Xác định đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, trước hết là người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền của toàn bộ hệ thống chính trị. Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng với yêu cầu chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
ĐỀ TÀI: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY”
Sinh viên thực hiện : Đinh Thị Thu Trang
Trang 21.3 Cơ quan phòng, chống tham nhũng 4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6
2.1 Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 6
2.2 Thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 8
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài Tiểu luận này, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm từ PGS.TS Đỗ Đức Minh Tiểu luận cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu đã được công bố trước đó
Em xin cảm ơn PSG.TS Đỗ Đức Minh, giảng viên giảng dạy của em trong học phần
Lý luận pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhờ sự hướng dẫn của thầy mà em mới có
thể trình bày báo cáo một cách tốt nhất
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
Đất nước Việt Nam qua 35 năm sau quá trình đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ VII của Đảng đề xướng, chúng ta đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng Chúng ta từ một nước lạc hậu, kém phát triển, Việt Nam đã bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có chỗ đứng nhất định trên thế giới Đi cùng với sự phát triển của đất nước, tất nhiên chúng ta sẽ vẫn phải gặp phải những thử thách, khó khăn, trong đó có sự hoành hành của vấn nạn tham nhũng Không chỉ ở Việt Nam mà tham nhũng còn được coi là một trong những vấn nạn cấp bách hàng đầu trên thế giới hiện nay Vì vậy, phòng, chống tham nhũng (PCTN) là công việc khó khăn, phức tạp, cần có sự quyết liệt và kiên trì, là chính sách ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia và sự nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế
Xác định đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, trước hết là người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền của toàn bộ hệ thống chính trị Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng với yêu cầu chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng
Từ thực tế tình hình, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 2-KL/TW ngày 6/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Theo đó, căn cứ báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 10-KL/TW, ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Trang 5CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THAM NHŨNG VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1.1 Khái niệm về tham nhũng
Xét theo quy định của pháp luật, , Khoản 1, Điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018 quy định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì mục đích vụ lợi” Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người trong khu vực nhà nước ( các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước)
Giáo trình “Lý luận và pháp luật về PCTN” thì cho rằng: Về khái niệm, cho đến thời điểm hiện nay chưa có một định nghĩa chung về tham nhũng được thừa nhận và áp dụng một cách chính thức và rộng rãi trên phạm vi toàn cầu Công ước của Liên hợp quốc (United Nations Convention against Corruption – UNCAC) – văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản nhất về vấn đề này hiện nay không đưa ra một định nghĩa về tham nhũng Thay vào đó, UNCAC chỉ xác định một tập hợp những hành vi cần được coi là tham nhũng Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do những nỗ lực xây dựng một định nghĩa chung về tham nhũng luôn gặp phải những khó khăn xuất phát từ sự khác biệt về nhận thức, quan điểm giữa các quốc gia liên quan không chỉ đến các khía cạnh về pháp lý, văn hóa, mà đôi khi là cả về chính trị của tham nhũng Ở góc độ chung nhất, thuật ngữ “tham nhũng” (corruption) có gốc là một động từ tiếng La-tinh "corruptus” - nghĩa là lạm dụng (abuse), phá hoại (destroy) hay vi phạm (break) Như vậy, từ gốc rễ của nó, thuật ngữ “tham nhũng” hàm ý những hành vi trái phép hoặc bất hợp pháp
1.2 Phòng, chống tham nhũng
Tính đến sự đa dạng về chế độ chính trị, hệ thống pháp lý của các quốc gia trên thế giới nên Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng không đưa ra khái niệm chung về tham nhũng, cũng như khái niệm về PCTN Tuy nhiên, Công ước quy định về các biện pháp phòng ngừa cũng như các yêu cầu về hình sự hóa đối với các hành vi tham nhũng
Trang 6được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn trong cả khu vực công và tư Ở Việt Nam, Luật PCTN và các văn bản pháp luật khác về vấn đề này cũng không đưa ra một khái niệm về PCTN Tuy nhiên, từ những nội dung quy định trong Luật này, có thể hiểu PCTN là tổng thể những biện pháp mà một nhà nước áp dụng để ngăn chặn (phòng) và xử lý (chống) những hành vi tham nhũng Những biện pháp đó có thể là lập pháp (ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh những hành vi tham nhũng), hành pháp (thực hiện những quy định pháp luật về PCTN), tư pháp (xử lý những hành vi tham nhũng theo như luật định), hoặc những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của những chủ thể có liên quan về vấn đề này
1.3 Cơ quan phòng, chống tham nhũng
Theo cách hiểu thông thường, cơ quan PCTN là những thiết chế do nhà nước thành lập để thực thi pháp luật về PCTN ở một quốc gia.Ở Việt Nam, Điều 73 khoản 1 Luật PCTN (được sửa đổi, bổ sung năm 2007) quy định: Ban chỉ đạo trung ương về PCTN do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động PCTN trong phạm vi cả nước Giúp việc cho Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN có bộ phận thường trực hoạt động chuyên trách Như vậy, theo quy định này, cơ quan nòng cốt về PCTN của nước ta là Ban chỉ đạo trung ương về PCTN Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện Luật PCTN, mô hình Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN do Thủ tướng đứng đầu đã bộc lộ nhiều hạn chế, vì vậy, trong Luật PCTN sửa đổi năm 2012 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2013) thì mô hình này đã bị bãi bỏ Theo đó, Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN được chuyển sang trực thuộc Bộ Chính trị, và người đứng đầu Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN là Tổng Bí thư Cùng với sự chuyển đổi đó, Ban Nội chính Trung ương được tái lập, đóng vai trò là cơ quan thường trực giúp Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của mình Điều 75 Luật PCTN (được sửa đổi, bổ sung ngày 23 tháng 11 năm 2012) quy định: "Trong TTCP, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đơn vị chuyên trách về PCTN."
