Tính cấp thiết của đề tài Sở dĩ tôi chọn đề tài “Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Quảng Hòa tỉnh Cao Bằng hiện nay” làm nghiên cứu bởi những lý d
Trang 1Tên đề tài: Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ
cấp cơ sở huyện Quảng Hòa tỉnh Cao Bằng hiện nay
A Đề cương chung
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sở dĩ tôi chọn đề tài “Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Quảng Hòa tỉnh Cao Bằng hiện nay” làm nghiên cứu bởi những lý do sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu của Đảng về công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng Công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng Lãnh đạo thực hiện công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở là một khâu quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng Trong đó, muốn làm tốt công tác tư tưởng trước hết phải làm tốt công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng
Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn hiện nay Tình hình thế giới
và trong nước đang có nhiều diễn biến phức tạp, để giữ vững lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chính quyền cần đặc biệt chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên nói chung và cán bộ cấp xã nói riêng có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, không dao động trước mọi biến cố phức tạp, có đủ năng lực thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có nhân cách và lối sống mẫu mực, trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân Đây là vấn đề có ý nghĩa thời sự cấp thiết hiện nay
Thứ ba, xuất phát từ chất lượng giáo dục lý luận chính trị của cán bộ
cấp cơ sở trong thời gian qua Bước vào thời kỳ đổi mới với những yêu cầu mới, cần thiết phải có đội ngũ Đảng viên tương ứng Trong xây dựng Đảng thì công tác Đảng viên là quan trọng nhất, là khâu then chốt Công tác giáo dục
Trang 2lý luận chính trị - tư tưởng của Đảng từ năm 1991 đến nay đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập về nội dung, phương pháp và tính hiệu quả trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa
Thứ tư, xuất phát từ thực tế tại địa phương là huyện Quảng Hòa tỉnh
Cao Bằng Trong những năm qua công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán
bộ cấp cơ sở của huyện cũng đạt được những thành tựu nhất định Song, do địa bàn là khu vực có nhiều dân tộc thiểu số cư trú và sinh sống, mỗi dân tộc lại có những phong tục tập quán khác nhau Người dân sống không tập trung, rải rác khắp mọi nơi, cả trên núi cao, vùng sâu, vùng xa cách xa thị trấn, thành phố Tất cả những điều này làm cho việc quản lý, tuyên truyền giáo dục lý luận chính trị cho người dân còn gặp nhiều khó khăn và chưa đem lại hiệu quả cao Bên cạnh đó Cao Bằng lại còn là tỉnh có đường biên giới dài giáp với Trung Quốc có cửa khẩu lớn “Tà Lùng” nên có tiềm năng phát triển kinh tế cao Vì vậy cần phải giáo dục lý luận giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp
cơ sở của huyện Quảng Hòa để cán bộ làm tốt công tác của mình cũng như tuyên truyền giáo dục lý luận chính trị cho mọi người dân trên khắp địa bàn Làm sao để mọi cán bộ, công dân đều nắm vững tư tưởng, quan điểm của Đảng tránh trường hợp bị các thế lực thù địch lôi kéo, bị kẻ xấu lợi dụng làm tổn hại đến Đảng và Nhà nước ta
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho thanh niên Đề tài khảo sát thực trạng chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho thanh niên ở huyện Quảng Hòa hiện nay Những thành công, hạn chế và những khó khăn gặp phải trong công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho thanh niên huyện Quảng Hòa Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công
Trang 3tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng cho thanh niên huyện Quảng Hòa – Cao Bằng
3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1 đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng
3.2 khách thể nghiên cứu
Cán bộ làm việc tại các cơ quan huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng
3.3 phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Quảng Hòa , tỉnh Cao Bằng từ năm 2015 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin là phương pháp luận chung nhất
Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác như:
- Phương pháp phân tích tài liệu:
Phân tích tài liệu thực chất là cải biến những thông tin có sẵn trong tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết cho một vấn đề nhất định Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu này em đã tiến hành tìm kiếm và phân tích một số nguồn tài liệu sau:
+ Những báo cáo có liên quan đến giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống các cán bộ tại các cơ quan trong địa bàn huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng
Trang 4+ Luận án, luận văn, đề tài khoa học, bài viết trên báo và các tạp chí
có liên quan đến giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở
Từ những nguồn tư liệu này em phân tích và rút ra những thông tin cần thiết để phục vụ cho đề tài của mình
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thông qua việc tác động tâm lý - xã hội trực tiếp của người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục đích nghiên cứu
Việc sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu về các đặc tính, tính chất của đối tượng nghiên cứu dựa trên những nhận định đánh giá của người được phỏng vấn
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu em đã tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng sau: các cán bộ cấp cơ sở ở huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, giáo viên giảng dạy lý luận chính trị tại trường chính trị Hoàng Đình Giong của tỉnh
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Trong xã hội học việc điều tra bằng bảng hỏi với tư cách là thu thập thông tin sơ cấp nhưng chiếm một vị trí chủ đạo trong nghiên cứu bởi tính ưu việt của nó Đây là một trong những phương pháp được đề tài vận dụng và triển khai theo quy trình phù hợp với chuyên ngành Để có kết quả và thông tin mang tính đại diện, khách quan, khoa học, chính xác em sẽ tiến hành chọn ngẫu nhiên các cán bộ trong các cơ quan huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng và ngẫu nhiên giáo viên của trường chính trị Hoàng Đình Giong
5 Thao tác hóa các khái niệm có liên quan trong đề tài
Giáo dục
Trang 5Giáo dục là một quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của một người (hay một nhóm người) - gọi là giáo viên - nhằm tác động vào hệ thống nhận thức của người đó, để làm phát triển trí thông minh, phát triển khả năng nhận thức phù hợp với thế giới khách quan, và làm phát triển nhận thức của người đó lên; qua đó tạo ra một con người mới, có những phẩm chất phù hợp với yêu cầu được đặt ra
Lý luận chính trị
Từ điển Tiếng việt viết: “Lý luận là hệ thống những tư tưởng được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, có tác dụng chỉ đạo thực tiễn…” [38, tr.544-545]
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của lý luận Và theo Người thì lý luận “là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và
xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” [26, tr.269]
Lý luận chính trị là hệ thống các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của một Đảng, một giai cấp để giành, giữ và thực thi quyền lực Nhà nước
Như vậy, ta có thể hiểu: Lý luận chính trị là hệ thống các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của một chính đảng, một giai cấp nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
Công tác
Công tác là công việc của cơ quan nhà nước hoặc của đoàn thể, tổ chức
xã hội mà một người phải thực hiện
Giáo dục lý luận chính trị
Trang 6Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: Giáo dục lý luận chính trị là quá trình tác động vào đối tượng bằng cách trình bày, giải thích một cách khoa học những khái niệm, những quy luật, những quan điểm… nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nắm được những kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, về đường lối, chính sách của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn họ vận động những hiểu biết ấy vào cuộc sống [27, tr.169]
Theo PGS,TS Đào Duy Quát thì giáo dục lý luận chính trị:
Là việc truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Đó là quá trình tác động vào đối tượng giáo dục bằng cách trình bày, giải thích một cách khoa học những khái niệm, những quan điểm nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng đắn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhất trí cao với đường lối, quan điểm của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn của
họ, hướng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống [33, tr.38]
Giáo dục lý luận chính trị là hoạt động truyền bá, nhận thức và vận dụng sáng tạo, là quá trình giáo dục, bồi dưỡng những tri thức lý luận chính trị, cốt lõi là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, nhằm nâng cao trình độ nhận thức, giác ngộ cách mạng, xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học, những phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực người cán bộ cách mạng.
