1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận PPNCCTH - Xây dựng cơ chế xử lý lợi ích nhóm và tham nhũng chính sách tại Việt Nam hiện nay

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 34,83 KB

Nội dung

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: Tiểu luận sẽ góp phần làm phong phú hơn những trithức lý luận về lợi ích nhóm và tham nhũng chính sách - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

“ Lợi ích nhóm” và “Tham nhũng chính sách” là căn bệnh phổ biến ởmọi quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, lịch sử, văn hóa,… là một trongnhững vấn đề phức tạp và có tính nguy hại nhất đối với sự phát triển của mỗi xãhội Đối với nước ta, “ lợi ích nhóm” và “tham nhũng chính sách” được nhậnđịnh là một trong bốn nguy cơ, thách thức đối với sự nghiệp đổi mới, cản trở sựphát triển đất nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa, gây nênnhững tổn hại rất lớn đối với nền kinh tế, làm thất thoát lớn về tài sản, tiền của,công sức của xã hội; làm băng hoại giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hội, làm vẩnđục môi trường kinh doanh, bóp nghẹt sự cạnh tranh lành mạnh “Lợi íchnhóm” và “Tham nhũng chính sách làm tha hóa, biến chất một bộ phận cán bộ,đảng viên, công chức nhà nước, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng vàNhà nước; gây nên những bất bình, bức xúc, phản ứng gay gắt của một bộ phậnnhân dân đối với chính quyền, tạo thành “điểm nóng chính trị”, cản trở sự pháttriển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Phát biểu tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng lần đầu tiên đầu tiên công khai nêu lên sự cần thiết phải đấu tranh với “lợiích nhóm” Điều này đã được cụ thể hoá thông qua Nghị quyết Hội nghị Trungương 4 khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam “Một số vấn đề cấp bách về xâydựng Đảng hiện nay”, xác định nhiệm vụ quan trọng phải đấu tranh chống “lợiích nhóm”

Hiện nay, “lợi ích nhóm” và hoạt động của “nhóm lợi ích” và vấn đềtham nhũng chính sách ở nước ta đã và đang diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực quantrọng Đó là trong quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý dự án đầu tư; trongquản lý ngân sách, thuế, quản lý ngân hàng - tín dụng; trong quản lý các nguồnvốn và chương trình đầu tư về xã hội, trong quản lý tài sản, đất đai, bất động sản,

Trang 2

tài nguyên khoáng sản, xuất nhập khẩu; trong công tác cán bộ, quản lý biên chế;trong quản lý việc cấp các loại giấy phép…

Diễn biến của “lợi ích nhóm” và “tham nhũng chính sách” ngày càng tinh

vi và phức tạp, tác động của nó đang mở rộng đến những khâu then chốt, vĩ môtrong từng lĩnh vực, như vấn đề về chủ trương, chính sách và trong điềuhành… , góp phần hình thành và gia tăng nạn tham nhũng mới của đất nước:tham nhũng chính sách Vấn đề tham nhũng chính sách từ các nhóm lợi ích ngàycàng trở nên nhức nhối Do vậy chúng ta cần phải xây dựng được các cơ chế để

xử lý “ Lợi ích nhóm” và “tham nhũng chính sách” ở Việt Nam

Xuất phát từ những lý do trên nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài “Xây dựng

cơ chế xử lý “lợi ích nhóm và “tham nhũng chính sách” tại Việt Nam hiện nay” làm tiểu luận kết thúc học.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Lợi ích nhóm và tham nhũng chính sách là vấn đề đáng quan tâm ở tất cả

các quốc gia trong đó có Việt Nam, vấn đề này đã được Đảng, Nhà nước và các

cơ quan báo chí quan tâm thực hiện Nhận thức được tầm quan trọng này, đã córất nhiều công trình nghiên cứu,sách, báo, các bài viết của các nhà khoa học đềcập, tiêu biểu như:

