Qua nghiên cứu vấn đề đói nghèo ở tỉnh Luông Pha Băng, trong thời gian được tiếp xúc và tìm hiểu thực tế tại địa bàn, tôi đã có một số nhìn nhận về thực trạng đói nghèo và hiện trạng côn
Trang 1KẾT CẤU CƠ BẢN CỦA MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
1 Tên đề tài
2 Tính cấp thiết của đề tài
3 Tình hình nghiên cứu
4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
5 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
6 Phương pháp nghiên cứu, cơ sở lý luận
7 Cái mới của đề tài
8 Đóng góp lý luận và khoa học
9 Kết cấu của đề tài
Trang 2ĐỀ TÀI KHOA HỌC THUỘC NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC
1 Tên Đề tài :
“Thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Luông Pha Băng, nước
CHDCND Lào hiện nay”
2 Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề đói nghèo là một vấn đề xã hội bức xúc hiện nay Cuộc chiến chống đói nghèo luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Lào nói riêng
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2018, trên thế giới hiện nay, có tới 1/4 dân số đang sống trong tình trạng đói nghèo ở các nước đang phát triển Đói nghèo không chỉ làm cho hàng triệu người không có cơ hội được hưởng những thành quả văn minh tiến bộ của loài người mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội với sự phát triển, tàn phá môi trường sinh thái Vì vậy, nếu không giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo (XĐGN) đất nước Lào sẽ không thể thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, sẽ dẫn đến mất
ổn định kinh tế, chính trị, xã hội
Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, kinh tế nước Lào tăng trưởng nhanh, đời sống đại bộ phận nhân dân đã được nâng lên một cách rõ rệt Quá trình thực hiện việc XĐGN ở Lào nói chung và ở tỉnh Luông Pha Băng nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng kể Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ
Trang 3dân cư, đặc biệt là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa… vẫn đang chịu cảnh đói nghèo, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống Công tác XĐGN còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả, chưa định hướng rõ về mô hình XĐGN, chưa thật sự bền vững, còn nhiều vấn đề bức xúc đang đặt ra, cần giải quyết và nhìn chung, nhận thức cách tiếp cận và phương thức giải quyết vấn đề đói nghèo cũng có nhiều khác biệt giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế
Công cuộc XĐGN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là một chủ trương lớn và quyết sách của Đảng và Nhà nước Lào luôn luôn đặt con người là
vị trí trung tâm của sự phát triển, coi XĐGN là một trong những mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Tỉnh Luông Pha Băng là một trong 8 tỉnh nghèo nhất của cả nước, nằm ở địa bàn miền núi với mức sống của người dân còn thấp Đây là một tỉnh nghèo thuộc diện đặc biệt khó khăn, phần lớn số hộ đói nghèo là nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số Đói nghèo ở tỉnh Luông Pha Băng không chỉ đơn thuần dừng lại ở vấn đề kinh tế mà đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề văn hóa, dân tộc, tôn giáo, chính trị của tỉnh Qua nghiên cứu vấn đề đói nghèo ở tỉnh Luông Pha Băng, trong thời gian được tiếp xúc và tìm hiểu thực tế tại địa bàn, tôi đã có một
số nhìn nhận về thực trạng đói nghèo và hiện trạng công tác XĐGN được triển khai trên địa bàn tỉnh Cụ thể là, hộ thoát nghèo chưa thật bền vững, nguy cơ tái đói nghèo còn cao, cơ sở hạ tầng còn yếu, có điểm xuất phát thấp, kinh tế chủ
Trang 4yếu là nông nghiệp lạc hậu, lực lượng lao động chủ yếu vẫn là nông dân và canh tác nông nghiệp, năng suất lao động thấp Thêm vào đó, thiên tai, tình hình thù địch gây không ít khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội, đại bộ phận dân
cư chủ yếu là ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa Đời sống của dân cư còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao Mặc dù công tác XĐGN đã được các ngành, các cấp chỉ đạo thực hiện song vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi cấp bách phải giải quyết đói nghèo Vì vậy, việc phân tích, đánh giá đồng thời nghiên cứu đưa ra những giải pháp đồng bộ nhằm XĐGN có hiệu quả trên địa bàn tỉnh trong những năm tới là hết sức cần thiết
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của vấn đề XĐGN của đất nước Lào nói chung, tỉnh Luông Pha Băng nói riêng trong quá trình hội
nhập và phát triển, tôi chọn vấn đề “Thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Luông Pha Băng, nước CHDCND Lào hiện nay” làm khóa luận tốt
nghiệp chuyên ngành chính trị học
3 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghèo đói là một hiện trạng rất phổ biến trong phạm vi cả thế giới, vì vậy vấn đề này đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau
Cho đến nay ở Lào, Đảng và Nhà nước rất coi trọng và quan tâm thực hiện công tác XĐGN; đề ra và khẳng định mạnh mẽ việc giải quyết đề giảm nghèo cho nhân dân các bộ tộc: Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế
Trang 5hoạch XĐGN, ngoài ra còn có nhiều Chỉ thị khác để lãnh đạo để lãnh đạo và phân công cho các cơ quan, các cấp, các nghành, các địa phương tổ chức nghiên cứu và thực hiện Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận văn tốt nghiệp
đã đề cập đến vấn đề XĐGN, trong đó có các công trình như:
- Hội nghị trung ương của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đề cập 4 nội dung cơ bản: sản xuất lương thực, giáo dục và đạo tạo, an ninh quốc phòng, nâng cao chất lượng cơ sở đảng cấp huyện và tỉnh Từ tinh thần chung của Hội nghị này đã chỉ đạo và định hướng quá trình thực hiện XĐGN ở các tỉnh và huyện trong cả nước
