế của mình Năm 1993, Việt Nam khai thông quan
hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB),quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Chau A (ADB) và các tổchức phát triển kinh tế khác trong hệ thống Liên hiệp quốc; nội dung đàmphán với các tổ chức này, gắn bó mật thiết với những yêu cầu của WTO;
tháng 7/1995 gia nhập ASEAN; Tháng 3/1996, tham gia với tư cách làthành viên sáng lập Diễn đàn hợp tác A - Au (ASEM); ngày 15/6/1996, gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC) và 11/1998 là thành viên chính thức của Diễn đàn này
Ngày 12/1/1995, Việt Nam đã chính thức gửi đơn xin gia nhập
WTO và cho đến nay đã trải qua 4 phiên họp để đàm phán với Nhóm côngtác về việc gia nhập WTO, nhằm minh bạch hóa các chính sách kinh tế -thương mại của Việt Nam, chuẩn bị cho các cuộc đàm phán cụ thể về mởcửa thị trường, tiến tới gia nhập tổ chức này
Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã rõ ràng, chủtrương gia nhập WTO đã minh bạch và đang trên đường đàm phán để gianhập tổ chức này
Việc gia nhập WTO sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội tốt đểphát triển, song cũng có nhiều thách thức đặt ra.
2 Mục tiêu, cơ hội và thách thức của Việt Nam gia nhập WTOGia nhập WTO Việt Nam sẽ đạt được các mục tiêu cơ bản sau:Thứ nhất, gia nhập WTO sẽ giúp cho Việt Nam có cơ hội mở rộngthị trường xuất khẩu ra thế giới Bởi vì, hàng hóa của Việt Nam sẽ đượchưởng các quy chế của WTO, có nhiều ưu đãi hơn và sức cạnh tranh tăng,thâm nhập được nhiều hơn vào thị trường các nước, góp phần thúc day pháttriển sản xuất trong nước để tăng cường xuất khẩu
Thứ hai, gia nhập WTO sẽ tạo cơ hội và khả náng cho Việt Nam thuhút được một nguồn lớn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam
Thứ ba, gia nhập WTO sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam tranh thủ đượcnguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng lớn và giảm đáng kể
các khoản nợ nước ngoài
Trang 35Thứ uc, gia nhập WTO Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp thu được sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng quản lý, tăng cường khảnăng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh
Thứ năm, gia nhập WTO Việt Nam sẽ có thêm cơ hội để góp thêmtrí tuệ và sức mạnh của mình cho việc đấu tranh vì sự dân chủ và bình dang trong khuôn khổ WTO.
Gia nháp WTO sẽ mở ra cơ hội và thách thức nhất định đối với
Việt Nam Chúng ta sẽ xét trên các bình diện sau:
* Về việc thực hiện những nguyên tắc cơ bản của WTO
- Khi trở thành thành viên của WTO, thực hiện nguyên tắc Tối huệquốc, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam được đối xử bình đẳng như hànghóa và địch vụ của nước nhập khẩu là thành viên của WTO và chịu cùng
một mức thuế như các nước thành viên khác
- Trên cơ sở thực hiện nguyên tắc đãi ngộ quốc gia, trong quá trìnhđàm phán song phương, chúng ta phải đưa ra cam kết về việc cắt giảm thuếsuất thống nhất áp dụng với một hàng nhập khẩu cụ thể từ một nước thànhviên, sẽ được đành cho tất cả các nước thành viên khác cùng hưởng Đồng
thời, phải tiến hành loại bỏ một số đối xử ưu đã hơn cho hàng hóa và dịch
vụ trong nước, chang hạn ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt hay chi phí sử
dụng điện
- Thực hiện nguyên tắc mở cửa thị trường, chúng ta phải nỗ lực loại
bỏ các hàng rào cản trở thương mại, đảm bảo cho thương mại ngày càngthông thoáng hơn Việt Nam phải cam kết thuế trần hoặc ràng buộc thuếnhập khẩu với rất nhiều mặt hàng Một số các nhà doanh nghiệp đang đượchưởng đặc quyền sẽ mất toàn bộ hay một phần các đặc quyền bất Đây
cũng là khó khăn cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam tham gia cạnh tranh
trong điều kiện không còn đặc quyền
- Thực hiện nguyên tắc cạnh tranh công bằng là cơ hội tốt cho ViệtNam ở chỗ, trong điều kiện các nước phát triển phải giảm trợ cấp cho nhiều
hàng hóa của họ, sẽ khiến cho một số mặt hàng của ta tăng thêm sức cạnh
tranh, có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu Tuynhiên, thách thức lớn là ở chỗ, chúng ta cần phải xây dựng một cơ chế vàmột bộ máy hành chính chống cạnh tranh không lành mạnh Một số các
Trang 36doanh nghiệp sẽ mất các đặc quyền, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu và phân phối hàng hóa.
