1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

190 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Trần Đăng Vinh
Người hướng dẫn TS. Lê Văn Long, PGS.TS. Nguyễn Thị Hồi
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận án tiến sĩ luật học
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 190
Dung lượng 39,14 MB

Nội dung

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ banhành 23 nghị định, quyết định, chỉ thị để cụ thể hóa Luật PCTN, trong đó có cácquy định về minh bạch tài sản, thu nhập; chuyên đôi vị trí công tác đối v

Trang 1

TRAN ĐĂNG VINH

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VE PHONG, CHONG THAM NHŨNG

Chuyên ngành: Ly luận và Lịch sử Nha nước va pháp luật

Mã số chuyên ngành: 60.38.01.01

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUAT HOC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

1 TS Lê Văn Long

2 PGS.TS Nguyễn Thi Hồi

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

nội dung được trình bày trong luận án là trung thực Những kết luậnkhoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bat kỳ một công

trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Trần Đăng Vinh

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA PHÁP LUAT VE PHÒNG, CHONG

THAM NHŨNG

1.1 Khái niệm, vai trò của pháp luật về phòng, chống tham nhũng

1.2 Khái niệm hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và tiêu chí

đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về phòng, chống tham những

1.3 Sự cần thiết và các yếu t6 ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về

phòng chống tham nhũng

1.4 Pháp luật phòng, chống tham những trong triều đại nhà Lê và một số

quốc gia trên thé giới - những giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật

phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VE PHÒNG, CHONG THAM

NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Các quy định pháp luật về phòng ngừa tham nhũng

2.2 Các quy định pháp luật về phát hiện, xử lý tham những

2.3 Các quy định pháp luật về t6 chức, hoạt động của cơ quan phòng, chống

CHƯƠNG 3 QUAN DIEM, YÊU CÂU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

PHÁP LUẬT PHÒNG, CHÓNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

hiện nay.

3.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở

Việt Nam hiện nay.

3.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

hiện nay.

KÉT LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIÁ ĐÃ CÔNG BÓ LIÊN

QUAN DEN LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

12 12

26 33

41

57 57 84

96 105

116 121 121

124

129 171 173 174

Trang 4

APEC Asia Pacific Economic Cooperation

Dién dan hop tac kinh té Chau A - Thai Binh Duong

BCD Ban chi dao

BCH Ban chap hanh

BLHS Bo luat Hinh su

CPIB Corrupt Practices Investigation Bureau

Cơ quan Điều tra tham nhũngCTN Chống tham nhũng

HTPL Hoàn thiện pháp luật

TTND Thanh tra nhân dân

UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội

UBND Ủy ban nhân dân

NCC National Committee Corruption

Uy ban chống tham nhũng Quốc giaVKSND Viện Kiểm sát nhân dân

WB World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO World Trade Organization

Tổ chức Thuong mại Thế giới

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 5

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.

Tham nhũng là hiện tượng tiêu cực của xã hội, nó xuất hiện cùng với sự ra đờicủa nhà nước, gắn liền với quyền lực chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng Thamnhũng được hiểu là một sự lạm dụng quyền lực công dé phuc vu cho loi ich ca

nhan.

Tham những đã gây thiệt hại rat lớn về tài san của nhà nước, quyền va lợi ichhợp pháp của tô chức, cá nhân; làm thúc day quá trình phân hoá giàu nghèo; làmthay đôi cả chính sách, pháp luật; làm tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước;

làm thay đôi những chuẩn mực đạo đức xã hội, làm van đục những truyền thống tốt

đẹp của dân tộc; làm giảm niềm tin của nhân dân đối với nhà nước; làm suy giảm

uy tín quốc gia trong các quan hệ hợp tác phát triển

Tham nhũng ngày nay không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia mà trởthành van đề chung của toàn cầu Tham nhũng được các quốc gia trên thế giới xem

là hiểm họa liên quan đến sự sống còn của chế độ và nó cũng liên quan đến sự pháttriển chung của cả nhân loại Ngăn chặn, đây lùi tham nhũng đã được nhiều quốcgia xác định thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển KTXH của đấtnước Dé phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, các quốc gia đã đưa ra nhiềugiải pháp khác nhau về kinh tế, chính trị, pháp lý Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnhcủa đất nước và tình hình, thực trạng tham nhũng, nhất là tính chất, mức độ nghiêmtrong của tham nhũng mà mỗi quốc gia đưa ra những biện pháp PCTN phù hop

Ở nước ta, tham nhũng đã và đang kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước,làm xói mòn giá trị đạo đức, văn hoá, gia đình, xã hội Điều đáng lo ngại là tham

nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm

vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt Đặc biệt, tham nhũng

làm giảm sút niềm tin của nhân dân, làm sai lệch các chủ trương, chính sách củaĐảng, dẫn đến nguy cơ chệch định hướng, “là một trong những nguy cơ lớn đe doạ

Trang 6

Trước tình hình đó, trong nhiều nghị quyết, Đảng ta đã xác định rõ nhiệm vụ

là phải thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh PCTN và yêu cầu các cấp ủy đảng,chính quyền, các ngành, các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đây mạnh, nâng caohiệu quả cuộc đấu tranh PCTN để nhanh chóng ngăn chặn, đây lùi được tệ nạn này.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và Hội nghị lần thứ ba Ban chấphành Trung ương Đảng khoá X đã xác định: Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hộiphải quyết tâm thực hiện đồng bộ các biện pháp chính tri, tư tưởng, tô chức hànhchính, kinh tế, hình sự trong việc đấu tranh PCTN dé từng bước ngăn chặn, đây lùi

tham nhũng.

Về phía Nhà nước, để có cơ sở pháp lý trong việc đấu tranh PCTN, ngày 11-2005, Quốc hội đã thông qua Luật PCTN Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ banhành 23 nghị định, quyết định, chỉ thị để cụ thể hóa Luật PCTN, trong đó có cácquy định về minh bạch tài sản, thu nhập; chuyên đôi vị trí công tác đối với cán bộ,công chức, viên chức; quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; ky luật, kycương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; tiêuchuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công

29-chức, viên chức nhà nước; tặng quà, nhận qua va nộp lại quà tang; thời hạn không

được kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là cán

bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ; trả lương qua tài khoản đối vớicác đối tượng hưởng lương từ ngân sách; danh mục người có nghĩa vụ kê khai tàisản, thu nhập; chế độ phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động PCTN; xử lý tráchnhiệm của người đứng đầu co quan, tổ chức, đơn vị dé xây ra tham nhũng: vai trò,

trách nhiệm của xã hội trong PCTN Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực

thuộc Chính phủ, UBND các cấp ban hành 23.380 văn ban, sửa đôi, bố sung 24.024văn bản [18, tr.3] dé thực hiện Luật PCTN và các nghị định của Chính phủ, quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ nhằm cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện pháp luật vềPCTN, trong đó có một số văn bản quy định sự phối hợp trong công tác PCTN như:

Trang 7

liệu về PCTN

Đề bảo đảm cho việc PCTN được thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả và đạtđược mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Quốcgia về PCTN đến năm 2020 tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009, Chủ tịchnước đã phê chuẩn Công ước của LHQ về CTN tại Quyết định số 950/2009/QD-

CTN ngày 30/6/2009 Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số

445/QĐ-TTg ngày 07/4/2010 ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia

về PCTN đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện Công ước của LHQ về CTN

Trên thực tế, qua 5 năm thực hiện Luật PCTN cho thay “công tác PCTN đã cónhững chuyên biến tích cực cả về nhận thức và hành động” [18, tr.13], tuy nhiênvẫn “chưa đạt yêu cầu và mục tiêu ngăn chặn, từng bước day lùi tham nhũng” [18,tr.13] Tham những vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tap,xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xãhội; là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước [18,tr.13] Tình hình và thực trạng tham nhũng có nhiều nguyên nhân, trong đó cónguyên nhân xuất phát từ các quy định của pháp luật về PCTN vẫn còn có nhữnghạn chế, bất cập, trong đó, có một số quy định không còn phù hợp với thực tiễncũng như yêu cầu của nhiệm vụ công tác PCTN, một số nội dung trong PCTN chưađược pháp luật quy định, điều chỉnh, có một số quy định còn mâu thuẫn, chồngchéo, đặc biệt, đối chiếu với Công ước của LHQ về CTN đã được phê chuẩn thì cómột số quy định chưa bảo đảm sự tương thích Trong Kết luận Hội nghị lần thứ nămBan chấp hành Trung ương Đảng cũng như trong Chương trình công tác của Quốc

hội khóa XIII và Chương trình công tác của Chính phủ đã xác định rõ là phải tập

trung nghiên cứu sửa đổi Luật PCTN hiện hành và các văn bản có liên quan dé đápứng được yêu cầu công tác PCTN hiện nay

Vì vậy, HTPL về PCTN hiện nay là một nhiệm vụ cấp thiết nhằm đáp ứngmục tiêu, yêu cầu của công tác PCTN, bảo đảm nâng cao hiệu quả phòng ngừa, phát

Trang 8

những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về PCTN hiện hành; từ đó, đề xuất quanđiểm, yêu cầu và giải pháp HTPL về PCTN Do đó, tác giả nghiên cứu đề tài nàynhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ trên.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề PCTN nói chung cũng như xây dựng pháp luật về PCTN nói riêngđược khá nhiều nhà khoa học, nhà quản lý ở nước ta và trên thế giới quan tâmnghiên cứu Nhiều công trình khoa học đã đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạngtham nhũng, các biện pháp PCTN, xây dựng pháp luật về PCTN, việc thực hiệnpháp luật về PCTN và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCTN, trong

đó, có nhiều giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nói chung và phápluật về PCTN nói riêng nhằm bảo đảm PCTN có hiệu quả Có thể kế đến một số

công trình sau:

- Luận án Tiến sỹ Luật học “Tình hình, nguyên nhân và các biện pháp đấutranh phòng, chong các tội tham những” của Nghiên cứu sinh Trần Công Phan,nghiên cứu lý luận và thực tiễn của cuộc đấu tranh CTN, nêu bật quan điểm củaĐảng và Nha nước ta về dau tranh CTN, phân tích các tội tham nhũng ở nước tahiện nay và nguyên nhân của tình hình đó cùng các giải pháp đấu tranh phòngchống các tội tham nhũng

- Luận án Tiến sỹ Luật học “Tham những trong Chính phủ Việt Nam: biểuhiện và cách khắc phục” (Koppyuura B OprAHaX TOCY/IApCTB€HHOÌ BJIACTH

Bb€THAaMA: (ODMBI MpoABIeHHA H IYTH npeo/1o1eHH3z) của Nghiên cứu sinh Lê

Trung Kiên, nghiên cứu bản chat của tham những, nguyên nhân, các hình thức, tínhnăng và các biểu hiện của tham nhũng trong xã hội Việt Nam, trong tô chức Chínhphủ; xác định các hướng đi, cách thức và phương tiện để khắc phục tham nhũngtrong điều kiện kinh tế và xã hội mới của nước ta

- Luận án Tiến sỹ Luật học “Hoạt động của Viện kiểm sát Nhân dân trong dautranh phòng, chống tội phạm về tham những ở Việt Nam” của Nghiên cứu sinh

Trang 9

VKSND trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam.

