Về doi twong nghiên cứu: - Nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật PCTN ở Việt Nam; Nghiên cứu việc tổ chức thực thi các quy định của pháp luật PCTN ở Việt Nam hiện nay dưới góc
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRỊNH THĂNG QUYẾT
THUC HIEN PHAP LUAT PHONG, CHONG
THAM NHUNG O VIET NAM HIEN NAY
LUAN AN TIEN Si LUAT HOC
Hà Nội - 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRỊNH THĂNG QUYẾT
THUC HIỆN PHAP LUAT PHÒNG, CHONG
THAM NHUNG O VIET NAM HIEN NAY
Chuyên ngành: Ly luận va Lịch sử Nhà nước va Pháp luật
Mã số: 9.38.01.06LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1- TS Mai Văn Thắng2- PGS.TS Lê Văn Long
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ với đề tài “Thực hiện pháp luậtphòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứucủa riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập Trong Luận án có thamkhảo công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước và sử dụng một số thôngtin trong các văn bản của Đảng, Nhà nước, Ban Nội chính Trung ương, BanChỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham những, tiêu cực, Bộ Công an,Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao Thanh tra Chínhphủ nhưng đã được chú thích, trích dẫn đầy đủ và rõ ràng Công trình nàychưa được tác giả nào công bồ
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những thông tin sử dụng trongLuận án của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
TÁC GIÁ
Trịnh Thăng Quyết
Trang 40 wan nun + W WN
¬ a "— A RF WN FS
— nN
DANH MUC CAC TU VIET TAT
Chir viét tat
PCTN PCTN, TC
LPCTN BLHS BLTTHS TTCPBCĐTW về PCTN, TC
BCHTW BNCTWCULHQ về CIN
CQDT QH HĐND VKSNDTC
TANDTC
UBTWMTTQ VN
Nghĩa đầy đủPhòng, chống tham nhũngPhòng, chống tham nhũng, tiêu cựcLuật phòng, chống tham nhũng
Bộ luật Hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sựThanh tra Chính phủBan Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cựcBan Chấp hành Trung ương
Ban Nội chính Trung ươngCông ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng
Cơ quan điều tra
Quốc hội
Hội đồng nhân dânViện Kiểm sát nhân dân tối caoTòa án nhân dân tối cao
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trang 5MỤC LỤC
LOL CAM 6999001 ` iDANH MỤC VIET TAT oceececcescessessessessessessessessessvsssssvessessessssuesuesuesassussasesssasatssescsresnesneenes ii
MU LUC scissnuesssimanssiniwotessnnnas eiunavncansameuatvarsvannian subatavnenenssenainesaunvediexbenisnemnanivemmessennensy ill
a lTONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI -¿- 2 + xeE++E+Ee£xezxzxerxee 61: Gae- công trình nghiÊn cứu trong HƯỚổssausacacnicgtatioiisgiA115105568113396810453355154685595458435188883638 61.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến PCTN - 2-2-2 ++£E£+E+£+E++tx+zrxerxez 61.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật PCTN 11
2 Cac công trình nghiên cứu nghiên cứu nước ngOàiI - -¿ - + ££se+vEserseeerse 182.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến PCTN - 2-2 2 +2 ++£++£+£EezEzEezxeeẻ 182.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật PCTN 24
3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu đề tài và những vấn đề đặt ra cần tiếp tụcTIEHIẾT/GỮ sp u00 86 1511001651656130060I40H3L411015SEISGIGEEEESSSS1E4GESSRISSAGEISISSGIGNSSSSSvSENESSS.LSICEATEESITSA44898 273.1 Các van đề đã được các công trình nghiên cứu thống nhất, làm rõ . 273.2 Các vân đê chưa được các công trình nghiên cứu thông nhất, làm rõ và những vân đêđặt ra cần tiếp tục nghiên CỨU ¿2 2 £+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEE2112112112111111 1111211 xe, 293.3 Về giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu - 2-2 2+ ++cx+£xezxezxezxezreee 31CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHÓNGTHAM NHŨNG Ở VIỆT NAM 2 k©k+SE£EE£EEEEEEEEEEEE1211211211111111 11111111 xe 321.1 Một số van dé lý luận về tham nhũng, phòng, chống tham nhũng và pháp luật vềphòng, chống tham nhũng - 2: ¿S2 E2 E2 EE9EE£EE£EEEEEEEEEEE2E12112112111111 11112111 1e, 321.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại tham những và PCTN - -cc5<c<<csx 321.1.2 Khái niệm, nội dung, nguồn của pháp luật phòng, chống tham nhũng 371.2 Khái niệm, chủ thể, nội dung, hình thức của thực hiện pháp luật phòng, chống thamH000) 550 ái 00117 441.2.1 Khái niệm thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng 2 2 +: 441.2.2 Chủ thé thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng . ¿2 2 +‡ 451.2.3 Nội dung thực hiện pháp luật về phòng, chống tham những -. - 501.2.4 Hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng -: 551.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật PCTN - 2 sz+s2+se+¿ ki
Trang 61.3.1 Chính sách, pháp luật phòng, chống tham nhũng - 2-2-2 + +£+z£xz£zzsz+z 581.3.2 Yếu tố chính trị và vai trò của Dang cẦm quyển o eeceecceeseesseessesseessesseessesseessesseessees 581.3.3 Yếu tố kinh té oe eeecccssseseeeeessssssnneeeeesssssneeeeessssnnmeseeessssnmeeesssssnnneeseesssnnneeeesesesseed 591.3.4 Yếu tố văn hoa và văn hóa pháp luat cccesscesseessesseesssesessesssesseessessesssesssssesseeesees 59140.001) 611.3.6 Ap luc dén tir du luận, sự kỳ vọng, mong đợi của xã hội ‹- +5 «<< <+<s+ 611.3.7 Yếu tố công nghệ và mạng internet - 2 + +++Sk£2E£EE£2EE2E122E12712221722 2x e2 621.4 Vai trò, ý nghĩa của thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng 631.5 Kinh nghiệm của đất nước và của một số quốc gia trong thực hiện pháp luật phòng,chống tham nhũng và một số giá trị tham khảo đối với Việt Nam 2 2 +¿ 651.5.1 Kinh nghiệm của dat nước và một số quốc Qid ceeccecsesssessessseeseesseeseessecssessesssesseeesen 651.5.2 Một số kinh nghiệm có thể tham khảo cho Việt Nam -2- 2: ©s¿52sz+c+2 78Kết luận chương l -2-2+©+2+22EE2E1221121171121121111111111.11 11111 111.1111011 1x01 ee 82CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG,CHÓNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN ¿-cc+cccxcc+ 842.1 Thực trạng pháp luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam 2-2 5z: 842.1.1 Các quy định của pháp luật PCTN ở Việt Nam hiện nay - - 55 s++-s52 842.1.2 Đánh giá những ưu điểm, hạn chế của pháp luật phòng, chống tham nhũng ở ViệtNatit HIỂHHÃY basanacn ng thô SGENROIGEEHE.HHESGSESNERGERSIHSISGSEEAEESESXMIISEDNNSGHISSGG.EISAAINGSGEINSDESSEESGESSIEEXASSE8® 88 2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam - s55 + +2 £++seeerek 982.2.1 Thực trạng chủ thể thực hiện pháp luật PCTN - 2-22 +2£++£x+zxxztxszrxeez 982.2.2 Thực trạng nội dung thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng 1092.3 Nguyên nhân của thực trạng - - - c5: 22+ 221231 EEEEkv x1 kg nrkp 1452.3.1 Nguyên nhân của kết quả đạt được - 2-2 ©++2++2x+eEEteEExrrrxrzrxrsrxrerkcee 1452.3.2 Nguyên nhân của những hạn chẾ 2-2 2 E+EE++E£EE££E£EE2EE2EE2EEEEEEEEEExerkrrkd 146Kết luận Chương 2 - ¿22 £+Se+EE9EE9 19 EEEEEEEE21121121121121111111111111111111111111 111 c0 152CHUONG 3 QUAN DIEM VÀ GIẢI PHAP THỰC HIỆN PHAP LUAT PHONG,CHONG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VA TRONG THỜI GIAN TỚI 1543.1 Quan điểm thực hiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam -2- 2-52 x+2zzze 1543.2 Các giải pháp thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay vàMON (Hồ, SIAN LŨ: s.ssseneisssnsskiiRiiRi1BEnid0L3005580u558893088342188im1183058N.d0ãl:3888543E3.G0363v4R348i.S61015-48885.86.1:80081 156
Trang 73.2.1 Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong thực hiện phápluật về phòng, chống tham nhũng 2-2 £ £+EE£+EE+EEE£EE£EEEEEEEEEEEEEE2EEEEErEkrrrrrri 1563.2.2 Hoàn thiện chính sách pháp luật phòng, chống tham nhũng bảo đảm chặt chẽ dé[ý win), 0ï, RNNỚ ẽẽ 1603.2.3 Tập trung thực hiện tốt các giải pháp trọng tâm trong phòng ngừa và xử lý tham
3.2.4 Cải cách hành chính, ứng dụng thành tụ khoa học; cũng cố các điều kiện bảo đảm,tạo môi trường thuận lợi dé pháp luật về PCTN được thực hiện nghiêm minh 1723.2.5 Phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử và đại biểu dân cử, Mặttrận Tô quôc, các tô chức chính trị - xã hội, xã hội - nghê nghiệp, cơ quan báo chí và nhân dan trong 98001002313 1723.2.6 Xử ly nghiêm moi vi phạm pháp luật PCTN dé cán bộ không dam tham nhũng 1733.2.7 Mở rộng và nâng cao hiệu qua hợp tác quốc tế về PCTN 2-cz+cz+csz++s 1753.2.8 Hoàn thiện chế độ, chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức 175Kết luận chương 3 -:- 22 ©t2+19EE2E19711221211271211211211711111111171111 2111111 rre 176iez0ns 0 178(*2MIÊ|; 14M: N3 TP“ aaoicsancinanmicn oat
Trang 8MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng là hiện tượng tiêu cực xã hội tồn tại ở hầu hết các quốc gia trênthế giới, gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực công, xâm hại đến hoạt độngđúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bang xã hội, suy giảmniềm tin của nhân dân, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển đất nước, làmảnh hưởng đến hình ảnh tích cực của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế Nhiềuquốc gia coi tham nhũng là “quốc nạn”, là “giặc nội xâm” và đề ra nhiều cách thức,biện pháp, giải pháp để diệt trừ tham nhũng Ở Việt Nam, trong những năm qua,
tham nhũng, lãng phí, ngày càng tinh vi, phức tap, gây bức xúc trong dư luận, ảnh
hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các
cơ quan nhà nước Chính vì vậy, Dang và Nhà nước luôn đặc biệt coi trọng công tac
thực hiện pháp luật PCTN, xác định là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài;yêu cầu phải tiến hành kiên trì, kiên quyết, có trọng tâm, trọng điểm nhăm ngăn chặn
và từng bước đây lùi tham nhũng, tạo bước chuyền biến rõ rệt để giữ vững ổn địnhchính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Từ nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, công tác thực hiện pháp luật PCTN đã đạtđược nhiều kết quả tích cực, quan trọng, toàn diện, góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước; giúp cải thiện môi trường kinh doanh và đạt được các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố,xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng được tiễn hành quyết liệt, tạo bước tiến mớitrong phát hiện, xử lý tham nhũng Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng,phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đã được tập trung xử lý đứt điểm; kiên quyết xử
lý nghiêm minh, công khai nhiều cán bộ cao cấp, cả đương chức và nghỉ hưu, cảtướng lĩnh trong lực lượng vũ trang Vai trò của các tổ chức, đoàn thé chính tri - xãhội, hiệp hội doanh nghiệp, báo chí trong thực hiện pháp luật PCTN được đề cao Mặc dù vậy tình hình tham nhũng ở Việt Nam vẫn còn diễn biến phức tạp,
tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được
ngăn chặn Tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn nghiêm trọng, phức tạp, với
Trang 9những biểu hiện ngày càng tinh vi, xảo tra, gây bức xúc trong xã hội, tham nhũng,tiêu cực vẫn là một trong những “kẻ thù hung ác”, nguy cơ đe đọa sự tồn vong củaĐảng và chế độ ta! Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục nhận định,đánh giá “Công tác PCTN, lãng phí ở một số địa phương, bộ ngành chưa có chuyểnbiến rõ rệt; công tác phòng ngừa tham những ở một số nơi còn hình thức Việc pháthiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn ché tinh trạng nhũng nhiễu, tiêu cựctrong một SỐ cơ quan, đơn vị khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được day lui.Tham những, lãng phi trên một số lĩnh vực, dia bàn vẫn còn nghiêm trong, phứctạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội Tham nhữngvan là một trong những nguy cơ de dọa sự ton vong của Đảng và chế độ”.
