1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Tham nhũng và phòng chống tham nhũng chính sách

17 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tham nhũng Chính sách
Chuyên ngành Tham nhũng và Phòng chống Tham nhũng Chính sách
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 35,17 KB

Nội dung

Các nghiên cứu về tham nhũng ở các nước trên thế giới và Việt Nam cho thấy tham nhũng là hiện tượng xã hội gắn với sự xuất hiện chế độ tư hữu, sự hình thành giai cấp và sự ra đời, phát t

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: THAM NHŨNG VÀ PHONG CHỐNG THAM NHŨNG

CHÍNH SÁCH

ĐỀ TÀI: THAM NHŨNG CHÍNH SÁCH

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Hồ Chủ Tịch đã từng nhận định: “Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ vì nó không mang gươm mang súng

mà nó nằm trong các tổ chức của ta để làm hỏng ta Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta Nó phá hoại đạo đức cách mạng ta

là cần- kiệm - liêm - chính”

Tham nhũng còn gây ra tác hại làm giảm sút lòng tin của công dân đối với bộ máy và công chức, viên chức Nhà nước, triệt tiêu động lực cơ bản nhất của sự phát triển Điều này đã được V.I Lênin khuyến cáo: “Nếu có cái gì đó

có thể triệt tiêu được chủ nghĩa xã hội thì đó chính là tham nhũng, quan liêu” Đây cũng là bài học hàng đầu mà Đảng ta rút ra tại đại hội lần thứ 6 Đó là bài học lấy dân làm gốc, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra Đây cũng là bài học mà ông cha ta đã truyền lại cho con cháu Trần Quốc Tuấn đã từng nói: “Người dân vốn không hài lòng, sợ ta thì khinh địch, sợ địch thì khinh ta,

để dân khinh là mất nước”

Các nghiên cứu về tham nhũng ở các nước trên thế giới và Việt Nam cho thấy tham nhũng là hiện tượng xã hội gắn với sự xuất hiện chế độ tư hữu, sự hình thành giai cấp và sự ra đời, phát triển của bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước và các quyền lực công cộng khác Tham nhũng tồn tại ở mọi chế độ với những mức độ khác nhau Khi nhà nước và quyền lực chính trị còn tồn tại thì còn có điều kiện để xảy ra tham nhũng

Cùng với sự phát triển của các hình thái nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ chính trị - kinh tế tạo ra những tiền đề khách quan quan trọng làm cho tham nhũng phát triển Đối với mỗi cá nhân, nhu cầu về lợi ích là yếu tố chủ quan dẫn đến tham nhũng Khi yếu tố

Trang 3

lợi ích kết hợp với sự lạm dụng quyền lực của những người có chức vụ, quyền hạn thì khả năng xảy ra tham nhũng là rất cao

Tham nhũng gây ra rất nhiều những tác hạ về chính trị, kinh tế, xã hội Gây thiệt hại lớn không thể đo lường được đối với sự phát triển của đất nước Trong đó phải nói về Tham nhũng chính sách hiện nay đang là một nỗi nguy hại lớn cho quốc gia Tham nhũng chính sách được đặt ra trong trường hợp một bộ phận xã hội, phổ biến nhất là các nhà đầu cơ, mưu cầu lợi ích riêng cho mình hoặc lợi ích nhóm bằng cách móc nối với những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền soạn thảo, ra quyết định thông qua chính sách, để nhà nước đưa ra chính sách có lợi cho họ, bất chấp lợi ích chung Hậu quả to lớn của tham nhũng chính sách là điều rất dễ cảm nhận Tuy nhiên, hành vi tham nhũng chính sách lại không phải là điều dễ nhận biết

Vì vậy trong bài tiểu luận này em xin tìm hiểu về đề tài “Tham nhũng chính sách” để nghiên cứu, làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến tham nhũng chính sách

Do đây là lần đầu tiên tìm hiểu về đề tài nên không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô nhận xét để bài của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