Như vậy, hiện nay ở Việt Nam có một hệ thống cơ quan PCTN nằm trong cả hai hệ thống của Đảng và Nhà nước Các cơ quan này có chung một chức năng là ngăn ngừa và
Trang 7xử lý các hành vi tham nhũng, song có những nhiệm vụ khác nhau, ở những cấp độ và phạm vi hoạt động khác nhau Trong hệ thống này, Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN trực thuộc Bộ Chính trị có vị trí cao nhất, nhưng giữ vai trò là cơ quan chỉ đạo ở tầm vĩ mô, xác lập ra những đường lối, chính sách về PCTN Trong khi đó TTCP và các cơ quan chuyên trách của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao giữ vai trò là những đơn vị hành động, có nhiệm vụ trực tiếp thực thi pháp luật (giám sát, điều tra, truy tố) những hành vi tham nhũng
Trang 8CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Căn cứ vào Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hằng năm cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về mức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nhận thức về tham nhũng trong khu vực công Chỉ số được tổng hợp dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm: Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức khác Điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh, điểm càng cao nghĩa
là sẽ càng minh bạch và ít tham nhũng hơn
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI) năm 2023 Trong đó, Việt Nam đạt 41/100 điểm và xếp hạng 83/180 toàn cầu, như vậy, đã bị giảm điểm, tụt hạng so với một năm trước Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2022 là 42/100 điểm và đứng thứ 77/180 nước được xếp hạng, nằm trong số các nước vẫn có nhiều tham nhũng Nhưng nhìn chung, TI nhận thấy rằng từ 2015 đến nay chỉ số CPI của Việt Nam tăng lên 10 điểm, vượt cả Trung Quốc (42/100) chỉ tăng 6
điểm từ năm 2014
Theo Tổ chức Hướng tới minh bạch (TT) - Cơ quan đầu mối của TI tại Việt Nam ghi nhận, những tín hiệu tích cực trong nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam tăng dần theo từng năm, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, được nhân dân ghi nhận và đồng lòng ủng hộ
Tuy về mặt thống kê, việc giảm điểm này của Việt Nam được xem là không đáng kể, nhưng, xét trên thang điểm từ 0 - 100 của CPI, trong đó 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch, tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn bị xem là “rất nghiêm trọng”, theo TI Tại Việt Nam (41 điểm), một chiến dịch chống tham nhũng nổi tiếng đầy hứa hẹn đang bị phá hoại do tiếp tục hạn chế những tiếng nói phản biện, có thể cản trở tính bền vững của những nỗ lực đó
Trang 9Theo báo cáo của Bộ trưởng Công an Tô Lâm, năm 2023, số vụ nhận hối lộ tăng gần 447%, số đối tượng nhận hối lộ bị phát hiện, xử lý cũng tăng gần 700% so với năm 2022 Tuy nhiên, tài sản thu hồi trong các vụ tham nhũng chỉ là 477 triệu đồng, bằng gần 37% của năm trước đó Bộ trưởng Công an Tô Lâm vừa thay mặt Chính phủ gửi báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023 (kỳ báo cáo từ 1.10.2022 đến 30.9.2023)
Cùng đó, rà soát, khắc phục sơ hở, thiếu sót để phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đấu giá, bất động sản, mua sắm thuốc chữa bệnh, trang thiết bị y tế, thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đăng kiểm phương tiện cơ giới, đào tạo, sát hạch lái xe, hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài, hoạt động thương mại điện tử
Trong năm 2023, cơ quan chức năng cũng phát hiện, điều tra xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực với phương châm "xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực", thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn, thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn được dẫn chứng là vụ án Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC; vụ án Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh; vụ án Công ty Việt Á; vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai và Công ty AIC
Về con số, trong năm 2023 đã phát hiện 5.715 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, nhiều hơn 11,69%; 793 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ, nhiều hơn 51,63% so với năm 2022 Trong đó, riêng về số vụ tham nhũng, chức vụ, cơ quan chức năng đã khởi tố mới 877 vụ với 2.720 bị can, tăng 175,05% về số vụ và 224,61% về số bị can so với năm 2020 Đặc biệt, số vụ nhận hối lộ tăng từ 32 vụ năm 2022 lên 143 vụ trong năm 2023, tăng tới 446,88% Số đối tượng nhận hối lộ còn tăng ở mức cao hơn với 623 đối tượng, tăng tới 692,22% so với năm 2022 (90 đối tượng)
