1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận KNĐT XHH - Thực trạng thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang hiện nay

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho người dân phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 36,71 KB

Nội dung

Đề tài chungĐề tài: Giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho người dân phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.. Là một bộ phận của ngườ

Trang 1

A Đề tài chung

Đề tài: Giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho người dân phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, thế giới đã bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ được mệnh danh là

kỷ nguyên của toàn cầu hoá, hội nhập hóa Trong xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia hợp tác hòa bình, tôn trọng lẫn nhau để cùng phát triển, tạo điều kiện cho tất cả mọi người dân ở mọi tầng lớp có thể tiếp cận với những thành tựu văn minh cũng như nhiều luồng tư tưởng khác nhau Điều này tạo ra thách thức cho tất cả mọi người dân, mội người dân đến từ một tầng lớp khác nhau, với công việc, học vấn riêng nhưng có không ai phải ai cũng có một ý thức chính trị đứng đắn Trong quá trình tiếp thu những giá trị của toàn cầu hóa, họ

có thể bị lung lạc, mất phương hướng từ mặt trái của quá tình toàn cầu hóa

Là một bộ phận của người dân cả nước nói chung, người dân phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội cũng đang là một bộ phận đóng góp, xây dựng và phát triển đất nước trong tiến trình toàn cầu hóa Phần lớn người dân đều tuân thủ pháp luật, tích cực tham gia vào đời sống cộng đồng và không có những hành vi sai trái về ý thức chính trị Song, vẫn có một

bộ phận không nhỏ người dân bị tác động bởi mặt trái của tiến trình toàn cầu hóa Họ sống thực dụng và ích kỷ, buông thả bản thân, phai nhạt với lý tưởng, thờ ơ với các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước… Thậm chí, đã có hiện tượng sinh viên bị các thế lực thù địch lôi kéo, xúi giục chống phá Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa

Thực trạng đó đã đặt ra yêu cầu khách quan là phải nghiên cứu một cách đầy đủ, đứng đắn những diễn biến phức tạp trong đời sống tư tưởng

Trang 2

nhận thức chính trị cho người dân cho dù ở bất cứ tầng lớp hay lĩnh vực, khu vực nào, và người dân phương Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ Việc bồi dưỡng, giáo dục ý thức chính trị cho tất cả mọi người dân trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, có khả năng đảm đương những nhiệm vụ của cách mạng là việc làm có ý nghĩa quyết định Do đó, cần đặc biệt quan tâm tới việc tìm ra giải pháp giáo dục và nâng cao ý thức chính trị cho người dân bởi mỗi cá nhân một người dân là lực lượng quan trọng góp phần quyết định định hướng hướng đi đất nước trong tương lai

Từ những lý luận trên, tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho người dân phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố

Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” làm đề tài nghiên cứu

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận, thực tiễn ý thức chính trị, phương thức thực hiện thể hiện thực trạng ý thức chính trị của người dân phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho người dân phương Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về ý thức chính trị của người dân phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Nghiên cứu thực trạng phương thức thể hiện ý thức chính trị của người dân phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý thức chính trị cho người dân phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Trang 3

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho người dân phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

3.2 Khách thể nghiên cứu

Người dân phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Phạm vi thời gian: từ năm 2016 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp làm bảng hỏi Số lượng đối tượng khảo sát là 5 người các thời điểm khác nhau từ ngày 15/4 đến 18/4

Phát bảng hỏi cho các đối tượng trả lời và về nhà để tổng hợp kết quả vào bảng ở phần 1 Kết quả khảo sát trong phần B Bài học kinh nghiệm

5 Thao tác hóa các khái niệm liên quan trong đề tài

5.1 Khái niệm ý thức

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người

một cách năng động và sáng tạo ý thức là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng nảy sinh từ tồn tại

xã hội và phản ánh tổn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định

Ý thức mang bản chất xã hội – lịch sử Nội dung của tri thức bao gồm tri thức, tình cảm, ý chí

