Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa c
Trang 1CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI
Chủ đề 1:
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ TRONG
BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA (Nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Trang 21 Khái niệm, lịch sử tiến trình tòan cầu hóa
1.1 Khái niệm
Toàn cầu hóa xuất hiện trên thế giới từ những năm 1960( ở Việt Nam sau 1986), nó đã trở thành một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành khoa học xã hội đương đại và đồng thời là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu Theo đó, toàn cầu hóa làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹp các khoảng không gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thế giới
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, … trên quy mô toàn cầu Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa hầu như được dùng để chỉ các hoạt động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay tự do thương mại nói riêng
Toàn cầu hóa được đề cập trong nhiều lĩnh vực kinh tế vì đây là quá trình làm tăng mối quan hệ, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia Nó thường được xem như là sự tự do hóa các hoạt động kinh tế và thương mại quốc tế với sự điều hành của chính phủ từng quốc gia và các tổ chức quốc tế Một đặc điểm nổi bật của hiện tượng này là sự dịch chuyển hay còn gọi là dòng chảy của bốn yếu tố: hàng hóa – dịch vụ, di – nhập cư, khoa học kĩ thuật và tiền tệ trong giai đoạn tự do thương mại
1.2 Lịch sử tiến trình toàn cầu hóa
Trang 3Có rất nhiều quan điểm khác nhau về quá trình hình thành và phát triển của toàn cầu hóa dựa trên sự tiến hóa của nhân loạn từ thời kì du mục đến nông nghiệp, công nghiệp, hậu công nghiệp và thời địa thông tin ngày nay Với lý thuyết về dịch chuyển lao động và sự phát triển của thuyết tự do mới, các rác giả như Mitterman (2000) hay giá sư Dapice (2002) cho rằng toàn cầu hóa đã trải qua ba thời kì chính Thời kì thứ nhất xuất hiện cách đây khoảng 5.000 năm khi một số nhóm người đã bắt đầu rời khỏi bộ tộc hay lãnh thổ của mình để xâm chiếm dân tộc khác, hay chỉ để trao đổi hàng hóa và tìm nơi định cư mới
Thời kì thứ hai bắt đầu cùng với sự ra đời của chủ nghĩa thực dân, tư bản và công nghiệp hóa xảy ra cách đây 400 năm và kéo dài đến thập niên
1970 Trong suốt thế kỷ 18, có sự di dân ồ ạt của khoảng 10 triệu nô nệ da đen sang các nước thực dân và các nước thuộc địa của Anh và Pháp Đầu thế
kỉ 20, hàng triệu người đổ xô đến các “vùng đất hứa” ở Mỹ hay Úc để đài vàng (do sự đói nghèo, chiến tranh và hạn chế cơ hội nghề nghiệp ở các nước châu Âu) Đến những năm 1960, Mỹ bắt đầu vươn mình trở thành cường quốc sau Thế chuến thứ hai và xuất hiện sự di chuyển ào ạt lực lượng lao động có
kỹ năng và bán kĩ năng từ các nước châu Âu sang Bắc Mỹ, gây ra chảy máu chất xám đến mức Liên Hợp Quốc phải lên tiếng báo động vào năm 1967
Thời kì thứ ba kể từ năm 1970 đến nay, sau thế chiến thứ hai, Mỹ trở thành cường quốc số một trên thế giới với tham vọng bá chủ toàn cầu đã hình thành chủ nghĩa đế quốc, bành trướng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của mình đến các nước kém phát triển Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ 20, toàn cầu hóa không còn được xem như sự xâm chiếm lãnh thổ mang tính vũ trang nữa,
mà nó là sự hội nhập và lấn át giữa các nền kinh tế, các mâu thuẫn kinh tế và chính trị hầu như được giải quyết trong hòa bình, ngoại trừ những nạn khủng
bố của các nhóm chính trị cực đoan
Trang 4Thời kì thứ tư từ sau thế chiến thứ hai kéo dài đến nay, có thể chia là m hai thời kỳ từ 1950 đến 1980 và giai đoạn hậu chiến tranh lạnh, các nước tư bản, và kể cả các nước kém phát triển, mới bắt đầu bước lại gần nhau trong lĩnh vực hợp tác kinh tế và cho ra đời hàng loạt các tổ chức quốc tế, khu vực
Một quan điểm khác cho rằng toàn cầu hóa trải qua ba thời kì: Lần thứ nhất xảy ra từ 1870 đến 1914 khi có khoảng 60 triệu người (chiếm 10% lực lượng lao động trên thế giới lúc đó) di cư từ châu Âu đến Mỹ để tìm vàng, hay để tìm cuộc sống tốt hơn ở các vùng đất mới được khám phá này Sự di
cư này càng kích thích sự phát triển của giao thông và thông tin, khiến hàng hóa, sức lao động và tiền bạc được di chuyển giữa các quốc gia