- Thực hiện nguyên tắc dành cho các nước thành viên đang phát triển
một số ưu đãi nhất định, chúng ta có cơ hội duy trì chính sách bảo hộ cho các
ngành sản xuất non trẻ có tiềm nang trong tương lai một thời gian xác định.Nhưng điều này cũng có thể tạo ra sự ở lại thái quá, đe dọa hạn chế sức cạnh tranh lâu dài khi phải cạnh tranh trong điều kiện cạnh tranh không có ưu đãi.
* Về lĩnh vực thương mại hàng hóa:
Về chính sách thuế quan, cơ hội lớn nhất cho Việt Nam là ở chỗ, kể
từ thời điểm gia nhập WTO, chúng ta sẽ được hưởng ngay lập tức và vôđiều kiện kết quả của hơn 50 năm với 8 vòng đàm phán cắt giảm thuế quan
đa phương Việt Nam đương nhiên được hưởng thuế quan Tối huệ quốc vàcác ưu đãi liên quan đến thủ tục về thuế quan khác của tất cả các thành viênWTO dựa trên cơ sở không phân biệt đối xử Riêng trong lĩnh vực xuấtkhẩu, các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam nhờ có chính sách thuế rõ ràng
và công khai có thể xác định được chính xác mức bảo hộ đối với hàng nôngsản xuất khẩu của các nước thành viên khác
Đối với Việt Nam, việc chấp nhận cơ chế thuế suất ràng buộc, nhất
là hàng nông sản, điều đó cho phép làm tăng sự ổn định thị trường cho cácnhà kinh doanh xuất và nhập khẩu Tuy nhiên, thách thức đối với chúng ta
là ở chỗ, trong mọi trường hợp, trừ các trường hợp khẩn cấp, theo các quyđịnh cụ thể, không được tăng thuế vượt quá mức trần cam kết Do đó, nhu
cầu bảo hộ đối với một ngành sản xuất trong nước cần phải được xác định
ngay từ bây giờ trong ý đồ chiến lược dai hạn (trong tiến trình đàm phán)
Sau khi ràng buộc thuế, các nước sẽ phải cam kết không ngừng cắt
giảm thuế quan Đối với Việt Nam, sẽ có một cơ hội lớn là các doanh
nghiệp và người tiêu dùng sẽ được mua hàng hoặc thiết bị vật tư đầu vàocùng chất lượng với giá thấp nhất do việc cắt giảm thuế suất Thiết bị,nguyên liệu đầu vào rẻ hơn, đương nhiên dẫn đến sản phẩm đầu ra của cácnhà sản xuất trong nước cũng có sức cạnh tranh hơn Tuy nhiên, thách thứcgay gắt đặt ra là ở chỗ, thuế nhập khẩu giảm sẽ kích thích nhập khẩu nhiềuhơn Vì thế, doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh tranh ngày càng trựcdiện và gay gắt hơn với hàng ngoại nhập
Trang 37Về vấn dé phi thuế, sử dụng các biện pháp phi thuế để hạn chế nhậpkhẩu trong những trường hợp cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia, vănhóa truyền thống, môi trường, sức khỏe con người Nhưng dù sao cácthành viên cũng không được duy trì các biện pháp hạn chế định lượng như
cấm, hạn ngạch mà không có lý do chính đáng Điều này đem lại cơ hội cho
Việt Nam là cho phép các nhà xuất khẩu Việt Nam có được sự bảo đảmchác chắn rằng, hàng hóa của mình sẽ được nhập khẩu vào thị trường cácquốc gia thành viên Nhưng thách thức là ở chỗ, chúng ta không thể sửdụng các biện pháp cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, chưa cho nhập khẩu để bảo hộ cho sản xuất trong nước Đồng thời, chúng ta cũng không
được phép sử dụng các biện pháp mang tính chất hạn ngạch kiểu "chỉ tiêuđịnh hướng”
Thực hiện các quy định đối với các vấn đề trị giá tính thuế hải quan
và các phụ thu tại cửa khẩu mang lại cho Việt Nam cơ hội mới Đó là cácnhà xuất khẩu Việt Nam có thể tính trước được các chi phí cho hàng xuấtkhẩu, kể cả thuế nhập khẩu và các chi phí phát sinh khác liên quan đến hảiquan Điều khó khăn với ta ở đây là không thể đặt ra các loại phụ thu tạicửa khẩu nhằm mục tiêu bảo hộ - điều mà lâu nay chúng ta vẫn có thể làm
Về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu phải đơn giản, rõ ràng và dễ dựđoán, thuận lợi đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam là dễ dàng có đượcthông tin cần thiết về thủ tục cấp phép nhập khẩu của các nước thành viên
WTO Thách thức đặt ra cho chúng ta trong vấn đề này là ở chỗ, các doanh
nghiệp không thể sử dụng các thủ tục giấy phép như là một công cụ trá hình