Bối cảnh toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng củaViệt Nam đã đem lại những thời cơ, vận hội, đồng thời cũng làm xuất hiện cả nhữngthách thức, nguy cơ thực sự Việt Nam có cơ hội kế thừa, tiếp thu, sử dụng nhữngthành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, nhất là nhữngthành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để quản trị thông minh, xây
dựng Chính phủ điện tử, huy động được sự tham gia rộng rãi của xã hội trong thực hiện
pháp luật PCTN Cùng với những yêu cầu xây dựng NNPQ, áp lực và sự giám sát từquốc tế và nguy cơ từ tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lỗi sống,
ro?
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyên hóa”, trong đó có tệ quan liêu, tham nhũng,tiêu cực ở bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn triệt để; điều đáng lo ngạithời gian gần đây xuất hiện nhiều hành vi tham những có liên quan đến yếu tổ nướcngoài, tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế tư nhân, tham nhũng chính sách đang đedọa nghiêm trọng đến sự 6n định chính trị, phát triển kinh tế của đất nước đặt ranhững van dé mới, cơ hội mới, thách thức mới trong thực hiện pháp luật PCTN.Những bat cập nêu trên va đòi hỏi từ thực tiễn đặt ra cho chúng ta nhiều câu
hỏi: Phải chăng chính sách, pháp luật PCTN chưa phù hợp, chưa kip thời, chưa
“đúng” và “trúng”, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn PCTN ở Việt Nam và đòihỏi của quá trình hội nhập quốc tế? Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chínhsách, pháp luật PCTN đã nghiêm minh, tuân thủ triệt dé chưa?
! Phát biểu của Tổng Bi thư tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai
đoạn 2012-2022, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.
Trang 10Từ thực tế trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu nghiên cứu những van đề lý luận vàthực tiễn thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam hiện nay; từ đó kiến nghị, đề xuất cácgiải pháp khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bảo đảm thực hiện nghiêmtúc, hiệu quả các quy định của pháp luật PCTN Trong bối cảnh Luật PCTN năm 2018được tô chức thực hiện trên thực tế được hơn 4 năm, việc nghiên cứu đề tài “Ti hựchiện pháp luật phòng, chéng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” là cần thiết, đáp ứngyêu cầu khách quan, cấp bách cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
2 Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Về doi twong nghiên cứu:
- Nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật PCTN ở Việt Nam;
Nghiên cứu việc tổ chức thực thi các quy định của pháp luật PCTN ở Việt Nam
hiện nay dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về tổ chức thực hiện pháp luật PCTN taimột số quốc gia; Nghiên cứu kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam trong thực hiện pháp
luật PCTN.
2.2 Về phạm vi nghiên cứu của dé tài:
2.2.1 Giới hạn về thời gian: Luận án nghiên cứu việc thực hiện pháp luật vềPCTN ở Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2022
2.2.2 Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu chủ trương, đường lối, chính sáchcủa Đảng về PCTN; các quy định của pháp luật PCTN; thực trạng thực hiện pháp
luật PCTN ở Việt Nam hiện nay.
2.2.3 Giới hạn về không gian: Trên phạm vi toàn quốc
3 Về phương pháp nghiên cứu
Luận án được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Hệ thống quan điểm củaHọc thuyết Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Dangcộng sản Việt Nam về Nhà nước và Pháp luật Đồng thời kết hợp với những tưtưởng pháp lý tiến bộ trong lịch sử và hiện tại làm cơ sở lý luận để nghiên cứu, so
sánh và vận dụng kinh nghiệm nước ngoài vào việc nghiên cứu thực hiện pháp luật
về PCTN ở Việt Nam hiện nay
Dé hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các
Trang 11phương pháp phân tích và tong hợp, phương pháp lich sử và logic, phương phápthống kê, so sánh, phương pháp phân tích tình huống, khái quát hóa, hệ thốnghóa, dé nghiên cứu các van đề lý luận; sử dụng phương pháp điều tra xã hội học
dé thu thập các thông tin, số liệu thực tế phục vụ việc đánh giá thực trạng, nguyênnhân của van đề nghiên cứu và luận chứng các giải pháp mà luận án nêu ra Cụ thể:
- Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và lôgíc;phương pháp hồi cứu dé nghiên cứu tong quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đềtài luận án; khái quát những van đề lý luận, thực tiễn đã được nghiên cứu ở trong nước
và nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án; từ đó, nhắn mạnh những vẫn đề đặt ra
mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu (Phần tổng quan);
- Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa,khái quát hóa, phương pháp so sánh, phương pháp hồi cứu để nghiên cứu cơ sở lýluận thực hiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam hiện nay; tìm hiểu quan điểm, chủtrương của Đảng, Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện và thực hiện pháp luật PCTN
và kinh nghiệm của một số nước trong việc thực hiện có hiệu quả pháp luật PCTNnham rút ra một số gợi mở cho Việt Nam (Chương 1);
- Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp thống kê, sosánh, phương pháp phân tích tình huống, phương pháp lich sử va logic dé khảo sát,
đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam
giai đoạn từ năm 2012 đến 2022 (Chương 2);
- Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và lôgíc,
hệ thống hóa, khái quát hóa để đề xuất các quan điểm chỉ đạo, luận chứng tính khả
thi của các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam hiện nay (Chương 3).
Ngoài ra luận án cũng đã kế thừa và phát triển kết quả những công trìnhnghiên cứu có liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước nhằm làm rõhơn những vấn đề chính của luận án
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghién cứu:
Xây dựng khung lý thuyết thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam dé làm cơ sởđánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật PCTN và đưa ra các quan điểm, đề xuất các
Trang 12giải pháp thực hiện nghiêm pháp luật PCTN, góp phần nâng cao hiệu quả công tác
PCTN ở Việt Nam trong thời gian tới.
4.2 Nhiệm vụ của luận an:
4.2.1 Nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu về PCTN và tổ chức thựchiện pháp luật về PCTN trên thế giới và Việt Nam
4.2.2 Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế liên quan đến thựchiện pháp luật về PCTN: Những khía cạnh lý luận về tham nhũng, các lý thuyết, môhình, kinh nghiệm quốc tế về PCTN và thực hiện pháp luật về PCTN; Những van dé
lý luận thực hiện pháp luật về PCTN, các điều kiện bảo đảm và các nhân té tác độngđến thực hiện pháp luật về PCTN
4.2.3 Nghiên cứu thực trạng pháp luật PCTN ở Việt Nam Nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật PCTN ở VN hiện nay.
4.2.4 Đề xuất quan điểm, giải pháp thực hiện pháp luật PCTN ở VN trongbối cảnh hiện nay và trong thời gian tới
5 Những đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1 Hệ thống, làm rd hơn những cơ sở lý luận thực hiện pháp luật về PCTN
ở Việt Nam; phân tích làm rõ hơn khái niệm, hình thức, chủ thé, nội dung và đặctrưng của thực hiện pháp luật về PCTN
5.2 Phân tích có hệ thống và toàn diện quy định PCTN hiện hành ở ViệtNam, đánh giá, chỉ ra các bất cập, hạn chế đặt trong bối cảnh, điều kiện Việt Nam
hiện nay Phân tích toàn diện, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật
PCTN và chỉ ra những thành tựu và bất cập, hạn chế, nguyên nhân của những thànhtựu, bat cập, hạn chế đó và rút ra các kinh nghiệm, đưa ra các quan điểm, giải phápthực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng
5.3 Phân tích những đặc thù của thực hiện pháp luật PCTN so với các lĩnh
vực khác, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của cá nhân, co quan nhà nước có thâmquyền và yêu cầu, biện pháp để buộc cá nhân, cơ quan nhà nước phải thực hiệnpháp luật Chỉ ra đặc thù về văn hóa, tư duy của người Việt Nam có ảnh hưởng đếnthực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng và nghiên cứu những thiết chế, công
cụ mới nổi có thé giúp thực hiện tốt pháp luật về Phòng, chống tham nhũng: Mang
xã hội, công nghệ, quản trị thông minh, hội nhập quốc tẾ
Trang 135.4 Trên cơ sơ các nghị quyét, chỉ thị, quy định của Dang, Nhà nước và tinh thầnchỉ đạo của Đồng chí Tổng Bi thư, Trưởng Ban Chi dao Trung ương về PCTN, TC vàcăn cứ vào tình hình, yêu cầu thực tiến, tác giả đã hệ thống các quan điểm, đề xuất các
giải pháp thực hiện có hiệu quả pháp luật PCTN ở Việt Nam trong thời gian tới.
5.5 Góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận, làm cơ sở cho việc tiếptục hoàn thiện pháp luật PCTN và thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam.
6 Ý nghĩa khoa học của luận án
6.1 Về mặt lý luận:
Luận án góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận, làm cơ sở cho việc tiếp
tục hoàn thiện pháp luật PCTN và thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam.
6.2 Về mặt thực tiễn:
Luận án góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để giúp cho cơ quan cóthấm quyền tham khảo, vận dụng những kết quả nghiên cứu của luận án cho việc triển
khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật PCTN ở Việt Nam.
Ngoài ra, những kiến thức khoa học của luận án còn có ý nghĩa cho hoạt
động lập pháp và xây dựng chính sách; làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên
cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng pháp luật trong cả nước
TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI
1 Các công trình nghiên cứu trong nước
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến PCTN
- Đề tài cấp Bộ: “Tham những và PCTN trong khu vực tu ở Việt Nam” doDinh Văn Minh thực hiện (2015) Đề tài đã nghiên cứu một số van đề chung về
tham nhũng trong khu vực tư; thực trạng tham nhũng và PCTN trong khu vực tư;
đồng thời, dự báo tình hình tham nhũng không dừng lại ở bat kỳ một mô hình tôchức kinh doanh hay một loại hình giao dịch kinh tế, thương mại cụ thể nào mà sẽxuất hiện và ton tại ở nhiều lĩnh vực và hoạt động của khu vực tư Nhóm nghiên cứu
đã đề xuất một số định hướng và giải pháp PCTN trong khu vực tư ở Việt Nam như:
? Đinh Văn Minh (2015), Tham những và PCTN trong khu vực tư ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Thanh
tra Chính phủ;
Trang 14chống hối lộ đối với cả 3 hành vi: đưa hối lộ, môi giới hồi lộ và nhận hối lộ; nângcao nhận thức, phát huy vai trò của doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề và củatoàn xã hội trong PCTN; gan PCTN trong khu vực tư với PCTN trong khu vựccông; tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Các biện pháp đảm bảo quyên được thông tin của
công dân phục vụ công tác PCTN" do Dinh Văn Minh làm Chủ nhiệm (2012) Tác
giả đã nghiên cứu quyền được thông tin của công dân và đưa ra các giải pháp bảođảm quyền được thông tin của công dân nhằm góp phần PCTN
- Giáo trình “Lý /uận và pháp luật về Phòng, chong tham những” của nhómtác gia Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Chu Hồng Thanh, Vũ Công Giao,Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2013) đã trình bày nhiều nội dung cơ bản có liênquan đến PCTN và pháp luật về PCTN, như: khái niệm về PCTN; PCTN trong thời
kỳ phong kiến ở Việt Nam; hệ thống pháp luật Việt Nam về PCTN; pháp luật vàkinh nghiệm quốc tế về PCTN qua đó cho thấy hệ thống pháp luật về PCTN ởViệt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của pháp luật một số quốc gia đi trước trong quátrình xây dựng chính sách, đồng thời nội dung pháp luật về PCTN đã có sự thay đổi,
thích ứng cho phù hợp với tình hình tham nhũng ngày càng phức tạp.