Theo đó, năm 2023, tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp Bám sát sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Quốc hội, Chính phủ đã cùng các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các chương trình, kế hoạch,
Trang 10giải pháp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước
2.2 Thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Chính phủ tiếp tục rà soát, khắc phục sơ hở, thiếu sót để phòng ngừa tội phạm; chủ động nhận diện, phát hiện phương thức, thủ đoạn phạm tội mới Phát hiện, điều tra xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt
Trong năm 2023, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đứng đầu là Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được đẩy mạnh và có nhiều điểm đột phá đi vào chiều sâu với quyết tâm chính trị rất cao, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, đạt được nhiều cái kết quả rất quan trọng, rõ rệt được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, quốc tế ghi nhận
Nổi bật là, nhiều chủ trương, giải pháp, quy định mới về xây dựng Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được ban hành và quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, phát huy hiệu quả ngay sau khi vừa ban hành, tạo cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý tham nhũng, tiêu cực Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được đẩy mạnh, thường xuyên được rà soát, điều chỉnh phù hợp với thực tế; nhiều biện pháp phòng ngừa đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua Việc thành lập, triển khai hoạt động có hiệu quả Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, tạo sự đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bước đầu khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực được phát hiện, xử lý tăng cao so với năm 2022; kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những trường hợp tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan chống tham nhũng, tiêu cực
Có thể khẳng định rằng, công tác PCTN ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; nạn tham nhũng đã bị ngăn chặn, đẩy lùi; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo
Trang 11của Đảng, sự quản lý của Nhà nước được nâng lên Có thể khái quát một số đặc điểm của công tác PCTN ở Việt Nam như sau:
- Không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào;
- Làm từng bước, rõ đến đâu xử lý đến đó; - Nhân dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc; - Nhân văn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
- Lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách
Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta còn có những tồn tại và hạn chế nhất định, cụ thể như sau:
- Vẫn còn tình trạng cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo các chủ trương, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước một cách chung chung, nội dung, giải pháp trong kế hoạch chưa cụ thể, rõ ràng để triển khai thực hiện có hiệu quả
- Việc phát hiện tham nhũng chủ yếu qua dư luận xã hội, đơn thư tố cáo, báo chí phản ánh hoặc khi có cơ quan chức năng vào làm việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra mới phát hiện sai phạm Việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hạn chế
- Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát hiện nay còn thấp Theo số liệu của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an (C03), trong thời gian từ năm 2018 đến ngày 01/11/2022, tổng số vụ án tham nhũng đã được khởi tố, điều tra, xét xử là 481 vụ, số tài sản do các đối tượng giao nộp hoặc thu giữ của các đối tượng khoảng 730,2 tỷ đồng Đối với án kinh tế, tổng số vụ án là 1.035 vụ; tài sản do các đối tượng giao nộp hoặc thu giữ khoảng 3.369,6 tỷ đồng Theo đánh giá của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, số tài sản tham nhũng được thu hồi sau khi xét xử các vụ án còn thấp; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng hiện nay chỉ đạt 32,5%, tức là mất 10 đồng thì chỉ thu hồi được 3 đồng
- Hoạt động thanh tra, kiểm toán phát hiện nhiều vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội nhưng số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện chuyển sang cơ quan điều tra còn ít; quá trình giải quyết một số vụ án tham nhũng của các cơ quan tiến