1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Tham nhũng và phòng chống tham nhũng chính sách

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tham nhũng và phòng chống tham nhũng chính sách
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 30,1 KB

Nội dung

Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003 không đưa ra khái niệm về tham nhũng mà chỉ khuyến cáo các quốc gia thành viên cần phải quy định các hành vi sau đây là tội phạm: Hối

Trang 1

1 Lý luận về tham nhũng chính sách công

Về khái niệm tham nhũng:

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội phức tạp với nhiều biểu hiện khác nhau Các quốc gia ở các trình độ phát triển khác nhau, điều kiện kinh

tế, chính trị, xã hội khác nhau quan niệm về tham nhũng cũng rất khác nhau Trong từng quốc gia, ở mỗi giai đoạn phát triển, khái niệm tham nhũng đưa ra cũng thay đổi tương ứng để chỉ ra những loại hành vi tham nhũng nào là phổ biến Vì vậy khó có thể có một khái niệm chung nhất về tham nhũng cho mọi quốc gia, mọi chế độ chính trị; tham nhũng cũng không phải là một khái niệm nhất thành bất biến xuyên qua các thời kỳ phát triển đối với từng quốc gia, khu vực

Ở góc độ chung nhất, thuật ngữ “tham nhũng” (corruption) có gốc là một động từ tiếng La-tinh “corruptus”, nghĩa là lạm dụng, phá hoại hay vi phạm Như vậy, từ gốc rễ của nó, thuật ngữ “tham nhũng” hàm ý những hành

vi trái phép hoặc bất hợp pháp

Ngân hàng Thế giới (WB) coi tham nhũng là "Sự lạm dụng chức vụ công để tư lợi" Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) quan niệm "Tham nhũng là lạm dụng chức vụ công hoặc chức vụ tư để tư lợi"

Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) thì "Tham nhũng là hành vi của công chức trong khu vực công, dù là chính trị gia hay công chức dân sự, trong

đó họ làm giàu một cách không đúng đắn hay bất hợp pháp cho bản thân hoặc cho người thân của họ bằng việc lạm dụng quyền lực công đã được giao cho họ"

Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003 không đưa ra khái niệm về tham nhũng mà chỉ khuyến cáo các quốc gia thành viên cần phải quy định các hành vi sau đây là tội phạm: Hối lộ (trong khu vực công và khu vực tư); tham ô; lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi; làm giàu bất hợp pháp; biển thủ trong khu vực tư; tẩy rửa tài sản do phạm tội mà có…

Trang 2

Theo Từ điển Luật học Việt Nam năm 2006: "Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức"

Ở Việt Nam, theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 thì "tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” (Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi năm 2018, có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 giữ nguyên khái niệm này) Vụ lợi được hiểu là: "Lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng" (Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng) Đây là một khái niệm tương đối bao quát, đủ để xác định bản chất của hành vi tham nhũng phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện nay

Tuy có nhiều quan niệm và cách diễn đạt khác nhau, nhưng có một điểm chung thống nhất là: Tham nhũng là hành vi của người (hoặc nhóm người) có quyền lực, đã lợi dụng quyền lực để trục lợi riêng

Ba dấu hiệu đặc trưng của hành vi tham nhũng:

Hành vi tham nhũng phải bao gồm đồng thời ba dấu hiệu đặc trưng sau: Thứ nhất, tham nhũng phải được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn

Luật Phòng, chống tham nhũng quy định 4 nhóm người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơnvị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp

Trang 3

- Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó

- Ngoài ra, theo Bộ luật Hình sự 2015, chủ thể của các hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ còn có thể là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước

Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao

Sự lợi dụng, lạm dụng thông qua: (1) hoặc là chức năng chính quyền; (2) hoặc là chức năng tổ chức, lãnh đạo; (3) hoặc là chức năng hành chính, kinh tế theo nhiệm vụ, công vụ được giao; (4) hoặc theo thẩm quyền chuyên môn mà người đó đảm nhận