- Sách “Tw tưởng Hồ Chí Minh về công tác nội chính và PCTN” của BanNội chính Trung ương, Nxb Chính trị Quốc gia (2015) đã cho thay một trong nhữngnguồn nội dung rất quan trọng của pháp luật PCTN chính là tư tưởng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh vĩ đại về PCTN Tập hợp nhiều bài viết của các tác giả khi đề cập đến
tư tưởng của Người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong PCTN như: xây dựngvăn hóa trong Đảng, chống chủ nghĩa cá nhân, chế độ pháp trị, nhà nước phápquyền, mô hình quản lý nhà nước dân chủ, chống suy thoái đạo đức, chống chủ
nghĩa cá nhân, rèn luyện đạo đức cách mạng trong công tác PCTN, lãng phí
- Sách “Các lý thuyết, mô hình, cách tiếp cận về quản trị nhà nước và PCTN”của nhóm tác giả Nguyễn Thi Qué Anh, Vũ Công Giao và Nguyễn Hoàng Anh, Nxb
3 Dinh Văn Minh (2012), Các biện pháp đảm bảo quyền được thông tin của công dan phục vụ công tác PCTN, Đề tài khoa học cấp Bộ, Thanh tra Chính phủ;
Nguyễn Dang Dung, Pham Hồng Thái, Chu Hồng Thanh, Vũ Công Giao (2013), Giáo trình Lý luận và pháp luật về Phòng, chống tham những, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
Trang 15Hồng Đức (2018)° Cuốn sách này tổng hợp 38 bài báo của các chuyên gia, nhà khoahọc và nhà quản lý tham gia các hội thảo khoa học với chủ đề: “Cac van đề lý luận vềquan trị nhà nước va chống tham nhũng” Những người tham gia thảo luận, chia sẻquan điểm và đề xuất nhiều giải pháp dé tiếp nhận và áp dụng phương pháp hợp lý về
lý thuyết, mô hình và cách tiếp cận mới đối với quan trị nhà nước và chống thamnhũng của các nước trên thế giới
- Cuỗn sách "Nhận diện tham những và các giải pháp phòng chống thamnhững ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Phan Xuân Sơn, Phạm Thé Lực (Đồng chủbiên) do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản (2012) Cuốn sách đề cập tươngđối có hệ thong về cơ sở lý luận và thực tiễn dé nhận diện và thiết lập các biện phápPCTN; vấn đề nhận diện, đặc điểm, nguyên nhân của tham nhũng ở Việt Nam, thực
trạng PCTN và phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả trong PCTN ở Việt Nam hiện nay.
- Sách “Phong vũ biểu tham những ở Việt Nam 2019 - Quan điểm và trảinghiệm cua người dân Việt Nam về tham những” của tac giả Lê Quang Cảnh,Christian Levon, Nguyễn Thị Kiều Viễn, bản quyền thuộc Tổ chức Hướng tới Minh
bach (TI) thực hiện năm 20195 trên cơ sở khảo sát hơn 1000 người dân Việt Nam đã
đưa ra một số nhận định về quan điểm của người dân trong thời gian gần đây trướccuộc chiến đấu tranh chống tham nhũng tại Việt Nam Cuốn sách có nhiều nhậnđịnh quan trọng giúp tác giả có thêm cơ sở dé đánh giá thực trạng thực hiện phápluật về PCTN ở Việt Nam như: người dân Việt Nam ngày càng quan ngại về thamnhũng: gần 1/5 người nói rang họ đã đưa hối lộ, giảm đáng kể so với những nămtrước; các biện pháp PCTN của Nha nước được cho rang có hiệu qua hơn; hối lộtình dục là một vấn đề đáng lo ngại
- Sách “Quyết tâm ngăn chặn và day lùi tham những” của Nguyễn PhúTrọng, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật (2019) Cuốn sách là tập hợp 31 bài phátbiểu, bài viết, bài trả lời phỏng van của Tổng Bi thư, Chủ tịch nước Nguyễn PhúTrọng về công tác PCTN và phát biểu của ông tại một số phiên họp Ban Chỉ đạo
5 Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao và Nguyễn Hoàng Anh (2018), Các lý thuyết, mô hình, cách tiếp cận
về quản trị nhà nước và PCTN, Nxb Hồng Đức, Hà Nội;
5 Lê Quang Cảnh, Christian Levon, Nguyễn Thị Kiều Viễn (2019), Phong vũ biểu tham nhũng ở Việt Nam
2019 — Quan điểm và trải nghiệm của người dân Việt Nam về tham nhũng, NXB Hồng Đức, Hà Nội;
Trang 16Trung ương về PCTN Những phát biểu, bài viết thể hiện rõ tư tưởng chính trị củangười đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, đại diện cho tầm nhìn và chiến lược của
cả một đất nước trong cuộc chiến chống tham những ở Việt Nam hiện nay Nhiềuquan điểm, tư tưởng trở thành nguồn rat quan trọng của pháp luật PCTN như: Lấy
“xây? là cơ bản, “chống” phải quyết liệt va rất quan trọng “Không có vùng cam,
không có ngoại lệ trong PCTN”
- Sách “Kinh nghiệm PCTN của một số nước trên thế giới” của tac giảNguyễn Văn Quyên (2005)7 đã trình bày tông quan PCTN của một số nước trên thégiới; mô hình tô chức và hoạt động PCTN của một số nước trên thế giới; văn bảnpháp luật về PCTN của một số nước trên thế giới Trong quá trình PCTN, Việt Nam
có thể tham khảo những kinh nghiệm của các quốc gia này
- Sách “Một số kinh nghiệm quốc tế về công tác PCTN” do Thanh tra Chínhphủ ấn hành, Nxb Lao động xuất bản năm 2014 Cuốn sách với 08 chuyên dé đã giớithiệu tổng quan các mô hình thiết chế PCTN trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễntốt của quốc tế trong thực hiện các nội dung trụ cột của UNCAC và những van dé cơ
ban trong công tac PCTN của Việt Nam.
- Luận án Tiến sĩ luật học “PCTN trong khu vực tư ở Việt Nam hiện nay”của tác gid Phạm Thị Huệ (2016) đã phân tích, làm rõ sự cần thiết phải chống tham
nhũng trong khu vực tư; đánh giá thực trạng công tác PCTN trong khu vực tư ở Việt
Nam trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp PCTN trong khu vực tư, trong
đó có giải pháp về hoàn thiện khung pháp luật về PCTN trong khu vực tư và đây
mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ công chức hành chính nhà nước.
- Luận án “Chính sách chong tham những la một yếu tô dé ồn định chính trị
ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Hữu Thân (2019)Š đã chỉ ra tham nhũng làmối đe doa dẫn đến sự sup đồ của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự tồn vongcủa Dang Cộng sản Việt Nam nếu không có biện pháp cải thiện chính sách chống
7 Nguyễn Văn Quyên (2005), Kinh nghiệm phòng, chống tham những của một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
8 Trần Hữu Thân (2019), Chính sách chống tham nhũng là một yếu tố để ôn định chính trị ở Việt Nam hiện
Trang 17tham nhũng và thực hiện nghiêm túc chính sách đó Tác giả đưa ra một số khuyếnnghị cải thiện chính sách chống tham nhũng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án tiến sĩ “Chính sách PCTN ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn ThịThu Nga (2019)? đã phân tích, làm sáng tỏ một số vấn dé lý luận chưa được nghiêncứu, làm rõ trong các công trình nghiên cứu hiện nay về PCTN như: khái niệm chínhsách PCTN, các đặc điểm cơ bản về chủ thé, thé chế, câu thành nội dung của chínhsách PCTN, vai trò, ý nghĩa của chính sách PCTN, các tiêu chí đánh giá và yếu tố tácđộng đến chính sách PCTN
- Báo cáo tổng thuật “Phân tích các mô hình cơ quan chồng tham những trênthé giới - Góc nhìn Việt Nam” của tác giả Đào Lệ Thu va Tran Văn Dũng, tại Hộithảo Phân tích so sánh mô hình cơ quan độc lập chống tham nhũng một số nước doBan Nội chính Trung ương tô chức (2014) Báo cáo đã phân tích thực tế hoạt độngcủa một số mô hình cơ quan chống tham nhũng trên thế giới, từ đó đưa ra một sốnhận định, đề xuất một mô hình cơ quan chống tham nhũng hiệu quả ở Việt Nam
- Bài viết "Tình hình tham những và những khó khăn, thách thức trong côngtác phòng, chong tham những ở Việt Nam" của Lê Van Lân, đăng trên trang thông
tin điện tử Ban Nội chính Trung ương ngày 14/09/2012 đã chỉ ra thực trạng tham nhũng và những thách thức trong công tác PCTN của Việt Nam trước năm 2012.
- Bài viết “Bàn về việc thành lập cơ quan chuyên trách PCTN ở nước ta”của tác giả Vũ Công Giao, Đỗ Thu Huyền đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
số 15, T8/2018 đã phân tích cơ sở lý luận về vị trí, vai trò và chỉ ra các mô hình củacác cơ quan chuyên trách chống tham nhũng trên thé giới Qua đó, nhóm tác giả đãđưa ra một số nhận định cho Việt Nam: Bối cảnh ở Việt Nam hiện nay cho thấy tấtcác các yếu tô có liên quan đều không ủng hộ việc kiện toàn mô hình đa cơ quan; déđảm bảo tính độc lập và trách nhiệm giải trình của cơ quan chuyên trách về chốngtham nhũng cần hiến định hoặc luật hóa địa vị pháp lý của cơ quan này trong hệthống chính trị; đồng thời, nghiên cứu các biện pháp dé cân bằng giữa việc mở rộngtối đa thâm quyền điều tra và việc bảo đảm quyền con người cơ bản của nghi phạm
Nguyễn Thị Thu Nga (2019), Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ,
Học viện khoa học xã hội;
Trang 18- Bài viết “Một số cơ quan, tổ chức PCTN tại Cộng hòa Pháp” của tác giảPhan Văn Tâm, đăng trên Tạp chí Nội chính, số 09, tháng 3/2014 đã mô tả hệ thống
cơ quan PCTN tại Pháp gồm: Cơ quan PCTN Trung ương (SCPC); cơ quan Thanhtra hành chính thuộc Bộ Nội vụ (IGA); Cơ quan Tinh báo tài chính thuộc Bộ Kinh tế
và Tài chính (TRACFIN) và Hiệp hội chống tham nhũng (ANTICOR) Với hệ thốngcác cơ quan trên, Pháp đã thành công trong việc xây dựng hệ thống cơ quan chống
tham nhũng nên Pháp có ít tham nhũng Tác giả cũng lưu ý, mô hình cơ quan tình báo
tài chính của Pháp có nhiều điểm cần được nghiên cứu, vận dụng nhằm xây dựng môhình tổ chức của cơ quan phòng, chống rửa tiền dé góp phần phòng ngừa tham những
ở Việt Nam.
1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật PCTN
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơquan, tổ chức, don vị theo quy định của Luật PCTN - Thực trạng và giải pháp” doPhạm Trọng Dat làm chủ nhiệm đề tài (2011)! đã đề cập trực tiếp đến một trongcác chủ thể quan trọng của Luật PCTN là: các cơ quan, tô chức, đơn vị Đề tài đã
chỉ ra một thực trạng: Việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động tại
nhiều cơ quan, đơn vị chưa đồng bộ và thống nhất; nội dung và hình thức công khaicòn hạn chế, hiệu quả chưa cao; việc nhận thức về mục đích, ý nghĩa của việc côngkhai, minh bạch đối với công tác PCTN chưa day đủ Dé tài đã đưa ra 4 nhóm giảipháp và 12 kiến nghị, tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, chính sách và tăngcường thực hiện chính sách, pháp luật về công khai, minh bạch của cơ quan, tôchức, đơn vi, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác PCTN
- Đề tai "Phòng chống tham những trong các cơ quan thực hiện chức năngPCTN" do Tạ Thu Thủy làm chủ nhiệm đề tài (2015) đưa ra cơ sở lý luận và sự cầnthiết về PCTN trong các cơ quan có chức năng thực hiện PCTN; đồng thời đánh giá
thực trạng việc thực hiện PCTN trong các cơ quan thực hiện chức năng PCTN hiện
nay Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp thực hiện PCTN trong các cơ quan có chứcnăng PCTN để thực hiện có hiệu quả công tác này trong tình hình hiện nay Đây là
một công trình có ý nghĩa thực tiên cao, giúp cho việc nghiên cứu thực hiện có hiệu
'0 Phạm Trọng Đạt (2011), Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vi theo quy định
Trang 19quả việc PCTN trong các cơ quan có chức năng PCTN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụdau tranh PCTN hiện nay.
