1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Tham nhũng và phòng chống tham nhũng chính sách

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tham nhũng và phòng chống tham nhũng chính sách
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 38,7 KB

Nội dung

- Xác lập nghị trình chính sách là lựa chọn các vấn đề ưu tiên cần ban hành chính sách - Xây dựng và ban hành chính sách được chia làm 2 nội dung: + Xây dựng nội dung chính sách: xây dựn

Trang 1

I) PHẦN LÝ THUYẾT

1) Tham nhũng chính sách công là gì?

- Khái niệm tham nhũng Trong khoản 2, Điều 1 của Luật Phòng, chống tham nhũng của Nhà nước ta có hiệu lực thi hành từ ngày 1 - 6 - 2006 đã ghi:

“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” Ở khoản 3, Điều 1, của bộ luật trên đã giải thích rõ người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: “a) Cán bộ công chức, viên chức; b) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; d) Người được giao nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó” Như vậy, theo quan điểm này, phải chăng người dân thường không có chức

vụ và những quyền hạn như quy định trong Luật, mà họ chỉ có những quyền hạn của người công dân, không phải là đối tượng có thể tham nhũng và do vậy, họ không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật này? Tôi cho rằng, người dân thường không có chức, quyền, như Luật đã nêu, nhưng họ vẫn có thể lợi dụng quyền công dân của mình để tham nhũng Ví dụ, họ lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo của mình để gây rối, gây nhiễu, làm khó trong quan hệ xã hội, trong quản lý, điều hành đất nước; hoặc lợi dụng quyền sử dụng đất đai, nhà cửa của mình để

ép Nhà nước, chủ đầu tư phải đền bù giá cao làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, gây ảnh hưởng không tốt đến nhiều công trình, dự án có liên quan mật thiết đến vấn đề quốc kế, dân sinh, v.v Những hành vi đó cũng phải được gọi là tham nhũng và chịu sự điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng Tuy nhiên, tác hại của những hành vi tham nhũng này không nghiêm trọng bằng hành vi tham nhũng của những kẻ có chức, có quyền

Trang 2

- Tham nhũng chính sách là việc lạm dụng quyền ban hành chính sách, pháp luật để phục vụ lợi ích của cá nhân hoặc phe nhóm (Pháp luật chứa đựng rất nhiều chính sách nên pháp luật cũng cần phải được nhắc đến)

- Tham nhũng chính sách là một loại hình tham nhũng đặc biệt: nó không mang tính cơ hội; mà tạo ra một hành lang thênh thang cho những kẻ trục lợi đi trong 5 năm, 10 năm hay lâu hơn thế Nó có thể là một dự án BT, BOT hay BTO, một cuộc đổi đất lấy hạ tầng đáng nghi ngờ Nó có thể là một cuộc bán đấu giá tài sản nhà nước bị chi phối Nhưng nó cũng có thể là một ưu đãi nhỏ - nhưng mang tính hệ thống mà nếu không phát hiện sẽ giúp cho sự bất bình đẳng kéo dài vĩnh viễn

- Xác lập nghị trình chính sách là lựa chọn các vấn đề ưu tiên cần ban hành chính sách

- Xây dựng và ban hành chính sách được chia làm 2 nội dung:

+ Xây dựng nội dung chính sách: xây dựng dự thảo văn bản chính sách + Thông qua văn bản chính sách: quyết định dự thảo chính sách có trở thành chính sách hay không

- Thực hiện chính sách là giai đoạn biến các ý đồ chính sách thành những kết quả thực tế thông qua hoạt động có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhằm đạt tới những mục tiêu đã đề ra

Thực hiện chính sách còn được xem như là một quá trình bao gồm một chuỗi các hoạt động và biện pháp cụ thể để thi hành một quyết định chính sách

đã được thông qua

Thực hiện chính sách bao gồm cả hành động và không hành động bởi các chủ thể khác nhau, trong đó đặc biệt là bộ máy hành chính, được thiết kế nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách

Trang 3

- Tham nhũng trong thực hiện chính sách là hành vi sử dụng quyền lực công hoặc vị trí công tác một cách có chủ ý nhằm trục lợi cá nhân/ nhóm trong quá trình thực thi chính sách

- Tham nhũng trong đánh giá chính sách là việc lạm dụng quyền hạn, chức trách để đạt được lợi ích riêng của các chủ thể trong quá trình đánh giá Khả năng xây dựng ra sự thông đồng, cấu kết giữa chủ thể đánh giá và các chủ thể thực thi chính sách nhằm làm sai lệch kết quả đánh giá theo hướng có lợi cho mình