- Luận văn Thạc sỹ Luật học “Đổi mới tu duy pháp lý về dau tranh phòngCTN ở Việt Nam hiện nay” của Ngo Duy Hiểu, nghiên cứu tham nhũng, đấu tranhPCTN và việc đôi mới tư duy trong phòng ngừa và dau tranh CTN ở Việt Nam

- Luận văn Thạc sỹ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống thamnhững ở Việt Nam hiện nay” của Trần Anh Tuấn, nghiên cứu cơ sở lý luận của việcHTPL về PCTN, quá trình phát triển của pháp luật về PCTN và thực trạng pháp luật

về PCTN (đến năm 2006); nêu lên quan điểm, phương hướng và giải pháp HTPL về

PCTN của Việt Nam.

- Đề tài khoa học cấp nhà nước “Đầu ranh PCTN ở nước ta” của Ban Nội

chính Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, nghiên cứu thực trạng tham nhũng,

nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng tham nhũng ở Việt Nam, kiến nghị các giảipháp nhằm dau tranh PCTN ở nước ta

- Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước “Luận cứ khoa học cho việc xây đựngchiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả dau tranh PCTN ở Việt Nam cho đếnnăm 2020” của tác giả Mai Quốc Bình, Phó Tổng Thanh tra cùng tập thể tác giảthuộc TTCP, nghiên cứu một số van dé lý luận chung về tham nhũng và công tácđấu tranh CTN, thực trạng, hậu quả và nguyên nhân tham nhũng, tình hình công tácdau tranh CTN ở Việt Nam, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN vớinhiệm vụ PCTN, kinh nghiệm về PCTN trên thế giới, các giải pháp phòng ngừa vànâng cao hiệu quả đấu tranh CTN và việc xây dựng Chiến lược PCTN ở Việt Nam

- Đề tài khoa học cấp bộ “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tácchồng tham những của các cơ quan thanh tra nhà nước theo Luật PCTN” do TS.Trần Ngọc Liêm, Phó Vụ trưởng Vụ IV, TTCP làm Chủ nhiệm, nghiên cứu thựctrạng, hiệu quả và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCTN của

các cơ quan thanh tra nhà nước.

Trang 10

Khoa học Thanh tra, TTCP làm Chủ nhiệm, nghiên cứu quyền được thông tin vàđưa ra các giải pháp bảo đảm quyền được thông tin của công dân góp phần PCTN.

- Đề tài khoa học cấp cơ sở “Một số vấn dé về tham những trong khu vực tư vàPCTN trong khu vực tư ở Việt Nam hiện nay” do ThS Nguyễn Vũ Quynh Lâm,Viện Khoa học Thanh tra, TTCP làm Chủ nhiệm, đề cập đến khái niệm, lý luận vàthực tiễn tham nhũng trong khu vực tư, đưa ra dự báo và giải pháp PCTN trong khu

vực tư ở Việt Nam.

- Đề tài khoa học cấp cơ sở “Vai trò của Hội người cao tuổi và Hội cựu chiếnbinh tham gia PCTN ở cơ sé” do ThS Nguyễn Thé Huệ, Viện Nghiên cứu Ngườicao tuôi Việt Nam làm Chủ nhiệm và Đề tài khoa học cấp cơ sở “Đoàn thanh niêncộng sản Hỗ Chi Minh với công tác PCTN ở Việt Nam” do tác giả Nguyễn Tuan

Anh, Viện Khoa học Thanh tra, TTCP làm Chủ nhiệm nghiên cứu vai trò của Hội

Cựu chiến binh, Hội nguoi cao tuổi, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đối vớicông tác PCTN và nêu lên các giải pháp hoàn thiện cơ chế hoạt động và nâng caohiệu quả hoạt động của các tô chức nói trên trong công tác PCTN

- Cuỗn sách “Nhận điện tham những và các giải pháp phòng, chống thamnhững ở Việt Nam hiện nay” do tập thé tác giả Phan Xuân Sơn, Phạm Thế Lực(Đồng chủ biên) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dé nhận diện và thiết lập cácbiện pháp PCTN; van đề nhận diện, đặc điểm, nguyên nhân của tham nhũng ở ViệtNam, thực trạng PCTN và phương huớng, giải pháp nâng cao hiệu quả trong đấu

tranh PCTN ở nước ta hiện nay.

Bên cạnh các công trình khoa học nêu trên còn có nhiều bài viết có nội dungliên quan đến PCTN, pháp luật về PCTN đăng trên các tạp chí khoa học Có thể kểđến các bài sau:

- Bài “Can thiết phải quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân” của tập thétác giả Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Văn Chinh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lậppháp số 195 tháng 5-2011, nghiên cứu sự cần thiết và cơ sở quy định trách nhiệm

Trang 11

- Bài “Bàn về tham những” của TS Nguyễn Minh Đoan đăng trên Tạp chíNghiên cứu lập pháp số 2 năm 2004 đã phân tích khái niệm về tham nhũng: nguyênnhân của tham nhũng và các giải pháp về PCTN như xác lập cơ chế kiểm soát lẫnnhau, coi trọng phát hiện, xử lý tham nhũng, xây dựng cơ chế chi đạo và tổ chức

thực hiện công tác PCTN ở Việt Nam.

- Bài “Minh bạch hoá hoạt động của nhà nước” của TS Lê Vương Long đăng

trên Tap chí Nghiên cứu Lập pháp số 11 năm 2005 đã đi sâu phân tích thực trạngcủa việc minh bạch hoạt động trong các cơ quan, tô chức, đơn vị của Nhà nước,nguyên nhân của những hạn chế, bất cập và đề xuất một số giải pháp để minh bạch

hóa các hoạt động của Nhà nước.

- Bài “Kinh nghiệm phòng, chống tham những của một số nước trên thé giới”của TS Nguyễn Thị Hồi đăng trên Tap chí Nhà nước và Pháp luật số 7 năm 2006

đã nghiên cứu thực trạng pháp luật và việc PCTN của một số nước trên thế gidi,trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm va đề xuất một số giải pháp PCTN ở Việt

hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi, Tội bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học trong thời gian qua chủ yếu

đi sâu nghiên cứu làm rõ khái niệm, bản chất của tham nhũng, đặc điểm của thamnhũng, phân tích thực trạng tham nhũng và pháp luật về PCTN, đồng thời đưa raphương hướng, giải pháp về PCTN, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PCTN,

nhưng dén thời điêm hiện nay chưa có công trình khoa học nào đưa ra được các giải

Trang 12

được nêu ở trên còn hạn chế trong việc hệ thống hoá các cơ sở lý luận, thực tiễn củaviệc HTPL về PCTN và đưa ra những quan điểm, giải pháp HTPL về PCTN mộtcách đồng bộ nhằm đáp ứng yêu cầu PCTN hiện nay ở Việt Nam Liên quan trựctiếp đến vấn đề HTPL về PCTN thì đáng chú ý nhất là Luận văn Thạc sỹ Luật học

“Hoàn thiện pháp luật vé phòng, chống tham những ở Việt Nam hiện nay” của tácgiả Trần Anh Tuấn đã có những đóng góp là: mở rộng khái niệm tham nhũng, baogồm cả tham nhũng trong khu vực công và khu vực tư; đề xuất việc nghiên cứu xử

lý hành chính hành vi tham nhũng khi hành vi đó chưa đủ yếu tô cau thành tội phạm

về tham những; hoàn thiện một số quy định của pháp luật về PCTN cho phù hợp vớitình hình tham nhũng ở Việt Nam và phù hợp với Công ước của LHQ về CTN Tuynhiên, do đây là đề tài nghiên cứu ở cấp độ là Luận văn Thạc sỹ, thời điểm nghiêncứu cách đây 6-7 năm, lúc đó nhiều văn bản pháp luật về PCTN chưa được banhành, nhiều quy định của pháp luật chưa được nhìn nhận đánh giá từ thực tiễn thihành, cho nên về phạm vi và đối tượng nghiên cứu còn có những hạn chế nhất định

so với thời điểm hiện nay

Mặc dù các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý nói trên đã góp phần vàoviệc xây dựng, HTPL về PCTN, nhưng các quy định của pháp luật về PCTN hiệnnay vẫn còn hạn chế, bất cập, gây khó khăn cho việc phòng ngừa, phát hiện, xử lýtham những, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu dé hoàn thiện

Ý thức được điều đó nên tôi đã chon đề tài “Hoàn thiện pháp luật về phòng,chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” làm luận an tiễn sỹ luật học

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu.

Mục đích của luận án là giải quyết một số vẫn đề lý luận về pháp luật, HTPL

về PCTN; đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về PCTN hiện hành ởnước ta, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực đó; từ đó đềxuất quan điểm, giải pháp HTPL về PCTN ở nước ta hiện nay

Trang 13

- Làm sáng tỏ khái niệm tham nhũng, PCTN, pháp luật về PCTN, HTPL vềPCTN; vai trò của pháp luật đối với PCTN; các tiêu chi dé HTPL về PCTN; sự cầnthiết và các yếu tố ảnh hưởng đến việc HTPL về PCTN.

- Hệ thống hoá các quy định của pháp luật về PCTN hiện hành, bao gồm cácquy định về phòng ngừa tham những: phát hiện, xử ly tham nhũng; tổ chức, hoạtđộng của cơ quan PCTN; vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ chức trong công tácPCTN; hợp tác quốc tế về PCTN, xác định các ưu điểm và đặc biệt là chỉ ra nhữnghạn chế của pháp luật về PCTN hiện hành

- Dé xuất các quan điểm, yêu cầu và giải pháp HTPL về PCTN nhằm taothuận lợi cho công tác đấu tranh PCTN có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Luận án chỉ nghiên cứu các nội dung cơ bản của pháp luật về PCTN thể hiệntrong Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này, xác định ưu điểm,hạn chế của pháp luật về PCTN, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định củapháp luật về PCTN hiện hành, mà chủ yếu là hoàn thiện các quy định về phòngngừa tham nhũng; phát hiện, xử lý tham nhũng; tổ chức, hoạt động của cơ quanPCTN; phát huy vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ chức trong PCTN; hop tácquốc tế về PCTN; tô chức, bộ máy các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viênchức dé bảo đảm PCTN có hiệu quả; đánh giá thực trạng tham nhũng, hiệu quả côngtác PCTN và HTPL một số lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

5.1 Phương pháp luận.

Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ

nghĩa duy vật biện chứng của Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh Đồng thời, dựatrên cơ sở quan điểm, chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ của Đảng về PCTNhiện nay, nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI, Nghị quyết Hộinghị BCH Trung ương lần thứ 3 (Khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối

Trang 14

với công tác PCTN, lãng phí, Kết luận của Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 5

(Khoá XI).