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PCTNthông qua hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ” do Hoang Văn Chương
và Trần Hải Đông làm chủ nhiệm đề tài (2018) được nghiên cứu trong bối cảnhLuật Kiểm toán nhà nước mới được sửa đôi, bồ sung năm 2015, có hiệu lực thi hành
từ tháng 01 năm 2016, Bộ Luật Hình sự cũng được sửa đổi bổ sung năm 2015 vàLuật PCTN đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Đề tài đã đề xuất một số giảipháp đáng chú ý như: Tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động kiểm toán; Hoànthiện quy định pháp lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho hoạt động kiểm toán như sửađối, bố sung các quy định của pháp luật, xây dựng quy định về phương pháp kiểmtoán điều tra của Kiểm toán nhà nước trong PCTN, quy định trình tự, thủ tụcchuyền hồ sơ có dấu hiệu cấu thành tội tham nhũng; Nâng cao chất lượng đội ngũkiểm toán viên nhà nước; Hoàn thiện tổ chức kiểm toán trong PCTN; Hoàn thiện tổchức bộ máy đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả côngtác chống tham những của các cơ quan thanh tra nhà nước theo Luật PCTN" doTrần Ngọc Liêm làm chủ nhiệm (2010)!! Các tác giả đã nghiên cứu, phân tích,đánh giá thực trạng, hiệu quả và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác PCTN của các cơ quan thanh tra Nhà nước.
- Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước “Luận cứ khoa học cho việc xây dựngchiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh PCTN ở Việt Nam cho đếnnăm 2020" do Mai Quốc Bình làm Chủ nhiệm (2009) đã phân tích làm sáng tỏ một
số vấn đề lý luận chung về tham nhũng và công tác đấu tranh PCTN; thực trạng,hậu quả và nguyên nhân tham nhũng: tình hình công tác đấu tranh PCTN; yêu cầuxây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN với nhiệm vụ PCTN; kinh nghiệm vềPCTN trên thế giới; các giải pháp phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranhPCTN và việc xây dựng Chiến lược PCTN ở Việt Nam
| Trần Ngọc Liêm (2010), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống tham nhũng của các cơ
quan thanh tra nhà nước theo Luật PCTN, Dé tài khoa học cap Bộ, Thanh tra Chính phủ;
Trang 20- Đề tài cấp Nhà nước “Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo củaĐảng đối với công tác kiểm tra, giám sát trong đấu tranh PCTN (PCTN) ở ViệtNam” do Trần Cam Tú làm Chủ nhiệm (2019) [168] đã phân tích những yếu tố ảnhhưởng đến sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát trong đấu tranhPCTN ở Việt Nam như: Quyết tâm chính trị của Đảng trong công tác PCTN; yếu tốchủ thê lãnh đạo; hệ thống các chủ trương, nghị quyết, quy định, quy chế, kết luận
về công tác kiêm tra, giám sát trong PCTN; sự gương mẫu của đảng viên trong côngtác kiểm tra, giám sát việc PCTN; yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng lãnh đạo; yếu tố
về cơ sở vật chất
- Đề tài khoa học cấp Bộ "PCTN trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam" doông Nguyễn Quốc Văn làm chủ nhiệm (2019)!12 làm sáng tỏ được nhiều van đề lýluận cơ bản về PCTN trong xây dựng pháp luật, đánh giá được thực tiễn cơ bản nhất
về PCTN trong xây dựng pháp luật, đồng thời đề xuất các giải pháp chính trị, pháp lý
và thực tiễn nhằm PCTN trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam; góp phần bảo đảm
tính liêm chính, khách quan, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quá trình xây dựng pháp luật trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Giải pháp đột phá đấu tranh phòng, chống hiệu
quả tham những trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Cảnh
Quý (2014) đã đưa ra cơ sở lý luận sâu sắc và biện chứng về PCTN trong bộ máynhà nước, đồng thời đánh giá thực trạng một cách toàn diện về kết quả đấu tranhphòng, chống hiệu quả tham nhũng trong bộ máy nhà nước Trên cơ sở đưa ra giảipháp mang tính đột phá có tính khả thi và chiến lược cao trong việc PCTN bộ máy
nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
- Sách "Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam" của Nguyễn Minh Đoan,NXB Chính trị quốc gia- Hà Nội (2010); sách "Thực hiện pháp luật và văn hóa pháp
lý trong đời sóng xã hội", NXB Hồng Đức [90]; sách "Ap dung pháp luật ở Việt Nam
a
hiện nay- Một số vấn đề lý luận và thực tiên” của tập thể tác giả Nguyễn Thị Hồi,Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Hồng Bắc công bố (2009) đã cung cấp một nền tảng
lý luận cơ bản về vấn đề thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam Những công
2 Trần Cảm Tú (2019), Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám
Trang 21trình này có giá trị tham khảo rất lớn trong quá trình nghiên cứu về cách biện phápthực hiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam hiện nay.
- Sách “Phòng, chống tham những trong hoạt động công vụ ở Việt Nam - Lýluận và thực tiền” của Nguyễn Quốc Sửu, do Nhà xuất bản CTQG xuất bản năm
2013 Nội dung sách đề cập tương đối toàn diện và có hệ thống về tham nhũng và
PCTN trong hoạt động công vụ ở nước ta Tác giả đã phân tích, làm rõ những hành
vi tham nhũng có nguy cơ nảy sinh trong quá trình cán bộ, công chức thi hành
nhiệm vụ, đồng thời, phân tích tình hình tham nhũng và thực trạng công tác đấu
tranh PCTN ở nước ta hiện nay, dự báo tình hình tham nhũng trong những năm tới
là cơ sở để tác giả đưa ra bốn nhóm giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm nâng cao hiệu
quả công tác PCTN trong hoạt động công vụ.
- Luận án Tiến sĩ luật học: "Hodn thiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam hiệnnay" của tác giả Trần Đăng Vinh, nghiên cứu các nội dung cơ bản của pháp luật vềPCTN thé hiện trong Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành, xác định ưuđiểm, hạn chế và đưa ra một số giải pháp dé hoàn thiện pháp luật về PCTN
- Bài viết “Những van đề đặt ra sau 10 năm thi hành Luật PCTN” củaNguyễn Quốc Văn, Vũ Công Giao!3 đã chỉ ra, sau 10 năm thi hành, Luật PCTN
2005 đã bộc lộ nhiều bat cập lớn so với đòi hỏi của thực tiễn và các chuẩn mựcquốc tế về PCTN mà Việt Nam đã cam kết, thừa nhận Nhóm tác giả cho rằng, sulạc hau, ling túng trong tư duy chính trị - pháp lý về tham nhũng va PCTN đã khiếncho Luật PCTN đứng trước khả năng phải sửa đối, bổ sung một cách căn bản vàtoàn diện Do đó, đặt ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp với Côngước của Liên hợp quốc về Chống tham nhũng Mặc dù vậy, nhóm tác giả chưa đưa
ra được các giải pháp, kiến nghị cụ thé để hoàn thiện pháp luật PCTN nói riêng vàtăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về PCTN nói chung
- Bài viết "Phong, chống tham những trong xây dựng cơ bản" của Lê Thê
Tiệm (Bộ Công an) đăng trên báo Điện tử Nhân dân ngày 17/9/2010 đã chỉ ra tình hình
vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng xảy ra ngày càng nhiều, phương thức thủđoạn ngày càng tỉnh vi, gây thất thoát nghiêm trọng ngân sách Nhà nước, xảy ra ở
13 Nguyễn Quốc Văn, Vũ Công Giao (2016), Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thi hành Luật PCTN, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp (Viện nghiên cứu lập pháp), Sô 18(322);
Trang 22hầu hết các khâu (lập dự án, khảo sát, thiết kế, đầu tư, thi công, nghiệm thu, quyếttoán công trình) Song kết quả phát hiện, điều tra, xử lý của các cơ quan chức năngcòn thấp, tỷ lệ tội phạm ân còn cao Hậu quả làm cho nhiều tỷ đồng tiền vốn củaNhà nước bị thất thoát, khó có khả năng thu hồi; nguồn vốn của Nhà nước trong đầu
tư xây dựng bị phân tán; chất lượng công trình trước mắt cũng như lâu dài đều bịảnh hưởng Tác giả đã đưa ra một số quan điểm và giải pháp: Xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng; xây dựng cơ chế phối hợp giữa
các cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp, giữa Bộ Công an với Bộ Xây
dựng, giữa các cơ quan chức năng nhằm chủ động phát hiện tình hình, thông báokip thời cho các doanh nghiệp có biện pháp khắc phục những sơ hở, thiếu sót dé bảo
vệ tài sản của Nhà nước và bảo vệ đội ngũ cán bộ.
- Bài viết “Một số giải pháp phát huy vai trò của công dân trong PCTN” của
tác giả Tạ Thu Thuy đăng trên trang tin của Bộ Giao thông vận tải (mt.gov.vn) ngày
17/8/2018 đã nhắm đến một chủ thể rất quan trọng trong thực hiện pháp luật vềPCTN: công dân Tác giả chỉ ra rằng, dé phát huy vai trò của công dân trong PCTN,cần nâng cao nhận thức về vai trò của họ trong PCTN; hoàn thiện pháp luật về vaitrò của công dân trong PCTN và tạo mọi điều kiện dé phát huy vai trò của công dântrong PCTN Chủ động nâng cao chất lượng lấy ý kiến của công dân trong quá trình
xây dựng, hoàn thiện chính sách, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước
- Bài viết: "Nang cao hơn nữa hiệu quả dau tranh phòng, chống tham nhữngtrong tình hình mới" của Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư phápcủa Quốc hội và Phùng Lê Mai, Ban Nội chính Trung ương đăng trên Tạp chíNghiên cứu lập pháp số 20 - tháng 10/2018 đã phân tích các quy định của pháp luật
về tham nhũng và hành vi tham nhũng: tình hình tham nhũng và đấu tranh PCTNhiện nay; từ đó đề xuất 7 giải pháp dé PCTN Trong đó, đáng chú ý là đề xuất tăngcường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán tại các khu vực xảy ra hoặc có nguy
cơ xảy ra tham nhũng cao Chu trọng thực hiện việc kê khai, công khai, minh bach
tài sản; thanh toán không dùng tiền mặt và thu hồi tài sản tham nhũng Tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xử lý hành vi tham nhũng của cán bộ trong các tô
chức đảng, cơ quan nhà nước, tô chức xã hội.
Trang 23- Bài viết "Dé đấu tranh phòng và chong tham những hiệu quả" của Văn ThịThanh Hương, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật đăng trên Tạp chí điện tử của Ban
Tuyên giáo Trung ương ngày 15/3/2019 đã chỉ ra các hành vi tham nhũng đã và
đang xảy ra không chỉ ở cấp Trung ương, ở những chương trình, dự án lớn có giá trịhàng ngàn tỷ đồng (tham nhũng lớn) mà còn xuất hiện nhiều tại các bệnh viện, các
cơ quan công quyền ở cơ sở Tác giả nhấn mạnh rằng, việc chưa có cơ chế đủmạnh dé kiểm soát chặt chẽ quyền lực là nguyên nhân lớn tạo “kẽ hở” cho việc lạmquyền để trục lợi của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Vìvay, đề xuất được nhăm đến là cần tập trung xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực,hoàn thiện thể chế, phân cấp, phân quyền rõ ràng dé tạo thành cơ chế "không thé
tham nhũng".
