1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thu Hoạch Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Sự Kiện Hậu Quả Của Chất Độc Màu Da Cam Trong Chiến Tranh Xâm Lược Của Mỹ Ở Việt Nam.pdf

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 9,77 MB

Nội dung

Nghiêm trọng hơn hết, Mỹ còn sử dụng đến chất độc hóa học để tham gia cuộc chiến tại Việt Nam.. Những hậu quả mà Mỹ đã để lại trên đất nước Việt Nam nói chung và nhữngngười bị ảnh hưởng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA MỸ Ở VIỆT NAMGiảng viên: P.V.Phương

Thành viên nhóm: Hà Trung Hiếu - 3120020011

Ngô Thanh Sơn - 3120020026

Nhóm môn học: 06

TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 5

1 Chất độc màu da cam là gì? 5

1.1 Khái niệm chất độc màu da cam/dioxin 5

1.2 Tác hại của chất độc màu da cam/dioxin 6

2 Thảm họa chất độc hóa học (1961 – 1971) 6

2.1 Mưu đồ của đế quốc Mỹ sử dụng chiến tranh hóa học tại Việt Nam 6

2.2 Diễn biến quá trình Mỹ thực hiện chiến tranh hóa học tại Việt Nam 8

3 Hậu quả nặng nề của chất độc màu da cam 13

3.1 Đối với môi trường 13

3.2 Đối với con người 14

3.3 Những mảnh đời bất hạnh sau chiến tranh hóa học ở Việt Nam 16

4 Chủ trương, nổ lực của Đảng và Nhà nước Việt Nam và chung tay xoa dịu nổ đau da cam của cộng đồng xã hội 20

4.1 Chủ trương, nổ lực của Đảng và Nhà nước Việt Nam 20

4.2 Chung tay xoa dịu nổi đau da cam của cộng đồng xã hội 21

5 Cảm nghĩ của bản thân 23

KẾT LUẬN 25

2

Trang 3

MỞ ĐẦU

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đối với dân tộc Việt Nam là cuộc kháng chiếncam go nhất, ác liệt nhất, để lại những nỗi đau nặng nề mà mãi đến tận bây giờ vẫnchưa thể nào hàn gắn được Ðế quốc Mỹ đã huy động vào cuộc chiến tranh xâmlược Việt Nam một khối lượng bom đạn, vật chất kỹ thuật chưa từng có trên mộtđịa bàn tương đối hẹp; đã đưa lượng số quân Mỹ vào miền Nam, một quân số kỷlục cho một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới Nghiêm trọng hơn hết,

Mỹ còn sử dụng đến chất độc hóa học để tham gia cuộc chiến tại Việt Nam

Và “đôi khi những gì chiến tranh để lại sau khi nó kết thúc còn đáng sợ hơn

những thứ nó đã cướp đi trong những trận chiến” Cuộc chiến tranh hóa học do

Mỹ tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất,gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người Quân đội Mỹ đã sử dụngkhoảng 80 triệu lít chất độc hóa học; trong đó, 61% là chất da cam, chứa 366 kgdioxin Khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, trong đó trên 3 triệungười là nạn nhân Nạn nhân chất độc da cam là những người nghèo nhất trongnhững người nghèo; đau khổ nhất trong những người đau khổ Những năm qua,Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và nhiều tổ chức, cá nhân trên thế giới đã tíchcực ủng hộ, giúp đỡ những nạn nhân chất độc da cam, nhưng do tính chất đặc biệtnguy hiểm, phức tạp của loại chất cực độc này nên hậu quả còn rất nặng nề Những hậu quả mà Mỹ đã để lại trên đất nước Việt Nam nói chung và nhữngngười bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam này nói riêng, đồng thời khi được thamquan bảo tàng di chứng chiến tranh, được xem những bức tranh liên quan về vấn

đề này đã là nguồn cảm hứng cho nhóm chúng em nên nhóm chúng em chọn đề tài

“Hậu quả của chất độc màu da cam trong chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam” để làm đề tài cho bài thu hoạch này.

