ghi rõ: "Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài s
Trang 1Phần 1: LÝ THUYẾT CHUNG 1.1 Các khái niệm cơ bản
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân
Trong tiếng Anh, tham nhũng thường được dùng bằng từ “Corruption” với nghĩa rất chung và rộng là: hư hỏng, đồi bại, thối nát Còn trong tiếng Pháp là từ
“Corrytional” có hai nghĩa: nghĩa đen, hẹp hơn, chỉ sự thối rữa, sự tự phá hủy, sự đồi bài, sự mục nát từ trong bản thể; nghĩa bóng gắn với nhà nước: là một loại tội phạm diễn ra trong sử dụng công cụ và quyền lực nhà nước cho bản thân, gây thiệt hại cho chính nhà nước và công dân
Trong tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng (1969) tham nhũng được định nghĩa đơn giản và cô đọng rằng:
"Tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi" Từ đó, Ban
Tổng thư ký Liên Hợp quốc đã chỉ ra các yếu tố cơ bản của tham nhũng xoay quanh vấn đề lợi ích là: 1/ Hành vi của những người có chức có quyền ăn cắp, tham ô và chiếm đoạt tài sản của Nhà nước 2/ Lợi dụng chức quyền để trục lợi bất hợp pháp thông qua việc sử dụng quy chế chính thức một cách không chính thức 3/ Sự mâu thuẫn, không cân đối giữa các lợi ích chính đáng do thực hiện nghĩa vụ xã hội với những món tư lợi
Trong Pháp lệnh phòng, chống tham nhũng (1998, sửa đổi, bổ sung năm 2000), khái niệm "tham nhũng" chính thống được pháp luật quy định là theo
nghĩa hẹp ghi rõ: "Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn
đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức" Cũng trên
Trang 2tinh thần này, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (và được sửa đổi, bổ
sung năm 2008) xác định ngắn gọn: "Tham nhũng là hành vi của người có chức
vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi"
Tham nhũng chính sách là khi những người có quyền lực (chủ yếu là tiền)
sử dụng nó để điều chỉnh chính sách theo hướng có lợi cho họ trong tương lai
Tham nhũng chính sách không nhắm đến việc chiếm đoạt tài sản công như
tham nhũng thông thường, mà nhằm tác động lên quá trình ra quyết sách về một vấn đề nào đó để chính sách đó có lợi cho đối tượng Ở một khía cạnh nào
đó, những kiểu "chạy" giấy phép, "chạy" dự án của các doanh nghiệp Việt Nam
có thể xem là một phần của tham nhũng chính sách Nhưng trong khi ở Việt Nam hoạt động này bị xem là bất hợp pháp, tại các nước như Hoa Kỳ, Anh nó được gọi là vận động hành lang (Lobby) và được coi là hợp pháp
1.2 Dấu hiệu nhận biết tham nhũng chính sách công
Việc nhận biết các dấu hiệu của tham nhũng chính sách phải được nhận diện thông qua từng khâu trong quy trình chính sách hoặc kết quả của chính sách, bởi quá trình tham nhũng chính sách là một hành vi mang tính chất lâu dài với nhiều bên liên quan và hành vi này chỉ có thể được phát hiện nếu quan sát, nghiên cứu từng bước trong quy trình chính sách
Trong mỗi giai đoạn khác nhau của quy trình chính sách, biểu hiện của tham nhũng chính sách sẽ có sự thay đổi khác nhau:
- Xác định vấn đề chính sách: Sáng kiến chính sách được nêu ra nhằm phục
vụ cho lợi ích cục bộ chứ không phải lợi ích chung Chủ thể của sáng kiến chính sách có thể là những người làm chính sách/ ảnh hưởng đến chính sách, cơ quan hoạch định chính sách, cá nhân có ảnh hưởng, các nhóm lợi ích, giới truyền thông
