1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Tham nhũng và phòng chống tham nhũng chính sách

14 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tham nhũng chính sách
Chuyên ngành Tham nhũng và phòng chống tham nhũng chính sách
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 34,85 KB

Nội dung

Theo nghĩa hẹp, tài liệu hướng dẫn của Liên hiệp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng năm 1969 định nghĩa “tham nhũng - đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng”

Trang 1

TIỂU LUẬN

MÔN: THAM NHÚNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

CHÍNH SÁCH

Trang 2

MỞ ĐẦU

Nếu con đỉa chỉ hút máu người thì tham nhũng chính sách có thể hút luôn trái tim nhân ái, hút cả não trạng để phân biệt đúng sai, hút hết sức sáng tạo lẫn nhân cách đứng lên đối diện với bất công Tham nhũng chính sách mà liên quan đến ô nhiễm thì có thể hút cả sinh mệnh con người trên một diện rộng và để lại hậu quả về thoái hóa giống nòi qua nhiều thế hệ

Trước tham nhũng, chính sách không có chuyện “ngu si hưởng thái bình” Trước tham nhũng chính sách, biết mà im cũng chết, biết mà đấu tranh cũng chết Nên trước tham nhũng chính sách có nhiều người đã vứt bỏ tôn nghiêm, tự trọng và lòng nhân để tham gia trở thành một bộ phận tham nhũng chính sách

Tham nhũng chính sách là một cách nói khác của việc đi ngược lại các giá trị phổ quát và con đường chân, thiện, mỹ mà nhân loại hướng đến

Nội dung tiểu luận sẽ góp phần làm rõ một số nội dung xoay quanh vấn

đề tham nhũng chính sách ở góc độ lý luận và thực tiễn

Trang 3

Chương 1 TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ THAM NHŨNG

1.1 Khái niệm tham nhũng chính sách công

Tham nhũng là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, xuất hiện khi có giai cấp và Nhà nước Khi đề cập đến vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa dùng khái niệm “tham nhũng” mà dùng khái niệm “tham ô” Theo Người,

“Tham ô là lấy của công, chiếm của công làm của tư, nó có hại cho sự nghiệp xây dựng nhà nước” Theo cách hiểu thông thường, “tham nhũng” là hai từ ghép của từ tham lam và nhũng nhiễu; “tham” là hám lợi, tự tư, tự lợi,

“nhũng” là lợi dụng quyền hạn, chức trách được giao để thoả mãn lòng tham Hai yếu tố này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau

Theo từ điển tiếng Việt, “Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân và để lấy của” Theo nghĩa rộng: tham nhũng được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi Theo nghĩa hẹp, tài liệu hướng dẫn của Liên hiệp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng (năm 1969) định nghĩa “tham nhũng - đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng”

Pháp luật Việt Nam qui định tại Điều 1, khoản 2 Luật PCTN năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2012, “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi”

Luật Phòng, chống tham nhũng cũng qui định rõ các hành vi tham nhũng tại Điều 3 bao gồm: 1) Tham ô tài sản; 2) Nhận hối lộ; 3) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 4) Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; 5) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; 6) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trụ lợi; 7) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; 8) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết

Trang 4

công việc cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; 9) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi; 10) Nhũng nhiễu vì vụ lợi; 11) Không thực hiện nhiệm vụ, vì vụ lợi; 12) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi

Như vậy, Luật Phòng, chống tham nhũng của Việt Nam đã xác định chủ thể của tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn làm trong các

cơ quan nhà nước (thuộc khu vực công) đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thu lợi bất chính Tuy nhiên nội dung của Luật mới chỉ điều chỉnh những hành vi tham nhũng công, chưa bao quát được các hành vi tham nhũng trong toàn xã hội Vậy cần có sự mở rộng hơn về phạm vi của tham nhũng ra cả khu vực tư nhân

Khái niệm “tham nhũng” cũng được đề cập đến trong pháp luật quốc tế

Dù được diễn đạt câu chữ khác nhau nhưng có thể nói pháp luật các nước đều thống nhất ở chỗ xác định tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn

để vụ lợi cá nhân

Từ những điều trình bày trên có thể đưa ra khái niệm: Tham nhũng là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, gắn với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước, được thể hiện bằng hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín, hoàn cảnh của mình hoặc của người khác để vụ lợi

Tham nhũng mang bản chất là những hành vi phi nghĩa, phi pháp Hành

vi tham nhũng có những điểm khác nhất định so với những hành vi vi phạm pháp luật thông thường, thể hiện qua hai khía cạnh chủ yếu sau: Một là, mục đích, trong mọi trường hợp, một hành vi chỉ bị coi là tham nhũng khi nhằm mục đích thu lợi riêng (cho cá nhân hay người thân của người thực hiện); hai

là, chủ thể của hành vi tham nhũng chủ yếu là người được giao một thẩm

Trang 5

quyền nhất định Nói cách khác, chủ thể của hành vi tham nhũng thông thường là những chủ thể đặc biệt, có chức quyền hay vị thế trong xã hội Bản chất của tham nhũng gắn liền với sự lạm dụng quyền lực, là sự tha hóa của quyền lực Vì vậy, muốn chống tham nhũng hiệu quả, chống tham nhũng tận gốc phải có những biện pháp để kiểm soát quyền lực, bằng pháp luật thông qua cơ chế giám sát, sự giám sát của toàn xã hội