Trang 5

NỘI DUNG

1 Chất độc màu da cam là gì?

1.1 Khái niệm chất độc màu da cam/dioxin

Chất độc màu da cam là một chất lỏng có màu nâu hay màu nâu đỏ, chất nàykhông tan trong nước, nhưng tan trong dầu diezen, các loại dung môi hữu cơ.Thành phần của nó gồm chất diệt cỏ 2,4 – D và 2,4,5 – T Vậy tại sao gọi là chấtđộc màu da cam? Sở dĩ có tên gọi chất độc màu da cam là vì trước kia quân đội Mỹ

sử dụng rất nhiều loại chất độc khác nhau, họ đã dùng màu da cam để đánh dấu lêncác phương tiện vận chuyển chất độc này

Dioxin là một chất hữu cơ bền vững có chứa độc, các chất này tồn tại trongchất diệt cỏ và trong chất độc màu da cam Có nhiều loại chất dioxin khác nhau,một số có trong môi trường tự nhiên với hàm lượng thấp, một số được tạo ra khiđốt các loại phế liệu hoặc khi nấu chảy kim loại Dioxin trong chất độc màu dacam sử dụng trong chiến tranh được sản xuất tổng hợp với số lượng nhiều.Vậy chất độc da cam/ dioxin (tên chất độc màu da cam tiếng anh là AgentOrange) là chất độc da cam có hàm lượng dioxin lớn mà quân đội Mỹ đã sử dụng

để rải xuống lãnh thổ Việt Nam trong thời gian chiến tranh

Trang 6

1.2 Tác hại của chất độc màu da cam/dioxin

Chất độc này có tác hại vô cùng nguy hiểm đối với tự nhiên và ảnh hưởngtrực tiếp đến con người

+ Đối với đất đai: Chất độc màu da cam/dioxin khi rải xuống đất sẽ ngấm

xuống đất làm đất đai và nguồn nước bị nhiễm độc Phải mất hàng chục năm mới

có thể đào thải được các chất độc này

+ Đối với cây cối: làm cây cối bị chết rễ, rụng lá, phá hủy cả 1 rừng cây trở

nên trơ trụi Mục đích quân đội Mỹ làm việc này nhằm là mất chỗ trú ngụ của quânđội Việt Nam

+ Đối với con người: Chất độc này gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến

sức khỏe của người nhiễm phải chất độc Nó gây rối loạn thần kinh, sinh non, dị tậtbẩm sinh cho thế hệ sau, gây ung thư… Vì thế hậu quả và di chứng để lại cho thế

hệ sau là vô cùng nặng nề!

2 Thảm họa chất độc hóa học (1961 – 1971)

2.1 Mưu đồ của đế quốc Mỹ sử dụng chiến tranh hóa học tại Việt Nam

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954) của quân và dân ta đã buộcPháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, cam kết chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình

6

Trang 7

ở Đông Dương Tuy nhiên, với âm mưu xâm lược nước ta, Mỹ đã lợi dụng cơ hộinày để can thiệp vào miền Nam, nhằm biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của

Mỹ Từ năm 1954 đến năm 1960, Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa 7 tỷ đô

la, trong đó 1,5 tỷ là viện trợ quân sự Đáng lưu ý là, ngay từ năm 1959, tận dụngthành tựu của các nghiên cứu về chất hóa học diệt cỏ (2-4 - D và 2-4-5 - T), BộQuốc phòng Mỹ đã chủ trương phát triển chất diệt cỏ này thành một vũ khí quân sự

và quyết định xây dựng phương án sử dụng hóa chất này tại miền Nam Việt Namtrong khuôn khổ “Chương trình sử dụng chất diệt cỏ ở Đông Nam Á”

Cuối năm 1960, Tổng thống John F Kennedy chấp thuận khuyến nghị của BộQuốc phòng và Bộ Ngoại giao về sử dụng chất diệt cỏ trong chiến tranh và triểnkhai Chiến dịch Khai quang, phá hủy hoa màu (Operation Ranch Hand) tại ViệtNam Theo đó, chính quyền Ngô Đình Diệm cũng thông báo cho Hội đồng Bảo anLiên hợp quốc về sử dụng hóa chất vào mục đích khai quang, làm rụng lá cây tạimột số khu vực ở miền Nam Việt Nam Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt NamCộng hòa đã ban hành Chỉ thị về “Công tác diệt trừ cây cỏ” Năm 1961, Mỹ bắtđầu triển khai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở Việt Nam; đồng thời, đây cũng

là năm đánh dấu sự kiện quân đội Mỹ bắt đầu sử dụng chất độc hóa học ở miềnNam Việt Nam Ngày 30/2/1961, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã thành lập Trungtâm Thực nghiệm và Phát triển khả năng tác chiến, với nhiệm vụ là: dự toán, tiếpnhận, quản lý, cấp phát hóa chất, một số loại phương tiện phun rải và đánh giá hiệuquả của hóa chất diệt cỏ Trên cơ sở kế hoạch của Chiến dịch Ranch Hand, Trungtâm này đã xây dựng Kế hoạch 202 (khai quang, phá hủy hoa màu) Tại cuộc họpcủa Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (ngày 11/5/1961), Tổng thống John F.Kennedy tái khẳng định mục tiêu của Mỹ tại Việt Nam và chuẩn y 5 hành động bổsung cần thiết, trong đó có chủ trương sử dụng chất diệt cỏ, khai quang làm rụng lácây Mục đích sử dụng hóa chất diệt cây cỏ được xác định là:

Trang 8

(1) Làm trụi lá cây ở những vùng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam kiểm soát Phát hiện đường giao thông, các căn cứ của quân Giải phóng để tiến hành các cuộc tập kích

(2) Phá hoại mùa màng, cắt đường cung cấp thực phẩm tại chỗ của du kích

và quân Giải phóng, ngăn cản việc thành lập các khu quân sự của đối phương (3) Làm trụi lá cây, tạo vành đai trắng bảo vệ xung quanh các căn cứ quân

sự, các đường vận chuyển và kho dự trữ của quân đội Mỹ và đồng minh, nhằm phát hiện, ngăn chặn sự xâm nhập, tấn công của lực lượng cách mạng

Theo đó, từ tháng 7/1961, một số lượng lớn hóa chất diệt cây cỏ được chuyểnvào miền Nam Việt Nam qua đường hàng không và đường hàng hải Số hóa chấtđộc hại này được tàng trữ chủ yếu tại các sân bay quân sự, như: Tân Sơn Nhất,Biên Hòa, Đà Nẵng và cất giữ tạm thời với số lượng hạn chế ở các sân bay: PhùCát, Nha Trang và Tuy Hòa…

2.2 Diễn biến quá trình Mỹ thực hiện chiến tranh hóa học tại Việt Nam

* Tháng 8 năm 1961

Ngày 8/8/1961, trong cuộc họp tại Kon Tum, Bộ Tư lệnh Viện trợ quân sự

Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV) đã đồng ý chấp thuận chọn quận Đắc Tô là khu vựcthí điểm phun rải chất diệt cây cỏ chiến thuật (tactical herbicides) Sau 2 ngàychuẩn bị, ngày 10/8/1961, phi vụ phun rải thí điểm chính thức được tiến hành dọctheo quốc lộ 14 từ thị xã Kon Tum lên Đắc Tô Đây là chuyến bay phun rải chấtđộc hóa học đầu tiên của Mỹ ở miền Nam Việt Nam Cũng chỉ ít ngày sau đó, vụphun rải thí điểm thứ hai cũng được tiến hành tại Kon Tum Trong đợt này, chấtTrinoxol được phun rải lên khu vực trồng khoai lang, sắn, chuối và cỏ tranh; kếtquả, sau 2 giờ, tất cả các loài thảo mộc này đều bị héo rũ Tiếp đó, nhiều cuộc thínghiệm khác được tiến hành; không chỉ thí nghiệm trên các loại cây cỏ khác nhau,

8

Trang 9

mà còn thí nghiệm các chiến thuật phun rải khác nhau, các thủ tục bơm hóa chấtlên máy bay, các loại trang thiết bị, việc xác lập thủ tục chọn mục tiêu, phê chuẩnphi vụ phun rải và huấn luyện phi công của quân đội Việt Nam Cộng hòa…

Từ các cuộc thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của Mỹ còn rút ra kết luận là: với

tỷ lệ 50/50, hỗn hợp hai chất diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T có hiệu quả cao nhất - đóchính là chất da cam (agent orange) trong đó có chứa dioxin - chất độc nhất trongcác chất độc mà loài người biết đến Với liều lượng 1 picogram dioxin (1 phầnnghìn tỷ gam) có thể gây nên bệnh ung thư, tai biến sinh sản ở người, vài chụcnanôgam (1 phần tỷ gam) có thể lập tức gây chết người, đặc biệt chất độc da cam

di truyền xuyên thế hệ

Đáng chú ý là, ngay từ thời Tổng thống Kenedy, các quan chức Mỹ đã biết rõ

sự tác động nguy hiểm của loại hóa chất này đối với cơ thể con người Nhưng vìmục tiêu “chống cộng” nên Mỹ cố tình bỏ qua và tìm mọi cách che giấu hành độngcủa mình Các máy bay phun rải (của Không lực Hoa Kỳ) làm nhiệm vụ này đềuđược sơn cờ 3 sọc của Việt Nam Cộng hòa; phi công phải mặc thường phục… Bêncạnh đó, chính quyền Sài Gòn cũng tìm mọi cách bưng bít sự thật, tuyên truyền,lừa bịp đồng bào ta, rằng: các chất này không gây tác hại gì cho sức khỏe conngười