Làn sóng thứ hai xảy ra từ năm 1950 đến 1980, thế giới được phân chia thành 2 cực: tư bản và xã hội chủ nghĩa Bộ ba Mỹ, Tây Âu và Nhật đã liên kết chặt chẽ để đẩy mạnh kinh tế tư bản lên một tầm mới thông qua các tổ chức quốc tế và các vòng đàm phán thương mại như GATT (Hiệp định chung
về Thuế quan và Mậu dịch, vòng đàm phán Uruguay của GATT kéo dài trong
08 năm từ 1986 đến 1994 đã dẫn đến hiệp ước thành lập tổ chức Thương mại Thế giới WTO) hay IMF (Qũy tiền tệ Quốc tế) Bên cạnh đó, trong thời kỳ từ những năm 1950 đến 1960, các tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới cũng bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động của họ vào những nước phát triển không thuộc khối xã hội chủ nghĩa, đặc biệt ở các nước Mỹ La-tinh
Làn sóng thứ ba từ sau những năm 1980 đến nay thời kỳ này các quốc gia đã bắt đầu ký kết các hiệp định song và đa phương về mặt kinh tế thông qua sự điều hành của các tổ chức quốc tế, mà điển hình là WTO Nhìn chung trong thời kỳ này các công ty đa quốc gia dần dần có ảnh hưởng mạnh đến vai trò điều hành của các chính phủ Gần đây đang có xu hướng chống lại toàn cầu hóa như Brexit ở Anh hay tổng thống D.Trump đang muốn đàm phán các hiệp ước để bảo vệ nước Mỹ Nhân loại bắt đầu quan tâm về những vấn đề của từng quốc gia có thể ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và luôn tìm ra
Trang 5những giải pháp và chiến lược phát triển mang tính bền vững Toàn cầu hóa
đã thật sự làm thay đổi mọi mặt trong đời sống con người
2 Đặc điểm của toàn cầu hóa
Đặc điểm của toàn cầu hóa được thể hiện qua năm đặc điểm Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa liên quan tới sự xuất hiện và nhân rộng một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, thách thức các đường biên giới địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị truyền thống Đặc điểm này được biểu hiện qua sự xuất hiện của các kênh truyền hình tin tức vệ tinh dựa trên sự kết hợp của công nghệ, báo chí và khoa học kĩ thuật đã khiến cho thông tin được truyền tải trên phạm vi toàn cầu, vượt qua mọi khoảng cách địa lý với tốc độ gần như
là tức thì Qua đó một sự kiện ở một quốc gia cụ thể có thể gây nên những tác động mạnh mẽ tới tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của hàng trăm quốc gia trên khắp hành tinh Việc di chuyển giuwac các địa điểm trên toàn cầu cũng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn Ví dụ trong năm 2000 mỗi ngày có khoảng ba triệu người đi du lịch quốc tế và năm 2003 WTO ước tính rằng nền
du lịch toàn cầu tạo nên doanh thu khoảng 693 tỉ USD Chính vì vậy người ta ngày càng nói nhiều đến khái niệm “ngôi làng toàn cầu” hay “nền kinh tế toàn cầu”, nơi mà các đường biên giới quốc gia đã dần bị lu mờ
Thứ hai, các tiến bộ về thông tin liên lạc, giao thông vận tải và công nghệ sản xuất đã khiến cho dòng vốn đầu tư, hàng hóa công nghệ và lực lượng lao động di chuyển dễ dàng hơn trên thế giới, có thể thấy các thị trường tài chính hiện đại cùng các giao dịch điện tử diễn ra suốt ngày đêm Các trung tâm thương mại mọc lên trên khắp thế giới, cung cấp hàng hóa từ nhiều quốc gia khác nhau Đi cùng với đó là vai trò ngày càng gia tăng của các công ty đa quốc gia và các tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức phi chính phủ Tuy nhiên mặt trái của các tiến bộ khoa học công nghệ là việc chính các tiến bộ này đã góp phần hình thành và tạo điều kiện hoạt động cho các tổ chức tội phạm và khueng bố như các nhón tin tặng, khủng bố khét tiếng
Trang 6Thứ ba, thông qua quá trình toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc lẫn nhau gữa các quốc gia cũng như người dân trên thế giới ngày càng tăng Sự phụ thuộc lẫn nhau không chỉ diễn ra trên phương diện kinh tế - thương mại mà còn xuất hiện ở những vấn đề khác như tình trạng ấm lên toàn cầu của trái đất, hay làn sóng tội phạm và chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia… Những vấn đề này đòi hỏi các quốc gia cần phải hợp tác sâu rộng hơn bởi lẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa không một quốc gia nào có thể tránh được những tác động này, và ngày càng không thể một mình giải quyết được những vấn đề đó