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thé

Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài cơbản là các phương pháp truyền thống như: phân tích, so sánh, chứng minh, hệ thốnghoá, thông kê, tổng hợp Trong đó, các phương pháp được sử dụng chủ yếu là: hệthong hoá các quy định của pháp luật về PCTN hiện hành, thống kê, tổng hợp việcthực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, so sánh quy định của pháp luật hiệnhành với lý luận và thực tiễn, phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của phápluật về PCTN để làm cơ sở chứng minh, luận giải cho các giải pháp HTPL vềPCTN đã được đề xuất

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Kết quả nghiên cứu đề tài được trình bày trong luận án có thể được sử dụnglàm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm cơ sở lý luận, cơ sởthực tiễn để xây dựng, HTPL về PCTN ở nước ta hiện nay

- Luận án là tài liệu tham khảo cho cán bộ, công chức nhà nước và các tôchức, cá nhân có liên quan trong việc nghiên cứu dé dé ra các giải pháp cụ thé trongcông tác PCTN hoặc trực tiếp tham gia hoạt động PCTN, nhất là cán bộ, công chức

thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước.

- Luận án là tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy, tuyên

truyền pháp luật về PCTN, có thể sử dụng trong thực hiện Đề án “Đưa nội dungPCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng” đã được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt tại Quyết định số 137/QĐ-TTg ngày 02/12/2009

7 Những đóng góp mới của luận án.

Là công trình ở cấp độ luận án tiễn sỹ luật học nghiên cứu một cách có hệthống pháp luật về PCTN của Việt Nam ké từ khi Luật PCTN được ban hành, luận

án có những điểm mới chủ yếu về khoa học sau đây:

- Xây dựng được các khái niệm: tham nhũng, pháp luật về PCTN, HTPL vềPCTN, tiêu chí HTPL về PCTN và xác định được vai trò của pháp luật về PCTN

Trang 15

- Phân tích, đánh giá khách quan thực trạng pháp luật về PCTN ở nước ta,trong đó, bên cạnh nêu những mặt tích cực thì đã phát hiện, chỉ ra được những điểmhạn chế của pháp luật về PCTN hiện hành.

- Đề xuất các giải pháp tương đối đồng bộ và sát với thực tiễn trong việc hoànthiện các quy định của pháp luật về PCTN

8 Kết cấu của luận án

Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VE PHÒNG, CHÓNG THAM NHŨNG

1.1 Khái niệm, vai trò của pháp luật về phòng, chống tham nhũng

1.1.1 Khái niệm pháp luật về phòng, chỗng tham nhũng

1.1.1.1 Khai niệm tham nhĩũng.

Trong khoa học và thực tiễn đã có nhiều quan niệm khác nhau về tham nhũng.Ban nghiên cứu thuộc Hội đồng châu Âu đã đưa ra khái niệm tham nhũng:

“Tham những bao gom những hành vi hồi lộ và bat kỳ một hành vi nào khác của

những người được giao thực hiện một trách nhiệm nào đó trong khu vực nhà nước

hoặc tu nhân, nhưng đã vi phạm trách nhiệm được giao để thu bắt kỳ một thứ lợibắt hợp pháp nào cho cá nhân hoặc cho người khác” [93, tr 21]

Theo Tổ chức Minh bạch Thế giới (TI), tham nhũng là hành vi “của người lạmdụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cô ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cánhân” Ngân hàng Thế giới (WB) cho rang tham nhũng là “sự lam dung chức vụcông để tr lợi” [77, tr 9] Ngan hang Phát triển Châu A có quan niệm khá rộng vềtham nhũng, đó là “lạm dung chức vu công hoặc chức vu tu dé tư lợi” [77, tr 10]Ban Téng thu ky LHQ cho rang:

“Tham nhiing bao ham:

Một là: Hành vi của những người có chức, có quyên ăn cắp, tham 6 vàchiếm đoạt tài sản của Nhà nước

Hai là: Lam dung chức quyên dé trục lợi bat hợp pháp thông qua việc sửdụng các quy chế chính thức một cách không chính thức

Ba là: Sự mâu thudn, không cân đối giữa các lợi ích chính đáng do thực

hiện nghĩa vụ xã hội với những mon tu lợi riêng ” [53, tr 18-19].

Giáo sư J Nai cho rang “Tham những bao hàm trong nội dung của nó cả tệnạn hồi lộ, tệ bệnh gia đình chủ nghĩa và sự chiếm đoạt bat hợp pháp tài sản côngcộng và biến tài sản đó thành của riêng cá nhân” [93, 20]

Trang 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh không sử dụng danh từ “tham nhũng”, nhưng Ngườithường nói đó là tham ô — biểu hiện đặc trưng nhất của tham nhũng:

“Tham ô là gì?

- Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là:

An cắp của công làm của tư

Đục khoét của nhân dân

An bot của bộ đội

Tiêu it mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phi để làm quỹ

riêng cho địa phương mình, don vị mình, cũng là tham ô.

- Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là:

An cắp của công, khai gian, lậu thuế" [45, tr 488]

Người khang định: "Tham 6 là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhấttrong xã hội Tham 6 là trộm cắp của công, chiếm của công làm của tu" [46, tr 110].Tại Hội nghị quốc tế CTN lần thứ 13 diễn ra tháng 11/2008 tại Hy Lạp với chủdé: “Minh bạch toàn cầu: chống tham nhũng vì một tương lai bền vững” đã xác định

một phương trình (công thức) của tham nhũng là: C=M+D-A Trong đó C là

Corruption: tham nhũng: M là Monopoly: độc quyền; D là Discretion: sự che chan

của quan chức; A là Accountability: trách nhiệm giải trình.

Thực tẾ 6 Việt Nam hiện nay cũng có nhiều quan niệm về tham nhũng Theo

từ điển Tiếng Việt, “ham những là sự lợi dụng quyên hạn để những nhiễu dân valấy của ”[90, tr 910] Theo Luật PCTN: “Tham những là hành vi của người có chức

VU, quyên hạn đã lợi dụng chức vu, quyền hạn đó vì vụ lợi ” (Khoản 2 Điều 1)

Nghiên cứu tham nhũng từ góc độ đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật va tội

phạm thì GS TS Nguyễn Xuân Yêm, PGS TS Nguyễn Hòa Bình, TS Bùi MinhThanh cho rằng:

“Tham những là hiện tượng xã hội tiêu cực có tính lịch sw xuất hiện vàtôn tại trong xã hội phân chia giai cấp và hình thành nhà nước, được thểhiện bằng hành vi lợi dụng chức vụ, quyên hạn để vụ lợi cho cá nhânhoặc người khác dưới bất kỳ hình thức nào, gây thiệt hại tài sản của nhà

Trang 18

nước, của tập thể, của công dan hoặc de doa gáy thiệt hai cho hoạt độngdung đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc quyền, lợi ích hợp

pháp cua công đán” [93, tr.26].

Nghiên cứu tham nhũng từ nhiều góc độ, GS.TSKH Phan Xuân Sơn và ThS.Hoàng Thế Lực cho rằng: “Tham những là một hiện tượng xã hội, trong đó các tổchức, tập đoàn, cá nhân lợi dụng những wu thé về chức vụ, cương vi, uy tín, nghề

nghiệp, hoàn cảnh của mình hoặc người khác, lợi dụng những sơ hở của pháp luật

để trục lợi bất chính” [53, tr 37]

Có quan điểm cho rằng tham những là hành vi được thực hiện bởi người cóchức vụ, quyền hạn hoặc nhiệm vụ công vụ được giao đã lợi dụng chức vụ, quyềnhạn hoặc nhiệm vụ công vụ đó dé vụ lợi cá nhân va thông thường gan với qua trìnhquan ly nha nước hay tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước Trong khi đó, có ýkiến cho rằng tham nhũng không chỉ giới hạn bởi các hành vi thuộc các cơ quan nhà

nước mà còn ở những mối quan hệ khác trong xã hội, nó được xem như là một sự

lợi dụng, biến lợi ích của tập thể thành lợi ích của cá nhân Tham những được thực

hiện cả trong phạm vi ngoài nhà nước hay còn gọi là trong cả khu vực tư Mặc dù

được diễn đạt khác nhau, Song hầu hết các quan điểm trên đều giống nhau ở chỗ chorằng tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giaothực hiện công vụ, nhiệm vụ nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc công vụ,nhiệm vụ đó để trục lợi cá nhân

Như vậy, tham nhũng là hành vi trái pháp luật của người có chức vụ, quyênhạn hoặc được giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyênhạn hoặc công vụ, nhiệm vụ đó để vụ lợi cá nhân, làm thiệt hại hoặc đe doạ gáythiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân

Từ khái niệm trên, nhìn dưới góc độ là một loại vi phạm pháp luật, tham

nhũng có các dấu hiệu sau:

Thứ nhát, chủ thé của tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn hoặc đượcgiao công vụ, nhiệm vụ nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc công vụ, nhiệm

vụ đó dé vu lợi.

Trang 19

Thứ hai, khách thé của tham nhũng là những quan hệ xã hội được pháp luậtbảo vệ, thé hiện ở các lợi ích vật chất, phi vật chất mà chủ thé tham những hướng

tỚI.

Thứ ba, về mặt chủ quan của tham nhũng thì lỗi của người thực hiện hành vitham nhũng là lỗi cố ý Trong nhiều trường hợp chủ thể tham nhũng còn sử dụngcác thủ đoạn hết sức tỉnh vi để che dấu và gây khó khăn cho việc phát hiện hành vitham nhũng Về động cơ tham những thì phần lớn các trường hợp chủ thể thamnhũng đều có động cơ xuất phát từ ham muốn cá nhân dé thoả mãn nhu cầu về vậtchất, tinh thần của họ, tức là động cơ vụ lợi Mục đích mà các chủ thé tham nhũngmuốn đạt được chủ yêu là những giá trị vật chất Ngoài ra, trong một số trường hợp

cụ thé, lợi ích vật chất và phi vật chất đan xen

Thr tr, mặt khách quan của tham nhũng là những biểu hiện ra bên ngoài củachủ thé tham những, bao gồm hành vi tham nhũng, hậu quả tham nhũng và mối

quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả tham nhũng.