Trang 4

5.2 Khái niệm chính trị

Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng

như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối

và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích

5.3 Khái niệm ý thức chính trị

Ý thức chính trị là yếu tố quan trọng trong bộ phận ý thức chung Ý

thức chính trị là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện trong xã hội có giai cấp

và nhà nước Nó phản ánh những quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, giữa các giai cấp, dân tộc, và các quốc gia cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước Đặc trưng nhất của ý thức chính trị là thể hiện trực tiếp

và tập chung nhất lợi ích giai cấp

Ý thức chính trị là những tri thức, kinh nghiệm và quan điểm tư tưởng, cảm xúc, tình cảm của con người, phản ánh quyền lợi, địa vị của giai cấp phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, dân tộc và quốc gia

5.4 Khái niệm toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội

và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế trên quy mô toàn cầu Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa

Trang 5

Chỉ báo đo lường của khái niệm: sự truyền tải những tri thức, kinh nghiệm, quan điểm, tư tưởng tình cảm: thông qua việc dạy học trên lớp, quan các môn học như chính trị học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học

Trang 6

6 Bảng hỏi Anket

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Khoa Chính trị học BẢNG HỎI

Kính thưa ông/bà:

Để có những giải pháp nhằm nâng cao ý thức chính trị của người dân phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, kính mong ông/bà vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu X vào lựa chọn phù hợp ý kiến của mình hoặc ghi ý kiến cá nhân vào những dòng để trống ( ) Những thông tin thu được chúng tôi sẽ chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu đề tài

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông/bà

Phần I Thông tin cá nhân

Họ và tên (không bắt buộc):

Giới tính:

Địa chỉ:

Phần II Nội dung chính

1 Ông/bà có tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng không?

1 Rất tin tưởng

2 Tin tưởng

3 Không tin tưởng lắm

4 Hoàn toàn không tin tưởng

2 Ông/bà có quan tâm đến các nghị quyết của Đảng, chính sách phápluật của nhà nước không?

Trang 7

1 Rất quan tâm

2 Quan tâm

3 Không quan tâm lắm

4 Hoàn toàn không quan tâm

3 Ông/bà có quan tâm đến tình hình kinh tế chính trị xã hội của đất nước hay không?

1 Rất quan tâm

2 Quan tâm

3 Thỉnh thoảng quan tâm

4 Hoàn toàn không quan tâm

4 Năm 2016, ông/bà có thực hiện nghĩa vụ đi bỏ phiếu bầu cử của

cử tri không?

1 Trực tiếp đi bỏ phiếu

2 Bỏ phiếu cho có

3 Nhờ người bỏ phiếu thay

4 Không quan tâm

5 Ông/bà có mong muốn được trở thành đảng viên không?

1 Rất muốn

2 Muốn

3 Phân vân

4 Không muốn

6 Mục đích làm việc hiện nay của bạn là gì?

1 Làm việc để kiếm tiền nuôi bản thân và gia đình

Trang 8

3 Chưa biết để làm gì

4 Làm vì lý do khác

7 Ông/bà tự đánh giá thái độ làm việc và sinh hoạt của bản thân

như thế nào?

1 Rất tích cực

2 Tích cực

3 Bình thường

4 Không tốt

8 Tích vào ô tương ướng theo mức độ tham gia các hoạt động sau

đây

Hoạt động

Mức độ tham gia

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không tham gia Hoạt động thanh niên tình nguyện (mùa hè xanh)

Hoạt động tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự ATGT

Hoạt động tiếp sức mùa thi cho các sinh viên

Chiến dịch “tổ dân phố văn minh – xanh – sạch –

đẹp” do phường Bách Khoa tổ chức

Hoạt động họp khu hàng tháng

Trang 9

B Bài học kinh nghiệm

1 K t qu kh o sát ết quả khảo sát ả khảo sát ả khảo sát

1.1 Thông tin về đối tượng khảo sát

Bảng hỏi được phát cho 5 đối tượng khác nhau, là người dân sống ở

phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

khảo sát

1 Phạm Thanh Tâm P.407, K10B, Bách Khoa, quận Hai

Bà Trưng, Hà Nội

15h00 ngày 18/4/2020

2 Bùi Thị Thái P.405, K10B, Bách Khoa, quận Hai

Bà Trưng, Hà Nội

20h00 ngày 18/4/2020

3 Trần Kim Tuyến P.405, K10B, Bách Khoa, quận Hai

Bà Trưng, Hà Nội

20h00 ngày 18/4/2020

4 Bình P.404, K10B, Bách Khoa, quận Hai

Bà Trưng, Hà Nội

10h00 ngày 15/4/2020

5 Hồng Long 101 Nguyễn Hiền, Bách Khoa, Hai

Bà Trưng, Hà Nội

15/4/2020

Trang 10

1.2 Bảng tóm tắt kết quả điều tra về ý thức chính trị của của người

dân

Số Lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1 Ông/bà có tin tưởng vào đường

lối đổi mới của Đảng không?

