Trong nhận thức đối với tôn giáo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã xác định tôn giáo còn tồn tại lâu dài, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, từ đó công tác tôn giáo phải tô
Trang 1A ĐỀ CƯƠNG CHUNG
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, đa dân tộc phân bố ở nhiều vùng miền trên dải đất hình chữ s trong quá trình đấu tranh cách mạng chống giặc ngoại xâm, nhiều tôn giáo có đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Trong giai đoạn đổi mới đất nước, Việt Nam đã nhìn nhận và đổi mới một cách căn bản về tôn giáo và công tác tôn giáo, từ nhận thức đến chủ trương, chính sách, từ nội dung công tác đến tổ chức thực hiện Trong nhận thức đối với tôn giáo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã xác định tôn giáo còn tồn tại lâu dài, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, từ đó công tác tôn giáo phải tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người nhằm mục tiêu đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định và phát triển Nhìn nhận và phát huy những giá trị tích cực về đạo đức và văn hóa của tôn giáo, những đóng góp của tôn giáo đối với xã hội – đó chính là phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển đất nước
Có thể nói chưa bao giờ các tôn giáo có điều kiện phát triển như hiện nay, tín đồ ngày càng đông, được tự do hành lễ dù ở nhà riêng hay nơi thờ tự…Cho đến hôm nay, những quan điểm đường lối chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam đề ra vẫn còn mang tính thời sự sâu sắc Đường lối
đã làm chuyển biến và hướng các tôn giáo về mục tiêu cách mạng Việt Nam là xây dựng đất nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện nơi này, nơi kia, còn có hiện tượng nhận thức nóng vội, chủ quan của người dân không chỉ riêng Nghệ An mà trên toàn bộ 64 tỉnh của cả nước nói chung đã và đang làm cho vấn đề trở nên phức tạp Đảng, Nhà nước ta đã kịp thời uốn nắn, chấn
Trang 2của tín đồ, chức sắc các tôn giáo với sự nghiệp cách mạng của Đảng của dân tộc Việt Nam
Tuy nhiên, bên cạnh đó, tình hình tôn giáo ở một số địa phương trong tỉnh vẫn còn diễn biến khá phức tạp; tình trạng vi phạm trong xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự; mua bán, chuyển nhượng, lấn chiếm đất đai trái phép ngày càng có xu hướng gia tăng; một số nơi tổ chức sinh hoạt tôn giáo không xin phép chính quyền, tự lập các điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo trái phép…đang trở thành có hệ thống Trong lúc đó, nhận thức của người dân và một số cấp
ủy đảng, chính quyền cơ sở về tôn giáo và chính sách tôn giáo còn hạn chế dẫn đến chưa có biện pháp tích cực, phù hợp trong quản lý, điều hành và xử
lý các vấn đề tôn giáo Nhận thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của chính sách tôn giáo đối với nhận thức của người dân địa phương, vậy nên em
xin phép được chọn vấn đề “ Nhận thức của người dân thị xã Thái Hòa tỉnh Nghệ An về chính sách tôn giáo trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên
cứu cho môn học
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, làm rõ thực trạng nhận thức của người dân thị xã Thái Hòa tỉnh Nghệ An về chính sách tôn giáo Đề tài đưa ra một số biện pháp giải quyết nhằm nâng cao nhận thức của người dân thị xã Thái Hòa tỉnh Nghệ An đối với chính sách tôn giáo
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về chính sách tôn giáo
- Khảo sát, đánh giá thực trạng nhận thức của người dân Thị xã Thái
Trang 3- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân Thị xã Thái Hòa về chính sách tôn giáo trong thời gian tới
3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của người dân thị xã Thái Hòa tỉnh Nghệ An về chính sách tôn giáo
3.2 Khách thể nghiên cứu
Người dân thị xã Thái Hòa
3.3 Phạm vi nghiên cứu
+ Về thời gian nghiên cứu: Giai đoạn hiện nay
+ Về không gian nghiên cứu :Trên địa bàn thị xã Thái Hòa
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Đề tài nghiên cứu đã sử dụng phiếu điều tra, khảo sát làm công cụ thu thập dữ liệu Nội dung phiếu điều tra, khảo sát gồm hai phần chính: phần thông tin cá nhân của người cung cấp thông tin và phần câu hỏi khảo sát liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu Phần câu hỏi khảo sát bao gồm 15 câu hỏi được viết bằng tiếng Việt liên quan đến những vấn đề về chính sách tôn giáo và mức độ hiểu biết của sinh viên về vấn đề này Tất cả các câu hỏi trong phiếu điều tra đều được thiết kế dưới các dạng câu hỏi trắc nghiệm Người cung cấp thông tin đọc kỹ từng câu hỏi và đánh dấu vào ô mức độ phù hợp với thực tế của mỗi cá nhân
