Đề tài: Nhận thức của sinh viên trên địa bàn quận Cầu Giấy về các chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay A.. Vì thế, bình đẳng giới là một yêu cầu khách
Trang 1Đề tài: Nhận thức của sinh viên trên địa bàn quận Cầu Giấy về các chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay
A ĐỀ CƯƠNG CHUNG
1 Lý do chọn đề tài
Trong các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội mang tính bền vững, nhân tố con người có vai trò quan trọng, quyết định nhất Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển Quá trình phát triển sẽ
bị hạn chế nếu như một nửa nhân loại là phụ nữ vẫn bị phân biệt, đối xử và kìm hãm sự phát triển Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, bình đẳng giới là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Vì thế, bình đẳng giới là một yêu cầu khách quan, là vấn đề luôn được sự quan tâm của toàn nhân loại, là một mục tiêu quan trọng trong các văn kiện quốc tế
về quyền con người, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) Do đó bình đẳng nam nữ trở thành một trong những tiêu chí đánh giá trình độ văn minh, tiến bộ của một quốc gia Đó là lý tưởng mà nhân loại hướng tới, là cam kết chính trị của nhiều quốc gia và là một trong tám mục tiêu thiên niên kỷ (MDG), được Đại hội đồng Liên hợp quốc đề ra vào đầu thế kỷ XXI Ở Việt Nam, sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ đã được Đảng và Nhà nước mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm ngay ngày đầu cách mạng
Nhận thức được vai trò của thực hiện bình đẳng giới, trong suốt quá trình lãnh đạo của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ, coi phụ nữ là nguồn lực quan trọng, thực hiện bình đẳng giới
là nhiệm vụ mang tính chiến lược của cách mạng Việt Nam Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhưng những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào sự
Trang 2nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người ở Việt Nam nói riêng nhân loại nói chung
Để thực hiện được mục tiêu về bình đẳng giới thì việc giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới là hết sức cần thiết Dù Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, nhưng bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại trong xã hội Một trong các nguyên nhân sâu xa của vấn đề này chính là ở yếu tố văn hóa Sinh viên trên địa bàn Hà Nội đế n từ các vùng miề n trong cả nước Họ là đối tượng sẽ bước vào hôn nhân, môi trường công tác, và các hoạt động xã hội nên có vai trò quyết định thực hiện bình đẳng giới Do ít chịu ảnh hưởng bởi
tư tưởng Nho giáo nên nhận thức của sinh viên về vấn đề này có nhiều thay đổi tích cực Và hơn ai hết sinh viên – thế hệ trẻ, chủ nhân tương lại của đất nước và cần phải cái cái nhìn tích cực, nhận thức đúng đắn về vấn đề cũng như là chính sách này Vì đây là lứa tuổi có nhữ ng nét tâm lý điển hình Đây
là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển Đặc trưng tâm lý lứa tuổi sinh viên có một số nét chính như dễ dàng thích nghi với cái mới, phát triển nhận thức và tự ý thức, phát triển tâm lý tình cảm và có khát vọng nghề nghiệp Nhưng lứa tuổi sinh viên không tránh khỏi một số hạn chế chung như thiếu chín chắn trong suy nghĩ , hành động, đặc biệt là hạn chế trong việc tiếp thu, chọn lọc những cái mới Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, thì việc đánh giá, nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề này là hết sức quan trọng Nhận thấy được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của nhận thức sinh viên về chính sách bình đẳng giới của Đảng và nhà nước ta, cũng như nhận thức rõ những giá trị bền vững và vận dụng đúng đắn vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay là việc làm cần thiết em đã
chọn “Nhận thức của sinh viên trên địa bàn quận Cầu Giấy về các chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay” làm đề
tài kết thúc môn học Qua đó, tìm hiểu cũng như đánh giá một cách khách
Trang 3quan, đa chiều nhất những vấn đề cơ bản trong nhận thức của sinh viên về chính sách bình đẳng giới
2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiều thực trạng nhận thức của sinh viên trên địa bàn quận Cầu Giấy về chính sách bình đẳng giới
- Tìm hiểu về nguyên nhân tác động đến nhận thức của sinh viên trên địa bàn quận Cầu Giấy về chính sách bình đẳng giới Từ đó đề tài đưa ra một
số biện pháp giải quyết nhằm nâng cao nhận thức của người dân thị xã Thái Hòa tỉnh Nghệ An
- Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống chính sách của Đảng và nhà nước về vấn đề bình đẳng nam nữ, trên cơ sở đó vận dụng vào hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện bình đẳng giới đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước
3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên trên địa bàn quận Cầu Giấy về chính sách bình đẳng giới
3.2 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn quận Cầu giấy
3.3 Phạm vi nghiên cứu
+ Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề bắt đầu
từ khi có Luật Bình đẳng giới năm 2006 đến nay
+ Về không gian nghiên cứu :Trên địa bàn quận Cầu Giấy
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trang 4- Phương pháp thu thập thông tin bằng cách: Quan sát và đi phỏng vấn người dân ở địa bàn khảo sát và ghi lại những thông tin, dữ liệu mà đối tượng cung cấp Sau đó tổng hợp lại và làm nghiên cứu Cụ thể, trình tự thu thập như sau:
• XĐ thông tin cần thu thập
• XĐ đối tượng thông tin cần lấy
• Thu thập thông tin tổng quan, quá khứ
• Thu thập thông tin cụ thể, cập nhật
• Thu thập thông tin chuyên sâu ( khi khảo sát từng đối tượng)
• Tổng hợp và đánh giá
5 Thao tác hóa các khái niệm liên quan trong đề tài
5.1 Khái niệm chính sách
- Theo Từ điển tiếng Việt “chính sách” được hiểu là “sách lược và kế
hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách…”
- Nếu nhìn nhận chính sách như một hiện tượng tĩnh và tương đối độc lập thì theo chúng tôi, chính sách được hiều là những tư tưởng, những định hướng, những mong muốn cần hướng tới, cần đạt được
+ So với khái niệm pháp luật, chính sách được hiểu rộng hơn nhiều Nếu xét nội hàm của khái niệm này trong mối quan hệ với chính trị và pháp quyền thì khái niệm chính sách cần được tìm hiểu ở một số khía cạnh sau đây:
Chính sách là sự thể hiện cụ thể của đường lối chính trị chung Dựa vào đường lối chính trị chung, cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền mà người
ta định ra chính sách
- Chính sách là cơ sở nền tảng để chế định nên pháp luật Hay nói cách khác, pháp luật là kết quả của sự thể chế hóa chính sách Có thể có chính sách
Trang 5chưa được luật pháp hóa (thể chế hóa), hoặc cũng có thể không bao giờ được luật pháp hóa vì nó không được lựa chọn để luật pháp hóa khi không còn phù hợp với tư tưởng mới hay sự thay đổi của thực tiễn Nhưng sẽ không có pháp luật phi chính sách hay pháp luật ngoài chính sách Theo nghĩa đó, chính sách chính là linh hồn, là nội dung của pháp luật, còn pháp luật là hình thức, là phương tiện thể hiện của chính sách khi nó được thừa nhận, được “nhào nặn” bởi “bàn tay công quyền”, tức là được ban hành bởi nhà nước theo một trình
tự luật định
5.2 Khái niệm bình đẳng giới
- Bình đẳng là sự ngang hang nhau về địa vị, quyền lợi
+ Bình đẳng là sự tự vượt qua những rào cản do bản thân đặt ra, trước khi phải vượt qua những rào cản của quan niệm xã hội
- Bình đẳng giới: Có nhiều cách hiểu khác nhau về bình đẳng giới: + Có quan điểm cho rằng, bình đẳng giới là sự ngang bằng nhau giữa nam giới và nữ giới, nam giới như thế nào thì nữ giới cũng như vậy
+ Ngân hàng thế giới đưa ra định nghĩa về bình đẳng giới như sau: “ bình đẳng giới theo nghĩa bình đẳng về luật pháp, về cơ hội – bao gồm sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn nhân lực, vốn và các nguồn lực sản xuất khác, bình đẳng trong thù lao công việc và trong tiếng nói”
+ Một cách hiểu khác đầy đủ hơn và tương đối phổ biến thì bình đẳng giới là “sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa nữ giới và nam giới Nam giới và nữ giới đều có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau
6 Bảng hỏi Anket
BẢNG KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY VỀ CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI
Trang 6Người nghiên cứu: SamingDet Khambai
Lớp: Chính trị phát triển K36
Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Nhằm đánh giá một cách đa chiều những vấn đề cơ bản trong nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới, Tôi đã thiết kế một bảng hỏi gồm 15 câu hỏi liên quan đến nội dung đề tài “ Nhận thức của sinh viên trên địa bàn quận Cầu Giấy về các chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay” để khảo sát Từ đó, đưa ra nhưng đánh giá, kết luận khách quan nhất phục vụ cho công trình nghiên cứu Bởi vậy, kính mong quý các bạn sẽ nhiệt tình tham gia cũng như giúp đỡ tôi hoàn thành cuộc khảo sát này!
