Về mặt lý luận và thực tiễn, chủ đề “Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý cho người lao động trẻ tại Việt Nam” góp phần làm rõ về những khái niệm quen thuộc, giúp người lao động nhậ
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
TẠI VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
THÁNG 11 NĂM 2021, TP HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA GIÁO DỤC
Trang 2TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
MÃ HỌC PHẦN: 853404
CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC NGHỈ NGƠI HỢP LÍ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRẺ
TẠI VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHAN THỊ THANH
HƯƠNG
THÁNG 11 NĂM 2021, TP HỒ CHÍ MINH
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN “XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC NGHỈ NGƠI HỢP LÍ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRẺ TẠI VIỆT NAM” 3
1 Các khái niệm 3
1.1 Mệt mỏi 3
1.2 Khả năng làm việc 7
Trang 31.3 Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý 10
2 Cách xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý 11
3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lí 15
3.1 Yếu tố chủ quan 15
3.2 Yếu tố khách quan 16
4 Đặc điểm lao động trẻ 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC NGHỈ NGƠI HỢP LÝ 17
1 Thực trạng xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý 17
2 Một số kiến nghị về xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý 20
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 4Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm tiểu luận cũng như còn những hạn chế về mặt kiến thức, trong bài tiểu luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được những góp ý đến từ cô để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Nhóm Đát Đì
Trang 5GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lao động là một trong những hoạt động quan trọng trong cuộc sống conngười Lao động không chỉ tạo ra vật chất, của cải cho bản thân mỗi con người,đồng thời nó còn mang lại những giá trị tinh thần cho chúng ta Tuy nhiên để cácsản phẩm lao động trở nên hoàn hảo không phải là chuyện dễ dàng Sức lao độngcủa con người có giới hạn, nó sẽ cạn kiệt nếu không được phục hổi kịp thời Vì thếviệc quy định một thời gian làm việc hợp lý, giờ giấc nghỉ ngời phù hợp sẽ có ýnghĩa quan trọng đối với chất lượng lao động Nhận thấy tính quan trọng trong chế
độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý của người lao động trẻ, nhóm chúng em quyết định
tìm hiểu, nghiên cứu và thảo luận về đề tài này
Về mặt lý luận và thực tiễn, chủ đề “Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý cho người lao động trẻ tại Việt Nam” góp phần làm rõ về những khái niệm quen thuộc, giúp người lao động nhận thức được chế độ làm việc, nghỉ ngơi của mình; cải thiện giờ giấc sinh hoạt cũng như thời lượng công việc một cách hợp lý của người lao động nói chung và của người lao động trẻ tại Việt Nam nói riêng
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng cơ sở lý luận, trình bày thực trạng về chế độ nghỉ ngơi hợp lí, đồng thời đưa ra được những biện pháp cải thiện phù hợp về việc xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho người lao động trẻ tại Việt Nam.
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Xác định được thế nào là chế độ nghỉ ngơi hợp lí.
- Trình bày được nguyên nhân, nêu lên được thực trạng
Trang 6- Đề xuất biện pháp khắc phục.
4 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng chế độ nghỉ ngơi của người lao động trẻ.
- Khách thể nghiên cứu: người lao động có độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi ở Việt Nam.
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Về phương pháp nghiên cứu chung của đề tài tiểu luận, nhóm chúng em
sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, chúng em dựa trên một số công trình nghiên cứu, bài báo và những tài liệu có sẵn liên quan đến chủ đề tiểu luận
Về phương pháp cụ thể, chúng em sử dụng phương pháp phân tích kết hợp với phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn dịch trong văn bản để phân tích và tổng hợp những tư liệu liên quan, vấn đề đang đề cập trong chủ
đề “Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lí cho người lao động trẻ tại Việt Nam”
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN “XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC NGHỈ NGƠI HỢP LÍ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRẺ TẠI VIỆT NAM”.