Sau những cuộc thí nghiệm phun rải hóa chất được Mỹ đánh giá là “đạt kếtquả thuận lợi”, quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã chuyển sang giai đoạn mới:

mở rộng địa bàn phun rải Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển khả năng tác chiến

đã soạn thảo một kế hoạch tác chiến hóa học trên quy mô lớn, gồm: Biên giới ViệtNam với Lào, Cam-pu-chia, vùng Tây Nguyên; Chiến khu D; các khu rừng ngậpmặn, các khu vực nghi ngờ có quân Giải phóng trú ẩn Theo đó, mật độ các cuộcphun rải hóa chất diệt cây cỏ cũng không ngừng tăng lên; cùng với đó là sự ra đờinhiều loại hóa chất mới

Trang 10

Ngày 15/8/1961, tại phía tây huyện Hàm Thuận (tỉnh Bình Thuận) không

quân Mỹ đã phun rải hóa chất được chế tạo ở dạng bột, khi rơi xuống, hóa chất nàytỏa ra như sương mù, nhanh chóng hủy hoại mùa màng của nông dân

Ngày 24/8/1961, lần đầu tiên máy bay của quân lực Việt Nam Cộng hòa tham

gia phun rải hóa chất dọc theo quốc lộ 13 ở phía bắc Sài Gòn với chiều dài gần 80

km Đây là mục tiêu do đích thân Tổng thống Ngô Đình Diệm lựa chọn Ở huyệnChâu Thành (tỉnh Bình Long), sau khi 3 chiếc máy bay Mỹ phun rải chất độc hóahọc, nhiều người bị đau đầu dữ dội và khó thở, nhiều gia súc bị chết hoặc ốm; cây

ăn quả và cây lương thực bị héo rũ, chết khô

Các chiến thuật phun rải cũng được nghiên cứu đổi mới Các máy bay phunrải không chỉ bay ban ngày mà còn tổ chức bay vào ban đêm, nhằm tránh tổn thất

do phòng không của quân Giải phóng; phương tiện phun rải không chỉ là các loạimáy bay (C.123, phản lực F4E, trực thăng,…) mà còn đặt máy phun Buffaloturbine trên ô tô, tàu hỏa để phun rải; nhiều khu vực không chỉ bị phun rải một lần

mà còn bị phun rải nhiều lần; không chỉ phun rải ở Việt Nam mà còn phun rải ởLào, Cam-pu-chia Nguy hiểm hơn, chất độc hóa học không chỉ dùng để phá hoạihoa màu, tàn phá các khu rừng, mà còn dùng để giải tán các đoàn biểu tình

10

Trang 11

Máy bay C.123 Mỹ đang thực hiện việc khai quang

Chỉ tính riêng năm 1964 đã có 363 đợt phun rải hóa chất trên khoảng 15.215

ha hoa màu và 250 km đường bộ, đường xe lửa, ven kênh, rạch Trong Dự án “Cáo

đầm lầy” (1965) quân đội Mỹ đã sử dụng 77.600 lít hóa chất; chỉ trong ngày

17/12/1965 đã có 163 lượt chiếc máy bay phun rải Năm 1966, Mỹ và đồng minh

đã sử dụng hơn 5 triệu lít hóa chất diệt cây cỏ, phun rải lên khoảng 20.000 ha hoamàu và thảm thực vật Để tạo thành vùng “trắng” ở những khu vực nghi ngờ quânGiải phóng trú ẩn, sau khi dùng các chất độc hóa học phát quang, quân đội Mỹ cònthả tiếp bom Na-pan để đốt trụi cây cỏ Đây là phương thức tác chiến rất dã man,hủy hoại môi trường tự nhiên và nguy hiểm hơn là hậu quả của nó đối với cơ thểcon người

Trang 12

* Từ năm 1967 đến 1969

Được xác định là những năm đỉnh điểm của Chiến dịch Ranch Hand Năm

1967, Mỹ đã phun rải trên diện tích khoảng 70.000 ha Một tuần, từ 22 - 28/9/1969,