- TS Đặng Quang Định (2014), Lợi ích nhóm với vấn đề tham nhũng ở

Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị số 2-2014

- PGS,TS Nguyễn Văn Mạnh (2013), Một số ý kiến về "lợi ích nhóm" ở

Việt Nam hiện nay, Trang thông tin điện tử tổng hợp Ban nội chính trung ương

- Lợi ích nhóm và vấn đề nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay( Hoàng VănLuân, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn, Tập 30, Số 1(2014) 1-10

- Ngô Minh Giang (2012) “ Nhóm lợi ích”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số

Trang 3

- Nguyễn Hữu Khiển (2011), “ Nhóm lợi ích và vấn đề chống thamnhũng”, Triết học, số 3.

- Nguyễn Kinh Khiếu (1999), Lợi ích- động lực phát triển xã hội, NxbKhoa học xã hội, Hà Nội

- Lê Quốc lý (Chủ biên) (2014), Lợi ích nhóm- Thực trạng và giải pháp,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

Tất cả các công trình nghiên cứu trên lại chỉ nghiên cứu Lợi ích nhóm vàtham nhũng chính sách ở một khía cạnh, một góc độ nào đó Tuy nhiên nhữngcông trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu tham khảo để nhóm tác giả có thểhoàn thành tiểu luận này

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về khái niệm lợi ích nhóm và thamnhũng chính sách, phân tích tác động và nguyên nhân của lợi ích nhóm và thamnhũng chính sách, tìm hiểu thực trạng của vấn đề, từ đó đưa ra những giải phápnhằm xây dựng cơ chế xử lý lợi ích nhóm và tham nhũng chính sách

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về lợi ích nhóm và tham nhũng chính sách, tìm ra

những tác động và nguyên nhân của lợi ích nhóm và tham nhũng chính sách

- Phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng cơ chế xửlýlợi ích nhóm và tham nhũng chính sách ở Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận này là xây dựng các cơ chế xử lý lợiích nhóm và tham nhũng chính sách ở Việt Nam

Trang 4

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận của đề tài

Tiểu luận dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủnghĩa Mác- V.I.Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chínhsách về Lợi ích nhóm và tham nhũng chính sách

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận được nghiên cứu thông qua việc sử dụng kết hợp nhiều phươngpháp như: thống kê, phân loại, khảo sát, tổng hợp, đối chiếu so sánh, phântích

6 Đóng góp mới của đề tài

- Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến lợi ích nhóm vàtham nhũng chính sách

- Đưa ra thực trạng về lợi ích nhóm và tham nhũng chính sách ở ViệtNam hiện nay, đưa ra những giải pháp nhàm xây dựng cơ chế phòng chống lợiích nhóm và tham nhũng chính sách ở Việt Nam hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Ý nghĩa lý luận: Tiểu luận sẽ góp phần làm phong phú hơn những trithức lý luận về lợi ích nhóm và tham nhũng chính sách

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của tiểu luận sẽ là một tài liệutham khảo, nguồn tư liệu bổ ích và lý thú phục vụ cho việc nghiên cứu, giảngdạy, học tập các môn học liên quan đến lợi ích nhóm và tham nhũng chính sách

8 Kết cấu tổng thể

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài có kết cấugồm 3 chương và 4 tiết

Trang 5

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Một số khái niệm cơ bản

- Khái niệm lợi ích

Lợi ích là những điều mang lại cho con người sự thỏa mãn hay đáp ứngđược nhu cầu về tinh thần hoặc vật chất

- Khái niệm nhóm

Nhóm là một mô hình tổ chức bao gồm hai hay nhiều cá nhân, tương tác

và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể Các nhóm có thể

là nhómchính thức hoặc nhóm không chính thức (cũng có khi người ta gọi

là nhóm kết cấu và phi kết cấu)

- Khái niệm lợi ích nhóm

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về lợi ích nhóm

- Theo PGS.TS Lê Quốc Lý: Nội hàm của lợi ích nhóm ở đây theo nghĩa:lợi ích của một nhóm người hình thành trên cơ sở: Lợi ích cá nhân không chínhđáng; Trục lợi, kiếm chác, tham nhũng để làm lợi cho nhóm mình; Xâm hại đếnlợi ích Nhà nước và tập thể; Hành động phi pháp