Công tác giáo dục lý luận chính trị
Theo từ điển tiếng Việt (Tr.210, Viện Ngôn ngữ học) “công tác là công việc của nhà nước hoặc của đoàn thể”
Trang 7Công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở là hoạt động
có chủ đích của Đảng Cộng Sản và các tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm giác ngộ lý tưởng cách mạng, nâng cao nhận thức chính trị, thống nhất ý chí
và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân để thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ cách mạng mỗi thời kỳ
Trang 86 Bảng hỏi Anket
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC PHIẾU KHẢO SÁT
Xin chào anh/chị!
Nhóm nghiên cứu chúng tôi là những sinh viên của khoa chính trị học, hiện đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng”, rất mong nhận được sự hợp tác của anh chị Câu trả lời của anh chị sẽ là thông tin quý giá đối với chúng tôi Chúng tôi cam kết chỉ sử dụng cho mục đích học tập , nghiên cứu và không ảnh hưởng tới bất kỳ tổ chức đơn vị nào
Xin chân thành cảm ơn!
Phần 1 Thông tin cá nhân.
Xin anh chị cho biết một số thông tin cá nhân sau:
- Họ và tên : (có thể dùng bí danh)
- Giới tính:
- Độ tuổi:
- Sinh viên khối:
Phần II Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị của sinh viên khối lý luận tại học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay.
Trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
Trang 9Câu 1: Anh chị có quan tâm đến vấn đề giáo dục lý luận chính trị không?
1 Có
2 Không
( Nếu câu trả lời là không thì xin dừng lại ở đây)
Câu 2: anh chị hiểu giáo dục lý luận chính trị như thế nào?
1 là quá trình giáo dục, bồi dưỡng những tri thức lý luận chính trị, cốt lõi là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, nhằm nâng cao trình độ nhận thức, giác ngộ cách mạng, xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học, những phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực người cán bộ cách mạng
2 Là quá trình giảng dạy những phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực người cán bộ cách mạng
3 Là quá trình nâng cao trình độ nhận thức, giác ngộ cách mạng
4 Là quá trình giác ngộ lý tưởng cách mạng, nâng cao nhận thức chính trị, thống nhất ý chí và hành động của cán bộ
Câu 3: anh chị hãy cho biết mức độ ảnh hưởng của giáo dục lý luận chính trị từ mọi người đối với bản thân như thế nào?
(Mức độ ảnh hưởng từ 1-4)
các nối quan
hệ xã hội khác
Trang 10Câu 4: Theo anh chị huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng thực hiện tốt công tác giáo dục lý luận chính trị
1 Rất tốt
2 Tốt
3 Bình thường
4 Chưa tốt
Câu 5: Theo anh chị thì nên học giáo dục lý luận chính trị cho cán
bộ cấp cơ sở vào thời gian.
1 Khi mới bắt đầu công việc
2 Khi đã quen với công việc
3 Bất cứ lúc nào cũng nên giáo dục lý luận chính trị
4 Chỉ khi được cử đi học ở các trường chính trị
Câu 6: Theo anh chị ai là người có tầm quan trọng nhất trong việc giáo dục lý luận chính trị của trường chính trị Hoàng Đình Giong, tỉnh Cao Bằng?
1 Ban giám đốc học viện
2 Các phòng ban
3 Giảng viên
4 Sinh viên
5 Tất cả các thành viên trong học viện
Câu 7: theo anh chị giảng viên đã làm tốt công tác giáo dục lý luận chính trị chưa? Đưa ra nhận xét của bản thân?