để bảo hộ cho sản xuất trong nước Vì vậy, quyết định của Chính phủ vềviệc tăng cường cắt giảm mạnh mẽ hơn nữa các loại giấy phép trá hình, gâyphiền nhiễu cho các nhà doanh nghiệp trong thời gian qua là một bước đón
trước, tạo thế chủ động thuận lợi cho Việt Nam gia nhập WTO
Về vấn đề bán phá giá, thực hiện nguyên tắc chống bán phá giá,Việt Nam có quyền áp dụng thuế chống phá giá để bảo đảm sản xuất trongnước không bị hàng hóa nước ngoài cạnh tranh bất bình đẳng thông quaviệc bán phá giá Hàng xuất của Việt Nam không bị các nước đánh thuế
chống phá giá một cách tùy tiện như là một công cụ bảo hộ trá hình Khó
khăn đối với chúng ta là thủ tục điều tra tốn kém, một nước nghèo như ViệtNam khó có thể sử dụng đầy đủ công cụ này
Trang 38Về việc tự vệ khẩn cấp, cơ hội đối với nước ta trong vấn dé này làhàng xuất khẩu của ta khó có thể bị hạn chế một cách tùy tiện Khi thấyhàng ngoại nhập khẩu với số lượng tăng một cách đột ngột gây khó khăn
cho sản xuất trong nước, các doanh nghiệp có quyền yêu cầu chính phủ áp
dụng các biện pháp tự vệ khẩn cấp dé khắc phục hậu quả Tuy nhiên, thủtục điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ cũng rất phức tạp và tốn kém
Về chính sách đầu tư đối với Việt Nam cũng có nhiều cơ hội lớn
Giả sử sau này chúng ta có tiềm năng đầu tư ra nước ngoài thì Hiệp định
TRIPS sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tránh được một số trở ngại.Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không bị buộc phải thực
hiện một số nghĩa vụ như thực hiện chương trình nội địa hóa Tuy nhiên,
khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất đi một số ưu đãi đầu
tư, ví dụ như miễn giảm thuế theo tỷ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp.
Về hàng đệt may, đối với Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo cơ hội chocác doanh nghiệp Việt Nam gia tăng xuất khẩu hàng dệt may, sẽ không bị
các nước áp đặt hạn ngạch nữa và do đó, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếpcận thị trường thế giới mà hoàn toàn không bị hạn chế định lượng Hiệnnay, tại một số thị trường chính, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn được bảođảm thị phần bằng lượng hạn ngạch được hưởng Việc bãi bỏ hạn ngạch
đồng nghĩa với các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ không còn chắc chan giữđược thị phần đó nữa Để thắng được cuộc cạnh tranh này, các doanhnghiệp Việt Nam phải không ngừng vươn lên, không chỉ dừng lại ở giacông mà phải tạo thêm nhiều giá trị gia tang hơn nữa
Về lĩnh vực thương mại dịch vụ, gia nhập WTO có thể đem lại cơhội tốt cho Việt Nam vì trong bối cảnh cạnh tranh, yêu cầu phát triển và sức
ép của thương mại dịch vụ có thể sẽ tạo ra nhiều dịch vụ sẵn sàng hơn, tiệnlợi và kinh tế hơn, chất lượng hoàn hảo hơn để phục vụ các ngành khác và
nâng cao đời sống nhân dân Tuy nhiên, một số ngành dịch vụ của Việt
Nam có mức bảo hộ rất cao như bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông, thôngqua những biện pháp hạn chế về hình thức đầu tư, sở hữu, trị giá giao dịch,
sẽ làm cho đối tượng được cung cấp dich vụ sẽ phải cạnh tranh gay gat với
các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới Đó là một thách thức không
nhỏ trong điều kiện đối với Việt Nam, khi lĩnh vực này chỉ phát triển ở quy
mô nhỏ, chưa hoàn hảo như nhiều nước
Trang 39Về trách nhiệm thực hiện những nội dung chính của Hiệp định
GATS sau khi Việt Nam gia nhập WTO
Về chế độ Tối huệ quốc, nguyên tắc bat buộc trong GATS, trong đócác nước cam kết dành cho nhau những ưu đãi đối với mọi lĩnh vực dịch vụ,trừ các lĩnh vực đã được đưa vào danh mục loại trừ đãi ngộ Tối huệ quốctạm thời Trên ưu thế đó, nhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ của Việt Nam có
thể thâm nhập vào thị trường các nước thành viên một cách bình đẳng
Về chế độ đãi ngộ quốc gia, theo nguyên tắc này cơ hội đành cho
nhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ Việt Nam được hưởng những ưu đãi nhưnhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ của nước sở tại
