Vụ án Vi phạm quy định về quản lý đất đai, Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí tại Đà Nẵng là một trong 8 đại án ban chỉ đạo Trung ương về phòn
Trang 1BÀI LÀM
*Lý thuyết
- Tham nhũng chính sách công là việc lạm dụng quyền ban hành chính sách, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, pháp luật để phục vụ lợi ích của cá nhân, phe nhóm về mặt vật chất hoặc quyền hành (Pháp luật chứa đựng rất nhiều chính sách nên pháp luật cũng cần phải được nhắc đến ở đây) Đặc biệt là các nhà đầu cơ, mưu cầu lợi ích riêng cho mình hoặc lợi ích nhóm bằng cách móc nối với những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền soạn thảo, ra quyết định thông qua chính sách, để nhà nước đưa ra chính sách có lợi cho họ, bất chấp lợi ích chung Dẫn tới việc kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra sự méo mó, cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến độc quyền gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân
- Chủ thể của tham nhũng chính sách công là những người làm chính sách hoặc ảnh hưởng đến chính sách Những cá nhân, cơ quan có quyền quyết định chính sách Cơ quan hoạch định chính sách công Các cá nhân có ảnh hương đến nhóm lợi ích Các nhà thầu trong các dự án Những người được lợi
từ chính sách công Giới chuyên gia và truyền thông Đội ngũ này là rất lớn bao gồm cả các cán bộ của Đảng và Nhà nước, ở cả trung ương và địa phương Người thực hiện chính sách ( cơ quan, cá nhân, nhà đầu cơ được giao quyền hạn)
Các cán bộ Nhà nước có quyền ban hành chính sách có thể chia thành hai loại Loại thứ nhất là những người có quyền hoạch định chính sách, và loại thứ hai là các cán bộ có quyền thẩm định và thông qua chính sách Các cán bộ của Chính phủ, các bộ/ngành, các Ủy ban nhân dân, các sở, phòng… thuộc loại thứ nhất Các vị đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp thuộc loại thứ hai
Trang 2- Tác hại của tham nhũng chính sách công:
Thứ nhất, tham nhũng chính sách công cũng giống với các loại tham
nhũng khác gây ra những hậu quả nghiêm trọng như làm lãng phí, thất thoát vốn, các nguồn lực, thời gian và các chi phí cơ hội khác Chi phí của những người tìm kiếm đặc lợi cho các quan chức chính phủ nhằm có được những đặc quyền thực thi các dự án, chính sách Chi phí giao dịch phát sinh trong tham nhũng chính sách rất lớn Như đã được phân tích, tham nhũng là một thỏa thuận trái pháp luật và do vậy chi phí giao dịch của nó rất lớn và những chi phí giao dịch như vậy là có thực – chi phí cơ hội của việc sử dụng các nguồn lực trong các hoạt động giao dịch Theo một số ước tính, các nhà quản
lý cấp cao ở những quốc gia có nạn tham nhũng hoành hành phải dành 20% làm việc của họ để đạt được thỏa thuận về tham nhũng và thực hiện những thỏa thuận đó Đây là sự lãng phí nguồn lực rất lớn nếu xét theo chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao
Tham nhũng là một hoạt động chi phí sản xuất và đôi khi còn mang lại tính phá hoại Nếu tham nhũng lan tràn, nếu có khả năng kiếm lời cao nhất thì
họ sẽ thay vì chud trọng đến nhiệm vụ vốn có của họ lâu nay thì họ sẽ tập chung vào tham nhũng, sẽ dồn tài năng vào những việc vi phạm pháp luật như vậy Hậu quả là các nguồn lực cũng sẽ dồn lại cho các hoạt động tham nhũng, tìm ra các biện pháp tham nhũng mới chứ không phải là những sản phẩm mới, phương pháp mới để phục vụ cho công việc của họ lâu nay cần làm
Thứ hai, làm bóp méo chính sách công Với mục tiêu của chính sách là
mang lại lợi ích cho một nhóm người, một booh phận, cộng đồng hoặc xã hội, quốc gia nhưng cuối cùng chính sách lại được thực hiện để phục vụ các nhóm lợi ích riêng biệt, làm thương mại hóa quyền lực nhà nước
Thứ ba, tham nhũng chính sách công làm giảm đi hiệu quả của chính
sách
Trang 3Thứ tư, tham nhũng chính sách công cũng tạo nên hệ lụy khác cho nhà