Trang 3 Xác định mục tiêu: cần xác định mục tiêu mà chính sách cần giải quyết Tham nhũng trong bước này sẽ là xác định sai mục tiêu hoặc thay vì xác định mục tiêu khách quan thì đề cao lợi ích cá nhân hoăc cục bộ Đây là khâu quan trọng và điển hình của bộ phận chính quyền khi phớt là lợi ích chung của nhân dân và đất nước để tập trung hướng chính sách tới việc thỏa mãn lợi ích của chính mình
Đề ra giải pháp thực hiện mục tiêu: Nếu mục đích của khâu này làm tìm
ra những giải pháp khả thi nhất để thực hiện thành công chính sách thì tham nhũng trong khâu này về cơ bản là là nhóm lợi ích né tránh những giải pháp khả thi trong thực hiện nhiệm vụ đạt mục tiêu mà dùng những giải pháp không bình thường để thực hiện nhiệm vụ bình thường
- Hoạch định, lựa chọn và thông qua chính sách: Khâu này tập trung chủ yếu vào việc so sánh các phương án chính sách cụ thể, từ đó chọn lựa giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất Biểu hiện tham nhũng rõ ràng nhất chính là việc các chủ thể lựa chọn giải pháp một cách qua loa, thiếu sự cân nhắc và bàn bạc cũng như che đậy thông tin tạo sự thiếu minh bạch, từ đó đưa ra những chính sách thiếu khả thi dẫn đến thất bại trong việc giải quyết vấn đề
- Tổ chức thực hiện chính sách: là quá trình tập hợp lực lượng nhằm hiện thức hóa nhiệm vụ đạt mục tiêu Trong tổ chức thực hiện chính sách có những nội dung cụ thể: Xây dựng kế hoạch thực hiện;Thảo luận tiến độ thực hiện quyết định, phải xác định rõ thời gian, mục đích và thành phần tham dự cuộc thảo luận; Thực hiện chính sách và kiểm tra quá trình thực hiện; rút kinh nghiệm và đánh giá quyết định Tham nhũng trong khâu này thường là thực hiện sai lạc, hoặc trì hoãn việc thực hiện để bổ sung tài chính đạt mục tiêu
- Đánh giá thực hiện chính sách: Là tập hợp các kết quả và đánh giá phương thức đạt kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện chính
Trang 4sách và thực hiện hiệu quả chính sách Tham nhũng trong khâu này thường là đánh giá thiếu khách quan, năng về ưu điểm, né tránh những sai lầm chủ quân, hoặc nếu không đạt mục tiêu đều đổi lỗi cho khách quan ; tránh trách nhiệm cá nhân mỗi khi không đạt mục tiêu, hoặc đạt mục tiêu với giá quá đắt
1.3 Tác hại của tham nhũng chính sách công
Tác hại của tham nhũng là rất lớn và trên nhiều phương diện của đời sống
xã hội "Tuyên bố Lima về chống tham nhũng" của Hội nghị quốc tế chống tham nhũng lần thứ IX, năm 1999, tại Cộng hòa Nam Phi nêu rõ: "Chúng tôi thay mặt công dân 93 nước từ các lục địa, các nước lớn nhỏ, giàu nghèo, phát triển, chậm phát triển hay đang phát triển, các nước có chế độ chính trị khác nhau, các tổ chức khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội Tuyên bố rằng, tệ tham nhũng:
- Làm xói mòn đạo đức xã hội
- Xâm phạm các quyền về kinh tế xã hội của con người
- Hủy hoại nền dân chủ
- Phá vỡ các nguyên tắc pháp lý đang làm nền tảng cho xã hội
- Kiềm chế sự phát triển
- Phủ nhận vai trò của xã hội, vi phạm quyền tự do khiếu nại của công dân "
"Chương trình toàn cầu về chống tham nhũng" (biên soạn lần 3, Viên, 9-2004) của Liên Hợp quốc cho rằng, tác hại của tham nhũng mang tính dây chuyền: "Tham nhũng có khuynh hướng làm tập trung của cải, không chỉ làm tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo mà còn đem lại sự giàu có bằng những biện pháp bất hợp pháp để bảo vệ vị trí và lợi ích của tham quan