Hành vi tham nhũng là hành vi trái pháp luật của người có chức vụ, quyềnhạn, được thê hiện băng hành động hay không hành động Hành động ở đây thường

là việc người có chức vụ, quyền hạn không thực hiện đúng yêu cầu, giới hạn mà

pháp luật cho phép; không hành động thường là không thực hiện chức trách, nhiệm

vụ được giao Luật PCTN quy định 14 hành vi tham nhũng, mặc dù vậy, các hành

vi này nếu so với thực tế thì vẫn chưa đầy đủ và cần phải tiếp tục nghiên cứu dé bổsung một số hành vi cho phù hợp

Hậu quả của tham nhũng là sự thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của

Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Phần lớn các hành vitham nhũng đã trực tiếp làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tô chức, cá nhân, người thực hiện hành vi tham nhũng đã chiếm đoạt được

lợi ích vật chất, phi vật chat Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chưa có thiệt hại

xây ra nhưng đã đe doa gây thiệt hại lợi ich của Nhà nước, quyền va lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân

Mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả tham nhũng là mối quan hệ

Trang 20

biện chứng, hậu qua xây ra xuất phat từ hành vi của chủ thé tham nhũng.

1.1.1.2 Khái niệm phòng, chống tham nhũng

Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ được các quốc gia trên thế giới quantâm thực hiện PCTN được hiểu là các hoạt động “phòng ngừa tham nhũng” và

“phát hiện, xử lý tham nhũng” nhằm thực hiện mục tiêu ngăn chặn, đây lùi được

tình trạng tham nhũng.

Phòng ngừa tham nhũng là biện pháp dé đề phòng, ngăn ngừa sự phát sinh cáchành vi tham nhũng (không dé tham nhũng xấy ra) Tuy theo điều kiện hoàn cảnhkinh tế, chính trị, xã hội mà mỗi nước có những cách thức, biện pháp phòng ngừakhác nhau Trong đó đáng ké nhất là các biện pháp tiền đề được các quốc gia trênthế giới áp dụng, đó là tăng cường tính công khai, minh bạch đối với các hoạt độngcủa nhà nước; minh bạch tài sản, thu nhập của công chức; kiểm soát chặt chẽ tàisản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn; cải cách thủ tục hành chính,đưa ứng dụng công nghệ vào quản ly; thực hiện tốt thanh toán không dùng tiền mặt,nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, quy tắc đạođức nghề nghiệp; tăng cường công tác quản lý nhà nước, quản lý KTXH trên cáclĩnh vực Việc thực hiện các biện pháp này là điều kiện cần thiết để đề phòng, ngănngừa các hành vi tham nhũng nay sinh trên thực tế

Đi đôi với phòng ngừa tham nhũng, các quốc gia trên thế giới đều sử dụng cáccông cụ dé phát hiện và xử lý những người có hành vi tham nhũng Phát hiện và xử

lý hành vi tham nhũng là biện pháp quan trọng nhất trong công tác dau tranh PCTN,thê hiện thái độ phản ứng của nhà nước đối với tham nhũng

Phát hiện tham nhũng là quá trình tìm ra các hành vi tham nhũng được thực

hiện bởi các chủ thé cụ thé Do chủ thé tham nhũng thường là những người có chức

vụ, quyền hạn và một số trường hợp được che đậy bang các thủ đoạn hết sức tinh

vi, thậm chí còn được các công cụ quyền lực bảo vệ, che chắn, do đó việc phát hiệntham nhũng là một trong những công việc hết sức khó khăn Dé phát hiện thamnhũng, các quốc gia trên thế giới áp dụng nhiều cách thức, nhưng chủ yếu là thôngqua các nhánh quyền lực, trong đó, có những công cụ phát hiện của nhà nước nhưng

Trang 21

cũng có những công cụ từ xã hội Công cụ chính dé phát hiện tham nhũng mà nhiềuquốc gia trên thé giới áp dụng đó là thông qua hoạt động của các cơ quan chứcnăng, chuyên trách về PCTN như: thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát.Ngoài ra, trên thực tế hiện nay, có nhiều hành vi tham nhũng được phát hiện xuấtphát từ nguồn cung cấp thông tin từ phía tổ chức, cá nhân, trong đó không thêkhông nói đến vai trò của các cơ quan thông tan báo chi và việc tố cáo hành vi thamnhũng của công dân Đề phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, nhànước cũng xây dựng cơ chế để họ có điều kiện tham gia vào việc phát hiện thamnhũng thông qua nhiều hình thức, nhất là cung cấp thông tin về tham nhũng cho các

cơ quan chức năng của nhà nước.

Xử lý tham nhũng là áp dụng các biện pháp trừng phạt của nhà nước đối vớingười có hành vi tham nhũng Việc xử lý tham nhũng không chỉ nhằm mục đích

trừng tri người có hành vi tham nhũng mà còn có mục đích ran đe, giáo dục những

người khác dé họ không dám thực hiện hành vi tham nhũng Cho dù phát hiện thôngqua con đường nào đi chăng nữa thì việc kết luận và xử lý người có hành vi thamnhũng vẫn thuộc về các cơ quan chức năng của nhà nước và theo một trình tự, thủtục nhất định Việc kết luận một người có hành vi tham những hay không và tráchnhiệm pháp lý như thế nào, chế tài xử lý ra sao căn cứ vào tính chất, mức độ và hậuqua của hành vi tham nhũng Tuy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vitham nhũng mà các quốc gia quy định hình thức, biện pháp xử lý người thực hiện

hành vi tham những khác nhau Thông thường nhà nước áp dụng các biện pháp xử

ly ky luật, hành chính, trừng phạt về kinh tế hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự,trong đó việc truy cứu trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với những hành vitham những ở mức độ nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội Đối với các hành vitham nhũng gây nguy hiểm cho xã hội không lớn thì pháp luật quy định các biệnpháp xử lý hành chính Trong trường hợp hành vi tham nhũng gây thiệt hại về tài

sản, quyền tài sản thì buộc khắc phục hậu quả hoặc bồi thường thiệt hại, những tài

sản do tham nhũng mà có thì được thu hồi nộp vào ngân sách nhà nước hoặc trả lại

cho chủ sở hữu.

Trang 22

Như vậy, phòng, chống tham những là các biện pháp mà nhà nước áp dụng để

phòng ngừa, ngăn chặn sự phat sinh các hành vi tham những, phát hiện được và xử

ly các hành vi tham nhiing.

1.1.1.3 Khái niệm pháp luật v phòng, chống tham những

Đề PCTN, các cơ quan nhà nước đã áp dụng nhiều cách thức, biện pháp khác

nhau, với những công cụ khác nhau, trong đó có pháp luật Pháp luật là công cụ hữu

hiệu nhất để nhà nước quản lý xã hội nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội Xuấtphát từ tính ưu việt của pháp luật là: do nhà nước ban hành, mang tính chất bắt buộcchung và được bảo đảm thực hiện bang các tổ chức, biện pháp mang tính chatquyên lực nhà nước nên pháp luật luôn giữ vai trò quan trọng trong PCTN

Đề bảo đảm việc PCTN có hiệu quả và tuân theo một trật tự nhất định, nhànước ban hành các quy định pháp luật nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý thamnhũng Pháp luật xác định rõ hành vi nào là tham nhũng, thâm quyền của các cơquan của nhà nước trong công tác PCTN, trình tự, thủ tục xử lý tham nhũng, đồngthời, quy định trách nhiệm và cơ chế dé phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân

trong xã hội tham gia vào công tác PCTN.

Trong khoa học pháp lý, pháp luật về PCTN chưa được coi là một ngành luậtđộc lập với đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng biệt Pháp luật vềPCTN có thê được hiểu theo nghĩa rộng, đó là các quy định góp phần vào việcphòng ngừa, phát hiện va xử lý tham những Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa này thikhó có thể hệ thống hóa một cách đầy đủ và rút ra được những đặc điểm riêng củapháp luật về PCTN Mặt khác, trong một số trường hợp cụ thể rất khó có thể xác

định được những quy phạm pháp luật nào thuộc pháp luật PCTN bởi các quy phạm

pháp luật về PCTN nam rải rác ở nhiều văn bản của nhiều ngành luật khác nhau nhưluật hình sự, luật hành chính, luật kinh tế Đồng thời, cũng khó để nghiên cứu tìm

ra phương thức, phương pháp HTPL về PCTN

Pháp luật về PCTN cũng có thé được hiểu theo nghĩa hep, đó là tổng thé cácquy phạm pháp luật được thê hiện trong Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thihành Nhưng hiểu theo nghĩa này thì cũng có điểm không hoàn toàn chính xác vì

Trang 23

bên cạnh Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật PCTN, còn rất nhiềuvăn bản thuộc nhiều ngành luật khác nhau cũng có tác dụng PCTN và có thể đượcxem là pháp luật về PCTN.

Nhìn chung, pháp luật PCTN có một số đặc điểm đặc thù riêng và có thể phân

biệt được với pháp luật trong các lĩnh vực khác, đó là:

- Pháp luật về PCTN xác định rõ những hành vi nào là hành vi tham nhũng vànhững biện pháp cưỡng chế nhà nước cần áp dụng đối với các chủ thé có hành vi

đó Các biện pháp được áp dụng có thể là biện pháp hình sự, hành chính hoặc kinh

tẾ, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi tham nhũng

- Pháp luật về PCTN điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các cơ quan, tổ

chức, cá nhân trong phòng ngừa tham nhũng và các quan hệ giữa các cơ quan chức

năng của nhà nước với các tô chức, cá nhân trong việc phát hiện, xử lý các hành vitham những: quy định các biện pháp được áp dụng để phòng ngừa tham nhũng,đồng thời, quy định vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tô chức, cá nhân trong PCTN

- Pháp luật về PCTN còn gồm các quy định về tổ chức và hoạt động của các

cơ quan PCTN, các quy định về hợp tác quốc tế và phát huy vai trò, trách nhiệmcủa tô chức, cá nhân trong PCTN, đồng thời quy định các biện pháp bảo đảm nhằm

PCTN có hiệu quả.