nước và xã hội Về chính trị, các mục tiêu kinh tế - xã hội không được thực hiện và do vậy có thể làm mất thời cơ, cơ hội phát triển của cộng đồng, dân tộc Về kinh tế, nó tạo ra mội trường kinh doanh không lành mạnh, thiếu bình đẳng, lãng phí nguồn nhân lực vào việc không đáng và dành tiền vào những việc trái với pháp luật Từ đó lãng phí tiền của, nhân lực, cản trở sự phát triển nhanh và bền vững, làm suy yếu khả năng cạnh tranh kinh tế Về xã hội, tham nhũng chính sách công làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với nhà nước Suy giảm tính chính đáng của nhà nước, từ đó làm giảm hiệu lực, hiệu quả của QLNN
Thứ năm, Tham nhũng chính sách công làm giảm hiệu quả kinh tế và
phúc lợi xã hội
* Ví dụ về tham nhũng chính sách:
Luật Đất đai hiện đang là một dấu chấm hỏi lớn về tham nhũng chính sách, khi các quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội không rõ ràng, nhất là quy định về giá thu hồi đất Giá thu hồi rất thấp, nhất là đất nông nghiệp, trong khi đó, nhà đầu tư bất động sản, xây dựng nhà cửa thì bán với giá cao hơn rất nhiều lần, lợi nhuận rất cao
- Các nhà đầu tư cấu kết với cán bộ quản lý về đất đai để mua một diện tích lớn đất nông nghiệp Sau đó, họ tác động với cấp có thẩm quyền để sửa quy hoạch, chuyển diện tích này thành đất phi nông nghiệp với sự chênh lệch
về giá trị một cách vô cùng lớn Mặc dù Luật Phòng, chống tham nhũng, Pháp lệnh Dân chủ cơ sở và một số văn bản khác của pháp luật quy định phải lấy ý kiến công khai của người dân trước khi phê duyệt quy hoạch Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở đây là không có một quy định nào của pháp luật bắt buộc phải công khai, dân chủ, lấy ý kiến của nhân dân trong việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất và đồ án quy hoạch Ngoài ra, nhà đầu tư thường gặp khó khăn,
Trang 4phức tạp khi đi tìm đất để thực hiện các dự án đầu tư Nội dung quy hoạch sử dụng đất không rõ ràng, thảo luận địa điểm để đầu tư cần phải gặp gỡ tất cả ba cấp xã, huyện, tỉnh với nhiều đầu mối công việc khác nhau, chi phí ngoại giao cho các khâu này thường là rất tốn kém, do đó, cũng dễ nảy sinh tham nhũng
- Cơ chế kiểm đếm tài sản hiện có trên đất, định giá tài sản trên đất, định giá đất để tính giá trị để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thường do Ban bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở cấp huyện thực hiện với một cơ chế hành chính tuyệt đối, thiếu sự tham gia giám sát khách quan của những người bị thu hồi đất, của cộng đồng dân cư nơi có đất bị thu hồi, của các tổ chức xã hội cũng là nguyên nhân tạo nên nguy cơ tham nhũng cao
- Một số chủ đầu tư xin điều chỉnh dự án bằng cách thu hẹp phần quỹ đất để xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công cộng để tăng phần quỹ đất xây nhà ở, nhằm mục đích kiếm lời cho cá nhân
CỤ THỂ
Vụ án “Vũ Nhôm” Vụ án Vi phạm quy định về quản lý đất đai, Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí tại Đà Nẵng là một trong 8 đại án ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng yêu cầu tập trung điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm trong năm 2019
Theo bản luận tội của Viện Kiểm sát, trong vụ án này, các bị cáo đa phần là những người đứng đầu, giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của thành phố Đà Nẵng đã cố ý làm trái quy định pháp luật, chỉ đạo cấp dưới bán nhà công sản, giao đất trái pháp luật, câu kết với Phan Anh Vũ (Vũ "nhôm") để bị cáo này thâu tóm nhiều nhà, đất công sản, dự án đất có giá trị cao, vị trí đắc địa nhưng không qua đấu giá, mua rẻ hơn nhiều lần so với giá trị thực của tài sản, gây
Trang 5hậu quả thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho nhà nước, gây thất thoát ngân sách hơn 22.000 tỷ đồng