đã có 100 lượt máy bay hoạt động phun rải Trong một khu vực chỉ 7 ha (thuộcThừa Thiên Huế) mà bị phun rải khoảng 800 lít chất da cam và 150 lít chất xanh.Theo người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong năm 1969, Mỹ đã phun rải12,5 triệu lít chất độc hóa học xuống khoảng 500.000 ha hoa màu và thảm thực vật

ở miền Nam Việt Nam Trong 5 năm từ 1964 đến 1969, quân đội Mỹ đã sử dụng

số lượng hóa chất trị giá 134,9 triệu USD

Cùng với các vụ phun rải theo kế hoạch, các vụ xả thải khẩn cấp (trường hợpmáy bay bị trúng hỏa lực đối phương hoặc do máy bay hỏng) cũng nhiều lần diễn

ra Tính từ 1965 đến 1970, đã có 37 vụ xả chất độc hóa học khẩn cấp với khoảng43.000 lít (trong đó có gần 15.000 lít chất da cam) Tính nguy hại ở chỗ, trên mộtdiện tích nhỏ phải hứng chịu một số lượng rất lớn chất độc hóa học dẫn tới sự ônhiễm môi trường có thể kéo dài hàng trăm năm

* Từ năm 1970 – 1971

Năm 1970, tuy số lượng hóa chất có giảm, song các phi vụ phun rải vẫn được

tiến hành thường xuyên Nhiều vùng tiếp tục bị phun rải nhiều lần, như: Cao Lãnh,

Mỹ Hội, Mỹ An (thuộc tỉnh Kiến Phong); Châu Thành, Bình Minh (Vĩnh Long);

Kỳ Phước, Kỳ An (huyện Tam Kỳ, Quảng Nam) Ngày 21/6/1971, Ủy ban Quốc

tế điều tra tội ác chiến tranh của Mỹ tại Đông Dương đã cho biết, trong năm 1970

-1971, Mỹ vẫn tiếp tục rải khoảng 4,2 triệu lít chất độc hóa học xuống ba nước

Đông Dương

12

Trang 13

Tội ác do chất độc hóa học gây ra không chỉ đối với nhân dân Việt Nam, Lào,Campu-chia mà nhiều binh lính của Mỹ và các nước đồng minh bị ảnh hưởng.Hành động đó đã bị nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế và nhân dân yêu chuộng hòabình trên thế giới lên án Trước tình hình đó, từ ngày 3/5/1971, quân đội Hoa Kỳ

đã phải dừng các cuộc phun rải, giao lại cho quân đội Việt Nam cộng hòa đảmnhận Và chiếc trực thăng cuối cùng của quân đội Việt Nam Cộng hòa phun rải

được xác định là ngày 31/10/1971.

Những bằng chứng về hoạt động phun rải chất độc hóa học ở miền Nam củaquân đội Mỹ và đồng minh là không thể chối bỏ Các hoạt động đó đã gây hậu quảhết sức nặng nề đối với môi trường và con người Việt Nam

3 Hậu quả nặng nề của chất độc màu da cam

3.1 Đối với môi trường

Dioxin thường tích tụ ở tầng mặt của đất (từ 0 - 40 cm) Tuy nhiên, trên thực

tế ở những “điểm nóng”, dioxin có thể di chuyển xuống tầng đất sâu hơn ở vùngtrũng và ao hồ, dioxin tích tụ ở tầng đáy và bám vào những rễ, mặt dưới lá câythủy sinh Do đó, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến đất nông nghiệp, làm cây chếtngay hay không thể phát triển được Với hàm lượng cao vi sinh vật bị chết, sốlượng các vi sinh vật đất giảm làm đất kém màu mỡ Sự trao đổi chất của các cơthể sinh vật sống trong đất giảm, năng suất cây trồng nông nghiệp kém hiệu quả Ngoài ra, nó còn đã để lại hậu quả tức thời và lâu dài đối với các hệ sinh tháirừng: Hệ sinh thái rừng bị thay đổi, đất rừng bị xói mòn Cỏ tranh, tre nứa, cây bụixâm lấn và thay thế cây rừng Môi trường rừng xấu đi, gây trở ngại khó khăn chorừng tái sinh phục hồi Đặc biệt rừng phòng hộ đầu nguồn của 28 hệ sông bị tànphá đã gây ra nhiều lũ lụt cho vùng hạ lưu

Ngày đăng: 26/11/2024, 18:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w