- Pháp luật về PCTN sử dụng các cách thức, phương pháp tác động nhằm hanchế, ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng dé bảo vệ lợi íchcủa nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Các phương phápđiều chỉnh của nó mang tính quyền uy, phục tùng, buộc moi chủ thé pháp luật phảituân theo Ngoài ra, trong một số ít trường hợp, nó sử dụng phương pháp điều chỉnhmang tính chat tùy nghi Mặc dù việc áp dụng phương pháp tùy nghi trong pháp luật

về PCTN là rất hạn chế song việc đảm bảo tính chất quyền uy nhưng mềm dẻo,không gò bó, xơ cứng cũng cho thấy sự phù hợp với thông lệ quốc tế, lợi ích quốcgia, lợi ích của công dân, phù hợp với tâm lý, đặc điểm truyền thống của dân tộc,chăng hạn như: Điều 20 Công ước của LHQ về PCTN quy định trách nhiệm hình sựcủa pháp nhân là điều khoản tùy nghi, trong đó, khi phê chuẩn Công ước của LHQ

Trang 24

về CTN, Việt Nam tuyên bé bảo lưu quy định này, vì BLHS Việt Nam không quyđịnh pháp nhân là tội phạm, điều này phù hợp với nguyên tắc của pháp luật ViệtNam; hoặc việc tặng quà, nhận quà tặng suy cho cùng thì vẫn ấn chứa sự vụ lợi vađược nhưng đo nó có tính chất phổ biến và phù hợp với phong tục tập quán, văn hóacủa con người nên vẫn được pháp luật thừa nhận trong một số trường hợp, pháp luậtcũng tạo ra hành lang pháp lý để các quan hệ tặng quà, nhận quà vận động trongmột khuôn khô, trật tự nhất định.

Pháp luật về PCTN được thé hiện theo cấu trúc lô gic bao gồm các nguyên tắcchung, các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật cụ thể Các văn bản quyphạm pháp luật về PCTN được cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành theotrình tự, thủ tục do pháp luật quy định, trong đó chứa đựng các qui tắc xử sự chungđược nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ pháp luật về PCTNtheo ý chí của nhà nước Hình thức của pháp luật về PCTN được thể hiện theonhiều cách khác nhau, có khi được thé hiện băng một văn bản luật điều chỉnh riêng

về PCTN nhưng thường là năm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau trong hệ thống

các văn bản quy phạm pháp luật.

Từ các đặc điểm nêu trên cho thấy, pháp luật về PCTN điều chỉnh những quan

hệ xã hội phát sinh trong hoạt động phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng bằngcác phương pháp, cách thức điều chỉnh khác nhau, tùy theo tính chất, mức độ củacác chủ thể có hành vi tham nhũng

Có thé định nghĩa: Pháp luật về phòng, chống tham nhũng là tong thể các quyphạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyên ban hành nhằm xác định cácbiện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử ly tham những; tô chức, hoạt động của cơquan phòng, chống tham những; phát huy vai trò, trách nhiệm của công dân, tổchức trong phòng, chong tham những; hop tác quốc tế về phòng, chống tham những

và các biện pháp bảo đảm nhằm phòng, chống tham nhũng có hiệu quả

1.1.2 Vai trò của pháp luật về phòng, chong tham những

Vai trò của pháp luật về PCTN thể hiện ở những điểm sau đây:

Thứ nhất, pháp luật về PCTN là cơ sở pháp lý để nhận diện tham những

Trang 25

Dé nhận diện tham nhũng, trước hết pháp luật dua ra khái niệm tham nhũng vacác dau hiệu đặc thù của tham nhũng Tùy theo thực trạng tham nhũng và mục tiêu,yêu cầu của việc đấu tranh PCTN mà Nhà nước ban hành các quy định dé nhận diệntham nhũng thông qua các dấu hiệu đặc thù của tham nhũng (Luật PCTN quy định

ba dấu hiệu đặc thù của tham nhũng là: a) do người có chức vụ, quyền hạn thựchiện; b) có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) có yếu tố vụ lợi) Bên cạnh đó,pháp luật quy định cụ thé các hành vi tham nhũng với các dấu hiệu đặc trưng của nó

và sự phân hóa về tính chất Với việc quy định các hành vi tham nhũng, pháp luật

đã tạo điều kiện nhận diện tham nhũng, nhận biết được các hành vi tham nhũng xây

ra trên thực tế, đồng thời, phân biệt được hành vi tham nhũng với hành vi vi phạm

pháp luật khác, giữa hành vi tham nhũng nay với hành vi tham nhũng khác.

Thứ hai, pháp luật tạo lập khuôn khổ pháp ly dé phòng ngừa tham nhũng.Kinh nghiệm CTN của các nước trên thế giới cho thấy phòng ngừa thamnhũng có vai trò cực kỳ quan trọng trong CTN Việc đề cao phòng ngừa thamnhũng sẽ là cơ sở dé hạn chế sự phát sinh các hành vi tham nhũng trên thực tế Cácbiện pháp phòng ngừa không ngừng được rà soát, sửa đôi, bỗ sung cho phù hop

Dé có tác dụng trong việc phòng ngừa tham nhũng, một mặt các quy định củapháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cần phải bảo đảm sự chặt chẽ

cả về nội dung lẫn hình thức nhằm hạn chế sự lợi dụng kẽ hở của pháp luật dé trụclợi hoặc nếu có lợi dụng thì cũng có đủ điều kiện để phát hiện ra Bên cạnh đó, phápluật quy định rõ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng cụ thê, trong đó nêu rõ cáchthức, nội dung và trách nhiệm của các cơ quan, tô chức, cá nhân trong xã hội đốivới việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng Tùy theo điều kiện cụ thé

mà mỗi quốc gia quy định cách thức, biện pháp phòng ngừa tham nhũng khác nhau

Ở nước ta, pháp luật về PCTN rất coi trọng phòng ngừa tham nhũng và thực tế cácquy phạm pháp luật về phòng ngừa tham nhũng chiếm tỷ lệ rất lớn trong LuậtPCTN nhằm tạo lập khuôn khổ và xây dựng ý thức phòng ngừa tham nhũng trongcác đối tượng và lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao trong xã hội

Thứ ba, pháp luật về PCTN tạo lập khuôn khổ pháp lý để phát hiện, xử lý

Trang 26

tham nhũng.

Pháp luật là cơ sở pháp lý cho quá trình phát hiện tham nhũng hay nói cách

khác là tìm ra những vụ việc tham nhũng để trên cơ sở đó có biện pháp khắc phụcthiệt hại xảy ra, xem xét, ra quyết định xử lý những người có hành vi tham nhũng vàtài sản tham nhũng Việc phát hiện tham nhũng đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thốngchính trị, đặc biệt vai trò của các cơ quan có chức năng PCTN Pháp luật về PCTNquy định cụ thể trình tự, thủ tục, thâm quyền của các cơ quan chức năng trong việc

phát hiện hành vi tham nhũng Việc phát hiện tham nhũng được thông qua những

cach thức khác nhau, trong đó chủ yêu gồm: a) công tác tự kiểm tra dé phát hiện, xử

lý từ nội bộ của các cơ quan nhà nước; b) hoạt động của các cơ quan chức năng vềPCTN như: thanh tra, kiểm tra, giám sat, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét Xử; c) hoạtđộng giám sát của các tổ chức chính trị, t6 chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, doanh nghiệp và tố cáo của công dân Các công cụ phát hiện thamnhũng phải được thiết kế linh hoạt, chủ động và hiệu quả, phát huy sức mạnh của hệthống chính trị và toàn xã hội, trong đó đề cao vai trò của các cơ quan chức năng về

PCTN.

Bên cạnh đó, pháp luật là căn cứ pháp lý để các cơ quan có thâm quyền xemxét, kết luận các hành vi tham nhũng, xác định tài sản tham nhũng, dé từ đó ra cácquyết định xử lý đối với những người có hành vi tham nhũng, những người có liênquan và tài sản tham những Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm dé có

hình thức xử lý vi phạm kỷ luật hành chính hoặc là truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc xử lý tham nhũng không chỉ nhằm trừng trị những người tham nhũng vanhững người có liên quan mà còn có tác dụng răn đe, giáo dục chung đối với mọingười trong xã hội, do đó, trong một số trường hợp hình thức xử lý khá nghiêmkhắc Việc xử lý tài sản tham nhũng nhằm mục đích thu hồi để trả lại tài sản chochủ sở hữu, đồng thời, cũng là biện pháp chế tài kinh tế hữu hiệu để trừng phạt

những người có hành vi tham nhũng và có tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa

tham những nay sinh

So với các quy định về phòng ngừa thì các quy định về phát hiện và xử lý

Trang 27

tham những thường ít hơn, nhưng lai mang tính cưỡng chế rất cao Các biện phápchế tài xử lý các hành vi tham nhũng cũng như tài sản tham nhũng thường lànghiêm khắc hơn Chế tài đối với những người có hành vi tham nhũng được phápluật quy định rõ trong pháp luật hình sự (đối với những vi phạm đến mức phải xử lýhình sự) hoặc trong các quy định về xử ly kỷ luật, hành chính đối với cán bộ, côngchức, viên chức và những người có liên quan, trong đó, hình thức xử lý hình sự đốivới hành vi tham nhũng hiện nay là tương đối nghiêm khắc, cao nhất là tử hình.Biện pháp xử lý tài sản tham nhũng được áp dụng là thu hồi, tịch thu tài sản tham

nhũng và trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước Việc xử lý nghiêm minh những người có hành vi tham nhũng và việc xử lý

triệt để đối với tài sản tham nhũng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao ýthức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cũng như của các tô chức, cá nhân,công dân trong cuộc dau tranh PCTN

Do chủ thể thực hiện hành vi tham những thường là những người có chức vụ,quyền hạn nên pháp luật phải quy định hệ thống các biện pháp dé kiểm soát chặtchẽ và kịp thời phát hiện được các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thamnhũng Trên thực té, hành vi lợi dụng chức vu, quyền hạn đề vụ lợi, tham nhũng làkhá đa dạng, thậm chí rất tỉnh vi với nhiều thủ đoạn khác nhau, do đó, các quy địnhcủa pháp luật phải bảo đảm có thé dự liệu được phan lớn các hành vi tham nhũngtrên thực tế dé việc phát hiện và xử ly tham nhũng được thuận lợi hơn Bên cạnh đó,

các biện pháp phát hiện, xử lý tham nhũng cũng phải được các cơ quan chức năng

của Nhà nước quan tâm thực hiện đầy đủ, đồng bộ để khắc phục tình trạng nhiềuhành vi tham những không được phát hiện, xử lý trên thực tế, hoặc phát hiện được

nhưng không được xử lý nghiêm minh, kip thời.

