1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận PPNCCTH - Kết cấu cơ bản của một đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 33,92 KB

Nội dung

Với lý do đó, tác giả chọn vấn đề “ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” làm đề tài nghiên cứu.. Đề tài n

Trang 1

1 Kết cấu cơ bản của một đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

7 Kết cấu luận văn

NỘI DUNG

Chương 1

Trang 2

Chương 2

Chương 3

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

2 Ví dụ

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Vai trò của người cán bộ nói chung, cán bộ cơ sở nói riêng trong thời kỳ mới đặc biệt quan trọng như Bác Hồ đã khẳng định: cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém Do vậy, cán

bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, đất nước và của cả dân tộc Sự nghiệp đổi mới đất nước muốn thành công phải tạo sự chuyển biến tích cực từ cơ sở, mà sự chuyển biến ở cơ sở lại phụ thuộc rất quan trọng ở chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt cấp cơ sở

Ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay cấp huyện được coi là cấp cơ sở Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện là người thay mặt Đảng, Nhà nước trực tiếp lãnh đạo, quản lý xã hội đến tận người dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm mọi quyền lợi của công dân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của họ, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, động viên quần chúng nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước Cán bộ chủ chốt cấp huyện là lực lượng truyền dẫn tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng tới dân, là đầu mối liên hệ giữa Đảng với dân, đồng thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của dân đối với Đảng, góp phần đưa cuộc sống vào nghị quyết, vào chính

Trang 4

sách và pháp luật

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó một đòi hỏi cấp bách đặt ra cho cán bộ chủ chốt (CBCC) cấp huyện là phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, nhất

là trình độ lý luận, trình độ lãnh đạo, quản lý nhà nước ở địa phương, kỹ năng chỉ đạo, quản lý những công việc cụ thể Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện có phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ đổi mới là vấn đề cấp bách

Trong những năm qua, đội ngũ CBCC của huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã có bước trưởng thành về mọi mặt Công tác cán bộ luôn được Huyện uỷ quan tâm chỉ đạo thường xuyên, việc đánh giá phân tích chất lượng tổ chức đảng hàng năm được duy trì càng có chất lượng tốt; sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của các Đảng bộ trực thuộc, chất lượng các tổ chức trong HTCT cấp xã từng bước được nâng lên.Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ này vẫn còn hạn chế, yếu kém, một số cán bộ dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về Chủ nghĩa Mác-Lê nin và chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH; một bộ phận khác tha hoá biến chất về đạo đức, lối sống, lãng phí của công, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, làm giàu bất chính, quan liêu, gia trưởng, độc đoán, cục bộ, kèn cựa địa vị; ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm kém Một bộ phận khác chạy theo những thị hiếu vật chất tầm thường, tha hoá tự đánh mất mình trong cơ chế thị trường, phát ngôn và làm việc tuỳ tiện gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm lòng tin của quần

Trang 5

chúng đối với sự lãng đạo của Đảng Nhiều cán bộ lãnh đạo trong đó có CBCC không nghiêm túc tự phê bình và tiếp thu phê bình, tính chiến đấu kém, bằng mặt mà không bằng lòng, trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo quản lý còn hạn chế; công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và công tác vân động quần chúng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, nhất là quản lý kinh tế- xã hội, quản lý đô thị và đảm bảo an ninh trên địa bàn

Vì vậy, nghiên cứu tìm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện hiện nay và những năm tiếp theo thực sự là vấn đề cần thiết và cấp bách

Với lý do đó, tác giả chọn vấn đề “ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” làm đề tài nghiên cứu.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Qua khảo sát thực tiễn, tác giả nhận thấy đề tài được đề cập qua các nghiên cứu dưới những góc tiếp cận như:

* Sách:

- Cao Khoa Bảng (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (Qua kinh nghiệm của Hà Nội), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Nội dung cuốn sách đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị, phân tích thực trạng, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra hiện nay đối với thủ đô Hà

Trang 6

Nội Trên cơ sở đó, tác giả đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt

- Bùi Ngọc Thanh, Một số vấn đề về xây dựng Đảng và công tác cán bộ (2008), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Cuốn sách gồm nhiều bài viết thể hiện sự kiên định đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng ta, vạch trần những luận điệu xuyên tạc, chống đối Đảng của các phần tử, thế lực thù địch Đồng thời, tác giả đánh giá khái quát việc thực hiện tiêu chuẩn cán bộ

đã được Hội nghị Trung ương 3 khoá VIII của Đảng xác định cũng như những việc làm được, những việc phải tiếp tục thực hiện trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ theo Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị khoá IX

* Đề tài khoa học Có nhiều công trình

- GS, TS Nguyễn Phú Trọng (2000), Đề tài cấp Nhà nước: “Luận cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” Đề tài nghiên cứu, lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt

là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; từ đó, đưa ra một hệ thống các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

- Đề tài khoa học cấp bộ, năm 2001, do Nguyễn Văn Sáu làm chủ nhiệm:

“Nâng cao tổ chức hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở

Trang 7

phía Bắc nước ta trong tình hình hiện nay”; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

- Công trình nghiên cứu “Quan điểm và giải pháp để củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở”, GS, TS Hoàng Chí Bảo, Tạp chí Dân vận, số 1+2-2002 Tác giả trình bày hai phần lớn: quan điểm chỉ đạo nhằm củng cố, tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở; những giải pháp cấp bách tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) Tác giả coi đây là lĩnh vực có nhiều tình huống phức tạp hơn cả và là khâu đột phá

- Nguyễn văn Huyên (2005), Đề tài khoa học “Phẩm chất, năng lực người lãnh đạo theo yêu cầu của CNH, HĐH”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Trên cơ sở yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ mới, tác giả đề tài đã chỉ ra những phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay

* Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ:

- Luận án tiến sĩ của Phạm Công Khâm (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Mậu Dựng (1996) “Xây dựng đội ngũ cán

bộ chủ chốt của Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay", Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 8

- Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Bích Hường (2006): "Chất lượng đào tạo cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay"

Qua những khảo sát bước đầu nêu trên, tác giả nhận thấy đề tài đã được nghiên cứu chủ yếu ở cấp xã và ở cấp huyện mới chỉ tiếp cận ở việc tổ chức hoạt động thực tiễn, chưa có công trình nào trực tiếp bàn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay Do vậy, đề tài của tác giả có tính mới mẻ và độc lập Những công trình nghiên cứu trên đây sẽ là nguồn tham khảo quý cho tác giả trong quá trình hoàn thiện đề tài

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát, đánh giá thực tiễn hiện nay, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận vềchất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cấp huyện

Trang 9

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay

- Đề xuất giải phápnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Về không gian: ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

- Về thời gian: Từ 2015- 2019

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận:Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận

của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Cay xon, đường lối của Đảng và Nhà nước Lào về chính sách cán bộ, chất lượng đội ngũ cán bộ, cán bộ chủ chốt

Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài, các phương pháp nghiên cứu chủ

yếu được sử dụng gồm: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, so sánh,

Trang 10

thống kê, tổng kết thực tiễn.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đảng

bộ huyện trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, đồng thời cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy và học tập môn Xây dựng Đảng, chính trị học tại Trường Chính trị tỉnh hoặc các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài đánh giá thực chất, khách quan về chất lượng của đội ngũ CBCC ở huyện Xaythany

Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay trong thời gian tới

7 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm

3 chương, 8 tiết

- Chương 1: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện- một số vấn

đề lý luận

Trang 11

Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay

- Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng caochất

lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời gian tới

Trang 12

Chương 1 CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN

- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1.Một số khái niệm

1.1.1 Cán bộ

1.1.2 Cán bộ chủ chốt

1.1.3 Cấp huyện

1.1.4 Chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện

1.2 Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện

Có thể khái quát vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở một số điểm: Một là, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện là cầu nối trực tiếp quan trọng giữa Đảng, nhà nước với nhân dân

Hai là,cán bộ chủ chốt cấp huyện chính là người đem chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào trong nhân dân

Ba là, cán bộ chủ chốt cấp huyện là những người đưa ra những kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước sao cho phù hợp nhất với nhân dân vì đây chính là đội ngũ cán bộ gần gũi với nhân dân nhất

Bốn là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện có vai trò quan trọng trong

Trang 13

việc xây dựng, củng cố, tổ chức bộ máy hệ thống chính trị ở huyện.

Năm là, cán bộ chủ chốt cấp huyện là một trong những cán bộ dự nguồn quan trọng cung cấp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương

1.3.Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện

1.3.1.Số lượng và cơ cấu

1.3.2.Trình độ, phẩm chất, năng lực, phong cách làm việc

1.3.3.Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT Ở HUYỆN XAYTHANY, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA

DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 2.1 Khái quát về huyện Xaythany và đội ngũ cán bộ huyện

2.2 Khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay

2.2.1 Ưu điểm

Về cơ cấu, số lượng

Trình độ, chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống

Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Trang 14

2.2.2 Hạn chế

Về cơ cấu, số lượng

Trình độ, chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2.3 Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra

2.3.1 Nguyên nhân

2.3.2 Những vấn đề đặt ra

Trang 15

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT Ở HUYỆN

XAYTHANY, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Phương hướng

3.1.1 Dự báo những yếu tố tác động đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong thời gian tới

3.1.2 Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện Xaythany trong thời gian tới

3.2 Giải pháp

3.2.1 Nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng về chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện

3.2.2 Cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ chủ chốt cấp huyện 3.2.3 Đổi mới một số khâu trong công tác cán bộ CBCC

3.2.4 Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện

3.2.5 Từng cán bộ tự giác, chủ động tự học, tự rèn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân

Ngày đăng: 29/11/2024, 16:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w