+ Nghiên cứu tài liệu có sẵn: Tổng hợp, phân tích các công trình khoa học,báo cáo, bài viết trên sách, báo, tạp chí có liên quan đến nội dung nghiên
Trang 4- Phương pháp phỏng vấn:
+ Phỏng vấn 50 trường hợp: Trong đó có 30 trường hợp có độ tuổi từ: 18-30; 20 trường hợp có độ tuổi từ: 30-50
+ Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Điều tra định lượng bằng phiếu khảo sát với các đối tượng hiện đang học tập, làm việc và sinh sống trên địa bàn thị xã Thái hòa
5 Thao tác hóa các khái niệm liên quan trong đề tài
Khái niệm chính sách:
– Chính sách ‘thiết kế sự lựa chọn quan trọng nhất (đã) được làm ra (thực thi)’, đối với các tổ chức, cũng như đời sống cá nhân (Lasswell 1951) Điểm lưu ý ở đây là, chính sách phải là quyết định đã được lựa chọn thực hiện, không phải một dự định;
– Chính sách là một chuỗi (tập hợp) những hành động có mục đích nhằm giải quyết một vấn đề (Anderson 1984);
– Chính sách là những gì mà chính phủ làm, lý do làm, và sự khác biệt
nó tạo ra (Dye 1972);
– Chính sách là những gì mà chính phủ làm, hoặc bỏ qua không làm (Klein & Marmor 2006);
– Chính sách là một hành động mang tính quyền lực nhà nước nhằm sử dụng nguồn lực để thúc đẩy một giá trị ưu tiên (Considine 1994);
– Chính sách là một công việc được thực hiện liên tục, bởi những nhóm hoạch định, nhằm sử dụng các thể chế công để kết nối, phối hợp và biểu đạt giá trị họ theo đuổi (Considine 1994);
Trang 5– Chính sách là quá trình mà một xã hội tạo ra và quyết định có tính bắt buộc những hành vi nào được chấp nhận và hành vi nào không (Wheelan 2011);
– Chính sách là một phần của khung khổ các ý kiến, mà qua đó, chúng
ta được điều chỉnh bởi một cách thức hợp lý, giữa các khía cạnh đa chiều của cuộc sống (Colebatch 2002)
Khái niệm tôn giáo
- Tôn giáo là “religion” có gốc từ tiếng Latin “religionem”, có nghĩa
là “tôn sùng những điều thiêng liêng, sùng bái thần thánh, sự tận tâm, cảm thức về lẽ phải, bổn phận đạo đức, nỗi sợ hãi thần thánh, phụng sự thần thánh, tuân thủ tín ngưỡng, một niềm tin, một hình thức thờ phụng, tế lễ, tinh thần, sự thánh thiện” Tiếng Pháp cổ từ này có nghĩa là “lòng mộ đạo, sự hiếu
kính, cộng đồng tín ngưỡng”
- Tôn giáo còn là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua Nói chung, bất cứ tôn giáo nào, với hình thái phát triển đầy đủ của nó, cũng đều bao gồm: ý thức tôn giáo (thể hiện ở quan niệm về các đấng thiêng liêng cùng những tín ngưỡng tương ứng) và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó
- Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, "tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế"
Trang 6- Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác định, về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội
- Trong lịch sử xã hội loài người, tôn giáo xuất hiện từ rất sớm Nó hoàn thiện và biến đổi cùng với sự biến đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị Tôn giáo ra đời bởi nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng
cơ bản là từ các nguồn gốc kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý Khi trình độ con người thấp kém, bất lực trước sức mạnh của tự nhiên, của xã hội con người đặt hy vọng vào những lực lượng siêu nhiên Khi những hiện tượng tự nhiên, xã hội không thể giải thích được, thay vào đó người ta giải thích bằng tôn giáo Tôn giáo góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, xoa dịu nỗi đau của con người
- Chính sách tôn giáo
6 Bảng hỏi Anket
BẢNG KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN THỊ XÃ THÁI HÒA VỀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO
Người nghiên cứu: Đinh Thị Mỹ Thanh
Lớp: Chính trị phát triển K36, Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền Kính thưa Quý vị, Tôi có một cuộc điều ta, khảo sát về “ Nhận thức của người dân Thị xã Thái Hòa về chính sách tôn giáo trong giai đoạn hiện nay” mong tìm hiểu ý kiến đánh giá cũng như tìm hiểu được mức độ quan tâm, hiểu biết của các quý vị đối với chính sách tôn giáo này với cái nhìn khách quan nhất, hướng tới việc nâng cao nhận thức của người dân địa phương ta đối với các chính sách của nhà nước ta nói chung và chính sách tôn giáo nói riêng phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của công chúng
Trang 7Chính vì vậy, tôi mời Quý vị vui lòng tham gia trả lời hộ tôi một số câu hỏi sau đây bằng cách khoanh tròn vào những số nằm trước ý trả lời đúng nhất với ý kiến của mình, hoặc đánh dấu vào ô thích hợp và ghi thêm ý kiến riêng Các thông tin sẽ được tổng hợp chung (không nêu tên riêng) và chỉ dùng cho việc nghiên cứu
Chân thành cảm ơn Quý vị
Câu 1: Qúy vị có theo tôn giáo nào không?