1.2 Chủ thể

Chủ thể của tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn; đối tượng của tham nhũng là tài sản, tiền bạc của nhà nước, tập thể và cá nhân Trong thực tế tham nhũng dễ xảy ra ở các lĩnh vực như: mua sắm công; xây dựng cơ bản; quản lý đầu tư xây dựng; tài chính, ngân sách và kiểm toán; huy động và sử dụng những đóng góp của nhân dân; sử dụng các khoản hỗ trợ viện trợ; quản lý doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; sử dụng đất, nhà ở; giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, thể dục, thể thao, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tư pháp…

1.3 Dấu hiệu

Thứ nhất: Dấu hiệu về chủ thể của tham nhũng là những người có chức

vụ, quyền lực làm việc trong cơ quan nhà nước Theo Bộ luật hình sự quy định: “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hội đồng hoặc

do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ” (Điều 277) Tại Khoản 3, Điều 1, Luật phòng, chống tham nhũng quy định người có chức vụ, quyền hạn rất rõ Nhìn chung, chủ thể tham nhũng là những đối tượng có đặc điểm đặc thù so với các đối tượng khác, như họ là những người có quá trình công tác, cống hiến, có nhiều kinh nghiệm; họ được đào tạo chuyện môn sâu, có hệ thống, bài bản, là những

Trang 6

chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau; là những người có quan hệ rộng

và có uy tín, địa vị trong xã hội; thậm chí họ có thế mạnh về kinh tế Đây chính là điểm gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra và xét xử các hành vi tham nhũng của những chủ thể này

Đây cũng được coi là dấu hiệu đặc trưng đầu tiên và cơ bản nhất của hành vi tham nhũng Hành vi tham nhũng là hành vi của những người có chức

vụ, quyền hạn, hay nói cách khác là những người có quyền lực trong tay Dấu hiệu này nhằm phân biệt hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác cũng là hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng được thực hiện bởi những người không có chức vụ, quyền hạn như hành vi trộm cắp, cướp giật, lừa đảo

Thứ hai: Dấu hiệu về hành vi của tham nhũng được thực hiện bằng cách lợi dụng chức vụ và quyền lực Chỉ những người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn địa vị công tác làm phương tiện để làm trái với pháp luật quy định, không làm đúng nhiệm vụ được giao nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân, cho gia đình hoặc cho người khác gây thiệt hại cho lợi ích chung của nhà nước, xã hội và công dân Một người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi thì không phải là hành vi tham nhũng Ví dụ: cán bộ, công chức có hành vi trộm cắp tài sản - đây không phải là hành vi tham nhũng mà là hành vi trộm cắp tài sản thông thường vì không có yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản Đây là một yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng

Thứ ba, Dấu hiệu động cơ, mục đích của tham nhũng thể hiện ở chỗ: vụ lợi cá nhân (cho nhóm hoặc cho người thân) Vụ lợi cá nhân ở đây không chỉ

là lợi ích vật chất mà có cả lợi ích tinh thần; lợi ích đó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua nhiều khâu trung gian Khoản 5, Điều 2, Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: “vụ lợi là lơi ích vật chất, tinh thần mà người có chức

vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng” Trên thực tế ở Việt Nam, dấu hiệu vụ lợi của tham nhũng chỉ quan tâm đến

Trang 7

lợi ích vật chất, chưa chú ý đến lợi ích vật chất của các hành vi tham nhũng Việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi chỉ dựa trên lợi ích vật chất mà kẻ tham nhũng đạt được để đưa ra quyết định hình phạt Nếu chỉ căn cứ vào những tài sản phát hiện hoặc thu hồi được để đánh giá lợi ích mà

kẻ tham nhũng đạt được thì sẽ không đầy đủ (trong các nội dung quy định trong bộ Luật hình sự thì việc xác định giá trị tài sản tham nhũng chủ yếu được tính ra tiền để xác định mức độ nguy hiểm và quyết định hình phạt) Ngoài ra, các lợi ích vật chất và tinh thần đan xen, khó phân biệt (chẳng hạn việc dùng tài sản của nhà nước để phô trương thanh thế, gây dựng uy tí hay các mối quan hệ để dễ bề kiếm chác sau này thì mục đích của hành vi này vừa

là lợi ích vật chất vừa là lợi ích tinh thần…) Dưới góc độ Chính trị học thì dấu hiệu này cần được đặc biệt quan tâm nghiên cứu vì nó thể hiện mức độ tha hóa quyền lực, mức độ quyền lực của nhà nước bị kiểm soát Trên đây là những dấu hiệu rất cơ bản để xác định sự việc xảy ra có phải là tham nhũng hay là không phải tham nhũng Đi đối với việc xác định các dấu hiệu tham nhũng thì việc phân tích, xác định các hành vi tham nhũng cũng rất cần thiết

và cần được phân tích rõ để xác định đúng tội phạm tham nhũng hiện nay

1.4 Tác hại

Tham nhũng có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Có thể khái quát những tác hại chủ yếu của tham nhũng ở những điểm chính sau:

1 Tác hại về chính trị

Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước và làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội

Hiện nay, tình hình tham nhũng ở nước ta đã ở mức nghiêm trọng, đáng báo động Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương

Trang 8

trình, dự án lớn mà còn xuất hiện nhiều trong các cấp chính quyền cơ sở - cơ quan tiếp xúc với nhân dân hằng ngày, giải quyết những công việc liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhân dân Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá IX chỉ rõ: “ Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một

bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn rất nghiêm trọng ” Tác hại nguy hiểm của tệ tham nhũng, lãng phí ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc thực hiện chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội hoặc một nhiệm vụ quản lý nhất định của Nhà nước Tổng quát hơn, sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân Nhân dân chính là động lực, chủ thể, mục đích của cách mạng

Để nhân dân mất niềm tin, tức là chúng ta đã đánh mất một sức mạnh

vô cùng to lớn, thậm chí có tính chất quyết định đối với sự nghiệp cách mạng Năm 1992, tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, đã nêu: “Tệ tham nhũng, hối lộ, ăn chơi phung phí tài sản của nhân dân rất nghiêm trọng và kéo dài Những hiện tượng đó gây tác hại rất lớn, làm tổn hại thanh danh của Đảng” Tháng 1-1994, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đánh giá lại: “Tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy của Đảng và Nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế

độ bị xói mòn” Tháng 4-2001, Đại hội Đảng lần thứ IX lại tiếp tục khẳng định: “Điều cần nhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân” “Nạn tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, gây bất bình trong nhân dân và là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta" Nghị quyết số 14 ngày 15-5-1996 của Bộ

Trang 9

Chính trị về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã nêu khái quát tác hại của tệ tham nhũng như sau: Tình trạng tham nhũng đã và đang gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm xói mòn bản chất của Đảng và Nhà nước, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên, tiếp tay cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta, uy hiếp sự tồn vong của chế độ” Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 21-8-2006 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục nhấn mạnh: “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 tiếp tục khẳng định: “tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng

về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng,

đe dọa sự tồn vong của chế độ”

2 Tác hại về kinh tế

Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể

và của công dân

Ở nước ta, trong thời gian qua, nạn tham nhũng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, tiền của, thời gian, công sức của nhân dân Giá trị tài sản bị thiệt hại, bị thất thoát liên quan tới tham nhũng của mỗi vụ lên tới hàng chục, hàng trăm, thậm chí là

Trang 10

hàng ngàn tỉ đồng Đó là những con số lớn và đáng lo ngại so với số thu ngân sách hằng năm của nước ta Hậu quả của hành vi tham nhũng không chỉ là việc tài sản, lợi ích của Nhà nước, của tập thể hoặc của cá nhân bị biến thành tài sản riêng của người thực hiện hành vi tham nhũng, mà nguy hiểm hơn, hành vi tham nhũng còn gây thiệt hại, gây thất thoát, lãng phí một lượng lớn tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân Ở mức độ thấp hơn, việc một

số cán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu đối với nhân dân trong khi thực thi công vụ, lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ khiến cho nhân dân phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể thực hiện được công việc của mình như: xin cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận, hoặc các loại giấy tờ khác Nếu xét từng trường hợp một thì giá trị vật chất bị lãng phí có thể không quá lớn, nhưng nếu tổng hợp những vụ việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong đời sống hằng ngày của nhân dân thì con số bị thất thoát đã ở mức độ nghiêm trọng

3 Tác hại về xã hội

Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước

Trước những lợi ích bất chính đã hoặc sẽ có được khi thực hiện hành vi tham nhũng, nhiều cán bộ, công chức đã không giữ được phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng, không phục vụ nhân dân mà hướng tới các lợi ích bất chính, bất chấp việc vi phạm pháp luật, làm trái công vụ, trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp Vì vậy, tham nhũng không chỉ phát sinh ở trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai… mà còn có xu hướng lan sang các lĩnh vực từ trước tới nay ít có khả năng xảy ra tham nhũng như: văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao Thậm chí, cả những lĩnh vực lẽ ra không thể có tham nhũng, cả dưới góc độ đạo đức và pháp luật, như lĩnh vực phúc lợi xã hội hay bảo vệ pháp luật Hành

vi tham nhũng xảy ra không ít trong các chương trình trợ cấp cho thương

Ngày đăng: 25/10/2024, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w