2) Chủ thể tham nhũng chính sách công

Chúng ta thấy chủ thể của hành vi tham nhũng chính sách chỉ có thể là những cán bộ có quyền ban hành chính sách, pháp luật Đội ngũ này là rất lớn bao gồm cả các cán bộ của Đảng và Nhà nước, ở cả trung ương và địa phương

Các cán bộ Nhà nước có quyền ban hành chính sách có thể chia thành hai loại Loại thứ nhất là những người có quyền hoạch định chính sách, và loại thứ hai là các cán bộ có quyền thẩm định và thông qua chính sách Các cán bộ của Chính phủ, các bộ/ngành, các Ủy ban nhân dân, các sở, phòng… thuộc loại thứ nhất Các vị đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp thuộc loại thứ hai

Tham nhũng trong xác lập nghị trình chính sách thì chủ thể của sáng kiến chính sách là:

- Những người làm chính sách/ ảnh hưởng đến chính sách

- Cơ quan hoạch định chính sách

- Cá nhân có ảnh hưởng, các nhóm lợi ích

- Giới truyền thông

Chủ thể tham nhũng trong xây dựng chính sách:

- Sự tác động của cá nhân, nhóm lợi ích bên trong bộ máy nhà nước

Trang 4

- Sự tác động của nhóm lợi ích bên ngoài bộ máy nhà nước

- Sự tác động của giới chuyên gia, truyền thông

Các bên liên quan đến tham nhũng trong thực hiện chính sách:

- Cán bộ, công chức thực thi chính sách (nhánh hành pháp)

- Các nhà thầu trong các dự án

- Các chuyên gia tư vấn

- Những người hưởng lợi từ chính sách

3) Dấu hiệu tham nhũng chính sách công

Tham nhũng chính sách mang lại lợi ích siêu lớn hơn cho những kẻ tham nhũng, đồng thời cũng để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho đất nước Một chính sách phát triển ngành méo mó được thông qua có thể làm lợi không thể kể xiết cho một số người, nhưng đồng thời cũng làm cạn kiệt các nguồn lực của đất nước Một quyền năng không chính đáng được cài vào trong luật có thể hợp pháp hóa sự nhũng nhiễu vô tận của một số người, nhưng đồng thời cũng làm cho đời sống của người dân, hoạt động của doanh nghiệp hết sức khó khăn Như vậy, tham nhũng chính sách có thể thể hiện dưới hai hình thức: Một là, ban hành một chính sách có lợi cho cá nhân và phe nhóm; Hai là, luật hóa các quyền năng không chính đáng để dễ bề nhũng nhiễu

Tham nhũng trong xác lập nghị trình chính sách có dấu hiệu cơ bản là sáng kiến chính sách được nêu ra nhằm phục vụ cho lợi ích cục bộ chứ không phải lợi ích chung

Tham nhũng trong xây dựng và ban hành chính sách có dấu hiệu là sự can thiệp, tác động, gây ảnh hưởng vào quá trình soạn thảo chính sách vì động cơ vụ lợi

Trang 5

Dấu hiệu của tham nhũng trong thông qua chính sách là sự can thiệp, tác động, gây ảnh hưởng vào quá trình thông qua quyết định chính sách vì động cơ

vụ lợi

Dấu hiệu của tham nhũng trong xây dựng chính sách:

- Mua chuộc các nhà soạn thảo chính sách

- Cung cấp bằng chứng sai

- Lợi dụng ảnh hưởng chính trị để can thiệp vào soạn thảo nội dung chính sách

- Đưa hoặc không đưa vào văn bản chính sách những nội dung có lợi cho nhóm lợi ích

- Mua chuộc các chủ thể có quyền quyền định chính sách

Dấu hiệu của tham nhũng trong thực hiện chính sách:

- Hối lộ, lại quả, tham ô, nhũng nhiễu, lừa đảo trong thực hiện chính sách

- Sự thay đổi mục tiêu, kế hoạch ban đầu của CS

- Sự thông đồng giữa cơ quan quản lý nhà nước với các đối tác của dự

án (VD trong đấu thầu, mua sắm công, v.v )

- Lợi dụng ảnh hưởng của người khác để trục lợi

- Sự không hài lòng của đối tượng chính sách

- Ý kiến phản hồi của người dân, thông tin đại chúng

Dấu hiệu của tham nhũng trong đánh giá chính sách:

- Chứng nhận sai về mức độ tuân thủ quy trình kỹ thuật hoặc pháp lý

- Sự chậm chễ, không rõ ràng của bản đánh giá

- Có sự sai lệch trong các dữ liệu và kết quả đánh giá so với cảm nhận

và quan sát thực tế hoặc với các thông tin, số liệu từ các nguồn khác

Trang 6

- Không chịu trách nhiệm giải trình về kết quả yếu kém của chính sách

- Sự phản hồi tiêu cực về chính sách từ phía chuyên gia, nhân dân

4) Tác hại của tham nhũng chính sách công

Hậu quả to lớn của tham nhũng chính sách là điều rất dễ cảm nhận Tuy nhiên, hành vi tham nhũng chính sách lại không phải là điều dễ nhận biết Có hai

lý do cơ bản ở đây Thứ nhất, ban hành chính sách là một công việc mang tính chính trị rất cao Một chính sách được coi là tốt đẹp từ một góc nhìn này, vẫn có thể bị coi là tồi tệ từ một góc nhìn khác Thí dụ, chính sách hạn chế nhập khẩu hàng hóa trong nước đã sản xuất được sẽ rất tốt đẹp cho những người sản xuất hàng hóa, nhưng chưa chắc đã tốt đẹp cho những người tiêu dùng Chính sách bắt các xe ô-tô con phải có bình cứu hỏa sẽ rất tốt đẹp cho các doanh nghiệp sản xuất bình cứu hỏa, nhưng chưa chắc đã tốt đẹp cho những người có xe ô-tô Chính vì thế khó có thể có một chuẩn mực khách quan, trung lập để nhìn nhận

về một chính sách

Thứ hai, hệ lụy của chính sách là điều rất khó nhận biết ngay từ đầu Năng lực phân tích chính sách, năng lực đánh giá tác động của chính sách là những thứ chúng ta còn đang thiếu hụt khá nghiêm trọng trong quá trình lập pháp, cũng như trong quá trình ban hành chính sách

Hậu quả của tham nhũng trong xác lập nghị trình chính sách:

- Vấn đề được đưa vào nghị trình không phải là vấn đề ưu tiên, bức xúc của xã hội

- Các vấn đề quan trọng khác bị bỏ qua Đây chính là chi phí cơ hội của việc thực hiện các chính sách

- Lãng phí nguồn lực trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách

- Lợi ích chính đáng của đa số bị xâm hại

- Sự hoài nghi của người dân đối với Nhà nước

Trang 7

Hậu quả của tham nhũng trong xây dựng chính sách:

- Bóp méo, bẻ cong chính sách, làm biến dạng bản chất của chính sách công

- Sự tha hóa của người làm chính sách

- Gây thất thoát, lãng phí, tốn kem các nguồn lực trong thực hiện chính sách

- Sự phân hóa nghiêm trọng về mặt xã hội

- Rào cản lớn đối với sự phát triển của quốc gia

Hậu quả của tham nhũng trong thực hiện chính sách:

- Làm lãng phí, thất thoát các nguồn lực

- Bóp méo bản chất của chính sách công, mục tiêu của chính sách không dạt được

- Làm giảm hiệu quả/ gây thất bại của chính sách

- Dịch vụ công, hành chính công kém chất lượng

- Sự suy thoái của cán bộ tham nhũng

- Bỏ lỡ cơ hội phát triển của đất nước

- Gây bức xúc trong nhân dân

Hậu quả của tham nhũng trong đánh giá chính sách:

- Bóp méo kết quả chính sách, tạo nên sự phản hồi sai lệch cho các vấn

đề khác có liên quan

- Mất đi cơ hội xem xét, phát hiện những cái đúng cũng như các sai lầm

và nguyên nhân của những sai lầm cả trong hoạch định và thực thi chính sách

- Góp phần củng cố và dung túng thêm cho tham nhũng trong hoạch định và thực thi chính sách

Trang 8

- Tạo nên sự nghi ngờ, thiếu niềm tin trong xã hội

Để chống lại nạn tham nhũng chính sách, nhiều người cho rằng phải giao lại công việc soạn thảo chính sách, pháp luật cho Quốc hội (và HĐND) Để các

cơ quan quản lý soạn thảo chính sách, pháp luật là xung đột lợi ích Các cơ quan này rất dễ cài cắm các quyền năng, các lợi ích của mình vào trong các chính sách, pháp luật Thoạt nghe, ý kiến này không phải là không có lý Tuy nhiên, phân tích kỹ thì vấn đề lại không đơn giản như vậy

Trước hết, Quốc hội, HĐND không điều hành thì không thể nhận biết vấn

đề kịp thời và không thể đưa ra phản ứng chính sách kịp thời

Thứ hai, chính sách, pháp luật liên quan đến những lĩnh vực chuyên môn rất sâu, mà Quốc hội và HĐND sẽ không bao giờ có đủ nguồn nhân lực với trình

độ chuyên môn sâu như vậy cả

Thứ ba, khi các cơ quan điều hành soạn thảo chính sách thì Quốc hội và HĐND sẽ là các cơ quan thẩm định Thế nhưng, nếu Quốc hội, HĐND soạn thảo chính sách thì ai sẽ thẩm định? Nếu không có sự thẩm định thì chất lượng chính sách làm sao có thể bảo đảm được?!