- “Chiến lược phát triển và xóa đói giảm nghèo quốc gia” (3/2004), Nxb Quốc gia Lào, trong đó vạch ra định hướng, kế hoạch, mục tiêu và nhiệm vụ chính nhằm xóa đói giảm nghèo ở Lào
- Báo cáo tổng hợp của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Lào năm 2000, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của CHDCND Lào, trong đó đề ra những phương hướng mang tính dài hạn để thực
hiện tốt các chương trình XĐGN ở Lào
- Luận văn thạc sĩ của Kẹo Đa La Konsourivong: Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Sê Koong CHDCND Lào, thực trạng và giải pháp, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, 2005 Trong luận văn của mình, tác giả Kẹo Đa La đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về đói nghèo và XĐGN, khảo sát thực trạng vấn đề
Trang 6này ở tỉnh Sê Koong, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản để giải quyết hiệu quả chính sách XĐGN của tỉnh
- Luận văn thạc sĩ của Xổm Phít Coong Xắp: Chính sách xóa đói giảm nghèo ở CHDCND Lào (qua khảo sát ở tỉnh Xay Nha Bu Ly), Học viện Chính trị
- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2007 Luận văn tập trung khảo sát thực trạng đói nghèo và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chính sách XĐGN ở tỉnh Xay Nha Bu Ly, từ đó đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt hơn chính sách XĐGN ở tỉnh
- Luận văn thạc sĩ của Khăm Phen Phêng Phăc Đi: Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Hủa Phăn CHDCND Lào, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh, 2008 Trong công trình của mình, tác giả Khăm Phen đã đề cập đến vấn đề đói nghèo và thực trạng việc thực hiện chính sách XĐGN ở tỉnh Hủa Phăn, trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm và giải pháp để nâng cao hiệu quả của chính sách XĐGN ở đây
Vấn đề là tất cả các công trình trên tiếp cận vấn đề đói nghèo và chính sách XĐGN dưới góc độ kinh tế học
Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận văn tốt nghiệp và nhiều bài viết liên quan đến vấn đề XĐGN như:
- Hội thảo nghiên cứu giảm nghèo ở nông thôn từ cách tiếp cận vi mô,
Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan (VNRP), Đà Nẵng 1- 10/05/2002.
Trang 7- Ngân hàng thế giới (2004), Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của Giàng Thị Dung: Xóa đói giảm nghèo ở các huyện biên giới giáp các tỉnh Lào trong giai đoạn hiện nay, Học viện Chính trị
-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2006
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của Ngô Tiến Ngọc: Xóa đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh Thanh Hóa, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, 2008
Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến vấn đề đói nghèo dưới góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào
đề cập đến đói nghèo ở tỉnh Luông Pha Băng dưới góc độ chính trị học Vì vậy,
đề tài mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu không trùng với các công trình nghiên cứu đã công bố
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận
4.1 Mục đích nghiên cứu của khóa luận
Trên cơ sở làm rõ hệ thống lý luận về đói nghèo, chính sách xóa đói giảm nghèo và đi vào khảo sát chỉ ra thực trạng vấn đề đói nghèo cũng như thực trạng quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Luông Pha Băng, tác giả để xuất những quan điểm và giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận
Trang 8- Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề XĐGN và chính sách XĐGN, trong đó đặc biệt làm rõ nội dung cũng như mục tiêu của chính sách này
- Khảo sát thực trạng quá trình thực hiện chính sách XĐGN trên địa bàn
và đánh giá những hiệu quả của nó trên cơ sở những nội dung và mục tiêu đã xác định trong phần cơ sở lí luận
- Đề xuất những quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực thi chính sách XĐGN ở tỉnh Luông Pha Băng giúp cho vấn
đề XĐGN ở đây thực sự bền vững
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là việc thực hiện chính sách XĐGN của tỉnh Luông Pha Băng
- Khóa luận nghiên cứu vấn đề XĐGN dưới góc độ chính trị học và tập trung nghiên cứu thực trạng việc thực hiện chính sách XĐGN của tỉnh Luông Pha Băng giai đoạn từ 2012 đến nay
6 Phương pháp nghiên cứu của khoá luận
- Phương pháp luận: Khóa luận dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin mà hạt nhân là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Cay Xỏm Phôn Vi Hẳn và quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách về XĐGN của Đảng, Nhà nước Lào để nghiên cứu
Trang 9- Các phương pháp cụ thể: Khóa luận sử dụng kết hợp khác để nghiên cứu như điều tra, khảo sát, phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp, khái quát, hệ thống và nghiên cứu báo cáo tổng kết XĐGN của tỉnh Luông Pha Băng
7 Những đóng góp về mặt khoa học của khóa luận
Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách XĐGN ở tỉnh Luông Pha Băng, tìm ra những nguyên nhân, các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần giải quyết vấn đề đói nghèo của tỉnh Luông Pha Băng trong giai đoạn hiện nay
7.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đề tài nhằm đóng góp một phần vào lý luận cho công tác XĐGN của Lào nói chung và của tỉnh Luông Pha Băng nói riêng
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho Đảng và chính quyền trong thực hiện công tác XĐGN của tỉnh Thông qua giải pháp có thể góp một phần nhỏ vào chương trình, dự án XĐGN của tỉnh
8 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 3 chương, 7 tiết