Thứ tu, pháp luật về PCTN là cơ sở pháp ly dé các cơ quan PCTN thực hiệnchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình trong PCTN

Việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng có liên quan đến hoạtđộng của các cơ quan nhà nước và mỗi cơ quan đều có chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn riêng nên pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể trình tự, thủ tục, cách thức tiễn

Trang 28

hành để các cơ quan chức năng có cơ sở pháp lý trong quá trình áp dụng các biện

pháp phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý những người có hành vi

tham nhũng, đặc biệt đối với các đối tượng có hành vi chống đối, cản trở hoạt độngPCTN, pháp luật về PCTN quy định các biện pháp chế tài dé xử lý một cáchnghiêm minh Bằng các quy định của pháp luật, các cơ quan chức năng triển khai

các hoạt động, nhiệm vụ PCTN một cách chủ động mà không quan ngại những cản

trở từ phía người có hành vi tham nhũng cũng như những người có liên quan đến

tham nhũng.

Bên cạnh đó, trên cơ sở quy định của pháp luật về PCTN, các cơ quan chứcnăng thực hiện các biện pháp bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tô chức, cá nhân nhằm tránh khỏi sự xâm hại hoặc de doa xâm hại phíanhững người có chức, có quyên trong xã hội

Pháp luật PCTN quy định trình tự, thủ tục, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,

cơ cau tô chức của từng cơ quan chức năng trong PCTN Pháp luật cũng là căn cứpháp ly dé cán bộ, công chức nhà nước, nhất là những người có chức vụ, quyền hạnhiểu rõ thâm quyên, trách nhiệm của mình trong việc quyết định các van đề có liênquan đến công tác PCTN

Tht năm, pháp luật về PCTN là cơ sở pháp ly dé phát huy vai trò, trách nhiệmcủa công dân, tổ chức trong PCTN

Pháp luật quy định vai trò, trách nhiệm của công dân, tô chức trong PCTN.Căn cứ vào các quy định của pháp luật, công dân va các tổ chức trong xã hội chủđộng tham gia vào công tác PCTN bằng nhiều cách thức khác nhau, hoặc thực hiệnquyền giám sát đối với các hoạt động của các cơ quan của nha nước và các tô chức,

cá nhân trong xã hội nhằm phát hiện các hành vi tham nhũng: cung cấp thông tin vềtham nhũng cho các cơ quan chức năng của nhà nước dé làm rõ và có biện pháp xửly; phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước trong quá trình tiến hànhthanh tra, kiểm tra, điều tra để phát hiện và xử lý tham nhũng Mặt khác, pháp luậtcũng là cơ sở pháp lý dé triển khai các biện pháp bảo vệ những người tích cực thamgia vào công tác PCTN, nhất là công dân tố cáo tham những: đồng thời, khuyến

Trang 29

khích, khen thưởng đối với những tô chức, cá nhân có thành tích trong PCTN, xử lýnhững trường hợp bao che, thiếu tích cực trong PCTN

Thứ sáu, pháp luật về PCTN là chuẩn mực dé các chủ thé lựa chọn những xử

sự phù hợp trong đời sống pháp lý

Pháp luật bao gồm những quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành và bảođảm thực hiện; các quy phạm pháp luật chứa đựng rất nhiều gia tri chuẩn mực Từviệc hiểu pháp luật mà các tô chức, cá nhân trong xã hội có sự lựa chọn cho mìnhcách ứng xử phù hợp và không bị vi phạm pháp luật Đối với các cơ quan, tổ chức,đơn vị nhà nước và những người có chức vụ, quyền hạn cần phải có sự lựa chọn xử

sự của mình theo nguyên tắc chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định, chophép, theo đúng thâm quyền, trình tự, thủ tục; đối với các tổ chức, cá nhân kháctrong xã hội thì lựa chọn những xử sự mà pháp luật không cắm hoặc bắt buộc phải

Thứ tám, pháp luật về PCTN là cơ sở pháp ly dé tiến hành các hoạt động hoptác quốc tế PCTN

Chống tham nhũng không chỉ là công việc riêng của bất cứ một quốc gia nào

mà còn là trách nhiệm của cộng đồng quốc tế Thực tế, có những hành vi thamnhũng được thực hiện xuyên quốc gia, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các nướctrong việc phát hiện và xử lý tham nhũng Dé tạo lập khuôn khổ pháp lý trong dautranh CTN, các nước trên thế giới đã chung tay xây dựng Công ước của LHQ vềCTN Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế song phương, đa phương, các nước có quan

hệ ngoại giao cũng đã thống nhất xây dựng các thỏa thuận hoặc điều ước quốc tế về

Trang 30

nghiên cứu, dao tạo, xây dựng chính sách, trao đôi thông tin, hỗ trợ tài chính, trợ

giúp kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm, tương trợ tư pháp trong PCTN

Đối với Việt Nam, trên cơ sở các quy định của pháp luật về ký kết, tham giađiều ước quốc tế và các quy định của pháp luật về PCTN, Chủ tịch nước phê chuẩnCông ước của LHQ về CTN, thê hiện sự quyết tâm và cam kết với cộng đồng quốc

tế trong việc dau tranh PCTN Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng rà soát, xâydựng kế hoạch thực thi Công ước của LHQ về CTN Mặt khác, trong một số điềuước quốc tế mà Việt Nam tham gia cũng thé hiện tinh thần hợp tác quốc tế vềPCTN Luật PCTN cũng đã ghi nhận những nguyên tắc cơ bản trong hợp tác quốc

tế và quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các hoạtđộng hợp tác quốc tế về PCTN

Ngoài ra, pháp luật quy định các nguyên tắc trong áp dụng pháp luật về PCTN

để bắt buộc các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phải tuân thủ, nhằm bảo đảmtính thống nhất về nhận thức và hành động PCTN

Như vậy, pháp luật về PCTN đóng vai trò quan trọng đối với hoạt độngPCTN, do đó, cần tăng cường bảo vệ pháp luật về PCTN và thường xuyên nghiêncứu HTPL về PCTN

1.2 Khái niệm hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và tiêuchí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.1.2.1 Khái niệm hoàn thiện pháp luật về phòng, chong tham nhũng

Trên thực tế, các quan hệ xã hội luôn luôn vận động, đòi hỏi các quy phạmpháp luật cũng phải có sự điều chỉnh để phù hợp với sự vận động của các quan hệ

xã hội, do đó, HTPL là một trong những công việc thường xuyên của bất cứ mộtnhà nước nào “Hệ thống pháp luật hoàn thiện đòi hỏi phải bảo đảm được nhữngtiêu chuẩn, những yêu cầu nhất định như tính phù hợp, tính toàn diện, tính đồng bộ

và trình độ kỹ thuật pháp lý cao” [23, tr 52] Trong lĩnh vực PCTN, các hành vi

tham những được thực hiện trên thực tế ngày càng đa dạng, tinh vi, phức tạp và ratkhó phát hiện, xử lý, do đó, pháp luật về PCTN cũng cần phải có sự thay đổi dé kịpđiều chỉnh các quan hệ phát sinh khi các hành vi tham nhũng xấy ra Việc nghiên

Trang 31

cứu dé HTPL về PCTN là nhu cầu tất yếu của các quốc gia trên thế giới, đòi hỏicũng phải bảo đảm được những tiêu chuẩn và yêu cầu nhất định.

Đề HTPL về PCTN, trước hết các cơ quan chức năng cần phải nhận diện đượctham nhũng hay xác định được các hành vi tham nhũng xây ra trên thực tế Thôngthường, các cơ quan chức năng dựa vào thực trạng tham nhũng và một số kết quảhoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra để nghiên cứu tìm ra các quy luật, dấu hiệuphố biến dé xác định các hành vi tham nhũng, nhất là các loại hành vi gây thiệt hạilợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Việc đánh giátính chất, mức độ của các hành vi dé phân loại và đưa ra những yếu t6 cau thành cáchành vi tham nhũng, trên cơ sở đó có những chế tài phù hợp với từng loại hành vi

và các biện pháp dé ngăn chặn sự phát triển của nó đòi hỏi phải thông qua quá trìnhđiều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích hết sức công phu và khoa học

Tiếp theo, các cơ quan chức năng phải tiến hành xác định được thực trạng củapháp luật về PCTN thông qua việc hệ thống hoá các quy định của pháp luật vềPCTN, bao gồm các quy định về phòng ngừa, phát hiện và xử ly tham những: tổchức, hoạt động của cơ quan PCTN; phát huy vai trò, trách nhiệm của công dân, tổchức trong PCTN; hợp tác quốc tế về PCTN và các biện pháp bao đảm PCTN.Trước khi đánh giá thực trạng pháp luật, cần xác định chính xác sự điều chỉnhcủa nó đối với các hành vi tham nhũng xây ra trên thực tế, nêu rõ sự cần thiết củaviệc HTPL về PCTN, đồng thời, điều quan trọng nhất là phải xây dựng được cáctiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về PCTN Các tiêu chí đánh giá

này phải có tính khoa học, được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí HTPL nói chung,

có tính đến yếu tố đặc thù của nhiệm vụ PCTN và pháp luật về PCTN

Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá đã được xây dựng, chúng ta đi sâu từng quy

định cụ thé, kết hợp với những kết quả tổ chức thực hiện quy định đó trên thực tế déxem xét quy định của pháp luật về PCTN có đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụPCTN không, có bảo đảm phù hợp với thực tiễn và có phát huy được tính hiệu lực,hiệu quả không, đồng thời, chúng ta cũng phải đặt các quy định của pháp luật vềPCTN trong mối quan hệ với các quy định khác trong hệ thống pháp luật để xem

Trang 32

xét các quy định đó có bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và toàn diện không, từ đótìm ra những điểm hạn chế của pháp luật về PCTN Bên cạnh đánh giá về nội dung,cần phải đánh giá về mặt hình thức, nhất là các quy định về trình tự, thủ tục, cáchthức tiến hành dé bao đảm co quan chức năng của nhà nước có đủ cơ sở pháp lýtrong việc tô chức thực hiện các biện pháp PCTN trên thực tế, đồng thời, tạo đượchành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

khi tham gia PCTN.

