1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Tham nhũng và phòng chống tham nhũng chính sách

8 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tham nhũng Chính sách Công và Những Vấn Đề Liên Quan
Chuyên ngành Tham nhũng Phòng chống Tham nhũng Chính sách
Thể loại Bài làm
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 23,46 KB

Nội dung

Trang 1

MÔN: THAM NHŨNG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG CHÍNH SÁCH

Trang 2

Bài làm

I THAM NHŨNG CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1 Khái niệm tham nhũng chính sách công

Tham nhũng chính sách công là tham nhũng trong quá trình xác lập nghị trình, xây dựng và ban hành chính sách, thực hiện chính sách và đánh giá chính sách

2 Chủ thể của tham nhũng chính sách

Chủ thể tham nhũng chính sách công là những người có chức vụ, quyền hạn

Đặc điểm của tham nhũng là chủ thể thực hiện hành vi phải là người có chức vụ, quyền hạn Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ

sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm

vụ, công vụ đó

- Trong xác lập nghị trình: những người làm chính sách hoặc ảnh hưởng đến chính sách; cơ quan hoạch định chính sách; cá nhân có ảnh hưởng, các nhóm lợi ích; giới truyền thông

Trang 3

- Trong xây dựng và ban hành chính sách: sự tác động của cá nhân nhóm lợi ích bên trong bộ máy nhà nước; sự tác động của nhóm lợi ích bên ngoài bộ máy nhà nước; sự tác động của giới chuyên gia, truyền thông

3 Dấu hiệu tham nhũng chính sách công :

- Thứ nhất, tham nhũng phải được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn

- Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao

- hứ ba, người thực hiện hành vi tham nhũng phải có mục đích, động cơ

vụ lợi (vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng)

Sự bất thường trong xác lập nghị trình,trong xây dựng và ban hành chính sách, trong thực hiện chính sách, trong đánh giá chính sách

- Trong xác lập nghị trình:

bất thường trong xác định vấn đề, trong xác định mục tiêu và trong xác định giải pháp đặt mục tiêu

Sáng kiến chính sách được nêu ra nhằm phục vụ cho lợi ích cục bộ chứ không phải lợi ích chung

- Trong xây dựng và ban hành chính sách: nhiều thông tin ban hành không đúng quy định, thời gian Sự can thiệp, tác động, gây ảnh hưởng vào quá trình soạn thảo chính sách vì động cơ vụ lợi; sự can thiệp, tác động, gây ảnh hưởng vào quá trình thông qua, quyết định chính sách vì động cơ vụ lợi

Trang 4

- Trong thực hiện chính sách: không thực hiện đúng quy trình; hối lộ, lại quà, tham ô, nhũng nhiễu, lừa đảo trong thực hiện chính sách; sự thay đổi mục tiêu, kế hoạch ban đầu của chính sách; sự thông đồng giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các đối tác dự án; lợi dụng ảnh hưởng của người khác để trục lợi;

sự không hài lòng của đối tuowjng chính sách; ý kiến phản đối của người dân, thông tin đại chúng

- Trong đánh giá chính sách: không kiếm chứng tính đúng đắn và sự hài lòng của dân; chứng nhận sai về mức độ tuân thủ quy trình kỹ thuật hoặc pháp lý; sự chậm chễ, không rõ ràng của bản đánh giá chính sách; có sựu sai lệch trong các dữ liệu và kết quả đánh giá so với cảm nhận và quan sát thực tế hoặc với các thông tin, số liệu từ các nguồn khác; không chịu trách nhiệm giải trình về kết quả yếu kém của cuộc sống; sự phản hồi tiêu cực về chính sách từ phía chuyên gia hoặc người dân

4 Tác hại tham nhũng chính sách công :

- Tham nhũng đe dọa sự ổn định chính trị, tham nhũng và những tác động của nó được ví như dịch bệnh nguy hiểm có thể phá vỡ bất kỳ thể chế chính trị nào Một đảng cầm quyền còn để xảy ra tham nhũng thì nguy cơ mất quyền là rất cao vì phải chịu nhiều áp lực cả về chính trị lẫn xã hội Tham nhũng có thể tạo ra những khủng hoảng chính trị do niềm tin của người dân vào đảng cầm quyền, bộ máy nhà nước bị suy giảm

- Tham nhũng gây ra tác hại rất nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế Tham nhũng làm chậm nhịp độ phát triển kinh tế, phá vỡ những chiến lược và kế hoạch phát triển, gây thiệt hại vật chất rất lớn cho nhà nước và người dân Trong

Trang 5

quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, tham nhũng luôn là mối đe dọa đến hiệu quả của sự hợp tác song phương và đa phương, là một trong các nguyên nhân quan trọng và chủ yếu nhất kìm hãm sự phát triển của thế giới hiện đại Tham nhũng được xem là một tác nhân làm suy yếu thị trường ở ba khía cạnh: Như một loại

“thuế”, là hàng rào cản trở sự tham gia vào thị trường; gây ảnh hưởng xấu tới tính hợp pháp của nhà nước; cản trở khả năng cung cấp những thể chế hỗ trợ thị trường

- Tham nhũng làm sai lệch sự lựa chọn chính sách; làm suy giảm các lực lượng cạnh tranh vốn có của thị trường, thị trường ít tính cạnh tranh hơn vì các doanh nghiệp mới và nhỏ bị cản trở bởi tham nhũng, đến mức họ sẽ không tham gia vào được thị trường Mặt khác tham nhũng thường đi kèm với chi tiêu công cộng dành cho y tế và giáo dục thấp hơn và như vậy nó làm cho người nghèo ít

có cơ hội tham gia vào thị trường

- Tham nhũng làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội, phá hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc

- Hậu quả của tham nhũng chính sách trong xác lập nghệ trình:

Vấn đề đưa vàonghị trình không phải là vẫn đề ưu tiên, bức xúc của xã hội; Các vấn đề quan trọng khác bị bỏ qua, đây chính là chi phí cơ hội của việc thực hiện các chính sách; Lãng phí nguồn lực trong quá trình hoạch định, thực thi chính sách; Lợi ích chính đáng của đa số bị xâm hại; Sự hoài nghi của người dân đối với nhà nước

- Hậu quả của tham nhũng chính sách trong xây dựng và ban hành chính sách:

Trang 6

Bóp méo, bẻ cong chính sách, làm biến dạng bản chất của chính sách công.; Sự tha hóa của những người làm chính sách; Gây thất thoát, lãng phí, tốn kém các nguồn lực trong thực hiện chính sách; Sự phân hóa nghiêm trọng về mặt

xã hội; Rào cản lớn đói cới sự phát triển của các quốc gia

- Hậu quả của tham nhũng chính sách trong thực hiện chính sách:

Làm lãnh phí, thất thoát các nguồn lực; Bóp méo bản chất của chính sách công, mục tiêu của chính sách không đạt được; Làm giảm hiệu quả, gây thất bại của chính sách; Dịch vụ công, hành chính công kém chất lượng; Sự suy thoái của cán bộ tham nhũng; Bỏ lỡ cơ hội phát triển của đất nước; Gây bức xúc cho nhân dân

- Hậu quả của tham nhũng chính sách trong đánh giá chính sách

Bóp méo kết quả chính sách, tạo nên sự phản hồi, sai lệch từ các vấn đề khác có liên quan; mất đi cơ hội xem xét, phát hiện những cái đúng, cũng như cái sai lầm và nguyên nhân những sai lầm cả trong hoạch định và thực thi chính sách; góp phần củng cố dung túng thêm cho tham nhũng trong hoạch định chính sách; tạo nên sự nghi ngờ, thiếu niềm tin trong xã hội

II VÍ DỤ LIÊN QUAN ĐẾN THAM NHŨNG CHÍNH SÁCH CÔNG

1 Chính sách được đề cập đến là

Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” và “Vi phạm quy định về quản

lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”

Trang 7

2 Chủ thể có biểu hiện tham nhũng chính sách

Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011-2015 Nguyễn Hoài Nam, Bí thư Quận ủy quận 2 (TP.HCM); Đào Anh Kiệt, nguyên Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM và Trương Văn Út, nguyên Phó Trưởng phòng quản lý đất cũng thuộc sở này, Nguyễn Hữu Tín (61 tuổi, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM)

3 Dấu hiệu cho thấy đây là tham nhũng là :

- Các chủ thể đều là những người có chức vụ, quyền lực

- không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có uy tín và năng lực; giao đất và cho thuê đất với Công ty đầu tư Lavenue sai đối tượng; không xin ý kiến Thường trực HĐND TP.HCM và báo cáo HĐND để làm căn cứ thu tiền sử dụng đất; giao dự án cho doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính; chấp thuận cho Công

ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm hợp tác đầu tư không có cơ sở pháp lý; điều chỉnh chức năng, các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc theo kiến nghị của chủ đầu tư sai quy định; không tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn

4 Quá trình tham nhũng chính sách diễn ra :

khu đất này được Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) thực hiện dự án đầu tư xây dựng cao ốc phức hợp 45 tầng bao gồm khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị và cao ốc văn phòng cho thuê

Để thực hiện dự án này, tháng 4/2007, Sabeco thành lập Công ty cổ phần Bất động sản Sabeco (Sabeco Land) nhưng việc triển khai dự án không thực hiện được, đến năm 2014, Công ty Sabeco Land giải thể

Trang 8

Năm 2008, UBND TP.HCM đã giao khu đất vàng này cho Sabeco Pearl

mà không tổ chức đấu thầu Khu đất dự kiến được xây dựng dự án tổ hợp căn hộ, thương mại, văn phòng có tên Sài Gòn Mê Linh Tower, với tổng mức đầu tư hơn 2.423 tỉ đồng

Ông Nguyễn Hữu Tín với vai trò là Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã ký quyết định chấp thuận cho Công ty cổ phần Đầu tư Sabeco Pearl thuê khu đất 2

-4 - 6 Hai Bà Trưng 50 năm

Năm 2015, Sabeco tái khởi động dự án thông qua việc thành lập Công ty

cổ phần đầu tư Sabeco Pearl với vốn điều lệ khoảng 567 tỷ đồng, gồm các cổ đông Sabeco, Công ty cổ phần Attland, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và Dịch vụ Hà An và Công ty cổ phần Đầu tư Mê Linh

Tuy nhiên sau nhiều lần thay đổi lãnh đạo, Công ty được đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư Quảng trường Mê Linh và thay đổi nội dung kinh doanh

Về sau, các cổ đông rút vốn, chỉ còn lại Công ty cổ phần Attland và từ đây, khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng thuộc về sở hữu tư nhân

5 Tác động của hành vi tham nhũng chính sách này :

Gây ra hậu quả nặng nề cho nhà nước, làm thất thoát tài chính; gây mất niềm tin cho nhân dân trong việc giao đất cho nhà nước quản lý

Ngày đăng: 25/10/2024, 15:38

w