Hoàn toàn không tin 0 0

2

Ông/bà có quan tâm đến các

nghị quyết của Đảng, chính sách

phápluật của nhà nước không?

Không quan tâm

Hoàn toàn không

3

Ông/bà có quan tâm đến tình

hình kinh tế chính trị xã hội của

đất nước hay không?

Thỉnh thoảng có

Hoàn toàn không

4

Năm 2016, ông/bà có thực hiện

nghĩa vụ đi bỏ phiếu bẩu của cử

tri hay không?

Trực tiếp đi bỏ

Nhờ người bỏ phiểu

Trang 11

5 Ông/bà có mong muốn được trở

thành đảng viên hay không?

6 Mục đích làm việc hiện nay của

ông/bà là gì?

Làm việc để kiếm tiền nuôi bản thân

và gia đình

Làm việc để đóng

Chưa biết để làm gì 0 0 Làm việc vì lý do

7

Ông/bà từ đánh giá thái độ làm

việc và sinh hoạt của bản thân

như thế nào?

Các phong trào, hoạt động

Mức độ tham gia Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Không tham gia

SL Tỷ lệ

(%)

SL Tỷ lệ

(%)

SL Tỷ lệ

(%)

Hoạt động thanh niên tình nguyện

Hoạt động tình nguyện tham gia giữ

Hoạt động tiếp sức mùa thi cho các

Chiến dịch “tổ dân phố văn minh – 3 60 1 20 1 20

Trang 12

Khoa tổ chức

2 Thuận lợi và khó khăn

2.1 Thuận lợi

- Các đối tượng được phát bảng hỏi đều là người quen nên đều nhiệt tình trong quá trình làm khảo sát

- Các câu hỏi rõ ràng, sát với thực tiễn nên dễ hiểu và dễ trả lời

2.2 Khó khăn

- Chưa lường trước được mục đích của câu trả lời, dẫn đến một số câu hỏi chưa thật sự cần thiết trong quá trình nghiên cứu và có một số vấn đề cần khảo sát thì lại chưa đặt câu hỏi

- Các đối tượng khảo sát vì chưa có nền tảng kiến thức chính trị nhất định nên đôi lúc đưa ra câu trả lời còn cảm tính

- Cách sắp xếp câu hỏi chưa thật sự khoa học, gây nhầm lẫn cho đối tượng khảo sát

- Vì chính trị không phải là một vấn đề được nhiều người quan tâm, nên trong quá trình khảo sát một số đối tượng còn làm qua loa và chưa đọc kỹ và suy nghĩ kỹ về câu hỏi

2.3 Trải nghiệm trong quá trình đi khảo sát

- Các đối tượng khi nhận được phiếu khảo sát đều rất bất ngờ vì chưa bao giờ được khảo sát các vấn đề tương tự, đồng thời cảm thấy khó hiểu do không có nhiều kiến thức chính trị

Trang 13

- Câu hỏi đầu tiên của đối tượng khảo sát luôn là liệu không có kiến thức hay không biết gì về chính trị thì làm được không Đây là nhận thức chung của mọi người khi được làm phiếu khảo sát xã hội học chính trị

- Vì các câu hỏi đặt khá dễ hiểu nhưng do mọi người gặp một số khái niệm không quen như “đường lối đổi mới”, “nghị quyết” nên có thể có chút khó khăn trong quá trình trả lời phiếu khảo sát

- Phát bảng hỏi không tốn nhiều chi phí, khá dễ dàng để tìm đối tượng khảo sát Tuy nhiên kết quả có thể sẽ có sự sai lệch nếu khảo sát trên diện rộng, vì vậy cần cẩn trọng trong việc đưa ra câu hỏi, sắp xếp phương án trả lời

Ngày đăng: 31/10/2024, 19:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w