Trang 5Điều đó, đến lượt mình lại làm tăng thêm các điều kiện xã hội nuôi dưỡng các hình thức phạm tội, bất ổn định xã hội và chính trị, thậm chí cả khủng bố"
"Công ước OECD về đấu tranh chống hối lộ công chức nước ngoài trong các giao dịch kinh doanh quốc tế" nhấn mạnh vào tác hại của hối lộ: Hối lộ là hiện tượng phổ biến trong các giao dịch kinh doanh quốc tế, bao gồm thương mại
và đầu tư, gây ra sự lo ngại nghiêm trọng về chính trị và đạo đức, làm tổn hại đến việc quản lý và phát triển kinh tế, bóp méo các điều kiện cạnh tranh quốc tế
Còn "Công ước Luật Dân sự về tham nhũng" của Hội đồng châu Âu lo ngại rằng, tham nhũng là mối đe dọa lớn đối với nguyên tắc pháp quyền, dân chủ và quyền con người, công bằng và công lý xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế, đe dọa đến sự vận hành của nền kinh tế thị trường
"Công ước của các nước châu Mỹ chống tham nhũng" lưu ý: Tham nhũng làm giảm tính chính đáng của các cơ quan công quyền, xâm phạm xã hội, nền tảng đạo đức và công lý cũng như sự phát triển toàn diện của con người
Còn "Công ước Liên minh châu Phi về phòng chống tham nhũng" cũng cảnh báo và nhấn mạnh khá toàn diện rằng, tham nhũng đe dọa tự do, bình đẳng, công lý và nhân phẩm; đe dọa nguyện vọng chung của nhân dân châu Phi về mặt sống tốt đẹp hơn, về thúc đẩy nhân quyền, dân chủ, pháp quyền, ổn định chính trị
và phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm chế độ trách nhiệm và tính minh bạch trong quản lý các công việc nhà nước cũng như phát triển kinh tế - xã hội của châu lục này
Ngân hàng Thế giới trong tài liệu "Chống tham nhũng ở Đông Á: Giải pháp
từ khu vực kinh tế tư nhân", một lần nữa cho thấy, tham nhũng không chỉ tác hại nặng nề đến khu vực công mà cả khu vực tư, rằng, tham nhũng cản trở sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, là một trở ngại nghiêm trọng nhất cho kinh doanh; làm cạn kiệt nguồn đầu tư nội địa, làm giảm đáng kể dòng đầu tư trực tiếp
Trang 6nước ngoài; gây khó khăn cho hoạt động kinh tế vĩ mô và kìm hãm hoạt động của các hãng riêng lẻ
Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994 đến nay đã coi tham nhũng là một trong bốn nguy cơ (từ Đại hội X năm 2006 là một trong bốn thách thức) đối vai trò lãnh đạo của Đảng, sự tồn vong của chế độ, sự ổn định chính trị - xã hội và đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc ở nước ta
Có thể khái quát về tác hại của tham nhũng trên một số lĩnh vực:
- Trong kinh tế
+ Gây lãng phí thất thoát lớn
+ Chính sách kinh tế không thực hiện được đầy đủ hoặc hoàn toàn
+ Một phần khá lớn tiền của đầu tư rơi vào túi giới quan liêu tham nhũng + Rửa tiền, tẩy xoá tài sản do phạm tội mà có, che giấu tài sản
+ Kìm hãm tăng trưởng, giảm chất lượng tăng trưởng, xuyên tạc các chỉ số kinh tế
- Trong chính trị - xã hội:
+ Quá trình thực thi quyền lực chính trị của Đảng, quyền lực nhà nước bị
vô hiệu hoá
+ Làm cho xã hội bị rối loạn, quản lý kém hiệu quả, không minh bạch + Làm căng thẳng xã hội, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, gây nên sự phản kháng của nhân dân
+ Mất công bằng xã hội
+ Làm mất an ninh, suy yếu tiềm lực quốc phòng, làm rệu rã hệ thống chính trị, mất sức đề kháng của Nhà nước
Trang 7+ Làm mất động lực chính trị của nhân dân.