Trước khi đi vào HTPL về PCTN, các cơ quan nhà nước cần phải dựa trênnhững quan điểm, yêu cầu của việc HTPL về PCTN Các quan điểm đó thể hiện tưtưởng lập pháp mang tính chất nhất quán của việc HTPL về PCTN, bao gồm nhữngchủ trương, đường lối, chính sách, những cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội và nhữngvẫn đề mang tính nguyên tắc mà bất cứ các quy định nào mới được ban hành hayđược sửa đổi, bố sung đều phải dựa vào đó dé không bị sai lệch định hướng Cácyêu cầu của việc HTPL về PCTN cũng là cơ sở quan trọng bảo đảm các quy địnhcủa pháp luật về PCTN đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng và dựa trên những quan điểm, yêu cầucủa việc HTPL về PCTN, băng kỹ thuật, trình độ lập pháp cao để xây dựng vàHTPL về PCTN

Quá trình HTPL về PCTN, các cơ quan chức năng của nhà nước còn phải chú

ý bảo đảm được tính ôn định, tính quy phạm, tính nhất quán, tính hệ thống và nhất

là tính phù hợp của pháp luật về PCTN dé pháp luật đi vào cuộc sống và không gây

ra sự cản trở đối với tiễn trình phát triển Nếu pháp luật PCTN thiếu sự ồn định sẽlàm xáo trộn và gây ảnh hưởng rất lớn đến việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhất

là các biện pháp phòng ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng đã và đang phát huy

được tác dụng trên thực tế Nếu pháp luật về PCTN không bảo đảm được tính quyphạm thì tác dụng của nó trong việc điều chỉnh các quan hệ trong PCTN là khônglớn Nếu pháp luật thiếu nhất quán, thì sẽ khó có thể bảo đảm được sự công bằng,bình đăng đối với các quan hệ xã hội mà nó được điều chỉnh Nếu pháp luật khôngphù hợp với thực tiễn thì khó có thể có tính khả thi

Trang 33

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất đó là pháp luật về PCTN phải baođảm điều chỉnh được các quan hệ có liên quan đến tham nhũng xây ra trong thựctiễn Theo đó, các quy phạm pháp luật về PCTN được ban hành, sửa đổi, bố sungđều phải xuất phát từ những yêu cầu khách quan, phù hợp với quan điểm, đường lối

của Đảng và Nhà nước và phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong công tác PCTN.

Pháp luật PCTN cần phải đáp ứng được yêu cầu của việc đấu tranh PCTN nhằmhạn chế đến mức tối đa sự nây sinh các hành vi tham nhũng, nhất là các hành vi lợidụng quyền lực từ phía các tổ chức, cá nhân đối với lợi ích của Nha nước, quyên vàlợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Trong nhiều lần tổng kết, đánh giá cho thấypháp luật về PCTN còn có những điểm chưa sát với thực tiễn, các cơ chế phòngngừa và xử lý hành vi tham nhũng còn có nhiều điểm bat cập, làm cho công tácPCTN vốn dĩ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn Vì vậy, cần phải nghiên cứu đểHTPL về PCTN

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về thực trạng tham nhũng, pháp luật về PCTN,các quan điểm chính trị của giai cấp, chính đảng cầm quyền, các cơ quan chức năngđưa ra những dự báo các hành vi tham nhũng sẽ xấy ra trên thực tế dé xác địnhphương hướng va dé ra giải pháp cụ thé trong việc HTPL về PCTN, trong đó có đưa

ra phương án xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu, hủy bỏnhững quy định không phù hợp, thiếu có tính khả thi, sửa đổi các quy định chưathực sự phù hợp dé thực hiện được mục tiêu phòng ngừa, ngăn chặn được các hành

vi tham nhũng có thé xây ra, đồng thời, phát hiện và xử ly được các hành vi thamnhũng xảy ra trên thực tế, có như vậy pháp luật mới góp phần thực hiện được mụctiêu ngăn chặn và đây lùi tham nhũng

Nhưng nếu chỉ những biện pháp về phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham những

và bảo đảm thực hiện nó có vậy vẫn chưa đủ mà điều quan trọng đó là phải sử dụngtrình độ kỹ thuật pháp ly dé sửa đôi, bổ sung các quy định của pháp luật về PCTN,trong đó, trình độ kỹ thuật pháp ly được hiểu là “tổng thé những phương pháp,phương tiện được sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ thống hóa pháp luậtnham bảo đảm cho pháp luật được đầy đủ các khả năng dé điều chỉnh có hiệu qua

Trang 34

các quan hệ xã hột” [23, tr 58].

Nhu vậy, có thé định nghĩa: Hodn thiện pháp luật về phòng, chống thamnhững là quá trình làm cho các quy định của pháp luật về phòng, chong thamnhững ngày càng minh bạch, toàn diện, thong nhất, đồng bộ, phù hop với thực tiễn,bảo đảm được yêu cau phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham những trên thực tế và

được xdy dựng trên cơ sở trình độ kỹ thuật pháp lý cao.

1.2.2 Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về phòng, chong

tham những.

Đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về PCTN là một công việc hết sứckhó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải dựa trên những tiêu chí nhất định, trên thực tế, cónhiều tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật nói chung và HTPL vềPCTN nói riêng Thông thường để đánh giá mức độ hoàn thiện của một hệ thốngpháp luật người ta dựa vào “bốn tiêu chuẩn cơ bản là: tinh toàn diện, tính dong bộ

và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thong pháp luật" [69, tr 406] Đối với việc đánhgiá mức độ HTPL về PCTN, bên cạnh những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiệncủa pháp luật nói chung thì cũng cần có những tiêu chí đặc thù có liên quan đếnPCTN Sau đây là các tiêu chí đánh giá mức độ HTPL về PCTN:

Thứ nhất, pháp luật về PCTN phải bảo đảm tính minh bạch, theo đó, các quyđịnh của pháp luật phải rõ ràng, cụ thé, không được map mờ, khó hiểu dẫn đến sailệch trong nhận thức và áp dụng pháp luật về PCTN Mặt khác, các văn bản quyphạm pháp luật về PCTN phải được công khai, minh bạch, cả trong quá trình xâydựng và sau khi ban hành, theo đó, khi soạn thảo phải lấy ý kiến rộng rãi (trừ nhữngnội dung thuộc bảo vệ bí mật nhà nước) dé các cơ quan, tô chức, cá nhân tham giagóp ý hoàn chỉnh; sau khi ban hành, cơ quan có thẩm quyền phải tiễn hành công bốcông khai dé các cơ quan, tô chức, cá nhân hiểu biết và thực hiện

Thứ hai, pháp luật về PCTN phải bảo đảm tính toàn diện, theo đó, các quyphạm pháp luật về PCTN phải bảo đảm cả về mặt hình thức và nội dung, điều chỉnhđược các quan hệ pháp luật về PCTN, nhất là trong việc xác định hành vi tham

nhũng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, trong

Trang 35

đó, bat cứ một hành vi tham nhũng nào xây ra trên thực tế đều có thé căn cứ vào cácquy định của pháp luật hiện hành để áp dụng, điều chỉnh.

Thứ ba, pháp luật về PCTN phải bảo đảm tính thống nhất, theo đó, các vănbản quy phạm pháp luật được ban hành hay sửa đổi, bố sung phải bảo đảm được sựthong nhất với các văn bản khác trong hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật vềPCTN nói riêng, không mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản pháp luật, nhất làcác văn bản đang có hiệu lực pháp luật, đồng thời bảo đảm được sự thống nhất giữacác quy phạm pháp luật trong cùng một văn bản pháp luật về PCTN

Mặt khác, các quy định của pháp luật về PCTN phải bảo đảm được tính thứbậc trên - đưới Các quy định của pháp luật về PCTN phải bảo đảm không trái vớicác quy định khác trong hệ thong pháp luật nhất là Hiến pháp và các đạo luật Hiếnpháp và các đạo luật vừa là cơ sở pháp lý vừa là nguồn pháp luật quan trọng dénghiên cứu xây dựng và HTPL về PCTN

Thứ tư, pháp luật về PCTN phải bảo đảm tính đồng bộ, theo đó, pháp luật vềPCTN phải có sự đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác và trong phápluật về PCTN thì các quy phạm pháp luật cũng cần có sự đồng bộ với nhau Cácquy định về giải pháp trong phòng ngừa tham nhũng cũng phải có sự đồng bộ,không được thừa thiếu, sơ hở dé lợi dụng tham nhũng Các giải pháp chống thamnhũng cũng cần đồng bộ dé phát huy được sức mạnh tông hợp vào việc ngăn chặn,phát hiện và xử lý tham nhũng, từng bước giảm bớt tệ tham những trong thực tế.Nếu pháp luật về PCTN thiếu sự đồng bộ thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc

trong công tác PCTN.

Ti năm, pháp luật về PCTN phải bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn, có tínhkhả thi và đễ vận dụng Các quy định của pháp luật về PCTN xây dựng phải dựatrên cơ sở thực tiễn, sát với yêu cầu của việc đấu tranh PCTN, bảo đảm sự phù hợpvới trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước Thực tiễnchính là tiêu chuan dé kiểm tra, đánh giá lại pháp luật có phù hợp không, có hiệu

lực, hiệu quả không, các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng có bảo

đảm được tính khả thi hay không Pháp luật về PCTN phải được xây dựng và hoàn

Trang 36

thiện trên cơ sở các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội hiện đang tồn tại, đồng thời,các phương pháp, cách thức điều chỉnh của pháp luật về PCTN cũng phải phù hợpvới trình độ phát triển của đất nước.

Thứ sáu, pháp luật về PCTN của Việt Nam cũng cần phải có sự tương thíchvới các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế, nhất là các điều khoản bắt buộctrong công ước, điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế đã được ký kết, phê chuẩn

hoặc tham gia.

Trên thực tế, không chỉ pháp luật PCTN mà cả hệ thống pháp luật Việt Namcòn có những điểm chưa tương thích với pháp luật quốc tế, vì ít nhiều nó cũng chịu

sự ảnh hưởng hoặc phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,phong tục, tập quán, truyền thống đặc thù của Việt Nam Tuy nhiên, trong thời đạingày nay, pháp luật về PCTN của Việt Nam cần phải có sự tương thích với cácnguyên tắc chung của pháp luật quốc tế, nhất là các điều khoản bắt buộc trong công

ước, điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế đã được ký kết, phê chuẩn hoặc tham

gia, trong đó pháp luật về PCTN của Việt Nam cũng cần được sửa đôi, bố sung,hoàn thiện theo hướng ngày càng tương thích với Công ước của LHQ về CTN —một văn bản pháp lý mang tính quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn, tham gia

Tứ bảy, pháp luật về PCTN phải được xây dựng trên cơ sở trình độ kỹ thuậtpháp lý cao, theo đó, hệ thống các quy phạm pháp luật về PCTN phải được cấu trúcmột cách chặt chẽ, logic, khoa học theo chương, mục, điều, khoản, điểm; các kháiniệm, định nghĩa, thuật ngữ được sử dụng phải bảo đảm sự chuẩn xác, đơn nghĩa,trong sáng về ngôn ngữ, bảo đảm dễ hiểu và phù hợp với khả năng nhận thức, ý

thức pháp luật của xã hội Trong từng văn bản quy phạm pháp luật thì các bộ phận

và các quy định đều có cấu trúc thích hợp và giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ,thống nhất nội tại với nhau

Thứ tám, pháp luật về PCTN phải có khả năng kiểm soát được tình hình thamnhũng, dự liệu điều chỉnh được những quan hệ pháp luật về PCTN có thể xây ra,

hay nói cach khác, pháp luật phải có tinh tiên phong, phải lường trước những hành

vi tham nhũng có thê xây ra trên thực tế dé chủ động trong phòng ngừa va có đủ cơ

Trang 37

sở pháp ly dé phát hiện xử lý hành vi tham nhũng nay sinh trên thực tế.