Vấn đề cam kết mở cửa thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ Việt Nam thâm nhập thị trường nướcngoài Trên cơ sở đó, nhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ nước ngoài cũng sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam một cách tự do hơn, phù hợp với những điềukiện đưa ra trong cam kết
Vấn đề thừa nhận lẫn nhau là cơ sở để Việt Nam thực hiện quyền lợi
và nghĩa vụ một cách bình đẳng với các thành viên khác gia nhập Hiệp định
Vấn đề thanh toán quốc tế, thực hiện các quy định WTO, sẽ tạo
thuận lợi cho thanh toán quốc tế của các Ngan hàng Việt Nam
Về vấn đề dịch vụ tài chính, việc gia nhập WTO và tiến hành giảmgiá thành địch vụ, nâng cấp cơ sở dịch vụ, sẽ tạo cơ hội và điều kiện thuậnlợi cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các nguồn tài chính bên
ngoài Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đương đầu với một thách thức không
nhỏ, khi đó, dịch vụ tài chính hùng mạnh về vốn, công nghệ và khả năng
quản lý của nước ngoài
Về dịch vụ viễn thông, cơ hội đặt ra với Việt Nam là ở chỗ, nhà cungcấp dịch vụ viễn thông của Việt Nam có thể tranh thủ vốn và công nghệ củanước ngoài đồng thời vươn ra thị trường thế giới Chi phí dịch vụ viễn thông
sẽ giảm mạnh nhờ tác động của cạnh tranh Các nhà cung cấp dịch vụ ViệtNam sẽ phải khẳng định mình nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá sảnphẩm, giảm sự dựa đẫm vào độc quyền
Dịch vụ hàng không và di chuyển cá nhân sẽ tạo điều kiện cho nhà
cung cấp dich vụ của Việt Nam được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc
Trang 40đi lại giữa các thành viên Điều này đòi hỏi Việt Nam phải sửa đổi, bổ sungpháp luật hiện hành về xuất, nhập cảnh cũng như cải tiến quy trình đăng ký
cư trú (tạm trú) ngay tại cửa khẩu mới có thể đáp ứng được tình hình
Về quyển sở hữm trí tuệ liên quan tới thương mại; thực hiện những
nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TRIPS có thể đem lại cho Việt Nam nhiều
cơ hội, song cũng có thể gặp không ít khó khăn Thuận lợi là các tác phẩm,
sáng chế và nhà phát minh, sáng chế là công dân Việt Nam có thể được
công nhận và bảo hộ trên thị trường và lãnh thổ của tất cả các quốc giathành viêr khác của WTO Tuy nhiên, điều này vô hình chung cũng làmcho một số doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất quyền sử dụng phát minh sángchế của nước ngoài một cách bất hợp pháp, do đó chi phí cho sản phẩm cóthể bị tăng lên
Tóm lại, nếu gia nhập WTO Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi
trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới Khi gia nhập tổ chứcthương mại thế giới, Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển nền kinh
tế, nhất là kinh tế đối ngoại, song chắc chắn sẽ phải đối mặt với hàng loạtcác thách thức, khó khăn, thậm chí có thể coi là "nguy cơ" đối với nền kinh
tế Các nguy cơ đó có thể sẽ là:
Một là, sau khi gia nhập WTO hàng hóa nhập khẩu sẽ 6 ạt tràn vào thị trường Việt Nam Việt Nam buộc phải xuất khẩu nhiều hơn để cân bằngcán cân thanh toán và hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian đài sắp
tới chủ yếu vẫn chỉ là hàng nông sản chế biến đơn giản và các nguyên liệu
thô Thực tế này sẽ dẫn đến hậu quả làm kiệt quệ các nguồn tài nguyên,
nguy cơ tàn phá môi trường sinh thái
Hai là, hàng ngoại nhập tràn vào sẽ chèn ép hang nội địa và nềnkinh tế trong nước Từ đó có nhiều khả năng thu hẹp nền sản xuất trongnước Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp tăng lên, dân chúng bị bần
` Pa
cung héa
Ba là, khoảng cách phân hóa giàu nghèo trong xã hội chắc chắn sẽtăng lên làm cho tình trạng đời sống nhân dân, nhất là ở vùng nông thôn,miền núi, vùng sâu, vùng xa càng trở nên khó khăn hơn
Bốn là, khi gia nhập WTO theo kinh nghiệm của nhiều nước, nếumuốn đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình, thì quốc gia phải có một lực