+ Băng hoại đạo đức xã hội và văn hoá xã hội
Phần 2: VÍ DỤ THỰC TIỄN 2.1 Chính sách được đề cập
Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm TCVN 12607:2019 do Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì biên soạn
Theo "Lời giới thiệu", dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm được xây dựng để sử dụng làm tài liệu hướng dẫn cải thiện thực hành sản xuất nước mắm nhằm đáp ứng được các yêu cầu an toàn thực phẩm
Việc áp dụng thực hành sản xuất tốt (GMP), phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và điểm hành động loại trừ khuyết tật (DAP) cho sản phẩm này phải được thúc đẩy để bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như chất lượng của nước mắm Tiêu chuẩn này tham khảo bố cục của TCVN 7265:2015 (CAC/RCP 52-2003, Revised 2011 with Amendment 2013), CAC/RCP 52-2003 (Revised and Amended 2016) và thực tế sản xuất nước mắm tại Việt Nam Tiêu chuẩn này chủ yếu cung cấp hướng dẫn kỹ thuật trong quá trình sản xuất nước mắm Bên cạnh đó, TCVN áp dụng cách tiếp cận HACCP quy định trong Phụ lục Hệ thống phân tích mối nguy, điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và các hướng dẫn áp dụng của TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev 4-2003)
Ai là người Việt chắc đều biết tới nước mắm, như một loại đặc sản không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của hầu hết người Việt (và một số người nước ngoài)
Vì vậy, việc tìm mọi cách xóa nhòa ranh giới tự nhiên giữa nước mắm truyền
Trang 8thống (đã có lịch sử hàng trăm năm) và nước mắm công nghiệp (được pha chế như nước chấm) là điều không phù hợp Cũng đừng nên tìm mọi cách tận diệt đối thủ để độc chiếm thị trường, và biến thị trường thành chiến trường
2.2 Chủ thể tham nhũng chính sách
Khi Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng vừa công bố dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam quy phạm thực hành sản xuất nước mắm, dự thảo liên quan đến nước mắm đã gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều Những cơ quan này biện hộ cho những tiêu chuẩn về nước mắm là để nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng cũng như nâng cao chất lượng nước mắm nói chung Ví dụ như thùng chứa phải màu sáng (ám chỉ bồn inox thay cho bồn gỗ và chum vại), nguyên liệu không được chứa tồn dư kháng sinh (dẫn tới việc phải khám nghiệm nguyên liệu đầu vào trong khi cá làm nước mắm chủ yếu là cá biển tự nhiên)
Các cơ quan bên trên căn cứ tiêu chuẩn Codex về nước mắm do Ủy ban Codex Việt Nam và Thái Lan đồng chủ trì biên soạn từ tháng 5.2006 và được thông qua tại Hội nghị đại hội đồng Codex (CAC) lần thứ 34 (7.2011) Việc đưa
ra tiêu chuẩn này là một sự đã rồi của một quá trình âm thầm diễn ra từ hơn chục năm trước, khi mà Ủy ban Codex VN (do Bộ KHCN chủ trì) đã căn cứ vào quy định của Hội đồng Châu Âu (COMMISSION REGULATION (EC) No 2073/2005) để đưa ra tiêu chuẩn 40mg/100g cho nước mắm
Vậy chủ thể tham nhũng ở đây có hai đối tượng chính:
- Cơ quan, ban, ngành liên quan tới việc ra chính sách: Đó là các cơ quan
sẽ xác định vấn đề chính sách và lên quy trình, kế hoạch và dự thảo Các cơ quan này chịu sự tác động của các công ty sản xuất nước mắm theo quy trình công nghiệp – chủ thế còn lại của quy trình tham nhũng chính sách công