Các bạn vui lòng tham gia trả lời hộ tôi một số câu hỏi sau đây bằng cách khoanh tròn vào những số nằm trước ý trả lời đúng nhất với ý kiến của mình, hoặc đánh dấu vào ô thích hợp và ghi thêm ý kiến riêng
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn!
Câu 1: Bình đẳng giới là gì?
1 Là bình đẳng riêng cho phụ nữ
2 Là bình đẳng riêng đối với nam giới
3 Là việc nam, nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và
cơ hội phát huy năng lực của mình và thụ hưởng như nhau về thành quả của
sự phát triển đó
Câu 2: Bạn đã từng nghe qua vấn đề “ Bình đẳng giới” chưa?
1 Đã nghe
2 Chưa nghe bao giờ
Câu 3: Bạn đã từng nghe (đọc) qua “Chính sách về bình đẳng giới”?
1 Đã nghe
Trang 72 Chưa nghe bao giờ
Câu 4: Bạn có hiểu các nội dung trong “Chính sách về bình đẳng giới” mà nhà nước đề cập không?
1 Có
2 Không
Câu 5: Theo bạn, trong tình yêu, nam hay nữ nên chủ động thể hiện tình cảm trước?
1 Nam
2 Nữ
3 Cả 2
Câu 6: Theo bạn, Bạn đồng ý với quan điểm chọn ngành, môn học nào sau đây?
1 Nam phải chọn khối ngành tự nhiên, kỹ thuật
2 Nữ chọn ngành xã hội, nhân văn
3 Ai có năng khiếu nhóm ngành, khối học nào thì học cái đó
Câu 7: Theo bạn, công việc chăm sóc gia đình là của ai?
1 Vợ
2 Chồng
3 Cả 2
Câu 8: Theo bạn, Ai là người cần phải đóng góp tài chính nhiều hơn trong gia đình
1 Vợ
2 Chồng
3 Cả 2 ngang nhau
Trang 8Câu 9: Để thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới gia đình cần phải làm gì?
1 Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới
2 Giáo dục các thành viên gia đình có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình
3 Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ làm mẹ an toàn; đối xử công bằng tạo cơ hội như nhau giữa con trai và con gái
4 Tất cả các phương án trên
Câu 10: Theo Luật Bình đẳng giới thì phân biệt đối xử về giới là gì?
1 Là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ
2 Là việc gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
3 Cả 2 đáp án trên
Câu 11: Nhận thức của bạn qua quan điểm: Ai là người thực hện các công việc nội trợ trong gia đình (%)
Các công việc gia
đình
Chỉ dành cho nam
giới
Chỉ dành cho nữ
giới
Dành cả nam giới
và nữ giới
1 Đi mua thức ăn
2 Nấu nướng/dọn
dẹp bếp núc
3 Giặt giũ
4 Chăm sóc người
già
Trang 9Câu 12: Nhận thức của bạn về nghề nghiệp dành cho Nam và Nữ
Các ngành nghề Dành cho nam Dành cho nữ Cả 2 giới
1 Bác sĩ
2 Công an
3 Kế toán
4 Lái xe
5 Công nhân cơ khí
6 Kĩ sư
7 Nhân viên bán
hang
8 Giám đốc doanh
nghiệp
9 Giáo viên mầm
non
Câu 13: Theo bạn, Mục tiêu của các chính sách về bình đẳng giới là?