- Theo TS Lê Đăng Doanh nói về lợi ích nhóm hiện nay ở Việt Nam:

“Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức,

có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đấtđai, hầm mỏ, rừng, biển, v.v… Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh,huyện, xã phường hay ở cấp sở, phòng, thậm chí cá nhân thanh tra, cảnh sát hay

ở doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, dự án, v.v…

Như vậy, chúng ta có thể hiểu lợi ích nhóm như sau: Lợi ích nhóm là lợiích của một nhóm người liên kết với nhau, hỗ trợ nhau, giúp đỡ lẫn nhau để

Trang 6

cùng nhau có lợi ích và bảo vệ lợi ích đó Xét về mục đích và bản chất, lợi íchnhóm có thể chia thành lợi ích nhóm tích cực và lợi ích nhóm tiêu cực Lợi íchnhóm tích cực là lợi ích chính đáng, hợp pháp của một nhóm người Việc hìnhthành nó là nhu cầu khách quan, chính đáng, tự nhiên trong xã hội tồn tại nhiềugiai cấp, nhiều tầng lớp, nhiều nhóm người với những đặc điểm, hoàn cảnh khácnhau Còn lợi ích nhóm tiêu cực là “lợi ích” mà nhóm thu được nhằm vào các

“tình huống” hay “phi vụ” nhạy cảm, không lành mạnh, mờ ám, thiếu minhbạch Lợi ích nhóm tiêu cực hàm nghĩa một nhóm người nào đó lấy lợi ích củanhóm mình làm trung tâm, làm mục tiêu duy nhất để hành động, xa rời lợi íchchung của đất nước, của xã hội, là chủ nghĩa ích kỷ, chỉ biết đến mình mà khôngđoái hoài đến lợi ích của những người liên quan

- Khái niệm tham nhũng

Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào

có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức

vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi Theo Từ điển Tiếng Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của. Tài

liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng

(năm 1969) định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi hẹp, đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng

Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định (tại L uật phòng, chống tham nhũng năm 2005), tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Người có chức

vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức,đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị

có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước Việc giới hạn như vậy nhằmtập trung đấu tranh chống những hành vi tham nhũng ở khu vực xảy ra phổ biếnnhất, chống có trọng tâm, trọng điểm, thích hợp với việc áp dụng các biện pháp

Trang 7

phòng, chống tham nhũng như: kê khai tài sản, công khai, minh bạch trong hoạtđộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu.

- Khái niệm chính sách

Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào

đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cáchlàm để thực hiện các mục tiêu đó Những mục tiêu này bao gồm sự phát triểntoàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường

- Khái niệm tham nhũng chính sách

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào đưa ra khái niệm

về tham nhũng chính sách Một số quan điểm về tham nhũng chính sách chorằng tham nhũng chính sách là dạng tham nhũng tinh vi , thông qua việc muachuộc, chạy chọt, sửa đổi, ban hành các văn bản pháp luật, điều chỉnh quy hoạchxây dựng mà ở đó tạo ra những cơ sở pháp lý, điều khoản, kẽ hở để hưởng lợiích nhóm, lợi ích cá nhân, gây thát thoát cho nhà nước

1.2 Tác động của lợi ích nhóm và tham nhũng chính sách

1.2.1 Tác động của lợi ích nhóm

Lợi ích nhóm là nguy cơ lớn nhất đang hiện hữu dần, đe dọa sự phát triểnlành mạnh của đất nước và sự tồn vong của dân tộc, của chế độ XHCN Nguy cơnày bao trùm, đáng lo hơn bất kỳ sự đe dọa nào, là nguy cơ chính làm trầm trọngcác nguy cơ khác, tạo điều kiện cho các nguy cơ khác phát triển và gây tác hại.Đây là điểm lớn nhất, cốt lõi nhất của cuộc đấu tranh về quan điểm; là trọng tâmtrong chống “tự diễn biến”