NỘI DUNG

I Khái quát về tham nhũng

1 Khái niệm

Trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng Ở Việt

Nam, khái niệm tham nhũng được quy định tại Luật phòng, chống tham

nhũng năm 2005 Theo đó, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi [1]

Theo định nghĩa trên đây, tham nhũng có những đặc trưng cơ bản như sau:

- Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực công:

Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị, nói cách khác là ở các

cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý

là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó[2]

- Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao:

Đây là đặc trưng thứ hai của tham nhũng Chủ thể tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác Một người có chức vụ,

Trang 5

quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật vì động cơ vụ lợi nhưng hành

vi đó không lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì không coi là tham nhũng

- Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi:

Mục đích của hành vi tham nhũng phải là mục đích vụ lợi Nếu chủ thể thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà không xuất phát từ động cơ

vụ lợi thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng Vụ lợi là lợi ích vật chất (tiền, nhà, đất, các vật có giá trị ) hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn mong muốn đạt được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình

2 Biểu hiện của hành vi tham nhũng

Hành vi tham nhũng biểu hiện trên thực tế rất đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau

Bộ luật hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định

những hành vi sau đây thuộc nhóm hành vi tham nhũng:

- Tham ô tài sản

- Nhận hối lộ

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì

vụ lợi

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì

vụ lợi

Trang 6

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì

vụ lợi

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi

- Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi

3 Nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng

a) Khách quan

- Hệ thống chính trị chậm được đổi mới, trình độ quản lý còn lạc hậu, mức sống thấp, tạo ra các kẽ hở cho tệ tham nhũng nảy sinh và phát triển Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, sự cạnh tranh và việc

đề cao quá mức giá trị đồng tiền làm cho người sản xuất, kinh doanh có xu hướng tối đa hoá lợi nhuận bằng mọi giá, tìm cách hối lộ công chức nhà nước

để tạo lợi thế trong kinh doanh

- Cơ chế chính sách pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán,việc phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương, phân biệt quản lý nhà nước và quản lý sản xuất, kinh doanh có phần chưa rõ Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm chạp và thiếu sự kiểm soát chặt chẽ

Cơ chế quản lý tài sản công, quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước còn lỏng lẻo

- Một số nét văn hoá như biếu và nhận quà tặng bị lợi dụng để thực hiện hành vi tham nhũng

b) Chủ quan

- Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái, công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên yếu kém

Trang 7

- Cải cách hành chính vẫn còn chậm và lúng túng, cơ chế “xin - cho” trong hoạt động công vụ vẫn còn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng

nề, bất hợp lý Chế độ tiền lương đối với đội ngũ cán bộ, công chức còn bất hợp lý, chậm được cải cách

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng ở một số nơi chưa chặt chẽ, sâu sát, thường xuyên; việc xử lý tham nhũng chưa nghiêm

- Chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan nhà nước trong đấu tranh chống tham nhũng chưa rõ ràng, thậm chí chồng chéo, thiếu một cơ chế phối hợp cụ thể, hữu hiệu

- Thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu

- Việc huy động lực lượng đông đảo của nhân dân cũng như sự tham gia của lực lượng báo chí vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng chưa được quan tâm đúng mức

4 Tác hại của tham nhũng

- Đối với chính trị: Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước và làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội

- Đối với kinh tế: Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân

- Đối với xã hội: Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước Điều đáng báo động là việc tham nhũng dường như đã trở thành bình thường trong quan niệm của một số cán bộ, công chức Đó chính là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách nghiêm trọng Hơn thế, tham nhũng còn xâm phạm những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, khi người thực hiện hành vi tham nhũng có khi là giáo viên, bác sĩ, những

Trang 8

người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội - những người xây dựng đời sống, nền tảng tinh thần cho xã hội

II Tham nhũng chính sách

Sau hơn 30 năm đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã được quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện Tuy nhiên, một số chính sách, pháp luật vẫn còn không ít chồng chéo, mâu thuẫn; có biểu hiện bị chi phối bởi cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm” Làm thế nào để ngăn chặn tham nhũng ngay từ khâu xây dựng chính sách?