1 Xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội
2 Xoá bỏ phân biệt đối xử trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
3 Xóa bỏ sự khác biệt giữa nam và nữ, tạo cơ hội như nhau để nam và
nữ được bình đẳng trên mọi mặt
4 Giảm đến mức thấp nhất các trường hợp phân biệt về giới, , tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ
Câu 14: Nêu quan điểm của bạn về vấn đề “ Bình đẳng giới”?
………
………
Trang 10………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 11B BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1 Số lượng khách thể tiếp cận
- Số lượng: 30 người
- Ngày khảo sát: Từ 7/1-14/1
- Cách tiếp cận: Đến từng trường Đại học, cao đẳng trong khu vực quận Cầu Giấy
2 Thuận lợi và khó khăn đi thực địa
2.1 Thuận lợi
- Được sự tham gia nhiệt tình của các bạn sinh viên => Dễ dàng, trực tiếp lấy được thông tin
- Làm quen, kết bạn được nhiều người hơn
- Tốn ít kinh phí
- Không mất quá nhiều thời gian trong việc tìm đối tượng phỏng vấn, khảo sát (Vì sinh viên khá là nhiều và rất nhiệt tình)
- Tạo cho bản thân thái độ nghiêm túc cũng như rèn luyện phong thái chin chắn hơn khi thực hiện công việc Qua đó, giúp cho bản thân tự tin hơn khi bước ra ngoài xã hội, giao tiếp với mọi người
2.2 Khó khăn
- Mất nhiều thời gian chờ đợi kết quả
- Có một số người khi trả lời còn hơi thờ ơ, không thật sự quan tâm tới vấn đề
- Đa số mọi người chỉ trả lời các câu hỏi xong và không chia sẻ bất cứ thông tin nào xung quanh vấn đề => Khó khăn trong việc lấy thêm thông tin
- Việc gặp trực tiếp đối tượng phỏng vấn khiến bản thân ban đầu vẫn hơi run và không được tự tin
Trang 12- Sự có mặt của bản thân cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến câu trả lời của đối tượng khảo sát
- Làm việc một mình áp lực và vất vả hơn khi được làm việc chung với nhóm
3 Bài học kinh nghiệm
- Thời gian đi khảo sát thực địa tuy khômg phải là dài nhưng cũng đủ
để tôi học hỏi và tích luỹ được một số kinh nghiệm, sẵn sàng cho bước đi mới của mình
+ Trước tiên, qua thời gian đi khảo sát bản thân tôi có điều kiện được làm quen và tiếp xúc với rất nhiều người, nhiều đối tượng ở những môi trường khác nhau Trong thời gian này, tôi đã học hỏi được rất nhiều điều từ phong cách làm việc nghiêm túc, sự tự tin,bản lĩnh, thái độ làm việc nhiệt tình cũng như môi trường làm việc năng động Ngoài ra tôi còn rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thông qua công việc mình được giao và những tình huống xảy ra trong quá trình làm việc
+ Thứ hai, trong quá trình thực tập tôi có điều kiện được tiếp xúc thực
tế với công việc khá là thú vị - điều tra, khảo sát, có điều kiện áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế Những kiến thức từ môn học đã được đưa vào thực tiễn giúp tôi tự tin hơn khi sắp ra trường lập nghiệp, giao lưu tiếp xúc với môi trường bên ngoài
+ Qua thời gian này tôi được hiểu sâu sắc hơn về ngành nghề mình đã lựa chọn, để khẳng định sự hướng nghiệp của tôi trong những năm qua là phù hợp và đúng đắn
+ Sự chủ động trong công việc (quá trình đi khảo sát) và trong cuộc sống giúp bản thân làm chủ được công việc, tiếp cận được mọi người dễ dàng, hướng được mọi việc làm theo ý muốn của bản thân
+ Tạo cho bản thân sự tự lập và không phải dựu dẫm vào người khác khi làm việc nhóm