1 Chính sách được đề cập đến là chính sách nào?
Chính sách đất đai
2 Chủ thể có biểu hiện tham nhũng chính sách là gì?
Những người đứng đầu, giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của thành phố Đà Nẵng đã cố ý làm trái quy định pháp luật, chỉ đạo cấp dưới bán nhà công sản, giao đất trái pháp luật, câu kết với Phan Anh Vũ (Vũ "nhôm") để bị cáo này thâu tóm nhiều nhà, đất công sản, dự án đất có giá trị cao, vị trí đắc địa nhưng không qua đấu giá, mua rẻ hơn nhiều lần so với giá trị thực của tài sản, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà Nước
Cố ý làm trái các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, các quy định về quản lý đất đai trong thời gian dài từ năm 2006 đến năm 2014 gây thất thoát, lãng phí, giúp cho Phan Văn Anh Vũ thu lợi bất chính đặc biệt lớn thông qua việc nhận nhiều đất dự án, mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước Hậu quả, số tiền Nhà nước bị thiệt hại tại 22 nhà đất công sản là trên 2.400 tỷ đồng; tại 7 dự án là trên 19.600 tỷ đồng Tổng số tiền nhà nước bị thiệt hại là hơn 22.000 tỷ đồng.Riêng tại Dự án 29ha Khu đô thị Quốc tế Đa Phước, số tiền các bị cáo gây thiệt hại đã hơn 11.235 tỷ đồng Theo điều tra, các lãnh đạo Đà Nẵng bán đất vào năm 2011, sau khi đã được xây đê biển và san lấp nhưng lại áp giá năm 2006, khi còn chưa cải tạo Đến năm 2018, khu đất được
Vũ “nhôm” mua với giá 87 tỷ đồng được định giá hơn 11.300 tỷ đồng
Kê biên tài sản vụ án thâu tóm đất công ở Đà nẵng có liên quan đến Vũ Nhôm
Trang 6Trong quá trình giải quyết vụ án thâu tóm đất công Đà Nẵng liên quan đến Vũ "nhôm" và 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng gây thất thoát hơn 22.000 tỷ đồng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kê biên 42 tài sản, bất động sản có tổng giá trị 3.500 tỷ đồng, trong đó có 10 tài sản, bất động sản liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội của Vũ trong vụ án được kê biên để thu hồi tài sản và 32 tài sản, bất động sản khác đứng tên Vũ và Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ Vũ) được kê biên qua xác minh để đảm bảo thi hành án Trong các khu đất có 30.000m2 đất thuộc dự án khu du lịch biển Non Nước (tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, diện tích 3,77ha),
Phần lớn các khu đất bị thâu tóm đã được sang tên cho pháp nhân khác như 29ha đất thuộc dự án khu đô thị mới quốc tế Đa Phước, dự án khu nhà ở Phú Gia Compound, dự án khu dân cư An Cư 2 và 3 có diện tích 13.088m2, khu đất tại Nại Hiên Đông và phường Thọ Quang (Sơn Trà)
Ngoài ra nhiều công sản, nhà đất đã được chuyển nhượng cho thân nhân, em gái Vũ là Phan Anh Hạnh Trinh đứng tên nhà đất ở 20 Bạch Đằng (giá trị hiện tại là 280 tỷ đồng) và nhà đất 34 Hoàng Văn Thụ với giá hiện tại
là 130 tỷ đồng Chị gái ruột Vũ là Phan Thị Anh Đài cũng nhận chuyển nhượng từ Vũ nhiều bất động sản trong khoảng năm 2017 Cụ thể như: nhà đất 100 Bạch Đằng (86m2) giá hiện tại là 26 tỷ; nhà đất 37 Pasteur (962m2) giá trị hiện tại 127 tỷ đồng; nhà đất 39 Pasteur giá trị hiện tại 87 tỷ đồng Hiện tại, các công sản được sang nhượng cho người thân Vũ đều được kê biên vì các cơ quan tố tụng cho rằng việc chuyển nhượng này có dấu hiệu của việc tẩu tán tài sản