1 CÁC KHÁI NIỆM:
Mệt mỏi là một quá trình sinh lý xảy ra khi lao động kéo dài hoặc quá căngthẳng, biểu hiện khách quan là giảm khối lượng và chất lượng lao động, biểu hiện
Trang 7chủ quan là cảm giác mệt mỏi, cảm giác này mất đi khi được nghỉ ngơi, nếu khôngđược nghỉ ngơi sẽ bị kiệt quệ về sức khỏe
Hiện nay, có bốn lý thuyết về mệt mỏi sau:
- Thứ nhất là thuyết kiệt quệ năng lượng : Thuyết này cho rằng quá trình lao
động là quá trình tiêu hao năng lượng, song việc vận chuyển năng lượng để tiêuhao ở bắp cơ có giới hạn nhất định
Thuyết này có thể giải thích được các hiện tượng mệt mỏi do gánh nặng thể lực
quá lớn, nó không giải thích được các hiện tượng mệt mỏi do căng thẳng thần kinh
gây nên
- Thứ hai là thuyết mệt mỏi do thiếu ôxy : Thuyết này cho rằng quá trình lao
động là quá trình đốt cháy ôxy để giải tỏa năng lượng Nguồn nhận vào là phổi và
dữ trữ ôxy trong máu, song quá trình lao động nặng và lâu dài đòi hỏi lượng ô xylớn mà nguôn cung cấp không đáp ứng được, vì vây thiếu ôxy và xuất hiện mệtmỏi
Thuyết này cũng như thuyết trên chỉ giải thích được các hiện tượng mệt mỏi do gánh nặng thể lực.
- Thứ ba là thuyết tích tụ các chất chuyền trung gian : Thuyết này cho rằng
quá trình lao động là quá trình đốt cháy năng lượng nhằm giải phóng công Quátrình đốt cháy năng lượng sẽ thải ra các chất thải đưa ra ngoài đồng thời tích tụ chấtthải xảy ra nhanh do đốt cháy năng lượng dẫn đến tích tụ các chất thải và dẫn đếnhiện tượng mệt mỏi
Thuyết này cũng giống như hai thuyết trên, chỉ giải thích mệt mỏi do gánh nặng thể lực
- Thứ bốn là thuyết mệt mỏi xináp thần kinh : Xináp thần kinh là chỗ nối các
nơron thần kinh nhằm tạo ra một hệ thống thần kinh thống nhất Thuyết này cho
Trang 8rằng quá trình lao động là quá trình thực hiện các mệnh lệnh của thần kinh trungương Sự truyền tải các xung thần kinh xảy ra theo cường độ lao động và chú ý củacon người, do vậy càng lao động cượng độ cao và mức chú ý càng lớn làm cho sựtruyền tải xung động thần kinh càng mạnh Sự truyền tải này dẫn đến các xi náplàm việc quá tải và dẫn đến mệt mỏi
Thuyết này giải thích được cả hai hiện tượng do gánh nặng thể lực và do căng thẳng thần kinh
Mệt mỏi có thể là cảm nhận rất chủ quan Rất khác nhau giữa những bệnhnhân phụ thuộc vào những gì họ cho là mệt mỏi và cách mà họ mô tả Cũng có vàicách để xác nhận một cách khách quan triệu chứng mệt mỏi hoặc cho biết mức độnghiêm trọng của nó Hỏi tiền sử và khám bệnh cần tập trung vào việc xác định cácbiểu hiện tinh tế của các căn bệnh tiềm ẩn (đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng, rốiloạn nội tiết và thấp khớp, thiếu máu và trầm cảm) có thể được sử dụng để hướngdẫn kiểm tra
Nguyên nhân dẫn đến sự mệt mỏi:
Các nhà nghiên cứu tâm lý cho rằng nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi là cácyếu tố sau:
- Một là do gánh nặng thể lực
- Hai là do sự căng thẳng thần kinh, sự căng thẳng này là do sự chú ý quá caogây nên hoặc các hiện tượng căng thẳng thần kinh cảm giác do không thỏa mãn vớiyếu tố nào đó
- Ba là sự đơn điệu trong lao động dẫn đến hiện tượng căng thẳng thần kinhcảm giác
- Bốn là sự tổ chức lao động không tốt, đặc biệt là không có chế độ làm việcnghỉ ngơi hợp lý
Trang 9- Năm là các yếu tố tác động của môi trường khắc nghiệt làm cho cơ thể phảichống đỡ lại dẫn đến mệt mỏi
Sự mệt mỏi tâm lý được biểu hiện ở cảm giác mệt mỏi chủ quan do một hoặc
cả hai lí do là mệt mỏi sinh lý và hiện tượng căng thẳng thần kinh cảm giác gâynên
c Sự mệt mỏi nơi sản xuất:
Sự mệt mỏi nơi sản xuất là sự mệt mỏi nói chung do bất kì nguyên nhân nàogây ra, biểu hiện là sự giảm sút chất lượng, số lượng sản phẩm
Dựa vào các nguồn gốc phân loại ba loại mệt mỏi cơ bản trên, ta thấy rõđược bản chất của chúng:
1) Mệt mỏi cơ bắp do lao động tay chân với thể lực cao gây nên
2) Mệt mỏi trí óc do sự căng thẳng thần kinh và lao động trí óc quá lớn gây nên
3) Mệt mỏi cảm xúc, là sự mệt mỏi do hoàn cảnh “chờ dợi thụ động” tạo nên,hoặc do những tình huống căng thẳng trong lao động, những mâu thuẫn tập thể vàgia đình gây nên
Trang 10Sự phân chia trên đây chỉ mang ý nghĩa tương đối Trong thực tế sản xuất,
sự mệt mỏi của người lao động thường có dạng tổ hợp của ba loại trên vì các loại mệt mỏi có liên quan với nhau
Phân biệt mệt mỏi và mệt nhọc:
Bên cạnh mệt mỏi, có một khái niệm khác là mệt nhọc, theo nhiều tác giảnghiên cứu, ta nên phân biệt được hai khái niệm này
- Là một khái niệm sinh lí học, chỉ
những biến đổi sinh lí trong cơ thể
người lao động do sự tiêu tốn năng
lượng trong quá trình hoạt động gây
nên
- Gây nên sự mệt nhọc.