Thứ tư, dường như toàn cầu hóa đang làm giảm dần các khác biệt về văn hóa Có thể thấy các bộ phim Hollywood giúp phổ biến các giá trị văn hóa đại chúng của Mỹ ra khắp thế giới Thói quen tiêu dùng và sinh hoạt của người dân các quốc gia cũng dần biến đổi theo hướng đồng nhất Tương tự, thông qua âm nhạc và điện ảnh, người dân càng biết tới nhiều hơn các giá trị văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán… của các quốc gia như Trung, Hàn Một mặt quá trình toàn cầu hóa về văn hóa này tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau lớn hơn giữa người dân thuộc nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa khác nhau Mặt khác, trong một số trường hợp nó còn tạo nên những phản ứng tiêu cực như sự va chạm giữa các giá trị văn hóa đối lập hay sự phản kháng đối với những giá trị văn hóa phương Tây, đặc biệt la là các quốc gia Hồi giáo Tương tự, sự toàn cầu hóa cũng đe dọa làm lu mờ bản sắc văn hóa của các quốc gia
Thứ năm, quá trình toàn cầu hóa khiến cho vai trò của các quốc gia với
tư cách là các chủ thể chính trị của quan hệ quốc tế cũng trỏe nên bị suy giảm Thực tế, toàn cầu hóa đã làm xói mòn chủ quyền của quốc gia, vốn là nền tảng cho sự tồn tại của chúng Điều này thể hiện rõ nhất trên lĩnh vực kinh tế Ngày nay các quyết định kinh tế của các quốc gia không thêt được đóng khung trong phạm vi biên giới lãnh thổ quốc gia đó hay chỉ dựa vào các nươc điều kiện của quốc gia sở tại
Trang 7Không những vậy đặc điểm của toàn cầu hóa còn được biểu hiện cụ thể trong:
- Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới
- Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
- Gia tăng luồn dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại
- Gia tăng trao đổi văn hóa quốc tế, xuất khẩu các văn hóa phẩm như phim ảnh, sách báo, phong cách, lối sống, thời trang…
- Toàn cầu hóa cũng tác động đến ý thức con người khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma túy và vấn đề nâng cao mức sống tại các nước nghèo
- Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hóa và việc cá nhân ngày càng có xu hướng hướng đến đa dạng văn hóa, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hóa thông qua sự đồng hóa, lai tạp hóa, Tây hóa, Mỹ hóa hay Hàn hóa của văn hóa
- Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC
- Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế; gia tăng di cư bao gồm cả nhập
cư trái phép
- Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu hóa cũng tác động đến ý thức con người Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế
Trang 8- Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia, gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, IMF, chuyên sử lý các giao dịch quốc
tế, gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu
3 Tác động của toàn cầu hóa đến Việt Nam
3.1 Kinh tế
Tác động của toàn cầu hóa được thể hiện qua rất nhiều lĩnh vực trong
xã hội Việt Nam có thể kể đến như kinh tế, văn hóa, chính trị, môi trường… Trước hết là về kinh tế, tiến trình toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trên thế giới với sự gia tăng GDP toàn cầu từ 2,7 lần vào nửa đầu thế
kỉ 20 và 5,2 lần vào nửa cuối thế kỉ 20, và tốc độ tăng trưởng GDP thế giới đạt 3,6%/năm Với Việt Nam, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
167 quốc gia, có quan hệ thương mại với 160 quốc gia và có thể thu hút vốn đầu tư trực tiếp của các công ty và tập đoàn kinh tế của hơn 70 nước Ngoài gia, sự ra đời của các tổ chức quốc tế trong kinh tế, văn hóa, an ninh hay giáo dục như: WTO,UN, ASEAN, UNESCO… hay các khu vực thương mại tự do
và các thỏa thuận thương mại khu vực
Toàn cầu hóa tạo tiền đề đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế đưa Việt Nam từ nước nghèo, kém phát triển trở thành nước có thu nhập trung bình Tăng cường thương mại quốc tế, mở rộng xuất khẩu, kích thích kinh tế trong nước phát triển, tăng khả năng tích lỹ tái đầu tư Năm 2000 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,5% Vào năm 2005 GDP bình quân đạit 8,4%, sang đến
2010 GDP tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỷ USD, 2016 thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2.500 USD Năm 2019 thu nhập bình quân đầu người là 2.786 USD/người