Trang 9- Các công ty, doanh nghiệp sản xuất nước mắm: mục đích của các doanh nghiệp này là gây ảnh hưởng tới các hộ sản xuất nước mắm truyền thống ở Việt Nam Việt Nam xưa nay nổi tiếng với các hộ sản xuất nước mắm truyền thống, vẫn chiếm thị phần lớn trong thị trường sản xuất nước mắm Việt Nam Một khi chính sách này được thông qua thì đồng nghĩa với việc các đơn vị sản xuất nước mắm sẽ không thể tiếp tục kinh doanh, đồng thời tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất nước mắt công nghiệp loại trừ bớt đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường,
2.3 Dấu hiệu tham nhũng chính sách
- Xác định vấn đề chính sách: Các chủ thể liên qua đã được nhắc đến phía
trên đã đưa ra đã chọn một vấn đề mang tính chủ quan khi đưa ra tiêu chuẩn cho nước mắm mà không quan tâm đến việc liệu chính sách này có thể ảnh hưởng tới những đối tượng nào Đồng thời khi đã đặt ra vấn đề chất lượng nước mắm, biện pháp giải quyết chung là đưa ra hệ quy chuẩn mới cho việc kiểm định nước năm nhưng lại bỏ đi tính thực tiễn và thực tế của quy chuẩn này
- Hoạch định, lựa chọn và thông qua chính sách: Với mục tiêu là nâng
cao chất lượng nước mắm, lẽ ra các cơ quan ban hành và hoạch định chính sách cần phải cân nhắc tới sự ảnh hưởng cũng như lợi ích các bên liên quan của chính sách Tuy nhiên, các cơ quan này vội vã trong việc ngay lập tức đưa ra chính sách
và không chấp nhận sự tư vấn nhận định của các chuyên gia
Một số biểu hiện tham nhũng trong quá trình hoạch định chính sách: họp báo về nước mắm nhưng lại cấm cửa chuyên gia về nước mắm và các hội nước mắm, dự thảo quy phạm sản xuất nước mắm nhưng người làm dự luật không hiểu
gì về quy trình sản xuất đã có từ bao đời nay; hoặc một số yêu cầu vô lý như: nguyên liệu là cá biển nhưng kiểm tra thuốc thú ý và thuốc bảo vệ thực vật, yêu phải đựng nước mắm trong thùng đựng màu sáng…
Trang 10Hai cuộc họp về quy định về tiêu chuẩn nước mắm lúc đầu diễn ra rất tốt, mọi người thống nhất cao và mong muốn sớm hoàn thành Nội dung chủ yếu xoay quanh câu chuyện cần rạch ròi giữa nước mắm truyền thống và nước mắm pha chế Cụ thể, nếu là nước mắm truyền thống thì không được tồn tại 4 hợp chất gồm: chất bảo quản, chất tạo mùi, chất tạo vị và chất làm dày Từ quy chuẩn này, nhà sản xuất nước mắm truyền thống dựa vào thực hiện để làm ra sản phẩm, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu Chúng tôi không bao giờ có ý định triệt tiêu, phân biệt giữa hai sản phẩm nước mắm truyền thống và nước mắm pha chế
Tuy nhiên cũng từ đây mà các dấu hiệu tham nhũng chính sách bắt đầu xuất hiện Đầu năm 2018, thành viên tham gia góp ý dự thảo này có thêm đại diện của Tập đoàn Masan Cũng từ thời điểm này, những ý kiến ban đầu của tôi bị loại bỏ hết, buộc làm lại từ đầu Trong nội dung tiếp theo, những góp ý của tôi không còn được chấp nhận và họ tự gạt sang một bên
- Tổ chức thực hiện chính sách: các dấu hiệu tham nhũng của khâu này
mới chỉ manh nha ở việc soạn thảo dự thảo về tiêu chuẩn nước mắm Dự thảo đã không thể được thi hành bởi sự bất cấp và vỗi vã ở hai khâu trước
- Đánh giá thực hiện chính sách: các dấu hiệu tham nhũng trong bước này
chưa xuất hiện bởi chính sách chưa được đưa vào thực tiễn
2.4 Quá trình diễn ra tham nhũng chính sách
Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KHCN) vừa công bố dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam quy phạm thực hành sản xuất nước mắm Dự thảo liên quan đến nước mắm, một lần nữa lại gây ra "sóng gió" Những cơ quan này lấy lý do bảo
vệ người tiêu dùng, đưa ra cái gọi là tiêu chuẩn cho nước mắm, mà thực chất là