- Chỉ cần một chế độ nghỉ ngơi
hợp lí là có thể hồi phục
- Là một khái niệm tâm lý học, là
sự thể nghiệm mệt mỏi, một trạng thái tâm lý nảy sinh khi đó
- Do sự mệt mỏi gây nên
- Là một hiện tượng suy giảm
chức năng sinh lý ở con người mà khó
có thể phục hồi lại được nguyên trạngnhư ban đầu
Mệt mỏi và mệt nhọc có liên quan với nhau nhưng không đồng nhất, cóthể mệt mỏi nhiều nhưng mệt nhọc ít, và mệt mỏi ít lại mệt nhọc nhiều
Trang 11- Năng lực làm việc: là một khái niệm tâm lý, xác định khả năng thực hiện một loạt hoạt động cụ thể mà không có hành động sai lầm và đạt được hiệu quả cao trong hoạt động đó
- Khả năng lao động , là một khái niệm xã hội học, thể hiện khả năng đóng góp của một người cụ thể vào hoạt động lao động xã hội
- Khả năng làm việc, là một phạm trù của tổ chức lao động khoa học, thể hiện
số lượng và chất lượng lao động hao phí cho một hoạt động lao động cụ thể nào đó
Khả năng làm việc bao hàm cả sức làm việc và năng lực làm việc , biểu hiện ra là kết quả của hoạt động lao động cụ thể trong không gian và thời gian nhất định
Khả năng làm việc của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
có hai yếu tố cơ bản và có thể chia làm hai nhóm:
- Nhóm 1: phụ thuộc vào những yếu tố bên trong, như là những đặc tính các phản ứng của cơ thể trong lao động, các quyết định về thao tác lao động, tình trạng của các hệ thống cơ quan khác nhau và trước hết là các cơ quan tham gia vào công việc chuyên môn đó, trạng thái thần kinh - tâm lí, trạng thái mệt mỏi.
- Nhóm 2: phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài, có thể kể đến những yêu cầu trong sản xuất, tính chất và tầm quan trọng của sản xuất, những điều kiện trong môi trường vật lí và xã hội của sản xuất (bầu không khí, điều kiện
vệ sinh, trình độ chuyên môn,… có trong môi trường lao động)
Theo các nhà nghiên cứu tâm lý, khả năng làm việc trong ngày phụ thuộc rất lớn vào mệt mỏi trong lao động và khả năng làm việc trong tháng thể hiện sự ảnh hưởng của mệt mỏi đến sức khỏe của người lao động
Khả năng làm việc trong ngày là sự thay đổi của năng suất lao động trongngày của người lao động trong những khoảng thời gian khác nhau Nghiên cứu khả
Trang 12năng làm việc trong ngày giúp cho chúng ta có cơ sở xây dựng chế độ làm việcnghỉ ngơi hợp lý Các nhà nghiên cứu tâm lý cho rằng khả năng làm việc trongngày của người lao động hình thành chu kì gồm 7 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: giai đoạn trước lao động, là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình laođộng Các phản xạ có điều kiện và phản ứng của con người đã được định hình trongnão
- Giai đoạn 2: giai đoạn bắt đầu lao động, khả năng làm việc tăng dần biểuhiện qua tăng dần năng suất lao động Phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm tronglao động
- Giai đoạn 3: giai đoạn tăng bù trừ, khả năng làm việc tăng cao hơn so vớiyêu cầu và sau đó trở về đến yêu cầu, biểu hiện qua năng suất tăng cao và sau đógiảm chút ít Giai đoạn này phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm lao động tronglao động
- Giai đoạn 4 là giai đoạn khả năng làm việc bù trừ hoàn toàn, năng suất laođộng ổn định một khoảng thời gian dài sau đó Giai đoạn này phụ thuộc vào sứckhỏe và tính hứng thú của người lao động
- Giai đoạn 5: giai đoạn bù trừ không hoàn toàn, năng suất lao động có xu thếthất thường do xuất hiện sự mệt mỏi hoặc hoặc các yếu tố bất lợi về sinh lý, phụthuộc vào sức khoẻ và tính hứng thú với công việc