- Bài viết "Báo chí với công tác phòng, chồng tham những" của tác giả CùTất Dũng đăng trên Trang tin điện tử của Ban Nội chính Trung ương ngày19/02/2018 đã cho thấy vai trò, tầm quan trọng của Báo chí trong PCTN trong giai
đoạn hiện nay: Phát hiện tham nhũng, lãng phí; giám sát và công khai các biện
pháp, kết quả PCTN của Dang, Nhà nước; cổ vũ, khuyến khích người dân tham gianhững sáng kiến PCTN, mạnh dạn tố cáo các hành vi tiêu cực và có thé điều tratheo các tố cáo này Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã bị báo chíphanh phui, thu lại cho Nhà nước và nhân dân hàng ngàn tỷ đồng Tuy nhiên, tácgiả cũng chỉ ra một vài thực trạng đáng buồn của báo chí trong PCTN, nhất là hành
vi tong tiền của nhà báo đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp Vì vậy, tác giảcho rằng, cần có cơ chế chống tiêu cực ngay trong các cơ quan báo chí; công khai
và xử lý nghiêm khắc đối với những cơ quan báo chí, tong biên tập, nhà báo, phóngviên khi nhân dân phản ánh, tố giác về hành vi tiêu cực, tham những, lãng phínhưng không tích cực vào cuộc hoặc ngăn cản cấp dưới tác nghiệp, đưa tin
- Bài viết “Mội số van dé về áp dụng Luật PCTN năm 2016 đối với doanhnghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước” của Nguyễn Thị Bich Hường đăng trên
trang tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải (mt.gov.vn) ngày 03/02/2020 đã tập trung
phân tích các quy định của Luật PCTN năm 2018 áp dụng đối với các doanh nghiệp,
tổ chức khu vực ngoài nhà nước, qua đó cho thấy các quy định này sẽ có tác động
Trang 24đáng ké tới khối doanh nghiệp nêu trên, đặc biệt là nhóm công ty đại chúng, t6 chứctín dụng, tổ chức xã hội có hoạt động từ thiện.
- Báo cáo “Những van dé cơ bản về hợp tác tư pháp quốc té trong thu hồi tàisản do phạm tội mà có - kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị của Việt Nam” của BanNội chính Trung ương được thực hiện trong khuôn khổ Hội thảo cùng tên do Ban Nộichính Trung ương phối hợp với Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tổ chứctháng 12/2018 tại Hà Nội!* Đã chỉ ra những bat cập, hạn chế như: Pháp luật ViệtNam còn hạn chế, khái niệm “tài sản do phạm tội mà có” chưa theo chuẩn mực quốc
tế Một số quy định về thu hồi tài sản tham nhũng trong Công ước của Liên hợp quốc
về chống tham nhũng chưa được nội luật hóa Tài sản do bị can, bị cáo phạm tội vềtham những tâu tán ra nước ngoài nhưng khó thu hồi do chưa ký kết tương trợ tư phápvới nhiều quốc gia Vì vậy, báo cáo đề xuất nghiên cứu xây dựng Luật Tương trợ tưpháp về hình sự tách khỏi Luật Tương trợ tư pháp năm 2007; xác lập cơ chế chia sẻthông tin, phối hợp với các cơ quan có thâm quyền nước ngoài trong thực hiện thu hồitài sản có yếu t6 nước ngoài
- Diễn đàn "Thi hành quy định pháp luật về PCTN trong doanh nghiệp, tô chứckhu vực ngoài nhà nước" do Thanh tra Chính phủ phối hợp với Chương trình Phát triểnLiên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) và Đại sứ quán Anh tô chức diễn ra ngày12/12/2019 tại Hà Nội Tại Diễn đàn, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận nộidung của các quy định về phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, t6 chức khu vựcngoài nhà nước được quy định ở Luật PCTN năm 2018 và Nghị định số 59/2019/NĐ-CPngày 01/7/2019 của Chính phủ Trong đó, tập trung một số nội dung cơ bản như: Việctriển khai thực hiện quy định xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không thamnhững trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; các quy định phòng ngừa ápdụng bắt buộc đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; kinh nghiệm trongviệc thúc đây kinh doanh liêm chính của doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
ở cả thị trường trong nước và quốc tế, nhất là cơ chế kiểm soát nội bộ và thanh tra từ bênngoài nhằm đảm bảo liêm chính trong hoạt động kinh doanh, cũng như cách thức xây
dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham những.
! Ban Nội chính Trung ương (2018), Những vân đề cơ bản về hợp tác tư pháp quốc tế trong thu hồi tài sản
do phạm tội mà có — kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị của Việt Nam”, Báo cáo tổng quan Hội thảo, tháng
Trang 252 Các công trình nghiên cứu nghiên cứu nước ngoài
2.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến PCTN
- Cuốn sách: "Controlling corruption in Asia and the Parcific" (Kiểm soáttham những ở khu vực Châu Á-Thái Binh Dương) của Asia DevelopmentBank/Ngân hàng phát triển Châu Á!Š bao gồm các bài thuyết trình về: chiến lượcchống tham nhũng, kiểm soát tính chính trực trong khu vực tư và công, phác thảo vàvận dụng luật bảo vệ đối tượng tố cáo tham nhũng, những hỗ trợ pháp lý và vấn đềthu hồi tiền tham nhũng
- Cuốn sách “The role of Parliament in reducing corruption" (Vai rò củaNghị viện trong han chế tham những” (2006) của tác giả Rich Stapenhurst, NiallJonhston và Riccardo Pelizzo đã xây dựng bức tranh tổng quan về những phát hiện
và khuyến nghị chính sách về vai trò của các đại biểu quốc hội trong việc chốngtham nhũng Đây cũng là mối quan tâm của các nhà tài trợ và những người làmcông tác thực tiễn đang tìm kiếm những nguyên tắc hướng dẫn về việc làm thế nào
để chống tham nhũng có hiệu quả
- Cuốn sách “Kiểm chế tham những - Hướng tới một mô hình xây dựng sựtrong sạch quốc gia”(2002) của tác giả Rich Stapenhurst và Sahr J.Kpundeh chủbiên, Trần Thị Thái Hà dịch đã thông qua những nghiên cứu tình huống về đấutranh chống tham nhũng thành công và chưa thành công ở một số nước và lãnh thổtrên thé giới, dé rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp hữuhiệu nhất dé khắc phục và kiểm soát được nạn tham nhũng đang hoành hành trênthé giới ngày nay
- Cuốn sách: "Anti-corruption policies in Asia and the Parcific: The legal
and institutional frameworks for fighting corruption in twenty-one Asian and
Parcific country" (Chính sách chống tham nhũng ở khu vực Châu Á-Thái BìnhDương: Khung pháp lý nhằm đấu tranh với tham những tại 21 quốc gia Châu A -Thái Bình Dương) của Asia Development Bank (NH phát triển Châu Á) đã tổnghợp chương trình hành động, đưa ra các công cụ pháp lý, cơ chế chống tham nhũng
'S Asia Development Bank (2004), Anti-corruption policies in Asia and the Parcifc: The legal and
institutional frameworks for fighting corruption in twenty-one Asian and Parcific country" (Chính sách chéng tham nhũng ở khu vực Châu Á-Thái Binh Dương: Khung pháp ly nhằm đấu tranh với tham nhũng tại 21 quốc gia Châu A -Thái Bình Dương), http://hdl.handle.net/11540/5453;
Trang 26ở khu vực công và tư, các loại hình phạt phổ biến đối với tội tham nhũng và liênquan, phân tích quá trình điều tra, phát hiện và truy tổ tội tham nhũng, việc cảnhbáo và giáo dục về hành vi tham nhũng của các quốc gia này.
- Cuốn sách “Government Anti-Corruption Strategies: A Cross-CulturalPerspective” (Chiến lược chống tham nhũng của Chính phú: Quan điểm da vănhóa) (2015) của tác giả Yahong Zhang, Cecilia Lavena!® cung cấp các nghiên cứutrường hợp về các nỗ lực chống tham nhũng ở một số quốc gia, bao gồm TrungQuốc, An Độ, Hàn Quốc, Nepal, và các nước Trung và Đông Âu Các tác giả cũngkhẳng định là một bệnh về chính trị và xã hội, tham nhũng của công chúng chi phícho các chính phủ và doanh nghiệp trên khắp thế giới hàng tỷ tỷ đô la mỗi năm Nótập trung vào các nước đang phát triển và chuyền tiếp, nơi mà độ sâu và ảnh hưởng
của tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng.
- Cuỗn sách “Canada's Corruption Of Foreign Public Officials Act AndSecret Commissions Offense” (Pao luật của Canada về tham những của công chứcnước ngoài và hành vi phạm tội tham nhiing)'’ Cuỗn sách phân tích các quy địnhcủa pháp luật Canada về tham nhũng đối với công chức nước ngoài, bao gồm: địnhnghĩa về việc đưa hối lộ, thẩm quyền tài phán của Tòa án Canada, cấu thành tộiphạm và hình phạt Tòa án Canada có thâm quyên tài phán đối với hành vi hối lộ
của một công chức nước ngoài được xác lập tại Canada Đặc biệt là, tác giả tập
trung phân tích các khía cạnh cơ bản của Luật chống tham nhũng đối với công chứcnước ngoài, kinh nghiệm của pháp luật Canada trong xử lý đối với tội phạm thamnhũng: đồng thời dẫn chiếu đến các án lệ là căn cứ cho việc phát triển và hình thànhcác quy định của Luật Những quy định này cũng là một nguồn tham khảo quan
trọng trong thực hiện pháp luật PCTN.
- Cuốn sách “Liability of Legal Persons for Corruption in Eastern Europeand Central Asia” (Trách nhiệm pháp lý của pháp nhân doi với tội phạm về thamnhững theo pháp luật Đông Âu và Trung Á) được biên soạn bởi Nhóm liên kếtchống tham nhũng cho khu vực Đông Âu và Trung Á thuộc Tổ chức hợp tác và phát
‘6 Yahong Zhang, Cecilia Lavena (2015), Government Anti-Corruption Strategies: A Cross-Cultural
Perspective (Chiến lược chống tham nhũng của Chính phủ: Góc nhìn da văn hóa), Routledge;
!7 Stuart H Deming (2014), Canada's Corruption Of Foreign Public Officials Act And Secret Commissions
Offense (Đạo luật của Canada về tham nhũng của công chức nước ngoài va hành vi phạm tội tham nhũng),
Trang 27triển kinh tế (OEDC) năm 2015 Đây là công trình nghiên cứu mang tầm cỡ quốc tế
vì nó đã đề cập, phân tích và làm sáng tỏ quy định pháp luật của 25 quốc gia vềTNHS của pháp nhân đối với các hành vi tham những và việc thực thi tại khu vựcĐông Âu và Trung Á Trên cơ sở tổng hợp quy định pháp luật và án lệ của các quốcgia, các tác giả cuốn sách đã đưa ra 4 phương thức quy định TNHS của pháp nhânđối với hành vi tham nhũng bao gồm: trách nhiệm đối với hành vi của người cóthâm quyền; trách nhiệm đối với việc giám sát; trách nhiệm đối với hành vi củanhững người có liên quan đến hoạt động của pháp nhân và trách nhiệm của phápnhân đối với người thực tế nắm quyền điều hành Bên cạnh đó, TNHS đối với phápnhân có hành vi tham nhũng cũng được mở rộng đến các đại lý, chỉ nhánh, vănphòng đại diện của pháp nhân Những thông tin, phân tích trong cuốn sách là cơ sởquan trọng cho việc tông kết và học hỏi kinh nghiệm giữa các quốc gia trong cuộcchiến chống tội phạm tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
- Cuốn sách “Corruption and misuse of public office” (Tham những và viphạm của cơ quan công quyên) của các tác giả Colin Nicholls QC, Timothy Daniel,Alan Bacarese, and John Hatchard do Nhà xuất bản Oxford University Press xuấtbản năm 201 1'8 Cuốn sách đã cung cấp một cái nhìn tổng thé, đa chiều về thực tiễntham nhũng, quy định pháp luật liên quan đến tham nhũng cũng như các hành vilạm quyền của cơ quan công quyên, nhất là hành vi đưa và nhận hồi lộ, xung đột lợiích, lạm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn Các tác giả đã cho thấy, khi thamnhũng phát triển, thé chế pháp lý về tham nhũng cũng phát triển dé theo kịp và khắcchế, xử lý đối với các hành vi tham những Phân tích những bước tiến vượt bậctrong khoa học pháp lý liên quan đến quy định về hành vi tham những, hình phạtđược quy định trong pháp luật của nhiều nước đã cho thấy sự khôn ngoan của hệthống pháp luật một số nước trong việc đưa ra một loạt các chính sách phù hợpnhằm xử ly đối với loại tội phạm đặc biệt này
- Báo cáo "The experience of civil society as anticorruption actor in East
Central Europe" (Kinh nghiệm của xã hội như một chủ thé chống tham nhũng ở
'8 Colin Nicholls QC, Timothy Daniel, Alan Bacarese, and John Hatchard (2011), Corruption and misuse of
public office” (Tham nhũng và vi phạm cua cơ quan công quyên), Oxford University Press, USA;
Trang 28Đông Trung Au của Alina Mungiu -Pippidi'° đã phân tích (i) sự liên kết của xã hội
và sự quản lý tốt, (ii) kiểm tra, đánh giá sự liên kết này, (iii) đề xuất mô hình có thé
P39
giải quyết khó khăn trong việc thiết lập một “thuyết phố biến đạo đức” như một quychuẩn trong việc quản lý ở các nước cộng sản hậu chủ nghĩa (iv) đưa ra các số liệucủa dự án “quan trị tốt” dé thay được ảnh hưởng của các yếu tô (quy định pháp luật,
sự tự do định đoạt viện trợ công ) đối với xã hội;
- Báo cáo đề dẫn Tọa đàm “PCTN- 1ý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn củacác quốc gia” của Matthew C.Stephenson ngày 07/6/2019 tại Hà Nội đã nhấnmạnh: có nhiều biện pháp khác nhau cần được thực hiện, nhưng đối với các cộngđồng có mức độ thực hiện hành vi tham nhũng tương đối phổ biến thì trước hết cần
ưu tiên cải cách hệ thống luật pháp, chính sách và bộ máy thực thi pháp luật Đồngthời, triển khai các biện pháp cải thiện hệ thống thuế và các công cụ tài chính ở mức
độ tương ứng.