1 Có (ghi rõ tôn giáo)
2 Không
Câu 2: Khu vực quý vị ở, số lượng người theo tôn giáo nhiều không?
1 Có
2 Không
Câu 3: Quý vị có quan tâm đến các chính sách của nhà nước không?
1 Quan tâm
2 Không quan tâm
Câu 4: Quý vị đã bao giờ nghe đến “ Chính sách tôn giáo” chưa?
1 Chưa nghe bao giờ
2 Đã từng nghe qua
Câu 5: Quý vị có hiểu “ Chính sách tôn giáo” nói về vấn đề gì không?
1 Có
Trang 8Câu 6: Quý vị có biết đối tượng của lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là gì không?
1 Tín đồ tôn giáo
2 Nhà tu hành, chức sắc tôn giáo
3 Các tổ chức giáo hội
4 Các hoạt động xã hội, từ thiện của tôn giáo
5 Quan hệ quốc tế, đối ngoại của tôn giáo
6 Tất cả các đáp án trên
Câu 7: Quý vị có biết nhiệm vụ của công tác tôn giáo là gì không?
1 Có ( ghi ra )
2 Không
Câu 8: Chính sách Tôn giáo của Nhà nước Việt Nam là Đoàn kết, hòa hợp dân tộc, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng?
1 Đúng
2 Sai
Câu 9: Ở Việt Nam, thực hiện chính sách tôn giáo là trách nhiệm của tổ chức nào?
1 Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Nhà nước
3 Mặt trận Tổ quốc
4 Cả Hệ thống chính trị
Trang 9Câu 10: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Một trong những nội dung của chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do….và không….của nhân dân
1 Tôn giáo - tôn giáo
2 Tín ngưỡng – tín ngưỡng
3 Tín ngưỡng – Tôn giáo
4 Tôn giáo – Tín ngưỡng
Câu 11: Người mạo danh chức sắc, nhà tu hành tôn giáo sẽ bị?
1 Xử lý hành chính
2 Xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
3 Truy cứu trách nhiệm hình sự
4 Truy nã của cơ quan công an
Câu 12: Quý vị có biết, chính sách nhất quán của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với tôn giáo là gì?
1 Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của mọi công dân
2 Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do không tín ngưỡng của mọi công dân
3 Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, không tín ngưỡng của mọi công dân
Câu 13: Quý vị cho biết, có mấy nguyên tắc trong chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta
1 4
2 5
Trang 103 6
4 7
Câu 14: Có mấy quan điểm chỉ đạo trong công tác tôn giáo?
1 3
2 4
3 5
4 6
Câu 15: Quý vị có biết, Chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước
ta nhằm mục đích gi?