3 Dấu hiệu nào cho thấy đây là tham nhũng chính sách?
Giai đoạn thực hiện chính sách:
Dấu hiệu cho thấy đó là hành vi hối lộ, tham ô, sự thông đồng giữa cơ quản quản lý nhà nước với các đối tác của dự án Sử dụng chức vụ quyền hạn
để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi công
Trang 7Chính quyền thành phố Đà Nẵng dưới sự lãnh đạo của Bí thư Thành
ủy kiêm Chủ tịch HĐND Nguyễn Bá Thanh qua các đời Chủ tịch UBND TP Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến đã có chủ trương bán rất nhiều nhà đất công sản ở Đà Nẵng không qua đấu giá, với giá rẻ hơn nhiều lần so với giá trị thực, có dấu hiệu vi phạm các quy định của Luật Đất đai
Phan Anh Vũ (Vũ Nhôm) đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (quy định tại điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015)
Và hành vi vi phạm pháp luật của Phan Văn Anh Vũ và các cá nhân, tổ chức
có liên quan trong việc mua, bán các nhà, đất công sản tại địa bàn TP Đà Nẵng và một số tỉnh, thành khác
4 Quá trình tham nhũng chính sách diễn ra như thế nào?
Trong khoản thời gian từ năm 2003 đến 2014, chính quyền thành phố
Đà Nẵng dưới sự lãnh đạo của Bí Thư Thành ủy kiêm Chủ tịch HĐND Nguyễn Bá Thanh qua các đời Chủ tịch UBND TP Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến đã có chủ trương bán rất nhiều nhà đất công sản ở Đà Nẵng không qua đấu giá, với giá rẻ hơn nhiều lần so với giá trị thực, có dấu hiệu vi phạm các quy định của Luật Đất đai Người được hưởng lợi lớn nhất là Phan Anh
Vũ, Công ty CP Xây dựng 79 (thành lập năm 2002) của Vũ đã "lớn mạnh một cách thần kỳ" trong khoản thời gian này Vũ "nhôm" từ một người đi làm nhôm kính nhỏ lẻ nhanh chóng trở thành đại gia lừng lẫy, hầu hết các dự án, đất đai công sản có vị trí đắc địa ở Đà Nẵng đều nhanh chóng lọt vào tay y
Theo lời của cựu Phó chủ tịch thường trực UBND kiêm Chủ tịch Hội đồng Định giá của thành phố Võ Duy Khương, do phản đối chủ trương bán tài sản công thiếu minh bạch, ông ta đã bị người lãnh đạo cao nhất của thành phố lúc ấy (Nguyễn Bá Thanh) cho thôi chức
Tháng 9 năm 2017, Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh (con cựu Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi) bị ủy ban Trung Ương kỷ luật bằng hình thức cách chức do có nhiều vi pham, trong đó có việc sử dụng 2 căn nhà do
Trang 8các doanh nghiệp của Phan Anh Vũ là công ty TNHH Minh Hưng Phát và Công Ty cổ phần Nova Bắc Nam 79 biếu tặng
- Bán rẻ đất "vàng"
Ông Tuấn khi còn làm giám đốc Sở Xây dựng đã ký tờ trình lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng đề xuất phê duyệt giá bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất tại 73 Nguyễn Thái Học cho Công ty Nhất Gia Phúc (thuộc sở hữu của Vũ
"nhôm") với giá bèo
Cụ thể, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt giá bán nhà và chuyển quyền
sử dụng đất tại địa chỉ này là 5,6 tỉ đồng Tuy nhiên sau tờ trình của ông Tuấn thì nhà được bán với giá 4,4 tỉ, gây thiệt hại cho Nhà nước 1,2 tỉ
Cũng thời kỳ làm giám đốc Sở Xây dựng, đồng thời làm chủ tịch Hội đồng bán đấu giá nhà công sản, bị can Tuấn còn ký 5 văn bản liên quan đến việc chuyển nhượng các nhà, đất công sản không sát với giá thị trường, gây thiệt hại hơn 56 tỉ
Sau này khi làm phó chủ tịch UBND TP, ông Tuấn ký 2 văn bản đồng
ý chủ trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Phan Văn Anh Vũ tại dự án khu đô thị Habour Ville trái quy định của pháp luật
Lô đất này được bán cho Vũ "nhôm" với giá rẻ và sau đó bị xẻ thành từng lô đất riêng biệt UBND TP Đà Nẵng đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tại các lô đất riêng biệt này cho Vũ "nhôm" Hành vi của cựu phó chủ tịch Đà Nẵng gây thiệt hại đối với ngân sách nhà nước hơn 90 tỉ đồng
Bị can Phan Xuân Ít biết rõ Vũ "nhôm" cùng một số người khác bàn bạc, thỏa thuận lợi dụng chính sách của Nhà nước để được mua chỉ định nhà, đất công sản trái quy định của pháp luật Tuy nhiên ông Ít vẫn tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo Đà Nẵng ký ban hành chủ trương bán nhà, đất tại số 37 Pasteur, 100 Bạch Đằng, 34 Hoàng Văn Thụ và 106 Trần Phú cho nhóm của Vũ