- Cuốn “Hướng dẫn về phòng, chống tham những” của Cơ quan Hợp tácQuốc tế Nhật Bản (JICA) (2014) đã liệt kê các hành vi được coi là gian lận và thamnhững, đặc biệt nhân mạnh đến hành vi hối lộ Đối tượng chủ yeu của Hướng dẫn này
là những người sẽ tham gia các hợp đồng với JICA và những người sẽ tham gia vàocác hợp đồng với các cơ quan chủ quản của các quốc gia đối tác nhận ODA do JICAtriển khai; tuy nhiên, một số điều khoản của Hướng dẫn này lại nhằm trực tiếp vàocác chính phủ của các quốc gia đối tác này và các cơ quan chủ quản của họ
- Bài viết "Examples of national anti-corruption strategies" (Vi dụ về chiếnlược chống tham những quốc gia) của Marira Martini phân tích ví dụ về chiến lượcchống tham nhũng hiệu quả từ việc thiết kế đảm bảo, giám sát và đánh giá phải có
cơ quan đảm nhận, các nguồn lực và năng lực, các chi số do lường, phương pháp,thách thức trong thiết kế và thực hiện như chính trị, xác định trình tự và ưu tiên.Thất bại trong chống tham những có thé từ phía cán bộ, thiếu tự chủ của các cơquan phối hợp, thiếu sự tham gia của các bên liên qua
- Bài viết: “Nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế vẻ tính độc lập của cơ quan
chông tham những ” của tac giả Jairo Acuna- Alfaro, cô vân chính sách về Cai cách
! Alina Mungiu -Pippidi (2010), The experience of civil society as anticorruption actor in East Central
Europe (Kinh nghiệm của xã hội như một chu thé chong tham nhũng ở Đông Trung Au, Romanian Academic
Trang 29hành chính và chống tham nhũng của UNDP tại Việt Nam tại Đối thoại về PCTNlần thứ 13 (2014) đã bàn về mô hình cơ quan PCTN Tác giả đưa ra một số chuẩnmực quốc tế liên quan đến cơ quan chống tham nhũng như trong UNCAC, Tuyên
bố Jakarta Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế, tác giả cho răng, một cơ quanchống tham nhũng hiệu quả cần phải “độc lập”, “tự chủ”, đặc biệt là độc lập vềchức năng Day là điều kiện phù hợp và cần thiết dé cải thiện tính hiệu quả của các
cơ chế thực thi pháp luật Đồng thời, một cơ quan chống tham những tự chủ sẽ có
đủ năng lực áp dụng các biện pháp thực thi pháp luật và hình phạt chống thamnhũng theo đúng yêu cầu của pháp luật
- Bài nghiên cứu “Thiết chế PCTN: Một nghiên cứu so sánh”, thực hiện bởinhóm công tác quản trị dan chủ, Trung tâm vùng Châu A — Thái Bình Dương,UNDP tại Băng Cốc được trình bày tại Hội thảo “Phân tích so sánh mô hình cơquan độc lập chống tham nhũng một số nước" do Ban Nội chính Trung ương tôchức (2014)?9 Nghiên cứu này chia thành 2 phan: Phần một đưa ra cái nhìn tongquan và phân tích những cơ cấu thiết chế chống tham nhũng khác nhau, những bàihọc kinh nghiệm và điều kiện đảm bảo thành công của một thiết chế chống thamnhững Phan hai tóm tắt về 14 quốc gia với những thiết chế chủ chốt chống thamnhũng ở mỗi quốc gia Các quốc gia được lựa chọn nằm ở các khu vực khác nhautrên thế giới, đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cơ bản không giốngnhằm đưa ra bức tranh đa chiều về những cấu trúc thiết chế khác nhau trong PCTNđang ton tại ở từng quốc gia
- Bài viết “Rang buộc và giám sát quyên lực là then chốt của PCTN” củatác gia Chu Văn Vương (Trung Quốc) trong Bộ Tài liệu phục vụ việc nghiên cứu,khảo sát tại Trung Quốc của Ban Nội chính Trung ương (2017) đã nhấn mạnh tưtưởng, lý thuyết về PCTN chính là ràng buộc và giám sát quyền lực, vì cho răng,thực chất của tham nhũng là việc vận dụng phi công cộng quyền lực công, tức làphục vụ cho lợi ích cá nhân Để ngăn ngừa quyền lực công bị sử dụng một cáchphi công cộng, mấu chốt là phải ràng buộc và giám sát quyền lực Trên cơ sởnghiên cứu và phân tích kỹ, tác giả đã rút ra kết luận: Dé ràng buộc và giám sát
?? Nhóm công tác quản trị dân chủ, Trung tâm vùng Châu A - Thái Bình Dương, UNDP (2014), "Thiết chế
PCTN: Một nghiên cứu so sánh", Hội thảo Phân tích so sánh mô hình cơ quan độc lập chông tham nhũng một
sô nước, Ban Nội chính Trung ương, Hà Nội;
Trang 30quyền lực, cần có ít nhất 4 biện pháp: lấy luật pháp dé ràng buộc quyền lực, layđạo đức dé ràng buộc quyền lực, lấy quyền lực để ràng buộc quyền lực va lấynhân dân để ràng buộc quyền lực.
- Bài viết “Các vấn dé chủ yếu của tham những tư pháp” của Tô chức Minhbạch hóa quốc tế trong Hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tiêu
cực trong hoạt động tư pháp” do Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và
Chương trình đối tác tư pháp tô chức (2014) đã định nghĩa tham nhũng tư pháp,
phạm vi tham nhũng tư pháp, các hình thức tham nhũng tư pháp và các biện pháp
khắc phục tham nhũng trong ngành tư pháp
- The role of civil society in fighting corruption in Russia and Poland" (Vai
trò của xã hội trong đấu tranh chong tham những ở Nga và Ba Lan) của AndreyKalikh?! đã chỉ ra tác động của các chủ thể phi chính phủ trong PCTN ở Ba Lan và
từ đó đưa ra những khuyến nghị cho Nga: (i) tăng cường sự đoàn kết, thống nhấtgiữa các tổ chức phi chính phủ để tạo thành một liên minh vững mạnh, có tầm ảnhhưởng, và thực hiện những mục tiêu cụ thé, (ii) chức năng giám sát của liên minhnày có thê tạo ra áp lực hoàn thiện hệ thống pháp luật và ảnh hưởng tới những chínhsách chung của Nga, (iii) sử dụng truyền thông như một công cụ hữu hiệu dé PCTN
và công nhận vai trò của người tố cáo hành vi tham nhũng, xây dựng cơ chế pháp lý
dé bảo vệ ho;
- Bài tham luận “Các ủy ban chống tham nhũng kiểm soát tham nhũng nhưthế nào: So sánh giữa Indonexia và Philippin của Emil P Bolongaita, Đại họcCarnegia Mellon, Úc trình bày tại Hội thao “Tổn that của tham nhũng: Chúng ta đãbiết được gì?” do Phong Thuong mai và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại
Hà Nội (2014) Bài tham luận đã thé hiện những quan điểm mạnh mẽ của tác giảkhi so sánh kết quả chống tham nhũng của 2 cơ quan chống tham nhũng củaIndonexia và Philippin Qua phân tích, so sánh tác giả cho rằng việc kéo dài thờigian xử lý các vụ tham nhũng của Philippin đã làm giảm hiệu quả công tác chống
tham nhũng của nước này Trong khi đó, tại Indonexia, quá trình xử lý 01 vụ án
tham nhũng diễn ra rất nhanh, trung bình chi mat 06 tháng Từ đó, tác giả đưa ra
?! Andrey Kalikh (2014), The role of civil society in fighting corruption in Russia and Poland" (Vai trò của
xã hội trong đâu tranh chong tham nhũng ở Nga va Ba Lan), Institute of Public Affairs (Warsaw) and the
Trang 31quan điểm là “Xét xử nhanh có nghĩa là nhanh chóng áp giá phải trả cao cho quan
chức tham nhũng ”.
2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật PCTN
- Công trình “Corruption, Anti - Corruption and governance” (Tham
những, chong tham những va quản tri) (2013) của tac giả Dan Hough đã khám phacác chiến lược chống tham nhũng ở sáu quốc gia, phân tích chỉ tiết, xuyên quốcgia về các kỹ thuật dé giải quyết tham nhũng Nó nhắn mạnh tầm quan trọng của
sự hiểu biết răng chất lượng quản trị là rất quan trọng để giải quyết tham nhũng vàchỉ khi liên kết này thực sự được đánh giá cao có thể xâm nhập vào tham nhũng
được thực hiện.
- Cuốn sách “Sai lam công, hành động tu: Áp dung thủ tục luật dân sự đểthu hồi tài sản thất thoát” năm trong Bộ Tài liệu của Sáng kiến Thu hồi tài sản thấtthoát (StaR) do Ngân hàng Thế giới chủ trì thực hiện nghiên cứu (2012) Hệ thốngcông khai tài sản, thu nhập là một công cụ quan trọng để giám sát những mâu thuẫnhay biéu hiện bất thường trong kê khai tài sản, thu nhập của công chức, cũng nhưphát hiện, phòng tránh xung đột lợi ích trước khi những mâu thuẫn này xảy ra.Cuốn sách đã chỉ ra, với mục đích cưỡng chế, việc yêu cầu công chức kê khai tàisản, thu nhập sẽ tạo nguồn thông tin giá trị phục vụ cho điều tra vi phạm tài chínhhay tham nhũng, cũng như cung cấp bằng chứng về những thu nhập không kê khaihay bat hợp pháp trong té tụng trong trường hợp khó vạch trần những hành vi tham
nhũng liên quan.
- Cuốn sách “The Quest for Good Governance How Societies DevelopControl of Corruption” (Nhiệm vu quản trị tot Lam thé nào xã hội phát triển kiểmsoát tham những) (2015) của tác giả Alona Mungiu-Pippidi đã bàn về cách xã hộiđạt đến điểm kiểm soát tham nhũng khi tính toàn vẹn trở thành tiêu chuẩn và thamnhũng ngoại lệ liên quan đến cách thức hoạt động của công chúng và các nguồn lựccông cộng được phân bỏ Cuốn sách cũng đề cập đến những bài học từ kinh nghiệmlịch sử và hiện đại trong việc phát triển kiểm soát tham nhũng, có thé hỗ trợ các nhà
hoạch định chính sách và xã hội dân sự chỉ đạo và xúc tiên quá trình này.