- Giai đoạn 6: giai đoạn mất bù trừ, khả năng lao động giảm nhiều và xuấthiện sự sai sót trong lao động, năng suất lao động giảm mạnh và phế phẩm tăng.Giai đoạn này xảy ra phải cho người lao động nghỉ, nếu không sẽ chuyển sang giaiđoạn 7
Trang 13- Giai đoạn 7: giai đoạn kiệt quệ, khả năng làm việc và năng suất lao độnggiảm mạnh, sai sót lao động thường xuyên xảy ra, phế phẩm tăng và nguy cơ tainạn lao động xảy ra lớn Nếu không được nghỉ trong thời gian ngắn, người lao động
sẽ hoàn toàn
Các nghiên cứu cho thấy sau khi lao động thì phải được bù trừ tuyệt đối bằngnghỉ ngơi và ăn uống để trở lại làm việc vào ngày hôm sau Trong thực tế, do nhiềuyếu tố tác động nên người lao động không được phục hồi hoàn toàn Vì vậy họthường bị giảm sức lao động vào cuối tuần hoặc cuối tháng
Sau thời gian làm việc thì mệt mỏi xuất hiện và làm giảm khả năng làm việc.Các giải pháp để khắc phục tình trạng mệt mỏi sau thời gian làm việc phải đạt đượchai mục đích sau:
Trang 14- Duy trì khả năng làm việc ở một mức độ nhất định để đảm bảo chi tiêu năng
suất lao động
- Loại trừ mệt mỏi triệt để, không để lại dư âm làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các nhà tâm lý học cho rằng giải pháp cơ bản để đạt được 2 mục tiêu đó làxây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý là sự
luân phiên giữa làm việc và nghỉ ngơi sao cho khả năng làm việc ổn định ở 1 mức
độ và bảo vệ sức khỏe người lao động Vì vậy, khi xây dựng chế độ làm việc nghỉ
ngơi hợp lý phải tuân theo các quy tắc sau:
- Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lí phải phù hợp với các dạng lao động nhất
định
- Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lí phải phù hợp với các nguyên tắc tổ chức
lao động và tổ chức sản xuất Cần đảm bảo không ngừng việc vô cớ, không đượcphép làm xáo trộn và đình trệ sản xuất, phải duy trì nhịp độ sản xuất ở mức nhấtđịnh
- Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lí phải đảm bảo tăng năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm
- Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lí phải loại trừ hết dư âm mệt mỏi tức là hồi
phục sức lao động hoàn toàn
2 CÁCH XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC NGHỈ NGƠI HỢP LÝ
Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý phải thực hiện phải thực hiệntheo những bước sau:
- Bước 1: phân nhóm theo không gian và đặc điểm công việc Việc phân nhómdựa vào 4 chi tiêu sau:
Không gian làm việc, tức là phạm vi của sản xuất hay dịch vụ diễn ra
Trang 15 Mức độ hao phí về thể lực đối với thực hiện công việc.
Mức độ căng thẳng thần kinh trong thực hiện công việc
Điều kiện làm việc: độc hại, tiếng ồn, nhiệt độ
- Bước 2: khảo sát khả năng làm việc của một số công việc điểm hình củanhóm Việc khảo sát này cần phải thực hiện được các yêu cầu sau:
Một là xác định rõ thời gian hao phí cho các giai đoạn diễn biến của khảnăng làm việc
Hai là phải xác định nguyên nhân dẫn đến hao phí đó và có nhận định về tínhhợp lí của các hao phí thời gian cho các giai đoạn
Ba là vẽ đồ thị khả năng làm việc của các công việc khảo sát được
- Bước 3: xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi bằng cách xác định các loạithời gian hao phí cho làm việc và nghỉ ngơi cho nhóm công việc đã xác định
Xác định thời gian hao phí cho các giai đoạn khác nhau của khả năng làmviệc dựa vào các yếu tố sau:
+ Thời gian hao phí thực tế được xác định trong khảo sát khả năng làm việc.+ Các yếu tố về tổ chức lao động: tổ chức và phục vụ nơi làm việc, điều kiệnlao động, các yếu tố về điều kiện
+ Các giới hạn về sinh lý như nhịp tim, nhịp thở, lực sử dụng ở các bộ phận