1 Tốt
Trang 112 Chưa tốt
Nhận xét của bản thân:
Phần III: nguyên nhân và giải pháp
Câu 8 Theo anh chị tại sao cán bộ cấp cơ sở phải làm tốt công tác giáo dục lý luận chính trị (có thể chọn nhiều phương án)
1 Cán bộ cấp cơ sở đều cần học về chủ nghĩa Mác – Leenin, tư tưởng
Hồ Chí Minh
2 Cán bộ cấp cơ sở đều cần phải nâng cao về mặt nhận thức, niềm tin chính trị, giác ngộ lý tưởng cách mạng
3 Nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn về công việc của mình
4 Tránh các tình trạng bị lôi kéo, lợi dụng vào các cuộc diễn biến hòa bình
Câu 9 Theo anh chị để thực hiện tốt công tác giáo dục lý luận cho cán bộ cấp cơ sở huyện Quảng Hòa, trường chính trị Hoàng Đình Giong cần phải làm gì? (có thể chọn nhiều phương án)
1 Nhà trường phải quan tâm sâu sát vào tình hình giảng dậy và học tập các môn lý luận chính trị
2 Sinh viên cần tham gia học tập tích cực, rèn luyện không chỉ trên lớp mà còn áp dụng vào thực tế xã hội
3 Giảng viên cần phải có phương pháp giảng dậy hiệu quả, khuyến khích sinh viên tham gia học tập tránh tình trạng dẫn đến nhàm chán
Trang 124 Tăng cường các môn lý luận chính trị thay vào các hoạt động ngoại khóa chỉ tập trung giảng dạy trên lớp
Câu 10 Anh chị cho rằng cán bộ cấp cơ sở cần phải làm gì để thực hiện tốt công tác giáo dục lý luận chính trị?
1 Thực hiện đúng pháp luật, quy định của cơ quan
2 Tham gia tích cực các hoạt động của chính trị, xã hội của cơ quan, các hoạt động do Đảng và Nhà nước yêu cầu
3 Cập nhập thông tin chính trị kịp thời, có hiệu quả
4 Không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
rõ)
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh chị!
B Bài học kinh nghiệm
Cách tiếp cận với khách thể nghiên cứu:
Do ảnh hưởng của bệnh dịch Cô Vít 19 nên em chỉ phỏng vấn gián tiếp qua điện thoại vào ngày 15/03/2020 Thực hiện phỏng vấn với 10 cán bộ cấp
cơ sở huyện Quảng Hòa và 5 giảng viên của trường Chính trị Hoàng Đình Giong
Những thuận lợi khi phỏng vấn
+ Vì thực hiện phỏng vấn gián tiếp nên không phải đi lại, có thể thực hiện phỏng vấn tại nhà và ghi chép được nhiều ý kiến trái chiều khác nhau
Trang 13+ Bản thân là một sinh viên khối lý luận nên cũng hiểu được vấn đề cần phải hỏi và có cách lý giải câu hỏi để đối tượng được hỏi dễ hiểu và dễ trả lời hơn
+ Dễ dàng tìm kiếm cán bộ cấp cơ sở ở huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng
+ Các cán bộ và giảng viên được phỏng vấn đề có thái độ hỗ trợ hợp tác trả lời phỏng vấn giúp cho việc phỏng vấn diễn ra thuận lợi hơn
Những khó khăn trong quá trình phỏng vấn
+ Bị cán bộ từ chối trả lời phỏng vấn
+ Người được trả lời câu hỏi rất ngại đưa ra thông tin cá nhân, nhất là tên của mình vì sợ bị ảnh hưởng tới công việc
+ Trong quá trình phỏng vấn bị hỏi vặn lại mà chưa có chuẩn bị trước nên khó giải đáp thắc mắc
+ Một số người không hứng thú với việc trả lời phỏng vấn mà chỉ trả lời cho qua mang tính hình thức
+ Thông thường khi phỏng vấn trực tiếp thì trong quá trình phỏng vấn
ta cần chú ý lắng nghe quan sát người trả lời phỏng vấn để biết thông tin thu được có độ chính xác không Nhưng với phỏng vấn gián tiếp ta chỉ có thể chú
ý lắng nghe thái độ của người phỏng vấn, lắng nghe giọng nói để phán đoán thông tin thu thập được
Những kinh nghiệm khi đi phỏng vấn
+ Sinh viên cần bồi dưỡng cho tri thức cá nhân để khi bị hỏi vặn lại thì
có thể trả lời, lý giải phù hợp
+ Khi phỏng vấn về những thông tin nhạy cảm không nên hỏi thông tin
cá nhân của đối tượng được phỏng vấn