Nếu lấy thước để đo và nói rằng mức độ trầm trọng của lợi ích nhóm đang

ở đâu thì rất khó, nhưng những biểu hiện của nó trong xã hội thì rất trầm trọng

Nó len lỏi vào mọi góc cạnh của nền kinh tế Trước hết là làm đất nước bị tổnthất các nguồn lực và giảm hiệu quả đầu tư; làm cho nền kinh tế sẽ bị khiếmkhuyết, dị tật; tạo điều kiện để kinh tế “ngầm”, thị trường “ảo”, chụp giật,…phát

Trang 8

triển Các doanh nghiệp móc ngoặc với quan chức nhà nước nhằm chuyểnnguồn lực, tài sản, vốn đầu tư của nhà nước vào doanh nghiệp nhà nước để làm

ăn, cái lợi thì chia nhau, khoản lỗ để lại cho nhà nước

Những tác hại mà lợi ích nhóm gây ra

- Làm cho đất nước bị tổn thất các nguồn lực và giảm hiệu quả đầu tư,

bị kìm hãm không thể phát triển nhanh, thậm chí không thể phát triển bìnhthường, mất sức sống, nền kinh tế sẽ bị khiếm khuyết, dị tật, kinh tế “ngầm”, thịtrường “ảo”, chụp giật, hoang dã, khống chế và “thanh toán” lẫn nhau để giànhđộc quyền, làm hỏng môi trường phát triển lành mạnh và bình đẳng cho tất cảcác doanh nghiệp

- Chệch hướng khỏi mục tiêu xã hội chủ nghĩa chân chính (và cũng xa

lạ với chủ nghĩa tư bản hiện đại), đất nước đi theo một con đường khác, sang

“chủ nghĩa tư bản thân hữu”, đó là con đường không có tiền đồ và rất nguyhiểm, không có tự do và dân chủ (vì bị “nhóm lợi ích” độc quyền về kinh tế vàchính trị thâu tóm, lũng đoạn), để lại hậu quả lâu dài mà dân tộc phải gánh chịu

- Gây ra là sự suy đồi về văn hóa, đạo đức xã hội do hệ giá trị bị đảo lộn(đồng tiền và quyền lực chiếm vị trí trung tâm và cao nhất, trong khi nhân cách

bị đẩy sang bên cạnh và xuống hàng thứ yếu) và do tha hóa quyền lực (tác nhânmạnh nhất)

1.2.2 Tác động của tham nhũng chính sách

Thứ nhất, là trở lực lớn trong quá trình thực hiện đường lối, chính sách,pháp luật của Đảng và Nhà nước; làm méo mó chính sách, ảnh hưởng đến sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Đường lối, chính sách, pháp luật đúng đắn nhưng trong quá trình thựchiện, nếu để lợi ích nhóm tiêu cực chi phối sẽ làm sai lệch mục đích, không bảođảm hiệu quả, không đạt được những mục tiêu đã đề ra Khi lợi ích nhóm tiêu

Trang 9

cực chi phối, tác động sẽ làm méo mó chính sách, suy yếu chính quyền, đe dọa

sự lành mạnh của nền kinh tế, đe dọa lợi ích toàn dân, lợi ích quốc gia dân tộc

- Thứ hai, gây thiệt hại lớn đối với tài sản của nhà nước, xã hội, tập thể vàcông dân, xâm phạm quyền và lợi ích của công dân

Lợi ích nhóm tiêu cực gắn với tham nhũng, lãng phí vì vậy sẽ gây thiệthại lớn về tài sản của nhà nước và nhân dân Do lợi ích nhóm chi phối chínhsách, quyết định quản lý dẫn đến đầu tư sai gây lãng phí lớn và thiệt hại tài sản

do lãng phí gây ra lớn hơn nhiều so với thiệt hại tài sản do tham nhũng gây ra

Có thể thống kê về thiệt hại tài sản do tham nhũng gây ra nhưng khó có thểthống kê hết được thiệt hại tài sản do lãng phí gây ra vì lãng phí xảy ra trên nhiềulĩnh vực, dưới nhiều hình thái khác nhau, do nhiều chủ thể thực hiện, kể cả do cơquan Nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước gây ra