Trang 9Tương tự, các bị can khác cũng đồng lõa trong việc tham mưu, đề xuất
ký các tờ trình, hợp đồng để "giúp sức" cho Vũ "nhôm" thâu tóm được nhiều khu đất vàng khác gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng
- Bán đất không qua đấu giá
Các sai phạm của ông Tuấn cùng đồng phạm đều dính dáng tới Vũ
"nhôm" trong việc mua bán nhà, đất công sản trái quy định của pháp luật Cơ quan chức năng đã kiểm tra 31 cơ sở nhà đất bán lại hoặc cho bên thuê thì phát hiện có 4 cơ sở nhà đất theo quy định phải tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất Tuy nhiên, UBND TP Đà Nẵng lại ký hợp đồng cho thuê và ngay sau đó làm thủ tục bán lại cho bên thuê
Cụ thể, cơ sở nhà đất số 47 Nguyễn Thái Học và số 2 Hải Phòng được bán cho Công ty TNHH Minh Hưng Phát do ông Phan Minh Cương làm giám đốc; Công ty CP đầu tư Nhất Gia Phúc đối với cơ sở nhà đất 39 Pasteur và 73 Nguyễn Thái Học Công ty này do người thân của Vũ "nhôm" là đại diện pháp luật
Việc UBND TP Đà Nẵng bán 4 cơ sở nhà đất trên cho bên đang thuê không qua đấu giá là vi phạm Luật đất đai
Theo Thanh tra Chính phủ, trong 52 cơ sở nhà đất được bán, chuyển sang mục đích sử dụng khác, có 8 cơ sở nhà đất bên thuê được mua không thông qua hình thức đấu giá liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ Ngoài ra, còn có 2 cơ sở nhà đất bán cho Công ty CP Công nghệ phẩm (giám đốc công
ty này cũng đã bị khởi tố) là đơn vị đang thuê, sau đó đơn vị này cũng bán cho đối tượng khác Qua kiểm tra thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra
Và còn nhiều dự án, khu đất khác được nhóm cựu quan chức Đà Nẵng
"tạo điều kiện" giúp Vũ "nhôm" thâu tóm bằng cách giảm hệ số sinh lợi gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước
Trang 10Ngày 7 tháng 2 năm 2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh tạm giam trong thời hạn
4 tháng đối với bị can Phan Văn Anh Vũ về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (quy định tại điều 356 Bộ Luật hình sự năm 2015) Việc khởi tố vụ án trên nhằm phục vụ công tác điều tra, làm rõ toàn bộ hành vi vi phạm pháp luật của Phan Văn Anh Vũ và các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc mua, bán các nhà, đất công sản tại địa bàn TP Đà Nẵng và một số tỉnh, thành khác
Tháng 4 năm 2018, Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam Trần Văn Minh (cựu Chủ tịch UBND Đà Nẵng từ 2006-2011), và khởi
tố Văn Hữu Chiến (cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng từ 2011-2014) về hành
vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí (theo điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015) và Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai (điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015)
5 Tác động của hành vi chính sách này?
Bản luận tội của Viện Kiểm sát nhận định, trong vụ án này, các bị cáo Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến là những người đứng đầu, giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của UBND thành phố Ðà Nẵng, được Ðảng, Nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và bộ máy hành chính của TP Ðà Nẵng; chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, quản lý đất đai trên địa bàn TP Ðà Nẵng Tuy nhiên, các bị cáo đã cố ý làm trái quy định pháp luật, chỉ đạo cấp dưới thực hiện các thủ tục để làm quy trình bán nhà công sản, giao đất trái pháp luật Các hành vi này được thực hiện nhiều lần, liên tục, diễn ra trong thời gian dài đã thể hiện có sự câu kết giữa các bị cáo là cán
bộ, lãnh đạo của UBND thành phố Ðà Nẵng với bị cáo Phan Văn Anh Vũ để
từ đó bị cáo này thâu tóm nhiều nhà, đất công sản, dự án đất có vị trí đắc địa tại trung tâm thành phố hoặc có giá trị sinh lời cao tại TP Ðà Nẵng nhưng không qua đấu giá, mua rẻ hơn nhiều lần so với giá trị thực của tài sản