Toàn cầu hóa cho phép Việt Nam phát huy các nguồn lực trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh vốn có như ổn định chính trị, môi trường kinh doanh an toàn, vị trí địa chính thuận lợi, có khoáng sản dồi dào, nền nông nghiệp tương đối phát triển để tạo nguồn xuất khẩu Toàn cầu hóa thu hút vốn
Trang 9đầu tư vào Việt Nam để tăng cường cơ sở vật chất, mở rộng thị trường, thúc đẩy đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại
Hội nhập quốc tế, với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, thu hút thêm nhiều nguồn lực phục vụ phát triển đất nước Trong năm năm qua, đối ngoại đã thúc đẩy tạo dựng nhiều khuôn khổ thuận lợi cho hợp tác quốc tế, đặc biệt là việc tham gia và ký kết hai hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới là CPTPP và EVFTA và một FTA quy mô hàng đầu thế giới là RCEP, mang lại những cơ hội to lớn về mở rộng, đa dạng hóa thị trường và tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu Tạo điều kiện cho Việt Nam cùng nhiều nước giải quyết các vấn đề chung của mỗi nước cũng như những vấn đề chung của thế giới như biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, suy thoái kinh tế toàn cầu… Tạo điều kiện giao lưu, hợp tác các quốc gia tiếp thu các thành tựu của văn minh nhân loại để phát triển văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam
Mọi thông tin liên quan đến kinh tế, thị trường tài chính, giá cả hàng hóa đều được cập nhật thường xuyên trên internet Các giao dịch mua bán, đầu tư với bất cứ cá nhân hay quốc gia nào đều có thể thực hiện trực tiếp trên internet mà không cần qua các công ty hay người môi giới Mặt khác thông tin mang lại nhiêu khả năng lựa chọn cho khách hàng là những người tiêu dùng, do vậy mà nhu cầu của họ được thỏa mãn tốt hơn
Toàn cầu hóa cũng mang đến tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta, trong bối cảnh này các tỏ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực, quyền lực này
sẽ chuyển về tay các tổ chức đa phương như WTO (các điều luật, hay quy định do họ tạo ra từ trước đây bây giờ bị phụ thuộc vào các nước lớn về công nghệ, tin học, viễn thông và nhà nước mất dần bảo hộ đối với các mặt hàng sản xuất trong nước Toàn cầu hóa cũng làm cho hiện tượng “chảy máu chất xám” diễn ra nhiều và dễ dàng hơn, léo theo biến tướng là nặn “săn đầu người” Hai hiện tượng này đã làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa
Trang 10cách quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa từng khu vực riêng biệt trong đất nước
Theo báo cáo của UNDP năm 1997, tỷ lệ chênh lệch thu nhập giữa 20% dân số thế giới giữa các nước giàu và con số ấy cũng lặp lại ở các nước nghèo Năm 1985, thu nhập bình quân tính theo đầu người ở các nước giàu gấp 76 lần so với các nước nghèo Năm 1997, chỉ số này tăng lên 288 lầ Hiện nay 3 tỷ người trên thế giới có mức sống dưới 2USD/ngày, và 1,3 tỷ người có thu nhập dưới 1 USD/ngày Về cơ bản nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều thách thức hơn cơ hội (năng suất thấp, sức cạnh tranh còn hạn chế, thể chế thị trường chưa hoàn thiện, luật pháp chưa đồng bộ, quản lý nhà nước kém hiệu quả, hiện tượng tham nhũng, cơ sở hạ tầng chưa được chú trọng và thuận lợi Vấn đề đặt ra khi các nước phát triển rất hay nói đến sự công bằng trong thương mại nhưng lại áp đặt những luật lệ riêng của mình đối với các nước yếu thế hơn nhằm bảo hộ sản xuất trong nước một cách quá đáng, bất chấp cả thông lệ quốc tế
3.2 Văn hóa – xã hội
Với khía cạnh văn hóa, ngôn ngữ toàn cầu hóa sẽ tạo ra những hiệu quả trái ngược ở mức độ cá nhân hay dân tộc mà kết cục đến nay chưa ngã ngũ Toàn cầu hóa sẽ tạo ra một dự đa dạng cho các cá nhân do họ tiếp xúc với các nền văn hóa và văn minh khác nhau Toàn cầu hóa sẽ giúp con người hiểu biết nhiều hơn về thế giới và những thử thách ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hóa du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hóa Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua sự ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại Người dân trong giai đoạn tiếp cận các nguồn thông tin, văn hóa, xu hướng để nâng cao nhận thức, dân trí và chất lượng cuộc sống của mình
Văn hóa, phim ảnh, ca nhạc thời trang của một quốc gia nào đó thể hiện nhanh chóng ảnh hưởng đến nhiều châu lục, đặc biệt là giới trẻ Có thể lể đến