1 Hạn chế sự phát triển của tôn giáo
2 Phát triển tôn giáo
3 Làm cho tôn giáo hoạt động bình thường
4 Vừa phát triển vừa hạn chế
Trang 11B BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1 Số lượng khách thể tiếp cận
- Số lượng: 50 người
- Độ tuổi: Từ 18-30 (60%)
Từ 30-50 (40%)
- Ngày khảo sát: Từ 20/2 – 25/2
- Cách tiếp cận: Đến từng hộ gia đình trong khu vực khảo sát
2 Thuận lợi và khó khăn đi thực địa
2.1 Thuận lợi
- Vì là khảo sát người dân địa phương trên địa bàn mình đang sinh sống, bởi vậy việc khảo sát diễn ra khá là suôn sẻ và tiết kiệm được chi phí do không phải thuê địa điểm, thuê người phỏng vấn, hoặc tốn thời gian công sức chạy đôn chạy đáo để khảo sát
- Rèn luyện cho bản thân cách làm việc độc lập
- Người dân được khảo sát khá là hợp tác, thoải mái chia sẻ cũng như đôi bên giao lưu nói chuyện vui vẻ với nhau
- Tích lũy được kha khá kinh nghiệm về công việc đi khảo sát( từ công tác chuẩn bị cho đến việc tìm đối tượng để phỏng vấn, đặt câu hỏi phỏng vấn sao cho dễ hiểu và hợp lí nhất
- Dễ dàng, trực tiếp lấy được thông tin từ mọi người mà không phải qua các khâu trung gian nào cả
- Bên cạnh cung cấp thông tin cho mọi người khi khảo sát thực tế thì ngược lại, bản thân em cũng học hỏi, tiếp thu được khá nhiều điều bổ ích qua
Trang 12- Làm quen, kết bạn được nhiều người hơn
- Tạo cho bản thân thái độ nghiêm túc cũng như rèn luyện phong thái chin chắn hơn khi thực hiện công việc Qua đó, giúp cho bản thân tự tin hơn khi bước ra ngoài xã hội, giao tiếp với mọi người
2.2 Khó khăn
- Tốn khá là nhiều thời gian để phỏng vấn
- Việc tìm đối tượng phỏng vấn phù hợp gặp khá nhiều khó khăn
- Có một số người khi trả lời còn hơi thờ ơ, không thật sự quan tâm tới vấn đề
- Đa số mọi người chỉ trả lời các câu hỏi xong và không chia sẻ bất
cứ thông tin nào xung quanh vấn đề=> Khó khăn trong việc lấy thêm thông tin
- Không khảo sát được nhiều người
- Việc gặp trực tiếp đối tượng phỏng vấn khiến bản thân ban đầu vẫn hơi run và không được tự tin
- Sự có mặt của bản thân cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến câu trả lời của đối tượng khảo sat
- Làm việc một mình áp lực và vất vả hơn khi được làm việc chung với nhóm
3 Bài học kinh nghiệm
3.1 Bài học về sự chủ động và tự tin
- Chủ động là bài học lớn nhất và cũng là bài học đầu tiên mà bản thân em khi đi điều tra, khảo sat học hỏi được Chủ động làm quen với mọi người, chủ động đề xuất và cùng làm việc với mọi người….tất cả đều giúp
Trang 13bản thân mình hòa nhập nhanh hơn cũng như thực hiện công việc nhanh và dễ dàng nhất
- Sự chủ động trong công việc ( quá trình đi khảo sát) và trong cuộc sống giúp bản thân làm chủ được công việc, tiếp cận được mọi người dễ dàng, hướng được mọi việc làm theo ý muốn của bản thân
- Tạo cho bản thân sự tự lập và không phải dựu dẫm vào người khác khi làm việc nhóm
Là hành trang cần thiết nhất cho bản thân sau khi ra trường, va chạm với xã hội, đủ bản lĩnh để trải đời và trải nghề trong tương lai
3.2 Bài học về việc rèn luyện kỹ năng mềm
- Cần nâng cao và hoàn thiện kỹ năng mềm
- Thông qua các hoạt động giao tiếp, ứng xử, thuyết trình hay đi khảo sát thực tế, làm việc nhóm… bản thân sẽ dần trau dồi và rèn luyện, hoàn thiện
kỹ năng mềm của bản thân Vì nó là một trong những cơ sở thiết yếu nhất giúp em có việc làm và phát triển sự nghiệp sau này
- Chỉ cần em có đủ tự tin, giao tiếp tốt, linh hoạt trong cách ứng xử với mọi người xung quanh thì cho dù sau này có rơi vào môi trường nào, hoàn cảnh ra sao chúng ta cũng đều có thể giải quyết nó một cách nhanh gọn,suôn
sẻ và tự tin nhất có thể
- Thường xuyên đi thực tế, khảo sát, trải nghiệm để va chạm nhiều hơn, tích lũy được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm hơn trong công việc và trong cuộc sống