Thứ ba, người thực hiện hành vi tham nhũng phải có mục đích, động cơ

vụ lợi (vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng)

Đây là dấu hiệu bắt buộc phải có để phân biệt hành vi tham nhũng với những hành vi vi phạm pháp luật khác do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện

Nếu thiếu một trong ba dấu hiệu đặc trưng trên thì không bị coi là hành

vi tham nhũng mà bị coi là hành vi vi phạm pháp luật khác

1.1 Tham nhũng chính sách công là

Chính sách công do Nhà nước ban hành nên có thể coi chính sách công

là chính sách của Nhà nước Nhà nước ở đây được hiểu là cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, bao gồm Quốc hội, các bộ, chính quyền địa phương các cấp…

Tham nhũng chính sách công là việc lạm dụng quyền ban hành chính sách công, pháp luật để phục vụ lợi ích của cá nhân hoặc phe nhóm

1.2 Chủ thể của tham nhũng chính sách công

Trang 4

Chủ thể của hành vi tham nhũng chính sách công chỉ có thể là những cán bộ có quyền ban hành chính sách, pháp luật Đội ngũ này là rất lớn bao gồm cả các cán bộ của Đảng và Nhà nước, ở cả trung ương và địa phương

Các cán bộ Nhà nước có quyền ban hành chính sách có thể chia thành hai loại Loại thứ nhất là những người có quyền hoạch định chính sách, và loại thứ hai là các cán bộ có quyền thẩm định và thông qua chính sách Các cán bộ của Chính phủ, các bộ/ngành, các Ủy ban nhân dân, các sở, phòng… thuộc loại thứ nhất Các vị đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp thuộc loại thứ hai

1.3 Dấu hiệu của tham nhũng chính sách công

Tham nhũng chính sách có thể thể hiện dưới hai hình thức: Một là, ban hành một chính sách có lợi cho cá nhân và phe nhóm; Hai là, luật hóa các quyền năng không chính đáng để dễ bề nhũng nhiễu

1.4 Tác hại của tham nhũng chính sách công:

Tham nhũng chính sách công làm hỏng từ chính sách thì làm sao mà kinh tế phát triển được nữa Bề ngoài có thể có tăng trưởng, nghĩa là có thể báo cáo hằng năm GDP vẫn tăng, ngành này ngành khác vẫn tăng nhưng không thể có phát triển kinh tế-xã hội thực sự

Cái tăng đó phải trả bằng một giá rất đắt do các nguồn lực của đất nước

bị tiêu tán, phí phạm, hiệu quả kinh tế thấp, làm méo mó thị trường, phá hủy

sự cạnh tranh lành mạnh, suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nhất là không bảo đảm lợi ích cho đa số người dân mà chỉ mang lợi ích lớn cho một nhóm người nào đó

Mặt khác, một bộ phận cán bộ nhà nước sẽ hư hỏng, thoái hóa, nạn mua quan bán chức sẽ hoành hành, bộ máy nhà nước sẽ mất kỷ cương, giảm hiệu lực, hiệu quả

Tăng trưởng kiểu đó dù có cao cũng sẽ khiến chất lượng suy giảm, bất bình đẳng kinh tế-xã hội gia tăng, gây mất niềm tin trong công chúng, đe dọa

sự ổn định chính trị-xã hội và do vậy đất nước không thể phát triển bền vững

Trang 5

2 Ví dụ về tham nhũng chính sách:

Vi phạm quy định về quản lý đất đai, Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Đà Nẵng

Toàn cảnh vụ tham nhũng:

Vụ án là việc hai cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng là Trần Văn Minh (nhiệm kỳ 2006-2011) và Văn Hữu Chiến (2011-2015) cùng 18 bị cáo khác bị đưa ra xét xử vì bị cáo buộc phê duyệt chủ trương cho chỉ định mua các nhà, đất công sản có giá trị cao ở Đà Nẵng với giá rẻ; câu kết với đồng phạm để tạo điều kiện cho ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) cựu thượng tá công an, doanh nhân bất động sản, đứng tên sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mà không qua đấu giá Nhờ vậy ông Vũ đã thu lợi bất chính đặc biệt lớn thông qua việc nhận nhiều đất dự án, mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước Hậu quả, theo cáo trạng số tiền Nhà nước bị thiệt hại tại 22 nhà đất công sản là trên 2.400 tỷ đồng; tại 7 dự án là trên 19.600 tỷ đồng Tổng số tiền nhà nước bị thiệt hại là hơn 22.000 tỷ đồng

Trước tòa, ông Minh thừa nhận có vai trò quyết định trong việc chuyển nhương nhà, đất và quy định mức giá Còn về việc chuyển nhượng không qua đấu giá đã có từ thời Bí thư Nguyễn Bá Thanh và Chủ tịch Hoàng Tuấn Anh, ông chỉ tiếp tục làm theo Ông Minh khai lý do giao nhà, đất cho ông Vũ là

do Bộ Công an giới thiệu Vũ là sĩ quan tình báo và đề nghị tạo điều kiện cho ông Vũ hoạt động

Cáo trạng:

Theo cáo trạng, bị cáo Trần Văn Minh và các đồng phạm đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cố ý làm trái các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, các quy định về quản lý đất đai trong thời gian dài từ năm 2006 đến năm 2014 gây thất thoát, lãng phí, giúp cho Phan Văn Anh Vũ thu lợi bất chính đặc biệt lớn thông qua việc nhận nhiều đất dự án, mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước Hậu quả, số tiền Nhà nước bị thiệt hại tại 22 nhà đất công sản là trên 2.400 tỷ đồng; tại 7 dự án là trên 19.600 tỷ đồng Tổng số tiền nhà nước

Trang 6

bị thiệt hại là hơn 22.000 tỷ đồng Riêng tại Dự án 29ha Khu đô thị Quốc tế

Đa Phước, số tiền các bị cáo gây thiệt hại đã hơn 11.235 tỷ đồng Theo điều tra, các lãnh đạo Đà Nẵng bán đất vào năm 2011, sau khi đã được xây đê biển

và san lấp nhưng lại áp giá năm 2006, khi còn chưa cải tạo Đến năm 2018, khu đất được Vũ “nhôm” mua với giá 87 tỷ đồng được định giá hơn 11.300 tỷ đồng

Qua quá trình điều tra, 20/21 bị cáo thừa nhận sai phạm Riêng Phan Văn Anh Vũ không thừa nhận hành vi phạm tội Ông Trần Văn Minh bị cáo buộc giữ vai trò chính, trực tiếp cùng các bị cáo khác làm trái quy định, tạo điều kiện cho Vũ thâu tóm hàng loạt nhà đất Tuy nhiên đến nay, kết quả điều tra chưa làm rõ được việc chia lợi ích giữa Phan Văn Anh Vũ, Trần Văn Minh

và các đồng phạm khác

2.1 Chính sách được đề cập đến là: chính sách công

Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí

Chủ thể của tội phạm: Người phạm tội là người được giao quản lý, sử

dụng tài sản Nhà nước, có NLTNHS và đạt độ tuổi luật định

– Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm chế độ quản lí nhà

nước đối với việc quản lí, sử dụng tài sản nhà nước

– Mặt khách quan của tội phạm thể hiện như sau:

Người phạm tội có hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước Hành vi này có thể là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước như: mua sắm tài sản nhà nước vượt quá tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quản lí, sử dụng tài sản nhà nước; hoặc sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ; hoặc không sử dụng tài sản của nhà nước dưới mưa nắng dẫn đến bị hư hỏng nặng gây thất thoát, lãng phí…

Hành vi nói trên bị coi là tội phạm nếu gây thất thoát, lãng phí đối với tài sản nhà nước từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc tài sản

Trang 7

bị thất thoát, lãng phí tuy dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý

Điều 219 quy định các khung hình phạt sau:

– Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

– Người phạm tội có thể bị tù từ 03 năm đến 12 năm nếu phạm tội có

một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau:

+ Vì vụ lợi;

+ Có tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

+ Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng

– Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm nếu phạm tội

gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên

Người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

“Điều 219 Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí

1 Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức;

Trang 8

c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

d)Gây thiệt hại về tài sảntừ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng

3 Phạm tộigây thiệt hại về tài sản1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm

4 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn

bộ tài sản.”

Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, quản lý đất đai

Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai và quản lý đất đai được quy định, hướng dẫn tại Điều 228, điều 229 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2);

b) Đất có giá trị quyền dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ

1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông

nghiệp;

c) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

Trang 9

a) Có tổ chức;

b) Đất trồng lúa có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới

70.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 40.000 mét vuông (m2) đến dưới 80.000 mét vuông (m2);

c) Đất có giá trị quyền dụng đất được quy thành tiền từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ

5.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;

d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Đất trồng lúa có diện tích 70.000 mét vuông (m2) trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000 mét vuông (m2) trở lên;

b) Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền 7.000.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc 15.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp

4 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Đặt câu hỏi tại đây

2.2 Chủ thể có biểu biện tham nhũng là: Trần Văn Minh và Văn

Hữu Chiến cựu chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng

2.3 Dấu hiệu tham nhũng chính sách:

Bị cáo Trần Văn Minh với vai trò Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng (2006 -2011) đã ký ban hành các văn bản, quyết định bán nhà công sản cho phép

Trang 10

giảm 10% tiền sử dụng đất, chuyển đổi tên nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật, chuyển nhượng nhiều nhà đất không qua đấu giá, áp dụng giá bán thấp hơn giá thị trường…

2.4 Quá trình diễn ra tham nhũng chính sách:

Với vai trò, chức trách được giao, các bị can nguyên là lãnh đạo thành phố Đà Nẵng mà đứng đầu là Trần Văn Minh (nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, giai đoạn từ năm 2006-2011) và Văn Hữu Chiến (nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, giai đoạn từ năm 2011-2014) đã tạo điều kiện tối đa giúp Phan Văn Anh Vũ mua bán, chuyển nhượng các nhà đất công sản và các dự án đất

Nhận được sự “tiếp tay” này, bản thân Phan Văn Anh Vũ cũng tìm cách lách luật để thực hiện mục tiêu trục lợi cá nhân,

Tại 7 dự án bất động sản, bị cáo Trần Văn Minh đã chỉ đạo các đồng phạm thực hiện các hành vi trái quy định như: giao đất cho cá nhân, doanh nghiệp không qua đấu giá quyền sử dụng đất, áp đơn giá giao quyền sử dụng đất không sát với giá thị trường tại thời điểm và cho phép giảm 10% tiền sử dụng đất là trái quy định, tạo điều kiện cho bị cáo Phan Văn Anh Vũ và các doanh nghiệp của Vũ được nhận quyền sử dụng đất tại 6/7 dự án không qua đấu giá Hậu quả, thiệt hại cho nhà nước tại 7 dự án này là hơn 19.625 tỉ đồng

Trong thời gian giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND Đà Nẵng, bị cáo Văn Hữu Chiến thực hiện chỉ đạo của ông Trần Văn Minh đã ký ban hành các quyết định cho phép chuyển nhượng và phê duyệt giá chuyển nhượng các nhà, đất công sản và dự án bất động sản trái quy định của pháp luật Như tại

dự án 29 ha thuộc Khu đô thị quốc tế Đa Phước, bị cáo Chiến ký quyết định thu hồi, giao đất cho Công ty Cổ phần Xây dựng 79 của Phan Văn Anh Vũ không qua đấu giá Hay tại dự án Công viên An Đồn cũ, bị cáo Văn Hữu Chiến ký văn bản cho phép Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 của Phan Văn Anh Vũ được giảm 10% tiền sử dụng đất khi nhận quyền sử dụng đất

Ngày đăng: 25/10/2024, 15:38

w