1 Tham nhũng chính sách là gì?

Là một loại tham nhũng đặc biệt! Thay vì chỉ thụt két công quỹ như tham nhũng thì việc tạo ra các hành lang pháp lý bất hợp lý để trục lợi từ đó với mức độ lâu dài, nguy hại cao hơn

Tham nhũng chính sách là việc lạm dụng quyền ban hành chính sách, pháp luật để phục vụ lợi ích của cá nhân hoặc phe nhóm (Pháp luật chứa đựng rất nhiều chính sách nên pháp luật cũng cần phải được nhắc đến ở đây)

2 Chủ thể của tham nhũng chính sách

Với định nghĩa trên, chúng ta thấy chủ thể của hành vi tham nhũng chính sách chỉ có thể là những cán bộ có quyền ban hành chính sách, pháp luật Đội ngũ này là rất lớn bao gồm cả các cán bộ của Đảng và Nhà nước, ở cả trung ương và địa phương Để tiện cho việc phân tích, bài tiểu luận này chỉ đề cập đến các cán bộ của Nhà nước

Các cán bộ Nhà nước có quyền ban hành chính sách có thể chia thành hai loại Loại thứ nhất là những người có quyền hoạch định chính sách, và loại thứ hai là các cán bộ có quyền thẩm định và thông qua chính sách Các cán bộ của Chính phủ, các bộ/ngành, các Ủy ban nhân dân, các sở, phòng…

Trang 9

thuộc loại thứ nhất Các vị đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp thuộc loại thứ hai

3 Dấu hiệu của tham nhũng chính sách

Tựu trung, các bộ ban ngành nếu xuất hiện tham nhũng chính sách thì có hai dạng: Một là bảo vệ quyền lợi của bộ, ban, ngành mình qua việc cấp phép, đào tạo, đánh giá, thẩm định, kiểm tra (giấy phép con) Hai là tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp sân sau chiếm đoạt tài nguyên, thao túng nguyên liệu, độc quyền thị trường,.v.v

Những người bị tác động lớn nhất của tham nhũng chính sách không hẳn chỉ là người trong lĩnh vực mà chính sách bị tham nhũng tác động xấu Về bản chất, toàn thể nhân dân hay toàn thể người tiêu dùng mới là nạn nhân Lớn hơn nữa, đất nước cũng là nạn nhân của tham nhũng chính sách

Đào tài nguyên lên và bán thôi mà cũng lỗ cả trăm ngàn tỷ như các Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam đang vận hành chính là một ví dụ tiêu biểu

về tham nhũng chính sách Bán tài nguyên giá rẻ rồi nhập về giá cao cũng là một điển hình của tham nhũng chính sách

Tham nhũng chính sách mà xuất hiện trong giáo dục thì có thể tạo ra nhiều lớp dân ngu Cái dễ thấy nhất của việc ngu dân là những kẻ ngu xuẩn nhất lại đi ca ngợi bọn tham nhũng chính sách Tham nhũng chính sách cũng tạo ra những lớp dân hèn Tiêu biểu của cái hèn đó đó chính là việc im lặng trước bất công

4 Tác hại của tham nhũng chính sách

Tham nhũng chính sách mang lại lợi ích siêu lớn hơn cho những kẻ tham nhũng, đồng thời cũng để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho đất nước Một chính sách phát triển ngành méo mó được thông qua có thể làm lợi không thể kể xiết cho một số người, nhưng đồng thời cũng làm cạn kiệt các

Trang 10

nguồn lực của đất nước Một quyền năng không chính đáng được cài vào trong luật có thể hợp pháp hóa sự nhũng nhiễu vô tận của một số người, nhưng đồng thời cũng làm cho đời sống của người dân, hoạt động của doanh nghiệp hết sức khó khăn Như vậy, tham nhũng chính sách có thể thể hiện dưới hai hình thức: Một là, ban hành một chính sách có lợi cho cá nhân và phe nhóm; Hai là, luật hóa các quyền năng không chính đáng để dễ bề nhũng nhiễu