Cuối cùng, không có gì bảo đảm là lợi ích nhóm sẽ không tác động khi chính sách được soạn thảo ở Quốc hội và HĐND

Để chống lại tham nhũng chính sách, bảo đảm sự minh bạch của quy trình chính sách và bảo đảm trách nhiệm giải trình có lẽ là cách làm hiệu quả hơn Tính minh bạch bắt đầu từ nguyên tắc chính sách chỉ có thể được ban hành để

xử lý một vấn đề quan trọng của đất nước, không thể ban hành vì ý thích của các nhà hoạch định Phải có công cụ để nhận biết vấn đề và xác lập ưu tiên của việc

xử lý vấn đề Phải có năng lực nghiên cứu để xác định đúng nguyên nhân của vấn đề và đề ra phản ứng chính sách phù hợp Phải có năng lực phân tích chính sách để thấy rõ những được, mất của chính sách và các hệ quả có liên quan

Trang 9

Trách nhiệm giải trình bắt đầu từ việc cơ quan hoạch định chính sách cam kết chịu trách nhiệm về chính sách đã được đề ra Nếu chính sách được đề ra không mang lại kết quả mong muốn, người đứng đầu cơ quan này sẽ từ chức để nhận trách nhiệm

Ngoài ra, năng lực thẩm định chính sách, pháp luật của Quốc hội và HĐND cũng phải được nâng cao Nếu tham nhũng chính sách, nếu lợi ích nhóm được cài cắm vẫn có khi được phê chuẩn, thì quả thực, năng lực thẩm định ở đây còn chưa được như mong muốn

Đẩy lùi và tiến tới loại bỏ “tham nhũng chính sách” là một thách thức lớn đòi hỏi sự thống nhất cao trong toàn hệ thống Những người có thẩm quyền ban hành chính sách không thể “vô can” khi cơ chế, chính sách, dự án luật có nguy

cơ tham nhũng được thông qua

II) VÍ DỤ

Ví dụ: Vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)

Đây là hành vi tham nhũng trong thực hiện chính sách, đó là hành vi sử dụng quyền lực công hoặc một vị trí công tác một cách có chủ ý nhằm trục lợi

cá nhân/ nhóm trong quá trình thực thi chính sách

Thực hiện chính sách là giai đoạn biến các ý đồ chính sách thành những kết quả thực tế thông qua hoạt động có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhằm đạt tới những mục tiêu đã đề ra

Thực hiện chính sách còn được xem như là một quá trình bao gồm một chuỗi các hành động và biện pháp cụ thể để thi hành một quyết định chính sách

đã được thông qua

Trang 10

Thực hiện chính sách bao gồm cả hành động và không hành động bởi các chủ thể khác nhau, trong đó đặc biệt là bộ máy hành chính, được thiết kế nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách

1) Chính sách được đề cập đến ở đây là chính sách thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2

2) Chủ thể có biểu hiện tham nhũng là ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo đồng phạm

3) Dấu hiệu cho thấy đây là hành vi tham nhũng chính sách

Cơ quan điều tra xác định, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Cơ Thái Bình 2, ông Đinh La Thăng đã chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC và chỉ đạo cấp dưới kí hợp đồng trái quy định… để các bị can tại PVC sử dụng hơn 1 nghìn tỉ đồng sai mục đích, gây thiệt hai cho Nhà nước 119 tỉ đồng

4) Quá trình tham nhũng chính sách diễn ra như thế nào?

Ngày 24/10/2007, Bộ Công Thương có Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể Trung tâm Điện lực Thái Bình, gồm Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1

và 2

Sau đó, Thủ tướng Chính phủ giao cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVC) làm đầu mối đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, PVN đã tính toán quy đổi mức đầu tư của dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 về mặt bằng giá năm 2006 là hơn 18 nghìn tỉ đồng Sau đó, PVN đề xuất và được Thủ tướng đồng ý giao cho HĐQT Pv phê duyệt dự án đầu tư với tổng mức giá tại thời điểm đấy

Đến năm 2010, HĐQT PVN đã ra Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do PvPower thuộc PVN làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư sau thuế theo mặt bằng giá quý 2/2010 là hơn 31 nghìn tỉ

Ngày đăng: 25/10/2024, 15:38

w