Trang 32- Cuốn sách “Hii bại: Sự thật về những vụ án tham những ở Trung Quốc”(2002) của tác giả Lưu Ban, dịch giả Nguyễn Khắc Khoái?”? đã tập hợp sự thật vềnhững vụ án tham nhũng ở Trung Quốc như vụ án Âu Dương Đức (nguyên bí thưthành ủy thành phố Đông Hoàn, tỉnh Quảng Châu), vụ án Trần Hy Đồng (nguyên bíthư thành ủy Bắc Kinh, Trung Quốc) Qua đó tác giả đã tái hiện mối liên hệ giữaquyền lực, kiểm soát quyền lực và tham nhũng của các cán bộ cấp cao ở TrungQuốc Quá trình sử dụng quyền lực chính là quá trình thực thi pháp luật PCTN Nếucán bộ, người có chức vụ, quyền hạn đem quyền lực công dé dùng vào mục đích tu
thì tham nhũng sẽ khó tránh.
- Bài viết “Public Corruption” (Tham những trong lĩnh vực công) do Brian
Whittaker va Jordan Hicks tập hop trong 45 Am Crim L Rev 825 2008 và được Ashley Kircher đăng trên tạp chi American Law Review và trang cơ sở dữ liệu
Heinonline (2008)23 Trong bài viết này, các tác giả phân tích một cách toàn diện cácvan đề về tội phạm tham những theo pháp luật Hoa Kỳ, trong đó bao gồm đưa vànhận hối lộ; nhận tiền thưởng bat hợp pháp; nhận bồi thường trái quy định; gây ảnhhưởng đến hành vi của công chức; các hành vi hối lộ liên quan đến công việc sau khirời khỏi nhiệm sở trong khoảng thời gian nhất định Các tác giả đã đề cập nghiêncứu các khía cạnh pháp lý liên quan đến hành vi tham nhũng như các yếu tô cầu thànhhành vi tham nhũng: giá tri của hồi 16; công chức và hoạt động công vụ; động cơ vụlợi; các lý do được người phạm tội sử dụng để biện minh cho hành vi phạm tội củamình; các mức độ hình phạt đối với từng cấu thành tăng nặng và các án lệ minh họa
- Tác phẩm “Fighting Corruption in Asia: Causes, Effects and Remedies,
World Scientific Publishing Company” (2003) của John Kidd, Frank - Jurgen
Richter khi phân tích về đấu tranh chống tham những ở các nước Đông Nam A(trong đó có Việt Nam) đã chỉ ra răng, một trong những chủ thể quan trọng thựchiện pháp luật về PCTN là người dân Tác giả cho răng, những nguyên nhân khiếncho đấu tranh tham nhũng chưa thực sự hiệu quả ở các quốc gia này chính là việc
thiêu cơ chê cho sự tham gia của người dân.
22 Lưu Ban (2002), Hu bại: Sự thật về những vụ án tham nhũng ở Trung Quốc”;
?3 Brian Whittaker và Jordan Hicks (2008), Public Corruption (Tham nhũng trong lĩnh vực công), 45 Am.
Trang 33- Tác phẩm: "Anti-corrruption tool kit: Global programme againstcorruption" (Công cụ chống tham nhũng: Chương trình chống tham những toàncau) của United Nations Office on Drugs and Crime (Văn phòng Liên hợp quốc vềchống ma túy và tội phạm) đã đề cập, phân tích có hệ thống về các tổ chức chốngtham những toàn cầu, các biện pháp ngăn chặn nạn tham nhũng, các biện pháp phổbiến nhận thức tác hại của tham nhũng, luật chống tham nhũng, kiểm soát và đánh
gia nạn tham nhũng.
- Báo cáo “Đánh giá việc thực thi Luật PCTN: Việt Nam đã tiến đến đâu ởphạm vi ngành? - Nghiên cứu tình huống trong ngành xây dựng” của nhóm tác giả
Soren Davidsen, Mariedel Alcaire Garrido, Thaveeporn Vasavakul, Hoàng Ngọc Giao,
Nguyễn Việt Ha (2009)?° đã phân tích những điều khoản mau chốt của Luật PCTNnăm 2005 và xem chúng được áp dụng thực tế như thế nào trong ngành xây dựng.Nhóm tác gia đã chỉ ra: Hiện thiếu một cơ chế chuyên biệt chặt chẽ nhưng đơn giản détheo dõi việc triển khai Luật PCTN trong ngành xây dựng ở các khâu đầu vào, đầu ra
và kết quả Cơ chế thanh tra, phát hiện và hoạt động tư pháp truy cứu tội tham nhũngtrong ngành xây dựng rất phức tạp và lại phụ thuộc vào một số luật chung cũng như
luật chuyên ngành khác
- "Anti-coruption year book 1995" (Niên giám về chống tham những 1995), TheMinistry of Investigation Bureau Repulic of China, 1995/ Giới thiệu sơ lược về Cụcchống tham những thuộc Bộ điều tra tư pháp Trung Quốc đã phân tích toàn điện cáccuộc điều tra tham nhũng và hành động phi pháp, những gian lận trong lĩnh vực pháp
ly và xây dựng công trình công cộng do MJIB điều tra năm 1995
- Bài viết "Js transparency an effective anti-corruption strategy? Evidencefrom afield experiment in India" (Chiến lược chống tham những hiệu quả là minhbạch? Bằng chứng từ một thử nghiệm thực địa tại Ấn Độ) của Leonid Peisakhin andPaul Pinto đã đánh giá hiệu quả của tính minh bạch và tiếp cận thông tin là công cụchống tham nhũng, cung cấp bang chứng dé hỗ trợ cho giả thuyết cải cách quy định,gia tăng sự minh bach và tính sẵn sàng của thông tin như ban hành luật QuyềnThông tin có thé dẫn đến phân phối dịch vụ tốt hơn cho người nghèo; Bài viết "Js
4 Soren Davidsen, Mariedel Alcaire Garrido, Thaveeporn Vasavakul, Hoang Ngoc Giao, Nguyễn Việt Hà
(2009), Đánh giá việc thực thi Luật PCTN: Việt Nam đã tiên đên đâu ở phạm vi ngành? — Nghiên cứu tình huông trong ngành xây dựng;
Trang 34Transparency the Key to Reducing Corruption in Resource-Rich Countries?" (Tinh
minh bach là chìa khóa để giảm tham những các quốc gia giàu tài nguyên) củaIvar Kolstad, Arne Wiig đã đề cập tính minh bạch là yếu tố trung tam dé kiềm chếtham nhũng của các nước đang phát triển, giàu tài nguyên và cải cách minh bạchnên tập trung vào các lĩnh vực quan trọng nhất; Bài viết "Using ICTs to create a
culture of transparency E-government and social media as openness and
anti-corruption tools for societies" (Sử dụng công nghệ thông tin dé tao ra một nên vănhóa minh bạch: Chính phủ điện tử va truyền thông xã hội nhưự một công cụ mở vàchống tham những cho xã hội) của Seongcheol Kima,Hyun Jeong Kimb, HeejinLeec đã chứng minh, phân tích tác động tiềm năng của Chính phủ điện tử vàphương tiện truyền thông như một công cụ chống tham nhũng, thúc đây sự cởi mở,minh bach và giảm tham nhũng: Bài viết "E-Government as an anti-corruptionstrategy" (Chính phủ điện tử như một chiến lược chống tham những) của ThomasBarnebeck Andersen đã chỉ ra các tác động của chính phủ điện tử vào kiểm soát
sự tông hợp, đánh giá, phân tích và luận giải nhiều van đề có liên quan đến thamnhũng và PCTN, là cơ sở quan trọng dé tác giả tiếp thu và triển khai nghiên cứu cácvấn đề trong nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án, cụ thể là:
- Các công trình đã có sự thống nhất khá cao về quan niệm, đặc trưng, bảnchất, nguyên nhân, điều kiện phát sinh, ton tai, phat triển của tham nhũng nóichung và tham nhũng ở Việt Nam nói riêng Những vấn đề này sẽ được kế thừanhững điểm phù hợp trong Luận án
- Một số công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước đã đề cập đến các nghiêncứu về lý thuyết, mô hình PCTN, trong đó lý thuyết về ràng buộc và kiểm soát quyềnlực, lý thuyết về phân quyên, các mô hình PCTN như nghị viện, cơ quan chuyên trách,
đa cơ quan là những nội dung cần được tông hợp, tiếp thu đưa vào Luận án
Trang 35- Các công trình nghiên cứu đã cho thấy một số nội dung pháp luật, nguồnpháp luật về PCTN; pháp luật quốc tế về PCTN; các chính sách về PCTN và lịch sửphát triển pháp luật về PCTN đã có điểm giao thoa, kế thừa và học hỏi lẫn nhautrong các quy định, chính sách về PCTN của Việt Nam hay quốc tế Các chính sáchPCTN được dé cập khá chỉ tiết gồm: (i) Tang cường minh bạch, tiếp cận thông tin,
trách nhiệm giải trình; (1) Huy động sự tham gia của xã hội dân sự; (iii) Hiện dai
hóa nền hành chính thông qua xây dựng Chính phủ điện tử Các công trình đã tiếpcận nghiên cứu sâu và chỉ tiết vào các giải pháp, công cụ này, đưa ra các khuyếnnghị chủ yếu về mặt pháp luật và thực thi pháp luật để tăng cường hiệu quả của cácgiải pháp, công cụ đó trên thực tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia
được nghiên cứu.
- Các công trình nghiên cứu thống nhất răng, PCTN liên quan đến rất nhiềuyếu tố: Quyết tâm của cả hệ thống chính trị; xây dựng và hoàn thiện thể chế, chínhsách về PCTN; các nguồn lực đầy đủ và tập trung Trên cơ sở kế thừa, lựa chọn và
bổ sung, Luận án sẽ tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia để hướng đến một
số bài học kinh nghiệm, gợi mở cho Việt Nam trong việc đề xuất các giải pháp thựchiện có hiệu quả pháp luật về PCTN tại Việt Nam
- Đã có sự thông nhất trong quan điểm của nhiều tác giả về những hạn chế,vướng mắc trong hệ thống pháp luật PCTN tại Việt Nam, như: Luật PCTN năm 2005(sửa đôi, bố sung năm 2012) còn thiếu quy định về xung đột lợi ích; các quy định vềcông khai, minh bach tai sản, thu nhập còn hình thức, kém hiệu quả trên thực tế; cơ chế
dé xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi dé xảy ra tham nhũng không kha thi Từ đó,một số giải pháp đưa ra có tính thống nhất, đồng bộ và khả thi cao, giúp hoàn thiện quyđịnh pháp luật và việc thực hiện quy định của pháp luật về PCTN
- Một số công trình nghiên cứu cũng dé cập đến một số yếu tố tác động đếnviệc thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật PCTN nói riêng, như: yếu tố tâm lý,văn hóa, xã hội, kinh tế Những yếu tố này được đặt trong bối cảnh Việt Nam đang
có nhiều thay đồi về tình hình kinh tế, xã hội, đã có nhiều bước phát triển mới trongxây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nên tác giả rất
lưu tâm vê những yêu tô này, giúp cho quá trình nghiên cứu thêm sâu sắc và toàn
Trang 36diện dé đưa ra các giải pháp, chính sách phù hợp, thực hiện pháp luật PCTN có hiệu
quả trong thời gian tới.
3.2 Các vấn đề chưa được các công trình nghiên cứu thong nhất, làm rõ
và những vẫn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Bên cạnh những nội dung đã có sự thống nhất trong các nghiên cứu liên quanthì vẫn còn một số vấn đề chưa thống nhất, còn có sự tranh luận, với các luồng quanđiểm, cách tiếp cận khác nhau Đây là những nội dung mà Luận án cần tiếp tụcnghiên cứu và phát triển Cụ thé là:
- Một là, còn nhiều khoảng trống trong việc nghiên cứu nội dung về lythuyết, mô hình PCTN ở Việt Nam Mặc dù các nghiên cứu đã cung cấp một số lýthuyết và mô hình PCTN trên thế giới nhưng việc áp dụng các lý thuyết, mô hìnhnào trên cơ sở cân nhắc các điều kiện chính trị, pháp luật, xã hội, văn hóa ở ViệtNam cho phù hợp hiện đang là câu hỏi còn bỏ ngỏ Mô hình đa cơ quan chống thamnhũng ở Việt Nam hiện đang cho thấy nó chưa thật sự hiệu quả trong công tácchống tham nhũng, nhất là trong quan hệ phối hợp do có nhiều cơ quan có chứcnăng PCTN Vì vậy, nghiên cứu đưa ra mô hình cơ quan chống tham nhũng phùhợp ở Việt Nam là một trong những mục đích quan trọng mà tác giả hướng đến
trong nhóm các giải pháp thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam.