Hậu quả to lớn của tham nhũng chính sách là điều rất dễ cảm nhận Tuy nhiên, hành vi tham nhũng chính sách lại không phải là điều dễ nhận biết Có hai lý do cơ bản ở đây Thứ nhất, ban hành chính sách là một công việc mang tính chính trị rất cao Một chính sách được coi là tốt đẹp từ một góc nhìn này, vẫn có thể bị coi là tồi tệ từ một góc nhìn khác Thí dụ, chính sách hạn chế nhập khẩu hàng hóa trong nước đã sản xuất được sẽ rất tốt đẹp cho những người sản xuất hàng hóa, nhưng chưa chắc đã tốt đẹp cho những người tiêu dùng Chính sách bắt các xe ô-tô con phải có bình cứu hỏa sẽ rất tốt đẹp cho các doanh nghiệp sản xuất bình cứu hỏa, nhưng chưa chắc đã tốt đẹp cho những người có xe ô-tô Chính vì thế khó có thể có một chuẩn mực khách quan, trung lập để nhìn nhận về một chính sách

Thứ hai, hệ lụy của chính sách là điều rất khó nhận biết ngay từ đầu Năng lực phân tích chính sách, năng lực đánh giá tác động của chính sách là những thứ chúng ta còn đang thiếu hụt khá nghiêm trọng trong quá trình lập pháp, cũng như trong quá trình ban hành chính sách

Tham nhũng chính sách dẫn tới việc kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra sự méo mó, cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến độc quyền gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân "Cần thay đổi tư duy quản lý và nhận thức về vai trò của chính sách, pháp luật Khi đưa ra chính sách thì phải lường trước được hệ quả và không để các nhà đầu cơ tác

Trang 11

tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, phản biện trong quá trình xây dựng, quyết định và thông qua chính sách

III Ví dụ về tham nhũng chính sách

Một vài ví dụ, việc không công bố kết quả quan trắc môi trường công khái để người dân giám sát khiến các doanh nghiệp có cơ hội xả thải mà dân không biết kêu ai Độc quyền thông tin kết quả quan trắc khiến ngành tài nguyên môi trường cũng dễ dàng hơn trong việc kiểm tra và định đoạt mức phạt nếu doanh nghiệp vi phạm Muốn xử nhẹ, phải “ngoan” Và như vậy, ô nhiễm xuất hiện thì nhân dân lãnh đủ với ngày cả chỉ phí y tế từ khám chữa bệnh do bảo hiểm xã hội chi trả cũng có nguồn gốc từ thuế dân

8/3/2019, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) tổ chức họp báo cung cấp thêm thông tin về dự thảo TCVN-12607:2019 quy phạm thực hành sản xuất nước mắm Họp báo về quy chuẩn nước mắm nhưng lại không mời các hiệp hội NMTT như Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc, Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết, Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP.HCM… 8/3/2019, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) tổ chức họp báo cung cấp thêm thông tin về dự thảo TCVN-12607:2019 quy phạm thực hành sản xuất nước mắm Họp báo về quy chuẩn nước mắm nhưng lại không mời các hiệp hội NMTT như Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc, Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết, Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP.HCM… mà chỉ mời Công ty Liên Thành và Công ty Xuyên Việt Họp báo

về nước mắm nhưng chuyên gia giơ tay xin phát biểu thì không cho nói Hiểu một cách đơn giản là một khi các quy chuẩn được bán hành theo kiểu

“giết” nước mắm truyền thống thì người Việt chỉ còn một lựa chọn là nước chấm có vẻ giống nước mắm nhưng bản chất là nước muối, đạm công nghiệp

và hương liệu

Ngày đăng: 25/10/2024, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w