Thứ chín, pháp luật về PCTN phải có tính hướng dẫn định hướng cho những

xử sự của tổ chức, cá nhân trong xã hội và có tính giáo dục, thuyết phục, nhân đạo,

bảo đảm sự mềm dẻo dé dé dàng đi vào cuộc sống và có tác dụng, hiệu quả thiết

thực trong phòng ngừa tham nhũng.

Thứ mười, pháp luật về PCTN phải đảm bảo tính nghiêm minh Các biện phápchế tài được áp dụng dé xử lý các hành vi tham nhũng cần phải có tính ran đe đốivới các chủ thể nhằm hạn chế sự phát sinh các hành vi tham nhũng, nhất là các hành

vi tham nhũng có tính chất phổ biến, nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến lợi ích củanhà nước, quyền và lợi ich hợp pháp của tô chức, cá nhân, làm thay đổi các chuẩnmực trong xã hội, ảnh hưởng lớn đến trật tự kỷ cương, kỷ luật của xã hội

Ngoài ra, còn có các tiêu chí khác để đánh giá mức độ hoàn thiện của phápluật về PCTN, nhưng các tiêu chí đó chỉ có tác dụng đánh giá ở một số trường hợp

cụ thể, cá biệt, không mang tính phô biến Với các tiêu chí được nêu trên là khá cơbản, đủ dé đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về PCTN hiện nay Trên cơ socác tiêu chí này, các cơ quan chức năng cần phải thường xuyên rà soát, đánh giá đểtìm ra những điểm hạn chế của pháp luật về PCTN, từ đó, bằng kỹ thuật lập pháp déHTPL về PCTN

1.3 Sự cần thiết và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật vềphòng, chống tham nhũng

1.3.1 Sự can thiết phải hoàn thiện pháp luật về phòng, chong tham nhũng

Để lý giải sự cần thiết phải HTPL về PCTN thì phải xem xét pháp luật PCTN

hiện nay đạt ở mức độ nào và đã đóng góp được những gì cho công tác PCTN thông

qua khả năng điều chỉnh của pháp luật đối với thực trạng tham nhũng Điều này thểhiện ở một số điểm sau đây:

Thứ nhất, mặc dù chúng ta đã có hệ thông pháp luật về PCTN với nhiều giải

pháp tích cực trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng Tuy nhiên, qua quá

trình thực hiện cho thấy pháp luật hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu bởi thực

trạng tham nhũng vân còn ở mức độ nghiêm trọng, diễn ra ở nhiêu cap, nhiêu dia

Trang 38

phương và nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau Hay nói cách khác, pháp luật về PCTNhiện nay chưa đủ khả năng làm giảm hoặc hạn chế tham nhũng vì thực tế, tình trạngtham nhũng ở nước ta vẫn có biểu hiện gia tăng, do đó, cần phải nghiên cứu dé có

giải pháp hoàn thiện nó.

Thứ hai, Nhà nước ta đang không ngừng hoàn thiện hệ thong pháp luật, nhiềuvăn bản quy phạm pháp luật được ban hành hoặc sửa đôi, bố sung, có quy định còn

bị hủy bỏ Khi các quy định của pháp luật nói chung có sự thay đổi, tất yếu sẽ cónhững tác động trực tiếp vào các quy định của pháp luật về PCTN Do đó, để bảođảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, thì các quy định của pháp luật vềPCTN phải được đối chiếu, rà soát dé sửa đổi, bổ sung cho phù hợp Qua thực tếcho thấy có những quy định của pháp luật về PCTN chỉ phù hợp với thời điểm

nghiên cứu, xây dựng, ban hành, sau một thời gian, các quy định khác đã có sự thay

đổi, đòi hỏi pháp luật về PCTN cũng phải có sự thay đối theo

Thứ ba, pháp luật luôn là sự phản ánh đời sống thực tiễn của đất nước mà thựctiễn đó lại luôn vận động, phát triển không ngừng nên nếu pháp luật về PCTNkhông theo kịp thực tiễn thì rất khó có thể phòng ngừa, phát hiện, xử lý được nhữnghành vi tham nhũng xây ra trên thực tế Bên cạnh đó, do quan điểm và sự nhìn nhận

về tham nhũng, hành vi tham nhũng và biện pháp PCTN còn chưa đầy đủ, thấu đáo,

có những hành vi rõ ràng là lợi dụng chức vụ, quyền hạn dé phục vụ lợi ích cục bộ,

cá nhân nhưng chưa được nghiên cứu dé quy định cụ thé và có hình thức xử lý Vìvậy, cần phải thường xuyên rà soát, đánh giá tìm những ra những điểm hạn chế củapháp luật về PCTN dé hủy bỏ, sửa đổi những quy định không còn phù hợp và bổsung những quy định cần thiết còn thiếu

Thi tur, so với các công ước, điều ước và thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã kýkết hoặc tham gia thì pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng

của nước ta còn có những khoảng cách, chưa tương thích Do đó, trên cơ sở các

công ước, điều ước và thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia cầnphải nghiên cứu, rà soát, đánh giá mức độ tương thích của pháp luật về PCTN, xâydựng các biện pháp, giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy định của pháp luật về

Trang 39

PCTN nhằm đáp ứng được yêu cầu của các công ước, điều ước và thông lệ quốc tế.1.3.2 Các yéu tổ ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chong

tham những.

Trong thực tế, có nhiều yếu tô ảnh hưởng đến pháp luật về PCTN, nhưng cácyếu tô ảnh hưởng lớn nhất và cơ bản nhất là: cơ chế quản lý kinh tế; việc tổ chức

thực hiện quyền lực nhà nước; chế độ chính trị và vai trò của đảng cầm quyền; ý

thức pháp luật của các chủ thé có thâm quyền xây dựng và tổ chức thực hiện phápluật về PCTN; yếu t6 văn hóa, truyền thông dân tộc và hợp tác quốc tế về PCTN.1.3.2.1 Cơ chế quản ly kinh tế

Cơ chế quản lý kinh tế là hệ thống các chính sách, pháp luật của nhà nước quyđịnh về quản lý và điều hành nền kinh tế Cơ chế quản lý kinh tế ảnh hưởng trựctiếp đến việc phát sinh, thay đôi, cham dứt nhiều quan hệ xã hội trong đó có các

hành vi tham nhũng.

Lich sử đã chứng minh rằng, dé phát triển kinh tế thì cần phải có những cơ chếquản lý kinh tế phù hợp và năng động Trong những năm qua nhiều quốc gia trênthế giới đã chọn lựa cơ chế thị trường trong phát triển kinh tế Cơ chế thị trường làđộng lực của sự phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia nhưng bản thân nó cũng naysinh những mặt trai đó là xu hướng tối đa hoá lợi nhuận bằng mọi giá đã làm cho sựphát triển thiếu bền vững Cũng do cơ chế thị trường nên dẫn đến nhiều chuẩn mựcđạo đức, thuần phong mỹ tục trong xã hội bị đảo lộn, xâm hại, do sức ép của việckiếm tiền và xuất hiện tâm lý mọi việc đều có thể mua bán, điều này đã tác độnglàm cho tham nhũng trở nên ngày càng trầm trọng hơn Điều đáng lo ngại là trong

cơ chế thị trường đã nay sinh sự thao túng chính sách của các thé lực kinh tế, nênchỉ trong một thời gian ngắn có thé tập trung lợi ích vào một nhóm người với sốlượng lớn, đây chính là sự nây sinh tham nhũng lớn

Ở nước ta, cơ chế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc pháttriển kinh tế của đất nước Day là môi trường dé những quan hệ kinh tế vận động,phát triển một cách linh hoạt, phát huy được, năng lực, sở trường, là điều kiện đểcác nguồn lực trong xã hội được huy động một cách tối đa, với sự tham gia rất tích

Trang 40

cực của các chủ thé trong nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội theo nhucầu của thị trường Tuy nhiên, do những mặt trái của cơ chế thị trường nên đã naysinh nhiều hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, nhất là ở những địa bàn, lĩnh vực màpháp luật còn sơ hở, sự quản lý của Nhà nước yếu kém, buông lỏng hoặc không đủkhả năng để theo kịp sự vận động của cơ chế thị trường Vì vậy, trong quá trìnhHTPL về PCTN cần cô gắng dự liệu được các hành vi tham nhũng sẽ nay sinh trong

cơ chế thị trường dé kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện, xử lý

1.3.2.2 Việc tổ chức thực hiện quyên lực nhà nước

Việc tô chức thực hiện quyền lực nhà nước là một trong những yếu tố ảnhhưởng đến PCTN và việc HTPL về PCTN Những quốc gia được tổ chức theo môhình phân quyền, hay nói cách khác, quyền lực nhà nước được phân chia thành cácnhánh thì sẽ giảm rõ sự lạm quyền nên hạn chế tham nhũng Đối với các quốc giađược tô chức theo hình thức tập quyền, quyền lực nhà nước được tập trung vào mộtnhánh quyền lực nào đó thì sẽ rất dé xây ra tình trạng lạm quyền, khi đó, thamnhũng sẽ có cơ hội phát triển hơn

Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, dodân và vì dân và đây là mô hình tổ chức quyền lực nhà nước khá đặc thù so với cácnước trên thế giới Trong đó, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công,phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hànhpháp và tư pháp; tất cả quyền lực đều tập trung vào nhân dân Với việc tổ chứcquyền lực này đã tạo ra sự bảo đảm quyền lực nhà nước được thực hiện một cáchdân chủ, tập trung, đồng thời, tạo nên sức mạnh tổng hợp và bảo đảm việc thực hiệnquyền lực được chính xác, thuận lợi, kế cả trong đề xuất chính sách và triển khaicác biện pháp đấu tranh PCTN Tuy nhiên, việc tổ chức quyền lực nhà nước theocách thức này sẽ hạn chế sự kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước Dé pháthiện được các hành vi lợi dụng sự tập trung, thống nhất đó dé tham nhũng là mộtvan dé không đơn giản hoặc nếu có phát hiện ra được thì cũng rất khó xử lý hoặc có

xử lý thì cũng khó có thé nghiêm minh, kịp thời Do vay, dé PCTN một cách hiệuquả trong điều kiện tổ chức quyền lực nhà nước tập trung, thống nhất là một vấn đề

Ngày đăng: 27/05/2024, 11:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w