- Hai là, nội dung nghiên cứu về pháp luật, đặc điểm, nguồn pháp luật PCTNtại Việt Nam hiện còn tản mát, rời rạc, chưa đầy đủ và nhất quán, nhất là trong bốicảnh Luật PCTN năm 2018 vừa có hiệu lực, nhiều quan điểm, chủ trương lớn củaĐảng và Nhà nước về PCTN đã có nhiều điểm mới nhưng chưa được tập hợp đầy đủ
và nghiên cứu một cách biện chứng để qua đó làm rõ được đây chính là nguồn quantrọng của pháp luật PCTN, là thể hiện cao nhất các chính sách PCTN nên cần phảiđược thê chế hóa không chỉ trong Luật mà còn ở các văn bản dưới luật về PCTN Vìvậy, tác giả mong muốn hệ thống hóa lại các nguồn pháp luật về PCTN, nội dung, đặcđiểm của pháp luật PCTN, qua đó đánh giá được những kết quả, hạn chế trong trongnghiên cứu chính sách hiện pháp luật PCTN Đồng thời, qua đó chỉ ra được lịch sử pháttriển pháp luật PCTN, sự phát triển về quan điểm và hệ thống pháp luật PCTN qua cácthời kỳ Day là van dé mới mà nhiều nghiên cứu chưa thay đề cập đến một cách toàn
diện và chuyên sâu.
Trang 37- Ba là, các nghiên cứu về thực hiện pháp luật PCTN như: hình thức, nội dung,chủ thể, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam chưađược phân tích một cách thấu đáo trong bối cảnh công tác PCTN ở Việt Nam hiện nayđang được quan tâm tâm, chỉ đạo quyết liệt với nguyên tắc “không có vùng cắm, không
có ngoại lệ” Da số quan điểm cho răng, vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với côngtác PCTN là yếu tố quan trọng, cơ bản và cốt lõi nhất, quyết định đến mọi kết quacủa công tác PCTN nói chung và thực hiện pháp luật về PCTN nói riêng Cũng có ýkiến cho rằng, chất lượng của pháp luật, trình độ, ý thức pháp luật và trách nhiệmcủa các chủ thé thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam mới là yếu tố lâu dai quyếtđịnh đến thành công của công cuộc chống tham nhũng Quan điểm khác thì chorằng, không thê không tính đến các yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội cóảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam Vì vậy, tácgiả cần nghiên cứu dé làm rõ hơn đâu là yếu té trọng tâm, yếu tố cốt lõi, đâu là yếu
tố thiết yếu hoặc chỉ mang tính chất ảnh hưởng để phản ánh một bức tranh toàncảnh và trung thực nhất về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật vềPCTN tại Việt Nam Việc nhận định ý nghĩa, vai trò và sự tác động của các yếu tốnày trong bối cảnh chống tham nhũng hiện nay là vô cùng quan trọng, quyết định sựthành bai của công cuộc chống tham nhũng, vì vậy, tác giả mong muốn đi sâu dé làm
rõ thêm những van đề này, qua đó sẽ cung cấp các giải pháp kha thi dé thực hiện pháp
luật PCTN tại Việt Nam có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
- Bốn là, nội dung đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Namhiện nay hiện chưa được công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách đầy đủ, toàndiện do cách tiếp cận và những hạn chế về phạm vi nghiên cứu của các công trình này.Vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau xung quanh việc đánh giá thực thi pháp luậtPCTN ở Việt Nam Ngoài thực thi các nội dung về phòng ngừa tham nhũng, nhiềuquan điểm về chống tham nhũng ở Việt Nam cũng không thống nhất, do cách đánh giádưới nhiều góc độ và quan điểm khác nhau Có quan điểm cho rằng, việc chống thamnhũng ở Việt Nam hiện nay đang hiệu quả và nhận được nhiều sự ủng hộ của dư luận,quần chúng nhân dân và cộng đồng quốc tế; quan điểm khác thì cho rằng việc chốngtham nhũng ở Việt Nam hiện nay là kết quả của một hệ thống thực thi pháp luật PCTNyêu kém, nhiều sơ hở, dễ bị lợi dụng Việc thực thi pháp luật PCTN còn chưa nghiêm,
Trang 38nhiều cấp ủy, địa phương chưa gương mẫu, đi đầu trong công cuộc chống tham nhũng,còn có biểu hiện “trên nóng, dưới lạnh” Vì vậy, Luận án cần đánh giá một cách
nghiêm túc, khách quan và toàn diện việc thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam Trên
cơ sở đó, tác giả sẽ đưa ra các quan điểm, đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần
thực hiện nghiêm túc, hiệu quả pháp luật PCTN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tới.
3.3 Về giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu vấn đề liên quan đến đề tài Luận án chưa được các côngtrình nghiên cứu thống nhất, làm rõ, tác giả xác định giả thuyết nghiên cứu và các
câu hỏi nghiên cứu như:
- Giả thuyết nghiên cứu của đề tài Luận án là: Công tác phòng, chông thamnhũng ở Việt Nam hiện nay dù đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, nhưng kết quảvẫn chưa được như mong muốn, chưa có tính bền vững và nhất quán Điều này liênquan đến việc tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN ở nước ta hiện nay chưa thực sựhiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa phù hợp với điều kiện, bối cảnh đặcthù của Việt Nam cũng như bối cảnh, điều kiện của xã hội hiện đại Dé tô chức thựchiện pháp luật PCTN ở Việt Nam được hiệu quả cần có mô hình, cơ chế gắn chặtvới điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Việt Nam hiện nay
- Các câu hỏi nghiên cứu chính của Luận án: Thực hiện pháp luật PCTN trong
điều kiện Việt Nam và bối cảnh phát triển hiện nay dựa trên cơ sở lý luận và kinhnghiệm lịch sử nào? Những yếu tố nào tác động đến việc thực hiện pháp luật PCTN
ở Việt Nam hiện nay, trong đó những yếu tổ nào là những yếu tố đặc thù của ViệtNam? Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm thực hiện pháp luật PCTN từ quốc gianào? Tại sao? Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam hiện nay về PCTN đãđầy đủ, hoàn thiện và phù hợp chưa? Tại sao? Thực trạng thực hiện pháp luật PCTN
ở Việt Nam đang như thế nào? Đâu là nguyên nhân cơ bản của những thành tựu vàhạn chế của thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam? Những khuyến nghị, giải phápcần thiết cho cho việc thực hiện hiệu quả, phù hợp pháp luật PCTN ở Việt Nam
hiện nay.
Trang 39CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
PHÒNG, CHÓNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
1.1 Một số vấn đề lý luận về tham nhũng, phòng, chống tham nhũng vàpháp luật về phòng, chống tham nhũng
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại tham nhũng và PCTN
“Tham những” (corruption) là từ có gốc La-tinh “corruptus”, nghĩa là lạmdụng, phá hoại hay vi phạm Các quốc gia khác nhau có cách giải thích khác nhau
về tham nhũng
Ở Vương quốc Anh, khái niệm tham nhũng được dùng dé chỉ hành vi nhậnhối lộ của người có chức vụ, quyền hạn Các hành vi lợi dụng quyền lực, lợi dụngảnh hưởng dé trục lợi khác thi bi coi là hành vi gian lận, theo đó, Luật về chốnggian lận Vương quốc Anh năm 2006 quy định “gian lận là hành vi lạm dụng quyềnlực để báo cáo gian dối, khai báo không trung thực nhằm có lợi cho bản thân”?; ỞĐức, “tham nhũng là hiện tượng mat phẩm chat, hối lộ, đút lót, thường xảy ra đốivới công chức có quyền hành”; Ở Thụy Sỹ, “tham những là hậu quả nghiêm trọngcủa sự vô tô chức của tầng lớp có trách nhiệm trong bộ máy Nhà nước, đó là hành
vi phạm pháp dé phục vụ lợi ích cá nhân Ở Trung Quốc, “hủ bại” là từ dé chỉ hành
vi tham những, với nghĩa chung là “thối hỏng”; nghĩa cụ thể là “tư tưởng cũ kỹ,hành vi suy đôi trụy lạc, cơ chế, tổ chức, bộ máy biện pháp rỗi loạn, đen tối”; nghĩa
pháp lý là “các hành vi phạm tội, vi phạm các quy định của pháp luật như tham ô,
hối lộ, giao dịch tiền - quyền hoặc sử dụng quyền lực để mưu lợi cá nhân”29
Theo từ điển Oxford Unabridged Dictonary tham nhũng là sự bóp méo hoặcphá hoại tính liêm chính trong thực hiện công vụ bởi hối lộ hay thiên vị Từ điểnWebster's Collegiate Dictonary tham những là sự khích lệ làm điều sai trái bởinhững phương tiện không đúng đắn hoặc bat hợp pháp (như hối 16)’
25 Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Hoà Binh, Bùi Minh Thanh (2007), Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới, NXB Công an nhân dân, Hà Nội;
? World Bank — Thanh tra (2013), Chính phủ, Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán
bộ, công chức, viên chức — Kết quả khảo sát xã hội học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
27 Nguyễn Văn Kim (2003), Pháp luật chống tham nhũng của các nước trên thế giới, Nxb Văn hóa dân tộc,
HN;
Trang 40Ngân hàng Thế giới đã định nghĩa “tham nhũng” là lam dụng công vụ démưu lợi riêng Trong đó, tham nhũng có thê xảy ra ở nhiều hình thái khác nhau, baogồm 3 nhóm lớn: (1) Chi phối nhà nước (tham nhũng ở quy mô rất lớn hoặc thamnhũng chính trị); (2) Cơ chế xin - cho và gia đình trị; (3) Tham nhũng hành chính.
Ở Việt Nam, Từ điển tiếng Việt giải nghĩa tham nhũng là "lợi dụng quyềnhạn để nhũng nhiễu dân va lay của”?3 Theo Từ điển Luật học năm 2006, thamnhũng là "hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật,gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúngdan của các cơ quan, tô chức"
Luật PCTN năm 2018 giải thích tham nhũng là “hành vi của người có chức
vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”, trong đó vụ lợi đượchiểu là “việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạtđược lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vat chat không chính đáng”
Tác giả cho rằng cách giải thích nêu trên về tham nhũng là phù hợp, ngắngọn, toàn diện, chỉ rõ được bản chất của hành vi tham nhũng; đồng thời bao quát cảhai khu vực (khu vực công và khu vực tư) mà tham nhũng có thể nảy sinh Do đó,tác giả thống nhất với khái niệm về tham nhũng được nêu trong Luật PCTN năm2018: "Tham những là hành vi của những người có chức vụ, quyên hạn đã lợidụng chức vụ, quyền hạn đó vì vu loi”
Tham những gan liền với sự hình thành và phát triển của nhà nước, làm suyyếu nhà nước và là căn bệnh nguy hiểm của các quốc gia Chính sự phát sinh chủyếu trên cơ sở quyền lực nhà nước nên tham nhũng gắn chặt với quá trình vận hành
và sử dụng quyền lực công Tác hại của tham nhũng là vô cùng to lớn và gây hậuquả nghiêm trọng nên đấu tranh PCTN là một yêu cầu tất yếu, một nhiệm vụ sốngcòn đề làm lành mạnh bộ máy nhà nước
Ở nước ta hiện nay, tham nhũng đã được nhận diện là một căn bệnh nguyhiểm, là mối đe dọa đối với toàn xã hội, đối với sự nghiệp cách mạng mà toànĐảng, toàn dân đã và đang quyết tâm xây dựng Nghị quyết Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ VIIL, IX, X, XI, XI va XIII đều khẳng định nạn tham nhũng, tệ quan