- Thứ ba, làm tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức, đảo lộn những chuẩnmực, giá trị đạo đức xã hội

Lịch sử phát triển xã hội và nhà nước ở Việt Nam cho thấy, hiện tượngngười lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để trục lợi lúc nào cũng có Nếukhông ngăn chặn, xử lý kịp thời và nghiêm minh sẽ dễ phát triển, lây lan thànhcăn bệnh của cả bộ máy nhà nước Người liêm khiết, trung thực trở thành cô lập,thậm chí bị bức hại bằng những thủ đoạn xảo quyệt, tàn bạo Hiện nay, dưới chế

độ XHCN đa số đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt,tuy vậy cũng không tránh khỏi tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức thoáihóa  biến  chất  sa  vào  tham  nhũng,  thiếu trách nhiệm, bị cám dỗ bởi lợi íchvật chất, cấu kết với các phần tử xấu ngoài xã hội và trong bộ máy nhà nước vớinhau hình thành nhóm lợi ích tiêu cực gây ra lãng phí lớn tài sản của đất nước,của nhân dân Ở nơi nào và khi nào không đấu tranh kiên quyết ngăn chặn tìnhtrạng lợi ích nhóm tiêu cực sẽ dẫn đến tình trạng tha hóa, biến chất ngày cànglan rộng trong đội ngũ cán bộ, công chức, những giá trị đạo đức xã hội như cần,kiệm, liêm, chính sẽ bị băng hoại, đảo lộn

Trang 10

- Thứ tư, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước vàchế độ XHCN.

Từ ngày Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, nhân dân ta đã giành đượcnhững thắng lợi vĩ đại, không những giành được độc lập, tự do, thống nhất Tổquốc mà còn từng bước vững chắc tiến bước trên con đường xây dựng XHCN

Vì thế nhân dân rất tin tưởng vào Đảng và Nhà nước Nhưng, do một bộ phậnkhông nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất hình thành những nhóm tiêucực sa vào tham nhũng, lãng phí thu vén lợi ích cá nhân làm giảm sút  lòng tin  của  nhân  dân,  gây  bất  bình trong dư luận xã hội, thậm chí có nơi nhândân biểu tình phản đối thể hiện sự phẫn nộ của mình Lợi ích nhóm tiêu cựcngày càng lan rộng kể cả trong một số cán bộ cao cấp, trong các ngành cao quýnhư y tế, giáo dục, trong các lĩnh vực nhạy cảm như thực hiện chính sách đền ơnđáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo v.v… Nếu không được ngăn chặn, xử lý nghiêmminh sẽ trở thành nguy cơ đe dọa thành quả cách mạng đã tốn nhiều xương máumới giành được

Thứ năm, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, gây mất ổn địnhchính trị, đe dọa sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ

Lợi ích nhóm tiêu cực làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng,Nhà nước và chế độ, gây bức xúc trong dư luận xã hội, bất bình trong nhân dân

Vì vậy, các thế lực thù địch rất dễ lợi dụng xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu, kíchđộng nhân dân chống lại Đảng, Nhà nước Trên thực tế, có lúc, có nơi các thếlực thù địch đã kích động được một bộ phận nhân dân gây bạo loạn làm mất ổnđịnh chính trị Nếu Đảng, Nhà nước không kiên quyết xử lý nghiêm minh, tiếptục để lợi ích nhóm tiêu cực lộng hành, phát triển gây bức xúc trong nhân dân và

xã hội sẽ tạo thuận lợi thêm cho các thế lực thù địch lợi dụng thực hiện những

âm mưu gây bạo loạn đe dọa sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ

Ngày đăng: 29/11/2024, 16:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w